3.1. Tiến trình chung:
NCBH để đánh giá hoặc cung cấp cho GV những thông tin phản hồi về thực tiễn dạy học. Giáo viên thực hiện NCBH thì thu thập được những nhận xét, kết quả cho việc sử dụng các phương pháp của mình đến sự tư duy của HS. Có nhiều cách phân chia các giai đoạn của quá trình NCBH.
Stigler và Hiebert(1999) chia quá trình NCBH thành 8 bước cụ thể: + Lập kế hoạch nghiên cứu bài học.
+ Dạy học và quan sát các bài học nghiên cứu. + Đánh giá, nhận xét các bài học đã được dạy.
+ Chỉnh sửa các bài học dựa trên sự góp ý, bổ sung sau những gì thu thập được sau khi tiến hành bài học nghiên cứu lần 1.
+ Tiến hành dạy các bài học đã được chỉnh sửa. + Tiếp tục đánh giá, nhận xét kết quả lần 2.
+ Đưa vào ứng dụng rộng rãi trong quá trình dạy học. Lewis (2002) chia quá trình nghiên cứu bài học thành 4 bước:
+ Tập trung vào bài học nghiên cứu. + Đặt kế hoạch cho bài học nghiên cứu. + Dạy và thảo luận về bài học nghiên cứu.
+ Suy ngẫm và tiếp tục dạy hay đặt kế hoạch tiếp theo.
Quá trình NCBH bao gồm 3 giai đoạn cơ bản sau:
3.2.1. Chuẩn bị cho một "bài học minh hoạ", tức là cho một giờ học có những GV khác đến dự. Công việc này thường do một GV chịu trách nhiệm chính, đăng kí dạy và thiết kế kế hoạch bài học, xây dựng học liệu, làm đồ dùng dạy học, ... với sự hỗ trợ, chia
sẻ của các GV trong nhóm. Thường những tiết học này GV dạy minh hoạ đều muốn thử áp dụng một ý tưởng, một cải tiến nào đó.
3.2.2. Tiến hành giờ học minh hoạ, là một tiết học diễn ra như thường lệ theo kế hoạch dạy học nhưng có các GV khác đến dự giờ: GV thực hiện bài học còn các GV khác trong trường hay trong tổ (bộ môn, khối,...) đến dự, quan sát, ghi chép để ghi lại được những diễn biến trong giờ học, những biểu hiện của hành vi học tập của HS trong những hoạt động, thời điểm nhất định
3.3.3. Phân tích bài học và rút kinh nghiệm - tất cả các GV dự giờ và GV dạy minh hoạ cùng nhau ngồi lại để chia sẻ những suy nghĩ, những điều quan sát được về các dấu hiệu, hành vi học tập của HS trong các tương tác của HS với tài liệu, nhiệm vụ học tập, với bạn, với nhóm, với GV,... và cùng thảo luận để hiểu, lí giải những tình huống trong giờ học, những hành vi học tập của HS và những nguyên nhân đưa đến những hành vi học tập tốt hoặc chưa tốt cũng như các cách làm để cải tiến, giải quyết các tình huống học tập không thuận lợi cho học tập của HS.
Trong 3 giai đoạn của NCBH, GV đã tham gia vào một chuỗi các hoạt động cùng đồng nghiệp trong quá trình nghiên cứu thực tiễn của một lớp học, trong một bài học cụ thể: những ý định thiết kế và việc thực hiện của GV dạy minh hoạ; các kết quả quan sát
về hành vi và kết quả học tập của HS; các cách lí giải cho các biểu hiện học tập và nguyên nhân của chúng; các cách giả định để cải tiến...
Những chia sẻ, trao đổi về chuyên môn xung quanh một bài học được nghiên cứu là cơ hội cho cả GV dạy và GV dự học cách nhìn vào thực tiễn từ những góc nhìn khác nhau; hiểu về những hành động, hành vi, biểu hiện khác nhau của HS trong giờ học; các cách giải quyết khác nhau cho những tình huống thực tiễn;... Vì thế, NCBH được xem là cơ hội cho GV học tập lẫn nhau thông qua quá trình cùng hợp tác nghiên cứu tác động cải tạo thực tiễn lớp học.
Với những phân tích trên, NCBH như một hình thức SHCM lấy nghiên cứu cải tiến thực tiễn làm phương tiện để tạo ra môi trường cho các GV học tập từ chính quá trình cùng quan sát, phân tích và suy ngẫm về những cái diễn ra trong những giờ học thực. Như vậy, NCBH có những dấu hiệu thuộc tính cơ bản sau:
- Thực tiễn một lớp học cụ thể trở thành đối tượng được nghiên cứu cải tiến
- Sự hợp tác giữa các GV trong tất cả các khâu của quá trình nghiên cứu cải tiến bài học
- Quá trình học tập của GV thông qua quan sát, trao đổi, phân tích, lập luận và suy ngẫm về những kinh nghiệm cụ thể diễn ra trong thực tiễn làm việc cùng các bạn đồng nghiệp.
Điều đó có nghĩa là NCBH vừa hướng vào cải tiến thực tiễn dạy học (áp dụng phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức dạy họ,..) và qua quá trình cùng hợp tác để cải tiến thực tiễn. Kết quả là năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và nghiên cứu của GV được phát triển. Do đó, quá trình NCBH sẽ tác động đến cả 3 yếu tố: năng lực nghề nghiệp của GV, thực tiễn nghề dạy học và kết quả học tập của HS. Như vậy, tổ chức NCBH thường xuyên và huy động sự tham gia của tất cả GV trong trường sẽ thúc đẩy quá trình học tập của mọi GV và nâng cao chất lượng hoạt động dạy và học trong thực tiễn. Và kết quả đưa đến là chất lượng học tập của HS sẽ được cải thiện. Đó chính là động lực để GV hợp tác giữa GV trong nghiên cứu, tìm tòi và cải tiến thực tiễn.
4. Vận dụng NCBH trong việc dạy học Vật lý với học sinh yếu kém
- Vật lý là một môn học khó đối với HS vì có nhiều kiến thức tương đối phức tạp, nhiều kỹ năng tổng hợp các môn học khác và có nhiều phần kiến thức khác nhau. Số HS yêu thích môn Vật lý nhiều, nhưng số em học tốt và có các kỹ năng giải bài tập khó không nhiều. Và có khá nhiều em học chưa tốt môn Vật lý nên kết quả kiểm tra đánh giá chưa cao.
- Tinh thần của giờ học theo hướng NCBH là không có HS bị bỏ rơi trong giờ học thông qua việc phân loại những đối tượng học khác nhau trong giờ học. Thông qua việc quan sát hành vi của HS, GV có thể xác định được những đối tượng HS gặp khó khăn trong giờ học và ngay lập tức có sự giúp đỡ để HS vượt qua khó khăn. Nếu việc làm này
thường xuyên và liên tục thì những HS yếu kém sẽ có sự tiến bộ trong học tập. Sự giúp đỡ của giáo viên đối với HS đó chính là giao cho HS những nhiệm vụ học tập vừa sức của HS. Những nhiệm vụ vừa sức này sẽ được tăng dần độ khó và từ đó HS sẽ có sự phát triển trong học tập vì có được sự rèn luyện thường xuyên.
- Trong các giờ học Vật lý nếu phân biệt được các đối tượng HS sẽ giúp cho GV có những câu hỏi, bài tập và những nhiệm vụ học tập vừa sức HS. Khi HS giải quyết được những vấn đề trên sẽ có nhu cầu tiếp cận với những vấn đề khó hơn và dần dần có kết quả học tập môn Vật lý cao hơn.
- Tuy nhiên đối tượng HS THPT, đặc biệt là HS khối 12 là đối tượng khó tác động theo cách này bởi vì một số lý do như sau:
+ Về tâm lý của HS đã có sự phức tạp, đa chiều về tâm lý nên khó xác định được trạng thái tâm lý thật của HS thông qua hành vi của HS.
+ Nhiều HS không có nhu cầu học tập một số môn vì các môn đó không nằm trong các môn của khối thi mà các em theo học. Nên các em theo học các môn này với ý thức không cao, đối phó, học cho qua chuyện.
+ Số học sinh đi học thêm nhiều nên phần lớn đã biết các kiến thức từ trước nên rất khó phát hiện những HS gặp khó khăn.
Do một số các nguyên nhân trên mà việc áp dụng giờ dạy theo hướng NCBH là một hướng đi cần có sự đầu tư lâu dài của mỗi tập thể tổ (nhóm) chuyên môn của các nhà trường và trải nghiệm qua nhiều năm. Thông qua sự trải nghiệm này sẽ có sự phát triển về năng lực chuyên môn, ý thức nghề nghiệp của từng giáo viên và tập thể tổ chuyên môn.
BÀI TẬP
1. Mỗi nhóm chuyên môn tổ chức một bài dạy minh họa theo hướng NCBH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Một số vấn đề chung về đổi mới PPDH ở trường THPT – Nguyễn Văn Cường - Dự án phát triển GDTHPT
2. Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá- PGS.TS Đặng Thành Hưng- Tạp chí giáo dục số 102 (chuyên đề), quý IV/2004, trang 10
3. Sử dụng các kỹ thuật dạy học trong dạy học Vật lí – Nguyễn Văn Sản – Luận văn Thạc Sĩ – ĐH Huế 2011.
4. Vận dụng dạy học dự án trong dạy học Vật lí – Phan Thị Hà Linh – Luận Văn thạc sỹ - ĐH Huế năm 2009.
5. Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn năm 2013.
6. Chương trình dạy học cho tương lai của Intel – Microsoft – 2005
7. Các website thamkhảo: www.violet.vn www.thuvienvatly.vn
www.giaoduc.net http://www.vatlysupham.com http://www.vatlyvietnam.org
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG TÀI LIỆU
KTDH Kỹ thuật dạy học KT Kỹ thuật DH Dạy học PPDH Phương pháp dạy học PP Phương pháp GV Giáo viên HS Học sinh QTDH Quá trình dạy học HĐNT Hoạt động nhận thức DHDA Dạy học dự án DA Dự án
NCBH Nghiên cứu bài học
VL Vật lý
CHKQ Câu hỏi khái quát CHND Câu hỏi nội dung CHBH Câu hỏi bài học NĐLH Nhiệt động lực học