1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ôn thi đại học chuyên đề hồ chí minh

48 253 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 240,5 KB

Nội dung

hồ Chí minh Đề 1: Hãy nêu những tư tưởng chính trong quan điểm nghệ thuật của NAQ - HCM. Bài làm Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ cách mạng đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn. Sinh thời Người không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ. Người yêu thích văn nghệ nhưng do yêu cầu của cuộc đấu tranh CM, Người sáng tác thơ văn và chính Người đã trở thành nhà văn, nhà thơ lớn. Riêng về mặt văn học, tác giả HCM có vị trí quan trọng trong lịch sử, không chỉ ở những sáng tác thơ văn mà còn ở cả quan điểm sáng tác nghệ thuật của người. Nói về quan điểm sáng tác nghệ thuật của HCM là nói về quan điểm của Người với chính sáng tác của mình, đồng thời cũng là nói về một quan điểm nghệ thuật có tầm khái quát rộng lớn, là chân lý trong sáng tạo nghệ thuật. Với HCM sáng tác nghệ thuật là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp CM. Người quan niệm văn thơ là vũ khí chiến đấu có sức mạnh to lớn và nhà thơ là chiến sỹ tham gia cuộc đấu tranh xã hội. Trong bài thơ “Cảm tưởng đọc thiên gia thi” sau khi nhận xét tình cảm của các nhà thơ xưa đối với thiên nhiên Người đã viết: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Thơ có thép nghĩa là thơ phải có tính chiến đấu, tính CM. Nhà thơ phải biết xung phong nghĩa là nhà thơ bằng sáng tạo nghệ thuật tham gia vào các hoạt động xã hội, tham gia vào công việc CM với tinh thần tiến công của người chiến sỹ. Trong thư gửi các họa sỹ năm 1951 HCM khẳng định thêm quan điểm sáng tác của mình: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sỹ trên mặt trận ấy”. Từ câu nói này chúng ta thấy tác giả HCM đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động văn học nghệ thuật, một mặt trận có nhiều gay go phức tạp, có tầm quan trọng chẳng khác nào các mặt trận chính trị, kinh tế và xã hội khác. Cũng trong câu nói ấy, Người đã xác định vai trò chiến sỹ và trách nhiệm to lớn của người làm công tác văn hóa văn nghệ. Quan điểm sáng tác trên của HCM là sự tiếp nối quan điểm văn học tiến bộ của cha ông ta trong quá khứ và được nâng cao trong thời đại CM. Đó là sự tiếp nối quan điểm văn chương “chuyên chú ở người” của Nguyễn Siêu, tinh thần “đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của NĐC. HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức của văn học nghệ thuật. Với Người đối tượng thưởng thức trong thời đại CM phải là quảng đại quần chúng nhân dân. Quan điểm này thể hiện ở ngay trong cách viết của Bác. Trước khi cầm bút bao giờ Người cũng tự đặt ra các câu hỏi: Viết cho ai?, viết để làm gì? rồi sau đó mới quyết định: viết cái gì và viết như thế nào? theo tác giả chính đối tượng và mục đích sẽ quyết định nội dung và hình thức viết. Truyện và Ký của Người viết vào những năm 20 với mục đích tố cáo âm mưu xảo quyệt của TD P và tay sai. Đối tượng tác động trước hết là nhân dân Pháp và những người biết tiếng Pháp. Chính vì vậy truyện và ký được sáng tác bằng tiếng Pháp với một bút pháp rất hiện đại ở châu Âu lúc đó. Còn những bài ca động viên, tuyên truyền CM, đối tượng chủ yếu là quần chúng nhân dân với mục đích giác ngộ, dẫn dắt quần chúng thì hình thức được Bác sử dụng rất giản dị, dễ hiểu như một bài vè trong dân gian: “Thương ôi những bạn dân cày Chân bùn tay lấm suốt ngày gian lao” hoặc: “Dịp này là dịp trời cho Lo cứu nước tức là lo cứu mình” (Ca dân cày) Do xác định được đối tượng tiếp nhận của văn học là quần chúng nhân dân nên Người rất chú ý đến quan hệ giữa phổ cập và nâng cao trong văn nghệ. Phổ cập để quần chúng hiểu và yêu thích văn nghệ, nhưng phải nâng cao để bồi dưỡng trình độ, năng lực thẩm mĩ cho nhân dân. Tác giả HCM luôn luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thật, phải phản ánh đúng bản chất của cuộc sống. Văn chương không cần phải thi vị hoá cuộc sống, không cần phải làm cho cuộc sống trở nên mơ mộng mà văn chương phải gắn với cuộc đời, nói những chuyện của cuộc đời và giúp người đọc thêm yêu cuộc sống của mình hơn, phấn đấu cho một đời sống tốt đẹp hơn. Xem triển lãm hội họa trong những năm đầu CM, Bác thấy các nghệ sĩ của chúng ta là những người vẽ đẹp, có tài năng nhưng vẫn còn một số biểu hiện chưa đúng, đặc biệt là trong việc phản ánh cuộc sống. Bác đã kịp thời góp ý “chất mơ mộng nhiều quá, mà cái chất thật của sự sinh hoạt rất ít”. Người yêu cầu văn nghệ sĩ phải miêu tả cho hay, cho chân thật tất cả những hiện thực của CM. Bên cạnh việc phê phán những cái sai, cái xấu, văn học cần phải biểu dương cái tốt, cái đúng và phải nêu gương người tốt việc tốt. Tính chân thực chính là cái gốc của văn chương. Về hình thức biểu hiện t/g HCM không tán thành lối viết cầu kỳ, xáo rỗng “viết và nói cố nhiên phải vắn tắt song phải có nội dung. Phải chữa cho hết bệnh nói dài viết rỗng”. Người luôn luôn phê phán cách viết theo kiểu “tràng giang đại hải”, viết theo lối “rau muống”, Người quan tâm tới hình thức phải sao cho “trong sáng vui tươi”. Là người biết nhiều tiếng nước ngoài và sử dụng khá thành thạo chúng nhưng Bác luôn luôn quan tâm tới việc sử dụng tiếng Việt. Bác thường nhắc nhở các văn nghệ sĩ tránh dùng từ nước ngoài một cách vô nguyên tắc. Bác căn dặn các văn nghệ sĩ “không nên vay mượn lu bù để lòe thiên hạ”. Nhà văn, nhà thơ phải là người sáng tạo, sử dụng ngôn từ cho hay và tinh tế. Cũng về hình thức biểu hiện t/g HCM rất coi trọng tính dân tộc của các t/p văn chương. Trong sáng tác của mình Người thường vận dụng lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân và sử dụng linh hoạt các câu ca dao, tục ngữ trong bài viết của mình. Chính vì lẽ đó, t/p của Bác được rất nhiều người ưu thích. HCM là nhà thơ lớn nhưng trước hết Người là nhà CM lớn. Vì vậy đối với Người văn thơ trước hết phải là vũ khí chiến đấu, nhà nghệ sĩ đồng thời là người chiến sỹ phục vụ sự nghiệp CM của nhân dân, của đất nước. T/g HCM rất chú ý tới tác dụng xã hội của văn chương đồng thời rất coi trọng giá trị nghệ thuật của t/p. Đó là quan điểm thật sự khoa học và CM. Nó có tác dụng to lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nó có tác dụng soi đường cho văn học CMVN. vi hành Đề 1: Anh (chị) hãy phân tích truyện ngắn "Vi hành" để thấy một sáng tạo nghệ thuật độc đáo, bút pháp châm biến bậc thầy của NAQ. Bài làm. Bút pháp mỉa mai châm biếm, đả kích kẻ thù là một trong những nét sáng tạo nghệ thuật độc đáo trong nhiều truyện ngắn của t/g NAQ. Bằng những sáng tạo độc đáo ấy, NAQ đã phơi bày bản chất tàn bạo, giả dối của chế độ thực dân Pháp và bộc lộ thái độ khinh bỉ bọn vua quan bù nhìn bán nước hại dân. Nhân chuyến đi ô nhục của vua Khải Định sang Pháp dự cuộc đấu xảo năm 1922, t/g NAQ đã viết truyện ngắn “Vi hành” đăng trên báo “Nhân đạo” Pháp tháng 2/1923 để lật tẩy những âm mưu thâm độc của Pháp núp sau con bài chính trị Khải Định. Có thể nói “Vi hành” là truyện ngắn thể hiện một cách tập trung nhất và thành công nhất những nét nghệ thuật độc đáo và bút pháp châm biếm sắc bén của tác giả. Sáng tạo độc đáo đầu tiên mà người đọc dễ dàng nhận thấy là ở việc đặt nhan đề tác phẩm. “Vi hành” là một nhan đề có ý nghĩa sâu sắc mang tính hài hước và châm biếm sâu cay. Mượn cách hiểu thông thường về nghĩa của từ “vi hành” là cuộc đi kín đáo, lặng lẽ, bí mật của những nhà vua anh minh sáng suốt thời xưa để tìm hiểu thực trạng cuộc sống nhân dân từ đó đề ra được những chính sách thích hợp giúp dân đỡ lầm than khổ cực. T/g nói đến cuộc đi lén lút, ám muội của vua Khải Định trên đất Pháp. Cuộc đi này làm gì có mục đích vì dân, cho dân. Nó là cuộc đi của một con chó theo chủ, hết lòng vì chủ, một cuộc đi ám muội bẩn thỉu, mang mục đích chính trị đê hèn. Cách đặt tên truyện như vậy thể hiện cái nhìn sắc sảo đầy trí tuệ của t/g. Thành công trước nhất của “Vi hành” về mặt nghệ thuật đó là việc sử dụng hình thức một lá thư để kể chuyện, để dẫn dắt bạn đọc. Dùng hình thức một bức thư trong việc viết truyện không phải là điều gì mới mẻ lúc bấy giờ. Trước NAQ chắc chắn có nhiều người sử dụng hình thức này trong sáng tạo nghệ thuật. Bởi vậy, việc sáng tạo ở đây phải được đánh giá chính là ở chỗ t/g NAQ đã sử dụng một cách thành công hình thức thư ấy. Một mặt như phương tiện nghệ thuật phù hợp nhất, một mặt khác lại như một vũ khí chiến đấu phục vụ đắc lực cho công cuộc CM của mình. Đây là chỗ mới, chỗ sáng tạo của t/g. Việc dùng hình thức thư từ như vậy trong “Vi hành” giúp t/g dễ dàng dùng hình thức truyện lồng trong truyện để có cơ hội cho nhân vật Khải Định có đầy đủ mọi điều kiện bộc lộ hết bản chất và chân tướng. ở đây chúng ta thấy có chuyện của đôi trai gái người Pháp đan xen với chuyện của t/g với cô em họ. Khi thì đôi trai gái người Pháp đánh giá nhận xét, bàn luận về Khải Định, khi thì t/g quay sang trò chuyện tâm sự với cô em họ. Cách viết như vậy đã giúp cho t/g giấu đi cái chủ quan để làm nổi bật lên là một giọng điệu trần thuật khách quan trong khi đánh giá, nhận xét về Khải Định. Nhờ hình thức thư từ riêng, chấp nhận lối viết phóng túng tự do nên trong “Vi hành” t/g có thể chuyển đổi giọng điệu một cách thoải mái, linh hoạt tạo điều kiện cho việc thể hiện tư tưởng. Đang từ giọng trần thuật khách quan, cuộc trò chuyện của đôi trai gái Pháp về chuyển”vi hành” của vua Khải Định. Nhưng khi muốn trình bày những suy nghĩ riêng tư t/g dễ dàng chuyển sang lời tâm sự, bộc bạch với cô em họ của mình “cô thử nghĩ, làm sao mà không xúc động sâu xa được khi được đối đãi như thế?”. Có thể chúng ta tìm thấy trong “Vi hành” nhiều giọng điệu khác nhau như vậy. Khi thì trang nghiêm, khi thì thủ thỉ tâm sự, khi lại phẫn uất cao độ. Với hình thức của một lá thư việc chuyển đổi giọng điệu như vậy đã giúp cho giọng điệu gần gũi với đời thường mà không làm ảnh hưởng đến kết cấu chung của t/p, không gián đoạn mạch cảm xúc của t/g. Cũng nhờ hình thức thư từ, việc chuyển cảnh của t/p cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Đang từ cảnh trò chuyện của đôi trai gái Pháp trên toa xe điện ngầm bên Paris, t/g quay về quê nhà Việt Nam với cảnh “đôi chúng ta như đôi chim ấy thôi, đậu vắt vẻo trên đầu gối ông bác thân yêu, nghe bác kể chuyện cổ tích”. Rồi lại đột ngột sang Tàu, sang Nga cùng với việc vua Thuấn, vua Pie đi vi hành. Cách chuyển cảnh như vậy là phù hợp với nội dung thông thường của một bức thư và vì vậy người đọc không thấy phân tán khi phải theo t/g di chuyển hết từ không gian này đến không gian khác, cách biệt nhau hàng ngàn cây số và cách xa chúng ta hàng trăm thế kỷ. Ngoài ra, với hình thức một bức thư t/g có thể liên hệ tạt ngang hoặc so sánh một cách thoải mái. Thư riêng cho phép người viết đang từ “chuyện nọ xọ chuyện kia”, đang từ đối tượng này sang đối tượng khác nhiều khi chẳng dính líu gì đến nhau một cách khá dễ dàng. Đang nói chuyện về người Việt Nam bị mật thám Pháp theo dõi, t/g chuyển sang nói chuyện vua Khải Định như một con rối mua vui cho dân chúng Pháp. Rồi đang từ chuyện đôi trai gái Pháp trò chuyện với nhau trên xe điện t/g chuyển sang nói chuyện suy đoán của bản thân mình về những hành vi bất chính của Khải Định. Không ai cấm t/g liên hệ tạt ngang như vậy. Chính việc liên hệ này giúp t/g tăng được hiệu quả của sự phê phán. Khải Định đã hiện lên đúng với bộ dạng vốn có của hắn một kẻ chán cảnh làm ông vua to muốn nếm thử cuộc đời của các cậu “công tử bé” sống hành lạc và mất hết nhân cách. Nghệ thuật độc đáo của “Vi hành” còn được thể hiện trong việc xây dựng nhân vật Khải Định. Là nhân vật chính nhưng Khải Định lại vắng mặt không hiện lên trực tiếp trong t/p. Tuy vậy ông vua này vẫn được khắc họa một cách nổi bật qua lời trò chuyện của đôi trai gái Pháp. Trong con mắt của họ Khải Định hiện lên với chân dung kỳ quái, dị dạng, với khuôn mặt xấu xí, cái mũi tẹt, đôi mắt xếch và mặt bủng như vỏ chanh. Trang phục của Khải Định cũng thật khác thường giống như một con rối trong rạp xiếc, đầu hắn đội cái nón chóp như một chụp đèn, tay đeo đầy nhẫn, trên người khoác đủ lụa là trông như một mụ đàn bà. Còn hành động của Khải Định thì lấm lét như kẻ có hành vi bất chính, chắc chắn Khải Định không phải như vua Thuấn, vua Pie “những bậc cải trang vĩ đại” muốn đi sâu vào cuộc sống nhân dân mà Khải Định chỉ là một kẻ đi lo chuyện riêng, vì “những lý do ít cao thượng”. Người Pháp thường gặp hắn ở trường đua ngựa, ở hiệu cầm đồ, ở kho hành lý của nhà ga hơn thế nữa Khải Định xuất hiện ở Paris với tư cách là một vai hề rẻ tiền trên sân khấu chính trị. Sự có mặt của hắn đã giúp cho người Pháp có thêm một trò cười đúng lúc khi mà kho giải trí của họ đã cạn kiệt. Có thể nói rằng bộ mặt xấu xa, bù nhìn, bán nước của vua Khải Định đã hiện lên một cách rõ ràng dưới ngòi bút của t/g. Tính chiến đấu của truyện cũng chính là ở chỗ này. Trong truyện ngắn việc sáng tạo tình huống truyện là một khâu then chốt. Tình huống như một thứ nước rửa ảnh làm nổi rõ hình ảnh, tính cách hành động của nhân vật và làm nổi bật tư tưởng của tác giả. ở tác phẩm “Vi hành” t/g NAQ đã sáng tạo được một tình huống truyện độc đáo. Đó là một chuỗi những sự lầm lẫn oái oăm, tức cười gây được hiệu quả châm biếm cao. Trước hết là sự lầm lẫn của đôi trai gái Pháp trên xe điện ngầm. T/g người bị đôi trai gái nọ nhầm là vua Khải Định đành phải lằng lặng chịu đựng những cặp mắt dò xét, soi mói của họ. Sự lầm lẫn của đôi trai gái ấy không phải là sự vô lý bởi lẽ đối với người phương Tây họ khó phát hiện những nét khác nhau ở người da vàng, khó phân biệt KĐ với t/g. Người cũng có cái mũi, nước da, mái tóc giống với những người châu á khác. Tạo ra tình huống này, t/g có điều kiện để thể hiện chân dung KĐ một cách khách quan hơn, tính châm biếm sâu cay hơn, đạt hiệu quả nghệ thuật cao hơn. Vì KĐ xuất hiện trên đất Pháp với hình dáng điệu bộ không có gì đúng với tư cách của một ông vua cho nên không phải chỉ đôi trai gái nọ bị nhầm lẫn mà ngay cả dân chúng Pháp cũng lầm tưởng rằng vua KĐ đang đi vi hành, đi tìm hiểu đời sống của người dân Việt Nam trên đất Pháp. Thật là một sự khôi hài ! ở đây t/g sử dụng phép “lạ hóa” KĐ trong con mắt người châu Âu để biến hắn từ một vị hoàng đế thành một thằng hề ngộ nghĩnh chỉ đáng mua vui cho dân chúng Pháp. Sự phê phán của t/g như vậy thật hết sức mạnh mẽ quyết liệt. Nhưng KĐ hiện lên không phải chỉ có như vậy để tiếp tục phê phán tính chất lén lút mờ ám của chuyến đi này t/g đã đẩy sự lầm lẫn lên cao hơn nữa. Tất cả dân chúng Pháp đều bị nhầm lẫn, NAQ (tức t/g) hay bất kỳ người dân Việt Nam nào khác đang sống trên đất Pháp đều là vua KĐ cả. Mà không phải chỉ dân chúng Pháp ngay cả chính phủ Pháp kẻ đã mời đích danh KĐ sang Pháp cũng không nhận được ra đâu là khách của mình nữa. Để tránh sự thất thố về mặt ngoại giao họ đành đối xử với tất cả những người dân da vàng khác như đối với vị hoàng đế AN Nam. Trên thực tế không thể có chuyện như vậy nhưng đây là một t/p nghệ thuật nên t/g cố tình tạo ra tình huống truyện như vậy để dùng sức mạnh của nghệ thuật lột trần chuyến đi ám muội của vị hoàng đế đó. Chuyện đúng là “bịa” nhưng lại phản ánh những gì có thật về một chuyến đi, về một vấn đề đặt ra rất nghiêm túc trong cuộc sống số phận của một dân tộc. Trong “Vi hành” t/g đã rất thành công trong việc sử dụng nghệ thuật châm biếm mỉa mai. Tiếng cười ở đây không giòn giã mà thâm trầm sâu lắng mang đầy tính chất trí tuệ sắc sảo của dân tộc Việt Nam, humour của Pháp. Người đọc chỉ phát hiện chất mỉa mai châm biếm của t/g và cười được khi họ có tầm am hiểu, nhận thức cao. Phải khẳng định rằng nếu không có một trí tuệ lớn, một vốn văn hóa sâu rộng cùng một tinh thần yêu nước cao độ thì khó có thể tạo ra một t/p “Vi hành” có nội dung phong phú và nghệ thuật châm biếm sâu sắc đến như vậy. Cái cười trong t/p là cái cười sắc sảo, giàu sắc điệu. Người đọc khi đọc xong phải ngẫm nghĩ nhận ra cái chua chát, cái trái quy luật của sự vật hiện tượng rồi sau đó mới cười. Sự sắc sảo của t/g là ở chỗ đã phát hiện ra những mâu thuẫn bên trong của hiện tượng và đặt chúng cạnh nhau tạo nên sự đối lập gay gắt. Một bên là cái danh khách mời đặt bên cái lén lút, nhố nhăng. Một bên cái tiếng hoàng đế thì cao lại đặt cạnh cái dáng của một thằng hề lố bịch lại rất thấp. Tiếng cười từ sự tương phản đối lập ấy càng nghĩ càng ngấm mà càng ngấm lại càng đau nhất là đối với một con người yêu nước thương nòi như t/g NAQ. “Vi hành” là một t/p có giá trị cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật và mang đầy tính chiến đấu. Tuy t/p được viết ra vì mục đích chính trị nhưng lại đạt tới một trình độ nghệ thuật cao đặc biệt là nghệ thuật châm biếm trào phúng. T/p là sự kết hợp hài hòa giữa chính trị, nghệ thuật, là thể hiện mối quan hệ giữa chiến sĩ và nghệ sĩ. ở đây mũi tên chính trị đã được nghệ thuật chắp cánh và bay trúng đích. Thành công lớn của t/p chính là ở chỗ đó. Đề 2: Phân tích giá trị đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của NAQ trong truyện ngắn Vi hành. Bài làm. “Vi hành” là truyện ngắn đạt đến sự mẫu mực của thể loại truyện ngắn viết về đề tài chính trị nhưng lại rất giàu giá trị nghệ thuật. Truyện ngắn vì thế chính trị 100% mà nghệ thuật cũng 100%. “Vi hành” cho thấy sự điêu luyện trong ngòi bút văn xuôi tự sự của NAQ, đặc biệt là ở thể loại truyện ngắn, cực ngắn được viết với cảm hứng trào phúng mạnh mẽ để đạt tới tính chiến đấu cao. Với truyện ngắn “Vi hành” NAQ đã kết hợp một cách tài tình giữa chất trữ tình trào phúng và chất chính luận sắc sảo, kết hợp một cách hài hòa giữa nghệ thuật trào phúng phương Tây (với tiếng cười umua) hóm hỉnh, nhẹ nhàng với nghệ thuật trào phúng phương Đông thâm trầm sâu sắc. “Vi hành” đã thể hiện chất trí tuệ cao siêu và chất hiện đại của ngòi bút truyện ngắn bậc thầy NAQ. Truyện ngắn “Vi hành” in trên báo “Nhân đạo”ngày 19/2/1923 cùng một loạt t/p của NAQ có chung một đề tài và hướng tới một mục đích. Đó là những t/p như vở kịch “Con rồng tre”, “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, “Sở thích đặc biệt”... hàng loạt những t/p này cũng như “Vi hành” ra đời nhân dịp KĐ - hoàng đế An Nam theo lời mời của Chính phủ Pháp sang dự hội chợ thuộc địa ở Mác Xây. Hội chợ được tổ chức với mục đích nhằm phô trương những “thành tựu” xâm lược của CNTD Pháp dưới chiêu bài khai hóa văn minh đối với các nước thuộc địa. Hội chợ vừa nhằm lừa bịp nhân dân Pháp và nhân dân TG về cái gọi là chính sách bảo hộ Pháp, lại vừa muốn thu hút đầu tư của các nhà tư bản Pháp vào công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp ở ĐD. Chính vì lẽ đó mà trong truyện ngắn “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc” t/g đã nhân danh báo “Nhân đạo” mà gửi lời chào đầy mỉa mai tới KĐ: “Nhân dịp KĐ sang Pháp theo lời mời của Chính phủ Pháp, bản báo có lời chào tí ti đối với ngài, và giới thiệu với ngài truyện ngắn của một thần dân trung thành của ngài là đồng chí NAQ”. Còn với “Vi hành” NAQ vừa dựng bức chân dung đầy tính chất biếm họa của vị hoàng đế An Nam lại vừa muốn phơi bày bản chất thống trị của TD Pháp, đối với cái gọi là công cuộc bảo hộ ở ĐD. T/p đã thể hiện những tư tưởng lớn lao sâu sắc có ý nghĩa thời đại thông qua nghệ thuật trào phúng hết sức độc đáo, đặc sắc của mình. Truyện ngắn “Vi hành” như chúng ta đã biết thực chất nhằm phơi bày bản chất bù nhìn của cái gọi là hoàng đế An Nam nhưng t/p không hề rơi vào luận lý khô khan mà thực sự là một t/p nghệ thuật bởi bức chân dung ấy của vị hoàng đế đã được hiện lên từ một tình huống nhầm lẫn đầy tính chất hài hước. T/g đã bịa ra một tình huống phải nói là hết sức hấp dẫn, ngỡ như để tự hào mà thực ra lại vạch mặt vị hoàng đế. Đó là sự nhầm lẫn của đôi bạn trẻ người Pháp đối với nhân vật “tôi” khi coi “tôi” là hoàng đế trong một toa xe điện ngầm. Tình huống nhầm lẫn ấy đã để cho đôi bạn trẻ mặc sức dựng lên bức biếm họa về vị hoàng đế. Mỗi nét biếm họa điểm vào bức chân dung này là mỗi chi tiết nhằm bóc trần sự giả dối của cái gọi là vị hoàng đế kia. Tạo nên tình huống nhầm lẫn t/p vừa khách quan hóa tư tưởng chủ quan của mình khi đả kích, châm biếm, mỉa mai hoàng đế lại vừa như muốn nói rằng Chính phủ Pháp chẳng lừa được ai, thái độ mỉa mai khinh bỉ của đôi bạn trẻ Pháp cũng là thái độ của nhân dân Pháp đối với món hàng mà Chính phủ Pháp muốn quảng cáo ở hội chợ Mác Xây về một chính quyền được bảo hộ qua vai trò của hoàng đế An Nam. Tình huống cho thấy dẫu Chính phủ Pháp có tô son trát phấn, có khoác lên tên vua nô lệ kia bao nhiêu vàng bạc châu báu, mũ mãn áo xiêm thì cũng chẳng lừa được dân Pháp. Tạo được một tình huống như cái cớ để vẽ chân dung hoàng đế, ngòi bút của NAQ quả thực đầy chất trí tuệ và vô cùng sắc sảo. Hãy xem t/g từ tình huống này mà dựng chân dung hoàng đế ra sao? Bức chân dung hoàng đế An Nam được vẽ bằng những nét biếm họa vừa của nghệ thuật trào phúng phương Tây lại vừa từ cái nhìn gắn liền với văn hóa phương Đông. Bức chân dung ấy đã vẽ từ gương mặt tới trang phục cùng với vai trò chính trị để cuối cùng bản chất chính trị được phơi ra ánh sáng. Xét về phương diện này “Vi hành” như một cái kính “chiếu yêu” để người đọc có thể nhìn vào đó mà thấy rõ bản chất yêu ma của sự vật. Trước hết bức chân dung được điểm từ bộ mặt của vị hoàng đế với những nét vẽ như mắt xếch, mũi tẹt da bủng như vỏ chanh... Một bộ mặt như thế có thể đem đến cho bạn đọc Pháp những tiếng cười giải trí bởi cái dị dạng của nó mà lại là cái dị dạng của mặt hoàng đế. Nhưng nhìn từ con mắt của người phương Đông thì tự thân diện mạo ấy đã không thể coi là diện mạo của vị hoàng đế, không thể coi là “long nhan”. Một hoàng đế như thế chỉ có thể là hoàng đế rởm mà thôi. Hơn thế nữa cái bộ mặt quái thai kia chẳng phải là do CNTD Pháp trong sự “cưỡng bức” các nước thuộc địa đẻ ra sao. ý nghĩa trào phúng vì thế mang tính chiến đấu rất cao. Bức biếm họa được tiếp tục bằng những nét vẽ trang phục hết sức đặc biệt gây tiếng cười chế giễu cho bạn đọc Pháp bởi sang đầu TK XX mà kẻ đứng đầu một nhà nước trang phục như được móc ra từ thời cổ đại: đầu đội cái “chụp đèn”, cổ đeo đầy hạt cườm, “đủ cả bộ lụa là”, ngón tay đeo đầy nhẫn. Người Pháp nhìn hắn như nhìn một cái “manơcanh”, một thứ phương tiện để quảng cáo cho các nhà hàng. Mà xem ra thì hắn cũng có hơn gì chiếc “manơcanh” để Pháp khoác lên đó những thứ cần quảng cáo cho chính sách “khai hóa văn minh”. Nhưng nhìn từ quan niệm của người phương Đông thì 1 hoàng đế như thế có khác gì phường “giá áo túi cơm”, lúc thường thì vơ vét cho đầy túi tham khi đất nước lâm nguy chỉ biết lo thân mình, lo ăn chơi, hưởng lạc. Vua mà như thế thì chỉ là kẻ mọt dân, hại nước muôn đời nguyền rủa. Vai trò của hoàng đế theo lời chính phủ Pháp thì quan trọng đấy nhưng bản báo “Nhân đạo chỉ gửi lời chào tí ti” vì nhân dân Pháp qua đôi bạn trẻ kia chỉ coi hắn như một trò giải trí, một trò giải trí không mất tiền, không đáng 1 đồng trinh. Hắn xuất hiện khi kho giải trí của Pháp đã cạn như nhà băng ĐD. Hắn đến để mua vui cho dân Pháp khi những thứ cổ nhất như cái lò Găng be, cái gương của hêramicgen, khi vụ án giật gân về việc chặt người ra từng khúc không còn hấp dẫn nữa. Người Pháp còn so sánh hết sức mỉa mai khi thấy rằng xem người làm nghề leo trèo của xứ thánh Công gô, xem vợ lẽ nàng hầu còn phải mất 1500 franc, còn xem vua chẳng mất xu nào. Về nhân cách chính trị cái điểm tựa cuối cùng cho sự tồn tại của hoàng đế đã bị so sánh với 1 vai hề của lịch sử. Thậm chí cô bạn gái còn mỉa mai hơn “em thích Sác lô hơn”. ở phương diện này ngòi bút của NAQ đã trở nên hết sức sắc sảo và thâm trầm. Nếu coi mỗi nét vẽ biếm họa kia là một làn roi quất vào hoàng đế để lột trần bản chất của hắn thì “ngón đòn” cực hiểm sau đây như một cú điểm huyệt “chết tươi” làm cho hoàng đế không còn là hoàng đế nữa, hoàng đế chỉ là con rối trên sân khấu chính trị mà kẻ giật dây, ông bầu nhà hát múa rối chẳng phải ai khác ngoài chính phủ Pháp. Đó là “ngón đòn” thể hiện qua chi tiết tưởng như hết sức nhẹ nhàng: “nghe đâu ông bầu nhà hát múa rối đã định lý giao kèo rồi đấy” nhưng lại hết sức sâu xa. Mà thực ra hoàng đế An Nam xuất hiện ở Pháp cũng chỉ để diễn vai con rối, không hơn không kém. Nói đến tính hiện đại của truyện ngắn “Vi hành” có lẽ điều quan tâm trước hết là cấu trúc t/p. Là truyện ngắn nhưng ngay sau tựa đề lại thấy dòng ghi chú: “Trích những bức thư gửi cho cô em họ” do t/g tự dịch từ tiếng Nam. Từ những dòng ghi chú ấy t/p đã đan xen vào dòng tự sự những đoạn thư. Đây là lối kết cấu rất thời thượng lúc bấy giờ. Một nhà văn Pháp nổi tiếng Anphôngxđôđê đã từng viết cả một tập truyện ngắn dưới tựa đề “Những bức thư gửi từ cối xay gió” trong đó mỗi chuyện được viết dưới dạng một bức thư. Tuy nhiên “Vi hành” chỉ lấy những đoạn thư như một cái cớ để nhân vật “tôi” có thể rút ra khỏi câu chuyện nhầm lẫn quay trở lại bình luận chính sự kiến ấy. Thông qua cuộc trò chuyện với cô em họ nhân vật đã đem vào t/p trữ tình trào phúng những đoạn chính luận vô cùng sâu xa, sắc sảo. Người viết có thể trực tiếp bày tỏ thái độ phê phán, mỉa mai châm biếm qua những đoạn thư đầy tính chất chính luận ấy. Đó là một nét rất mới và hết sức sáng tạo đối với một t/p truyện. Mặt khác, sự xen kẽ các đoạn thư đã mở rộng thời gian và không gian nghệ thuật của truyện làm cho cốt truyện biến hóa linh hoạt, không bị bó hẹp trong thời hiện tại, không bị hạn chế trong không gian của một toa tàu. Nhà văn mặc sức mở rộng liên tưởng tới không gian của nước Nam, nước Tàu, nước Nga rồi lại trở về Pháp. Câu chuyện có thể lùi về quá khứ khi còn nhỏ nghe ông bác kể chuyện, khi lại lùi về thời vua Nghiêu, vua Thuấn, các thời đại Pie đệ nhất của nước Nga. Sự mở rộng thời gian, không gian nghệ thuật đã dẫn dắt người đọc vào TG của những liên tưởng hết sức phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Cấu trúc của t/p còn như một thủ pháp xa lạ hóa, một thủ pháp được Bectônbrêch hết sức chú ý và dường như là người khởi xướng. Những đoạn thư đan xen vào trong truyện đã góp phần lạ hóa câu chuyện làm cho câu chuyện nhầm lẫn không trở nên nhàm chán, luôn luôn mới mẻ, luôn luôn hấp dẫn. Thủ pháp lạ hóa thực ra trong tiểu thuyết trung đại của Trung Quốc đã từng được quan tâm, được gọi là yếu tố “kì”, nhưng đối với bạn đọc Pháp, bạn đọc phương Tây thì vẫn còn là những thủ pháp hết sức mới lạ. T/p vì thế mà trở nên hết sức hiện đại. Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói tới những đặc sắc của ngôn ngữ kể chuyện. “Vi hành” là nghệ thuật của ngôn từ, bởi thế đi tìm những đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng không thể không tìm đến giá trị trào phúng trong hệ thống ngôn ngữ của t/p. ở “Vi hành” nghệ thuật trào phúng thể hiện qua ngôn ngữ chủ yếu là thủ pháp chơi chữ và cùng với nó là giọng điệu t/p. Thủ pháp chơi chữ được hiện ra ngay từ tựa đề của t/p, t/g đã sử dụng hai chữ “vi hành” vốn mang ý nghĩa cao đẹp chỉ những chuyến đi của các bậc hoàng đế vĩ đại như vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Pie thành những chữ chỉ hành vi lén lút, mờ ám của hoàng đế An nam. Các bậc hoàng đế vĩ đại khi đi “vi hành” thì mặc thường phục, còn hoàng đế An Nam thì gửi tất cả vàng bạc, châu báu vào hiệu cầm đồ, cả ông quan, bà kiếc đều tống vào kho hành lí. Hàng loạt những từ ngữ vốn mang ý nghĩa rất đẹp như: “hộ giá, tháp tùng, thầm kín” thực ra lại chỉ những hành động lén lút theo dõi của mật thám Pháp đối với tất cả những người An Nam, những chữ “hoàng đế, khai hóa, văn minh” vốn cũng có nghĩa đẹp nhưng lại mang ý nghĩa mỉa mai. Giọng điệu của t/p cũng là một giọng điệu đầy t/c mỉa mai về việc bình luận chuyến đi lén lút của hoàng đế, t/g đã viết hàng loạt những câu hỏi với 1 giọng châm biếm, sắc sảo “Hay là, chán cảnh làm một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử bé” trên sự mô tả sự theo dõi của mật thám, t/g đã đã so sánh một cách mỉa mai khi so sánh mật thám với người mẹ, nhưng đó là người mẹ “rình rập những bước đi của đứa con thơ” hoặc gọi bọn chúng là “cái bóng bám vào gót giày của tôi”. Đề 3: Phân tích tác phẩm để thấy rõ tính giàu trí tuệ và rất hiện đại của Bác. Bài làm. NAQ không chỉ là một vị anh hùng dân tộc lỗi lạc mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn. Thơ của Người có thể sánh được với Lý Bạch, Đỗ Phủ, văn của Người cũng có thể sánh với những cây bút châu Âu hiện đại như HuyGô, Banzắc. Tiêu biểu nhất trong những sáng tác văn xuôi của Bác phải kể đến “Vi hành” - một truyện ngắn vừa có nội dung sâu sắc, vừa có nghệ thuật độc đáo mang rõ phong cách của Người. Năm 1922, để phô trương thanh thế và khuyến khích khai thác thuộc địa, thực dân Pháp đã mời Khải Định sang xem hội chợ ở cảng Mác xây với tư cách là một thượng khách để Pháp khoe nước mẹ giàu mạnh. Khải Định đã vồ lấy cơ hội đó để có dịp ăn chơi xa xỉ và vận động cho ngôi vua chắc chắn về tay con hắn sau này. Phan Chu Trinh lúc đó ở Pháp đã công bố một bức thư nổi tiếng lên án Khải Định có 7 tội đáng chết chém gọi là “Thư thất điều”, còn NAQ đã “chào đón” bằng một loạt t/p như “Lời than vãn của Bà Trưng Trắc”, “Sở thích đặc biệt”, vở kịch “Con rồng tre”... Nổi bật nhất trong số đó là t/p “Vi hành”, một truyện ngắn độc đáo được viết dưới hình thức một bức thư gửi cho cô em họ bằng tiếng Pháp được Bác dịch ra tiếng Việt. Truyện trước hết là đả kích xã hội phong kiến. ở đây truyện đả kích Khải Định vì Khải Định là vua, mà vua là hiện thân của chế độ phong kiến. Vậy vua Khải Định, dưới con mắt người Pháp đã hiện ra như thế nào? Khải Định được t/g khắc họa rất chân thực từ bộ dạng đến tính cách bản chất. Từ hình dáng đến phục sức, Khải Định đều rất kệch cỡm, nhố nhăng, lố bịch, buồn cười :”Hắn có cả cái chụp đèn chụp lên đầu quấn khăn, các ngón tay thì đeo đầy những nhẫn, vẫn cái mũi tẹt ấy, đôi mắt xếch ấy, mặt bủng như vỏ chanh. Hắn đeo lên người đủ cả bộ lụa là, bộ hạt cườm”. Trong xã hội tư bản phát triển, giữa thủ đô Paris tráng lệ nổi tiếng TG với các mối ăn chơi trang điểm thì cách ăn mặc của Khải Định quả là cổ lỗ sĩ. Khải Định còn hiện lên là một tên vua ăn chơi, xấu xa, sa đọa, thô bỉ, không có tư cách đàng hoàng làm nhục quốc thể. “Em thì em đã thấy hắn ở trường đua. Trông hắn có vẻ nhút nha nhút nhát, lúng ta lúng túng hơn..., “có khi đã gửi tuốt ở kho hành lý nhà ga để đi chơi vi hành đấy...”, “hay là chán cảnh là một ông vua to, bây giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các công tử bé”. Như vậy Khải Định đã lén lút đi vi hành để xuất hiện tại các nhà thổ, trong trường đua ngựa để lao vào các cuộc cá cược như những con bạc khát nước. Và kết cuộc đã cháy túi phải vào hiệu cầm đồ. Trong con mắt của người Pháp, Khải Định chỉ là một tên hề mua vui, một con rối trong bàn tay điều khiển của bọn thực dân Pháp, là con rối không đáng giá một xu. “Em thì em thích sáclô hơn, phải trả những ngàn rưỡi Franc để xem vợ lẽ nàng hầu của vua Cao Miên, xem tụi làm trò nhào lộn xứ thánh Công gô; hôm nay chúng mình có mất tí tiền nào đâu mà được xem vua ở ngay bên cạnh. Nghe nói ông bầu nhà hát múa rối còn định ký thuê giao kèo kia đấy”. Qua lời bộc lộ tâm tình tự nhiên thể hiện sự đánh giá đúng đắn khách quan nhất của đôi trai gái người Pháp và nói rộng ra là của cả nhân dân Pháp : cái giá của Khải Định cứ hạ thấp dần. Nó khác xa với những lời lẽ bịp bợm trong các bài diễn văn của những quan cai trị về vua Khải Định. Tác phẩm “Vi hành” không chỉ dừng lại ở việc lên án đả kích tên vua bù nhìn Khải Định mà nó còn hướng tới những chính sách thuộc địa dã man độc ác nham hiểm và bịp bợm của bọn thực dân... Vì đây mới là kẻ thù chính mà nhà CM NAQ cần đánh đổ trước tiên. Qua những lời bộc lộ suy nghĩ của nhân vật trữ tình “tôi” khi thân mật, khi hóm hỉnh khi bông đùa, NAQ vừa khắc họa được những nét tính cách đê tiện xấu xa của Khải Định, vừa khái quát lên được những tội ác tiêu biểu của thực dân P. Bác tố cáo 3 tội ác chính của chúng. Tác phẩm đã lên án chính sách ngu dân, đầu độc người bản xứ bằng thuốc phiện và rượu cồn. Điều này được thể hiện qua câu nói lấp lửng nhưng đầy tính chất mỉa mai có ý nghĩa châm biếm sây cay của nhân vật trữ tình “Phải chăng là ngài muốn biết người dân Pháp dưới quyền ngự trị của bạn ngài là Alêchxan đệ nhất có được sung sướng, được quyền uống nhiều rượu cồn và được hút nhiều thuốc phiện bằng dân An Nam dưới quyền ngự trị của ngài hay không?”. Phê phán lên án, vạch trần chính sách tuyên truyền dối trá bịp bợm: đi cướp nước mà gọi là khai hoá bảo hộ. Bác đã bóc trần điều đó bằng cách nêu lên hai vế câu trong đó có một vế câu chứa đựng sự mâu thuẫn phi lôgíc. Sự mâu thuẫn của vế này đã vạch rõ sự phi lý mang tính chất bịp bợm của lời nói chứa dựng trong vế kia “Cô em thân mến... thế này là các bánh xe vô lượng nó đã quay rồi đấy. Đến nay tất cả những ai ở Đông Dương có màu da trắng đều là những bậc khai hoá thì bây giờ đến lượt tất cả những ai có màu da vàng đều trở thành hoàng đế ở Pháp”. NAQ còn tố cáo chế độ nhà tù chính sách mật thám truy nã bủa vây theo dõi những người yêu nước Việt Nam trên đất Pháp. Qua việc “bịa” ra chuyện ngay Chính phủ Pháp cũng không nhận ra đâu là Khải Định thật - do Khải Định vi hành mà nhầm lẫn, nên để tránh sơ suất trong việc tiếp tân Chính phủ Pháp liền đối xử với tất cả những người da vàng đặc biệt là NAQ như đối xử với hoàng đế An Nam, rồi phái Cảnh sát ngầm đi bảo vệ rất cận thận :”cái vui nhất là ngay đến Chính phủ cũng chẳng nhận ra được khách thật của mình nữa và để chắc chắn khỏi thất thố trong nhiệm vụ tiếp tân, chính phủ bèn đối đãi với tất cả mọi người An Nam vào hàng vua chúa và phái tuỳ tùng đi hộ giá tuốt !... Cô thử nghĩ làm sao mà không xúc động sâu xa khi được đối đãi như thế?”. Tóm lại truyện “Vi hành” cho ta thấy thế nào là sự kết hợp nhuần nhuyễn hài hoà giữa chính trị và nghệ thuật trong một loại hình văn học. Nó cũng cho ta thấy thế nào là phong cách biến hoá đầy sáng tạo và giàu tính chất trí tuệ của Bác. Cho nên rất có lý khi một nhà phê bình văn học nổi tiếng phương Tây cho rằng :”Vi hành” là một bức tranh hoành tráng thời phục hưng được thu nhỏ trong khuôn khổ một “chiếc tem thư”. Nhà ngôn ngữ học nổi tiếng nhất TK XX người Mỹ thì nhận xét “văn chương của Bác có lượng thông tin và chất lượng viết cao, cao tới mức độ ít có ngòi bút nào sánh kịp” (Chomxki). Mộ (chiều tối). Bài làm. Thơ của HCM nổi bật lên những đặc trưng hết sức cơ bản. Đó là trong hoàn cảnh gian nan thử thách đến vô cùng thơ lại thể hiện vẻ đẹp nghệ sĩ của tâm hồn HCM. Và trong những rung động đầy chất thơ ấy lại thể hiện một chất thép đặc biệt - trong hoàn cảnh tù đày tăm tối nhất thì thơ lại bừng sáng. Vì thế thơ HCM là một sự hoà quyện kỳ diệu của những mặt đối lập tương phản đến gay gắt. “Mộ” chính là bài thơ như vậy, bài thơ làm hiện lên những rung động tinh tế từ một tình yêu nồng nàn tha thiết đối với tạo vật của tâm hồn HCM, làm hiện lên bản lĩnh phi thường của thi sĩ đồng thời là một chiến sỹ lỗi lạc. Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển nhưng lại chứa đựng tinh thần thời đại ở người chiến sỹ HCM. “Mộ” là một trong những bài thơ không hẳn đã được làm trong hoàn cảnh lưu đày của người tù HCM nhưng chắc chắn đó là bài thơ ghi lại những cảm xúc, những suy nghĩ của người tù HCM trên những chặng đường lưu đày. Trong 14 tháng bị giam cầm bởi nhà tù của TGT, người tù HCM đã bị giải tới 30 nhà tù của 13 huyện tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Đó là những cuộc lưu đày vô cùng cực khổ. Nhiều khi phải đi bộ 53 cây số một ngày trong cảnh dãi nắng dầm mưa, thậm chí nhiều đêm phải “ngồi trên hố xí đợi ngày mai”. Về mặt tinh thần có lúc người tù “tự trào” khi so sánh mình để thấy còn cực khổ hơn cả con vật. “Ta” không chỉ “bị người dắt tựa trâu bò” mà còn nhọc nhằn hơn cả con lợn bởi “ta thì người dắt, lợn người khiêng”. Trong hoàn cảnh ấy phần lớn những người tù thường chỉ có thể nghĩ về nỗi khổ tinh thần cũng như vật chất của mình, thường chỉ nghĩ tới sự giải thoát cho bản thân mình khỏi cảnh đọa đầy ấy. Vậy mà đọc bài “mộ” nếu không biết đó là bài thơ trích từ “NKTT” - HCM thật khó có thể hình dung đây là bài thơ của người tù đang trong hoàn cảnh lưu đày. Người đọc chỉ thấy những rung cảm hết sức tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ đích thực trước những biến thái tinh vi của thiên nhiên tạo vật, trước hơi thở của cuộc sống vẫn đang dồi dào, mạnh mẽ khi chiều xuống và cả lúc bóng đêm đã bao phủ. Các nhà phê bình nghiên cứu thường nói tới một chất thép trong thơ HCM, một chất thép đặc biệt ở “NKTT”, một chất thép không phải ở những bài thơ nói chuyện thép hay lên giọng thép. Thì chính “Mộ” là bài thơ như vậy. Người ta cũng thường nói tới những cuộc vượt ngục tinh thần nghĩa là những cuộc tự giải thoát tinh thần ra khỏi cảnh ngộ đầy đau khổ và hiểm nghèo của mình. Đó là cuộc vượt ngục tinh thần của HCM ở những bài thơ như “Ngắm trăng”, “Tảo giải”... và chính “Mộ” đã chẳng phải là một bài thơ cho thấy cuộc vượt ngục tinh thần hết sức độc đáo đó sao. Người tù đã thoát ra khỏi cảnh ngộ lưu đày của mình để trò chuyện, để giao cảm với thiên nhiên tạo vật và để tâm hồn của mình bừng sáng lên ngọn lửa từ một căn nhà xóm núi. Người tù đã sống với TG xung quanh bằng tất cả tâm hồn mình, đến với “Mộ” không thể không đến với những cảm nhận như vậy về vẻ đẹp của hồn thơ HCM, về sức mạnh tinh thần toát ra từ những vần thơ trữ tình, từ những hình ảnh rất cổ điển và cũng rất hiện đại. Bài thơ hiện ra như một bức tranh chiều cùng với tâm trạng của người tù trong cảnh lưu đày và những rung động hết sức sâu xa trong tâm hồn của thi sĩ. Vì thế bài thơ có kết cấu thành hai phần rõ ràng. Một là bức tranh thiên nhiên trong cảnh chiều tối, một là bức tranh đời sống của xóm núi khi bóng đêm bắt đầu bao phủ. Bởi thể nhìn từ kết cấu bài thơ khó có thể quy về thi đề cảnh chiều hôm và tâm trạng người lữ thứ mặc dù ở đây có khung cảnh chiều hôm. Tâm trạng người lữ thứ thực ra chỉ được gửi gắm một cách kín đáo vào hình ảnh của thiên nhiên tạo vật trong bút pháp “tả cảnh ngụ tình”. Tâm trạng người lữ thứ không được bộc lộ một cách trực tiếp rõ ràng như ở các bài thơ viết theo thi đề rất cổ điển này. Như tựa đề của bài thơ, hai câu mở đầu là một bức tranh thiên nhiên rất gợi một không khí cổ điển trong cái tĩnh lặng của nó, rất đậm màu sắc cổ điển bởi những thi liệu mà nhà thơ đưa vào cảnh chiều tối này vốn hết sức quen thuộc. Đó là khung cảnh chiều tối với một cánh chim bé nhỏ đang bay về phía rừng xa như những nét vờn, vẽ trong bức tranh cổ “thu lâm phi yến” (Rừng thu và một cánh chim yến bay). Vẻ đẹp cổ điển của bức tranh chiều còn được hiện ra ở thủ pháp rất quen thuộc trong thơ Đường, thủ pháp điểm xuyết chấm phá những nét hết sức gợi tả để làm sống dậy cái hồn tạo vật. Trong cái không gian mênh mông của xóm núi ngọn bút thần của người họa sĩ ngôn từ chỉ điểm vào đó một cánh chim nhỏ, một chòm mây lẻ loi mà đủ gợi ra cái hơi thở phập phồng của thiên nhiên tạo vật, cái hồn tĩnh lặng của không gian vũ trụ. Người làm thơ như sống cùng với thiên nhiên tạo vật. Vì thế như nhận ra cái mới trong một cánh chim chiều, sự định hướng của cánh chim đang mải miết bay về rừng và niềm khao khát của cánh chim ấy khi đi tìm một cái cây làm chốn ngủ. Một câu thơ bảy tiếng mà có tới 4 tiếng mô tả sự sống, sự vận động của cánh chim nhờ đó mà không gian buổi chiều phập phồng một sự sống. Đến cả chòm mây cũng vậy. Không còn là vật vô tri vô giác nữa. Chòm mây lẻ loi mang nỗi cô đơn đang chậm chậm vượt qua bầu trời. Vì thế, hai câu thơ là bức tranh chiều rất cổ điển gợi ta nhớ tới cảnh chiều hôm trong những câu thơ nổi tiếng của Nguyễn Du, của Bà Huyện Thanh Quan, của cả Lí Bạch. Đó là những câu thơ: “Chim hôm thoi thóp về rừng”. hoặc: “Chúng điểu cao phi tận Cô vân độc khứ nhàn”. hay Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn”. Tuy nhiên ngay từ những câu thơ đậm màu sắc cổ điển này ta vẫn thấy những cảm xúc mới mẻ hiện đại của hồn thơ HCM. Đó là những thi liệu mặc dù rất quen thuộc nhưng nhà thơ đã thổi vào thi liệu ấy cái hồn của sự sống, sự vận động rất cụ thể, vượt lên trên cái ước lệ của thơ xưa. Đó là sự phát hiện ra quy luật vận động của tạo vật như nó vốn có. Cánh chim không chỉ được mô tả là cánh chim mỏi mà đó là cánh chim đi tìm một chốn nghỉ sau một ngày kiếm sống vất vả. Chòm mây cũng rất “động” không chỉ bởi chữ “độ” (nghĩa là vượt qua) mà còn bởi hai chữ “mạn mạn” rất tạo hình. Cánh mây như đang vỗ giữa bầu trời. Đặc biệt hơn nữa hai câu thơ với 14 chữ mà có tầng có lớp, có cao, có thấp, có xa có gần. Với bút pháp “tả cảnh ngụ tình” nhà thơ HCM không phải không gửi gắm vào đó nỗi niềm của người tù trong cảnh lưu đày. Nhà thơ không chỉ tinh tế trong sự mô tả vận động của thời gian, không gian mà còn gửi gắm vào cánh chim chiều kia cái mệt mỏi của người tù sau một ngày bị giải đi trên đường chuyển lao, niềm khao khát của người tù khi mong chờ một chốn ngủ qua cánh chim “tầm túc thụ”. Không thể không có sự soi chiếu giữa cái cô đơn của chòm mây với cảnh ngộ của người tù xa xứ, đang sống cô đơn trên đất nước người và cả những ý nghĩ về sự tự do của chòm mây với sự mất tự do của người chiến sỹ suốt đời chiến đấu cho tự do. Hai câu thơ vì thế không chỉ đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ trước vẻ đẹp của bức tranh chiều mà còn gợi ra ở người đọc niềm cảm thông sâu sắc của người làm thơ. Với tựa đề “Chiều tối” ngỡ như bài thơ chỉ là niềm xúc động của thi nhân trước vẻ đẹp của thiên nhiên ở một vùng rừng núi lúc chiều xuống, niềm xúc động của một tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên để thấy bản lĩnh phi thường của người tù HCM, ngỡ như bài thơ chỉ là cuộc trò chuyện của thi nhân với thiên nhiên tạo vật và gửi gắm chút tâm trạng của một thi nhân - tù nhân vào sự sống của thiên nhiên tạo vật ấy. Vậy mà ở câu thơ thứ 3 bức tranh chiều tối đã đột ngột xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ xóm núi đang say ngô và ngọn lửa hồng lên ở câu thơ thứ tư làm bừng sáng cả không gian xóm núi, không gian một vùng sơn cước xa xôi. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã thấy cảm hứng thi ca ở HCM, ngay cả trong hoàn cảnh đầy những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống cũng không chỉ hướng tới thiên nhiên mà luôn gắn liền với sự sống của con người. Sự xuất hiện hình ảnh của người thiếu nữ xóm núi khiến cho bức tranh chiều càng trở nên có cấu trúc nhiều tầng lớp. Hình ảnh của những cánh rừng xa, của chòm cây, của cánh chim, của một đám mây lẻ loi như bị đẩy lùi về phía xa. Để trung tâm của bức tranh bây giờ là hình ảnh của cuộc sống đang diễn ra nơi xóm núi, là hình ảnh người thiếu nữ trẻ trung, khỏe khoắn đã làm cho bức tranh chiều trở nên sống động và dẫu sao cũng tươi tắn hơn. Hình ảnh người thiếu nữ xóm núi được thể hiện một cách hết sức trân trọng qua những chữ “sơn thôn thiếu nữ” vậy mà bản dịch thơ lại chuyển thành “cô em xóm núi”, những chữ hết sức xa lạ đối với ngôn ngữ của HCM nhất là ngôn ngữ thơ khi tả cảnh, là một thứ ngôn ngữ hết sức quan trọng, cổ điển mẫu mực. Hình ảnh người thiếu nữ trong công việc lao động đã đem đến trong bức tranh chiều tối một sức sống mạnh mẽ sôi động và chân thực. Nhưng chữ “ma bao túc” ở câu thơ thứ ba được láy lại ở câu thơ thứ tư với sự đảo trật tự thành “bao túc ma hoàn” tạo nên cái nhịp điệu sôi nổi khi hai dòng thơ gắn kết với nhau. Nó khác hẳn với nhịp điệu chậm rãi, thưa thớt trong vận động của thiên nhiên tạo vật qua “quyện điểu cô vân”, qua những “quy, tầm, túc”, những “mạn mạn” và “độ” (nghĩa là vượt qua). Bởi ở đây là nhịp điệu cuộc sống đang vận động trong quy luật của nó. Đồng thời sự nối kết của hai câu thơ qua thủ pháp lặp của cụm từ “ma bao túc” còn gợi ra nhịp chuyển động sự quay vòng của chiếc cối xay ngô. Ngỡ như ta đã lắng nghe được cái nhịp điệu cần mẫn của cuộc sống luôn tiếp nối không bao giờ ngưng nghỉ. Thời gian cũng lặng lẽ trôi cùng chiếc vòng cối xay ấy. Có thể nói cùng với hình ảnh người thiếu nữ xóm núi nhịp điệu của chiếc cối xay ngô đã đem đến cho bức tranh chiều tối cái hơi thở trẻ trung khỏe khoắn. Nhịp vận động của nhịp quay chiếc cối xay ngô như sự vận động của dòng thời gian để bất ngờ làm bừng sáng ngọn lửa hồng ở chóp cùng của câu thơ như muốn nói: bóng tối đã bao trùm xóm núi. Hình ảnh ngọn lửa hồng vừa như một thủ pháp nghệ thuật cổ điển lấy sáng để nói tối lại vừa là điểm sáng trong TG nghệ thuật của HCM. Mới biết câu thơ dịch thế là đã thừa một chữ “tối”. Người làm thơ chỉ đặt vào bức tranh chiều ấy cái rực sáng của ngọn lửa là người đọc đã nhận ra cái tối của không gian đang bao trùm cả một miền sơn cước. Xét về mặt cấu trúc của bức tranh chiều tối phải thấy người họa sĩ ngôn từ đã chọn vị trí để làm cho ngọn lửa soi sáng toàn bộ thiên nhiên tạo vật cũng như con người nơi xóm núi khi bóng tối buông xuống. Nghĩa là từ một điểm chóp cùng của bức tranh, ngọn lửa hồng ấy đã toả ánh sáng bao trùm và mạnh mẽ nhất. Người ta thường nói HCM luôn hướng tới ánh sáng, hướng tới cuộc sống. Phải chăng “Chiều tối” cũng là một bài thơ như vậy. Tuy nhiên phải nhìn sâu vào tâm hồn HCM mới thấy ngọn lửa hồng kia vừa là tả thực mà lại vừa sáng lên từ chính tâm hồn đầy tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với cuộc sống, đối với con người. Đó là ngọn lửa của tâm hồn, của trái tim HCM luôn là điểm sáng trong thơ của Người. “Mộ” là một trong những bài thơ hay nhất của “NKTT” của HCM. Nó là kết tinh của một tâm hồn nghệ sĩ đích thực với tình yêu thiên nhiên bao la với niềm tin vào cuộc sống cũng như lòng yêu thương đối với con người, sự kết tinh của TG nghệ thuật với những rung động hết sức tinh tế, những cảm xúc nồng nàn, TG nghệ thuật ngay cả viết về cảnh chiều tối cũng tràn đầy ánh sáng, ánh sáng của ngọn lửa luôn ở phía trước thôi thúc Người, nguồn ánh sáng không bao giờ tắt. Nó như đốm lửa trước mặt cho những người dấn thân trong cuộc hành trình ban đêm không bao giờ nản chí. Tảo giải (Giải đI sớm). Bài làm. Uýt Man, nhà thơ người Mỹ đã từng viết: “Mở cuốn sách này ra ta sẽ gặp một con người. Cũng có thể nói như vậy về NKTT của HCM”. Tập thơ nhật ký ấy chính là bức chân dung tự họa của Người. Thậm chí bức chân dung tinh thần tự họa của tập thơ này nhiều lúc còn được thể hiện một cách sinh động, đầy đủ và tập trung trong một bài thơ. “Tảo giải” chính là bài thơ như thế. Bài thơ viết về những cảm xúc và suy tưởng trước sự vận động của thời gian và không gian trong vũ trụ song hành với cuộc chuyển lao của Người. Nhưng người đọc cùng lúc có thể nhận thấy không phải chỉ người tù trong hai chữ “Tảo giải” mà là hình ảnh của một thi nhân đang say ngắm vũ trụ đêm thu, hình ảnh của người chiến sỹ trong tư thế sẵn sàng trên con đường đấu tranh của mình và đặc biệt là hình ảnh của một nhà hiền triết đang từ sự vận động của vũ trụ mà suy ngẫm về quy luật vận động của đời sống, của xã hội. Nhưng tư tưởng sâu xa ấy toát ra từ bức chân dung tinh thần lại được thể hiện trong những hình ảnh đầy cảm xúc. “Tảo giải” thực chất là hai bài thơ “tứ tuyệt liên hoàn”. Có thể gọi là “Tảo giải 1” và “Tảo giải 2”. Đó là sự liên hoàn dựa trên trục vận động của thời gian từ lúc gà gáy lần thứ nhất, bóng đêm còn chưa tan cho đến bình minh đã rực hồng ở phương Đông, nắng sớm đã bao trùm cả vũ trụ. Tất cả thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ, tất cả những cảm xúc những suy nghĩ, những liên tưởng trong TG tâm hồn của người tù đều vận động trên cái trục thời gian ấy. Hình ảnh của nhân vật trữ tình vì thế cũng vận động chuyển hóa trên cái trục thời gian này. Từ hình ảnh người tù nhân vật trữ tình đã thoát khỏi cảnh ngộ của mình để trở thành một thi nhân, một chiến sỹ, một nhà tư tưởng lớn. Nhìn từ cấu trúc của “Tảo giải” ta đã thấy tư duy nghệ thuật của HCM là thứ tư duy luôn vận động theo chiều hướng tích cực. Hồn thơ HCM mặc dù luôn rung cảm một cách tinh tế trước sự sống bên trong hết sức tinh vi của taọ vật nhưng bao trùm vẫn là khuynh hướng vươn tới ánh sáng, hướng tới tương lai. Còn “Tảo giải” hình ảnh của thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ vì thế mà càng ngày càng trở nên tươi sáng ấm áp nồng nàn. Dường như trong bất kỳ cảnh ngộ nào dù dữ dội khắc nghiệt đến đâu hồn thơ HCM cũng nồng nàn, cũng tràn trề một sức sống, một tinh thần lạc quan. “Tảo giải” nhìn từ góc độ cấu trúc là kết tinh những gì nổi bật của những đặc trưng ấy trong thơ HCM. Gắn liền với hai chữ “Tảo giải” là câu thơ “nhất khứ kê đề dạ vị lan” dường như chỉ là câu thơ ghi lại thời điểm lên đường của người tù khi chuyển lao, thời điểm còn rất sớm, mới là lúc gà gáy lần thứ nhất, gà gáy còn chưa tan nhưng cái hồn của câu thơ đã không bị ràng buộc bởi ý nghĩa này. Trong cảnh bị chuyển lao vào lúc đêm khuya như vậy người tù rất dễ rơi vào trạng thái cô đơn, tâm hồn dễ rơi vào trạng thái lạnh lẽo. Vậy mà ngay từ câu thơ mở đầu của “Tảo giải” tiếng gà gáy như âm thanh cuộc sống đã vang lên xóa tan cái yên tĩnh xua bớt đi cái lạnh lẽo của đêm thu phương Bắc, làm cho lòng người như ấm lên, con người không còn thấy cô đơn nữa. Cảm hứng của người tù trong cảnh lưu đày quả thực là một cảm hứng mạnh mẽ tích cực, cảm hứng có thể nâng đỡ con người vượt lên trên thực tại của mình. Ngay cả sự mô tả bóng đêm cũng cho thấy cái khuynh hướng tích cực ấy của thi hứng khi nhà thơ viết “dạ vị lan”. “Dạ vị lan” nghĩa là bóng đêm chưa tan chứ không phải là bóng đêm bao trùm tất cả. Bị chuyển lao trong đêm Người vẫn nghĩ tới cái thời điểm bóng đêm sẽ tan. Hình ảnh người tù từ hai chữ “Tảo giải” chuyển sang câu thơ thứ hai đã trở thành hình ảnh của một nhà thơ đang say ngắm vũ trụ đêm thu. Cái lớn lao trong tâm hồn HCM chính là ở chỗ người như quên đi cảnh ngộ của mình để hướng tới bầu trơì đêm thu, để trò chuyện cùng trăng sao, hình ảnh “quần tinh ủng nguyệt thướng thu san” tự nó đã là bức tranh thu đẹp một cách cổ điển. Một câu thơ đủ gợi ra cả một không gian trong trẻo bao la và tĩnh lặng với chòm sao thu, vầng trăng thu, những đỉnh núi mùa thu. Vũ trụ hiện ra chỉ trong một câu thơ mà thật sống động. T/g không dừng lại ở những khái niệm về tạo vật mà thổi vào tạo vật cái hồn rất thơ mộng từ những chữ “ủng”, “thướng”, và chữ “thu”. Theo đó có thể thấy chòm sao đêm thu đang nâng vầng trăng thu lên và cả trăng sao đêm thu ấy đang vượt lên trên đỉnh núi mùa thu. Cái tinh tế của những chữ “ủng, thướng” là ở chỗ nó gợi ra một cuộc đồng hành giữa trăng sao và con người. Nhà thơ không chỉ trò chuyện với trăng sao, ngắm nhìn vẻ đẹp của “thu san” mà còn thấy cả tạo vật trong vũ trụ đang đồng hành cùng với mình. Nhà thơ in bóng lồng lộng vào vũ trụ đầy trăng sao ấy. Chỉ tiếc trong bản dịch thơ đã làm mất đi một chữ “thu”. Một chữ thôi nhưng đó là hồn thơ cổ điển, là sự tĩnh lặng của không gian vũ trụ. Bức tranh đêm thu đẹp là thế, vậy mà vẫn có những cách hiểu “thô thiển hóa” câu thơ. Đó là cách hiểu cho rằng hình ảnh “quần tinh” là hình ảnh của bọn lính TGT còn vầng trăng là hình ảnh của Bác. “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san” là hình ảnh lính TGT áp giải Người đi vượt qua núi cao trên đường chuyển lao. Lại có ý kiến cho rằng đó là hình ảnh quần chúng công kênh lãnh tụ... những cách hiểu thiên về xã hội học dung tục. ở đây chỉ có thể cảm nhận những rung động đầy chất thơ của người tù HCM, những rung động khiến Người quên cả cảnh ngộ của mình để đến với trăng sao. Đọc thơ HCM có thể thấy niềm cảm hứng trước thiên nhiên dù nồng nàn đến đâu, bay bổng đến đâu cũng không làm cho người thoát ly thực tại. Cho nên ở đây cũng vậy, từ cõi trăng sao đầy chất thơ Người trở về với con đường lưu đày của mình. Trở về với con đường lưu đày nhưng không phải trong tâm trạng bực bội lo âu buồn phiền mà với bản lĩnh phi thường. Người tự coi mình là một chinh nhân chứ không phải tù nhân. “Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng” câu thơ đã làm hiện lên hình ảnh không phải là của một tù nhân mà là hình ảnh của một “chinh nhân”, một “chinh nhân” đã sẵn sàng trên “chinh đồ”. Chữ “chinh nhân” vốn chỉ có ý nghĩa là “người đi xa” còn “chinh đồ” vốn chỉ có ý nghĩa là “con đường xa”. “Chinh nhân” vẫn thường hiện ra hình ảnh người chiến sỹ trong cuộc đấu tranh và “ chinh đồ” thường gợi ra những chặng đường đầy thử thách. HCM đã coi mình là người chiến sỹ đang sẵn sàng vượt qua những chặng đường xa. Vậy mà bản dịch thơ lại biến “chinh nhân” thành “người đi”, biến cái “dĩ tại” thành sự “cất bước”, biến “chinh đồ” thành “con đường thẳm” làm mất đi hình ảnh rất đẹp của người chiến sỹ, làm giảm đi cái phi thường trong bản lĩnh của người làm thơ, làm mất đi cái âm hưởng trầm hùng khỏe khoắn, cái khí thơ mạnh mẽ của câu thơ trong nguyên tác. Hình ảnh người chiến sỹ càng trở nên hiên ngang trong câu thơ “nghênh diện thu phong trận trận hàn” nghĩa là người chiến sỹ ấy vẫn ngẩng mặt bất chấp cái lạnh của đêm thu, gió thu liên tiếp thổi về. Thêm một nét vẽ cho tư thế của người chiến sỹ, câu thơ như dựng lên sừng sững trước mắt người đọc hình ảnh của một con người với ý chí kiên cường đang vượt những chặng đường xa trong cuộc đấu tranh vô cùng quyết liệt của mình. Nếu như ba thanh trắc trong những chữ “dĩ tại, thượng” tạo ra cái âm hưởng mạnh mẽ trầm hùng thì hai chữ “trận trận” như gợi ra âm hưởng từ mỗi bước đi của người chiến sỹ chứa đựng sức mạnh bất chấp mọi thử thách, bước chân mang sức mạnh của cả cuộc CM trên những chặng đường đầy khó khăn kia. Chỉ tiếc câu thơ dịch đã biến tư thế chủ động của người chiến sỹ với hai chữ “nghênh diện” thành tư thế bị động trong hai chữ “rát mặt”. Cái âm hưởng của hai chữ “trận trận” cũng không còn nữa khi dịch là “rát mặt đêm thu trận gió hàn”. Đọc câu thơ dịch âm hưởng bỗng trở nên nhẹ thênh. Bức tranh thiên nhiên với sự chuyển hóa sâu sắc, sự suy ngẫm sâu xa và thi hứng nồng nàn biến chuyển trên cái trục thời gian cảm hứng trên đường chuyển lao đã hướng tới một bình minh rực rỡ. Cả một vũ trụ đang diễn ra sự chuyển hóa quyết liệt dữ dội căn bản và sâu sắc. Bức tranh thiên nhiên từ cảm hứng ấy được mô tả trước hết ở sự tương phản đến gay gắt giữa cái sắc màu biến chuyển của thiên nhiên, giữa màu trắng với màu hồng, giữa màu hồng và cái u ám tàn dư. Nhưng đặc biệt là ở những động từ mô tả quá trình ấy: “Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng U ám tàn dư tảo nhất không” Những động từ “dĩ thành” cho thấy sự chuyển hóa đã trở nên triệt để, màu trắng đã trở thành màu hồng chứ không phải chuyển sang còn như một quá trình đang tiếp diễn, động từ “tảo” (nghĩa là “quét” chứ không phải là “sớm”) với trạng từ “nhất không” cũng để chỉ sự chuyển hóa triệt để (không phải chữ “tảo” là “sớm” như SGK đã giải thích). Sự tương phản gay gắt giữa các sắc màu, sự chuyển hóa một cách quyết liệt của vũ trụ vừa gợi ra hình ảnh của một bình minh đã đến nhưng đồng thời còn chứa đựng trong đó cái ý nghĩa sâu xa về bức tranh hiện thực trong đời sống xã hội của nhân loại ở thời điểm ấy với sự đối kháng quyết liệt giữa các lực lượng phản tiến bộ là CNĐQ, CNTD, CNPX với một nhân loại yêu hoà bình. Trong cuộc đấu tranh quyết liệt giữa các lực lượng ấy ánh sáng đã chiến thắng bóng tối, bình minh đã đẩy lùi bóng đêm, một tương lai tươi sáng đang đến. Người đã từ quy luật vận động của tự nhiên, từ bóng tối đến ánh sáng mà khẳng định quy luật tất yếu của cuộc sống. Vì vậy bức tranh “TG2” thấm đẫm màu sắc triết học. Bức tranh “TG2” là sự gửi gắm, ký thác những tư tưởng lớn lao, sâu sắc của nhà hiền triết. ở đây không còn là sự vận động thiên nhiên trong quy luật khách quan của nó nữa mà là sự vận động trong cái nhìn của nhà tư tưởng lớn, nắm vững các quy luật tồn tại và biến hoá của tự nhiên cũng như của xã hội; là sự vận động của cảm xúc. Vì thế không chỉ có sự vận động của bóng đêm tới bình minh mà là sự vận động của bóng tối hướng tới ánh sáng, từ bóng tối hướng tới tương lai, từ cái “trận trận hàn” chuyển sang bao trùm cả vũ trụ, từ cái giá lạnh của lịch sử xã hội chuyển sang cái ấm áp trong đời sống nhân loại đang đến gần, một cái nhìn như thế không phải ở “Tảo giải” mới được HCM nhấn mạnh. Trong “Triêu cảnh” ta đã thấy một vầng dương như thế vẫn mọc ở đầu non mới sớm để làm cho sông núi khắp nơi toả ánh hồng, mặc dù trong nhà lao vẫn còn bóng tối. Ta đã từng thấy trong “Tảo” cũng một bình minh như vậy trong sự tương phản với bóng tối nhà lao. Một vũ trụ trong “tảo tình” cũng bừng sáng và ấm áp xua tan cái u ám của chốn ngục tù: “Thái dương xuyên quá lung toàn bộ Thiêu tận u yên dữ ám mai Sinh khí dồn thì xung vũ trụ Tù nhân cá cá tiếu nhan khai”. Bởi thế thiên nhiên trong “TG2” luôn thống nhất với cảm quan đầy màu sắc triết học trong thơ HCM nhất là ở “NKTT”. Sự chuyển hóa của trạng thái của nhân vật trữ tình cũng hết sức đặc sắc. Từ trạng thái người tù trong “TG1” đến trạng thái thiên nhiên của thi nhân, rồi cái hiên ngang của người chiến sỹ qua “TG1” để rồi sừng sững hiện lên giữa cái không gian khoáng đạt, hùng vĩ và rực rỡ của cả một bầu vũ trụ khi bình minh xuất hiện là hình ảnh của một “hành nhân” với thi hứng nồng nàn. Chưa bao giờ trong thơ HCM, bức chân dung của Người lại rạng rỡ một tinh thần lạc quan đến thế. Nhân vật trữ tình qua hình ảnh của “hành nhân” như được kết tinh từ ánh sáng, hơi ấm để thi hứng trở nên nồng nàn hơn, nhưng nhìn từ “tâm thế sáng tạo” của người nghệ sĩ ta lại cũng có thể thấy dường như chính con người ấy đã tạo ánh sáng và hơi ấm, sự sống vào vũ trụ bao la kia. Nhìn từ góc độ triết học phương Đông “hành nhân” là kết quả của sự hoà hợp giữa trời đất và con người, sự “nhất thể” của “tam tài” như trong “Kinh dịch” từng bàn tới. “TG” đâu chỉ là bức chân dung tinh thần tự họa để “mở cuốn sách này ra ta sẽ gặp một con người”. “TG” rất đặc trưng cho thế giới nghệ thuật mang đậm màu sắc triết học của nhà thơ HCM. Nó là sự kết hợp hài hoà giữa bản lĩnh của người làm thơ với cảm xúc mãnh liệt của người nghệ sĩ và những suy nghĩ thâm trầm của nhà tư tưởng. Một bài thơ như “TG” có thể ký thác cả những tiên tri vô cùng chính xác về tương lai của xã hội. Bên cạnh đó “TG” còn là một bài thơ rất cổ điển, cổ điển từ cảm hứng tới thi liệu, tới ngôn ngữ thơ, một thứ ngôn ngữ trong suốt để người đọc có thể từ thế giới ngôn ngữ ấy mà nhìn thấu vũ trụ và cả thế giới tâm trạng của nhân vật trữ tình. Tân xuất ngục học đăng sơn. Bài làm. Nhà thơ, nhà văn hóa lớn nhất của TQ TK XX, Quách Mạt Nhược đã đánh giá rất cao vẻ đẹp cổ điển của “NKTT” với nhận xét :”Nếu chọn một số bài thơ của NKTT đặt vào giữa tuyển tập thơ Đường, thơ Tống thì khó có thể phân biệt” bởi ở “NKTT” ta luôn nghe thấy âm vang của thơ Đường, thơ Tống, luôn tìm thấy vẻ đẹp của một thi tứ cổ điển, một TG ngôn ngữ rất giàu chất đường thi, ngay cả khi chủ đề của bài thơ gắn bó chặt chẽ với hiện thực của đời sống, tư tưởng và cảm xúc gắn liền với thời đại. “Tân xuất ngục học đăng sơn” có thể coi là một trong các bài thơ khó có thể phân biệt với thơ Đường, thơ Tống mà nội dung lại rất hiện thực, hiện đại. Xuất xứ của t/p trữ tình nhiều khi không hẳn là cái quyết định cho việc mở cánh cửa vào TG nghệ thuật của người nghệ sĩ, nhưng cũng không phải không có ý nghĩa đối với quá trình tìm hiểu của người nghiên cứu phê bình. Bài thơ có tựa đề “ TXNHĐS” là bởi người biên tập “NKTT” đã dựa vào những dòng hồi ký về “cuộc đời hoạt động của HCT”, về những ngày Bác mới ra khỏi nhà tù TGT, sức khỏe yếu, mắt mờ, tóc bạc, chân tay mềm như bông, Bác đã phải luyện tập một cách quyết liệt “dù phải bò, phải lết mỗi ngày cũng phải đi cho được 10 bước”, sau Người đã leo được núi nhân đó làm bài thơ này. Tuy nhiên bài thơ dù ra đời trong hoàn cảnh ấy cũng chưa hẳn chỉ để thể hiện bản lĩnh của người nghệ sĩ khi học “đăng sơn”. Bài thơ còn thể hiện những ý tưởng sâu xa nhất là với HCM vừa là nhà thơ, vừa là nhà hiền triết nhà tư tưởng lớn. Bài thơ còn một xuất xứ khác qua hồi ký của Đại tướng VNG theo đó có thể thấy, bài thơ đi kèm với một lời nhắn gửi “Chúc chư huynh bên nhà mạnh khỏe, công tác tốt. Bên này vẫn bình yên”. Bài thơ và lời nhắn gửi ấy được ghi bên lề một tờ báo nước ngoài gửi về cho các đồng chí TW giữa lúc phong trào VM dọc biên giới Việt - Trung bị đánh phá rất dữ dội. Bài thơ theo Đại tướng VNG nói :”như nắng xuân xua tan đi những đám sương mờ trong nỗi lo lắng của TW”, bởi vì bài thơ đã khẳng định Bác đã ra khỏi nhà tù và sắp trở về nước. Từ xuất xứ này bài thơ như là bức thông điệp mà HCM đã gửi về cho các đồng chí của mình, một bức thông điệp bằng hình tượng nghệ thuật giàu giá trị thẩm mĩ, giá trị cảm xúc, tư tưởng... sức sáng tạo nghệ thuật của HCM nhiều khi đã ngời lên ở những đề tài rất chính trị, rất CM. Như vậy, bài thơ được viết ra từ một thi đề cổ điển “đăng sơn ức hữu”. Có lẽ vì thế mà nhà xuất bản Văn học đã đưa bài thơ ra khỏi “NKTT” để đặt vào tập thơ chữ hán HCM và lấy tựa đề “ức cố nhân” thay cho tựa đề “TXNHĐS” ở “NKTT”. Bài thơ chỉ được cảm nhận một cách đầy đủ khi ta hiểu ý nghĩa thông điệp của nó, khi ta đến với nó như đến với một bài thơ cổ điển, đến với thi đề rất quen thuộc, thi đề : đăng sơn - ức hữu. Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh của thiên nhiên “mây, núi, dòng sông”. Trong thi đề “đăng sơn” không kể đến những bài thơ “sơn thuỷ hữu tình” mây, núi, sông giao hòa quấn quýt với nhau. Cùng với một chất trữ tình ấy là một không gian hết sức khoáng đạt, hùng vĩ. Trước hết, đó là cảnh mây, núi trùng điệp: “Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân” Câu thơ mở đầu là hình ảnh của mây, kết thúc vẫn là hình ảnh của mây, một biển mây mênh mông bát ngát, một trời mây rộng lớn bao la. Giữa câu thơ và giữa biển mây, trời mây ấy sừng sững những trùng núi qua hai chữ “sơn”. Câu thơ như vẽ. Bài thơ thiên nhiên vì thế mà trở nên vô cùng khoáng đạt. Câu thơ chỉ có những chữ “vân”, “sơn” nối tiếp nhau nhưng khung cảnh lại rất sống động bởi những chữ “ủng”, “trùng”. Chữ “ủng” được nhắc lại hai lần để tả cái hùng vĩ của “trùng sơn” với “trùng vân”. Một câu thơ chỉ mới 7 chữ mà mở ra cái lớn lao, hùng vĩ của trời đất. Một khung cảnh đã gặp ở đâu đó trong những thi phẩm, những danh họa của Đường, Tống xưa. Nhưng để tạo nên cái hình ảnh của “sơn thuỷ hữu tình” nghệ thuật đã đem vào đó một dòng sông sáng như gương sạch không một hạt bụi :”Giang tâm như kính tịnh vô trần”, dòng sông lấp lánh sáng trong suốt, thanh khiết không một hạt bụi làm cho bức tranh sơn thủy được mở ra không chỉ từ bề rộng của biển mây, chiều cao của ‘trùng sơn” mà còn là chiều sâu của không gian. Một sự so sánh lòng sông “sáng như gương” đã làm cho bầu vũ trụ ở đây bừng sáng lên. Sự tiếc nuối hoàn quyện giữa cái hùng vĩ của bầu trời mây núi với cái mềm mại, uyển chuyển trong sáng của dòng sông là sự hài hoà đầy màu sắc triết học, sự hài hoà giữa cái bền vững, cái vĩnh cửu với cái uyển chuyển, biến hóa không cùng giữa cái lớn lao với cái hết sức khiêm nhường. Chất triết học trong tư duy nghệ thuật của HCM như một điểm rất nổi bật, luôn đem đến cho người đọc những sâu xa, thâm thuý, thâm trầm. Câu thơ trong nguyên tác đã mở ra một không gian lớn lao, hùng vĩ như vậy, chỉ tiếc câu thơ dịch đã không lột tả vẻ đẹp ấy với những chữ “ấp ôm”. “ấp ôm” thiên về trữ tình với những “bụi không mờ”. Chẳng những thế câu thơ dịch còn làm mất đi thế đứng của người làm thơ, trong nguyên tác dù không một đường nét phác họa chân dung của nhân vật trữ tình, vị trí của nhân vật trữ tình. Nhưng ta vẫn thấy người làm thơ đã ở đỉnh cao nhất của dãy núi Tây Phong để có thể nhìn thấy nơi xa kia là những đỉnh núi đang nâng mây lên. Còn ở đây ngay dưới chân mình “vân” đang “ủng trùng sơn”, đang nâng núi lên cao, đang nâng nhà thơ lên cao mãi giữa không gian bao la ấy. Trật tự của mây, núi trong câu thơ thứ nhất đã làm hiện lên hình bóng của thi nhân trong cái không gian hùng vĩ ấy. Bài thơ như một bức thông điệp về sự bình yên của HCM sau khi ra khỏi nhà tù. Sự bình yên ấy đã được thể hiện qua hình ảnh ẩn dụ của mây, núi, dòng sông cho nên cái hùng vĩ của cảnh mây núi cũng là bản lĩnh phi thường của người chiến sỹ CM dẫu trải qua “mười bốn trăng tê tái gông cùm”. Đó còn là tầm vóc không nhà tù nào đè bẹp nổi người chiến sỹ ấy. Người vẫn đứng như non cao và tấm lòng của người chẳng phải vẫn sáng như gương đó sao? Tâm hòn của người tù chiến sỹ vẫn không hề gợi một hạt bụi, nghĩ đến đây ta bỗng nhớ ở “NKTT” người từng viết về cuộc hội ngộ giữa Trương Dực Đức và Quan Công: “Cành lá khéo in hình Dực Đức Vườn hồng soi sáng dạ Quan Công” Đó chính là sự bình yên mà người đã nhắc tới trong lời nhắn gửi. Thủ pháp ẩn dụ đã tạo nên một bài thơ thiên nhiên đẹp, rất cổ điển, nhà thơ như trò chuyện với thiên nhiên như tâm tình cùng tạo vật mà lại nói được rất nhiều về khí phách, về bản lĩnh, tấm lòng của người chiến sỹ CM nồng nàn yêu nước. Nếu như bản lĩnh khí phách tầm vóc của Người được thể hiện một cách kín đáo qua hình ảnh ẩn dụ thì nỗi niềm nhớ nước của Người lại được thể hiện một cách trực tiếp. Bài thơ tâm trạng ấy được thể hiện một cách đặc sắc ở câu thơ thứ ba : “Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh”. Hai chữ “bồi hồi” là nói trạng thái vẫn được giữ nguyên trong bản dịch nhưng hai chữ “độc bộ” lại chuyển thành “dạo bước” đã không còn sát với nguyên bản nữa. Đành rằng trong thực tế HCM có thể lên đỉnh Tây Phong vừa dạo bước, vừa rèn luyện sức khỏe song những mạch cảm xúc ở đây không thể là một sự thanh thản để dạo chơi sau những ngày tù đày. Khi còn phải giam cầm trong nhà tù Người lúc nào cũng hướng về Tổ Quốc, chợp mắt Người đã thấy “Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh”. Người từng than: “Năm tròn cố quốc tăm hơi vắng Tin tức bên nhà bữa bữa trông: Lẽ nào có thể dạo chơi thư nhàn đến thế. câu thơ trong nguyên tác chính là đi một mình trên đỉnh núi Tây Phong với trạng thái “bồi hồi”. Kết cấu của câu thơ rất đặc sắc. Nó như ai đó từng nói là bản lề khép mở hai tâm trạng trong một bài thơ tứ tuyệt. Bởi vì nỗi “bồi hồi” kia khi đi một mình trên đỉnh Tây Phong phải chăng cũng có thể là nỗi bồi hồi trước một thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ, nhưng phải tới câu thơ thứ tư mới thấy nỗi “bồi hồi” kia gắn liền với những tình cảm hết sức thiêng liêng đối với đất nước. Cho nên câu thơ thứ ba vừa khép lại trước thiên nhiên vừa mở ra một TG tâm trạng khác. Tâm trạng hướng về cuộc sống của CM, của đất nước. “Dao vọng nam thiên ức cố nhân” - đó cũng là nỗi bồi hồi đích thực. Câu thơ mở ra nỗi niềm thương nhớ đến cảm động của con người. Dường như đây mới là chủ đề chính của bài thơ. Hình ảnh những làm thơ hiện ra thật cảm động Người đã “dao vọng nam thiên” nghĩa là Người đã hướng về phía trời Nam nước Việt với tất cả những nỗi lòng của mình. Cái nhìn như xuyên suốt không gian như đưa Người về với trời Nam chứ đâu phải “trông lại” như câu thơ trong bản dịch “Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa” để nhớ những người đồng chí, đồng đội gắn bó cả cuộc sống với mình trong sự nghiệp CM của đất nước, hai chữ “bạn xưa” chưa nói được sự gắn bó ấy của hai chữ “cố nhân”, ba chữ “ức cố nhân” đã làm cho bài thơ hoàn chỉnh thi đề “đăng sơn ức hữu”. Đọc “TXNHĐS” hay có thể gọi là “ức cố nhân” ta không chỉ thấy vẻ đẹp của bài thơ cổ điển của một tứ thơ độc đáo của những hình tượng thơ đặc sắc trên tất cả, trên sự cảm phục yêu kính của ta đối với người làm thơ HCM. Bài thơ đã cho thấy một bản lĩnh vững vàng như núi cao, một tấm lòng vì dân, vì nước sáng như gương. Hoài Thanh đã từng chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy bằng một nhận xét đầy ngợi ca. Có ai ngờ con người với dáng tiên phong đạo cốt đang ung dung trên đỉnh Tây Phong kia, chẳng bao lâu Người đã trở thành Tổng chỉ huy của cả một dân tộc, tiêu diệt CNTD giành độc lập cho đất nước, đem lại vinh quang chói ngời cho Tổ quốc Việt Nam. Đề 1: Tình cảm nhân đạo (tinh thần nhân đạo) của Bác được biểu hiện trong NKTT ntn? Bài làm. “Tấm lòng nhân đạo yêu thương con người, đặc biệt là những người bị đọa đầy hắt hủi là điều sâu sắc nhất, tốt đẹp nhất trong con người Hồ Chủ Tịch” (Phạm Văn Đồng). Tấm lòng ấy đã toả sáng cả không khí tăm tối của nhà tù những năm Bác bị giam cầm ở nhà lao Tưởng Giới Thạch và đã kết tinh thành những vần thơ nhật ký mãi mãi còn lay động hàng triệu trái tim độc giả chúng ta. Trong những ngày bị giam cầm đọa đày đau khổ, suốt 14 trăng tê tái gông cùm Bác phải chịu đựng biết bao nỗi khổ đau, ăn đói mặc rét bị xích bị xiềng, ngủ với rận rệp... ấy thế mà Bác đã quên đi mọi nỗi khổ đau của mình và hướng tới những người xung quanh với một tình yêu thương đồng cảm mãnh liệt. Bác rất nhạy cảm đối với những nỗi buồn niềm vui của con người. Đặc biệt là những người khốn khổ. Có lần một người tù cờ bạc ban đêm còn nằm cạnh Bác sáng dậy người đói rét quá mà bị chết cứng. Lời thơ của Bác cất lên xót xa như nói đến một người bà con ruột thịt vậy: “Thân anh da bọc lấy xương Khổ đau đói rét hết phương sống rồi Đêm qua còn ở bên tôi Hôm nay anh đã về nơi suối vàng” Đúng như nhà phê bình Hoài Thanh đã viết :”lời thơ rưng rưng, nghẹn ngào như có nước mắt”. Không có một tình cảm nhân đạo lớn thật khó mà có thể quan tâm đến người khác trong cảnh ngộ của mình bị đọa đày khủng khiếp ấy. Cái lớn của tình cảm nhân đạo trong “NKTT” chính là cái đó. Từ xưa đến nay, những nhà nhân đạo CNXH vĩ đại vẫn dành cho những trẻ em và những người phụ nữ một tình cảm đặc biệt. Bởi vì họ là những con người nhỏ yếu cần được yêu thương nâng đỡ nhất. Các bài trong “NKTT” của Bác viết về những người phụ nữ và trẻ em có một giá trị nhân đạo rất cao. Trong âm thanh hỗn tạp xô bồ của nhà tù Người nghe rất rõ tiếng khóc của một cháu bé vừa mới nửa tuổi: “Oa... oa....oa Cha trốn không đi lính nước nhà Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi Phải theo mẹ đến ở nhà pha” (Cháu bé trong ngục Tân Dương) Ta cần chú ý 3 chữ “oa ... oa.... oa” được Bác ghi bằng chữ Việt chứ không phải bằng chữ Hán. Hình như những tiếng khóc ban đầu của trẻ em cũng như tiếng khổ đau thì không có biên giới và nó vọng lên trong thơ Bác mới đau nhói làm sao. Còn đối với những người phụ nữ vô tội mà cũng phải chịu cảnh bất hạnh, Bác cũng đã tỏ niềm đồng cảm sâu sắc Bác thương cho cảnh người vợ có chồng trốn lính không chịu làm bia đỡ đạn cho bọn thống trị mà bị bắt vào tù: “Biền biệt anh đi không trở lại Buồng the trơ trọi thiếp ôm sầu Quan trên sót nỗi em cô quạnh Nên đã mời em tạm ở tù” Dường như đằng sau cái mỉm cười chua chát có những giọt nước mắt nóng bỏng tình yêu thương đồng cảm nhỏ xuống thân phận khổ đau của người phụ nữ. Ca dao ta xưa có câu “thương người như thể thương thân”. Tình thương người ở Bác còn cao hơn thế. Về vấn đề này Tố Hữu đã có câu thơ rất hay “Nâng niu tất cả chỉ quên mình”. Điều này được thể hiện khá cảm động ở bài thơ “Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng”. Bởi vì với cảnh ngộ đôi vợ chồng người ở đầu sông người ở cuối sông trong một bài thơ cổ: “Chàng ở đầu sông Tương Thiếp ở cuối sông Tương Cùng uống nước sông Tương Mà biển trời cách mặt” thì cảnh ngộ của vợ chồng người bạn tù ở đây còn có lẽ đau xót hơn nhiều. Họ gần nhau trong tấc gang mà biển trời cách mặt. Họ có bao nhiêu điều chứa chất trong lòng người xa cách, muốn nói với nhau nhưng những quá xúc động nên miệng họ nghẹn ngào không nói được đành chỉ nói lên bằng khoé mắt. Nhưng chính đôi mắt cũng là chưa nói lệ tuôn đầy. Kết thúc bài thơ là một câu thơ giản dị mà sâu thẳm một tấm lòng yêu thương đồng cảm của Bác, Người đã trực tiếp chứng kiến màn kịch câm đau thương đó. Tình cảnh đáng thương thật. Qua tấm lòng nhân đạo bao la của Bác, trên tập nhật ký có cả một TG đau thương đông đảo. Trong tình thương giữa con người với con người, sự đồng cảm tri âm tri kỷ là điều đáng quý hơn vàng bạc. Cũng như Nguyễn Du hiểu cặn kẽ tình cảnh của mẹ con người hành khất (Sở kiến hành), HCM đã thấu hiểu nhiều cảnh ngộ thương tâm trong chốn lao tù và nếu không có sự đồng cảm sâu xa, Bác Hồ không thể lắng nghe tiếng sáo mà hiểu được người thổi sáo và cả tâm trạng người vợ của họ: “Bỗng nghe trong ngục sáo vi vu Khúc nhạc tình quê chuyển điệu sầu Muôn dặm quan hà khôn xiết nỗi Lên lầu ai đó ngóng trông nhau”. “NKTT” có nhiều bài viết về những điều tầm thường vụn vặt trong sinh họat nhà tù. CLV nhận xét: “Thơ Bác có những chuyện nhỏ nhặt mắm muối tương cà mà vẫn mang một ý nghĩa lớn về nội dung, ý nghĩa lớn đó là Bác quan tâm thực sự đến đời sống hàng ngày của mọi người xung quanh”. Các Mác lãnh tụ kiệt xuất của giai cấp vô sản TG đã có một câu châm ngôn rất hay: “không có gì thuộc về con người mà lại xa lạ đối với tôi”. Câu châm ngôn nổi tiếng ấy của Mác rất phù hơp với Bác Hồ. Tinh thần nhân đạo chân chính là như thế nó khẳng định những nhu cầu trần thế của con người. Nó chăm lo đời sống thực tế của con người. Nó thật xa lạ và từ bi bác ái của nhiều tôn giáo. Tuy thương người nhưng lại phủ định những nhu cầu trần thế của con người và hứa hẹn nhiều hạnh phúc ở một cõi thiên đường hão huyền nào kia. Nhà thơ Xuân Diệu nhận xét :”khi người bạn tù của Bác đắp cái chăn bằng giấy nhật ký có hai câu thơ trần trụi mà xót xa: “Sách xưa sách cũ bồi thêm ấm Chăn giấy còn hơn chẳng có chăn” Một vài câu thơ giản dị như thế mà sâu thẳm một tấm lòng nhân đạo rất mực thương yêu con người. Đó là một chất lớn của tập nhật ký. Tấm lòng nhân đạo của Bác đôn hậu bao dung. Người luôn luôn giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình và cũng tỏ lòng biết ơn những ai đã giúp đỡ Bác. Bác bị giam chung với mọi loại tù nhân, thậm chí với những kẻ trộm cắp cờ bạc, tức là với những người cặn bã của xã hội. Tuy thế Bác vẫn cảm thấy bình đẳng chan hoà vợi họ nhìn họ bằng đôi mắt bao dung độ lượng và thật sự chân trọng. Bác gọi họ là nạn hữu, nghĩa là những người bạn cùng hoạn nạn. Những người ấy dù phạm tội gì thì suy cho cùng cũng thuộc “TG đau thương”, nạn nhân của xã hội có giai cấp và tất cả đều được đón nhận tình cảm ấm áp của Bác, đều được Bác trân trọng nâng niu và đặt niềm tin mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của họ. Trong bài “Nửa đêm” Bác viết: “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”. Như vậy Bác cho rằng bản tính của họ chưa hẳn đã là xấu. Nếu họ trở thành kẻ độc ác tội lỗi thì chủ yếu do hoàn cảnh xô đẩy. Nói về tấm lòng tin yêu trân trọng con người thì “Ghẻ” cũng là một bài thơ độc đáo: “Đầy mình đỏ tím như hoa gấm Sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn Mặc gấm bạn tù đều khách quý Gảy đàn trong ngục thảy tri âm”. Bài thơ hay không phải chỉ vì “vừa có màu sắc vừa có âm thanh” mà chính là qua giọng đùa vui toát lên tấm lòng đôn hậu quý trọng con người ở Bác, dù cho đó là những người tù nhân ghẻ lở bẩn thỉu nhếch nhác. Như vậy lòng tin yêu mãnh liệt vào bản chất tốt đẹp của con người là đặc trưng quan trọng của chủ nghĩa nhân đạo HCM. Xuất phát từ lòng tin ấy mà Bác sẵn sàng giúp đỡ người khác trong khả năng của mình. Bác đã từng viết hộ báo cáo cho các bạn tù và ngược lại Bác cũng đã tỏ lòng biết ơn đối với những ai đã giúp đỡ mình. Dù đó là những con người còn đứng ở bên kia hàng ngũ của kẻ thù. Bác xúc động trước tấm lòng của “Trưởng ban họ Mạc”, của trưởng Khoa họ Ngũ, họ Hoàng, của ông lương chủ nhiệm, đặc biệt là ông Hầu Chí Minh: “Sáng suốt nhờ ơn Hầu chủ nhiệm Quyền tự do trở lại với mình rồi Nhật ký trong tù bài trót quyển Công lao tái tạo tạ ơn người”. Tấm lòng nhân đạo của Bác mang tính chất giai cấp và tính chiến đấu rõ rệt. Đấy cũng chính là biểu hiện của CN nhân đạo cộng sản. Tìm hiểu tập nhật ký chúng ta thấy trong tù trước hết Bác thương những người khổ đau đói rét nghĩa là những người tù nghèo và tình thương tấm lòng nhân đạo bao la của Bác còn lan toả mở rộng đến những số phận ngoài nhà tù. Trên đường đi đày gian khổ Bác vẫn chia sẻ với nỗi vất vả của phu làm đường “phu đường vất vả lắm ai ơi”. Nhiều hôm đi đường gặp trời tối, mệt mỏi cô đơn buồn bã thế mà vừa chứng kiến cảnh sinh hoạt lao động tươi vui nơi xóm núi, Người bỗng quên hết mệt nhọc để trái tim mình reo vui trên ngọn lửa hồng của cô gái: “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” Câu thơ của Bác ấm áp lạ thường bởi trước hết có ngọn lửa hồng từ trái tim Bác toả ra hoà với lò than rực hồng của cô gái lao động. Bác Hồ luôn vui niềm vui của nhân dân. Nhười hào hứng phấn khởi trước cảnh nhân dân được mùa (cảnh ngoài đồng). Nhưng Bác cũng luôn luôn buồn trước nỗi buồn của nhân dân. Bác ái ngại cảnh nhân dân một vụ bị mất mùa: “Vùng Tây tuy rộng đất khô cằn Vì thế nhân dân kiệm lại cần Nghe nói năm nay trời đại hạn Mười phân thu hoạch chỉ vài phân”. Lời thơ của Bác đượm một vẻ bùi ngùi xa xót. Phải có tấm lòng yêu thương đối với con người như tấm lòng của người mẹ hiền đối với những đứa con yêu mới có những cảm xức buồn vui đến tha thiết và cảm động như thế. Tình cảm nhân đạo của Bác quả thật mênh mông và nó đã mang màu sắc thời đại. Đó là tấm lòng yêu thương đồng cảm sâu sắc của những người trong cùng cảnh ngộ dù cho đó là những người dân Trung Hoa. Trước đây các nhà yêu nước cũng rất thương người, nhưng nhiều khi còn mang tính chất ban ơn của người trên đối với kẻ dưới và cũng chưa thấy nói đến tình thương vượt qua giới hạn người dân nước mình: “Quan sơn muôn dặm một nhà Bốn phương vô sản đều là anh em” (Hồ Chí Minh) Như thế là tình cảm nhân đạo của Bác chính là biểu hiện tình cảm nhân đạo cộng sản. Nó có tính chất giai cấp rõ rệt và do có tính giai cấp mà nó mang tính chất thực tiễn, tình cảm chiến đấu. Bởi vì do yêu thương tha thiết những con người bị áp bức bóc lột mà quyết tâm chiến đấu chống lại mọi thế lực áp bức nhằm giải phóng và đem lại hạnh phúc thực sự cho con người. Cho nên nhật ký tự nhiên cũng là tiếng nói bóc trần, tiếng nói kết tội những bóng tối dày đặc đang đè nặng lên số kiếp con người ta. Vì vậy kết tinh cao cả của tình cảm nhân đạo Bác Hồ là lòng yêu nước, thương dân. Những ngày bị giam cầm trong nhà lao tăm tối của TGT, lòng yêu nước của Bác càng có những biểu hiện vô cùng cảm động. Bác nghĩ về Tổ quốc với ngôi sao vàng 5 cánh đã toả sáng giấc mơ của Người. Viết về Tổ quốc Bác đã có những vần thơ thấm đẫm nước mắt: “ở tù năm trọn thân vô tội Hoà lệ thành thơ tả nỗi này” Qua những điều đã phân tích trên chúng ta thấy tình cảm nhân đạo, tình thương bao la của Bác đối với con người là điều sâu sắc và cảm động nhất. Hầu như nó đã thấm đậm khắp mọi vần thơ nhật ký. Giờ đây mỗi lần được đọc lại tập thơ, ta dường như vẫn còn thấy thổn thức đâu đây một trái tim thương người thiết tha của Bác. Và mỗi độc giả chúng ta ai cũng được đón nhận tình cảm ấm áp ấy như cây cỏ được đón nhận ánh nắng mùa xuân. Tuyên ngôn độc lập Đề 1: Phân tích những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn mở đầu của TNĐL HCM. Bài làm. “TNĐL” của HCM là đỉnh cao trong các sáng tác của HCM ở thể loại chính luận, cũng là một áng văn chính luận bất hủ trong lịch sử của dân tộc ta, cả ở bình diện văn học, lịch sử lẫn chính trị tư tưởng. Nó có thể sánh với những áng thiên cổ hùng văn mà chúng ta từng biết đến của cha ông xưa. Hơn thế nữa, từ những nghệ thuật lập luận hết sức thông minh sắc sảo, độc đáo, bản tuyên ngôn đã làm ngời sáng lên một chân lý bao trùm thời đại, thậm chí là chân lý muôn đời đối với đời sống mọi dân tộc trên TG. Nó trở thành niềm tự hào đối với mỗi con người Việt Nam. Những giá trị lớn lao về phương diện tư tưởng cũng như nghệ thuật được thể hiện ngay từ dòng mở đầu của tuyên ngôn này. Để khám phá được những đặc sắc trong nghệ thuật lập luận của đoạn mở đầu này chúng ta cần phải hiểu khái niệm lập luận và nghệ thuật lập luận. Lập luận là việc đưa ra những lý lẽ xác đáng, những luận cứ đầy sức thuyết phục để hướng người đọc, người nghe tới một kết luận nào đó. Việc tổ chức lý lẽ, sự lựa chọn các luận cứ và sắp xếp các luận cứ ấy để đi tới một kết luận đầy sức thuyết phục thì đó chính là nghệ thuật lập luận, là sự thể hiện tài năng của người viết chính luận. Khi trả lời một nhà báo đồng thời là dịch giả người Nga, người dịch “NKTT” sang tiếng Nga, HCM đã nói :”Nhà thơ gì tôi, chẳng qua là các đồng chí của tôi yêu mến mà gọi thế. Tôi là một nhà chính luận thì đúng hơn”. Sức mạnh của ngòi bút chính luận NAQ - HCM từng thẩm thấu vào cả các t/p truyện ký, các t/p nghệ thuật của mình. Cho nên Người viết chính luận như một sở trường với một sức sáng tạo phi thường của mình. Tài năng của ngòi bút chính luận ấy được thể hiện ở nhiều t/p nhưng kết tinh cao nhất chính là “TNĐL”. Từ những dòng mở đầu cho tới dòng kết thúc ta thấy luôn luôn lấp lánh ánh sáng trí tuệ cùng với một nhiệt tình cháy bỏng đối với nền độc lập của đất nước của HCM. Nghệ thuật lập luận của áng văn chính luận bất hủ này nằm ngay trong kết cấu, trong bố cục của toàn t/p, tạo nên một chỉnh thể hết sức chặt chẽ trong tính thống nhất của nó và cũng nằm ngay trong từng đoạn ví như đoạn mở đầu. Trong kết cấu của TNĐL, đoạn mở đầu là đoạn nêu lý tưởng độc lập tự do của con người, của mỗi dân tộc từ đó khẳng định tư tưởng tự do và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Nếu đem so sánh đoạn mở đầu này với “BNĐC” của Nguyễn Trãi, “NQSH” tương truyền là của Lý Thường Kiệt, thì đoạn mở đầu này có một kết cấu, một bố cục rất đặc sắc. Bởi ở những t/p bất hủ xưa người viết trực tiếp đề cao lý tướng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Lý Thường Kiệt khẳng định: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” còn Nguyễn Trãi rất hào hùng trong lời tuyên bố: “Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”. còn ở “TNĐL” của HCM đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945 sau tiếng gọi hết sức thiêng liêng đối với đồng bào cả nước, người viết đã nhấn mạnh quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do của tất cả mọi người trên TG bằng việc trích dẫn những lời bất hủ của bản TNĐL nước Mỹ 1776 rồi người viết suy rộng ra quyền sống, quyền bình đẳng, quyền tự do của các dân tộc trên TG. Mạch lập luận lại được tiếp tục bằng việc trích dẫn bản tuyên ngôn “ Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp năm 1791. Từ những luận cứ hết sức sát thực và những lý lẽ hết sức sắc sảo, đoạn văn mới đi đến kết luận vô cùng đanh thép khi coi việc tôn trọng quyền sống, quyền tự do, quyền bình đẳng của mỗi con người cũng như mỗi dân tộc là những “lẽ phải không ai chối cãi được”. Một kết luận đanh thép cũng không ai có thể tranh cãi được. Đó là lập luận theo lối quy nạp đưa người dọc tới những khái quát, những nhận thức sau khi đã được chứng thực bằng những sự thực hiển nhiên trong lịch sử TG. HCM không trực tiếp nêu vấn đề về quyền sống, quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc bởi hơn ai hết Người hiểu tình thế “nghìn cân treo sợi tóc” của CMVN. Con thuyền độc lập của Việt Nam đang đứng trước ghềnh thác vô cùng dữ dội bởi những âm mưu xâm lược trở lại của thực dân Pháp và đặc biệt là sự can thiệp mang tính chất ủng hộ khích lệ của Mỹ. Bởi thế Người đã mở đầu bản tuyên ngôn bằng việc trích dẫn bản TNĐL của nước Mỹ với những lời bất hủ :”Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Việc trích dẫn và đề cao tư tưởng về quyền sống của con người đã như một hàng rào cản về mặt pháp lý cũng như về mặt lương tri đối với đế quốc Mỹ khi chúng muốn can thiệp vào nước ta. Nó nhắc nhở chính phủ Mỹ chớ có phản bội những tư tưởng đầy tính nhân văn ấy của nhân dân Mỹ. Nó có thể khơi dậy niềm kiêu hãnh của những người Mỹ có lương tri để từ đó mà tạo nên sức mạnh phản đối, ngăn cản những hành động can thiệp của Mỹ. Trích dẫn bản TNĐL của nước Mỹ vừa là một thao tác trong lập luận đầy ý nghĩa thực tiễn lại vừa là hành vi văn hóa rát cao của HCM. Chỉ cần một lời trích dẫn như vậy bản tuyên ngôn đã góp phần quan trọng vào việc thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh chống xâm lược Việt Nam của nhân dân Mỹ từ những năm ấy chơ tới sau này. Niềm kiêu hãnh của người Mỹ có lương tri đã tạo nên ngọn lửa tự thiêu bên bờ sông Bôtômát của Morison. Đến Tổng thống Mỹ Bill Clinton khi sang thăm Việt Nam cũng còn nhắc tới bản TNĐL của HCM. Tiếp đó mở đầu bản tuyên ngôn còn trích dẫn cũng những lời bất hủ trong bản tuyên ngôn “Nhân quyền và dân quyền” của Pháp. Đây không chỉ là hành vi văn hóa rất cao của HCM mà còn bởi thực dân Pháp mặc dù về mặt pháp lý đã không còn bất kỳ một quyền lợi nào ở Việt Nam sau khi chỉ trong vòng 5 năm đã hai lần bán nước ta cho Nhật nhưng vẫn không từ bỏ âm mưu thống trị nước ta. Tướng Đờ Gôn đã tuyên bố một cách hỗn xược :”Con đường giải phóng của chúng ta (P) không dừng lại ở đây (Paris) mà sẽ mở rộng tới hà Nội...”. Vì thế việc trích dẫn bản tuyên ngôn của P vừa là lời cảnh cáo đối với P khi trong suốt hơn 80 năm qua chúng đã tự chà đạp ngọn cờ “tự do - bình đẳng - bác ái” của nước P, chúng đã tự bôi nhọ lên danh dự của nước Pháp bằng việc thống trị một cách tàn bạo dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên sự đề cao tư tưởng về quyền bình đẳng trong tuyên ngôn của nước P còn làm thức dậy lương tri của nhân dân P trước hành động xâm lược của đội quân viễn chinh P ở ĐD. Có lẽ vì thế mà trong cuộc k/c chống P nhiều người P đã đứng về phía Việt Nam trong cuộc k/c ấy. Làn sóng đấu tranh chống xâm lược Việt Nam của nhân dân P được đẩy lên đỉnh cao từ hành động dũng cảm của những người phụ nữ P, bà Mẹ P nằm trên đường tàu cản những con tàu chở vũ khí của P sang ĐD. Giá trị nghệ thuật lập luận của đoạn mở đầu này vì thế chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu xa về lý luận cũng như thực tiễn. TNĐL của HCM không chỉ thể hiện những ý nghĩa thữ tiễn vô cùng lớn lao mà còn ngời sáng lên những tư tưởng mang tính thời đại, thời đại CNTD - PX đã, đang và sẽ còn tác oai tác quái đối với lịch sử của các dân tộc nhỏ bé. Tư tưởng ấy được thể hiện một cách giản dị. Đó là những lời “suy rộng ra”. HCM viết tất cả các dân tộc trên TG đều có quyền bình đẳng, quyền tự do, quyền sung sướng. Chỉ với những lời lẽ hết sức giản dị như vậy thôi nhưng đó là sự khái quát một chân lý hết sức lớn lao. Bản TNĐL của dân tộc trở thành bản tuyên ngôn của các dân tộc trên TG. Cái lớn lao của tư tưởng này là ở chỗ lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại một văn bản chính thức tuyên bố trước toàn TG về quyền bình đẳng, độc lập của mỗi dân tộc. Ngay trong chính sách đối ngoại của ĐCS Liên Xô được Lênin khởi thảo, tuyên bố năm 1925 cũng chỉ mới đề cập tới sự bênh vực quyền lợi của các nước nhược tiểu. Còn Nghị quyết của Hội nghị 49 nước trên TG (trong đó có A, P, M, N, Đài Loan...) tuy có khẳng định quyền bình đẳng của các dân tộc nhưng phải tới 25/10/1945 mới được phát đi và có hiệu lực. Còn tư tưởng của HCM đã được tuyên bố trước toàn TG vào buổi sáng lịch sử không chỉ của dân tộc Việt Nam mà của nhân loại vào buổi sáng 2/9/1945 tại quảng trường Ba Đình nước VNDCCH. Bản TNĐL với những dòng mở đầu đã cho thấy không chỉ tài năng lớn của ngòi bút chính luận, qua nghệ thuật lập luận, mà còn cho thấy tầm nhìn bao quát lịch sử dân tộc cũng như đời sống nhân loại ở HCM. Nếu không phải là người từng thấu hiểu cuộc sống của trên một nửa nhân loại đau thương trên khắp các châu lục qua suốt 30 năm bôn ba thì khó có thể có được những khái quát như chân lý đi trước thời đại. Đề 2: TNĐL và nghệ thuật lập luận vừa sắc sảo vừa chan chứa tình cảm trong đoạn tố cáo tội ác của thực dân P. Bài làm. Đọc TNĐL của HCM ta như thấy âm vang tiếng nói vừa căm thù vừa đau thương của lịch sử nghìn xưa kết tinh trong những tác phẩm như “NQSH”, “Hịch tướng sĩ văn”, “BNĐC”. Đó là âm hưởng vang lên từ những đoạn văn tố cáo tội ác của thực dân P đối với dân tộc ta trong gần một thế kỷ đô hộ. Đoạn văn không chỉ có sự sắc sảo trong lý lẽ mà còn rất giàu giá trị nghệ thuật qua lời văn giàu hình ảnh, qua nhịp điệu được tổ chức một cách hết sức linh hoạt biến hóa. Nhìn từ kết cấu tổng thể của đoạn văn có thể thấy người viết tuyên ngôn đã dành một phần quan trọng tố cáo tội ác về mọi phương diện quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa như một tiền đề tạo nên lòng căm thù và ý chí đấu tranh quyết liệt chống xâm lược của dân tộc ta. Đồng thời đoạn văn cũng dành một phần hết sức quan trọng để tố cáo một loại tội ác chưa từng có: tội ác bán nước ta trong danh nghĩa thuộc địa của chúng cho bọn PX Nhật để dân ta một cổ hai tròng. Tội ác ấy được tố cáo lại chính là cơ sở pháp lý để bản tuyên ngôn tuyên bố chấm dứt mọi đặc quyền đặc lợi của P ở Việt Nam. Tạo một cơ sở pháp lý để P không còn lý do gì quay trở lại Việt Nam với tư cách của một kẻ bảo hộ, hay thống trị cũng vậy thôi. Vì thế có thể nói những lập luận của bản tuyên ngôn ở phần tố cáo tội ác TD P cũng chứa đựng những ý nghĩa vô cùng sâu xa. Đây cũng là đoạn văn được viết theo lối diễn dịch. Người viết đã nêu những tổng quát về tội ác của TD P trong suốt hơn 80 năm thống trị nước ta. Sau đó mới nêu ra hàng loạt những luận cứ để chứng minh cho những luận điểm kia. Phải nói người viết TNĐL ở đoạn này đã sử dụng hệ thống ngôn ngữ rất giàu giá trị nghệ thuật bởi rất giàu hình ảnh, giàu giá trị gợi tả. Vừa dựng lên chân dung của kẻ xâm lược đầy tính chất lừa bịp lại vừa khơi gợi nỗi đau thương và lòng căm thù trong trái tim mỗi con người Việt Nam khi nghĩ về những tháng năm nô lệ ấy. Tuy nhiên, trước hết phải thấy đoạn văn đã sử dụng một cách đặc sắc một hư từ vốn chỉ có ý nghĩa liên kết câu văn, đoạn văn với nhau. Đó là hư từ “thế mà”. Hư từ vốn rồng về ý nghĩa từ vựng, rỗng về ý nghĩa biểu thị sự vật, đặc tính sự vật. Vậy mà hai chữ “thế mà” ở đây lại phơi trần cái bản chất phản động của CNTD P. Bởi vì trước đó là một đoạn văn những “lẽ phải không ai chối cãi được”. Còn TD P lại là kẻ dày xéo lên những lẽ phải ấy, đi ngược với đạo lý của nhân loại. Vì thế t/g mới dùng hai chữ “thế mà”. Trong hai chữ “thế mà” đã chứa đựng cả sắc thái biểu cảm lên án CNTD. Chỉ với một nhận định có tính chất tổng quát về tội ác của TDP mà đoạn văn hết sức ngắn gọn đã dựng được chân dung của kẻ xâm lược. CNTD P, kẻ đi ngược đạo lý, làm trái với mọi lẽ phải chính là kẻ đã hành động một cách lừa bịp, giả dối và hết sức tàn bạo dã man khi chúng giương cao ngọn cờ bình đẳng bác ái mà thực chất là cướp nước ta, núp dưới chiêu bài khai hóa văn minh để áp bức dân ta một cách tàn bạo. Và bức chân dung này đã được cụ thể hóa bằng việc nêu hàng loạt những tội ác về mọi phương diện của CNTD. Ngôn ngữ giàu hình ảnh như: chúng chia nước ta ra làm ba kì, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học, chúng tắm các cuộc khởi nghĩa trong bể máu, chúng làm cho các nhà tư sản nước ta không ngóc đầu dậy được... hàng loạt những hình ảnh như thế tiếp nối nhau gợi lại cả một lịch sử đau thương của dân tộc trong suốt gần một thế kỷ. Đó là thứ ngôn ngữ chính luận nhưng rất giàu cảm xúc. Đọc những câu văn ấy ta như được sống lại với câu văn của Nguyễn Trãi trong “Cáo bình Ngô” khi tố cáo tội ác của giặc Minh đã: “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ” Đây cũng là đoạn văn rất giàu nhịp điệu bởi kết cấu trùng điệp bắt đầu bằng chủ thể là “chúng” tiếp đó là các hành động đàn áp bóc lột, cai trị dã man tàn bạo của TD P, bộ mặt của P hằn lên những đường nét ác độc của loài quỹ dữ. Bọn chúng như một lũ quỷ sa tăng được khắc họa qua hàng loạt những kết cấu trùng điệp ấy. Tổ chức những đoạn văn, những câu văn có kết cấu trùng điệp người viết tuyên ngôn còn tạo nên ấn tượng về sự chồng chất không sao kể xiết những tội ác của kẻ thù, những tội ác mà như Nguyễn Trãi đã viết: “Trúc Nam Sơn không ghi hết tội Nước Đông Hải không rửa sạch mùi” Vì thế có thể nói, đây là đoạn văn được người viết dồn tất cả niềm đau thương và nỗi căm thù của dân tộc vào từng chữ, từng câu. Đây cũng là sự dồn nén cảm hứng tố cáo của NAQ đã từng được thể hiện trong thiên phóng sự nổi tiếng “Bản án chế độ TD P”. Về tội ác chưa từng thấy của bất kỳ tên xâm lược nào, tội ác bán nước ta cho Nhật. Về phương diện nghệ thuật đây cũng là đoạn văn rất giàu hình ảnh. Chân dung của CNTD P ở đây chỉ được khắc họa bằng vài ba nét nhưng đã bộc lộ được bản chất hèn kém bạc nhược của chúng. Đó là bức chân dung của kẻ tự xưng là “mẫu quốc” của Việt Nam, tự cho mình cái quyền bảo hộ đối với nước Việt Nam. Nhưng Nhật vừa vào ĐD bọn chúng đã “ quỳ gối, mở cửa” dâng nước ta cho Nhật. Về mặt đạo lý đoạn văn đã đề cao tinh thần nhân đạo của dân tộc ta khi kêu gọi P hãy cùng với Việt Minh chống Nhật, khi phá nhà tù của Nhật để cứu những người P bị Nhật giam giữ, giải phóng họ khỏi nhà tù trong khi chính bọn P lại tàn sát những người tù chính trị Việt Nam trước khi rút chạy. Đoạn văn tố cáo tối ác của TD P khi bán nước ta cho Nhật còn có một ý nghĩa hết sức sâu xa là tạo cơ sở pháp lý cho việc tuyên bố chấm dứt mọi quan hệ TD của P đối với Việt Nam, tuyên bố xóa bỏ mọi đặc quyền, đặc lợi của P tại Việt Nam. Đó là hàng rào pháp lý để bọn TD không thể quay trở lại Việt Nam dù dưới chiêu bài nào trong chính sách bảo hộ của chúng. Vì thế, đoạn văn này đã được kết thúc bằng một nhận xét hết sức đanh thép: trong vòng 5 năm TD P đã hai lần bán nước ta cho Nhật và nước Việt Nam sự thực đã dành độc lập từ tay PX Nhật chứ không phải từ tay P. TNĐL của HCM đã dành một phần quan trọng cho việc tố cáo tội ác của TD P bởi người viết tuyên ngôn đã ý thức một cách sâu sắc kẻ thù tiềm ẩn trực tiếp không phải ai khác chính là P. Một kẻ tàn bạo dã man như thế đối với dân tộc Việt Nam trong suốt gần một thế kỷ, dư luận TG làm sao có thể chấp nhận được khi chúng lại muốn lần nữa “bảo hộ” Việt Nam. Đồng thời những lời tố cáo hết sức mạnh mẽ quyết liệt ở đoạn văn này còn tạo tiền đề cho việc tuyên ngôn sẽ mô tả quá trình chiến thắng của dân tộc Việt Nam. Đoạn văn mô tả quá trình chiến thắng như sự tiếp tục mạch lập luận của bản tuyên ngôn. Đây là đoạn văn vô cùng hàm xúc. Chẳng những t/g đã sử dụng những từ ngữ nhằm khắc họa bản chất sự tan rã của cả một hệ thống TD-PX và chế độ quân chủ qua các chữ “chạy - hàng - thoái vị”: “Pháp chạy Nhật hàng vua Bảo Đại thoái vị...” mà còn sử dụng những từ ngữ biểu thị hết sức chính xác sức mạnh của dân tộc ta như chữ “đập tan xiềng xích 80 năm đô hộ của TD P”, “đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ DCCH”. Cả một quá trình chiến thắng như vậy, tuyên ngôn chỉ dùng đúng ba câu. Một câu mô tả sự sụp đổ của hệ thống thống trị cũ, một câu khẳng định sự ra đời của một nước độc lập sau khi đập tan xiềng xích nô lệ. Một câu như tuyên bố cho sự ra đời của một nhà nước Việt Nam mới. Nhà nước dân chủ đầu tiên ở châu á sau khi đánh đổ mấy mươi thế kỷ của CN quân chủ. Trong tình thế của CMVN lúc ấy tuyên ngôn không thể viết những dòng hào sảng như trong “Cáo bình ngô” của NT nhưng lại rất đầy đủ sâu sắc về quá trình chiến thắng này. TNĐL tất yếu phải được kết thúc bằng lời tuyên bố về nền độc lập của một dân tộc. Đọc “BNĐC” của NT ta thấy lời tuyên bố ấy được phát biểu một cách trực tiếp bằng những lời lẽ hết sức tự hào “Càn khôn bĩ mà lại thái - Nhật nguyệt hối mà lại minh... Đất nước mở nền thái bình muôn thủa”. Nhưng ở bản tuyên ngôn của HCM người viết đã có cái nhìn thấu suốt tình hình lịch sử của dân tộc, của TG, nhận rõ âm mưu của kẻ thù vì thế trước khi tuyên bố nền độc lập của nước Việt Nam mới đã phải khẳng định nền độc lập đã trở thành hiện thực trên đất nước ta. Đồng thời, còn tranh thủ sự đồng tình của các lực lượng tiến bộ trên TG, ràng buộc đồng minh, các nước thắng trận vào trách nhiệm bảo vệ nền độc lập của nước Việt Nam. Vì thế, bản tuyên ngôn trước hết tuyên bố chấm dứt mọi quan hệ TD đối với P. Sau đó, nhắc nhở các nước thắng trận qua Hiệp ước Têhêrăng đối với việc bảo vệ các nước nhược tiểu. Nhắc nhở các nước trong Hội quốc liên với Hiệp ước Cựu Kim Sơn trong việc ủng hộ quyền bình đẳng của các dân tộc. Đặc biệt đối với các đồng minh hiện đang có mặt trên đất nước Việt Nam. Bản tuyên ngôn đã khẳng định dân tộc Việt Nam là dân tộc gan góc đứng về phía đồng minh chống lại CNPX, nghĩa là Việt Nam đã đứng về phía đồng minh, đồng minh không thể làm ngơ trước bất kỳ kẻ thù xâm lược nào đối với nền độc lập của Việt Nam. Hàng loạt những lí lẽ hết sức sắc bén ấy đều nhằm tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của mọi lực lượng chống PX trên TG, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân TG. Sau tất cả những lí lẽ này bản tuyên ngôn mới trịnh trọng tuyên bố trước TG về quyền được hưởng tự do độc lập của dân tộc Việt Nam. Và khẳng định sự thực nước Việt Nam đã dành độc lập. Vì thế, lời tuyên bố vừa có sức thuyết phục lại vừa tranh thủ cảm tình của TG. Tuy nhiên, trước hiện thực lịch sử đầy thử thách người viết tuyên ngôn đã không dừng lại lời tuyên bố độc lập của dân tộc Việt Nam mà tiếp tục tuyên bố một cách hùng hồn đanh thép ý chí bảo vệ của độc lập của chúng ta. Có lẽ trong lịch sử của nhân loại chưa bao giờ có một bản tuyên ngôn như vậy. Chúng ta vừa tuyên bố nền độc lập của mình lại như vừa sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu vô cùng quyết liệt để bảo vệ nền độc lập ấy. Sự khép lại của bản tuyên ngôn bằng những lời lẽ đanh thép như vậy chắc chắn đã tạo nên một không khí sôi súc của toàn đất nước trước âm mưu xâm lược của kẻ thù ngay giữa những ngày chúng ta chào đón nền độc lập của mình. Đề 3: Phân tích TNĐL của HCM. Bài làm. Do hoàn cảnh địa lý không gian đặc biệt: lưng tựa vào Trường Sơn hùng vĩ, mặt hướng ra biển đông bốn mùa sóng vỗ, trải qua mấy ngàn năm lịch sử, dân tộc ta đã phải đương đầu với đủ mọi loại giặc ngoại xâm, từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang, Đông vào. Vì vậy cùng với những chiến công hiển hách: phá Tống, bình Nguyên, diệt Minh, đuổi Thanh, nền văn học của nước ta cũng đã có những áng văn chương kiệt tác khẳng định đanh thép chủ quyền độc lập dân tộc. Bên cạnh bài thơ thẩn của Lý Thường Kiệt sang sảng ngâm bên sông Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo - một áng thiên cổ hùng văn của Nguyễn Trãi. Ngày nay ta có bản “TNĐL” một áng văn chính luận mẫu mực, nổi tiếng của HCT tinh hoa của dân tộc, khí phách của non sông. “TNĐL” được sáng tác khi tình hình đất nước lúc này còn bất ổn. Tuy chúng ta đã đánh đổ chế độ quân chủ hàng chục thế kỷ, lật ngào ách áp bức thực dân hàng thế kỷ. Hà Nội đã rực bay cờ đỏ sao vàng... nhưng Lai Châu vẫn nằm trong tay quân Pháp, Hà Giang, Lào Cai, Móng Cái nằm trong quân Tưởng tràn vào đó từ tháng 8. ở Vĩnh Yên bọn Quốc dân Đảng chiếm đọng tỉnh lị và nhiều nơi với sự giúp sức của quân đội Nhật, ở miền Nam thì quân đội Anh. Còn tướng ĐờGôn người giải phóng nước Pháp lại tuyên bộ trước sự hoan hô của đám đông đang hang say chiến thắng : chúng ta sẽ trở lại ĐD vì chúng ta mạnh hơn, Hà Nội chặng giải phóng cuối cùng. Bản “TNĐL” khai sinh ra nước VNDCCH đọc tại quảng trường Ba Đình lịch sử được Bác viết ra cho đồng và cả nước và nhân dân TG :”Hỡi đồng bào cả nước .... chúng tôi trịnh trọng tuyên bố với TG...”. Vì viết cho đồng bào nên lời văn xiết bao xúc động. Vì tuyên bố với TG nên giọng văn bản tuyên ngôn sắc bén, lí lẽ đanh thép. Để tái hiện giờ phút thiêng liêng khi Bác đọc TN tại Ba Đình ngày 2/9/1045 trong bản Trường ca “Theo chân Bác” TH đã viết lên mấy câu thơ thật chân thực và xúc động: “Người đọc tuyên ngôn rồi chợt hỏi: “Đồng bào nghe tôi nói rõ không?” Ôi câu hỏi hơn mọi lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng Cả muôn triệu một lời đáp: “có” Như Trường Sơn say gió biển Đông Vâng Bác nói chúng con nghe rõ Mỗi lời Người mang nặng núi sông” và Người viết nhằm mục đích tuyên bố quyền độc lập của dân tộc ta và nhằm ngăn chặn âm mưu Anh, Mỹ, đặc biệt là Pháp nhân danh bảo hộ khai hoá, đồng mình, hòng cướp lại nước ta một lần nữa. Trước hết để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc là đúng nguyên lý phù hợp với công pháp Quốc tế, Bác đã trích hai câu nói nổi tiếng trong bản “TNĐL” của nước Mỹ năm 1776 và bản tuyên ngôn “Nhân quyền và Dân quyền” của Pháp năm 1791. “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xấm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc...”, “Người ta sinh ra tự do, bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do bình đẳng về quyền lợi”. “Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là tất cả các dân tộc trên TG sinh ra đều bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống quyền sung sướng quyền được tự do”. ý kiến “suy rộng ra” ấy là một đóng góp vô cùng quan trọng của HCT đối với phong trào giải phóng dân tộc TG. Một nhà văn hóa châu Âu đã viết :”cống hiến nổi tiếng của cụ HCM là ở chỗ, Người đã phát triển quyền của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình” (Nhà sử học Sac - lô). ý kiến “suy rộng ra” của Bác có thể được xem là tiếng chuông khởi đầu cho thời kỳ bão táp CM ở các nước thuộc địa sẽ làm sụp đổ CN thực dân trên khắp TG vào những năm 60 -70 của TK XX. Như thế là Bác đã dùng chính những lý lẽ của tổ tiên người Mỹ, người Pháp đã ghi trong những bản tuyên ngôn được cả TG công nhận và từng làm vẻ vang cho truyền thống tư tưởng, văn hóa của những dân tộc đó. Cách viết như thế là “vừa khéo léo vừa kiên quyết” (HCM). Khéo léo vì tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ của người Pháp, người Mỹ. Kiên quyết vì như ngầm cảnh cáo, nếu họ tiến quân xâm lược Việt Nam, thì chính họ đã phản bội lại tổ tiên mình, làm vấy bẩn lên lá cờ nhân đạo thiêng liêng của những cuộc CM vĩ đại của họ đã được cả TG ngưỡng vọng. ở đây Bác đã vận dụng thủ pháp nghệ thuật rất hiệu quả trong việc đánh địch là “dùng gậy ông đập lưng ông”. Nhà thơ CLV cho rằng:”những câu tuyên ngôn trích kia vừa là quả táo đối với chúng ta vừa là quả lựu đạn đối với kẻ thù, khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào đối với bọn chúng”. Vả lại cách viết như vậy phải chăng Bác đã đặt ba bản tuyên ngôn ngang nhau, đặt 3 cuộc CM ngang nhau? Điều đó làm cho ta gợi lại niềm tự hào của t/g “Cáo bình Ngô” nổi tiếng, khi mở đầu t/p bằng hai vế cân xứng như để đặt ngang hàng Triệu, Đinh, Lý, Trần của Việt Nam với Hán, Đường, Tống, Nguyên của TQ. Bác Hồ đặt cân xứng bản tuyên ngôn của ta với bản tuyên ngôn của Pháp, Mỹ cũng phải thôi. Vì cuộc CMT8/1945 hầu như đã giải quyết đúng những nhiệm vụ hai cuộc CM của Mỹ (1776) và Pháp (1789). Bản tuyên ngôn của bác đã nêu rõ dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng lên nước Việt Nam độc lập. Đó cũng là yêu cầu đặt ra cho cuộc CM nước Mỹ đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa Bắc Mỹ ra khỏi ách thực dân Anh. Bản “TNĐL” cũng viết “dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi TK mà lập lên chế độ DCCH”. Đây cũng là tinh thần cơ bản của cuộc CM nhân quyền, dân quyền của Pháp thế kỷ XVIII. Tiếp đó để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân loại tiến bộ, để đẩy lùi kẻ thù trực tiếp nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập của dân tộc ta là TDP, Bác đã nêu lên hàng loạt những lý lẽ và lập luận đầy sức thuyết phục về mặt pháp lý nhằm bác bỏ luânj điệu của bọn ĐQTD. Để vạch trần luận điệu về công lao khai hoá của Pháp đối với ĐD Bác đã nêu rõ: Những hành động trái hẳn với nhân đạo, chính sánh thống trị của chúng trong 80 năm về cả hai phương diện kinh tế và chính trị, thủ tiêu mọi quyền tự do dân chủ, chia rẽ Tổ quốc ta thành 3 kỳ: “Giặc cướp hết non cao biển rộng Cướp cả tên nòi giống tổ tiên Lưỡi gươm cắt đất ngăn miền Núi sông một khúc ruột liền ba chia” (30 năm đời ta có Đảng - TH) chúng tắm các phong trào yêu nước của ta trong những bể náu, thi hành chính sách ngu dân; đầu độc dân ta bằng thuốc phiện và rượu cồn; bóc lột vơ vét đến tận xương tuỷ, làm cho nước ta xơ xác, dân ta tiêu điều, cuối cùng chúng đã gây ra nạn đói khủng khiếp “khiến cho” từ Quảng Trị đến Bắc Kì hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. Như vậy là khai hoá đó ư? Sự thực là các ngài đã khai tử cả dân tộc chúng tôi. Để phơi bày luận điệu xảo trá công lao bảo hộ ĐD của Pháp, bản tuyên ngôn cũng đã chỉ rõ đó không phải là công mà là tội. Vì chúng chẳng những không bảo hộ mà trong 5 năm đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Và cuối cùng để bác bỏ lời tuyên bố này ĐD là thuộc địa của chúng với tư cách là một thành viên của đồng minh, bản Tuyên ngôn đã chỉ rõ “Pháp đã quỳ gối đầu hàng Nhật, kẻ thù của đồng minh, dâng ĐD cho Nhật làm một căn cứ đánh đồng minh. Pháp không còn tư cách gì là đồng minh để ở lại đây nữa. Và dân ta đã dành độc lập từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp, giành bằng sự nổi dậy của chính mình, giành trước khi đồng minh đến đây. Luận điểm này đứng về mặt pháp lý là vô cùng quan trọng. Nó đã dẫn đến lời tuyên bố hùng hồn tiếp theo của bản TN :”Bởi thế, cho nên chúng tôi lâm thời chính phủ nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”. Nước Việt Nam độc lập đó là thực tế, Việt Nam phải được độc lập đó là theo các nguyên tắc của hội nghị Cựu Kim Sơn, của các nước đồng minh “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do độc lập, và sự thực đã trở thành một nước tự do độc lập” “chính là nhấn mạnh hai phía sự và lý đó” (CLV). Những lý lẽ khẳng định dân tộc ta có đủ tư cách để hưởng độc lập không? Còn dân tộc ta thì sao? Dân tộc ta có xứng đáng được hưởng độc lập tự do hay không? Có đủ tư cách làm chủ đất nước mình hay không? Bản tuyên ngôn cũng đưa ra những lý lẽ đầy tính chất khẳng định. Nếu thực chất Pháp có phản bội đồng minh, dâng ĐD cho Nhật thì nhân dân ta đã anh dũng chống Nhật với tư cách là một thành viên của đồng minh. Nếu TDP bộc lộ tính chất hèn nhát phản động phi nhân đạo ở hành động :”thẳng tay khủng bố Việt Minh. Thậm chí đến khi thua chạy còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái, Cao Bằng” thì nhân dân ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo ngay đối với kẻ thù khi chúng đã thất thế “sau cuộc biến động 9/3 VM đã giúp cho người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi trại giam Nhật và bảo vệ tính mạng tài sản cho họ”. Một dân tộc đã chịu bao đau khổ dưới ách thực dân tàn bạo đã anh dũng chiến đấu cho độc lập tự do, đã đứng hẳn về phe đồng minh chống phát xít, đã nêu cao tinh thần nhân đạo bác ái như thế “dân tộc đó phải được tự do. Dân tộc đó phải được độc lập”. Bản “TNĐL” của bác không chỉ thuyết phục ý chí người đọc bằng những lý lẽ chặt chẽ mà còn lay động hàng triệu trái tim độc giả bởi lời văn đầy cảm hứng yêu nước, nhân đạo. Khi đanh thép, hùng hồn khi căm giận, uất úc, khi lâm li thắm thiết. Vì là tuyên ngôn nên vừa khẳng định quyền của nước ta vừa vạch trần tội ác của kẻ thù. Trong một đoạn văn ngắn mà Bác láy lại 13 chữ “quyền” và sau đó 14 câu, câu nào cũng có chữ “chúng” nặng như búa tạ. Và mỗi chữ “chúng” ấy, mỗi tội ác của chúng như trút xuống những chữ “ta” làm xúc động lòng người... “một dân tộc”... hai lần nhấn mạnh chữ gan góc, 4 lần nhấn mạnh chữ “dân tộc”... rồi hai câu điệp lại như những nhát dao mỗi lúc chém xuống mạnh hơn “dân tộc đó - dân tộc đó đọc lên sảng khoái biết chừng nào” (CLV). Tóm lại, bản “TNĐL” ngắn gọn của Bác đã trở thành một bài văn chính luận mẫu mực nổi tiếng. Bởi bài văn đã xây dựng được một hệ thống lập luận chặt chẽ, đưa ra được những bằng chứng hùng hồn, không ai có thể chối cãi được. Đằng sau đó là một tầm tư tưởng văn hóa của HCM, Người đã tổng kết một cách giản dị và xúc tích những kinh nghiệm đấu tranh của nhiều thế kỷ giành độc lập dân tộc, nhân quyền, dân quyền của dân tộc ta và nhân loại. [...]... quên hết mệt nhọc để trái tim mình reo vui trên ngọn lửa hồng của cô gái: “Sơn thôn thi u nữ ma bao túc Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng” Câu thơ của Bác ấm áp lạ thường bởi trước hết có ngọn lửa hồng từ trái tim Bác toả ra hoà với lò than rực hồng của cô gái lao động Bác Hồ luôn vui niềm vui của nhân dân Nhười hào hứng phấn khởi trước cảnh nhân dân được mùa (cảnh ngoài đồng) Nhưng Bác cũng luôn luôn buồn trước... cao hơn thế Về vấn đề này Tố Hữu đã có câu thơ rất hay “Nâng niu tất cả chỉ quên mình” Điều này được thể hiện khá cảm động ở bài thơ “Vợ người bạn tù đến nhà lao thăm chồng” Bởi vì với cảnh ngộ đôi vợ chồng người ở đầu sông người ở cuối sông trong một bài thơ cổ: “Chàng ở đầu sông Tương Thi p ở cuối sông Tương Cùng uống nước sông Tương Mà biển trời cách mặt” thì cảnh ngộ của vợ chồng người bạn tù ở... nó, khi ta đến với nó như đến với một bài thơ cổ điển, đến với thi đề rất quen thuộc, thi đề : đăng sơn - ức hữu Bài thơ được mở đầu bằng hình ảnh của thi n nhiên “mây, núi, dòng sông” Trong thi đề “đăng sơn” không kể đến những bài thơ “sơn thuỷ hữu tình” mây, núi, sông giao hòa quấn quýt với nhau Cùng với một chất trữ tình ấy là một không gian hết sức khoáng đạt, hùng vĩ Trước hết, đó là cảnh mây, núi... ta luôn nghe thấy âm vang của thơ Đường, thơ Tống, luôn tìm thấy vẻ đẹp của một thi tứ cổ điển, một TG ngôn ngữ rất giàu chất đường thi, ngay cả khi chủ đề của bài thơ gắn bó chặt chẽ với hiện thực của đời sống, tư tưởng và cảm xúc gắn liền với thời đại “Tân xuất ngục học đăng sơn” có thể coi là một trong các bài thơ khó có thể phân biệt với thơ Đường, thơ Tống mà nội dung lại rất hiện thực, hiện đại. .. những đề tài rất chính trị, rất CM Như vậy, bài thơ được viết ra từ một thi đề cổ điển “đăng sơn ức hữu” Có lẽ vì thế mà nhà xuất bản Văn học đã đưa bài thơ ra khỏi “NKTT” để đặt vào tập thơ chữ hán HCM và lấy tựa đề “ức cố nhân” thay cho tựa đề “TXNHĐS” ở “NKTT” Bài thơ chỉ được cảm nhận một cách đầy đủ khi ta hiểu ý nghĩa thông điệp của nó, khi ta đến với nó như đến với một bài thơ cổ điển, đến với thi. .. xuyết chấm phá những nét hết sức gợi tả để làm sống dậy cái hồn tạo vật Trong cái không gian mênh mông của xóm núi ngọn bút thần của người họa sĩ ngôn từ chỉ điểm vào đó một cánh chim nhỏ, một chòm mây lẻ loi mà đủ gợi ra cái hơi thở phập phồng của thi n nhiên tạo vật, cái hồn tĩnh lặng của không gian vũ trụ Người làm thơ như sống cùng với thi n nhiên tạo vật Vì thế như nhận ra cái mới trong một cánh... chuyện của thi nhân với thi n nhiên tạo vật và gửi gắm chút tâm trạng của một thi nhân - tù nhân vào sự sống của thi n nhiên tạo vật ấy Vậy mà ở câu thơ thứ 3 bức tranh chiều tối đã đột ngột xuất hiện hình ảnh người thi u nữ xóm núi đang say ngô và ngọn lửa hồng lên ở câu thơ thứ tư làm bừng sáng cả không gian xóm núi, không gian một vùng sơn cước xa xôi Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã thấy cảm hứng thi ca... của thi n nhiên, giữa màu trắng với màu hồng, giữa màu hồng và cái u ám tàn dư Nhưng đặc biệt là ở những động từ mô tả quá trình ấy: “Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng U ám tàn dư tảo nhất không” Những động từ “dĩ thành” cho thấy sự chuyển hóa đã trở nên triệt để, màu trắng đã trở thành màu hồng chứ không phải chuyển sang còn như một quá trình đang tiếp diễn, động từ “tảo” (nghĩa là “quét” chứ không... trong lịch sử của dân tộc ta, cả ở bình diện văn học, lịch sử lẫn chính trị tư tưởng Nó có thể sánh với những áng thi n cổ hùng văn mà chúng ta từng biết đến của cha ông xưa Hơn thế nữa, từ những nghệ thuật lập luận hết sức thông minh sắc sảo, độc đáo, bản tuyên ngôn đã làm ngời sáng lên một chân lý bao trùm thời đại, thậm chí là chân lý muôn đời đối với đời sống mọi dân tộc trên TG Nó trở thành niềm tự... chuyện nhầm lẫn không trở nên nhàm chán, luôn luôn mới mẻ, luôn luôn hấp dẫn Thủ pháp lạ hóa thực ra trong tiểu thuyết trung đại của Trung Quốc đã từng được quan tâm, được gọi là yếu tố “kì”, nhưng đối với bạn đọc Pháp, bạn đọc phương Tây thì vẫn còn là những thủ pháp hết sức mới lạ T/p vì thế mà trở nên hết sức hiện đại Nói đến nghệ thuật trào phúng là nói tới những đặc sắc của ngôn ngữ kể chuyện “Vi ... nghĩa thông điệp nó, ta đến với đến với thơ cổ điển, đến với thi đề quen thuộc, thi đề : đăng sơn - ức hữu Bài thơ mở đầu hình ảnh thi n nhiên “mây, núi, dòng sông” Trong thi đề “đăng sơn” không... sống dậy hồn tạo vật Trong không gian mênh mông xóm núi bút thần người họa sĩ ngôn từ điểm vào cánh chim nhỏ, chòm mây lẻ loi mà đủ gợi thở phập phồng thi n nhiên tạo vật, hồn tĩnh lặng không gian... người lữ thứ không bộc lộ cách trực tiếp rõ ràng thơ viết theo thi đề cổ điển Như tựa đề thơ, hai câu mở đầu tranh thi n nhiên gợi không khí cổ điển tĩnh lặng nó, đậm màu sắc cổ điển thi liệu mà

Ngày đăng: 03/10/2015, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w