KĨ THUẬT NUÔIKỲNHÔNG SVTH: NGUYỄN THỊ HOÀI THƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ Kỳnhông nói riêng và côn trùng nói chung như bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến, dế mèn . là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người "ghê sợ". Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, có thể dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng "đặc sản" với những tác dụng như "cải lão hoàn đồng" . Tương tự một số loài khác KỳNhông cũng có thể chế biến thành những món ăn ngon. Hiện nay, thịt kỳnhông đang là món "đặc sản" được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh. Thịt kỳnhông trắng, ăn có mùi thơm như thịt thỏ nhưng xương giòn. Con kỳnhông hay còn gọi là con Dong sống trên đất cát. Tên Việt Nam gọi là Nhông, Nhông có nhiều giống, Nhông vùng đất gọi là Nhông cát benly. Tên Latin: Leiolepis belliana. Họ: Nhông Agamidae. Bộ: Có vảy Squamata. Nhóm: Bò sát: KỳNhông hay còn gọi là Nhông sống trên đất cát ven biển, phù hợp với các vùng đất ven biển miền Trung nước ta. KỳNhông ít bị bệnh dịch, dễ nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tranh thủ được thời gian nông nhàn, vốn đầu tư ít, thời gian quay vòng vốn ngắn, nguô ̀ n thức ăn râ ́ t dễ kiê ́ m, re ̉ tiê ̀ n va ̀ co ́ thê ̉ tâ ̣ n du ̣ ng “cây nhà lá vườn” như cỏ, lá, rau, bèo, thân cây, rễ cây, củ, quả, tới cào cào, châu chấu, giun đất, ấu trùng, sâu bọ, gián, chuồn chuồn, dế, kiến . và nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật khác. Nguồn thức ăn "bình dân" này rất dễ kiếm, dễ đáp ứng. Điều này, tạo ra công ăn việc làm cho một số hộ gia đình, đồng thời phòng tránh được sâu rầy phá hoại mùa màng . So với việc nuôi các loại vật nuôi khác, nuôiKỳNhông không cần nhiều công lao động, đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn. Với chuyên đề “Kĩ thuật nuôiKỳ Nhông” sẽ giới thiệu về loài kỳ nhông, cách xây dựng mô hình nuôi và cách thức chăm sóc con vật nuôi đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hy vọng, nghề nuôiKỳNhông sẽ mở ra hướng đi mới giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu. II. SƠ LƯỢC VỀ KỲNHÔNG 1. Giống và đặc điểm giống - Tên gọi: Tên Việt Nam gọi là Nhông, Nhông có nhiều giống, Nhông vùng đất gọi là Nhông cát benly. Nhông cát (Leiolepis belliana Gray) tên khác là Dông cát, Nhông biển, . là một loài bò sát giống thằn lằn. - Thân hình: hơi dẹt, chân mảnh, lưng nhẵn bóng, có vảy nhỏ, bụng màu nhạt có vảy lớn hơn. Đuôi dài, thuôn nhọn. Da có màu sắc biến đổi tùy lúc. Nhông cát có loại to gọi là nhông thềm và loại nhỏ bằng ngón tay là nhông que. Nhông con được gọi là nhông cắc ké. Nhông cát chỉ có ở các tỉnh miền Trung và là đặc sản từ Quảng Trị đến Bình Thuận. - Vóc dáng: có các đốm nhỏ trên lưng không liền nhau để tạo ra một mạng lưới hoặc những đường dọc và dọc theo hông có các vệt lớn màu đen, cam. 2. Tập tính sinh hoạt và môi trường sống - Loài bò sát này thường ra khỏi hang để sưởi ấm vào buổi sáng để điều hoà nhiệt độ cơ thể (chúng thuộc loài máu lạnh), tìm thức ăn và gây ấn tượng đối với các con cái xung quanh cả ngày, rồi rút vô hang vào xế chiều, đóng cửa hang lại bằng cát. - KỳNhông sống và làm tổ trên đất cát, từ khi còn nhỏ cho tới khi thành phẩm khoảng 8-10 tháng. KỳNhông ăn lá cây, rau quả, nụ hoa quả và chồi cây, ngoài ra chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun, . . . uống nước ít, phân không đáng kể, môi trường sống tự nhiên không có dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Đặc biệt, chúng leo trèo rất giỏi và có thể nhảy xa cả mét từ cành cây này sang cây khác. 3. Thức ăn Vô cùng phong phú, dễ kiếm, rẻ tiền, chủ yếu là rau củ quả. Có thể tận dụng nhặt những lá rau bị dập nát như: rau cải bắp, xà lách, phế phẩm giá sống, cà rốt. Đặc biệt món ăn khoái khẩu của KỳNhông là các loại củ quả ngọt như mít, khoai lang, quả thơm (dứa)… 4. Sinh trưởng, phát triển và sinh sản - KỳNhông đến tuổi trưởng thành thì bắt đầu đẻ trứng. Con cái đẻ 3- 8 trứng trong hang vào mùa nóng và khô; sau các cơn mưa lớn đầu mùa, nhông con nở ra, có sọc và đuôi màu đỏ nhạt. Nhông con mới nở sống chung hang với mẹ trong nhiều tháng trước khi tự đào hang riêng ở gần đó. - Trong chăn nuôi nhân tạo, trứng KỳNhông sau khi đẻ ra phải có đủ độ ẩm mới nở ra con. Thực tế cho thấy, trứng đẻ dưới đất thì nở ra con, còn những trứng đẻ ở trên sàn thì chết khô do thiếu ẩm. 5. Gía trị và thị trường - KỳNhông nói riêng và côn trùng nói chung như bọ xít, bọ cạp, bọ hung, sâu đục thân, kiến, dế mèn . là những loại côn trùng phổ biến trên các loại cây trồng, chỉ cần nghe tên thôi cũng làm cho nhiều người "ghê sợ". Thế nhưng, trong những nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng côn trùng có rất nhiều tác dụng bổ ích đối với con người, đặc biệt có thể sử dụng chúng như những món ăn thuộc hàng "đặc sản" với những tác dụng như "cải lão hoàn đồng" . - Ở Việt Nam, đến nay các nhà khoa học đã tìm ra và xác định được ít nhất 19 loài côn trùng có thể dùng làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh. Hiện nay, thịt KỳNhông đang là món "đặc sản" được các nhà hàng, quán nhậu tiêu thụ rất mạnh. Một con KỳNhông thành phẩm nặng khoảng 100g bán giá 8.000 đồng, khi chế biến thành món ăn có thể bán hơn 30.000 đồng. Chế biến cũng tương tự như rắn, bỏ đầu, ruột và các bàn chân là được. Thịt KỳNhông trắng, ăn có mùi thơm như thịt thỏ nhưng xương giòn hơn. III. KĨ THUẬT NUÔIKỲNHÔNG 1. Nguồn giống Có hai nguồn cung cấp giống: Bắt trong tự nhiên, loại này thường không đồng cỡ, có con lớn, con bé khó nuôi. Loại nhân giống nhân tạo trong hố nuôi, loại này đồng cỡ, chăm sóc nuôi dưỡng dễ hơn. Nguồn giống kỳnhông hiện rất hiếm, cung chưa đủ cầu, giá dao động 50.000-100.000 đồng /kg loại 50- 60 con. Chọn những con kỳnhông khoẻ mạnh, không bị thương tật, dị hình để nuôi. 2. Thả giống Thả giống vào ngày trời nắng to, chúng tự đào hang và chui xuống hết, 2-3 ngày sau chúng mới chui lên. Cho nên những ngày đầu không cần phải cho ăn. 3. Thức ăn và cách cho ăn Thức ăn của KỳNhông chủ yếu là thực vật, lá cây, rau, quả, nụ hoa quả và chồi cây, ngoài ra chúng còn ăn trứng bọ cánh cứng, bướm và các côn trùng khác như sâu, giun, . . . Cho ăn vào buổi sáng, chỉ cần cho thức ăn vào chuồng là xong. Phải thường xuyên phun nước tạo độ ẩm đất cát. 4. Chuồng nuôi, hồ nuôi - Việc làm chuồng cho kỳnhông nói riêng và côn trùng nói chung không hề đơn giản, mỗi loại thú đều có cách thiết kế riêng nhưng tựu trung lại là chuồng phải luôn có cây xanh, ánh nắng, hồ nước, cát… như môi trường tự nhiên. - Hồ nuôiKỳNhông được xây tường rào xung quanh cao 1,2m, bên trên có viền tô láng khoảng 30cm để KỳNhông không bò ra ngoài. Đáy hồ được lót gạch, để chừa khe hở giữa các viên gạch từ 3-6cm cho nước rút, bên trên đổ cát dày 0,6- 0, 7m cho KỳNhông làm tổ. Có thể trồng cây hoặc dựng chòi nhỏ bên trong tạo bóng mát nhưng phải cách tường rào hơn 1m để phòng chống KỳNhông nhảy ra ngoài. 5. Chăm sóc nuôi dưỡng - Chăm sóc KỳNhông không phức tạp, quan trọng là bảo vệ. Thức ăn nuôiKỳNhông đa dạng, chủ yếu là thức ăn thực vật: lá, hoa, nụ, quả, chồi cây, cành non, . . . Ngoài ra, chúng còn ăn côn trùng (bướm, sâu non, giun đất .), trứng của loài bọ cánh cứng, uống nước ít, phân không đáng kể, môi trường sống tự nhiên không có dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc. Có thể băm nhỏ thức ăn hoặc để nguyên Nhông tự ăn cũng được. Phun nước tạo ẩm cho đất cát. - Mô hình này ví như một động cát tự nhiên được thu nhỏ. Khi đưa dông hoang dã vào chuồng nuôi cần chú ý đến 3 điểm: diện tích chuồng nuôi phải rộng (trên 200m 2 ); mùa khô phải thường xuyên phun nước tạo độ ẩm; chuồng phải cách xa khu dân cư, tránh sự rượt bắt của mèo, chuột cống. - KỳNhông sau khi nuôi được 8-10 tháng thì trưởng thành, mỗi con nặng 80- 120g. KỳNhông cái trưởng thành đẻ trứng 3-8 quả trong hang tự nhiên hay nhân tạo vào mùa nóng và khô. Đến mùa mưa, độ ẩm không khí cao, trứng nở thành Nhông con. 6. Phòng trị bệnh Kỳnhông là loài bò sát có sức đề kháng rất tốt. Tuy nhiên cần lưu ý thường xuyên vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thức ăn phải khô ráo không bị ẩm ướt. 7. Thu hoạch Sau khi nuôi 8-10 tháng là thời điểm thu hoạch Kỳ Nhông. Lứa đầu từ khi thả giống tới lúc thu hoạch khoảng 6-7 tháng, trọng lượng đạt 0,5kg/con trở lên. Giá bán sỉ hiện nay khoảng 240.000đ – 250.000đ/kg. - Thu hoạch bằng cách bắt những con lớn hoặc vừa tầm, còn lại để giữ giống hoặc cho sinh đẻ thêm, hoặc mua thêm giống bỏ thêm vào và như thế cứ tiếp tục, nên duy trì con giống sau khi thu hoạch và chọn những con giống tốt để phát triển đàn Nhông trong hồ. Trọng lượng Nhông trưởng thành khi thu hoạch đạt từ 6-12 con/kg. IV. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ Thịt KỳNhông là món ăn đặc sản có giá trị ở nhà hàng, khách sạn, giá khoảng 80.000- 100.000 đồng /kg. Trung bình một lao động nuôi 10kg KỳNhông giống trong 8-10 tháng cho sản lượng 50kg trị giá 5 triệu đồng, lãi ròng 3 triệu đồng, đây quả là một nghề tận dụng được lao động phụ, lao động nông nhàn cho hiệu quả kinh tế cao. - Hầu hết ở các bãi biển Quảng Ngãi ai cũng biết các món ăn được chế biến từ thịt Nhông là những món rất ngon, lạ, hấp dẫn và là những món không thể thiếu trên bàn của dân "sành" nhậu. V. SẢN PHẨM KỳNhông có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, hấp, xào sả, nướng, gỏi, làm chả, nấu cháo, … VI. KẾ HOẠCH VỐN VÀ VẬT TƯ CHO TỪNG NĂM Nghề nuôiKỳNhông “một vốn bốn lời”, bình quân cho 100m 2 , sau 10 tháng nuôi sản lượng ước đạt 200kg/100m 2 , với giá bán 220.000 đồng/kg như hiện nay thì thu được 44 triệu đồng/100m 2 . Sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi Nhông nướng chà là Nhông nướng chà là Nhông nướng Nhông nướng Nem Nhông Nem Nhông Cháo nhông Cháo nhông khoảng 15 triệu đồng/100m 2 . So với việc nuôi các loại vật nuôi khác, nuôikỳnhông đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn. VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Có thể thấy, mô hình nuôikỳnhông đang phát triển mạnh mẽ. NuôiKỳNhông mang lại hiệu quả kinh tế cao và an toàn dịch bệnh, trong khi công lao động không cần nhiều, thị trường đang hút hàng. Phong trào nuôiKỳNhông phát triển mạnh cũng đặt ra vấn đề cung cấp giống cho hộ nuôi. Vì vậy đa số các hộ đều xuất bán rất ít để nhằm gây giống thêm. Tuy nhiên, nghề nuôi này còn chứa đựng khá nhiều khó khăn, phong trào nuôiKỳNhông phát triển mạnh nhưng vẫn chưa quy hoạch vùng nuôi, định hướng quy mô nuôi, con giống, vốn vay, quy trình kỹ thuật . Ngoài ra về vấn đề về thị trường cũng gặp không ít khó khăn, hiện thị trường tiêu thụ KỳNhông trong nước chủ yếu qua các đầu mối để vào nhà hàng ở các thành phố lớn, khu du lịch. Phát triển mang tính tự phát, đơn lẻ. Vì vậy, cần phải có sự tính toán thích hợp, sự quan tâm và ủng hộ hơn nữa của các nhà đầu tư, công việc quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng cần phải được đầu tư để sản phẩm KỳNhông trở thành món ăn quen thuộc trong gia đình và nhà hang. Có như vậy thì nghề nuôiKỳNhông mới phát triển bền vững và đi đúng hướng. Để đẩy mạnh nhiều giải pháp phát triển kinh tế. Đó là chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi bằng các mô hình chăn nuôi trang trại kết hợp với cây trồng. Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu thị trường, điều kiện tự nhiên xã hội, khí hậu thời tiết củng như đặc điểm sinh học, tập quán sinh sống của loài Kỳ Nhông. Chính sự phù hợp giữa KỳNhông và môi trường sống, sự đánh giá khách quan theo hướng tích cực của người tiêu dùng về thịt Kỳ Nhông, đặc biệt số lượng cung cấp Nhông thịt không đáp ứng lượng nhu cầu. Để nghề nuôiKỳNhông phát triển được cần có sự tính toán và lập nên một dự án xây dựng một mô hình trang trại mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, phát triển kinh doanh thịt Kỳ Nhông. . khi trừ chi phí, người nuôi lãi Nhông nướng chà là Nhông nướng chà là Nhông nướng Nhông nướng Nem Nhông Nem Nhông Cháo nhông Cháo nhông khoảng 15 triệu. việc nuôi các loại vật nuôi khác, nuôi kỳ nhông đầu tư ít nhưng mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn. VII. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Có thể thấy, mô hình nuôi kỳ nhông