1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Dịch vụ Logistics

10 655 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 123 KB

Nội dung

Dịch vụ Logistics.

DỊCH VỤ LOGISTICS:Khái niệm:Dịch vụ Logistics la hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.• GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU:GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÁC CẢNG BIỂN:Tùy theo phương thức thuê tàu và điều kiện chuyên chở hàng mà người nhập khẩu phải thực hiện những công việc chủ yếu để nhận hàng. Tuy nhiên, dù nhận hàng theo phương thức nào cũng cần đảm bảo các nguyên tắc sau đây:• Người nhận hàng phải xuất trình được các chứng từ chứng minh mình là sở hữu chủ của hàng hóa.• Người nhận phải nộp đủ các lệ phí có liên quan đến hàng hóa trong thời gian lưu kho, lưu bãi của cảng.• Việc nhận hàng phải được thực hiện liên tục trong một thời gian nhất định.• Hàng giao nhận phải đúng ký mã hiệu, số lượng ghi trong các chứng từ có liên quan.• Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa bên trong các bao bì còn nguyên đai, nguyên kiện, cũng như không chịu trách nhiệm sau khi hàng hóa đã được nhận ra khỏi cảng.Sau đây là những công việc cần làm để nhận được hàng:1. Trình tự giao nhận hàng nhập khẩu không phải lưu kho bãi tại cảng:Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác đứng ra giao nhận trực tiếp với tàu.• Để có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:- Sơ đồ xếp hàng (2 bản): stowage plan.- Bản lược khai hàng hóa (2 bản). Bản lược khai hàng hóa ( Manifest of cargo/ Cargo manifest). Là tờ khai hàng hóa chở trên tàu gồm các chi tiết số vận đơn, tên và mã ký hiệu, số kiện, trọng lượng hàng, cảng gửi, cảng đến, người gửi hàng, người nhận hàng…  Có 3 loại lược khai hàng hóa: Bản lược khai hàng nhập ( Inward cargo manifest), bản lược khai hàng xuất ( Outwart cargo manifest) và bản lược khai hàng quá cảnh ( Intransit cargo manifest). Bản lược khai hàng do tàu lập và xuất trình cho hải quan kiểm tra khi tàu vào/ ra cảng.- Chi tiết hầm hàng ( 2 bản)- Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có)• Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu.• Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập các chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng như:- Biên bản giám định hầm tàu ( lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho tàu về những tổn thất xảy sau này.- Biên bản dỡ hàng ( COR) đối với tổn thất rõ rêt. Biên bản dỡ hàng: Muốn được người chuyên chở bồi thường tổn thất, người nhận hàng phải thực hiện đúng thông báo về tổn thất. Điều 3 khoản 6 “ Công ước Brusels 1924” quy định: khi tổn thất của hàng hóa thấy rõ, người nhận hàng phải gởi thông báo về tổn thất bằng văn bản cho người chuyên chở hay đại lý của họ trước hay trong khi giao hàng. Đó là biên bản dỡ hàng đối với tổn thất rõ rệt: COR- Cargo Outturn Report do người nhận hàng cùng cảng lập. Nếu thuyền trưởng không đồng ý, thì người nhận hàng phải mời giám định lập biên bản ngay và trong khi nhận hàng.- Thư dự kháng( LOR) đối với tổn thất không rõ rệt. Thư dự kháng ( Letter of Reservation): Là văn bản của người nhận hàng gửi cho thuyền trưởng thông báo mình bảo lưu, giữ quyền khiếu kiện hàng bị tổn thất đối với người chuyên chở khi phát hiện hàng hóa có dấu hiệu bị hư hại nhưng chưa rõ ràng ( Damages non-apparent) nên không thể lập ngay giấy chứng nhận hàng hư hại hoặc biên bản giám định hàng hư hỏng tại hiện trường. Theo điều khoản 3 của Công ước Brusels 1924 về vận đơn đường biển, thư dự kháng về hàng hư hại chưa rõ ràng ( Bao bì xộc xệch, bị vấy bẩn, hướng chất xếp bị đảo lộn so với nhãn hiệu chỉ dẫn…), phải được lập và trao cho thuyền trưởng hoặc đại diện người chuyên chở trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận hàng, trước khi mang hàng về. Nếu không, người chuyên chở sẽ từ chối xem xét bồi thường hàng bị tổn thất.- Bản kết toán nhận hàng với tàu ( ROROC): tổn thất do hàng thiếu, muốn khiếu nại phải có một biên bản kết toán giao nhận hàng với tàu: ROROC( Report on Receipt of Cargo) - Biên bản giám định.- Giấy chứng nhận hàng thiếu ( do đại lý hàng hải lập).- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan kiểm hóa. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho.- Làm thủ tục hải quan.- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hóa.12354Bước 1: Trước 24h, chủ hàng trao cho cảng 1 số chứng từ như Sơ đồ xếp hàng; Bản lược khai hàng hóa; Chi tiết hầm tàu; Hàng quá khổ,quá nặng(nếu có).Bước 2: Xuất trình vận đơn gốc cho hãng tàu.Bước 3: Hai bên lập các chứng từ cần thiết như Biên bản giám định hầm tàu; Biên bản dỡ hàng; Thư dự kháng; Bản kết toán nhận hàng với tàu; Biên bản giám định; Giấy chứng nhận hàng thiếu.Bước 4: Làm thủ tục hải quan.Bước 5: Hãng tàu giao hàng cho chủ hàng. Người này chở về kho hoặc phân phối hàng hóa.2. Trình tự giao nhận hàng nhập khẩu phải lưu kho bãi tại cảng:• Cảng nhận hàng từ tàu.• Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm).• Lập các giấy tờ cần thiết trong quá trình giao nhận ( nhân viên giao nhận phải cùng lập).• Đưa hàng về kho bãi cảng.• Cảng giao hàng cho các chủ hàng.NNKCẢNGHÃNG TÀUHẢI QUAN • Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O – delivery order). Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 3 bản D/O cho người nhận hàng.• Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai.• Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 3 bản D/O cùng hóa đơn và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại đây lưu 1 bản D/O. • Chủ hàng mang 2 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất kho. Bộ phận này giữ 1 D/O và làm 2 phiếu xuất kho cho chủ hàng.• Làm thủ tục hải quan.15 3 67 8 9 1021Chú thích:1. Tàu giao hàng cho Cảng2. Cảng dỡ hàng và làm thủ tục3. Cảng đưa hàng về kho bãi4. Cảng gửi NOA cho NNK5. NNK đem vận đơn và Giấy giới thiệu tới CảngHẢI QUANNNK CẢNGKHO BÃITÀU45 11 12• Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể mang ra khỏi cảng và chở về kho của doanh nghiệp.14 13 6. Cảng gửi Lệnh giao hàng cho NNK7. NNK đóng phí lưu kho, xếp dỡ cho cảng8. Cảng gửi biên lai cho NNK9. NNK mang biên lai nộp phí,D/O,hóa đơn và phiếu đóng gói đến Cảng10.Cảng xác nhận D/O và tìm hàng11.Mang D/O làm phiếu xuất kho12.Giữ D/O và làm phiếu xuất kho13.Làn thủ tục Hải quan14.Cơ quan Hải quan xác nhận15.Giao hàngTRÌNH TỰ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG CONTAINER.Đối với hàng chuyên chở bằng container thì các công việc chủ yếu của người nhập khẩu bao gồm: Nhận vận đơn và nếu B/L ghi “ To order of bank…” thì phải nhờ ngân hàng ký hậu. Trước đó, người nhập khẩu phải chuẩn bị tiền thanh toán nếu thanh toán theo phương thức L/C hoặc D/P ( Documents against Payment – Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ), nếu thanh toán theo phương thức D/A ( Documents against Acceptance – Nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ) thì phải ký chấp nhận trên hối phiếu, ngân hàng mới đồng ý ký hậu B/L. Trình vận đơn cho hãng tàu để đổi lấy 3 bản D/O.- Nếu ngày lấy D/O quá 5 hay 7 ngày( tùy theo quy định của mỗi hãng tàu) kể từ ngày tàu đến cảng thì người nhập khẩu phải nộp tiền lưu container quá hạn, hãng tàu mới cấp D/O.- Nếu mang container về kho riêng để kiểm hóa hải quan thì ngay lúc này, người nhập khẩu phải làm đơn gửi cho hãng tàu xin mượn container đem về kho riêng. Nếu chấp nhận, hãng tàu sẽ cấp cho người nhập khẩu giấy mượn container cùng với D/O. Đến phòng Điều độ của cảng nộp phí lưu kho, phí xếp dỡ container, nộp biên lai thanh toán các phí này cùng với D/O để đổi lấy phiếu xuất kho cho phép hàng ra khỏi cảng. Nộp hồ sơ xin đăng ký kiểm hóa hải quan, nếu kiểm hóa tại kho riêng thì phải nêu rõ trong đơn. Kiểm hóa hải quan nếu rút ruột container lấy hàng tại cảng. Nếu mượn container đem hàng về kho thì phải đăng ký tại Phòng Giám quản 2, Cục Hải quan Tỉnh, Thành phố để mời hải quan về kho riêng kiểm hóa. Hoàn tất việc nhận hàng nếu trong quá trình kiểm hóa không có vấn đề gì về hàng hóa và hồ sơ khai báo hải quan. 1. Nếu là hàng nguyên( FCL)• Khi nhận được thông báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O.• Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa ( chủ hàng có thể đề nghị đưa container về kho doanh nghiệp hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).• Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.12354Chú thích:1. Hãng tàu gửi NOA cho NNK2. NNK đem Vận đơn và Giấy giới thiệu lên Hãng tàu3. Hãng tàu phát hàng D/O4. Đem D/O đến Cơ quan Hải quan để làm thủ tục Hải quan5. Tới Cảng nhận hàng về.2. Nếu là hàng lẻ (LCL)• Khi nhận được giấy thông báo tàu đến, người nhập khẩu mang vận đơn đường biển bản gốc đến hãng tàu hoặc đại lý của người giao nhận hoặc người gom hàng để lấy D/O.• Nộp tiền lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai thanh toán.• Đem biên lai nộp phí, 3 bản D/O, hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O ( tại đây lưu 1 bản D/O) và tìm vị trí hàng.• Mang 2 bản D/O còn lại đến Phòng Thương vụ cảng để làm phiếu xuất kho. NNKHÃNG TÀU CẢNGHẢI QUAN • Đem phiếu xuất kho đến kho cảng để liên hệ nhận hàng.• Thực hiện thủ tục hải quan.• Chở hàng về kho riêng của mình.1145678910Chú thích:1.Hãng tàu gửi NOA cho NNK2.NNK mang vận đơn tới Hãng tàu3.Hãng tàu phát hành D/O4.NNK nộp phí lưu kho, xếp dỡ ở Phòng Điều độ5.Lấy Biên lai thanh toán6.Đem Biên lai, Hóa đơn,D/O, Phiếu Đóng gói đến Văn phòng Quản lí tàu để xác nhận D/O và tìm hàng7.Mang D/O đến Phòng Thương vụ Cảng 8. Nhận phiếu Xuất kho9. Đem phiếu Xuất kho đến Cảng để nhận hàng10. Thực hiện thủ tục Hải quan11. Chở hàng từ Cảng vềGIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÁC SÂN BAY NNKHÃNG TÀU CẢNGPHÒNG ĐIỀU ĐỘPHÒNG QUẢN LÍPHÒNG THƯƠNG VỤHẢI QUAN123 Trình tự nhận hàng nhập khẩu:Bước 1: Lấy chứng từ ở TCS.Bước 2: Đăng ký hải quan.Bước 3: Nộp lệ phí.Bước 4: Đóng thuế nhập khẩu.Bước 5: Làm thủ tục xuất kho.Bước 6: Kiểm hóa.Bước 7. Duyệt giá và tính lại thuế.Bước 8. Thanh lý cổng.Cụ thể các bước giao nhận như sau: 1. Nhận các giấy tờ, chứng từ:Sau khi nhận được giấy báo hàng đến, người nhận phải đến hãng hàng không để nhận được các giấy tờ, chứng từ liên quan.2. Nhận hàng tại sân bay:Người nhận hàng mang chứng minh thư và giấy giới thiệu đề nhận hàng tại sân bay. Khi nhận phải kiểm tra hàng hóa, nếu có hư hỏng, đổ vỡ phải lập biên bản giám định, có xác nhận của kho để khiếu nại sau này.3. Làm thủ tục hải quan:Trước khi làm thủ tục, phải đăng ký tờ khai. Hồ sơ đăng ký làm thủ tục hải quan ( thường đăng ký trước một buổi) bao gồm:- Vận đơn hàng không (AWB) bản gốc 2. Vận đơn hàng không: Giấy gửi hàng đường không ( Airwaybill-AWB) là chứng từ vận chuyển hàng hóa và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng và vận chuyển hàng hóa bằng máy bay, trình bày điều kiện của hợp đồng và việc đã tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển. Giấy gửi hàng đường không thường không có chức năng sở hữu hàng hóa. Giấy gửi hàng đường không có thể do hãng hàng không phát hành, cũng có thể do người khác không phải do hãng phát hành. Bản gốc số 2, dành cho người nhận hàng, màu hồng, được gửi cùng lô hàng tới nơi đến cuối cùng và giao cho người nhận khi giao hàng.- Phiếu đóng gói ( Packing List). Phiếu đóng gói: Là bản kê khai tất cả hàng hóa đựng trong một kiện hàng ( thùng hàng, container…). Phiếu đóng gói được lập khi đóng gói hàng hóa. Phiếu đóng gói tạo điều kiện cho việc kiểm hàng hóa trong mỗi kiện. Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản:o Một để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gửi. o Một bản để cùng với phiếu đóng gói khác tạo nên 1 bộ đầy đủ. Bộ này được xếp vào trong kiện hàng thứ nhất của lô hàng.o Một bản còn lại cũng được lập thành 1 bộ với các phiếu khác. Bộ này được kèm với các hóa đơn để xuất trình cho ngân hàng thanh toán.- Hóa đơn thương mại ( Commercial Invoice). Hóa đơn thương mại Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong việc khai báo hải quan, hóa đơn nói lên giá trị của hàng hóa và là bằng chứng của sự mua bán, trên cơ sở đó, người ta tiến hành giám sát, quản lý và tính tiền thuế.Sau khi xem xét hồ sơ, hải quan tiến hành kiểm và ký thông báo thuế.4. Thanh toán các khoản liên quan và đưa hàng ra khỏi sân bay1 2 17348Chú thích:1. Hãng Hàng không gửi NOA cho NNK2. NNK đến Hãng Hàng không để nhận Chứng từ3. Mang chứng minh thư và giất giới thiệu đến sân bay4. Nhận hàng5. Đem AWB, Packing list, HDTM đế Hản quan để làm thủ tục Hải quanHÃNG HÀNG KHÔNGNNK SÂN BAYHẢI QUAN56 6. Lấy hóa đơn7. Thang toán các khoản ở Hãng Hàng không8. Đưa hàng từ sân bay về . các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. Dịch vụ logistics được phiên âm theo tiếng Việt là dịch vụ lô-gi-stíc.•. • DỊCH VỤ LOGISTICS: Khái niệm :Dịch vụ Logistics la hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ

Ngày đăng: 06/11/2012, 13:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w