1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

9 101 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Bài tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học

  • Nhóm 5s Offline

  • Đề bài: Dựa vào đề tài đã chọn, lập đề cương nghiên cứu gồm nội dung:

  • Tên đề tài

  • Tính cấp thiết

  • Lịch sử nghiên cứu

  • Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Phương pháp nghiên cứu

  • Bố cục nghiên cứu

  • Bài làm

  • Đề cương chi tiết đề tài NCKH:

  • THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

  • TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  • 1. Lý do lựa chọn đề tài

  • Trong nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, hoạt động xuất bản đang phải đối mặt với những thách thức của mặt trái cơ chế thị trường và tình trạng thương mại hóa chạy theo lợi nhuận đơn thuần. Biểu hiện cụ thể là hoạt động buôn lậu sách có chiều hướng gia tăng, diễn biến tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng của các nhà xuất bản, cơ sở in, phát hành sách, tác giả và người đọc sách, gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã hội.

  • Việc in lậu và hoạt động buôn bán sách cũng như xuất bản phẩm lậu, nhìn vẻ ngoài có thể là hoạt động mang lại hiệu quả đối với cả người mua và người bán, vì người mua có thể mua được sách rẻ trong khi kẻ bán sách lậu lại thu được “siêu lợi nhuận”. Thế nhưng, cần phải nhìn nhận lại vấn đề một cách thấu đáo. Bởi lẽ hoạt động mua bán sách lậu làm thiệt hại không chỉ về vật chất mà còn hủy hoại cả những giá trị tinh thần. Sách là vật chứa đựng nhiều thông tin, nhưng thông tin trong sách lậu lại không hề được kiểm duyệt, chính vì thế, nếu bạn đọc mù quáng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức, tư duy của mình. Một cuốn sách tốt, sách hay có thể làm giúp người đọc nhìn nhận cuộc sống tốt hơn, yêu thương nhau hơn, biết sống cho xã hội hiều hơn. Ngược lại, muốn cuốn sách xấu, có nội dung đi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc sẽ hướng người đọc đến với những hành vi sai trái, tác động xấu đến đời sống xã hội.

  • Hơn nữa, tháng 10 năm 2014, Việt Nam gia nhập Công ước Berne về bản quyền và sở hữu trí tuệ. Nhưng tình trạng in sách lậu thuộc bản quyền của nước ngoài ở nước ta đã và đang diễn ra, gây nhiều phiền phức cho cơ quan chức năng, làm suy giảm niềm tin của các nước, các nhà đầu tư nước ngoài vào nước ta.

  • In và buôn bán sách lậu mang lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho xã hội thế nhưng nó lại đang diễn ra ngang nhiên và tràn lan trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Với mong muốn góp một phần rất nhỏ vào cuộc chiến chông sách lậu của xã hội, nhóm em đã lựa chọn đề tài “Thực trạng sách lậu trên địa bàn Hà Nội giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

  • 2. Lịch sử nghiên cứu

  • Nghiên cứu về sách lậu không phải là một đề tài mới, tuy nhiên thực trạng kinh doanh và sử dụng sách lậu vẫn diễn ra theo xu hướng tăng lên và ngày càng phức tạp, đặc biệt là tại một thành phố lớn như Hà Nội. Do vậy, những nhà xuất bản, những nhà kinh doanh chân chính và những người yêu sách thực thụ vẫn rất quan tâm đến đề tài này. Đã có một số hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài sách lậu, có thể kể đến như:

  • Các đề tài hướng đến giải pháp phòng chống sách lậu nhưng chưa đi sâu tìm hiểu thị trường sách lậu hiện nay đang diễn biến như thế nào. Hơn nữa, những nghiên cứu này đã được thực hiện cách đây nhiều năm trong khi đây là một đề tài luôn luôn cập nhật và có những diễn biến phức tạp về số lượng và cách thức thực hiện. Có thể kể đến một số đề tài như Hoạt động phòng chống sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay của Nguyễn Thúy Ly - năm 2012, Tăng cường quản lý Nhà nước trong hoạt động phòng chống sách lậu của Nguyễn Thị Kim Oanh – năm 2013… Chính vì thế, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Thực trạng sách lậu trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay” để bổ sung tình hình, diễn biến của thị trường sách lậu, trên cơ sở phân tích đó, nhóm nghiên cứu sẽ đề ra những giải pháp mới, phù hợp với tình hình hiện tại để ngăn chặn nạn sách lậu đang lan tràn hiện nay.

  • Một số nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá tính chất, quy mô, phạm vi, nguyên nhân và tác hại của tình trạng in lậu sách trong nền kinh tế thị trường đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Qua việc phân tích rõ thực trạng in lậu sách và công tác phòng, chống in lậu sách ở nước ta trong thời gian qua, đề ra phương hướng và các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng in lậu sách ở nước ta. Ví dụ như vấn đề được nêu trong đề tài “Thực trạng và giải pháp khắc phục tình trạng in lậu sách ở nước ta” do PGS. TS. Lê Văn Yên chủ biên (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia – Sự thật, năm 2012). Tuy nhiên, vấn đề các các nghiên cứu này đề cập đến là ở mức độ vĩ mô, trên phạm vi cả nước. Đề tài mà nhóm nghiên cứu hướng đến chỉ dừng lại ở phạm vi trên địa bàn thành phố Hà Nội nên sẽ chi tiết hơn, biện pháp đề ra để khắc phục tình trạng sách lậu dựa trên thực trạng sách lậu tại Hà Nội nên cũng có tính ứng dụng cụ thể và hiệu quả hơn.

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

  • Mục đích của đề tài là nghiên cứu, phân tích thực trạng sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiên nay, trên cơ sở đó đề ra giải pháp nhằm hạn chế sách lậu trên thị trường trong thời gian tới.

  • Nhiệm vụ nghiên cứu:

  • Phân tích thị trường sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay từ đó thấy được nguyên nhân vì sao thực trạng này vẫn đang tiếp tục và mở rộng.

  • Trên cơ sở những phân tích về thị trường sách lậu, đề ra các giải pháp để tăng cường hiệu quả công tác phòng chống sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu là toàn bộ các đặc điểm về hình thức, nội dung và giá cả của các loại sách lậu (sách không có bản quyền, sách có nội dung trái với Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, sách in nối bản không xin phép, sách giả, sách in vượt quá số lượng cho phép).

  • Phạm vi nghiên cứu:

  • Phạm vi về quy mô nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện từ năm 2014 đến nay.

  • 5. Phương pháp nghiên cứu (phương pháp thu thập thông tin)

  • Nhóm tác giả nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp thu thập thông tin, cụ thể như sau:

  • Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Nghiên cứu các tài liệu kinh điển, tài liệu Nhà nước như Luật Xuất bản, các Thông tư, nghị định liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Tạp chí chuyên ngành Xuất bản; Các bài báo, tài liệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của các tác giả trong và ngoài ngành Xuất bản có liên quan đến vấn đề được nghiên cứu. Mục đích của phương pháp nghiên cứu tư liệu để tạo cơ sở lý luận chính xác, thuyết phục cho bài nghiên cứu của mình, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu tài liệu của các tác giả đáng tin cậy từ các nguồn uy tín liên quan đến đề tài.

  • Phương pháp quan sát: Nhóm tác giả đã thực hiện phương pháp quan sát hoạt động mua bán sách ở một số con đường được ví như “chợ sách lậu” ở Hà Nội như đường Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy); đường Láng (quận Đống Đa), đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình), đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)…. Đồng thời, các nghiên cứu viên trực tiếp vào một số cửa hàng bán sách lậu tại các điểm nêu trên, quan sát các đặc điểm của sách lậu làm dẫn chứng thực tế cho bài nghiên cứu.

  • Phương pháp điều tra bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dành cho đối tượng là học sinh, sinh viên (đối tượng chủ yếu sử dụng sách lậu) để nắm được nguyên nhân tại sao họ sử dụng sách lậu và lấy ý kiến đề xuất từ đối tượng này để khắc phục tình trạng sách lậu tràn lan trên địa bàn Hà Nội hiện nay.

  • 6. Bố cục nghiên cứu

  • Nghiên cứu gồm 03 chương:

  • CHƯƠNG 1: SÁCH LẬU VÀ TÁC HẠI CỦA SÁCH LẬU

  • 1.1. Các khái niệm

  • 1.1.1. Khái niệm “sách”

  • 1.1.2. Khái niệm “sách lậu”

  • 1.2. Đặc điểm của sách lậu

  • 1.2.1. Đặc điểm về hình thức

  • 1.2.2. Đặc điểm về nội dung

  • 1.2.3. Đặc điểm về giá cả

  • 1.3. Các loại sách lậu

  • 1.3.1. Sách không có bản quyền

  • 1.3.2. Sách có nội dung trái với Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước

  • 1.3.3. Sách in nối bản không xin phép

  • 1.3.4. Sách giả

  • 1.3.5. Sách in vượt quá số lượng cho phép

  • 1.4. Tác hại của sách lậu

  • 1.4.1. Đối với Nhà nước

  • 1.4.2. Đối với tác giả

  • 1.4.3. Đối với các nhà xuất bản và các nhà kinh doanh chân chính

  • 1.4.4. Đối với độc giả

  • 1.4.5. Đối với quan hệ quốc tế

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

  • 2.1. Sách không có bản quyền

  • Việc vi phạm bản quyền sách, những sản phẩm trí tuệ là sự thiếu tôn trọng những công sức lao động bằng chất xám mà người tác giả đã bỏ ra. Theo đánh giá của Cục Xuất bản và Cục Bản quyền tác giả Việt Nam thì tình hình vi phạm bản quyền ở nước ta không giảm mà còn diễn ra trầm trọng hơn trước và diễn ra ở mọi lĩnh vực nhất là với các loại sách tham khảo, sách văn học và truyện tranh.

  • 2.1.1. Sách xuất bản không có bản quyền dưới dạng sách giấy

  • Việc ăn cắp ý tưởng tác phẩm hoặc sao chép, cóp nhặt ý tưởng từ nhiều tác phẩm khác nhau để xây dựng thành tác phẩm của mình rồi mang đi kinh doanh đang diễn ra không ít. Một minh chứng như vụ tranh chấp, khiếu nại giữa hai công ty Phan Thị và Lê Linh về hình vẽ nhân vật Long Tinh. Nhân vật Trạng Tý trong “Thần đồng Đất Việt” của Phan Thị và nhân vật Long Tinh của Lê Linhđược phản ánh tương đối giống nhau. Việc làm này của Lê Linh đã vi phạm bản quyền tác giả đối với công ty Phan Thị.

  • Ngoài việc ăn cắp ý tưởng của tác giả thì việc xuất bản những tác phẩm vi phạm bản quyền vẫn diễn ra.Cuốn “Văn hóa tộc người Việt Nam” của học giả Nguyễn Từ Chi do NXB Thời đại, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nhà sách Thăng Long (TP.Hồ Chí Minh) liên kết phát hành là cuốn sách được “tái bản và sửa chữa” một cách cẩu thả trong công tác biên tập, vi phạm bản quyền và đáng bị xem là "thảm họa" so với tác phẩm gốc mang tên “Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người của Nguyễn Từ Chi” (NXB Văn hóa Thông Tin và tạp chí Văn hóa Nghệ thuật ấn hành) xuất bản lần đầu năm 1996. Được biết, trong bìa lót cuốn sách “Văn hóa tộc người Việt Nam” có ghi là “tái bản, có sửa chữa và bổ sung” nhưng thực chất NXB đã bớt xén quá nhiều thông tin trong cuốn sách gốc.

  • Ở trên là một vài dẫn chứng cụ thể chứng minh cho việc xuất bản sách không có bản quyền, trên thực tế vấn đề vi phạm này diễn ra rất nhiều và phổ biến.Như vậy, vấn đề vi phạm bản quyền đã trở thành một rào cản ghìm chân ngành xuất bản Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng.

  • 2.1.2. Sách xuất bản không có bản quyền thông qua internet

  • Hiện nay có rất nhiều diễn đàn, forum, trang web như: www.ebooktienganh.com, www.ebook4u.vn, www.e-thuvien.com, đã đưa sách, truyện lên mạng với danh nghĩa “ chia sẻ vì cộng đồng và phi lợi nhuận”. Chỉ cần gõ mấy từ “ebook free” trên Google, sẽ lập tức có ngay khoảng 314.000.000 kết quả trong vòng 0,11 giây hay “ebook miễn phí” là khoảng hơn 1.560.000 kết quả trong vòng 0,9 giây.

  • “Ebook lậu” gây thiệt hại kinh tế rất lớn đối với các đơn vị làm sách, vì chi phí sản xuất một đầu sách hoàn chỉnh hiện nay trung bình khoảng 80-100 triệu đồng (chi phí mua bản quyền, dịch, giấy phép, biên tập, in ấn,…) và công đoạn sản xuất một cuốn sách mất trung bình khoảng 6 tháng,nhưng việc làm ebook đưa lên mạng chỉ mất vài ngày. Với việc phát hành rộng rãi các ebook trên, nhiều đơn vị làm sách thất thu nặng với số lượng độc giả mua sách giấy bị co hẹp.

  • Những trang web không chỉ trao đổi và download những tài liệu, kiến thức mà nơi đây các thành viên còn có thể giao bán những gì mình có. Trong thời gian gần đây, những người làm sách lậu chuyển qua chọn cách phát hành qua mạng, giao hàng tận nhà.

  • Giám đốc NXB Trẻ cũng nhận định: “ Số đầu sách NXB Trẻ bị xâm hại rất nhiều, không chỉ mảng sách giấy mà còn ở mạng điện tử”. Những tác phẩm nổi tiếng mà NXB Trẻ đã mua bản quyền đã bị những cơ sở làm lậu đưa lên mạng rất nhiều: Harry Potter, Chạng vạng, Cánh đồng bất tận, hơn 30 đầu sách của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh… Hay biên tập viên của NXB Kim Đồng cũng cho biết Bộ truyện tranh “ Thám tử lừng danh Conan” mà NXB đã mua bản quyên từ phái Nhật cũng bị đưa lên mạng dịch và còn ra trước NXB Kim Đồng.

  • Tóm lại, có thể nói sự phát triển của công nghệ thông tin là một bệ phóng tốt cho các doanh nghiệp sách phát tiển hình thức kinh doanh qua mạng, nhưng đồng thời đó cũng là một con dao hai lưỡi có thể làm ảnh hưởng đến doanh số tiêu thụ sách của doanh nghiệp.

  • 2.2. Sách có nội dung trái với Đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước

  • 2.3. Sách in nối bản không xin phép và sách in vượt quá số lượng cho phép

  • 2.4. Sách giả

  • 2.5. Nhận xét về thị trường sách lậu

  • 2.5.1. Nhận xét về tình hình sách lậu trên địa bàn Hà Nội hiện nay

  • 2.5.2. Nguyên nhân của tình trạng sách lậu tràn lan trên địa bàn Hà Nội

  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ

  • CỦA CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG SÁCH IN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY

  • 3.1. Đối với công tác quản lý Nhà nước

  • 3.1.1. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực các quy định về phòng chống sách lậu

  • 3.1.2. Các giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng chống sách lậu

  • 3.1.3. Các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về phòng chống sách lậu

  • 3.1.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

  • 3.2. Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất bản

  • 3.2.1. Quản lý chặt chẽ việc liên doanh liên kết xuất bản

  • 3.2.2. Tổ chức in ấn sách với công nghệ cao, khó làm lậu và giá cả hợp lý

  • 3.2.3. Tổ chức các chương trình khuyến mại, trao quà tặng để thu hút khách hàng mua sách thật

  • 3.2.4. Trung thực trong việc trả nhuận bút cho tác giả

  • 3.2.5. Tổ chức lại cơ cấu, kênh phân phối

  • 3.3. Đối với người tiêu dùng

Nội dung

Đề bài: Dựa vào đề tài đã chọn, lập đề cương nghiên cứu gồm nội dung: Tên đề tài Tính cấp thiết Lịch sử nghiên cứu Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Bố cục nghiên cứu

Bài tập mơn Phương pháp nghiên cứu khoa học Nhóm 5s Offline Đề bài: Dựa vào đề tài chọn, lập đề cương nghiên cứu gồm nội dung: - Tên đề tài Tính cấp thiết Lịch sử nghiên cứu Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu Bố cục nghiên cứu Bài làm Đề cương chi tiết đề tài NCKH: THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Lý lựa chọn đề tài Trong kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa nước ta nay, hoạt động xuất phải đối mặt với thách thức mặt trái chế thị trường tình trạng thương mại hóa chạy theo lợi nhuận đơn Biểu cụ thể hoạt động bn lậu sách có chiều hướng gia tăng, diễn biến tinh vi, phức tạp, ảnh hưởng tới quyền lợi đáng nhà xuất bản, sở in, phát hành sách, tác giả người đọc sách, gây xúc, bất bình dư luận xã hội Việc in lậu hoạt động bn bán sách xuất phẩm lậu, nhìn vẻ ngồi hoạt động mang lại hiệu người mua người bán, người mua mua sách rẻ kẻ bán sách lậu lại thu “siêu lợi nhuận” Thế nhưng, cần phải nhìn nhận lại vấn đề cách thấu đáo Bởi lẽ hoạt động mua bán sách lậu làm thiệt hại không vật chất mà hủy hoại giá trị tinh thần Sách vật chứa đựng nhiều thông tin, thông tin sách lậu lại khơng kiểm duyệt, thế, bạn đọc mù quáng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức, tư Một sách tốt, sách hay làm giúp người đọc nhìn nhận sống tốt hơn, yêu thương hơn, biết sống cho xã hội hiều Ngược lại, muốn sách xấu, có nội dung trái với phong mỹ tục dân tộc hướng người đọc đến với hành vi sai trái, tác động xấu đến đời sống xã hội Hơn nữa, tháng 10 năm 2014, Việt Nam gia nhập Công ước Berne quyền sở hữu trí tuệ Nhưng tình trạng in sách lậu thuộc quyền nước nước ta diễn ra, gây nhiều phiền phức cho quan chức năng, làm suy giảm niềm tin nước, nhà đầu tư nước ngồi vào nước ta In bn bán sách lậu mang lại hậu vô nghiêm trọng cho xã hội lại diễn ngang nhiên tràn lan địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng nước nói chung Với mong muốn góp phần nhỏ vào chiến chơng sách lậu xã hội, nhóm em lựa chọn đề tài “Thực trạng sách lậu địa bàn Hà Nội giai đoạn nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học Lịch sử nghiên cứu Nghiên cứu sách lậu đề tài mới, nhiên thực trạng kinh doanh sử dụng sách lậu diễn theo xu hướng tăng lên ngày phức tạp, đặc biệt thành phố lớn Hà Nội Do vậy, nhà xuất bản, nhà kinh doanh chân người yêu sách thực thụ quan tâm đến đề tài Đã có số hướng nghiên cứu liên quan đến đề - tài sách lậu, kể đến như: Các đề tài hướng đến giải pháp phịng chống sách lậu chưa sâu tìm hiểu thị trường sách lậu diễn biến Hơn nữa, nghiên cứu thực cách nhiều năm đề tài ln ln cập nhật có diễn biến phức tạp số lượng cách thức thực Có thể kể đến số đề tài Hoạt động phòng chống sách lậu địa bàn Hà Nội Nguyễn Thúy Ly - năm 2012, Tăng cường quản lý Nhà nước hoạt động phòng chống sách lậu Nguyễn Thị Kim Oanh – năm 2013… Chính thế, nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài “Thực trạng sách lậu địa bàn Hà Nội giai đoạn nay” để bổ sung tình hình, diễn biến thị trường sách lậu, sở phân tích đó, nhóm nghiên cứu đề giải pháp mới, phù hợp với tình hình để ngăn chặn nạn - sách lậu lan tràn Một số nghiên cứu tập trung phân tích, đánh giá tính chất, quy mơ, phạm vi, ngun nhân tác hại tình trạng in lậu sách kinh tế thị trường lĩnh vực đời sống xã hội Qua việc phân tích rõ thực trạng in lậu sách cơng tác phịng, chống in lậu sách nước ta thời gian qua, đề phương hướng giải pháp nhằm khắc phục tình trạng in lậu sách nước ta Ví dụ vấn đề nêu đề tài “Thực trạng giải pháp khắc phục tình trạng in lậu sách nước ta” PGS TS Lê Văn Yên chủ biên (Nhà xuất Chính trị quốc gia – Sự thật, năm 2012) Tuy nhiên, vấn đề các nghiên cứu đề cập đến mức độ vĩ mô, phạm vi nước Đề tài mà nhóm nghiên cứu hướng đến dừng lại phạm vi địa bàn thành phố Hà Nội nên chi tiết hơn, biện pháp đề để khắc phục tình trạng sách lậu dựa thực trạng sách lậu Hà Nội nên có tính ứng dụng cụ thể hiệu Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích đề tài nghiên cứu, phân tích thực trạng sách lậu địa bàn Hà Nội hiên nay, sở đề giải pháp nhằm hạn chế sách lậu thị - trường thời gian tới Nhiệm vụ nghiên cứu: o Phân tích thị trường sách lậu địa bàn Hà Nội từ thấy nguyên nhân thực trạng tiếp tục mở rộng o Trên sở phân tích thị trường sách lậu, đề giải pháp để tăng cường hiệu cơng tác phịng chống sách lậu địa bàn Hà Nội Đối tượng phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu tồn đặc điểm hình thức, nội dung giá loại sách lậu (sách khơng có quyền, sách có nội dung trái với Đường lối chủ trương Đảng Nhà nước, sách in nối không xin phép, - sách giả, sách in vượt số lượng cho phép) Phạm vi nghiên cứu: o Phạm vi quy mô nghiên cứu: Nghiên cứu thực địa bàn thành phố Hà Nội o Phạm vi thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu thực từ năm 2014 đến Phương pháp nghiên cứu (phương pháp thu thập thông tin) Nhóm tác giả nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, cụ thể - sau: Phương pháp nghiên cứu tư liệu: Nghiên cứu tài liệu kinh điển, tài liệu Nhà nước Luật Xuất bản, Thông tư, nghị định liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Tạp chí chuyên ngành Xuất bản; Các báo, tài liệu thông qua phương tiện thông tin đại chúng tác giả ngồi ngành Xuất có liên quan đến vấn đề nghiên cứu Mục đích phương pháp nghiên cứu tư liệu để tạo sở lý luận xác, thuyết phục cho nghiên cứu mình, chúng tơi thực nghiên cứu tài liệu tác giả đáng tin cậy từ - nguồn uy tín liên quan đến đề tài Phương pháp quan sát: Nhóm tác giả thực phương pháp quan sát hoạt động mua bán sách số đường ví “chợ sách lậu” Hà Nội đường Phạm Văn Đồng, Trần Quốc Hoàn (quận Cầu Giấy); đường Láng (quận Đống Đa), đường Nguyễn Chí Thanh (quận Ba Đình), đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)… Đồng thời, nghiên cứu viên trực tiếp vào số cửa hàng bán sách lậu điểm nêu trên, quan sát đặc điểm sách lậu - làm dẫn chứng thực tế cho nghiên cứu Phương pháp điều tra bảng hỏi: Nhóm nghiên cứu xây dựng bảng hỏi dành cho đối tượng học sinh, sinh viên (đối tượng chủ yếu sử dụng sách lậu) để nắm nguyên nhân họ sử dụng sách lậu lấy ý kiến đề xuất từ đối tượng để khắc phục tình trạng sách lậu tràn lan địa bàn Hà Nội Bố cục nghiên cứu Nghiên cứu gồm 03 chương: CHƯƠNG 1: SÁCH LẬU VÀ TÁC HẠI CỦA SÁCH LẬU 1.1 Các khái niệm 1.1.1 Khái niệm “sách” 1.1.2 Khái niệm “sách lậu” 1.2 Đặc điểm sách lậu 1.2.1 Đặc điểm hình thức 1.2.2 Đặc điểm nội dung 1.2.3 Đặc điểm giá 1.3 Các loại sách lậu 1.3.1 Sách khơng có quyền 1.3.2 Sách có nội dung trái với Đường lối chủ trương Đảng Nhà nước 1.3.3 Sách in nối không xin phép 1.3.4 Sách giả 1.3.5 Sách in vượt số lượng cho phép 1.4.Tác hại sách lậu 1.4.1 Đối với Nhà nước 1.4.2 Đối với tác giả 1.4.3 Đối với nhà xuất nhà kinh doanh chân 1.4.4 Đối với độc giả 1.4.5 Đối với quan hệ quốc tế CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SÁCH LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Sách khơng có quyền Việc vi phạm quyền sách, sản phẩm trí tuệ thiếu tôn trọng công sức lao động chất xám mà người tác giả bỏ Theo đánh giá Cục Xuất Cục Bản quyền tác giả Việt Nam tình hình vi phạm quyền nước ta khơng giảm mà cịn diễn trầm trọng trước diễn lĩnh vực với loại sách tham khảo, sách văn học truyện tranh 2.1.1 Sách xuất khơng có quyền dạng sách giấy Việc ăn cắp ý tưởng tác phẩm chép, cóp nhặt ý tưởng từ nhiều tác phẩm khác để xây dựng thành tác phẩm mang kinh doanh diễn khơng Một minh chứng vụ tranh chấp, khiếu nại hai công ty Phan Thị Lê Linh hình vẽ nhân vật Long Tinh Nhân vật Trạng Tý “Thần đồng Đất Việt” Phan Thị nhân vật Long Tinh Lê Linhđược phản ánh tương đối giống Việc làm Lê Linh vi phạm quyền tác giả cơng ty Phan Thị Ngồi việc ăn cắp ý tưởng tác giả việc xuất tác phẩm vi phạm quyền diễn ra.Cuốn “Văn hóa tộc người Việt Nam” học giả Nguyễn Từ Chi NXB Thời đại, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, Nhà sách Thăng Long (TP.Hồ Chí Minh) liên kết phát hành sách “tái sửa chữa” cách cẩu thả công tác biên tập, vi phạm quyền đáng bị xem "thảm họa" so với tác phẩm gốc mang tên “Góp phần nghiên cứu văn hóa tộc người Nguyễn Từ Chi” (NXB Văn hóa Thơng Tin tạp chí Văn hóa Nghệ thuật ấn hành) xuất lần đầu năm 1996 Được biết, bìa lót sách “Văn hóa tộc người Việt Nam” có ghi “tái bản, có sửa chữa bổ sung” thực chất NXB bớt xén nhiều thông tin sách gốc Ở vài dẫn chứng cụ thể chứng minh cho việc xuất sách khơng có quyền, thực tế vấn đề vi phạm diễn nhiều phổ biến.Như vậy, vấn đề vi phạm quyền trở thành rào cản ghìm chân ngành xuất Việt Nam nói chung Hà Nội nói riêng 2.1.2 Sách xuất khơng có quyền thơng qua internet Hiện có nhiều diễn đàn, forum, trang web như: www.ebooktienganh.com, www.ebook4u.vn, www.e-thuvien.com, đưa sách, truyện lên mạng với danh nghĩa “ chia sẻ cộng đồng phi lợi nhuận” Chỉ cần gõ từ “ebook free” Google, có khoảng 314.000.000 kết vịng 0,11 giây hay “ebook miễn phí” khoảng 1.560.000 kết vòng 0,9 giây “Ebook lậu” gây thiệt hại kinh tế lớn đơn vị làm sách, chi phí sản xuất đầu sách hồn chỉnh trung bình khoảng 80-100 triệu đồng (chi phí mua quyền, dịch, giấy phép, biên tập, in ấn,…) công đoạn sản xuất sách trung bình khoảng tháng,nhưng việc làm ebook đưa lên mạng vài ngày Với việc phát hành rộng rãi ebook trên, nhiều đơn vị làm sách thất thu nặng với số lượng độc giả mua sách giấy bị co hẹp Những trang web không trao đổi download tài liệu, kiến thức mà nơi thành viên cịn giao bán có Trong thời gian gần đây, người làm sách lậu chuyển qua chọn cách phát hành qua mạng, giao hàng tận nhà Giám đốc NXB Trẻ nhận định: “ Số đầu sách NXB Trẻ bị xâm hại nhiều, khơng mảng sách giấy mà cịn mạng điện tử” Những tác phẩm tiếng mà NXB Trẻ mua quyền bị sở làm lậu đưa lên mạng nhiều: Harry Potter, Chạng vạng, Cánh đồng bất tận, 30 đầu sách nhà văn Nguyễn Nhật Ánh… Hay biên tập viên NXB Kim Đồng cho biết Bộ truyện tranh “ Thám tử lừng danh Conan” mà NXB mua quyên từ phái Nhật bị đưa lên mạng dịch cịn trước NXB Kim Đồng Tóm lại, nói phát triển cơng nghệ thơng tin bệ phóng tốt cho doanh nghiệp sách phát tiển hình thức kinh doanh qua mạng, đồng thời dao hai lưỡi làm ảnh hưởng đến doanh số tiêu thụ sách doanh nghiệp 2.2 Sách có nội dung trái với Đường lối chủ trương Đảng Nhà nước 2.3 Sách in nối không xin phép sách in vượt số lượng cho phép 2.4 Sách giả 2.5 Nhận xét thị trường sách lậu 2.5.1 Nhận xét tình hình sách lậu địa bàn Hà Nội 2.5.2 Nguyên nhân tình trạng sách lậu tràn lan địa bàn Hà Nội CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG SÁCH IN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1 Đối với công tác quản lý Nhà nước 3.1.1 Các giải pháp hoàn thiện nâng cao hiệu lực quy định phòng chống sách lậu 3.1.2 Các giải pháp đổi tổ chức hoạt động quan quản lý Nhà nước phòng chống sách lậu 3.1.3 Các giải pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật phòng chống sách lậu 3.1.4 Các giải pháp nâng cao hiệu hoạt động tra, kiểm tra, xử lý vi phạm 3.2 Đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xuất 3.2.1 Quản lý chặt chẽ việc liên doanh liên kết xuất 3.2.2 Tổ chức in ấn sách với cơng nghệ cao, khó làm lậu giá hợp lý 3.2.3 Tổ chức chương trình khuyến mại, trao quà tặng để thu hút khách hàng mua sách thật 3.2.4 Trung thực việc trả nhuận bút cho tác giả 3.2.5 Tổ chức lại cấu, kênh phân phối 3.3 Đối với người tiêu dùng ... tràn lan địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng nước nói chung Với mong muốn góp phần nhỏ vào chiến chơng sách lậu xã hội, nhóm em lựa chọn đề tài ? ?Thực trạng sách lậu địa bàn Hà Nội giai đoạn nay? ?? làm... phân tích thực trạng sách lậu địa bàn Hà Nội hiên nay, sở đề giải pháp nhằm hạn chế sách lậu thị - trường thời gian tới Nhiệm vụ nghiên cứu: o Phân tích thị trường sách lậu địa bàn Hà Nội từ thấy... địa bàn Hà Nội CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CỦA CƠNG TÁC PHỊNG CHỐNG SÁCH IN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI HIỆN NAY 3.1 Đối với công tác quản lý Nhà nước 3.1.1 Các giải pháp hoàn thiện

Ngày đăng: 15/03/2021, 15:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w