Đề kiểm tra học kì I Năm học: 2010- 2011 Môn thi: Văn ( Thời gian làm bài 90 phút, không kể thời gian giao đề) Câu 1: ( 2,0 điểm) Trình bày hoàn cảnh sáng tác bản “ Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? Câu 2( 3,0 điểm) Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 300 từ), trình bày suy nghĩ của anh / chị về sự đồng càm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay. Câu 3( 5,0 điểm) Cảm nhận của anh / chị về hai khổ thơ sau trong bài thơ sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155) Đápánvà thang điểm- môn văn- khối 12: Câu1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác bản “ Tuyên ngôn độc lập” của Chủ tịch Hồ Chí Minh? ( 2,0 điểm) Học sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau, song cần nêu bật được các ý chính sau: -Trên thế giới: Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Phát xít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc bấy giờ đã đầu hàng Đồng minh. - Trong nước: Nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền. Ngày 19-8-1945, chính quyền ở thủ đô về tay nhân dân. Ngày 26-8-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu cách mạng Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, NGười soạn thảo bản “ Tuyên ngôn độc lập”. Ngày 2- 9- 1945 tại Quảng trường Ba Đình- Hà Nội, Người thay mặt chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đọc bản “ Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra nước Việt Nam mới. - Cũng vào thời gian đó, nhà cầm quyền Pháp tuyên bố: Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị Nhật xâm chiếm nay Nhật đã đầu hàng, vậy Đông Dương phải thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp. Quân đội viễn chinh Pháp, núp sau quân đội Anh, tiến vào phía Nam nước ta. Tiến vào từ phía Bắc là quân đội Quốc dân đảng Trung Quốc- núp sau đế quốc Mĩ…đều nhằm âm mưu xâm chiếm nước ta. Câu 2: ( 3,0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung cơ bản sau: - Giải thích ý kiến: ( 1,0) + Đồng cảm là có chung một cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, là sự hiểu nhau giữa người với người. + Chia sẻ là cùng chia với nhau để cùng hưởng hoặc cùng chịu, là san sẻ cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn – Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chịu. - Bàn luận vấn đề: ( 2,0 ) + Người đồng cảm là người có trái tim biết rung cảm trước hoàn cảnh người khác, hiểu được cảm xúc, tâm trạng của con người hay sự việc diễn ra chung quanh mình cả niềm vui hay nỗi buồn. + Chia sẻ về tinh thần: chúc mừng, khen ngợi, động viên giúp đỡ, chia sẽ…. Chia sẻ về vật chất: cơm, áo, gạo tiền… + Đồng cảm và chia sẻ là phẩm chất, hành vi tốt đẹp của con người và xã hội.Đó là truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc. + Trong xã hội hiện nay truyền trống đó vẫn được phát huy: các phong trào ủng hộ từ thiện… + Phê phán thái độ và hành vi vô cảm: Lối sống ích kỉ, vô lương tâm…. + Khẳng định: Đồng cảm và chia sẻ là một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc góp phần làm cho con người hạnh phúc, xã hội văn minh, đất nước phồn vinh… - Bài học nhận thức và hành động của bản thân. Câu 3( 5,0) 1.Giới thiệu khái quát tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ, vị trí đoạn thơ: ( 0,5) 2.Cảm nhận về đoạn thơ: Khổ 1: Những cung bậc cảm xúc vừa phong phú vừa phức tạp của một trái tim khao khát yêu đương. ( 1,5) Khổ 2: Khát vọng muôn đời, vĩnh hằng, mãnh liệt trong tình yêu.( 1,5) *Nghệ thuật:(1,0) : Thể thơ năm chữ, nghệ thuật sử dụng hình tượng sóng, thủ pháp đối lập, tương phản, lặp kết cấu cú pháp….3. * Kết luận ( 0,5) Khẳng định lại giá trị của đoạn thơ. . trong ngực trẻ ( Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr.155) Đáp án và thang điểm- môn văn- khối 12: Câu1: Trình bày hoàn cảnh sáng tác bản “ Tuyên. của nhà thơ Xuân Quỳnh. Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng