1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế dạy học chuyên đề hồ chí minh trong lịch sử dân tộc việt nam trong dạy học lịch sử lớp 12

119 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 119
Dung lượng 3,22 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC LƯU THỊ LỆ THIẾT KẾ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LƯU THỊ LỆ

THIẾT KẾ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

THIẾT KẾ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đề tài “Thiết kế dạy học chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt

Nam” trong dạy học lịch sử lớp 12 (chương trình phổ thông 2018) theo định hướng

phát triển năng lực” là nội dung tôi chọn để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp

Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tới giảng viên: Tiến sĩ Đoàn Nguyệt

Linh – Giảng viên Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN đã trực tiếp chỉ bảo và

hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài khóa luận này

Để hoàn thành quá trình và hoàn thiện đề tài, tôi gửi lời cảm ơn chân thành

đến các thầy cô trong khoa Sư phạm, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN giúp

tôi có những nguồn tài liệu quý giá, những lời nhận xét và chỉ dẫn tận tâm để tôi có

thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này

Đồng thời tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các thầy cô cùng các em học sinh tại

trường THPT Phan Đình Phùng – Hà Nội đã tạo điểu kiện giúp đỡ chúng em hoàn

thành tốt phần khảo sát thực trạng của đề tài

Do bản thân tôi còn hạn chế về kiến thức và tìm hiểu thông tin, đề tài không

thể tránh khỏi những hạn chế, sơ xót, tôi rất mong nhận được phản hổi cũng như

góp ý của thầy cô để rút kinh nghiệm và tiếp tục hoàn thiện trong quá trình học tập

và làm việc sau này

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng

hộ và giúp đỡ tôi trong thời gian qua

Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện

Lệ Lưu Thị Lệ

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài 8

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 8

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 8

4.1 Mục đích nghiên cứu 8

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 9

5.1 Phương pháp luận 9

5.2 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 9

6.1 Ý nghĩa khoa học 9

6.2 Ý nghĩa thực tiễn 9

7 Cấu trúc của đề tài 10

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 11

1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 11

1.1.2 Đặc điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực 17

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh 19

1.4 Ưu và nhược điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực 20

Trang 6

1.2 Cơ sở thực tiễn 21

1.2.1 Về phía GV 21

1.2.2 Về phía HS 26

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 30

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” 30

2.1.1 Vị trí 30

2.1.2 Mục tiêu 31

2.1.3 Nội dung của chuyên đề 32

2.2 Thiết kế dạy học chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tôc Việt Nam” theo định hướng phát triển năng lực 62

2.2.1 Các bước tiến hành dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học chuyên đề lịch sử 62

2.2.2 Một số nguyên tắc, lưu ý khi thiết kế tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong dạy học chuyên đề lịch sử 63

2.2.3 Đề xuất kế hoạch dạy học chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” theo định hướng phát triển năng lực 65

2.2.4 Thử nghiệm sư phạm 78

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC 90

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, trong điều kiện của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, tỷ lệ lao động chân tay ngày một giảm, lao động trí tuệ ngày càng gia tăng Do đó, chất lượng nguồn nhân lực đang trở thành yếu tố quyết định nhất đối với phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia Ở Việt Nam cũng không ngoại lệ, Đảng ta khẳng định: “Nguồn lực con người là quý báu, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”.[14] Tuy nhiên, để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chúng ta phải cần đến một hệ thống giải pháp đồng bộ về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống, tạo việc làm, tổ chức khai thác lực lượng lao động, phát triển văn hóa tạo ra động lực kích thích tính tích cực ở con người

Không chỉ trong điều kiện hiện nay, mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin lúc đương thời đã rất coi trọng vai trò của giáo dục, luôn đặt giáo dục, đào tạo ở vị trí trung tâm trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong tác phẩm

“Bàn về chế độ hợp tác”, V.I Lênin viết: “Sự thay đổi căn bản đó là ở chỗ: trước đây chúng ta đã đặt và không thể không đặt trọng tâm công tác của chúng ta vào cuộc đấu tranh chính trị, vào cách mạng, vào việc giành lấy chính quyền… thì trọng tâm công tác của chúng ta hiện nay quả thật là xoáy vào hoạt động giáo dục” Trong tác phẩm ông cũng đã giải thích rất rõ tại sao giáo dục, đào tạo lại có tầm quan trọng đặc biệt như vậy Và để có được nền học vấn tiên tiến và phát triển thì cũng chỉ có một cách duy nhất là tập trung vào phát triển giáo dục, đào tạo Từ những chỉ dẫn của các nhà kinh điển và yêu cầu của thực tiễn, Đảng ta đã coi giáo dục, đào tạo

là quốc sách hàng đầu Bởi lẽ, “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam”

Và đặc biệt trong nền giáo dục không thể bỏ qua tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử Ngay từ xa xưa ông cha đã rất coi trọng lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

từng nói: “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam Sử ta dạy

Trang 8

cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”

Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, môn lịch sử nói riêng, việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học là những nhân tố quan trọng “đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích

tự hoc̣, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Xây dưṇg và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn Biên soạn sách giáo khoa, tài liệu hỗ trợ dạy và học phù hợp với từng đối tượng học…” [9]

Dạy học theo chuyên đề trong môn Lịch sử là một trong những quan điểm dạy học phù hợp với mục tiêu đổi mới và đáp ứng được nhu cầu học tập của HS hiện nay Dạy học theo chuyên đề góp phần phát triển tư duy logic cho HS, kiến thức cung cấp cho HS mang tính hệ thống và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Vì vậy dạy học theo chuyên đề sẽ phát huy tính tích cực, chủ động và gây hứng thú học cho

HS Trong bộ chuyên đề môn Lịch sử lớp 12, tôi thấy rất ấn tượng với chuyên đề:

“Hồ Chí Minh trong Lịch sử dân tộc Việt Nam” Qua chuyên đề ta có thể khai thác

được rất nhiều điều thú vị xoay quanh cuộc đời Hồ Chí Minh cũng như những công lao của Hồ Chí Minh trong Lịch sử dân tộc Việt Nam Trong đầu tôi đang có rất nhiều ý tưởng cho chuyên đề này và tôi tự tin rằng HS của tôi sau khi học xong chuyên đề này không những có thể hoàn thành mục tiêu của chuyên đề mà còn dần trở lên yêu thích bộ môn Lịch sử hơn Bên cạnh đó, còn một yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của việc dạy học Lịch Sử theo chuyên đề, đó là phương pháp dạy học Như chúng ta được biết, việc dạy và học bộ môn Lịch sử từ trước đến nay đều là chú trọng về mặt nội dung, quan điểm GV là trung tâm Do đó

Trang 9

đã vô tình ảnh hưởng đến tư duy của học sinh về việc học Lịch sử là thầy đọc trò chép và học ghi nhớ bằng cách học thuộc lòng Chính vì vậy trong đề tài khóa luận này tôi có đề cập đến phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực Là bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang chương trình tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học.Phát huy tính tích cực, tự giác,

chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách

giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm

chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên

dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “HS tự

mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức( tự chiếm lĩnh kiến thức) với sự tổ chức,

hướng dẫn của GV”

Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài Thiết kế dạy học chuyên đề: “

Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” trong dạy học lịch sử lớp 12 (chương trình phổ thông 2018) theo định hướng phát triển năng lực” Chúng

tôi hi vọng đề tài mình sẽ phần nào đưa chuyên đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” gần gũi với GV và HS đồng thời hỗ trợ GV triển khai thực hiện

chuyên đề tích cực và hiệu quả

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Những năm gần đây, chúng ta nói nhiều đến việc “dạy học lấy HS làm trung tâm” Đây là một tư tưởng, một quan điểm, một cách tiếp cận mới về hoạt động dạy học Quan điểm này trở thành những nguyên tắc dạy học nhằm phát huy khả năng của HS trong học tập, nó khắc phục tình trạng “học lấy GV làm trung tâm” đã tồn tại trong nhiều thế kỷ Quan niệm này xuất phát từ nhận thức đúng rằng trong quá khứ dạy học, HS vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của nhận thức Tuy nhiên, không nên quá nhấn mạnh vào vai trò tự học, tự nhận thức của HS mà hạ thấp, coi thường vai trò của GV Vì vậy một nhà giáo dục Đức cho rằng: “Đối với chúng tôi, việc dạy học tập trung vào HS không phải là một kiểu dạy học lý tưởng, mà nếu thực hiện nó thì người ta có được tất cả, hoặc không làm thì thu về số không Dạy học tập trung vào

Trang 10

HS là một quá trình, trong đó thầy và trò cùng nhau làm giảm dần mối quan hệ điều khiển, chỉ huy và bị điều khiển, bị chỉ huy một chiều Thầy và trò cùng nhau học tập, làm cho tất cả những gì thuộc về thuật ngữ “dạy học” đề được vận hành Nó tạo ra một mối quan hệ xã hội không có sự sợ hãi, chia sẻ và thông hiểu lẫn nhau” [1]

Giáo dục định hướng phát triển năng lực hay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành

xu hướng giáo dục quốc tế

Chính vì vậy, khái niệm năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực đã được rất nhiều nhà giáo dục quan tâm và nghiên cứu Vẫn là nội dung lấy học sinh làm trung tâm nhưng ở phương pháp này đánh giá rất cao vai trò của người GV,

GV không chỉ là người dạy học mà ở đây GV còn là người chỉ bảo, dẫn dẵn, hợp tác cùng HS sao cho HS phát huy được tối đa năng lực của mình trong học tập và thực tiễn đời sống xã hội

Các tài liệu nước ngoài:

Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế Thế giới (OECD) cho rằng “Năng lực là

khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức tạp trong bối cảnh cụ thể”

Chương trình Giáo dục Trung học bang Québec, Canada năm 2004 xem

“Năng lực là một khả năng hành động hiệu quả bằng sự cố gắng dựa trên nhiều

nguồn lực”

Theo Denyse Tremblay: “Năng lực là khả năng hành động thành công và tiến

bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống”

Còn theo F.E.Weinet, “Năng lực là tổng hợp các khả năng và kĩ năng sẵn có

hoặc học được cũng như sự sẵn sáng của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh

và hành động một cách có trách nhiệm, có sự phên phán để đi đến giải quyết”

Nhìn chung, hầu hết các quan điểm ở trên đều quy năng lực vào phạm trù khả năng hoặc kĩ năng Khả năng hay kĩ năng trong tiếng Việt có nghĩa tương đương với một số từ trong tiếng Anh như: competence, ability, capability, skill… Tuy nhiên nếu hiểu năng lực như hiểu kỹ năng hay khả năng thì có phần chưa toàn diện

Trang 11

Tài liệu trong nước:

Ở Việt Nam, xu hướng giáo dục “lấy người học làm trung tâm” đang dần nóng lên hiện nay thì vấn đề xung quanh năng lực, phát triển năng lực cũng được rất nhiều người quan tâm và nghiên cứu

Trong lĩnh vực tâm lý, người ta cho rằng năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao

Tài liệu hội thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp năng lực vào phạm trù

hoạt động và giải thích: “Năng lực là sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng

và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí để thực hiện một loại công việc trong một bối cảnh nhất định”

Trần Khánh Đức, trong “Nghiên cứu nhu cầu và xây dựng mô hình đào tạo

theo năng lực trong lĩnh vực giáo dục” đã nêu rõ “Năng lực là khả năng tiếp nhận và

vận dụng tổng hợp, có hiệu quả mọi tiềm năng của con người (tri thức, kĩ năng, thái

độ, thể lực, niềm tin…) để thực hiện công việc hoặc đối phó với một tình huống, trạng thái nào đó trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp”

Hiện nay, trong nền giáo dục, các công trình nghiên cứu về năng lực và dạy học theo định hướng phát triển năng lực ngày càng nhiều, hầu hết tất cả các bộ môn trong chương chương trình Giáo dục đều đi theo hướng phát triển năng lực Vì dụ như đề tài nghiên cứu: “Phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học môn hóa lớp 11 trung học phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Hoàn, Đặng Thị Oanh Hay đề tài: “Phát triển năng lực tự học cho học sinh lớp 12 thông qua dạy học chủ đề

số phức” của tác giả Trần Thị Thanh Thủy, Lê Anh Vinh…

Như vậy, cho dù khó định nghĩa năng lực một cách chính xác nhất nhưng các nhà nghiên cứu Việt Nam và thế giới đã có cách hiểu tương tự nhau về khái niệm này Tựu chung lại, năng lực được coi là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả Bên cạnh đó, tuy có một số quan điểm không cơ bản khác nhau về năng lực nhưng các nhà nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đều gặp nhau ở quan điểm cho rằng,

Trang 12

năng lực là sự kết hợp của các khả năng, phẩm chất, thái độ của một cá nhân hoặc tổ chức để thực hiện một nhiệm vụ có hiệu quả Và được bộc lộ thông qua các hoạt động (hành động, công việc )

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

3.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực và tổ chức dạy học chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” trong dạy học lịch sử lớp 12 (chương trình phổ thông 2018) theo định hướng phát triển năng lực

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Phạm vi về lí luận: Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học theo định hướng phát

triển năng lực và tổ chức dạy học chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” trong DHLS lớp 12 ( chương trình phổ thông 2018) theo định

hướng phát triển năng lực

- Phạm vi thực tiễn: Điều tra, khảo sát và thử nghiệm sư phạm tại trường THPT

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực trong giáo dục Xác định nội dung cơ bản của chuyên đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc

Việt Nam” (chương trình phổ thông 2018)

Trang 13

Xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học cho chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch

sử dân tộc Việt Nam” (chương trình phổ thông 2018) trong DHLS lớp 12 theo định hướng phát triển năng lực

Tiến hành thử nghiệm sư phạm để chứng minh tính khả thi của kế hoạch dạy học đã đề xuất, từ đó rút ra kết luận khoa học liên quan đến đề tài

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài

5.1 Phương pháp luận

Dựa trên quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục đào tạo nói chung, DHLS nói riêng

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận qua việc sưu tầm, tổng hợp, phân tích, hệ thống, khái quát hóa các tài liệu từ sách, báo, tạp chí…về giáo dục học, sử học, phương pháp DHLS, dạy học theo chuyên đề, phân tích nội dung chuyên đề và các vấn đề có liên quan

đến đề tài

Nghiên cứu chương trình giáo dục môn Lịch sử phổ thông mới, nội dung cụ

thể phần chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam”

Thử nghiệm sư phạm: Ứng dụng kế hoạch dạy học đã xây dựng để tiến hành

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Góp phần nâng cao nhận thức cho GV và HS, sinh viên sư phạm về vai trò và

ý nghĩa của việc tổ chức dạy học chuyên đề lịch sử theo định hướng phát triển năng

Trang 14

lực, đồng thời là tài liệu tham khảo cho GV trong giảng dạy lịch sử, nâng cao năng

lực sư phạm cho chính bản thân trong quá trình giảng dạy sau này

7 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục thì khóa luận bao gồm 2 chương:

Chương I: Cơ sở lí luận và thực trạng của việc thiết kế dạy học chuyên đề:

“Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” trong dạy học lịch sử lớp 12 (chương trình phổ thông 2018) theo định hướng phát triển năng lực

Chương II: Thiết kế dạy học chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc

Việt Nam” trong dạy học lịch sử lớp 12 (chương trình phổ thông 2018) theo định

hướng phát triển năng lực

Trang 15

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA VIỆC THIẾT KẾ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018) THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1 Khái niệm năng lực

Thuật ngữ năng lực có nguồn gốc tiếng Latinh “competentia” [10] có nghĩa là gặp gỡ Trong tiếng anh, “năng lực” có thể được dung với những thuật ngữ như capability, ability, competency, capacity,…

Hiện nay, khái niệm năng lực được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau:

Theo Từ điển Tiếng Việt, năng lực được diễn đạt theo hai cách: cách thứ nhất

“năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó”[16]; thứ hai, “năng lực là phẩm chất tâm sinh lí và sinh lí tạo cho con người khả năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó cới chất lượng cao” Tuy diễn đạt có khác nhau, song điểm chung đều nhằm vào việc định nghĩa tính chất của năng lực là các yếu tố nội lực của con người, giúp mỗi người có thể hoàn thành một loại hoạt động cụ thể, trong những tình huống do cuộc sống đặt ra, mỗi người sẽ có những năng lực sở trường gắn với các loại hình hoạt động của con người

Hay tác giả Thái Duy Tuyên trong cuốn “Giáo dục học hiện đại” xác định:

“Năng lực là những đặc điểm tâm lí, nhân cách và điều kiện chủ quan thực hiện có kết quả một dạng hành động nhất định Năng lực có quan hệ với kiến thức, kĩ năng,

kĩ xảo, năng lực phản ánh cấp độ chiều sâu, tính bền vững và phạm vi ảnh hưởng những kết quả hoạt động với tính sáng tạo, độc đáo của hành động”.[15]

Còn Weinert (2001) thì lại định nghĩa rằng: “năng lực là những khả năng nhận thức và kĩ năng vốn có hoặc học được của cá thể nhằm giải quyết các vấn đề xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ, ý chí, ý thức xã hội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề trong những tình huống thay đổi một cách thành công và

có trách nhiệm”

Trang 16

Như vậy, năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động

và trách nhiệm Khái niệm năng lực gắn liền với khả năng hành động Năng lực hành động là một loại năng lực, nhưng khi nói phát triển năng lực người ta cũng hiểu là phát triển năng lực hành động Năng lực là khả năng thực hiện thành công và

có trách nhiệm các nhiệm vụ, giải quyết các vấn đề trong các tình huống xác định cũng như các tình huống thay đổi trên cơ sở huy động, tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và các thuộc tính tâm lý khác như động cơ, ý chí, quan niệm, giá trị…, suy nghĩ thấu đáo và có sự sản sàng hành động.[15]

1.1.1.2 Thành phần và cấu trúc của năng lực

Cấu trúc chung của năng lực được mô tả là sự kết hợp của bốn năng lực thành phần : Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá

thể

 Năng lực chuyên môn (Professional competency): Là khả năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn cũng như khả năng đánh giá kết quả chuyên môn một cách độc lập, có phương pháp và chính xác về mặt chuyên môn Nó được tiếp nhận

Trang 17

qua việc học nội dung- chuyên môn và chủ yếu gắn với các khả năng nhận thức

 Năng lực xã hội (Social competency): Là khả năng đạt được mục đích trong những tình huống giao tiếp ứng xử xã hội với những thành viên khác Nó được tiếp nhận qua viêc học giao tiếp

 Năng lực cá thể (Induvidual competency): là khả năng xác định, đánh giá được những cơ hội phát triển cũng như những giới hạn của cá nhân, phát triển năng khiếu, xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển cá nhân, những quan điểm, chuẩn giá trị đạo đức và động cơ chi phối các thái độ và hành vi ứng xử Nó được tiếp nhận qua việc học cảm xúc – đạo đức và liên quan đến tư duy và hành động tự chịu trách nhiệm

Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn mục tiêu giáo dục (4 trụ cột giáo dục) theo Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO):

Trang 18

Mô hình cấu trúc năng lực trên đây có thể cụ thể hóa trong từng lĩnh vực chuyên môn, nghề nghiệp khác nhau Mặt khác, trong mỗi lĩnh vực nghề nghiệp người ta cũng mô tả các loại năng lực khác nhau Ví dụ năng lực nghề nghiệp của

GV bao gồm những nhóm cơ bản sau: Năng lực dạy hoc, năng lực giáo dục, năng lực đánh giá, chuẩn đoán và tư vấn, năng lực phát triển nghề nghiệp và phát triển trường học

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy, giáo dục phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn có phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này

Bảng 1.1: Các năng lực chuyên biệt trong dạy học bộ môn Lịch sử

1 Tái hiện lịch sử Tái hiện lại các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử

quá khứ tiêu biểu có ảnh hướng đến lịch sử thế giới

và dân tộc

2 Thực hành bộ môn

Lịch sử

Quan sát, đọc và trình bày diễn biến trên bản đồ, lược

đồ như lược đồ các cuộc phát kiến địa lý, các nước Đông Nam Á, Liên minh Châu Âu, …

Lập bảng niên biểu các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, các chiến dịch, các cuộc chiến tranh, các thành tựu về kinh tế, văn hóa, vẽ được đồ thị tỉ lệ thất nghiệp ở Mĩ…

Khai thác nội dung lịch sử cần thiết thông qua các lược đồ, bản đồ, tranh anh, tư liệu, hiện vật, mẫu vật, bảo tàng, di tích…

Trang 19

sự kiện lịch sử như chỉ ra mối quan hệ các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử, với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong và ngoài nước, những tác động tích cực hoặc tiêu cực của tình hình thế giới đối với lịch sử Việt Nam… Qua đó lí giải nguồn gốc, bản chất mối quan hệ và tác động qua lại giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử đó

5 Nhận xét, đánh giá rút

ra bài học Lịch sử

Nhận xét, đánh giá các vấn đề lịch sử, các phong trào yêu nước theo khuynh hướng khác nhau, những hoạt động của các cá nhân tiêu biểu, các phong trào cách mạng, các hiệp định, các hoạt động quân sự, chính trị, ngoại giao… Rút ra bài học lịch sử từ công cuộc dựng nước, giữ nước của ông cha ta và các bài học lịch sử khác

Trang 20

1.1.1.3 Khái niệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Dạy học dựa trên định hướng phát triển năng lực đã trở thành một chủ đề được nói đến nhiều trong giáo dục ngày nay Nó ngày càng trở nên quan trọng hơn khi chính phủ đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp trong cải cách giáo dục và đo lường chính xác hơn kết quả học tập của học sinh Hầu hết các trường học đều cho rằng là

họ đang dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhưng lại không thể định nghĩa được một cách chính xác được về nó, vì vậy việc xác định lại khái niệm học tập dựa trên định hướng phát triển năng lực là gì? Là vô cùng quan trọng

Giáo dục định hướng phát triển năng lực hay còn gọi là định hướng kết quả đầu ra được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỉ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáo dục định hướng năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực của người học

Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp Giáo dục định hướng năng lực nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể quá trình nhận thức

Tóm lại dạy học theo định hướng phát triển năng lực là mô hình dạy học nhằm phát triển tối đa năng lực của người học, trong đó, người học tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức dưới sự tổ chức, hướng dẫn của người dạy Quá trình giáo dục

từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã công bố mục tiêu giáo dục HS phổ thông để rèn luyện tốt 5 phẩm chất và 10 năng lực như sau:

5 phẩm chất chủ yếu là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

10 năng lực cốt lõi là: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, tính toán, tìm hiểu tự nhiên và xã hội, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất

Trang 21

1.1.2 Đặc điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Đặc điểm quan trọng nhất của dạy học phát triển năng lực là đo được “năng lực” của HS HS thể hiện sự tiến bộ bằng cách chứng minh năng lực của mình, điều

đó có nghĩa là chúng phải chứng minh mức độ làm chủ, nắm vững kiến thức và kỹ năng (được gọi là năng lực) trong một môn học cụ thể Chúng ta đều thừa nhận rằng, mỗi HS là một cá thể độc lập với sự khác biệt về năng lực, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân Dạy học phát triển năng lực thừa nhận thực tế này và tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi HS Không giống như phương pháp “một cỡ vừa cho tất cả” một chiếc áo tất cả đều mặc vừa, nó cho phép HS được áp dụng những gì đã học, thông qua sự gắn kết giữa bài học và cuộc sống Điều này cũng giúp HS thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tương lai Đối với một số HS, dạy học phát triển năng lực cho phép đẩy nhanh tốc độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập

Khác với chương trình định hướng nội dung, chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả năng lực đầu ra, có thể coi là

“sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Việc quản lí chất lượng dạy học chuyển từ việc “điều khiển đầu vào” sang “ điều khiển đầu ra”, tức là kết quả học tập của học sinh Chương trình dạy học theo định hướng phát triển năng lực không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định những kết quả đầu ra mong muốn của quá trình đào tạo, trên cơ sở đó đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu dạy học, tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn Trong chương trình định hướng phát triển năng lực, mục tiêu học tập tức là kết quả học tập mong muốn được mô tả thông qua hệ thống các năng lực Kết quả học tập mong muốn được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được HS cần đạt những kết quả yêu cầu đã quy định trong chương trình Việc đưa ra các chuẩn đào tạo cũng là nhằm đảm bảo quản lí chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu

ra

Phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ chú trọng tích cực hóa học sinh về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải

Trang 22

quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên – học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và

kĩ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phúc hợp

Bảng 1.2: Bảng so sánh một số đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng năng lực

Chương trình định hướng nội

Kết quả học tập cần đạt được mô

tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được, thể hiện mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục

Nội dung

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khoa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được năng lực đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết

GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ, HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp…

Đánh giá

Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung đã học

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình

Trang 23

huống thực tiễn

1.1.3 Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học nhằm phát huy năng lực học sinh

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực bao gồm 4 đặc trưng cơ bản sau:

 Dạy học thông qua các hoạt động của HS: Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn Theo tinh thần này,

GV không cung cấp, áp đặt kiến thức có sẵn mà là người tổ chức và chỉ đạo HS tiến hành các hoạt động học tập như nhớ lại kiến thức cũ, phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn,

 Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, biết cách suy luận để tìm tòi

và phát hiện kiến thức mới, Các tri thức phương pháp thường là những quy tắc, quy trình, phương thức hành động, tuy nhiên cũng cần coi trọng cả các phương pháp có tính chất dự đoán, giả định Cần rèn luyện cho HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen

để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ

 Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác: Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm “tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn” Điều đó có nghĩa, mỗi HS vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽ với nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới Lớp học trở thành môi trường giao tiếp thầy – trò và trò – trò nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung

 Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò: Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống

Trang 24

câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức như theo lời giải; đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót

Như vậy, để hình thành và phát triển năng lực cho HS, cần sử dụng kết hợp nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học khác nhau, đặc biệt cần tổ chức các hoạt động học tập gắn liền với thực tiễn để kích thích và hoạt động hóa người học Một số phương pháp có nhiều ưu thế trong việc hình thành và phát triển năng lực học sinh trong day học như: dạy học theo dự án; nghiên cứu khoa học; dạy học giải quyết vấn đề; phương pháp bàn tay nặn bột, dạy học tìm tòi, khám phá; dạy học bằng bài tập tình huống…

1.4 Ưu và nhược điểm của dạy học theo định hướng phát triển năng lực

HS được chuẩn bị các kỹ năng cần thiết để thành công khi trưởng thành

HS học các kĩ năng để học tập tốt hơn và chịu trách nhiệm về quá trình học tập

Trang 25

Nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học

thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức

1.2 Cơ sở thực tiễn

Để xác lập cơ sở thực tiễn cho đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tình hình thực tế việc dạy và học theo định hướng phát triển năng lực trong DHLS ở trường THPT Phan Đình Phùng

Địa điểm của thời gian khảo sát: Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát GV ở trường THPT Phan Đình Phùng (Địa chỉ: Phan Đình Phùng- Ba Đình - Hà Nội) Đối tượng khảo sát: 8 GV lịch sử và 150 HS khối lớp 10 tại trường THPT Phan Đình Phùng

Kế hoạch tiến hành: Soạn phiếu điều tra, sau đó tiếp xúc, phỏng vấn và phát phiếu điều tra xin ý kiến GV và HS

Nội dung khảo sát:

Nhận thức và thái độ của GV, HS về dạy học chuyên đề, dạy học theo định hướng phát triển năng lực và việc tổ chức dạy học chuyên đề trong DHLS tại trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

Những kết luận rút ra từ thực tiễn tổ chức dạy học chuyên đề trong DHLS và hướng tiếp cận giáo dục theo định hướng phát triển năng lực ở trường phổ thông Các phương pháp điều tra, khảo sát: Phỏng vấn GV lịch sử, HS ở trường THPT về vấn đề cần khảo sát

Phát phiếu điều tra nhằm thu thập ý kiến của GV và HS về các vấn đề cần nghiên cứu

Dự giờ, quan sát hoạt động dạy - học trên lớp của GV và học sinh

Thông qua phiếu điều tra, phỏng vấn GV dạy học bộ môn Lịch sử, các em HS , chúng tôi đã điều tra 8 GV, 150 HS và thu được kết quả về tình hình thực tế như

sau:

1.2.1 Về phía GV

Thứ nhất, nguyên nhân thực trạng dạy học chuyên đề trong DHLS ở thực tế

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 20 GV Lịch sử tại trường THPT Phan Đình Phùng Kết quả là:

Trang 27

Bảng 1.3: Bảng điểu tra 20 GV Lịch sử tại Trường THPT Phan Đình Phùng

Kết quả điều tra cho thấy mức độ các GV rất thường xuyên và thường xuyên thực hiện dạy học theo chuyên đề trong DHLS chiếm đa số là 75%, không có GV nào là chưa thực hiện dạy học chuyên đề trong DHLS Điều đó cho thấy mức độ rất cần thiết của việc dạy học chuyên đề trong DHLS Đặc biệt, về quan điểm về việc dạy học chuyên đề trong DHLS, chúng tôi đã trực tiếp phỏng vấn một số thầy cô thu được câu trả lời như sau: Cô Nguyễn Thị Thu Hương cho rằng: “Việc tổ chức dạy học lịch sử theo chuyên đề rất hay và thú vị, dạy và học theo chuyên đề sẽ giúp

HS hiểu và hệ thống kiến thức một cách logic và cụ thể hơn là áp dụng việc dạy và học theo từng tiết như thông thường.”

Cô Nguyễn Thị Hằng thì cho rằng: “Ngoài việc giúp HS hiểu và hệ thống kiến thức một cách logic theo từng chuyên đề ra thì việc dạy học theo chuyên đề sẽ giúp các em năng động hơn, thỏa sức thể hiện và sáng tạo trong các buổi học chứ không chỉ đơn giản là việc thầy cô truyền thụ, các em tiếp nhận kiến thức như trước nữa

Ví dụ trong tổ chức dạy học cô thường cho các em làm việc nhóm, sử dụng công nghệ trong việc học hay đi thăm quan dã ngoại….”

Tuy nhiên bên cạnh đó các cô cũng tâm sự một số khó khăn khi thực hiện việc dạy học theo chuyên đề trong DHLS như: không đủ thời gian để tiến hành tổ chức một chuyên đề dài, hay việc sắp xếp thời khóa biểu không phù hợp để tổ chức dạy học theo chuyên đề…

Trang 28

Qua kết quả điều tra, có thể kết luận rằng: Các GV rất quan tâm đến việc tổ chức dạy học chuyên đề trong DHLS với rất nhiều hình thức, cách thức tổ chức khác nhau Tuy nhiên vì còn một số lý do cản trở nên tần xuất dạy và học theo chuyên đề vẫn chưa dạt con số tuyệt đối

Thứ 2, về mức độ cần thiết của việc đưa chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch

sử dân tộc Việt Nam” và chương trình DHLS ở trường THPT

Để tiến hành điểu tra, chúng tôi đã khảo sát các GV tại trường THPT Phan Đình Phùng bằng phiếu khảo sát với các mức độ: không cần thiết lắm, cũng cần thiết, cần thiết và rất cần thiết Kết quả thu được là 100% GV đều cho rằng việc đưa chuyên đề “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” vào chương trình DHLS

Trang 29

Bảng 1.4: Bảng khảo sát 8 GV lịch sử

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao

giờ

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lương

Tỷ

lệ (%)

1 GV soạn bài theo

hướng phát triển năng

Trang 30

tích cực, tự lực và sáng tạo của HS chưa nhiểu; GV không đa dạng các hình thức tổ chức các hoạt động để hướng các em tự học và chiếm lĩnh bài học Sự tương tác một chiều giữa thầy cô với HS và sự thiếu tương tác giữa HS – HS, thiếu kết hợp giữa HS – gia đình đặt HS vào thế thụ động tiếp thu một chiều, những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống nhu đối thoại, tranh luận… không được phát triển

Một số GV hoặc lạm dụng hoặc còn thiếu kỹ năng về công nghệ thông tin, chủ yếu dừng lại ở mức trình chiếu Power point, hình ảnh, chưa liên kết sâu sắc chặt chẽ với bài học

Hiện nay, tại nhiều trường THPT tại Việt Nam đang triển khai mô hình trường học mới, vai trò của người GV có sự thay đổi rõ rệt, GV giảng ít hướng dẫn nhiều hơn, nhiệm vụ cơ bản của thầy cô là tổ chức lớp học thành các nhóm, quan sát, hỗ trợ hoạt động của nhóm và từng cá nhân

Tuy nhiên, bởi còn mới mẻ nên các GV còn thiếu kinh nghiệm trong sự phối hợp giữa GV giảng dạy và GV chủ nhiệm trong việc nhận xét, đánh giá HS; nhiều

GV còn chưa linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học; việc hướng dẫn thay đổi thói quen của HS cũng gặp nhiều khó khăn, nan giải Đặc biệt với đặc thù lớp học sí số HS cao (khảng 40- 45 em/ lớp), rất khó khăn để có thể bao quá được toàn bộ quá trình hoạt động của từng HS

1.2.2 Về phía HS

Đối với HS, chúng tôi cúng khảo sát tương tự đối với GV

Thứ nhất, là mức độ cần thiết của tổ chức dạy và học theo chuyên đề

Chúng tôi tiến hành khảo sát 150 HS khối 10 và đưa ra các mức độ như sau: không cần thiết, cũng cần thiết, cần thiết và rất cần thiết thì kết quả thu được là 100% HS đều cho rằng việc tổ chức dạy và học theo chuyên đề là rất cần thiết

Thứ 2, về mức độ cần thiết của việc đưa chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch

sử dân tộc Việt Nam” và chương trình DHLS ở trường THPT

Chúng tôi tiến hành khảo sát 150 HS khối 10 và đưa ra các mức độ như sau: không cần thiết, cũng cần thiết, cần thiết và rất cần thiết thì kết quả thu được là 100% HS đều cho rằng việc đưa chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” là rất cần thiết

Trang 31

Thứ ba, thực trạng hoạt động học theo hướng phát triển năng lực của HS

Chúng tôi khảo sát 150 HS và thu được kết quả như bảng sau:

Bảng 1.5: Bảng khảo sát 150 HS

Thường xuyên Chưa thành

thạo

Chưa có

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lương

Tỷ

lệ (%)

Kết hợp với đánh giá thực tế trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy rằng:

Về phía HS, tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì GV đã giảng Đa phần

HS chưa có thói quan chủ động tìm hiểu, khám phá bài học, lười suy nghĩ HS chưa

Trang 32

hào hứng và bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của mình trước tập thể, cho nên khi phải nói và viết, HS cảm thấy khá khó khăn

Khi phần câu hỏi và bài tập của GV vẫn chưa thay đổi, rập khuôn trong SGK, cùng với sự ra đời của hàng loạt sách giải bài tập hiện nay, khiến một bộ phận HS lười biếng, chép lại, đọc lại mà không chịu vận dụng, suy nghĩ về những lớp nghĩa sâu xa mà bài học muốn truyền tải

Nổi bật là tình trạng HS thiếu nhiều về kiến thức lịch sử, rất ít HS đọc và nghiên cứu tài liệu trước ở nhà

Với mô hình trường học mới đang được triển khai, một bộ phận HS chưa có ý thức cao trong việc tự học, còn hạn chế khi tham gia thảo luận nhóm Trong một nhóm chỉ có một vài em có ý thức học, biết hợp tác, các em khác còn thiếu tập trung

Trang 33

Tiểu kết chương I

Thông qua việc nghiên cứu những cơ sở lí luận về tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực , chúng tôi đã bước đầu góp phần làm sáng tỏ nội dung chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam” trong DHLS ở trường THPT theo định hướng phát triển năng lực

Qua đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh những đặc điểm, ý nghĩa, hiệu quả của việc vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực vào DHLS, đồng thời dạy học theo định hướng phát triển năng lực cũng được coi là một con đường mới hình thành hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ cho, góp phần hình thành những năng lực chung và chuyên biệt cho HS trong DHLS

Việc tìm hiểu thực trạng dạy học theo định hướng phát triển năng lực và hoạt động tổ chức dạy học chuyên đề lịch sử ở trường THPT, chúng tôi nhận thấy một thực trạng: dạy học chuyên đề đã dần được đưa vào giảng dạy tại trường phổ thông đánh dấu sự thay đổi linh hoạt thay đổi cách dạy và học lịch sử với những phương pháp dạy học khác nhau Tuy nhiên việc thực hiện dạy học chuyên đề chưa đồng đều giữa các khối lớp và chưa thực sự hấp dẫn mang tính ưu việt vượt trội hơn hẳn dạy học truyền thống Đồng thời quá trình khảo sát về giáo dục định hướng phát triển năng lực cho thấy hướng tiếp cận giáo dục theo định hướng phát triển năng lực

HS còn rất xa lạ và bỡ ngỡ với cả GV và HS hoặc đã biết đến những không hiểu bản chất của phương pháp Bởi vậy, đặc biệt đây còn là ẩn số khi vận dụng vào DHLS

mà chúng tôi đang từng bước đi tìm lời giải

Chắc hẳn ai cũng biết giáo dục lịch sử có vai trò quan trọng trong việc nên những công dân tốt, đem những điều tốt đẹp cống hiến cho xã hội Bằng cách vận dụng liên môn và hoạt động trải nghiệm, dạy học theo hướng phát triển năng lực sẽ giúp các em có thể phát triển tối đa năng lực bản thân trong học tập cũng như sáng tạo và giải quyết những vấn đề cụ thể trong cuộc sống Từ đó các em có niềm tin vào những tri thức mà mình đã khám phá và biết phát triển cho những ý tưởng bản thân Điều này không chỉ có giá trị đối với việc học tập bộ môn mà còn có giá trị

lớn đối với cuộc sống của các em

Trang 34

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ: “HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ DÂN TỘC VIỆT NAM” TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ LỚP 12 (CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018) THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch

sử dân tộc Việt Nam”

2.1.1 Vị trí

Trong Chương trình giáo dục Phổ thông mới (2018) chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc” nằm trong nội dung Lịch sử Việt Nam thuộc chương trình học lớp 12 Bên cạnh tìm hiểu vai trò của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, chuyên đề còn giúp các em hiểu thêm về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Hồ Chí Minh, đồng thời đánh giá được cái nhìn về Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Việt Nam cũng như quốc tế Đây là một chuyên đề vốn quen thuộc với HS nhưng cũng rất thú vị, mới mẻ vì học sinh sẽ được tìm hiểu những câu chuyện đời thường giản dị, hay những câu chuyện khi chiến đấu anh dũng xung quanh cuộc đời Hồ Chí Minh mà không được đề cập đến trong sách vở Bên cạnh các kiến thức lịch sử khô khan, việc đưa các yếu tố xã hội gần gũi vào chuyên đề sẽ giúp cho việc học Lịch sử trở nên mềm mại và thu hút hơn rất nhiều, đặc biệt là nội dung chuyên đề lại là một nhân vật lịch sử nên sẽ có rất nhiều khía cạnh thú vị để khai thác Vì vậy, nó có một vị trí quan trọng, góp phần hoàn thiện kiến thức lịch sử Việt Nam cho HS THPT và có ý nghĩa không nhỏ trong việc thực hiện mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của toàn bộ chuyên đề lịch sử theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục và Đào tạo

Việc dạy học chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc” theo định hướng phát triển năng lực sẽ giúp các em có cái nhìn đa chiều hơn về nhân vật lịch

sử Hồ Chí Minh Đặc biệt phát triển được năng lực của HS, không chỉ phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn có phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể

Trang 35

2.1.2 Mục tiêu

Sau khi học xong chuyên đề: “Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc” HS cần đạt

được các mục tiêu về kiến thức, kĩ năng và thái độ như sau:

 Về kiến thức

- Giới thiệu được cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh

- Phân tích được nội dung cơ bản con đường cứu nước của Hồ Chí Minh

- Phân tích được quá trình chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, tổ chức của Hồ Chí Minh cho sự ra đời của Đảng Cộng sản

- Trình bày được vai trò của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945, kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) và kháng chiến chống Mỹ (1954- 1969)

- Giải thích được vì sao nhân dân thế giới đánh giá cao những cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam

 Về kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng đánh giá khách quan về sự kiện, nhân vật lịch sử

- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản: phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, suy luận, phán đoán, phản biện các sự kiện và nhân vật lịch sử

- Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, xử lý tình huống, diễn xuất

- Phát triển kỹ năng thực hành bộ môn: sưu tầm và sử dụng tài liệu tham khảo, quan sát, phát hiện, liên hệ thực tế… Đặc biệt là khả năng lập luận, tư duy logic, liên hệ môn học với thực tế

 Về thái độ

- Có ý thức trân trọng những đóng góp của Hồ Chí Minh đối với Cách mạng Việt Nam

- Có ý thức trân trọng những cống hiến và giá trị tư tưởng văn hóa của Chủ tịch

Hồ Chí Minh, tích cực tham gia phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh

 Về định hướng phát triển năng lực

Trang 36

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; năng

lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt: Tái hiện sự kiện, xác định mối liên hệ giữa các sự kiện

hiện tượng lịch sử, tìm kiếm thông tin và phát hiện kiến thức và HS tự đưa ra nhận xét, đánh giá của bản thân về các sự kiện lịch sử

- Năng lực tái hiện lich sử qua các tư liệu nghiên cứu về cuộc đời Hồ Chí Minh

- Năng lực thực hành bộ môn: khai thác sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh, phim tài liêu lịch sử, lược đồ lịch sử

- Vận dụng kiến thức lịch sử đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn

2.1.3 Nội dung của chuyên đề

Nội dung chuyên đề sẽ bao gồm các kiến thức cơ bản, nâng cao và bên cạnh

đó còn có những kiến thức mới, thú vị mà chưa đề cập đến trong SGK Nội dung chuyên đề sẽ bao gồm 6 phần:

 Khái quát về cuộc đời của Hồ Chí Minh

 Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh

 Vai trò của Hồ Chí Minh đối với việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản

 Hồ Chí Minh lãnh đạo Cách mạng tháng Tám 1945 thành công

 Vai trò của Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp (1946- 1954) và kháng chiến chống Mĩ (1954- 1969)

 Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân Thế giới và Việt Nam

Dưới đây là nội dung của từng phần:

Thứ nhất, khái quát về cuộc đời của Hồ Chí Minh

 Tiểu sử Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và nhiều bí danh, bút danh khác) sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam

Đàn, tỉnh Nghệ An; mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội

- Quê quán: Làng Sen - Kim Liên - Nam Đàn - Nghệ An

Trang 37

- Gia đình: Cha- Nguyễn Sinh Sắc; mẹ- Hoàng Thị Loan; chị gái - Nguyễn Thị

Thanh; anh trai - Nguyễn Sinh Khiêm; em trai – Nguyễn Sinh Xin

- Tháng 6/1911, trước sự bế tắc của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc quyết định sang phương Tây tìm đường cứu nước Người đã tiếp nhận chủ nghĩa Mác Lênin, sác định đường lối giải phóng dân tộc thuộc địa rồi tích cựu truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin về nước, chuẩn bị cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt

Nam

- Năm 1923, từ Pháp, Người sang Liên Xô rồi trở về Trung Quốc hoạt động Người trực tiếp chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (T2/ 1930) Ngày 28/01/1941, sau 30 năm xa Tổ quốc, Người trở về Cao Bằng- mảnh đất

“đầu nguồn” của cách mạng Việt Nam Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi

Cùng vào thời điểm đó, các “tân thư”, “tân văn”, “tân báo” và những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản, Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân dân ta đã chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu Nho học có tư tưởng tiến bộ, thức

Trang 38

thời, tiêu biểu như: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh đã cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu tranh yêu nước chống thực dân Pháp theo mục tiêu và phương pháp mới Song, chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập của Phan Bội Châu đã thất bại Chủ trương “ỷ Pháp cầu tiến bộ”, khai nông dân trí, nâng cao dân khí trên cơ sở đó mà lần lần tính chuyện giải phóng… của Phan Châu Trinh cũng không thành công Còn con đường khởi nghĩa của anh hùng Hoàng Hoa Thám thì vẫn mang nặng “cốt cách phong kiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra những hạn chế trong con đường cứu nước của các vị tiền bối: “Cụ Phan Chu Trinh yêu cầu thực dân Pháp thực hiện cải lương, việc này “chẳng khác nào xin nhận rủ lòng thương” Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp ta đuổi Pháp cũng chẳng khác gì “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”

Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, đã trực tiếp đấu tranh chống Pháp, nhưng còn nặng cốt cách phong kiến, mà con đường theo lập trường phong kiến thì đã hết thời”. “Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn thắng lợi phải đi theo một con

đường mới” [5]

- Hoàn cảnh Thế giới:

Trong khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến phải đi tới, việc cứu nước như trong đêm tối “không có đường ra” thì lịch sử thế giới giai đoạn này cũng đang có những biến chuyển to lớn.[5]

Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang giai đoạn độc quyền đã xác lập quyền thống trị của chúng trên phạm vi toàn thế giới Chủ nghĩa

đế quốc đã trở thành kẻ thù chung của các dân tộc thuộc địa

Có một thực tế lịch sử là trong quá trình xâm lược và thống trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước ở Châu Á, Châu Phi và Mỹ Latinh, sự bóc lột phong kiến trước kia vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ nghĩa Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện thêm các giai cấp, tầng lớp xã hội mới, trong đó có giai cấp công nhân và giai cấp tư sản

Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các tư bản chủ nghĩa vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến một cao trào mới của cách mạng thế giới với đỉnh

Trang 39

cao là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh cả dân tộc Châu Á”

Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà nước tư sản, thiết lập Chính quyền

Xô viết, mở ra một thời kì mới trong lịch sử loài người Cách mạng vô sản ở nước Nga thành công đã nêu một tấm gương sáng về sự giải phóng các dân tộc bị áp bức,

“mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc”[2]

Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc tế Cộng sản (tháng 3- 1919), phong trài công nhân trong các nước tư bản chủ nghĩa phương Tây

và phong trào gải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phương Đông, càng có quan

hệ mật thiết với nhau hơn trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc Đặc biệt sự kiện này đã soi sáng cho con đường cứu nước của Hồ Chí Minh

- Hoàn cảnh quê hương:

Hồ Chí Minh sinh ra tại quê nhà Nam Đàn – một trong 17 huyện của tỉnh Nghệ An, nằm ở phía nam đông nam, hạ lưu sông Lam Huyện Nam Đàn, phía đông giáp với Hưng Nguyên và Nghi Lộc, phía Tây giáp với huyện Hương Sơn và huyện Đức Thọ thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh Thời tiết và khí hậu Nam Đàn rất khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài và bão lụt thường xảy ra gây nên không ít khó khăn Thế nhưng đây lại là những cái nôi sản sinh ra những vị anh hùng của dân tộc, danh nhân của đất nước như Phan Bội Châu, Mai Thúc Loan, Đình Nguyên, Nguyễn Đức Đạt Mặc dù, điều kiện hết sức khắc nghiệt nhưng người dân xứ Nghệ rất giàu truyền thống văn hóa và đánh giặc, giữ nước Nơi đây hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa gắn với tên tuổi chiến công của các bậc anh hùng dân tộc, nêu cao ý chí chống giặc ngoại xâm từ bao đời nay Sinh ra trong truyền thống quê hương giàu lòng yêu nước như vậy nên từ nhỏ Hồ Chí Minh đã có trong mình khao khát chống giặc ngoại xâm mãnh liệt

- Hoàn cảnh gia đình:

Ảnh hưởng từ người cha – Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc Hồ Chí Minh sinh

ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân Cha của Người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, cụ là người thầy đầu tiên của Hồ Chí Minh- dạy chữ,

Trang 40

dạy làm người và giáo dục lòng yêu nước cho con Trong năm năm từ chối không ra làm quan, Nguyễn Sinh Sắc thường đến những nơi có phong trào đấu tranh chống Pháp sôi nổi và anh dũng, kết giao với những người có lòng yêu nước, có chí cứu nước đặc biệt là lớp sĩ phu yêu nước, có tư tưởng “bài” phong kiến, chống Pháp như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Vân… Và điều đặc biệt, đi đến đâu ông cũng thường cho Hồ Chí Minh đi cùng Việc định hướng đầu tiên của người cha thể hiện ở quyết định cho các con đến học một người thầy giáo có lòng yêu nước thương dân đó là thầy Vương Thúc Quý, đặc biệt đây là sĩ phu có tư tưởng cấp tiến Năm 1905, cụ Sắc cho 2 người con trai của mình xuống Vinh học trường Tiểu học Pháp- bản xứ Chính tại ngôi trường này, Hồ Chí Minh được tiếp xúc với văn hóa phương Tây và lần đầu tiên biết đến khẩu hiệu: Tự do- Bình đẳng- Bác ái Sau này Người nhắc lại: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái… Và từ thủa ấy, tôi rất muốn quen vơi nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy” Ngoài thời gian học tập, Nguyễn Tất Thành thường được cha đưa đến các vùng trong tỉnh như làng Đồng Thái (quê hương của Phan Đình Phùng), thăm các di tích làng Lục niên, miếu thờ

La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp, Đây là những bài học thực tế bổ ích, quan trọng, mắt thấy, tai nghe đã góp phần hình thành tư tưởng yêu nước và chí hướng cách mạng của Nguyễn Tất Thành Sự giáo dục của Nguyễn Sinh Sắc không chỉ truyền cho các con trí tuệ, học vấn, mà còn truyền lòng nhiệt huyết, chí khí mạnh mẽ và động lực vượt qua mọi gian nan để vươn tới sự nghiệp lớn cứu nước, cứu dân, giải phóng dân tộc Tính cách, ý chí của người dân xứ Nghệ, lòng yêu nước, thương dân của cụ Nguyễn Sinh Sắc đã ảnh hưởng sâu sắc và theo suốt cuộc đời Hồ Chí Minh sau này

Ảnh hưởng từ người mẹ nhân từ và hiền hậu – Bà Hoàng Thị Loan Bà đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước Bà đã giáo dục con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điệu dân ca xứ Nghệ, bằng tục ngữ, ca dao Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về cuộc sống, dạy con biết yêu lao động, biết làm những việc phù hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê, chịu

Ngày đăng: 16/03/2021, 21:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w