1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em tại huyện chi lăng tỉnh lạng sơn

105 16 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Từ nhiều năm qua, các chương trình CSSKBMTE đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc như Chương trình tiêm chủng mở rộng TCMR, Chương trình phòng chống các bệnh tiêu chảy CDD, Chương tr

Trang 1

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành Y tế Công cộng

Mã số: CK 62 72 76 01 LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Phạm Trung Kiên

THÁI NGUYÊN – NĂM 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Trần Minh Tuấn, học viên lớp chuyên khoa II - khóa 8, chuyên

ngành Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên xin cam đoan: Đây là công trình nghiên cứu mà tôi trực tiếp tham gia Các số liệu trong luận văn nghiên cứu là thật, do tôi thu thập một cách khách quan, khoa học và chính xác

Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được đăng tải trên tạp chí hay công trình khoa học nào

Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2016

Tác giả luận văn

Trần Minh Tuấn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được dạy bảo tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, sự động viên to lớn của gia đình và người thân

Trước tiên, Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy-Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Trung Kiên, người thầy tận tâm đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, từ khi bắt đầu thực hiện đến khi luận văn được hoàn thành

Tôi vô cùng cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Y tế công cộng, cùng toàn thể giảng viên trường Đại học Y Dược Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Trung tâm Y tế huyện Chi Lăng và

21 Trạm y tế xã, thị trấn của huyện Chi Lăng đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu

Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong những tháng ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá học này

Một lần nữa xin được trân trọng cảm ơn!

Tác giả: Trần Minh Tuấn

Trang 5

CSSKBMTE : Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

DS-KHHGĐ : Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

GDSK

IMCI

: :

Giáo dục sức khỏe

Xử trí lồng ghép trẻ bệnh

NKHHCT : Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ i

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Một số khái niệm về trẻ em và quyền trẻ em 3

1.1.1 Trẻ em 3

1.1.2 Khái niệm về sức khỏe 3

1.1.3 Một số văn bản pháp luật liên quan đến sức khỏe trẻ em 3

1.2 Sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi 5

1.2.1 Vấn đề sức khỏe và nhu cầu của trẻ em 5

1.2.2 Tình trạng sức khỏe trẻ dưới 5 tuổi 7

1.2.3 Các chỉ số cơ bản đo lường SKTE 10

1.2.4 Các chương trình CSSKTE dưới 5 tuổi 10

1.3 Nội dung công tác CSSKBMTE và Giáo dục sức khỏe 16

1.3.1 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ 16

1.3.2 Sự thay đổi hành vi sức khỏe 18

1.3.3 Nội dung GDSK bà mẹ trẻ em 19

1.3.4 Giáo dục dinh dưỡng 20

1.4 Mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em 21

1.5 Một số công tác CSSKBMTE tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn - địa điểm nghiên cứu 22

1.5.1 Dự án Bảo vệ sức khoẻ Tâm thần cộng đồng và trẻ em 22

1.5.2 Dự án tiêm chủng mở rộng 22

1.5.3 Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em 22

1.5.4 Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình 23 1.5.5 Một số điểm hạn chế của công tác CSSKBMTE 24

Trang 7

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em 25

1.6.1 Trình độ học vấn 25

1.6.2 Sự phát triển kinh tế gia đình và xã hội 25

1.6.3 Môi trường – xã hội 25

1.6.4 Chính sách và dịch vụ hỗ trợ 25

1.6.5 Các phong tục tập quán 26

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

2.1 Đối tượng nghiên cứu 29

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 29

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 29

2.2.2 Thời gian nghiên cứu 31

2.3 Phương pháp nghiên cứu 31

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu 31

2.3.2 Cỡ mẫu nghiên cứu 31

2.3.3 Phương pháp chọn mẫu 31

2.4 Các chỉ số nghiên cứu 32

2.4.1 Chỉ số về nhân lực 32

2.4.2 Chỉ số về thực hiện công tác CSSK bà mẹ và trẻ em 33

2.4.3 Chỉ số về kết quả thực hiện công tác CSSK bà mẹ và trẻ em 33

2.5 Kỹ thuật thu thập thông tin 33

2.6 Phương pháp xử lí và phân tích số liệu 34

2.7 Phương pháp khống chế sai số 34

2.8 Đạo đức nghiên cứu 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 36

3.1 Kết quả CSSKBMTE tại huyện Chi Lăng giai đoạn 2011 – 2015 36

3.1.1 Đặc điểm chung nguồn nhân lực phục vụ cho công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 36

3.1.2 Kết quả công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ 38

Trang 8

3.1.3 Kết quả công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em 413.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công tác chăm sóc sức khỏe bà

mẹ và trẻ em tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 44

Chương 4: BÀN LUẬN 56

4.1 Kết quả công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2010 – 2015 564.1.1 Kết quả công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ 564.1.2 Kết quả công tác chăm sóc sức khỏe trẻ em 624.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả công tác chăm sóc sức khỏe bà

mẹ và trẻ em tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn 65

KẾT LUẬN 73 KIẾN NGHỊ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Tỉ lệ phụ nữ vị thành niên có thai tại huyện Chi Lăng giai đoạn

2011 - 2015 38

Bảng 3.2 Số phụ nữ có thai được quản lý thai nghén 38

Bảng 3.3 Kết quả chăm sóc phụ nữ có thai giai đoạn 2011 - 2015 40

Bảng 3.4 Kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh giai đoạn 2011 - 2015 41

Bảng 3.5 Theo dõi cân nặng và tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi giai đoạn 2011 - 2015 43

Bảng 3.6 Văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác DS-KHHGĐ, CSSKBMTE tại tỉnh Lạng Sơn 44

Bảng 3.7 Thực trạng đào tạo và nhu cầu đào tạo của NVYT phụ trách công tác CSSKBMTE tại huyện Chi Lăng năm 2015 46

Bảng 3.8 Trình độ và thời gian được đào tạo của cô đỡ thôn bản 48

Bảng 3.9 Tỉ lệ TYT xã/thị trấn có đủ khoa phòng 48

Bảng 3.10 Thực trạng trang thiết bị, dụng cụ, máy móc phục vụ khám chữa bệnh cho bà mẹ và trẻ em tại các Trạm y tế xã/thị trấn 49

Bảng 3.11 Kinh phí chi cho các hoạt động, chương trình CSSKBMTE giai đoạn 2011 – 2015 52

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố giới của nhân viên y tế 36

Biểu đồ 3.2 Phân bố tuổi của nhân viên y tế 37

Biểu đồ 3.3 Phân bố đặc điểm dân tộc của nhân viên y tế 37

Biểu đồ 3.4 Tỉ lệ phụ nữ được khám thai ≥3 lần/thai kỳ giai đoạn 2011 - 2015 39

Biểu đồ 3.5 Tỉ lệ phụ nữ phải mổ đẻ và đẻ con thứ 3 trở lên 39

Biểu đồ 3.6 Tỉ lệ các cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai 40

Biểu đồ 3.7 Tỉ số giới tính khi sinh 42

Biểu đồ 3.8 Tỉ lệ trẻ em <1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ 42

Biểu đồ 3.9 Trình độ chuyên môn của của NVYT phụ trách công tác CSSKBMTE tại huyện Chi Lăng năm 2015 46

Biểu đồ 3.10 Số lớp tập huấn các chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em giai đoạn 2011 – 2015 47

Biểu đồ 3.11 Số lượng cô đỡ thôn bản giai đoạn 2011 – 2015 47

Trang 11

khỏe bà mẹ và trẻ em (CSSKBMTE) Từ nhiều năm qua, các chương trình CSSKBMTE đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc như Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR), Chương trình phòng chống các bệnh tiêu chảy (CDD), Chương trình phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp (ARI), Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (PCSDDTE), Xử trí lồng ghép chăm só trẻ bệnh (IMCI), Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, Kế hoạch quốc gia về Làm mẹ an toàn và Chăm sóc trẻ sơ sinh,

Trên thế giới, công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em cũng đã được đặc biệt quan tâm qua các đạo luật, các hoạt động của các tổ chức phi chính phủ như Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF); Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA), Tại Việt Nam có Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam; Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam cùng nhiều quỹ,

tổ chức bảo trợ trẻ em tại các tỉnh/thành phố trên toàn quốc Qua đó có thể thấy công tác CSSKBMTE không chỉ được chính quyền các cấp quan tâm mà còn có sự chung tay góp sức của cả cộng đồng trên phạm vi rộng lớn

Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo và đầu tư của Đảng

và Nhà nước, công tác CSSKBMTE đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng Các chỉ số về sức khỏe bà mẹ, trẻ em Việt Nam đạt được là khá tốt so với nhiều quốc gia có mức thu nhập bình quân trên đầu người tương tự Mặc dù

đã có sự cải thiện rõ rệt về tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em nhưng vẫn còn

có sự khác biệt khá lớn về tử vong mẹ, tử vong trẻ em và tử vong sơ sinh giữa các vùng, miền Tử vong sơ sinh vẫn còn cao, chiếm đến 70% số tử vong trẻ

Trang 12

em dưới 1 tuổi Tốc độ giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em trong những năm gần đây đã có xu hướng chậm lại, nhưng nếu không có những giải pháp quyết liệt và sự đầu tư thỏa đáng thì sẽ khó có thể đạt được các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ về giảm tử vong mẹ và tử vong trẻ em vào năm 2015 Tuy tỷ suất tử vong mẹ và tử vong sơ sinh đã giảm mạnh, nhưng ước tính mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn khoảng 580 - 600 trường hợp tử vong mẹ và khoảng trên 10.000 trường hợp tử vong sơ sinh [5]

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc, còn nhiều khó khăn về kinh tế

- xã hội Công tác CSSKBMTE còn nhiều gặp nhiều khó khăn, tỉ lệ bệnh tật ở

bà mẹ và trẻ em Lạng Sơn còn cao so với mặt bằng chung của cả nước Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thiếu cân 18,9% đứng thứ 10 và tỉ lệ thấp còi là 26,8% đứng thứ 24 trên 63 tỉnh/thành toàn quốc [36] Do vậy, công tác CSSKBMTE tại tỉnh Lạng Sơn cần được quan tâm nhiều hơn nữa

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công tác y tế trên phạm vi cả nước, công tác y tế tại tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Chi Lăng nói riêng,

đã đạt được nhiều kết quả nhất định Tuy nhiên, thực trạng công tác y tế về CSSKBMTE tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tiếp cận dịch vụ y tế còn khó khăn; đội ngũ cán bộ y tế (CBYT) còn mỏng và yếu, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn chưa đầy đủ, sổ sách thông tin

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN 1.1 Một số khái niệm về trẻ em và quyền trẻ em

1.1.2 Khái niệm về sức khỏe

Theo định nghĩa của Tổ Chức Y tế Thế giới (WHO, 1974): “Sức khỏe

là sự hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần lẫn xã hội chứ không chỉ là không có bệnh tật” [61], [63], [51]

1.1.3 Một số văn bản pháp luật liên quan đến sức khỏe trẻ em

Nghị định số 36/2005/NĐ-CP ngày 17.3.2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Thông tư số 15/2008/TTLT-BTC-BYT ngày 5.2.2008 Liên bộ Tài chính- Y tế hướng dẫn thực hiện khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới sáu tuổi không phải trả tiền

Trang 14

tại các cơ sở y tế công lập quy định: trẻ em dưới sáu tuổi khi khám bệnh, chữa

bệnh tại các cơ sở y tế công lập phải xuất trình thẻ khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp chưa được cấp thẻ thì phải xuất trình giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hay giấy chứng nhận của UBND cấp xã nơi người giám hộ trẻ em

cư trú

Chỉ thị 01/CT – BYT về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh nhằm giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh

 Công ước quốc tế về quyền trẻ em [11]

Công ước về quyền trẻ em là luật Quốc tế để bảo vệ quyền trẻ em gồm

54 điều khoản Công ước đề ra các Quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên

toàn thế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989

Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phê chuẩn Việt Nam là nước đầu tiên ở Đông Nam Á và là nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước Quốc tế về quyền trẻ em trong đó nêu lên 4 nhóm quyền chính của trẻ em là:

- Quyền được sống còn

- Quyền được bảo vệ

- Quyền được phát triển

- Quyền được tham gia

Qua đó có thể thấy rằng, Đảng, nhà nước, chính phủ Việt Nam luôn luôn quan tâm, chú trọng tới quyền của trẻ em, trong đó có công tác CSSKTE

 Các tác động của chiến lược, chính sách đến CSSKTE

Nhìn chung hệ thống văn bản liên quan đến CSSKTE đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi đã thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân Nội dung trong các văn bản đã bao quát được các lĩnh vực về xã hội, môi trường, phát triển và chuyên môn, kỹ thuật Tổ chức triển khai hệ thống các văn bản huy động được sự tham gia của nhiều ban ngành, đoàn thể

Trang 15

Phần lớn các mục tiêu trong các chương trình hành động hầu hết có tính khả thi Tính cần thiết và thực tiễn của các văn bản thực sự là cơ sở pháp lý cho các hoạt động can thiệp nâng cao sức khỏe trẻ em Các hạn chế trong hệ thống chiến lược, chính sách hiện có:

- Nội dung và chỉ tiêu của các chiến lược chưa được điều chỉnh, bổ

sung và sửa đổi theo kịp với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước

- Về việc tổchức thực hiện: các hoạt động phối hợp liên ngành trong

chăm sóc trẻ em chưa thực sự mạnh mẽ Có chỉ thị ban hành nhưng còn thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể nên các địa phương rất khó triển khai Chính sách miễn viện phí cho trẻ dưới 6 tuổi cũng đang gặp khó khăn cho các bệnh viện lớn trong việc phải đối diện với tình trạng quá tải khi người dân đều muốn chọn tuyến điều trị tốt nhất cho con họ

- Thiếu các hoạt động kiểm tra, giám sát: nhiều văn bản quy định chưa

được kiểm tra thường qui nên việc thực hiện của địa phương không được duy trì

1.2 Sức khỏe trẻ em dưới 5 tuổi

1.2.1 Vấn đề sức khỏe và nhu cầu của trẻ em

Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu trong việc làm giảm tỉ lệ tử vong trẻ em và đang đi đúng hướng để đạt các mục tiêu thiên niên kỷ Qua các báo cáo thống kê cho thấy trên toàn quốc, tỉ

lệ tử vong ở trẻ sơ sinh đã giảm từ 44,4/1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 14/1.000 ca đẻ sống năm 2011 (MICS 2011) Tỉ lệ tử vong ở trẻ dưới 5

tuổi cũng đã giảm đáng kể, từ 58/1.000 ca đẻ sống năm 1990 xuống còn 16 năm 2011 (MICS 2011) Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân giảm từ 25,2% năm 2005 xuống còn 18,9% năm 2009 [50]

Tuy nhiên, tại Việt Nam hàng năm có khoảng 18.000 trẻ sơ sinh tử vong (Báo cáo của UNICEF, WHO, WB, UN – Mức độ và xu hướng Tử vong trẻ em, 2011) Theo Báo cáo chung tổng quan ngành y tế, uớc tính năm 2013,

tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) của Việt Nam là 15,3/1000 trẻ đẻ ra sống và tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi (U5MR) là 23,1/1000 trẻ đẻ sống [4]

Trang 16

Tình trạng sức khỏe của trẻ em Việt Nam hiện nay, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi vẫn còn kém do nhiều nguyên nhân Một phần lớn do cộng đồng còn nghèo đói, thiếu kiến thức hiểu biết nuôi con Mặc dù nền kinh tế, đời sống vất chất nhân dân đã được cải thiện trong nhiều năm qua nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của hậu quả 30 năm chiến tranh Trong cơ chế thị trường, những phúc lợi xã hội được hình thành trong thời bao cấp nhu phúc lợi y tế, phúc lợi giáo dục đã và đang gặp nhiều khó khăn, mức sống của người dân còn thấp [31]

Một lý do quan trọng nữa là dân số tăng nhanh làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, gây ô nhiễm môi trường, làm giảm đi những vùng đất có thể dùng cho canh tác và thậm chí còn đe dọa đến sự an toàn của xã hội và kinh tế

Ngân quỹ quốc gia cho CSSKTE của Việt Nam rất hạn chế trong việc đáp ứng cho việc chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu trẻ em dưới 5 tuổi [31] Nhiều cơ sở y tế xuống cấp trang thiết bị không đủ, nghèo nàn Những đổi mới trong phương thức tiếp cận CSSK cho trẻ em gặp nhiều khó khăn khi áp dụng rộng rãi, mặc dù có ích do ảnh hưởng của quan niệm cũ

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang triển khai một loạt các chương trình y tế quốc gia mà đối tượng là bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ bú mẹ, trẻ dưới 5 tuổi Đó là các chương trình TCMR, phòng chống các bệnh tiêu chảy, NKHHCT, phòng chống thấp khớp và thấp tim, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em – thiếu Vitamin A – thiếu vi chất dinh dưỡng, Việc triển khai các chương trình CSSKTE nói lên sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cũng như ngành y tế đối với trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước

Có thể thấy các chương trình CSSKTE đang hướng tới việc CSSKTE một cách toàn diện vì nó bao gồm các hoạt động CSSK trẻ khỏe (như TCMR, phòng chống SDD) và chăm sóc sức khỏe trẻ ốm (như NKHHCT, phòng chống các bệnh tiêu chảy, ) [13] Bên cạnh đó, tất cả các chương trình đều rất chú trọng công tác GDSK cho bà mẹ Việc nâng cao kiến thức nuôi con và chăm sóc sức khỏe con cái cho các bà mẹ có một tầm quan trọng không nhỏ đóng góp vào thành công của các chương trình

Trang 17

1.2.2 Tình trạng sức khỏe trẻ dưới 5 tuổi

- Trẻ sơ sinh: trẻ sơ sinh là những trẻ đẻ ra sống trong vòng 28 ngày đầu Trong thời gian này trẻ phải rời bỏ sự nuôi dưỡng và bảo vệ trong tử cung của mẹ Sau những sang chấn trong cuộc đẻ, trẻ phải làm quen với điều kiện môi trường hoàn toàn mới với rất nhiều những mối nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ Đây chính là nhóm tuổi có nhiều nguy cơ nhất về bệnh tật và tử vong Trong số các trường hợp trẻ em tử vong tại bệnh viện thì 50% là trẻ sơ sinh; và tỉ lệ tử vong trước 24 giờ ước khoảng 60% – 70% [13]

Theo điều tra MICS 2011, tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh (dưới 28 ngày) là 14/1000 ca đẻ sống; tỉ lệ trẻ sơ sinh đẻ thiếu cân là 5,1% [50]

Tử vong sơ sinh chiếm phần lớn trong tổng số tử vong trẻ em Tử vong

sơ sinh không có trong số liệu báo cáo hàng năm của Bộ Y tế, nhưng theo số liệu của cuộc Điều tra về Dân số và Sức khỏe năm 2002 là khoảng 12 phần nghìn Các nghiên cứu trong bệnh viện cũng cho thấy tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh hiện nay chiếm tới hơn 70% tử vong trẻ dưới 1 tuổi [1]

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, đẻ non, ngạt, nhiễm khuẩn nặng và dị tật bẩm sinh là 4 nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ sơ sinh Nhận định này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu trong nước về nguyên nhân chính gây tử vong sơ sinh [8] Tuy nhiên việc thu thập số liệu tử vong sơ sinh thường gặp khó khăn do những trường hợp đẻ tại nhà hoặc không làm

giấy khai sinh và giấy chứng tử cho con Do vậy mà những trường hợp trên thương không được ghi lại, còn bị bỏ sót

- Trẻ bú mẹ: trẻ bú mẹ thường là trẻ dưới 1 tuổi, các bệnh lý hay gặp trong lứa tuổi này liên quan đến bệnh lý nuôi dưỡng như tiêu hóa và suy dinh dưỡng; các bệnh lý nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp và tiêu hóa; các bệnh lý dinh dưỡng và phát triển như trẻ còi xương, thiếu máu thiếu sắt, Đây cũng là những bệnh lý liên quan đến tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

Trang 18

Theo Niên giám thống kê năm 2013, tại Việt Nam, tỷ suất tử vong trẻ

em dưới 1 tuổi là 15,3 trên 1000 trẻ đẻ sống [25] Các nguyên nhân chủ yếu gây tử vong cho đối tượng này chủ yếu như sau:

+ Trẻ có cân nặng sơ sinh thấp dưới 2500 gram Nguyên nhân chủ yếu

là do các bà mẹ không được chăm sóc tốt khi mang thai: mẹ bị thiếu máu, chế

độ ăn uống không phù hợp và không được nghỉ ngơi hợp lý

+ Do suy dinh dưỡng: từ sự thiếu kiến thức nuôi con của các bà mẹ như cho con bú không đúng cách, cho ăn sam sớm, chế độ ăn thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết Mặt khác các bà mẹ lại không biết cách chăm sóc và xử trí khi con bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn Do đó mà tình trạng SDD và nhiễm khuẩn là vòng xoắn bệnh lý đưa đứa trẻ đến tử vong [40]

+ Do thiếu nước sạch và vệ sinh môi trường kém

+ Do thiếu thuốc và phương tiện thiết yếu, chủ yếu ở vùng sâu vùng xa + Do sự hạn chế về chuyên môn của CBYT cơ sở, thôn bản

- Trẻ dưới 5 tuổi

Trẻ em dưới 5 tuổi là nhóm tuổi chiếm ưu thế trong toàn bộ các nhóm tuổi dân số Theo Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, tính đến ngày 1/4/2009, số lượng trẻ em dưới 5 tuổi là 7.034.144 trên tổng dân số Việt Nam là 85.846.997 tương ứng với gần 8,2% dân số cả nước [24] Trong khi đó tỷ suất tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi là 23,1 trên 1000 trẻ đẻ sống [24]

Lứa tuổi này, bên cạnh những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp như viêm phổi, tiêu chảy, các bệnh lây, còn xuất hiện nhiều bệnh lý khác như hen, nổi

mề đay, viêm cầu thận cấp Lứa tuổi từ 1 – 5 tuổi thường rất hiếu động và nghịch ngợm, thích tò mò khám phá mọi thứ xung quanh Do đó mà tai nạn trẻ em cũng là một vấn đề hay gặp phải Bệnh lý dinh dưỡng ở lứa tuổi này là SDD do thiếu Protein – năng lượng, thiếu vi chất dinh dưỡng [36] SDD và nhiễm khuẩn là vòng xoắn bệnh lý đưa đứa trẻ đến tử vong

Trang 19

Sơ đồ các yếu tố ảnh hưởng đến SKTE [29]

Môi trường chính trị - kinh tế - văn hóa xã hội

– địa dư

Ảnh hưởng trực tiếp

Ảnh hưởng gián tiếp

Trang 20

1.2.3 Các chỉ số cơ bản đo lường SKTE

 Tỉ lệ trẻ em/tháp tuổi dân số

 Tỉ lệ tử vong chu sinh, cân nặng sơ sinh: phản ánh công tác CSSK bà

mẹ trong và sau khi sinh cũng như công tác CSSKTE sau khi được sinh ra

 Một số chỉ số về sức khỏe bà mẹ có liên quan trực tiếp đến SKTE

- Tỉ lệ % bà mẹ có thai dưới 25 tuổi

- Tỉ lệ % bà mẹ có thai dưới 18 tuổi

- Tỉ lệ % bà mẹ có thai trên 30 tuổi

- Tỉ lệ % bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ

- Tỉ lệ % bà mẹ được theo dõi chu sinh và chăm sóc thai nghén

 Chỉ số tử vong trẻ em: Số trẻ tử vong/1000 trẻ đẻ sống

đó ngành y tế phấn đấu duy trì và nâng cao hơn nữa tỉ lệ phổ cập tiêm chủng trẻ em, nhiều địa phương đạt 100% [42] Ngoài công tác tiêm chủng thường xuyên, các địa phương còn tổ chức ngày tiêm chủng toàn quốc vào tháng 11

và tháng 12 hàng năm Trong đó những ngày này, ngoài những điểm tiêm

Trang 21

chủng cố định, nhiều địa phương còn tổ chức những điểm tiêm lưu động và những đội xung kích tiến hành tiêm chủng tại nhưng địa bàn khó khăn

Từ những năm 1985, nước ta đã xóa trắng về tiêm chủng Với tỉ lệ tiêm chủng luôn đạt ở mức cao, Việt Nam đã thanh toán được bệnh bại liệt vào năm 2000 cũng như bệnh uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh vào năm 2005

Ngày 20/4/2015, tại Nghệ An, Bộ Y tế đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tiêm chủng mở rộng (TCMR) Việt Nam năm 2014 [38]: 11/12 chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch năm 2014 đã đạt được Hơn 50 triệu mũi tiêm cho trẻ

em và phụ nữ đã được thực hiện an toàn trong năm 2014; tỉ lệ tiêm chủng đầy

đủ được duy trì ở mức cao 97,1% Nhiều hoạt động tiêm chủng bổ sung, chiến dịch như tiêm vắc xin sởi, vắc xin sởi-rubella (MR), uống vắc xin OPV được thực hiện trong năm 2014 Diện triển khai vắc xin viêm não Nhật Bản được

mở rộng đến 98,2% số quận huyện

1.2.4.2 Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính (ARI)

Năm 1984, chương trình NKHHCT được thành lập, hoạt động với sự tài trợ của UNICEF Chương trình hoạt động theo đường lối, chiến lược của TCYTTG nhằm mục tiêu giảm tử vong do Viêm phổi trẻ em Cho đến nay, chương trình đã triển khai rộng khắp trên 96% địa phương trong toàn quốc, đã

có 98% trẻ < 5 tuổi được chương trình bảo vệ (báo cáo của chương trình ARI

- 2003) [1] Các biện pháp chủ yếu của chương trình là huấn luyện cho CBYT

cơ sở xử trí đúng các trường hợp NKHHCT và hướng dẫn, giáo dục bà mẹ biết phát hiện bệnh sớm và cho trẻ tới cơ sở y tế kịp thới [12], [17] Từ năm

1999, khi BộY tế phê duyệt triển khai chiến lược IMCI ở nước ta, hầu hết các họat động của chương trình ARI được lồng ghép trong chiến lược IMCI Mặc

dù gặp nhiều khó khăn trong khi triển khai, nhưng chương trình cũng đạt được những kết quả đáng kể, góp phần làm giảm tỉ lệ tử vong và tỉ lệ mắc bệnh từng vùng

Trang 22

Mặc dù chương trình NKHHCT đã bao phủ 100% số xã, huyện trên toàn quốc, kỹ năng thăm khám và phân loại bệnh của CBYT tuyến xã vẫn còn nhiều bất cập CBYT thường không khai thác hết các dấu hiệu bệnh nặng Kỹ năng đếm nhịp thở vẫn chưa đạt yêu cầu Tỉ lệ CBYT phân loại bệnh đúng đạt khoảng 80,4% Kiến thức và thực hành của CBYT tư nhân cũng còn cần được cải thiện CBYT còn ít tư vấn chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân Rất ít bà mẹ (5,6%) đưa con đi khám được thày thuốc hướng dẫn cách dùng thuốc tại nhà Năm 2008, 31% bà mẹ đưa trẻ đi khám được nhận thông tin từ CBYT Thiếu đào tạo, phác đồ điều trị chưa phù hợp, quả tải trong công việc và yếu tố lợi nhuận có tác động tiêu cực đến thực hành của CBYT [16]

Chiến lược và biện pháp giảm tử vong của chương trình ARI là:

1.2.4.3 Chương trình Phòng chống các bệnh tiêu chảy (CDD)

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong trẻ em ở những nước nghèo, nơi mà kinh tế kém phát triển, điều kiện sống, sinh hoạt của người dân còn thiếu thốn và không đảm bảo vệ sinh Theo thống kê của TCYTTG hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu trẻ em bị

Giảm tử vong

Trang thiết bị, thuốc Kiến thức CBYT

Cung cấp thuốc, trang thiết bị Huấn luyện

CBYT Hướng dẫn

tuyên truyền Củng cố mạng

lưới

Kiến thức bà

mẹ Mạng lưới y tế

Trang 23

chết vì bệnh tiêu chảy và trong số 338 triệu trẻ em dưới 5 tuổi có hàng trăm

triệu lượt mắc tiêu chảy hàng năm [58]

Chương trình phòng chống tiêu chảy bắt đầu triển khai ở nước ta từ năm 1983 và đến nay đã được thực hiện thường qui ở tất cả các địa bàn trong

cả nước Nội dung chính của chương trình là điều trị bù nước, điện giải sớm,

an toàn (bằng đường uống) kết hợp với chăm sóc dinh dưỡng tốt cho các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em Chương trình phòng chống tiêu chảy cũng giống như chương trình phòng chống NKHHCT được lồng ghép vào chiến lược IMCI từ năm 1999 Các biện pháp chủ yếu của chương trình CDD là huấn luyện cho CBYT cơ sở xử trí đúng các trường hợp tiêu chảy và hướng dẫn cho bà mẹ phát hiện bệnh, biết nuôi con và chăm sóc con hợp lý khi con

bị tiêu chảy và biết cách sử dụng gói Oresol (ORS) [1]

Chương trình đã tổ chức một mạng lưới CSSKTE về phòng chống bệnh tiêu chảy Tất cả các TYT nằm trong chương trình đều có CBYT được huấn luyện và tổ chức cấp phát ORS, hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy

Hầu hết các xã đều tổ chức các điểm cấp ORS tại các thôn, xóm nhằm thúc đẩy công tác điều trị sớm bệnh tiêu chảy tại nhà

Sự phối hợp chặt chẽ giữa các chương trình cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường góp phần quan trọng trong sự thành công của chương trình tiêu chảy Hiệu quả rõ rệt nhất của chương trình là hầu như không còn tử vong do tiêu chảy đơn thuần ở trẻ em, các thể mất nước nặng cũng giảm nhiều trong các cơ sở điều trị Nhận thức và thực hành của bà mẹ tại gia đình và cộng đồng về phòng chống tiêu chảy đã được cải thiện một cách rõ rệt Theo

số liệu MICS3 cho thấy có khoảng 95% trẻ em bị tiêu chảy được uống dung dịch bù nước và điện giải (ORS hoặc các dung dịch bù nước khác) [50]

Trang 24

1.2.4.4 Chương trình Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em

Bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 80, đến nay chương trình phòng chống SDD trẻ em đã bao phủ rộng khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc và là một trong các chương trình có tác động quan trọng nhất đến sự sống còn của trẻ em Chương trình Quốc gia phòng chống SDD trẻ em do Ủy ban Bảo vệ

và Chăm sóc trẻ em Việt Nam chủ trì được thực hiện bắt đầu từ năm 1994 Từ năm 1998, Chính phủ giao Bộ Y tế tiếp nối chủ trì nhiệm vụ quan trọng này [42] Cho đến nay, tỉ lệ suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi ở trẻ em vẫn tiếp tục giảm đều đặn, trung bình mỗi năm khoảng 2,6%; từ mức 31,9% năm 2001 xuống 21,2% năm 2007 Điều đáng phấn khởi là tỉ lệ giảm suy dinh dưỡng trẻ

em đồng đều ở tất cả các khu vực kể cả nơi có tỉ lệ suy dinh dưỡng cao nhất là

ở vùng Tây nguyên [36] Tuy nhiên, lĩnh vực dinh dưỡng trẻ em vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức Vì thế, bên cạnh việc tiếp tục duy trì các can thiệp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, chương trình phòng chống SDD còn tập trung vào vấn đề tăng trưởng, giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng

thấp còi trẻ em, dinh dưỡng học đường, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, nâng cao kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ,

1.2.4.5 Chương trình phòng chống sốt rét

Chương trình phòng chống sốt rét nói chung và đặc biệt là cho trẻ em cũng đã đạt được thành tích đáng kể Theo số liệu báo cáo trong năm 2006, trong toàn quốc chỉ có 1.235 trẻ < 5 tuổi mắc sốt rét và 3 trường hợp tử vong, chiếm 7% tổng số bệnh nhân tử vong do sốt rét [1] Sử dụng màn tẩm hóa chất, điều trịsớm và phù hợp là các can thiệp đang đựơc thực hiện trong chương trình phòng chống sốt rét cho trẻ em

1.2.4.6 Lồng ghép chăm sóc trẻ bệnh (IMCI)

Hoạt động IMCI là sáng kiến của WHO và UNICEF nhằm lồng ghép các chương trình ngành dọc hiện có như chương trình phòng chống tiêu chảy,

Trang 25

NKHHCT, SDD, TCMR, phòng chống sốt rét, với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em, giảm tỉ lệ bệnh tật và tử vong trẻ em

Chiến lược IMCI được giới thiệu vào nước ta từ năm 1996 Sau giai đoạn chuẩn bị và triển khai thử nghiệm, đến năm 1999 Bộ Y tế nước ta phê duyệt triển khai chiến lược và coi IMCI là một trong các giải pháp của ngành

y tế nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường hoạt động chăm sóc trẻ bệnh tại

các tuyến y tế và cộng đồng Cho đến nay hoạt động IMCI đã được giới thiệu

ở 41/64 tỉnh thành phố trong cả nước, đào tạo được hơn 4.000 cán bộ y tế cơ

sở và đưa vào chương trình giảng dạy trong 7 trường Đại học và 19 trường Trung học Y tế

Đánh giá hiệu quả của việc đào tạo IMCI cho cán bộ y tế là một công việc khó khăn nhưng qua kết quả của công tác khám, chữa bệnh và thành tựu của các chương trình y tế liên quan như ARI, CDD, EPI và sốt rét cũng có thể kết luận là IMCI đã có những ảnh hưởng tích cực đến thành công của các lĩnh vực đó Cần đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện IMCI ởcác vùng có tỉ lệ tửvong

trẻem cao như ở 4 vùng (chiếm đến hơn 50% tổng số tử vong trẻem trong cả nước - DHS): Tây bắc, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung và Tây nguyên,

và trong giai đoạn sơ sinh – giai đoạn có tỉ lệ tử vong hơn 50% số tử vong trẻ

em dưới 5 tuổi

Các hoạt động IMCI chủ yếu là triển khai thành đào tạo cán bộ, cải thiện hệthống y tế Yếu tố nội dung rất quan trọng là cải thiện thực hành tại gia đình và cộng đồng thì hầu như chỉ mới áp dụng được 5 tỉnh dự án ởphía Nam và thử nghiệm ở1 tỉnh ở phía Bắc Đây là một hạn chế rất lớn trong hoạt động IMCI vì theo một số nghiên cứu ở Nepal, Ấn Độ thì nâng cao kiến thức, thực hành chăm sóc trẻ tại gia đình và cộng đồng góp phần giảm tử vong trẻ

em, đặc biệt là trẻ sơ sinh một cách đáng kể [46], [43]

Trang 26

1.2.4.7 Môi trường an toàn/tai nạn thương tích

Công nghiệp hoá phát triển, tăng sử dụng các phương tiện cơ giới và môi trường không an toàn đã làm tăng tỉ lệ tai nạn, thương tích Theo Niên giám thống kê của Bộ Y tế, tỉ lệ tử vong do nguyên nhân này tăng đáng kể từ 18.1% năm 2001 lên 22.3% năm 2005, trong đó có rất nhiều nạn nhân là trẻ

em với các nguyên nhân phổ biến là đuối nước, tai nạn giao thông và ngộ độc [25], [34] Theo một nghiên cứu về tai nạn, thương tích trong năm 2003 ở lứa tuổi < 20 tuổi cho thấy có 2532 trường hợp bị tai nạn trong đó có 390 trẻ dưới

5 tuổi chiếm 15% trong tổng số

1.2.4.8 Phòng chống lây truyền HIV/AIDS từ mẹ sang con

HIV/AIDS thực sự là một đại dịch đã lan rộng khắp nước ta Trong xu hướng tăng tỉ lệ mắc chung của toàn dân, tỉ lệ nhiễm HIV ở phụ nữ và phụ nữ mang thai đã tăng lên một cách đáng kể Tính đến cuối năm 2006, nước ta đã phát hiện được trên 120.000 người nhiễm HIV/AIDS trong đó 15% là phụ nữ

Tỉ lệ phụ nữ mang thai nhiễm HIV theo số ước tính trung bình cho toàn quốc vào khoảng 0,39%, tăng 15-20 lần so với những năm 90 Với khoảng 1.500.000 bà mẹ mang thai hàng năm, ước tính có khoảng 6.000 bà mẹmang thai có HIV (+) Nếu không có các can thiệp phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì mỗi năm có khoảng 2.000 trẻ em có nguy cơ nhiễm HIV từ mẹ Hiện trạng này là một thách thức lớn trong gánh nặng bệnh tật và tử vong trẻ em [25]

1.3 Nội dung công tác CSSKBMTE và Giáo dục sức khỏe

1.3.1 Chăm sóc sức khỏe bà mẹ

Đóng góp quan trọng cho những thành tựu về SKTE là thành công của chương trình Chăm sóc sức khỏe bà mẹ Các dịch vụ chăm sóc thai nghén, tiêm phòng uốn ván đầy đủ, chăm sóc trong cuộc đẻ và theo dõi sau đẻ đã góp phần quyết định cho ra đời những trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng như bảo đảm cho bà mẹ có đủ sức khỏe cho con bú và nuôi dưỡng trẻ

Trang 27

Theo Niên giám thống kê Bộ Y tế, tỉ lệ tử vong mẹ giảm từ 200/100.000 trẻ đẻ sống từ năm 1990 xuống 80/100.000 trẻ đẻ sống năm

2005, số tửvong mẹ do các tai biến sản khoa giảm một cách đáng kể từ 140 trường hợp năm 2001 xuống còn 93 năm 2005 trong phạm vi toàn quốc [25]

Các thách thức: mặc dù chương trình làm mẹ an toàn đã đưa các dịch

vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ đến khắp mọi miền đất nước, tuy nhiên không phải các bà mẹ nào cũng nhận được các chăm sóc nhưnhau Theo điều tra Nhân khẩu học và sức khỏe 2002, các phụ nữ ở miền núi phía Bắc nhận được các dịch vụ chăm sóc sinh sản thấp nhất trong toàn quốc: 23% không được khám thai; 27% không được tiêm phòng uốn ván; 44% không được cán bộy tế

đỡ đẻ Chất lượng chăm sóc bà mẹ không tốt đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ sơ sinh Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định các bà mẹ không được chăm sóc đầy đủ trong thời gian mang thai tăng nguy cơ đẻ con nhẹ cân gấp 2-3 lần; tăng nguy cơ bệnh tật cho trẻ sơ sinh như uốn ván rốn, các bệnh nhiễm khuẩn sơ sinh và dị tật

Theo số liệu nghiên cứu tử vong mẹ năm 2014 của Bộ Y tế, tỉ lệ tử vong mẹ toàn quốc là 61/100.000 trẻ đẻ sống Tỉ lệ tử vong mẹ ở nông thôn cao gấp 2 lần các bà mẹ ở thành thị, tử vong mẹ ở vùng dân tộc ít người cao gấp 4 lần các bà mẹ người Kinh [2] Các nguyên nhân chính gây tử vong mẹ như chảy máu, nhiễm khuẩn, sản giật, phá thai không an toàn là hoàn toàn có thểphòng tránh được Trong số các bà mẹ tử vong, có 40% chết tại nhà, 8% trên đường chuyển tuyến Con của các bà mẹ này thường cũng tử vong do các biến chứng, tai biến của mẹ trong thời gian mang thai và trong khi đẻ; do không được chăm sóc ngay và sau khi đẻ hoặc bị SDD và các bệnh tật khác

do không được bú sữa mẹ và nuôi dưỡng phù hợp

Tình trạng dinh dưỡng bà mẹ đã được khẳng định là có ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe và sự sống còn của trẻ em Ở nước ta, tình trạng thiếu máu

ở phụ nữ vẫn chiếm một tỉ lệ cao có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng.Thiếu máu ở

Trang 28

bà mẹ mang thai là một nguy cơ gây đẻ non/nhẹ cân và các tai biến khi đẻ cho

cả mẹ và con

Tiến hành các can thiệp giải quyết những thách thức đối với sức khỏe

bà mẹ nêu trên cũng nhằm cải thiện sức khỏe và giảm tỉ lệ tử vong trẻ em Các can thiệp cần tập trung ưu tiên là: (1) cải thiện tình trạng dinh dưỡng của phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ và trong thời gian mang thai; (2) bảo đảm cung cấp

các dịch vụ chăm sóc trước sinh có chất lượng cho tất cả các bà mẹ mang thai

ở mọi miền đất nước; (3) đào tạo đủ cán bộ có kỹ năng hỗ trợ cho tất cả các cuộc đẻ và tăng tỉ lệ đẻ tại cơ sở y tế; (4) nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ sơ sinh tại phòng sinh [1]

1.3.2 Sự thay đổi hành vi sức khỏe

GDSK là nội dung số một trong mười nội dung CSSKBĐ của ngành y

tế Điều đó nói lên tầm quan trọng của công tác GDSK ở cộng đồng

Nguyên nhân gốc rẽ của SDD là đói ăn và đói kiến thức, nguyên nhân sâu xa của mắc bệnh và tử vong ở trẻ em là do cộng đồng thiếu kiến thức dự

phòng, bà mẹ thiếu kiến thức chăm sóc con [52]

Ý nghĩa lớn lao của GDSK là ở chỗ: bắt đầu bằng việc cung cấp kiến thức, điều đó giúp cộng đồng nhận ra đâu là những hành vi có lợi cho sức khỏe và tiến tới thực hiện những hành vi mới [62]

Các yếu tố cấu thành nên hành vi, đó là kiến thức, thái độ, niềm tin và cách thực hành của mỗi con người trong một sự việc hay hoàn cảnh nào đó [9], [18]

Sự thay đổi hành vi sức khỏe là cả một quá trình, bắt đầu từ sự thay đổi

về nhận thức Quá trình này cũng chịu ảnh hưởng của những yêu tố tác động

khác nhau Nhà tâm lý học Fishbien đã đưa ra mô hình tổng hợp về sự thay đổi hành vi gọi là mô hình BASNEF [62] BASNEF là chứ viết tắt của các từ tiếng Anh: Beliefs (Tiềm tin); Attitude (Thái độ); Subjective norms (Chuẩn mực của chủ thể); Enabling factors (Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến hành vi)

Trang 29

Khi đã có đầy đủ thông tin về các yếu tố ảnh hưởng theo mô hình

BASNEF, việc ra quyết định về chương trình giáo dục sẽ được thực hiện theo các bước sau:

1 Đảm bảo là hành vi sẽ tăng cường sức khỏe

2 Đảm bảo rằng sự thay đổi hành vi là có khả thi

3 Cung cấp các yếu tố cần thiết, có thể tác động đến hành vi

4 Chú ý áp lực xã hội từ gia đình và cộng đồng

5 Xác định tất cả các niềm tin có ảnh hưởng đến thái độ

6 Tìm hiểu xem các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi nằm ở mức độ nào Tóm lại, việc ra quyết định về chương trình GDSK luôn phải được xem xét từ 2 phía: tính khoa học của hành vi mới và các điều kiện cụ thể của cộng đồng

1.3.3 Nội dung GDSK bà mẹ trẻ em

Có rất nhiều yếu tố có thể tác động đến sức khỏe GDSK nhằm giúp mọi người biết loại trừ hoặc hạn chế các yếu tố tác hại đến sức khỏe và tạo nên các yếu tố nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe Như vậy nội dung của GDSK rất rộng, nó bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần và sức khỏe xã hội GDSK không chỉ bao gồm giáo dục về phòng bệnh, phát hiện bệnh, điều trị bệnh, phục hồi sức khỏe mà còn nhằm nâng cao sức khỏe GDSK không chỉ cho các cá nhân mà còn cho cả tập thể cộng đồng, cho cả người ốm và người khỏe [18]

Trong số các nội dung GDSK, giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ

em là nội dung ưu tiên hàng đầu Bà mẹ trẻ em là hai đối tượng khá đông trong xã hội, vì vậy nếu sức khỏe bà mẹ và trẻ em được tăng cường sẽ đóng góp một phần to lớn trong việc tăng cường sức khỏe cho toàn thể cộng đồng

Tuy vậy không phải chỉ có bà mẹ mới là đối tượng của hoạt động giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em Những người đang trực tiếp nuôi dưỡng trẻ ở cộng đồng như: cô nuôi dạy trẻ, ông bà cũng là những đối tượng của hoạt động này Bên cạnh đó là nhóm đối tượng hỗ trợ gồm các thành viên

Trang 30

lãnh đạo ở cộng đồng, các tổ chức quần chúng Đây cũng chính là nội dung

“xã hội hóa công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân” theo chủ trương của Đảng và Nhà nước Giáo dục bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em bao gồm rất nhiều nội dung, dưới đây là những nội dung cơ bản cần tập trung giáo dục [18], [33] Giáo dục sức khỏe trẻ em có thể tóm gọn trong GOBIFFF:

G: Theo dõi sự phát triển của trẻ bằng ghi biểu đồ tăng trưởng

O: Bù nước và điện giải bằng đường uống

B: Nuôi con bằng sữa mẹ

I: Thực hiện chương trình TCMR

F: Cung cấp thực phẩm bổ sung cho trẻ em và bà mẹ khi có thai và nuôi con nhỏ

F: Thực hiện kế hoạch hóa gia đình

F: Giáo dục nhằm tăng khả năng hiểu biết chung của phụ nữ

1.3.4 Giáo dục dinh dưỡng

Hoạt động giáo dục dinh dưỡng là một hoạt động quan trọng và là công việc tiên phong trong chương trình phòng chống SDD cũng như trong các nội dung GDSK bởi vì dinh dưỡng là nền tảng của sức khỏe Cần có hệ thống và mạng lưới rộng khắp giáo dục về dinh dưỡng Tổ chức phòng giáo dục dinh dưỡng tại các TYT cơ sở, nếu có điều kiện xây dựng mạng lưới cộng tác viên

về dinh dưỡng ở tuyến y tế cơ sở

Nội dung giáo dục dinh dưỡng cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Giáo dục kiến thức nuôi con cho các bà mẹ, giáo dục ăn uống của bà

mẹ có thai và cho con bú

- Giáo dục bảo vệ và nuôi con bằng sữa mẹ và thức ăn bổ sung cho trẻ

- Ăn uống của trẻ khi bị đau ốm

- Cách phòng các bệnh thông thường ở trẻ em dẫn đến SDD

- Xây dựng bữa ăn hợp lí, đủ chất dinh dưỡng

Trang 31

- Tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh ăn uống, phòng chống ngộ độc thức ăn,

- Giáo dục phòng chống các bệnh có liên quan đến dinh dưỡng ăn uống, các bệnh do thừa dinh dưỡng hoặc ăn uống không hợp lý gây ra

1.4 Mạng lưới chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

Các hoạt động CSSKTE luôn luôn đi cùng hoạt động CSSK bà mẹ Vụ sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em phụ trách Các hoạt động này được thực hiện bởi một hệ thống quản lý chặt chẽ từ trung ương đến các địa phương

Mạng lưới CSSK bà mẹ trẻ em được thể hiện qua sơ đồ sau

Tuyến Trung ương

Bộ Y tế

Vụ Sức khỏe Bà mẹ -

Trẻ em

Các bệnh viện Sản, Nhi đầu ngành

Tuyến tỉnh

Sở Y tế

Trung tâm BVSKBMTE/KHHGĐ

Các khoa Sản, Nhi bệnh viện tỉnh

Các khoa Sản, Nhi bệnh viện huyện

Tuyến xã TYT xã, Y tế thôn bản

Đội BVSKBMTE/KHHGĐ Tuyến huyện

TTYT huyện

Trang 32

1.5 Một số công tác CSSKBMTE tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn - địa điểm nghiên cứu [23]

1.5.1 Dự án Bảo vệ sức khoẻ Tâm thần cộng đồng và trẻ em

Công tác quản lý và chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng tiếp tục triển khai lồng ghép, duy trì hoạt động quản lý điều trị bệnh nhân tâm thần phân liệt tại các trạm y tế xã, thị trấn

Trong năm, cả tỉnh Lạng Sơn phát hiện 308 bệnh nhân mới, trong đó có

200 bệnh nhân động kinh và 108 bệnh nhân tâm thần phân liệt Quản lý điều trị 2.983 bệnh nhân, 100% số bệnh nhân được phát hiện đều được lập hồ sơ quản lý điều trị, theo dõi giám sát định kỳ và cấp phát thuốc đầy đủ tại trạm y

tế xã Quản lý, chăm sóc và điều trị ổn định được cho trên 80% số bệnh nhân được phát hiện, số bệnh nhân tái phát, kích động dưới 20%, đạt mục tiêu chương trình Tổ chức các lớp tập huấn về Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em cho cán bộ y tế xã và các lớp tập huấn về chăm sóc và phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng cần được quan tâm nhiều hơn nữa,

1.5.2 Dự án tiêm chủng mở rộng

Dự án tiêm chủng mở rộng được duy trì ở 100% số thôn bản Không có trường hợp trẻ mắc các bệnh trong diện tiêm chủng, không có tai biến xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện tiêm chủng

Năm 2013, kết quả tiêm chủng đủ 8 loại vac xin cho trẻ em dưới 1 tuổi giảm so với năm 2012, chỉ đạt tỉ lệ đạt 73%, giảm 13,8% so năm 2012 Số phụ nữ có thai được tiêm đủ hai mũi uốn ván trở lên đạt 93%, giảm 3,4% so với năm 2012

1.5.3 Dự án chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản đã triển khai thực hiện tốt những nội dung của Dự án, cơ bản đạt và vượt mục tiêu kế hoạch năm, trong đó Tỉ lệ

Trang 33

phụ nữ đẻ được cán bộ y tế đỡ đạt 99,3%, tỉ lệ đẻ tại cơ sở y tế đạt 97%, một

số chỉ tiêu đạt được cao hơn so với năm 2012 Công tác phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em luôn được quan tâm thực hiện Tuynhiên tỉ lệ suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi 19,7% (năm 2012: 19,2%) không đạt so với chỉ tiêu kế hoạch (18,5%); tỉ lệ suy dinh dưỡng chiều cao/tuổi 27,6% (năm 2012: 29,1%) Việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế

xã hội và phong tục tập quán Đồng thời, hiện nay tỉ lệ suy dinh dưỡng đã ở mức trung bình thấp so với mặt bằng chung của vùng Đông Bắc, do vậy việc giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng sẽ gặp nhiều khó khăn

Tư vấn các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho 95% bà

mẹ có con dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng Tổ chức thực hành dinh dưỡng phối hợp truyền thông trực tiếp các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cho 95% bà mẹ có con dưới 2 tuổi và dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng

Năm 2013, đã đào tạo 15 cô đỡ thôn bản 06 tháng tại Chi Lăng Vì vậy công tác tập huấn nội dung hoạt động Dự án Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em được triển khai tại tuyến huyện và xã cần được chú trọng nhiều hơn nữa

1.5.4 Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Tăng cường công tác truyền thông trên phạm vi toàn tỉnh về nâng cao

nhận thức của cộng đồng về chính sách DS - KHHGĐ Tiếp tục triển khai các

Đề án về nâng cao chất lượng dân số

Tỉ lệ sinh trong năm 2013 đã giảm 0,6%o và vượt chỉ tiêu kế hoạch giao (kế hoạch giảm 0,2%o) Tỉ lệ trẻ sinh ra là con thứ 3 trở lên là 6,7%, cao hơn so với năm 2012 và chưa ổn định; Chênh lệch giữa số trẻ em trai/số trẻ

em gái khi sinh là 115,6/100, tăng so với 2012 (114/100) và vẫn ở mức cao

Tỉ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 75%

Trang 34

Toàn tỉnh Lạng Sơn, việc triển khai thực hiện Đề án Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh đã được tiến hành tại 20 xã của 04 huyện Đã đào tạo

kỹ thuật về sàng lọc trước sinh và sơ sinh cho các cán bộ Sàng lọc trước sinh cho 1.044 trường hợp, sàng lọc sơ sinh là 690 trẻ

Triển khai chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao và vùng khó khăn tại 70 xã của 10 huyện

1.5.5 Một số điểm hạn chế của công tác CSSKBMTE

Công tác tham mưu, chỉ đạo điều hành của một số đơn vị chưa chủ động, chậm đổi mới, một số vướng mắc chậm được tháo gỡ, nên kết quả đạt được ở một số lĩnh vực chưa cao

Nguy cơ tiềm ẩn dịch và các bệnh dịch nguy hiểm, bệnh dịch mới nổi diễn biến phức tạp, khó lường

Kết quả thực hiện một số chương trình mục tiêu kém bền vững.Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi (cân nặng/tuổi) không đạt chỉ tiêu kế hoạch

Các chỉ tiêu về dân số như tỉ lệ chênh lệch giới tính khi sinh, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở mức cao, việc triển khai thực hiện dự án mới còn chậm tiến độ

Chất lượng khám chữa bệnh nhìn chung còn yếu, đặc biệt ở tuyến xã

Tình trạng bệnh nhân quá tải ở một số bệnh viện huyện chậm khắc phục, bệnh nhân điều trị tại PKĐKKV và trạm y tế xã thấp Tình hình chuyển tuyến không phải vượt quá khả năng chuyên môn còn cao Tinh thần phục vụ, thái

độ ứng xử của cán bộ một số nơi chưa tốt

Nguồn nhân lực, vật lực, kinh phí cho các hoạt động CSSKBMTE còn nhiều hạn chế, thiếu và yếu về chất lượng chuyên môn

Thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia y tế xã trên địa bàn huyện còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, đặc biệt là việc huy động vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp trang thiết bị y tế

Trang 35

1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em

1.6.1 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn của phụ nữ (người mẹ) đóng vai trò quan trọng vì trong gia đình phụ nữ là những người chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách tự nguyện và khoa học cho tất cả mọi người từ việc ăn, uống, ở, mặc, sinh hoạt

và những vấn đề cơ bản khác Kiến thức của người mẹ, người vợ tạo ra điều kiện thuận lợi cho sức khỏe của gia đình tốt hơn, gồm cả sức khỏe sinh sản

1.6.2 Sự phát triển kinh tế gia đình và xã hội

Mức độ thu nhập của gia đình rất có tác động đến sức khỏe Chất lượng sinh hoạt văn hóa, tinh thần và phương tiện sống, sinh hoạt, ăn uống hàng

ngày của mỗi người lệ thuộc vào mức thu nhập của họ Gia đình thu nhập cao thường có sức khỏe tốt hơn gia đình có thu nhập thấp

1.6.3 Môi trường – xã hội

- Môi trường xanh, sạch, đẹp, không khí trong lành, nhà ở rộng rãi, thoáng mát, có nhiều điểm, phương tiện vui chơi giải trí đặc biệt quan trọng cho sự phát triển thể lực và trí tuệ trẻ em và sức khỏe sinh sản của mọi người

- Xã hội an ninh tốt là môi trường tốt cho sự sống và sức khỏe

1.6.4 Chính sách và dịch vụ hỗ trợ

- Các chính sách hỗ trợ sức khỏe: Nhà nước và Chính phủ đã ban hành

rất nhiều các chính sách bảo vệ và hỗ trợ sức khỏe cho người dân như: Luật chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em; Pháp lệnh dân số; các chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, chiến lược dân số Việt Nam; các chuẩn mực về ấac kỹ thuật y tế Việc bảo

vệ và nâng cao chất lượng cuộc sống con người Việt Nam cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần; bảo vệ và chăm sóc sức khỏe, sức khỏe sinh sản của người dân cũng đã được thể chế hoá bằng nhiều văn bản luật pháp, hướng dẫn thi hành luật như các chuẩn quốc gia về sức khỏe sinh sản, chuẩn quốc gia về các dịch

vụ chăm 18 sóc sức khỏe sinh sản; trong đó cho phép sử dụng các thành tựu,

Trang 36

tiến bộ khoa học kỹ thuật của các nền y tế hiện đại trong chẩn đoán, khám bệnh và điều trị bệnh

- Các dịch vụ y tế như: Kế hoạch hoá gia đình; chăm sóc sức khỏe sinh sản; tiêm chủng mở rộng; phòng chống sốt rét, bướu cổ đã có những thành tựu to lớn Bệnh phong, bại liệt, đậu mùa ũa được loại trừ; Ỉa chảy, uốn úan ũa giảm rõ rệt đã góp phấn nâng cao chất lượng sức khỏe của người dân trong cộng đồng (sức khỏe bà mẹ, trẻ em tăng lên; chiều cao và cân nặng của thanh thiếu niên đang có chiều hướng tăng nhanh hơn )

- Thành tựu y tế đã được ghi nhận cả trong việc áp dụng các kỹ thuật y học hiện đại của thế giới vào khám chữa bệnh tại Việt Nam như: Phẫu thuật nội soi; sử dụng tia laser trong điều trị sỏi mật, thận; Hỗ trợ sinh sản (thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, giữ tinh trùng ) đã giúp nhiều cặp vợ chồng vô sinh chữa trị thành công

- Việc kết hợp giữa đông y và tây y trong phòng và chữa bệnh cũng đã ngày càng phát triển và được nhân dân đồng tình ủng hộ như: thể dục dưỡng sinh, luyện khí công

1.6.5 Các phong tục tập quán

Phong tục, tập quán là những thói quen lưu truyền lâu đời

- Nhiều phong tục, tập quán không có lợi cho sức khỏe vẫn còn tồn tại cần loại bỏ và giảm bớt như: Các tập tục sinh đẻ tại nhà do các bà mụ không

có nghiệp vụ y tế thực hiện (mụ vườn); không đi khám thai; phá thai (bằng các bài thuốc dân gian); cho con ăn cơm nhai từ lúc còn ít tháng tuổi Ngoài

ra còn tồn tại nhiều quan điểm hủ tục như: trời sinh voi trời sinh cỏ, nhiều con

là nhà có phúc, nhất nam viết hữu, thập nữ viết vụ (quý con trai coi thường con gái) Các tục lệ này đã góp phần làm cho tỷ lệ ốm đau, tử vong của bà mẹ, trẻ em tăng cao

Sức khoẻ và sức khỏe sinh sản bị nhiều yếu tố chi phối, trong thực tế những yếu tố này cũng chi phối và chịu ảnh hưởng lẫn nhau Bảo vệ và nâng

Trang 37

cao sức khỏe không phải chỉ là việc của ngành y tế mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành và của cả toàn xã hội; muốn làm tốt việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe sinh sản thì các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản phải chú trọng

và thực hiện tốt 10 nội dung về sức khỏe sinh sản nêu trên

Các dịch vụ chăm sóc mẹ ở Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Khoảng 66% phụ nữ có thai nhận được chăm sóc đẻ nhưng chỉ 1/3 được khám thai đủ 3 lần Số lượng phụ nữ trong

độ tuổi sinh đẻ được tiêm vắc-xin dao động từ 26% ở nông thôn đến 73% ở thành thị Tỉ lệ thai phụ được khám thai đủ 3 lần và được nhân viên y tế có chuyên môn đỡ đẻ còn thấp Các tồn tại nói trên chủ yếu ở các vùng sâu vùng

xa, vùng nông thôn, miền núi [14], [28]

Hệ thống cung cấp các dịch vụ bảo vệ sức khỏe bà mẹ tuy đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh song vẫn còn nhiều hạn chế Cơ sở vật chất trang thiết bị dụng cụ, thuốc men cũng như phương tiện vận chuyển cấp cứu sản

khoa còn thiếu thốn Còn nhiều nơi thiếu thông tin giáo dục sức khỏe và thiếu

chính sách phù hợp cũng như thiế các hướng dẫn chi tiết chăm sóc trước, trong và sau khi sinh Mặt khác, kinh phí của nhà nước cung cấp cho lĩnh vực thai sản rất hạn hẹp, phần lớn dựa vào ngân sách địa phương Như vậy, các địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn lại càng không thể có những

hoạt động chăm sóc sức khỏe tốt cho toàn cộng đồng nói chung cũng như cho đối tượng bà mẹ, trẻ em nói riêng

Bên cạnh đó, đội ngủ cán bộ còn thiếu nghiêm trọng, đặc biệt là y sĩ sản nhi, nữ hộ sinh, cộng thêm trình dộ chuyên môn chưa được cập nhật thương xuyên nên chưa đáp ứng được tốt nhu cầu ngày một cao của các hoạt động này [28]

Nhận thức về nội dung và ý nghĩa chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi có thai chưa đầy đủ và chưa được quan tâm một cách đúng mức Sự thếu hiểu biết về những kiến thức khoa học cùng với tập tục lạc hậu trong lối sống nhất là ở

Trang 38

những vùng dân tộc và các vùng khó khăn về địa lý, kinh tế, văn háo xã hội

đã góp phần tạo ra những tồn tại nói trên [39] Đặc biết, ở nước ta nhiều nơi còn phổ biến tình trạng bà mẹ sinh con và chăm sóc trẻ tại nhà, công tác khám sau để không được làm tốt nên vai trò của người mẹ trong việc phát hiện và

xử trí những dấu hiệu bệnh tật ở trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng Chính vì vậy,

tỉ lệ bệnh và tử vong trong thời kì sơ sinh phụ thuộc rất nhiều vào kiến và thực hành của các bà mẹ

Trang 39

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

- CBYT xã/thị trấn, huyện phụ trách các chương trình CSSK bà mẹ và trẻ em

- Phó giám đốc Trung tâm y tế phụ trách công tác y tế dự phòng

- Đội trưởng đội BVSKBMTE- KHHGĐ

- Thành viên Ban chỉ đạo Chương trình y tế của xã/thị trấn và huyện

- Đội trưởng Đội Y tế Dự phòng huyện

- Đại diện ban ngành, chính quyền địa phương

- Số liệu thứ cấp về các chương trình CSSK bà mẹ và trẻ em của TYT xã/thị trấn, Trung tâm y tế huyện

Đối với số liệu thứ cấp

* Tiêu chuẩn lựa chọn

+ Số liệu thứ cấp được báo cáo chính thống từ năm 2011 - 2015

* Tiêu chuẩn loại trừ

+ Số liệu ngoài thời gian trên

+ Số liệu không rõ nguồn cung cấp

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1 Địa điểm nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn

Trang 40

(Nguồn: Google Maps)

Chi Lăng là huyện nằm ở phía Nam tỉnh Lạng Sơn, phía bắc là huyện Cao Lộc và thành phố Lạng Sơn, phía nam là huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Huyện có diện tích 703 km2 và dân số là 75.000 người Huyện có hai thị trấn Chi Lăng và Đồng Mỏ, huyện lỵ là thị trấn Đồng Mỏ nằm trên đường quốc lộ 1A cách thành phố Lạng Sơn 36 km về hướng tây nam

Huyện Chi Lăng bao gồm 19 xã và 2 thị trấn [23], [22] Căn cứ đặc điểm địa lý, tình hình kinh tế xã hội, chia các xã/thị trấn thành 3 khu vực:

 Khu vực I có 11 xã/thị trấn là xã Bằng Mạc, Hòa Bình, Lâm Sơn, Mai Sao, Quang Lang, Thượng Cường, Vạn Linh, Vân Thủy, Chi Lăng và thị trấn Đồng Mỏ, Chi Lăng

Ngày đăng: 19/03/2021, 23:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w