1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SANG KIEN CHU NHIEM

17 341 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc CẤU TRÚC ĐỀ TÀI I. ĐẶT VẤN ĐỀ: -Cơ sở lý luận -Cơ sở thực tiễn ⇒ Lý do chọn đề tài. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI Nội dung công tác chủ nhiệm: 1. Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm; phương châm, đường lối chiến lược; sách lược của công tác chủ nhiệm. 2. Nội dung kế hoạch của công tác chủ nhiệm: -Điều tra cơ bản (theo mẫu). -Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. -Thảo luận tập thể về chỉ tiêu phấn đấu thực hiện nhiệm vụ năm học. -Lựa chọn các hệ thống biện pháp giáo dục phù hợp (có thể sửa đổi và bổ sung…). -Kiểm tra, đánh giá (theo từng giai đoạn và theo từng chủ đề). -Biện phap giáo dục cá biệt. 3. Tổng kết thi đua, khen thưởng và kỉ luật. Rút ra bài học kinh nghiệm. III. KẾT LUẬN -Nêu được kết quả vận dụng các biện pháp chỉ đạo trên. -So sánh đối chứng với kết quả các năm trước, khi chưa áp dụng các biện pháp giáo dục phù hợp. -Bài học rút ra trong công tác chủ nhiệm. 1 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc A. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời kì mở cửa, kinh tế thị trường có mặt tích cực là làm cho nền kinh tế phát triển, và cũng còn những hạn chế nhất định, ảnh hưởng đến thế giới quan của học sinh. Bên cạnh một số đông học sinh đã không ngừng phấn đấu rèn luyện mình để có kiến thức và các kĩ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vẫn còn một số không ít học sinh còn lười biếng, thậm chí có một số rất ít học sinh xếp vào diện hư, chạy theo những ham muốn tầm thường mà lãng quên trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội. Để đạt thành tích cao trong giáo dục toàn diện trong giai đoạn hiện nay còn gặp không ít khó khăn. Hơn lúc nào hết, phải thấm nhuần lời dạy của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng: ”Phải thông qua việc dạy chữ mà dạy người”. Để đạt hiệu quả cao trong giáo dục, không thể thiếu một khâu quan trọng, đó là công tác chủ nhiệm. I. Cơ sở lý luận: Đạo đức và nhân cách con người là sản phẩm của giáo dục. Là những chiến sĩ xung kích trên mặt trận trồng người, luôn thường trực trong suy nghĩ mong muốn đạt hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện. Theo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ giáo viên Bộ GD-ĐT: “Phải xây dựng được tính tích cực, tính tự lực về nhận thức cho học sinh. Tính tích cực nhận thức là thái độ chỉ đạo chủ thể đối với khách thể thông qua huy động đến mức độ cao các chức năng tâm lý nhằm giải quyết những vấn đề của nhận thức. Nó vừa là mục đích hoạt động vừa là phương tiện vừa là điều kiện để đạt được mục đích vừa là kết quả của hoạt động. Nó là phẩm chất hoạt động của cá nhân. Tính tích cực nhận thức vận dụng đối với học sinh đòi hỏi phải có những nhân tố, tính lựa chọn thái độ đối với đối tượng nhận thức, đề ra cho mình mục đích, nhiệm vụ cần phải giải quyết sau khi đã lựa chọn đối tượng, cải tạo đối tượng trong hoạt động sau này nhằm giải quyết vấn đề. Hoạt động mà thiếu những nhân tố đó thì chỉ có thể nói đó là sự thể hiện trạng thái hành động nhất định của con người, mà không thể nói là tính tích cực của nhận thức. Người ta chia ra: 2 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc -Tính tích cực tái hiện: chủ yếu dựa vào trí nhớ và tư duy tái hiện. -Tính tích cực tìm tòi: được đặc trưng bằng sự bình phẩm, phê phán tích cực, óc sáng tạo, lòng khát khao nhận thức. -Tính tích cực sáng tạo: là mức độ cao nhất của tính tích cực. Nó đặc trưng bằng sự khẳng định con đường riêng của mình. Tính tự lực của nhận thức: là hạt nhân của tính tự lực. Một mặt là sự chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý cho sự nhận thức, một mặt ý thức được nhu cầu của nhận thức, thực hiện được mục đích đó sẽ làm thoả mãn nhu cầu nhận thức của mình. Qua đó nó bộc lộ sự thống nhất giữa phẩm chất và năng lực; giữa ý thức tình cảm và hành động; giữa động cơ tri thức và phương pháp hoạt động ”. Vì vậy phải biến quá trình giáo dục thành quá trình tự rèn luyện của học sinh. Có đường lối giáo dục đúng, biện pháp giáo dục phù hợp, đa dạng, biết vận dụng sáng tạo linh hoat, tất yếu sản phẩm giáo dục sẽ đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tư duy, kĩ năng lao động, yêu cầu về tình cảm thẩm mỹ, văn hoá xã hội, có ý thức với cộng đồng. Đó là một con người toàn diện, phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn xã hội, với yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá và quá trình hội nhâp kinh tế quốc tế trong giai đoạn hiện nay. “Không có con người bỏ đi, chỉ có con người chưa được giáo dục đầy đủ”. Chủ tich Hồ Chí Minh cũng từng dạy: ”Hiền dữ phải đâu là định sẵn. Phần nhiều do giáo dục mà nên!”. Một nền giáo dục phiến diện, sẽ tạo ra lớp người có thế giới quan và nhân sinh quan không khoa học, không có tình cảm lành mạnh trong sáng. II. Cơ sở thực tiễn: 1 . Đối tượng học sinh : -Mới vào trường THPT, học sinh đang còn ở tuổi “ vị thành niên”. Tư duy chưa hoàn thiện, tri thức còn thiếu, đạo đức tác phong chưa được giáo dục đầy đủ. Ngôn ngữ còn thiếu. Hành vi còn mang nặng yếu tố tự phát, bản năng của tuổi trẻ. -Thiếu kiến thức về pháp luật, chưa có ý thức chấp hành pháp luật. 3 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc -Ham hiểu biết cái mới, thích khám phá cái mới, là đặc điểm của tuổi mới lớn, khó thích ứng với cái mới theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, vì cái đó thường theo một khuôn mẫu; dễ thích ứng với cái mới theo chiều hướng tự do. -Mặt khác, một số tiếp xúc với những trò chơi bạo lực trên mạng, ảnh hưởng xấu đến tính cách của học sinh, vì vậy tuổi hiếu động này thường dễ mắc sai lầm khuyết điểm, thậm chí vi phạm pháp luật, như luật giao thông đường bộ, và đã để xảy ra nhiều hậu quả đáng tiếc. 2 . Đối với giáo viên : Ngoài các thầy cô cao tuổi, giầu kinh nghiệm, các thầy cô trẻ, đa số thông minh và tâm huyết với nghề, một số còn chủ quan coi nhẹ công tác giáo dục kĩ năng giao tiếp của học sinh, dễ bỏ qua những sai sót nhỏ nhưng cơ bản, lơ là dẫn đến sự vi phạm kỉ luật của học sinh, có khi còn dẫn đến tội ác. Một số ít các thầy cô trẻ (trong đó có các thầy cô chưa được nghiên cứu nghiệp vụ Sư Phạm chính thống) còn thiếu kĩ năng làm chủ nhiệm, ít chịu khó học hỏi kinh nghiệm của người đi trước. Cá biệt ở đâu đó (!) còn có trường hợp gắn thương mại vào việc giáo dục đạo đức học sinh (chẳng hạn, thay buổi lao động xây dựng quỹ lớp bằng cách đóng góp bằng tiền theo định mức công lao động, mà chưa ý thức được vai trò của lao động là xây dựng khối đoàn kết, tinh thần tương trợ, tạo điều kiện hiểu biết lẫn nhau, và đặc biệt là hiểu được ý nghĩa của sản phẩm mà lao động tạo ra, qua đó hình thành ý thức tiết kiệm, tinh thần bảo vệ của công, bảo vệ môi trường và lòng kính trọng người lao động). 3 .Các đơn vị lớp : Do giới hạn tuổi quy định, mà số Đoàn viên trong một lớp còn ít. Những lớp có nhiều đoàn viên, một số đơn vị chưa phát huy hoặc chưa biết cách phát huy vai trò của Đoàn TNCS, vì vậy chưa khơi dậy được tính xung kích của tuổi trẻ. Đây là một lãng phí lớn đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. 4 . Với gia đình: Đây là vấn đề tế nhị và không kém phần phức tạp. Số đông các bậc cha mẹ học sinh xác định đúng mục đích của việc học của con cái, những yêu cầu của kiến thức để có kĩ năng làm việc phù hợp với yêu cầu của xã hội, biết và chăm lo cho con em mình đúng cách. 4 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc Một số ít trong các bậc cha mẹ học sinh tham gia công tác quản lý các cơ quan xí nghiệp xa nhà, các chủ doanh nghiệp lớn, các chủ trang trại lớn… đều rất thiếu thời gian tâm sự và chia sẻ với con cái. Một số rất ít do lo lắng về kinh tế nên quan tâm chưa đúng mức đến việc học tập của con cái…vv.và v v cho rằng chỉ học ở trường là đủ, về nhà không cần học nữa! …………………………. 5 . Với xã hội : Ta tiếp cận kinh tế thị trường chưa lâu, chưa có nhiều kinh nghiệm ngăn chặn mặt trái của nó. Điều đó cũng ảnh hưởng xấu đến việc rèn luyện đạo đức cách mạng của tuổi trẻ. Những quán kinh doanh các trò chơi điện tử, thông tin qua mạng có mặt trái tiêu cực, chưa nói đến “độc hại” có thể. Đâu đó đã xuất hiện các hành vi mua bán đổi chác, cũng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận thực tế thiếu khách quan của thanh niên. Một số ít thanh niên chạy theo tiếng gọi của đồng tiền mà sao nhãng hay vô tình lãng quên việc trau dồi tri thức khoa học, tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức tác phong. Bước ra khỏi cổng làng, vào cổng trường THPT ở tuổi 15, với các em gần như đang còn mới lạ. Tiếp xúc với nhiều thói quen, cách sinh hoạt từ nhiều địa phương, tình cảm mới xuất hiện: tốt có, xấu có, từ đó dễ có khả năng hình thành các tốp, nhóm nhỏ-một trong những yếu tố hình thành bè phái trong một lớp. Để tạo ra một tập thể thống nhất, phấn đấu theo một mục đích tốt đẹp, vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp rất quan trọng. Trong những năm tôi làm chủ nhiệm lớp, thất bại có, thành công cũng có. Bài học mà tôi rút ra để cùng mọi người bàn bạc là: “Công tác chủ nhiệm, một khâu quan trọng quyết định mọi thành công của một tập thể lớp trong việc hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học”. Tôi thiết nghĩ, đây cũng là hưởng ứng cuộc vận động đổi mới công tác quản lý trong giáo dục, song chỉ dừng lại trong giới hạn quản lý một tập thể nhỏ: một tập thể lớp. B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 5 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc Với những cơ sở lý luận và thực tiễn trên đây, tôi chọn đề tài: Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp I. Nội dung tóm tắt: 1. Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm, phương châm, đường lối chiến lược của công tác chủ nhiệm. 2. Nội dung kế hoạch công tác chủ nhiệm. 3. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch. Những điều cần sửa đổi và bổ sung. 4. Công tác giáo dục cá biệt. 5. Tổng kết, khen thưởng, kỉ luật và rút ra bài học kinh nghiệm. II. Nội dung cụ thể: 1.Xác định vai trò của giáo viên chủ nhiệm. Đường lối chiến lược của công tác chủ nhiệm: Để chỉ đạo một tập thể lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự là người chỉ huy toàn năng, một nhà đạo diễn giỏi. Phương châm: Trị người bằng cái NHÂN trên cơ sở của cái TÂM. Đường lối chiến lược: Điều tra để nắm bắt khả năng nhận thức, tình cảm, nguyện vọng của mỗi học sinh, trên cơ sở đó mà lựa chọn hệ thống các biện pháp phù hợp, lấy học sinh là trung tâm, giáo dục khả năng, ý thức tự giác, tự phê bình và phê bình để tạo ra khối đoàn kết, tự quản, chủ động thực hiện các nhiệm vụ năm học. 2. Nội dung kế hoạch của công tác chủ nhiệm: *Điều tra cơ bản (theo mẫu). *Lựa chọn đội ngũ cán bộ Lớp, cán bộ Đoàn TNCS. *Thảo luận tập thể về các chỉ tiêu và nhiệm vụ năm học. *Lựa chọn các biện pháp giáo dục. *Biện pháp giáo dục cá biệt. *Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp giáo dục. *Tổng kết, đánh giá kết quả. a. Điều tra cơ bản: 6 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc Đối tượng dạy học là con người – HS - trẻ, vô tư, yêu đời, yêu công bằng sòng phẳng, ham hiểu biết, thích tiếp cận các mới…Việc tìm và hiểu đối tượng là việc không thể thiếu đối với một người làm công tác chủ nhiệm. Công việc điều tra có thể tiến hành bằng nhiều hình thức. Dưới đây là là một cách: * Điều tra qua hồ sơ - học bạ: Phải xem xét một quá trình liên tục đã được đánh giá ở các lớp của THCS, không chỉ căn cứ vào lớp 9 (rất quan trọng đối với HS lớp 10), vì ở lớp 9 thường “học bạ nào cũng đẹp”. * Điều tra qua các thầy cô giáo đã dạy ở những lớp dưới. Số liệu này có độ tin cậy cao hơn. * Điều tra qua Đoàn , Đội ở địa phương. * Điều tra năng khiếu, nguyện vọng của học sinh qua hệ thống câu hỏi. (Do điều kiện thời gian, tôi không trình bày nội dung các câu hỏi tại đây). * Cuối cùng, mỗi học sinh được tập hợp bằng một phiếu điều tra theo mẫu dưới đây: STT HỌ VÀ NGÀY SINH QUÊ QUÁN CON ÔNG(BÀ) ĐV TÔN GIÁO SỞ TRƯỜNG NG VỌNG ĐIỂM THI GHI CHÚ VĂN TOÁN 1 2 b.Lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ Đoàn: Để biến chủ trương, nhiệm vụ của nhà trường thành hiện thực, đội ngũ cán bộ Đoàn, cán bộ lớp là cánh tay đắc lực của giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy việc lựa chọn đội ngũ cán bộ Đoàn, lớp là việc đầu tiên phải làm khi chuẩn bị bước vào năm học mới. Điều này không khó với những lớp đã quản lý từ một năm trong trường. Cái tôi đề cập ở đây là lựa chọn cán bộ của lớp đầu cấp - lớp 10. Công việc có thể được tiến hành như sau: -Tìm hiểu hoàn cảnh xuất thân: bố, mẹ làm gì, ở đâu, điều kiện kinh tế gia đình, quan điểm về vấn đề giáo dục toàn diện. -Tìm hiểu quá trình phấn đấu của học sinh tại trường THCS, qua các cán bộ Đoàn, Đội ở địa phương. 7 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc -Tổ chức một buổi giao lưu (tự nguyện) các tốp học sinh giữa địa phương, từ đó có thể thu thập được thông tin về cách đối nhân xử thế của các em. -Hướng dẫn các em xây dựng một mẫu lớp trưởng tự quản. Có thể thông qua một hệ thống câu hỏi… -Thông qua việc trao đổi công khai, mà tiến hành bỏ phiếu kín để bầu lớp trưởng, kiểm phiếu công khai.(Thông qua số lượng phiếu bầu, có thể chọn đội ngũ cán bộ các tổ). Căn cứ vào sự bầu chọn và phiếu điều tra, giáo viên chủ nhiệm có thể lựa chọn được đội ngũ cán bộ đáng tin cậy. Cán bộ Đoàn, phải chờ Đại hội Đoàn. Song vai trò của giáo viên chủ nhiệm là định hướng các em trong hội nghị trù bị. Sau khi đã hoàn thành cơ cấu đội ngũ cácn bộ, giáo viên chủ nhiệm phải giao công việc cụ thể cho từng thành viên trong hàng ngũ cán bộ. +Chịu trách nhiệm chung. +Chịu trách nhiệm từng mặt (Yêu cầu có sổ ghi chép các công việc được giao, sổ theo dõi những diễn biến hàng ngày, dự kiến ý kiến đề xuất hướng giải quyết). Thí dụ: Lớp trưởng: Chịu trách nhiệm chung, quán xuyến công việc của lớp: -Theo dõi sĩ số lớp hàng ngày. Tập hợp giấy báo cáo nghỉ ốm của các bạn, thống kê những học sinh nghỉ học (có phép và không phép). Theo dõi thái độ ngồi nghe, ghi và xây dựng bài của các bạn trong các tiết học. Thống kê những điểm dưới trung bình, cuối buổi tự đánh giá sơ bộ về nguyên nhân… -Chỉ đạo tổ trực nhật (thường trực trong ngày) báo cáo với giáo viên bộ môn tất cả các diễn biến trong ngày như sĩ số, chuẩn bị bài, chuẩn bị dụng cụ học tập của các bạn trong lớp. -Theo dõi và thông báo kịp thời sự thay đổi Thời khoá biểu cho lớp. -Thống kê các điểm kiểm tra viết, phân loại đánh giá sơ bộ về chất lượng. -Nghe, ghi, phân công, động viên các thành viên trong lớp tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. -Trong buổi họp cán bộ lớp, phân tích đánh giá tình hình các mặt trong tuần, hội ý với các cán bộ lớp, Đoàn về hướng giải quyết và khắc phục những tồn tại, xin ý kiến của 8 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc giáo viên chủ nhiệm về các biện pháp xử lý các vấn đề xảy ra. Tất cả sẽ được bàn bạc trong giờ bình tuần. -Chủ động tập hợp các điểm bài kiểm tra chung từ các thầy cô giáo bộ môn, để kịp thời bàn cách giảm đầu yếu, tăng đầu giỏi, giao kế hoạch cụ thể cho từng tốp đối tượng, giao cho tổ cán sự các bộ môn trực tiếp giúp đỡ, bổ sung kế hoạch phấn đấu của lớp trong giai đoạn tiếp theo. Lớp phó phụ trách lao động: - Lắng nghe mỗi buổi tập trung đầu tuần để biết kế hoạch lao động trong tuần. - Gặp trực tiếp giáo viên phụ trách lao động để biết công việc cụ thể về nội dung công việc, vị trí, số lượng và yêu cầu về thời gian và chất lượng. - Dự kiến các loại dụng cụ, phân công cụ thể theo tổ, có ghi chép. - Trước mỗi buổi lao động: tập trung và kiểm tra dụng cụ đã được phân công. Nêu yêu cầu chất lượng công việc và an toàn lao động, chia khối lượng công việc theo tổ để tiện việc theo dõi. - Trong buổi lao động: quan sát góp ý để đảm bảo chất lượng và thời gian hoàn thành công việc. báo cáo với giáo viên phụ trách lao động kiẻm tra và nghiệm thu khi làm xong. - Sau buổi lao động: Nhận xét khái quát, chỉ ra một số cá nhân tích cực, một vài cá nhân cần nhắc nhở, ghi chép lại để báo cáo với giáo viên chủ nhiệm vào cuối học kỳ. Mời giáo viên chủ nhiệm nhận xét và đánh giá kết quả. V V………………………………………………………………………………… c.Thảo luận tập thể về chỉ tiêu và nhiệm vụ năm học: *Bước I: Thảo luận trong tập thể cán bộ lớp, đoàn: Giáo viên chủ nhiệm hôi ý với cán bộ lớp, Đoàn bàn bạc về các chỉ tiêu cụ thể cần đạt được trong năm học ở các mặt: Hạnh kiểm; học lực; TDTT; luyện tập quân sự quốc phòng; các hoạt động ngoài giờ; phát triển Đoàn viên; các danh hiệu thi đua của tập thể và cá nhân… Căn cứ của chỉ tiêu: Phiếu điều tra: Thống kê xếp loại hạnh kiểm và văn hoá của năm học trước. Nhiệm vụ của năm học (nhà trường cung cấp). 9 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc Trên cơ sở của những chỉ tiêu đã đề ra, giáo viên chủ nhiệm cùng với cán bộ lớp, Đoàn vạch ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu trên. (Nội dung có thể xoay quanh các vấn đề:chấp hành giờ giấc; thực hiện các quy định, quy chế, nội quy; thời gian hoàn thành; các biện pháp đôn đốc, kiểm tra; các biện pháp hành chính cưỡng chế nếu cần). *Bước II: Thảo luận trong tập thể lớp: Sau khi giáo viên chủ nhiệm và các cán bộ lớp, đoàn đã thông nhất về nội dung, cho họp lớp để lớp trưởng thông qua kế hoạch, đồng thời hướng dẫn các cán bộ lớp, tổ… tham gia phát biểu thảo luận để đi đến thống nhất thông qua nội dung kế hoạch đã nêu ra. Việc làm này có một ý nghĩa quan trọng: -Đối với cán bộ lớp, Đoàn: Thấy rõ vai trò, trách nhiệm của mình, kích thích sự chủ động sáng tạo trong việc chỉ đạo lớp, đồng thời phải tự hoàn thiện mình. -Đối với mỗi thành viên trong lớp: Thấy rõ trách nhiệm của mình phải làm gì để đóng góp vào phong trào của lớp, có ý thức xây dựng, giữ gìn và bảo vệ thành tich, công lao của tập thể lớp. d.Lựa chọn hệ thống các biện pháp: *Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ: Khi cơ cấu tổ chức lớp được hình thành, phải đưa ngay bộ máy đó vào hoạt động. -Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên, theo dõi và đôn đốc các mặt như đã phân công. (Có sổ theo dõi chi tiết). -Mọi thành viên báo cáo thường xuyên các hoạt động của lớp do mình phụ trách. -Đề xuất các biện pháp giải quyết những vấn đề cụ thể với giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên chủ nhiệm phải giúp cán bộ lớp, Đoàn đề ra các giải pháp phù hợp, có hệ thống (các biện pháp này có thể thay đổi qua từng giai đoạn cụ thể với từng đối tượng cụ thể). Phương châm xử lý các tình huống: lạt mềm buộc chặt. Phát huy tối đa vai trò của cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, động viên khích lệ sự tự vươn lên để hoàn thành công việc được giao. *Phát huy tính tự giác của mỗi thành viên trong lớp: 10 [...]... Có thể tạm chia các đối tượng cá biệt ra các loại sau: -Cá biệt điển hình -Cá biệt kéo theo -Cá biệt không định hướng *Tìm những nét chung ở những đối tượng cá biệt: 15 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc Những học sinh cá biệt có nhiều nét chung xấu Song cũng có những nét chung mà ta có thể căn cứ vào đó mà khai thác và giáo dục họ: Dám làm, dám chịu, dám hy sinh cho bạn *Biện pháp giáo dục cá biệt: -“Chia... và biết hành động theo tư duy Người giáo viên chủ nhiệm phải làm cho một tập thể lớp trở thành một cơ thể thống nhất, mỗi thành viên trong lớp là một phần cấu thành cơ thể ấy, phải có tiếng nói chung, phải có chung suy nghĩ để làm cho cơ thể đó phát triển tốt đẹp Công việc thật khó khăn, vì vậy đòi hỏi người làm chủ nhiệm phải khéo léo, tế nhị, và tận tâm 8 chữ “DÂN CHỦ, KỈ CƯƠNG, TÌNH THƯƠNG, TRÁCH... phân tích ảnh hưởng của những khuyết điểm là rất cần thiêt Song việc đánh giá xếp loại phải theo chiều hướng tiến bộ của học sinh Khẩu hiệu là: lấy ưu điểm để khắc phục nhược điểm (thực chất là lấy công chu c tội) Mỗi lần tự viết bản kiểm điểm là một lần “xưng tội”, mỗi lần xưng tội là là một lần day dứt Những day dứt này là động lực để học sinh vượt lên chính mình, khắc phục những sai sót và nhược điểm... học sinh lớp công lập bị trượt tôt nghiệp) Kính thưa các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp! Trên đây là một số việc trong lĩnh vực quản lý một lớp Bán công từ đầu cấp Cũng mong được góp một tiếng nói chung với các quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp trong việc quản lý và giáo dục thế hệ trẻ, cái việc mà suốt đời tôi yêu thương và trân trọng! Nam Lý ngày….tháng 4 năm 2010 Người viết: Trần Duy Sắc 17 . những nét chung ở những đối tượng cá biệt: 15 Công tác Chủ nhiệm Trần Duy Sắc Những học sinh cá biệt có nhiều nét chung xấu. Song cũng có những nét chung. cáo với giáo viên bộ môn tất cả các diễn biến trong ngày như sĩ số, chu n bị bài, chu n bị dụng cụ học tập của các bạn trong lớp. -Theo dõi và thông báo

Ngày đăng: 08/11/2013, 00:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Công việc điều tra có thể tiến hành bằng nhiều hình thức. Dưới đây là là một cách: * Điều tra qua hồ sơ - học bạ: Phải xem xét một quá trình liên tục đã được đánh giá  ở các lớp của THCS, không chỉ căn cứ vào lớp 9 (rất quan trọng đối với HS lớp 10), vì ở - SANG KIEN CHU NHIEM
ng việc điều tra có thể tiến hành bằng nhiều hình thức. Dưới đây là là một cách: * Điều tra qua hồ sơ - học bạ: Phải xem xét một quá trình liên tục đã được đánh giá ở các lớp của THCS, không chỉ căn cứ vào lớp 9 (rất quan trọng đối với HS lớp 10), vì ở (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w