Tự Học Ôn Thi HKI Hóa 10 ( 2010-2011)

5 308 0
Tự Học Ôn Thi HKI Hóa 10 ( 2010-2011)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TÀI LIỆU TỰ ÔN THI HỌC KÌ 1 HÓA HỌC KHỐI 10 ( NH: 2010-2011) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Nguyên tố X có Z = 16. a. Viết cấu hình electron của X, X 2- và cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn ? b. Viết công thức oxit cao nhất và công thức hợp chất khí với hiđro của nguyên tố X? Câu 2: Cho độ âm điện của các nguyên tố Na = 0,93; H = 2,20; C = 2,55; Cl = 3,16; O = 3,44. a. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của hai nguyên tử trong phân tử, hãy cho biết loại liên kết hóa học trong các phân tử chất sau: NaCl, HCl, CH 4 , O 2 ? b. Sắp xếp các chất đó theo chiều tăng dần độ phân cực của liên kết ? Câu 3: Một nguyên tố có công thức oxit cao nhất là R 2 O 5 . Trong hợp chất khí với hiđro R chiếm 91,176% về khối lượng. Hãy xác định tên nguyên tố R ? Câu 4: Xác định điện hóa trị của các nguyên tử và nhóm nguyên tử trong những hợp chất ion sau: BaO, K 2 O, CaCl 2 , AlF 3 , Ca(NO 3 ) 2 . Câu 5: Xác định số oxi hoá của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau : CO 2 , H 2 O, SO 3 , NH 3 , NO 2 , Na + , Cu 2+ , Fe 2+ , Fe 3+ , Al 3+ . Câu 6: Cân bằng phản ứng hóa học sau: Cho biết chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử. a. Na 2 SO 3 + KMnO 4 + H 2 O → Na 2 SO 4 + MnO 2 + KOH b. FeSO 4 + K 2 Cr 2 O 7 + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + Cr 2 (SO 4 ) 3 + H 2 O c. Cu + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NO 2 + H 2 O d. Cu + HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + NO + H 2 O Câu 7: a. Brom có 2 đồng vị bền là 79 Br chiếm 54,5% và còn lại là 81 Br. Tính nguyên tử khối trung bình của Br? b. Hiđro có 2 đồng vị là 1 1 H , 2 1 H ; Clo có 2 đồng vị là 35 17 Cl , 37 17 Cl . Viết các phân tử HCl có thành phần đồng vị khác nhau ? Câu 8: Nguyên tử X có tổng các loại hạt bằng 52 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Tìm số khối của X Câu 9: Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau : Na (Z=13); Al (Z=15); Fe (Z=24); Ni (Z=30). Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí (chu kỳ, nhóm, số thứ tự) của các nguyên tố trên trong HTTH. Câu 10: a. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Khối lượng của Al có trong hỗn hợp ban đầu là b. Bao nhiêu gam clo tác dụng vừa đủ kim loại nhôm tạo ra 26,7 gam AlCl 3 ? Câu 11: Các ion sau : NH 4 + , CO 3 2- , SO 3 2- , NO 3 - , SO 4 2- , H 3 O + ,PO 4 3- a. Tính tổng số electron của mỗi ion? b. Tính tổng số proton của mỗi ion? Câu 12: Hoàn thành các phương trình phản ứng háo học theo sơ đồ chuyển hóa sau: 1. MnO 2 → Cl 2 → HCl → NaCl → Cl 2 → H 2 SO 4 → HCl 2. KMnO 4 → Cl 2 → KClO 3 → Cl 2 → FeCl 3 → KCl → KOH 3. BaCl 2 → Cl 2 → HCl → FeCl 2 → FeCl 3 → BaCl 2 → HCl 1 Ngày soạn : 12/12/2010 Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng ĐỀ SỐ 2 Câu 1: Viết cấu hình electron của K(Z=19), Br(Z=35). Xác định vị trí BTH của Kali và Brom Câu 2: Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau: N 2 , H 2 O, CH 4 , HCl. Câu 3 : Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức RO 3 . Trong hợp chất khí với Hiđro có 94,12% R về khối lượng. Xác định nguyên tố R. Câu 4: Hãy cho biết điện hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây : Na 2 O, Al 2 O 3 , NaCl, KF, CaCl 2 . Câu 5: Xác định số oxi hoá của lưu huỳnh, clo, mangan và nitơ trong các chất và ion sau : a. H 2 S, S, H 2 SO 3 , H 2 SO 4 , SO 2 , SO 3 . b. HCl, HClO, NaClO 3 , HClO 4 , c. Mn, MnCl 2 , MnO 2 , KMnO 4 . d. 4 MnO − , 2 4 SO − , 4 NH + , 4 ClO − . Câu 6: Cân bằng phản ứng hóa học sau: Cho biết chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử. a. Fe 3 O 4 + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O b. Fe + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + SO 2 + H 2 O c. Cl 2 + NaOH → NaCl + NaClO + H 2 O d. Al + HNO 3 → Al(NO 3 ) 3 +NO +H 2 O Câu 7: a. Đồng có 2 đồng vị là Cu 65 và Cu 63 . Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54 (đvc). Tính thành phần % của mỗi đồng vị có trong tự nhiên. b. Cacbon có 2 đồng vị là C 12 6 và C 13 6 ; oxi có 3 đồng vị là O 16 8 , O 17 8 và O 18 8 . Hỏi có thể tạo thành bao nhiêu loại phân tử khí cacbobnic. Câu 8: Nguyên tử Y có tổng số các loại hạt là 36. Số hạt không mang điện thì bằng một nửa hiệu số giữa tổng số hạt với số hạt mang điện âm. Tìm Z của Y Câu 9: Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau : Na (Z=11); Al (Z=13); Fe (Z=26); Ni (Z=28). Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí (chu kỳ, nhóm, số thứ tự) của các nguyên tố trên trong HTTH. Câu 10: a. Cho 4,8 gam kim loại M tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định M. b. Cho 6,4 gam hỗn hợp 2 kim loại thuộc 2 chu kì liên tiếp nhau của nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Xác định 2 kim loại trên. Câu 11: Cho 25 g dd chứa 3,25 g hh gồm NaBr và CaCl 2 tác dụng với 108 ml dung dịch AgNO 3 0,5M. Sau khi loại bỏ kết tủa người ta thêm axit HCl vào dung dịch thu được thì lại có thêm 0,574 g kết tủa nữa. Tìm khối lượng của mỗi muối trong hh ban đầu? Câu 12: Bổ túc các phương trình phản ứng. 1. ? + HCl → ? + Cl 2 + ? 2. ? + ? → ? + CuCl 2 3. ? + HCl → ? + CO 2 + ? 4. Cl 2 + ? + ? → H 2 SO 4 + ? 5. ? + NaOH → NaClO + ? + ? 2 ĐỀ SỐ 3 Câu 1: a. Nguyên tử Fe ( Z = 26). Viết cấu hình electron củaFe, Fe 2+ , Fe 3+ . b.Nguyên tử S ( Z = 16). Viết cấu hình electron của S, S 2- Câu 2: Viết các phương trình biểu diễn sự hình thành các ion sau từ nguyên tử tương ứng ? Na + , Mg 2+ , Al 3+ , Cl - , O 2- . Câu 3: M là muối canxihalogenua. Cho dung dịch chứa 0,2 gam M tác dụng với dung dịch AgNO 3 dư thu được 0,376 gam kết tủa bạc halogenua. Xác định M. Câu 4: Hãy xác định cộng hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau : H 2 O, CH 4 , HCl, NH 3 . Câu 5: Tính số oxi hoá : a.của cacbon trong CH 4 , CO, C, CO 2 , C −2 3 O , HC 3 O − . b. của lưu huỳnh trong SO 2 , H 2 SO 3 , S 2 − , S, S −2 3 O , HS 4 O − , HS − . c. của clo trong ClO 4 − , ClO − , Cl 2 , Cl − , ClO 3 − , Cl 2 O 7 . Câu 6: Cân bằng phản ứng hóa học sau: Cho biết chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử. a. Mg + H 2 SO 4 → MgSO 4 + H 2 S + H 2 O b. Fe x O y + HNO 3 → Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O c. KMnO 4 +HCl → KCl+ MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O d. Cl 2 + KOH → KCl + KClO 3 + H 2 O Câu 7: Khối lượng nguyên tử của clo là 35,5. Clo có 2 đồng vị là Cl 35 17 và Cl 37 17 . a. Tính % số lượng của mỗi đồng vị. b. Tính % về khối lượng của đồng vị Cl 35 trong axit pecloric HClO 4 Câu 8: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong một nguyên tử Xlà 115. số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 25.Tìm số khối A của nguyên tử X Câu 9: Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau : Na (Z=12); Al (Z=14); Fe (Z=25); Ni (Z=29). Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí (chu kỳ, nhóm, số thứ tự) của các nguyên tố trên trong HTTH. Câu 10: a.Cho 4,6 gam Na tác dụng hoàn toàn với một đơn chất halogen thu được 8,4 gam muối. Xác định halogen b. Cho 2,8 gam Fe tác dụng hoàn toàn với một đơn chất halogen thu được 14,8 gam muối. Xác định halogen trên. Câu 11: Cho m gam KMnO 4 tác dụng với dung dịch HCl dư, khí A sinh ra tác dụng tối đa với Fe ở nhiệt độ cao, tạo thành 8,125 gam muối khan. a. Tính m. b. Khí A tác dụng đủ với 4,875 gam kim loại M (hóa trị II). Gọi tên muối tạo thành. Câu 12: Hoàn thành sơ đồ phản ứng hóa học và gọi tên các chất A, B, C. KMnO 4 + A → B + C + Cl 2 + D B → E + Cl 2 E + D → F + H 2 MnO 2 + A → C + Cl 2 + D Cl 2 + F → B + KClO + D ĐỀ SỐ 4 3 đpnc t 0 Ngày soạn : 12/12/2010 Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng Ngày soạn : 12/12/2010 Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng Câu 1 : Anion X - và cation R 2+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p 6 . Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố X và R trong bảng tuần hoàn ? Câu 2:Ion B 2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: 3s 2 3p 6 3d 6 . Tìm Z của nguyên tử B, viết cấu hình electron của B. Câu 3: Khi cho 0,6g một kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II tác dụng với nước thì có 0,336 lít khí thoát ra (đktc). Gọi tên kim loại đó. Câu 4: Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tố trong những hợp chất cộng hóa trị sau : NH 3 , HBr , AlBr 3 , PH 3 , CO 2 . Câu 5: Xác định số oxi hóa của nitơ trong các phân tử : N 2 , NO, N 2 O, N 2 O 5 , NO 2 , N x O y , HNO 3 , NH 3 , NH 4 Cl, HNO 2 Câu 6: Cân bằng phản ứng hóa học sau: Cho biết chất nào là chất oxi hóa, chất nào là chất khử. a. Cl 2 + KOH → KCl + KClO + H 2 O b. KMnO 4 + HCl → KCl + MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O c. MnO 2 + HCl → MnCl 2 + Cl 2 + H 2 O d. FeSO 4 + KMnO 4 + H 2 SO 4 → Fe 2 (SO 4 ) 3 + K 2 SO 4 + MnSO 4 + H 2 O Câu 7: Nguyên tố oxi có 3 đồng vị 16 8 O( 90%) , 17 8 O (8%) , 18 8 O (2%) a. Tìm số khối trung bình của nguyên tố oxi? b. Nếu có 60. 000 nguyên tử oxi đồng vị 18 8 O thì số nguyên tử của các đồng vị còn lại là bao nhiêu? Câu 8: Tìm số khối của nguyên tử R có tổng số hạt là 40. Số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 12 hạt. Câu 9: Viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau : Na (Z=10); Al (Z=17); Fe (Z=22); Ni (Z=35). Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí (chu kỳ, nhóm, số thứ tự) của các nguyên tố trên trong HTTH. Câu 10: a. Đốt cháy bột Al trong bình khí Clo dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn khối lượng chất rắn trong bình tăng 4,26 gam. Khối lượng Al đã phản ứng là b. Bao nhiêu gam Cu tác dụng vừa đủ với clo tạo ra 27 gam CuCl2? c. Cho m gam 3 kim loại Fe, Al, Cu vào một bình kín chứa 0,9 mol oxi. Nung nóng bình 1 thời gian cho đến khi số mol O 2 trong bình chỉ còn 0,865 mol và chất rắn trong bình có khối lượng 2,12 gam. Giá trị m đã dùng là: Câu 11: Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng hết Cl 2 tạo thành 53,4 gam muối. a. Xác định kim loại M. b. Tính khối lượng MnO 2 và thể tích dung dịch HCl 36,5% (1,2g/ml) cần để điều chế clo tham gia phản ứng trên. Câu 12: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: a)MnO 2 → Cl 2 → HCl → Cl 2 → CaCl 2 → Ca(OH) 2 →Clorua vôi b) KMnO 4 → Cl 2 → KCl → Cl 2 → axit hipoclorơ → NaClO → NaCl → Cl 2 → FeCl 3 → HClO → HCl → NaCl c) Cl 2 → Br 2 → I 2 → HCl → FeCl 2 → Fe(OH) 2 MỘT SỐ BÀI TẬP Bài 1: Thực hiện chuỗi phản ứng sau: a) NaCl → HCl → Cl 2 → HClO → HCl 4 Ngày soạn : 12/12/2010 Giáo Viên: Huỳnh Phước Hùng ↓ ↓ AgCl → Ag CuCl 2 → HCl b) KMnO 4 → Cl 2 → CuCl 2 → FeCl 2 → HCl ↓ HCl → CaCl 2 → Ca(OH) 2 c) KCl → HCl → Cl 2 → Br 2 → I 2 Bài 2. Khi cho 0,54g kim loại có hoá trị không đổi tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 672 cm 3 khí ở đktc. Hãy xác định kim loại đã dùng ? Bài 3. Cho 300ml dd chứa 51g AgNO 3 vào 200ml dd chứa 23,8g KBr. Lọc bỏ kết tủa, trong nước lọc có những chất nào? Tính nồng độ mol/l của mỗi chất? ( coi thể tích dd không thay đổi) Bài 4. Cho 36,8g hh CaO và CaCO 3 hoà tan trong 5l dd HCl ( vừa đủ) thì có 4,48l CO 2 thoát ra ở đktc. a) Tính thành phần % khối lượng mỗi chất trong hh ban đầu? b) Xác định nồng độ mol/l của dung dịch HCl đã dùng? c) Xác định nồng độ mol/l của muối thu được. Giả sử thể tích dd không thay đổi. Bài 5. Thả viên bi sắt nặng 5,6g hình cầu vào 200ml dung dịch HCl. Sau khi đường kính viên bi còn lại bằng ½ đường kính ban đầu thì khí ngừng thoát ra. Tính nồng độ mol/l của dd HCl đã dùng ? ĐS: 0,875M. Bài 6: Cho m gam hỗn hợp muối cacbonat của kim loại A và B ở hai chu kỳ liên tiếp nahu tác dụng đủ với V ml dung dịch HCl 1,25M thu được 1,792 lít khí (đktc) và dung dịch D. Cô cạn dung dịch D thu được 8,08 gam hỗn hợp muối khan hóa trị II. a. Tính m và V. b. Xác định tên mỗi muối. c. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối. 5 . TÀI LIỆU TỰ ÔN THI HỌC KÌ 1 HÓA HỌC KHỐI 10 ( NH: 2 010- 2011) ĐỀ SỐ 1 Câu 1: Nguyên tố X có Z = 16. a. Viết. các nguyên tố sau : Na (Z=11); Al (Z=13); Fe (Z=26); Ni (Z=28). Dựa vào cấu hình electron hãy xác định vị trí (chu kỳ, nhóm, số thứ tự) của các nguyên tố

Ngày đăng: 09/11/2013, 05:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan