1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam

11 376 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 26,28 KB

Nội dung

PHẦN 3: NHẬN XÉT KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VAE.,LTD 3.1 Nhận xét về quy trình tác đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại VAE., Ltd. 3.1.1 Ưu điểm Qua quá trình thực tập tại Công ty VAE, em nhận thấy quy trình đánh giá Trọng yếu Rủi ro kiểm toán của Công ty đã đạt được những ưu điểm về các mặt sau: - Đã vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán quốc tế vào thực tiễn đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán. - Có sự phân công trong việc đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán - Đánh giá Trọng yếu Rủi ro kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc 3.1.1.1 Vận dụng các chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam chuẩn mực Kiểm toán quốc tế vào thực tiễn đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, các Kiểm toán viên của Công ty VAE luôn chú ý đến việc vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán vào trong thực tiễn. Các chuẩn mực không phải được vận dụng một cách máy móc mà được vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với thục tiễn kiểm toán tại công ty khách hàng. Tại Việt Nam, Chuẩn mực về tính trọng yếu trong kiểm toán mới được Bộ Tài Chính ban hành vào 14/03/2003. Trước thời điểm này, các Kiểm toán viên của Công ty VAE vận dụng ISA 320 trong quá trình đánh giá Trọng yếu. ISA 320 qui định : “Khi lập Kế hoạch kiểm toán, chuyên gia kiểm toán lập ra một mức Trọng yếu có thể chấp nhận được để phát hiện ra các sai sót trọng yếu về mặt định lượng. Tuy nhiên phải xem xét cả về trị giá (số lượng) tính chất (chất lượng) của sai sót… Chuyên gia kiểm toán cần xem xét trọng yếu ở mức độ tổng thể Báo cáo tai chính trong mối quan hệ với các số dư tài khoản cá biệt thuyết minh… Mức độ Trọng yếu phải được chuyên gia kiểm toán xác định khi: Xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các Thủ tục kiểm toán. Đánh giá ảnh hưởng của các sai sót… Khi đánh giá việc trình bày hợp lí Báo cáo tài chính, chuyên gia kiểm toán phải đánh giá xem liệu tổng tất cả các sai sót được phát hiện trong quá trình kiểm toán nhưng chưa được sửa chữa có hợp thành một sai sót trọng yếu hay không”. Vận dụng hướng dẫn trong chuẩn mực này, Công ty VAE đã tiến hành đánh giá ước lượng trọng yếu ban đầu cho toàn bộ Báo cáo tài chính sau đó phân bổ cho các khoản mục. Công tác đánh giá Trọng yếu là một công việc bắt buộc đối với Kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch. Nó được dùng để giúp Kiểm toán viên trong việc thiết kế chương trình kiểm toán cụ thể cho từng khoản mục cũng như là căn cứ đánh giá sai sót trong quá trình thực hiện kiểm toán. Đối với quá trình đánh giá Rủi ro, Kiểm toán viên VAE cũng đã vận dụng các Chuẩn mực vào trong thực tiễn. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400( VSA400) quy định: “Khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán, kiểm toán viên phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính xác định nội dung, lịch trình phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó”. Vận dụng quy định này, các kiểm toán viên đã tiến hành đánh giá rủi ro kiểm toán mong muốn ngay từ đầu cuộc kiểm toán. Sau đó đánh giá rủi ro tiềm tàng rủi ro kiểm soát để từ đó đưa ra mức rủi ro phát hiện cho phù hợp với mức rủi ro kiểm toán mong muốn ban đầu. Đây là cơ sở để kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán sẽ áp dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán. VSA 400 cũng quy định: “Khi lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên công ty kiểm toán phải đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán. Khi lập chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phải xác định cụ thể mức độ rủi ro tiềm tàng cho các số dư loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu”. Vận dụng chuẩn mực trên, các kiểm toán viên đã đánh giá từ rủi ro kiểm toán mong muốn, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện đều cho toàn bộ báo cáo tài chính cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. 3.1.1.2 Có sự phân công trong việc đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán Trong giai đoạn lập Kế hoạch kiểm toán cũng như trong quá trình kiểm toán, đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao cũng như khả năng xét đoán của Kiểm toán viên. Chính vì vậy, công việc này thường được giao cho các trưởng nhóm kiểm toán thực hiện đối với từng cuộc kiểm toán cụ thể. Đây là cách phân công công việc thận trọng của Công ty VAE để đảm bảo rủi ro kinh doanh với Công ty VAE giảm tới mức thấp nhất. Tuy nhiên, không phải toàn bộ công việc đánh giá Trọng yếu Rủi ro nào cũng đều do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Đối với công tác xác định Trọng yếu, công việc tính toán mức ước lượng trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính có thể do các Kiểm toán viên chính hoặc trợ lý kiểm toán thực hiện do đã có công thức sẵn. Tuy nhiên, việc lựa chọn chỉ tiêu nào để làm căn cứ ước lượng mức Trọng yếu cho toàn bộ Báo cáo tài chính do trưởng nhóm kiểm toán quyết định. Trưởng nhóm kiểm toán cũng là người đánh giá các khoản mục nào được đi kèm với hệ số 1, 2 hay 3. Đối với công tác đánh giá Rủi ro, quá trình thu thập thông tin trả lời các câu hỏi trên bảng câu hỏi đánh giá Rủi ro có thể được thực hiện bởi các Kiểm toán viên chính hoặc các trợ lý kiểm toán. Các công việc này sẽ được trưởng nhóm kiểm toán soát xét. Cuối cùng, kết luận về Rủi ro kiểm toán là do trưởng nhóm kiểm toán quyết định. Việc bố trí công việc như trên là khá hợp lý, đảm bảo cho công tác đánh giá rủi ro kiểm toán đạt hiệu quả mà chi phí kiểm toán lại không cao, đảm bảo về thời hạn kiểm toán. 3.1.1.3 Đánh giá Trọng yếu Rủi ro kiểm toán được trình bày trên giấy tờ làm việc Tại VAE, công tác đánh giá trọng yếu rủi ro được thực hiện khá chi tiết, khoa học. Để chuẩn hoá công tác đánh giá rủi ro, công ty đã có bảng câu hỏi để đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm toán. Về việc trình bày, các kết luận về mức rủi ro kiểm toán bao giờ cũng được đưa lên đầu sau đó là các cơ sở để đưa ra kết luận đó. Việc trình bày giấy tờ làm việc như trên cho phép những người sử dụng thấy được các kết luận căn cứ để đưa ra kết luận đó. Đồng thời đây cũng là tài liệu giúp trưởng nhóm, trưởng phòng nghiệp vụ cũng như các thành viên của phòng kiểm soát chấp lượng có thể dễ dàng theo dõi các công việc kiểm toán viên đã làm. Đối với đánh giá về trọng yếu, Công tyquy định các mẫu bảng biểu để Kiểm toán viên đưa vào các dữ liệu để tính toán cũng như tạo nên sự thống nhất, ràng trên hồ sơ kiểm toán trong Công ty. 3.1.2 Nhược điểm Bên cạnh những ưu điểm đã đạt được, qui trình đánh giá Trọng yếu Rủi ro kiểm toán tại Công ty VAE còn tồn tại một số nhược điểm. 3.1.2.1 Đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán với khách hàng có quy mô nhỏ Trong một số hồ sơ kiểm toán đối với các khách hàng có quy mô nhỏ, ta có thể thấy kiểm toán viên đánh giá rủi ro ở mức độ thấp, trung bình hay cao nhưng không có căn cứ đi kèm hoặc trình bày không ràng khiến cho người đọc không hiểu hết vì sao kiểm toán viên lại đưa ra kết luận như vậy. Việc đánh giá rủi ro kiểm toán không có căn cứ sẽ dẫn đến việc thiết kế các chương trình kiểm toán không phù hợp, không tập trung vào các khoản mục trọng yếu, rủi ro cao. Như vậy cuộc kiểm toán sẽ không phát hiện được hết các sai phạm trọng yếu tồn tại trong báo cáo tài chính. Trong trường hợp kiểm toán viên đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán nhưng không thể hiện ràng trên giấy tờ làm việc còn gây khó khăn cho công tác soát xét của trưởng nhóm cũng như của Phòng kiểm soát chất lượng Ban giám đốc. Ngoài ra, khi một kiểm toán viên khác năm sau tiếp tục kiểm toán cho khách hàng đó sẽ gặp khó khăn khi xem xét Hồ sơ kiểm toán năm trước để hỗ trợ công tác đánh giá rủi ro kiểm toán các công việc có liên quan khác. 3.1.2.2 Đánh giá, rủi ro kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán để quyết định có cung cấp dịch vụ kiểm toán cho một khách hàng hay không là một công việc rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín danh tiếng của một công ty kiểm toán. Nếu kiểm toán viên đánh giá công ty kiểm toán có khả năng chấp nhận hợp đồng kiểm toán nhưng thực tế cuộc kiểm toán với khách hàng này lại có rủi ro rất cao thi công ty kiểm toán đó sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán để có thể đưa ra kết luận trung thực hợp lý. Hiện nay tại VAE, đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán thường chưa có quy trình cụ thể, chưa được trình bày ràng trên giấy tờ làm việc. Kiểm toán viên tiến hành đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán chủ yếu dựa trên các thông tin thu thập ban đầu về khách hàng theo kinh nghiệm, khả năng xét đoán của kiểm toán viên. Công ty mới chỉ có bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên đối với khách hàng. 3.1.2.3 Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ với việc đánh giá rủi ro kiểm soát. VAE đã xây dựng một bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ. Những câu hỏi này trợ giúp cho việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng , giúp kiểm toán viên xác định rủi ro kiểm soát khi kiểm toán báo cáo tài chính từ đó xac định các thủ tục kiểm toán cần thiết với các khoản mục trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên, khi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa vào bảng câu hỏi, công ty vẫn chưa có quy định trong trường hợp nào thì đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là khá, trung bình hay thâp. Việc đánh giá sau khi kiểm toán viên trả lời hết các câu hỏi trên bảng đánh giá vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng xét đoán của kiểm toán viên. Vì vậy rất dễ xảy ra sự không nhất quán trong cách đánh giá của các kiểm toán viên khác nhau, do vậy sẽ gây khó khăn cho các kiểm toán viên đưa ra kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Mặt khác, bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ thường không được thiết kế để đánh giá cho từng cơ sở dẫn liệu của các tài khoản trọng yếu. Kiểm toán viên đánh giá rủi ro kiểm soát chưa thực hiện cho từng mục tiêu kiểm soát chi tiết. Hơn nữa, khi xem xét hệ thống kiểm soát của một doanh nghiệp ta còn thấy có các quy trình kiểm soát đã có trong doanh nghiệp không được khái quát lại trên giấy tờ làm việc của kiểm toán viên. Điều này có thể dẫn đến khả năng người soát xét cuộc kiểm toán không thấy hết được những mặt được chưa được của hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như không hiểu được vì sao kiểm toán viên lại đưa ra quyết định như vậy. Hiện nay công ty thường sử dụng bảng câu hỏi chung cho các khách hàng. Điều này là không hợp lý vì mỗi khách hàng có đặc thù kiểm soát khác nhau. 3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước cơ quan chức năng Thực tế cho thấy rằng hiện nay khung hành lang pháp lý cho kiểm toán độc lập ở nước ta vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Cơ sở hoạt động cho kiểm toán độc lập mới chỉ là các Quyết định, Nghị định, Thông tư hướng dẫn, Chuẩn mực, chưa có Luật kiểm toán độc lập. Hơn nữa hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện nay chưa đồng bộ. Vì vậy để tạo điều kiện cho kiểm toán độc lập Việt Nam nói chung VAE nói riêng phát triển hơn nữa, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau: - Xây dựng ban hành khung pháp lý hoàn chỉnh như xây dựng Luật kiểm toán độc lập. Bên cạnh đó hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán không chỉ dựa vào chuẩn mực kiểm toán quốc tế mà còn phải dựa vào điều kiện kinh tế Việt Nam. - Bộ Tài chính nên tăng cường việcđào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho các kiểm toán viên đồng thời đẩy mạnh quan hệ trao đổi hợp tác, học hỏi kinh nghiệm với các hãng kiểm toán lớn trên thế giới 3.2.2 Kiến nghị với công ty TNHH Kiểm toán Định giá Việt Nam 3.2.2.1 Kiến nghị để khắc phục những nhược điểm trong công tác đánh giá trọng yếu rủi ro tại công tyKiến nghị về đánh giá trọng yếu rủi ro trong các đơn vị có quy mô nhỏ VAE thường không đánh giá rủi ro kiểm toán một cách chi tiết đối với các đơn vị có quy mô nhỏ vì nếu báo cáo tài chính có sai phạm cũng không gây ảnh hưởng lớn trên phạm vi toàn xã hội. Tuy nhiên nếu công tác này không được chú trọng lại rất dễ xảy ra rủi ro kinh doanh đối với kiểm toán viên công ty kiểm toán. Do vậy các công ty nên đánh giá rủi ro kiểm toán chi tiết hơn ngay cả với những khách hàng có quy mô nhỏ. Khi đánh giá rủi ro kiểm toán nên thể hiện trên giấy tờ làm việc căn cứ để đưa ra kết luận. Các bước đánh giá có thể không cần chi tiết như đối với các khách hàng lớn, kiểm toán viên có thể chỉ cần đánh giá rủi ro kiểm toán cho toàn bộ báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, kiểm toán viên có thể đánh giá rhêm rủi ro đối với một vài khoản mục mà theo kinh nghiệm xét đoán của mình là quan trọng.  Kiến nghị về đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán Đánh giá rủi ro khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán là một công việc quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín danh tiếng của công ty kiểm toán. Để tạo nên sự thống nhất trong công tác đánh giá rủi ro kiểm toán khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên đối với khách hàng thì các công ty kiểm toán nên thiết kế thêm bảng câu hỏi đánh giá về tính trung thực của ban quản lý công ty khách hàng, khả năng công ty có thể kiểm toán cho khách hàng.  Kiến nghị về đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đánh giá rủi ro kiểm soát. Để hỗ trợ các kiểm toán viên trong việc đưa ra kết luận về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng thì công ty nên đưa ra tiêu thức đánh giá dựa trên bảng câu hỏi đã được thiết kế. Công ty có thể dùng cách thức cho điểm đối với mỗi câu trả lời có hoặc không. Khi điểm số thấp hơn một mức nào đó thì hệ thống kiểm soát nội bộ bị đánh giá là trung bình hoặc yếu. Ngoài ra cũng có thể sử dụng cách thức đánh giá dựa trên phần trăm các câu trả lời. Nếu khách hàng trả lời không trên một số phần trăm nào đó thì hệ thống kiểm soát của khách hàng được đánh giá là không hiệu quả. Trong trường hợp kiểm toán viên đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là yếu thì cần có ý kiến với ban giám đốc công ty khách hàng. Để thấy được hết các điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống kiểm soát của khách hàng thì bên cạnh việc sử dụng bảng câu hỏi chung, kiểm toán viên có thể sử dụng thêm các lưu đồ, bảng tường thuật về hệ thống kiểm soát nội bộ. Khi sử dụng thêm các phương pháp này, kiểm toán viên sẽ có được cái nhìn tổng quát cũng như chi tiết hơn về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Công ty nên thiết kế bảng phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát theo từng cơ sở dẫn liệu đối với khoản mục trong mối quan hệ kết hợp với các mục tiêu kiểm soát cho từng loại nghiệp vụ chủ yếu. 3.2.2.2 Các kiến nghị khác nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu rủi ro  Xây dựng phần mềm đánh giá rủi ro kiểm toán Công ty nên xây dựng phần mềm đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán giúp công tác này được thực hiện đơn giản hơn, chi phí cũng thấp hơn. Đồng thời, các chương trình kiểm toán cũng sẽ được thiết kế một cách nhanh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc kiểm toán cũng như uy tín của công ty trên thị trường  Sử dụng lưu đồ trong quá trình tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ đánh giá rủi ro kiểm soát Công ty nên xây dựng một hệ thống ký hiệu sử dụng lưu đồ nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá rủi ro kiểm soát trong quá trình tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ. Việc sử dụng lưu đồ sẽ giúp cho kiểm toán viên thấy được mối quan hệ giữa các bộ phận cũng như khái quát về toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. Kiểm toán viên nên sử dụng kết hợp cả ba phương pháp: bảng tường thuật, bảng câu hỏi, lưu đồ vì mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, do đó sẽ đem lại hình ảnh tốt nhất về hệ thống kiểm soát nội bộ.  Sử dụng tài liệu của chuyên gia trong quá trình đánh giá rủi ro kiểm toán Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán nói chung công tác đánh giá rủi ro kiểm toán Báo cáo tài chính nói riêng, kiểm toán viên nên sử dụng thêm các tài liệu của các chuyên gia bên ngoài. Tài liệu của các chuyên gia có thể được thu thập từ các tổ chức hội nghề nghiệp trong ngoài nước, có thể do kiểm toán viên thuê tùy thuộc vào điều kiện kiểm toán những khách hàng cụ thể.  Nâng cao trình độ đội ngũ kiểm toán viên Quy trình đánh giá rủi ro kiểm toán thường được yêu cầu bởi các kiểm toán viên có năng lực giàu kinh nghiệm đảm nhiệm. Vì vậy để quy trình này được thực hiện hiệu quả, các kiểm toán viên của Công ty phải không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cũng như tuân thủ theo các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp như tính độc lập, tính chính trực, khách quan . Do đó, Công ty nên chú trọng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của Công ty; tăng cường tổ chức, tạo điều kiện hơn nữa việc cho các kiểm toán viên tham gia các khóa học chuyên môn, thi chứng chỉ hành nghề… KẾT LUẬN Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán nói chung kiểm toán độc lập nói riêng còn khá mới mẻ. Đứng trước xu thế hội nhập toàn cầu, các công ty kiểm toán Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện nâng cao chất lượng dịch vụ để có thể cạnh tranh với các công ty kiểm toán nước ngoài. Nâng cao hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro kiểm toán là một trong các yếu tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của một cuộc kiểm toán. Vì đánh giá rủi ro kiểm toán giúp kiểm toán viên lập kế hoạch kiểm toán hiệu quả, thiết kế chương trình kiểm toán hợp lý để đảm bảo về chất lượng cũng như chi phí thời gian kiểm toán. Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán Định giá Việt Nam, thực tế cho thấy công ty đã xây dựng một qui trình đánh giá rủi ro trọng yếu được thiết kế thực hiện khá hoàn thiện bên cạnh một số tồn tại nhỏ. Với sự nghiên cứu tìm hiểu thực tế quy trình đánh giá trọng yếu rủi ro kiểm toán của VAE.,Ltd dựa trên cơ sở lý luận được trang bị trong thời gian học tập nghiên [...]...cứu tại trường, em đã cố gắng đề ra một số kiến nghị với hy vọng góp phần hoàn thành qui trình Mặc dù đã cố gắng trong suốt quá trình thực tập cũng như trong suốt quá trình hoàn thiện luận văn tốt nghiệp nhưng chắc chắn không tránh khỏi nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo trong khoa Kế toán cùng toàn thể các anh chị KTV giúp đỡ em để hoàn thiện luận văn tốt... các thầy cô giáo trong khoa Kế toán cùng toàn thể các anh chị KTV giúp đỡ em để hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này Em xin chân thành cám ơn Ths Nguyễn Thị Hồng Thúy toàn bộ các anh chị kiểm toán viên trong công ty VAE đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua . NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU VÀ RỦI RO KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI VAE.,LTD 3.1 Nhận xét về quy. nhau. 3.2 Kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 3.2.1 Kiến nghị với Nhà nước và cơ quan

Ngày đăng: 08/11/2013, 04:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w