1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

cấu trúc bài học

8 1,2K 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

9.3.2. Cấu trúc của bài học` 9.3.2.1. Câu trúc nội dung trí dục a. Nội dung trí dục của bài học Nội dung trí dục của bài học, tùy theo đề tài của nó, bao gồm hai bộ phận: * Nội dung chủ đạo Bài học này nghiên cứu kiểu nội dung nào: Kiểu A – kiến thức lý thuyết về hóa học Kiểu B – Rèn luyện kĩ năng kĩ xão hóa học. * Nội dung hỗ trợ Cần những kiến thức, kĩ năng kĩ xảo, phương pháp, phương tiện gì để hỗ trợ cho việc lĩnh hội nội dung chủ đạo của bài học? Cần tổ chức bài học như thế nào? Muốn dạy tốt, người giáo viên hóa học phải nắm vững cấu trúc của nội dung bài học. b. Xây dựng grap nội dung của bài học Kết quả của bài học phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng việc giáo viên xử lý nội dung trí dục của bài. Thông thường giáo viên căn cứ vào sách giáo khoa, sách hương dẫn sư phạm và những tài liệu tham khảo khác mà biên soạn giáo án. Giáo viên ghi chốt lại những kiến thức cơ bản và dàn ý của lôgic trình bày trên lớp. Quy trình thiết kế grap nội dung dạy học: Bước 1: Xác định hệ thống đỉnh của grap - Phát hiện, chọn lọc, sắp xếp và liệt kê toàn bộ các kiên thức chốt của bài, dựa vào sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo khác. - Để cho grap được gọn, gộp những kiến thức chốt cùng tính chất, cừng thể loại về ý nghĩa nội dung vào chung một đỉnh. Bước 2: Mã hóa nội dung các đỉnh - Mã hóa nội dung các đỉnh bằng những kí hiệu quy ước sao cho dễ hiểu, dễ sử dụng. Bước 3: Xếp đỉnh Sắp xếp các đinh một cách hợp lý, sao cho phản ánh đúng lôgic khoa học của nội dung bài học, từ khái niệm xuất phát cho đến kết luận cuối cùng đồng thời làm bật nổi được những ý cơ bản, chủ chốt của nội dung và bảo đảm tính thẩm mỹ của grap. Bước 4: Lập cung Nối các đỉnh từng đôi một lại với nhau bằng những mũi tên đi từ kiến thức xuất phát đến kiến thức dẫn xuất. Sau bước 4 ta được grap thô của nội dung chủ đạo của bài, tức là nội dung háo học chính yếu của bài. Bước 5: Bổ sung kiên thức hỗ trợ và kiến thức điểm tựa Grap thô mới chỉ là cốt lõi cần bổ sung hai loại kiến thức: -Kiến thức hỗ trợ( nội môn, liên môn) thuộc môn hóa học và những môn có liên quan đến kiến thức chủ chốt của bài, giúp giải thích, chứng minh cho chúng, làm cho học sinh hiểu bài sâu sắc. - Kiến thức điểm tựa: là nhũng kiến thức cần tái hiện trước khi nghiên cứu tài liệu mới của bài, nhằm làm điểm tựa cho việc lĩnh hội bài mới, chúng có thể là kiến thức môn học, có thể thuộc những môn khác đã học trước đó. Những kiến thức được bổ sung này sẽ tạo thành những đỉnh phụ gắn với những đỉnh chính của grap thô, gắn bó chúng lại vơi nhau bằng những cung theo đúng quy tắc xay dựng grap. Điều chỉnh, hoàn thiện grap đã được bổ sung ta sẽ có grap đầy đủ của nội dung bài học. Bước 6: Thiết kế nhiều phương án và lựa chọn cái tối ưu Với mỗi bài học, có thể xây dựng được một số grap nội dung khác nhau. Căn cứ vào trình độ hiện tại của học sinh, dựa vào sự trải nghiệm của bản thân và tùy theo những điều kiện khách quan khác, giáo viên chọn phương án tối ưu trong số những grap nội dung khác nhau. 9.3.2.2. Cấu trúc các bước công nghệ của bài học a. Khái niệm Bài học là một quá trình của hoạt động dạy học. Nó được chia thành những bước lí luận dạy học, từng bước lí luận dạy học lại được chia thành một số tình huống dạy học, mỗi tình huống dạy học lại bao gồm một số thao tác dạy học. Đó là cấu trúc các bươc công nghệ của bài học, còn gọi là quy trình công nghệ của bài học. Nó phản ánh cách thức tổ chức hoạt động dạy học trong bài học. Nó là cái khung của tòa nhà” dạy học”, mà nội thất là nội dung trí dục của bài học. Nhân tố quyết định cấu trúc hóa bài học thành những bước công nghệ chính là cấu trúc lôgic của nội dung bài học( mà mô hình của nó là grap nội dung). b. Bước lí luận dạy học của bài học * Khái niệm: Bước lí luận dạy học( hay bước dạy học) của bài học là một gai đoạn tương đối trọn vẹn của bài học, bao gồm một nội dung bộ phận, một tổ hợp phương pháp tương ứng, nhằm thực hiện một mục đích bộ phận của bài học. * Chức năng của bước dạy học: - Tri giác: “ nắm bắt” lấy đối tượng nghiên cứu( khái niệm hóa học) nhiều lần. - Thông hiểu: thực chất là xử lý thông tin bằng các thao tác trí tuệ. - Ghi nhớ: Lưu giữ thông tin trong trí nhớ; ghi nhớ sơ bộ, ghi nhớ thường xuyên, kết hợp với luyện tâp để củng cố. - Vận dụng: Thực chấ là dùng hiểu biết để giải các bài toán( theo nghĩa rông) quen biết và chưa biết. - Khái quát hóa: chuyển những hiểu biết riêng rẽ thành mạng lưới những hiểu biết chung, rrộng rãi và sâu; người ta phân biệt theo các hình thức khái quát hóa theo chiều sâu và bề rộng: sơ bộ, cục bộ, chuyên đề, tổng hợp nội môn, liên hệ liên môn. - Hệ thống hóa: sắp xếp, tập hợp những gì đã lĩnh hội được thành một mạng lưới thống nhất, thành một hệ thống toàn vẹn những hiểu biết. c. Phân loại các bước dạy học theo chức năng Mỗi bươc dạy học thực hiện đồng thời nhiều chức năng, nhưng có một chức năng nổi trội, tùy theo mục đích lí luận dạy học và nội dung trí dục của bài học. Trong thực tiễn dạy học, ta có thể nêu lên sau đây mười kiểu bước dạy học khác nhau: Kiểu 1: Tổ chức lớp Kiểu 2: Kiểm tra bài làm ở nhà Kiểu 3: Chuẩn bị tri giác tài liệu mới. Kiểu 4: Lĩnh hội Kiểu 5: Kiểm tra sơ bộ sự thông hiểu tài liệu mới. Kiểu 6: Củng cố sơ bộ kiến thức vừa lĩnh hội. Kiểu 7: Khái quát hóa và hệ thống hóa kiến thức. Kiểu 8: Kiểm tra và tự kiểm tra kiến thức. Kiểu 9: Tổng kết bài học. Kiểu 10: Giao bài làm về nhà. Việc nêu lên danh mục 10 kiểu bước dạy học sẽ giúp giáo viên dễ dàng thiết kế được cấu trúc công nghệ của bài học bằng cách lắp ráp những bước dạy học thành một thể hoàn chỉnh theo tiếp cận mođun. Người ta còn phân biệt hai loại bươc dạy học: cơ bản và hỗ trợ - Bước dạy học cơ bản của bài học là những bước thực hiện những chức năng cơ bản của quá trình dạy học. Đó là những bước dạy học kiểu 2,4,5,6,7,8, - Bước dạy học hỗ trợ là bước thực hiện chức năng hỗ trợ trong bài học, nó thường có mặt ở bất cứ bài học nào. Đó là những bước dạy học kiểu 1,3,9,10. d.Tình huống dạy học của bước dạy học * Mỗi bước dạy học lại bao gồm một chuỗi các tình huống dạy học. Ví dụ lĩnh hội những tính chất của một nguyên tố hóa học cần phải trải qua nhũng tình huống nghiên cứu lí tính, hóa tính của nó. * Tình huống dạy cũng bao gồm ba thành tố cơ bản là: mục đích dạy học; nội dung dạy học cụ thể; phương pháp dạy và học cụ thể. Chúng gắn bó với nhau theo quy luật. * Tình huống dạy học và mục tiêu cụ thể của nó là đơn vị cơ sở trong việc thực hiên mục tiêu của bài học, và do đó là viên gạch xây nên chất lượng toàn bài. * Phân lạo tình huống dạy học: - Về bản chất nhận thức, có hai loại tình huống dạy học: + Tình huống tác nghiệp: Chẳng hạn thực hiện một thí nghiệm chứng minh nào đó. + Tình huống ơrixtic: Chảng hạn giải một bài toán hóa học; cùng nhau tìm một giả thuyết cho hiện tượng hóa học chưa gặp trước đó. - Về chức năng lí luận dạy học,cáo hai loại tình huống dạy học: + Tình huống chủ đạo: Chẳng hạn trong bước lĩnh hội, tình huống chủ đạo của nó phải đề cập tới những bài toán tìm tòi, phát hiện những dấu hiệu đặc trưng, bản chất của đối tượng để lĩnh hội khái niệm. + Tình huống hỗ trợ: Nhằm giúp thực hiện mục tiêu của tình huống chủ đạo. e. Thao tác dạy học Thao tác dạy học là một bộ phận tạo nên tình huống dạy học. Tình huống dạy học là một chuỗi những thao tác. Vậy, thao tác là cách thức, biện pháp, thủ thuật về kĩ thuật để thực hiện tình huống dạy học. Thao tác không có mục đích riêng. Có loại thao tác tinh thần và thể lực; tháo tác dạy và thao tác học. g. Thiết kế cấu trúc công nghệ của bài học Nguyên tắc chung : Bình thường, người giáo viên dựa vào sách giáo khoa thiết kế cấu trúc các bước công nghệ của bài học( chia bài học thành các bước). Nay, thao tiếp cận mới, ta sẽ lập grap nội dung của bài học đó, chỉ cần lập grap thô là đủ, rồi từ đó chia bài học thành các bước dạy học, tình huống dạy học. Trong qua trình này, đồng thời vạch ra mục tiêu lớn của bài, các mục tiêu trung gian và cụ thể. Việc nêu lên hệ thống các mục tiêu cũng giúp chỉ đạo việc lập grap nội dung và xây dựng cấu trúc các bước. Ta có sơ đồ: Quy trình thiết kế các bước của công nghệ hóa học 9.3.2.3. Cấu trúc phương pháp của bài học a.Nội dung của khái niệm: Sau khi đã xác định được” Khung về tổ chức” của bài học, ta xét tiếp cấu trúc về các dạng hoạt động dạy học của bài học, tức là trong cái khung tổ chức của bài học, ta sẽ thực hiện những dạng phương pháp dạy và học nào, nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Do đó có thể coi cấu trúc Về phương pháp của bài học là sự cụ thể hóa của cấu trúc về tổ chức của bài học. Câu hỏi đặt ra ở đây là: người giáo viên nên theo quy tắc nào trong việc lựa chọn phương pháp dạy học cho các bước của bài học.Sỏ đò sau đây sẽ giúp trả lời. Sách giáo khoa Grap nội dung của bài học Mục đích của bước Các bước công nghệ b. Giới thiệu sơ đồ cấu trúc phương pháp của bài học Bảng dươi đây là sơ đồ cấu trúc phương pháp của bài học, gồm có ba tầng: - Tầng trên cùng là các giai đoạn lớn của quá trình nhận thức của học sinh, cụ thể là của quá trình hình thành kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo( tái hiện, mô tả, giải thích, vận dụng). - Tầng thứ 2 nêu lên các chức năng về phương pháp để thực hiện những mục tiêu trung gian của bước dạy học. - Tầng cuối cùng là cấu trúc về phương pháp( theo nghĩa hẹp), bị tầng trrên chi phối trong việc lựa chọn và phối hợp, và tầng này sẽ giúp giáo viên định hướng cho việc thiết kế các tình huống dạy học của bài học. CHÚ THÍCH Cấu trúc phương pháp của bài học A. Chiến lược về phương pháp của bài học để thực hiện M lớn B. Chức năng của các bước dạy học, nhằm thực hiện các M trung gian. C. Tập hợp các hệ phương pháp dạy học được lựa chọn và phối hợp trong các tình huống dạy học nhàm thực hiện các M đơn vị hay M tác TÁI HIỆN ĐIỂM TỰA HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM MỚI VẬNDỤNG ( Mô tả. Giải thích. Vận dụng sơ bộ) tổng hợp Kiểm tra-tự kiểm tra việc làm ở nhà và hiểu biế điểm tựa. Khái quát hóa. Hệ thống hóa. Lập các mối liên hệ nội môn, liên môn. Luyện tập tổng hợp để mở rộng và củng cố hiểu biết. Lĩnh hội khái niệm mới: Mô tả đối tượng; giải thích quy luật vận hành của nó; tập luyện vận dụng đối tượng vào việc giải quyết bài toán mới( tri giác, thông hiểu, ghi nhớ, củng cố và vận dụng để tiến tới chiếm lĩnh đối tượng). Tái tạo đối tượng ( cả vê nội dung và phương pháp). Tiếp nhậ mục đích dạy học của bài, chuẩn bị tâm thế-động cơ tích cực hoạt động học Test. Câu hỏi, vấn đáp, Bài tập lý thuyết và thực hành. Đọc thuộc lòng. Đặt vấn đề. Phát biểu vấn đề. Kể chuyện. Thuyết trình. Đàm thoại. Biễu diến. Quan sát. Bài toán. Nghiên cứu cá nhân. Nêu vấn đề ơrixtic. Hội thảo( bảo vệ, khẳng định, bác bỏ). Viết luận văn. Sử dụng các phương tiện nghe nhìn). So sánh, đối chiếu tổng hợp( tìm ra logic nhân quả, dẫn xuất, liên môn và hệ quả). Bài toán tích hợp. Luận văn. . và học nào, nhằm đạt được mục tiêu của bài học. Do đó có thể coi cấu trúc Về phương pháp của bài học là sự cụ thể hóa của cấu trúc về tổ chức của bài học. . dung trí dục của bài học. Nhân tố quyết định cấu trúc hóa bài học thành những bước công nghệ chính là cấu trúc lôgic của nội dung bài học( mà mô hình của

Ngày đăng: 09/11/2013, 20:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

TÁI HIỆN ĐIỂM TỰA HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM MỚI VẬNDỤNG ( Mô tả. Giải thích. Vận dụng sơ bộ)tổng hợp - cấu trúc bài học
t ả. Giải thích. Vận dụng sơ bộ)tổng hợp (Trang 7)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w