Tác giả Trương Hán Siêu đã tái hiện lại cuộc chiến vẻ vang của nhân dân ta trên sông Bạch Đằng qua tác phẩm hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu, đó là: “Phú sông Bạch Đằng”.. * Hoạt động 2: Hìn[r]
Trang 1Ngày soạn: 25/1/2019
Tuần: 23
Tiết : 66-67 + Tiết Tự chọn 23
PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG – Trương Hán Siêu
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức
- Biết được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài phú
- Biết được những đặc trưng cơ bản của thể phú
2 Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
+ Nhận diện thể loại của tác phẩm
+ Nhận diện đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng trong tác phẩm
+ Nhận diện và phân tích tâm trạng, tình cảm của nhân vật trữ tình trong tác phẩm
- Đọc diễn cảm và đọc sáng tác các đoạn trong tác phẩm
- Khái quát những đặc điểm của thể phú cổ qua bài đã đọc
- Vận dụng những kiến thức và kĩ năng đã học để sưu tầm, đọc những tác phẩm thuộc thể phú khác; viết đoạn văn về những nội dung, vấn đề đặt ra trong tác phẩm
3 Thái độ
- Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc
- Có ý thức trân trọng những danh nhân lịch sử, bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp của những địa danh lịch sử
4 Định hướng góp phần hình thành năng lực
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học
- Năng lực hợp tác
- Năng lực thẩm mĩ
- Năng lực tự học
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1 Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án
- Các slides trình chiếu
- Các phiếu học tập
2 Chuẩn bị của học sinh: Chuẩn bị bài ở nhà theo các yêu cầu của giáo viên ở tiết trước.
III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Phương pháp phát vấn
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp giảng bình
- Phương pháp hoạt động nhóm
IV TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Ổn định tổ chức
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập (Viết đoạn văn thuyết minh)
3 Tổ chức các hoạt động dạy học
Trang 2Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt
TIẾT 66
* Hoạt động 1: Khởi động
? Hãy kể tên những địa danh gắn liền với những
sự kiện lịch sử mà em biết?
? Nhắc đến sông Bạch Đằng, các em nhớ đến
những cuộc kháng chiến nào?
- GV chốt ý: Có rất nhiều địa danh gắn liền với
những sự kiện lịch sử vẻ vang của dân tộc ta Có
những địa danh đã đi vào thơ ca như một lẽ tất
nhiên Một trong số những địa danh đó có sông
Bạch Đằng Tác giả Trương Hán Siêu đã tái hiện
lại cuộc chiến vẻ vang của nhân dân ta trên sông
Bạch Đằng qua tác phẩm hôm nay chúng ta sẽ
tìm hiểu, đó là: “Phú sông Bạch Đằng”.
* Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
I GV hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn
bản
- GV chuyển giao nhiệm vụ: HS hoạt động
nhóm tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm Thời
gian tối đa 3 phút
+ Nhóm 1: trình bày những nét về cuộc đời của
Trương Hàn Siêu
+ Nhóm 2: trình bày về thể phú
+ Nhóm 3: Nêu chủ đề của tác phẩm
+ Nhóm 4: Phân chia bố cục của tác phẩm
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận
- Các nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
II GV hướng dẫn HS đọc hiểu nội dung văn
bản
- HS thảo luận nhóm (thời gian 4 phút) hoàn
thành phiếu học tập số 1
? Nhân vật “khách” đã có những hành động gì?
? Qua hành động đó em hiểu “khách” là người
như thế nào?
? Có những địa danh nào được “khách” nhắc
đến?
? Em có nhật xét gì về những địa danh đó?
- Các nhóm tiến hành thảo luận
I Tìm hiểu chung 1/ Tác giả
- Trương Hán Siêu (?-1354)
- Quê: Ninh Bình
- Là người tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được vua tin cậy, nhân dân kính trọng
- Các sáng tác của ông hiện còn không nhiều,
trong đó có bài “Phú sông Bạch Đằng”.(Bạch
Đằng giang phú)
2/ Tác phẩm
a/ Thể loại: thể phú – thể văn lối biền ngẫu – phú cổ thể vói hình thức phóng khoáng hơn (so với phú Đường luật)
b/ Chủ đề: ca ngợi đất nước, tự hào về truyền thống xâm lược và hoài niệm các bậc anh hùng dân tộc
c/ Bố cục: 3 đoạn
II Đọc hiểu văn bản 1/ Nhân vật khách và cảm xúc trước sông Bạch Đằng
a/ Nhân vật “khách”:
- Hành động, tư thế:
+ giương buồm giong gió + lướt bể chơi trăng + sớm gõ thuyền, chiều lần thăm
=> liệt kê các động từ =>“Khách” là người
có tâm hồn kháng đạt, sôi nổi, thích du ngoạn,
có hoài bão, tráng trí (Nơi có người đi… tráng trí bốn phương vẫn còn tha thiết.)
Trang 3- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày
- Các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
- HS trả lời cá nhân
? Vì sao “khách” lại nhắc đến những địa danh
đó?
? Theo em, tác giả có mục đích gì thông qua cuộc
dạo chơi của nhân vật “khách”?
- GV gọi ngẫu nhiên HS trình bày
- Các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
? Những từ ngữ nào miêu tả cảnh sắc bên sông
Bạch Đằng?
? Qua những từ ngữ đó, em cảm nhận thiên nhiên
bên sông Bạch Đằng như thế nào và sự thay đổi
cảnh sắc ra sao?
? Cảm xúc của nhân vật trữ tình – tác giả?
? Em có nhận xét gì về tâm trạng của tác giả?
- HS tiến hành thảo luận theo cặp
- GV gọi HS trả lời
- Các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý
TIẾT 67
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 “Bên sông… lệ
chan”.
- HS trả lời cá nhân
? Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ như
thế nào (chỉ ra những từ ngữ)? Kể cho khách
- Tráng trí của “khách” – cũng là của tác giả
được gợi lên qua những địa danh Có hai loại địa danh mà “khách” đã đi qua và dừng lại: + Địa danh lấy trong điển cố Trung Quốc Đây là loại địa danh tác giả “đi qua” bằng
sách vở, bằng trí tưởng tượng: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ…
Những hình ảnh không gian rộng lớn: biển lớn, sông hồ, những vùng đất nổi tiếng đã thể hiện tráng trí bồn phương của khách
+ Địa danh của đất Việt, với không gian cụ thể: cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng Đây đều là những hình ảnh thật ở hiện tại, nơi tác giả dừng lại và được miêu tả một cách cụ thể, trực tiếp
=> “Khách” dạo chơi phong cảnh không chỉ
để thưởng thức phong cảnh mà còn nghiên cứu cảnh trí đất nước, bồi bổ tri thức -> cuộc dạo chơi ý nghĩa của một người thích sôi nổi, khác hẳn với các bậc ẩn sĩ lánh đời
b/ Cảm xúc trước cảnh sắc của sông Bạch Đằng
- Cảnh thiên nhiên hiện lên hùng vĩ, tráng lệ (bát ngát sóng kình, thướt tha đuôi trĩ, nước trời một sắc, phong cảnh ba thu) song cũng
ảm đạm, hiu hắt, nhuốm màu đau thương -> Trước cảnh tượng đó, tác giả vừa vui, tự hào vừa đau buồn, tiếc nuối
+ Vui, tự hào vì thiên nhiên đất nước hùng vĩ,
vì dòng sông Bạch Đằng đã ghi bao chiến công lịch sử hào hùng
+ Đau buồn, tiếc nuối vì chiến trường xưa một thời oanh liệt, vẻ vang nay lại hoang tàn
và dòng thời gian đã làm mờ bao dấu vết
=> Nghệ thuật: miêu tả, biểu cảm trực tiếp đã cho thấy tác giả là một con người có tâm hồn thơ nhạy cảm, phong phú, là một khách hải
hồ nhưng cũng là một kẻ sĩ tha thiết đất nước với lịch sử của dân tộc
2/ Nhân vật các bô lão
- Các bô lão đến với “khách” bằng thái độ nhiệt tình, tôn kính (hỏi ý,vái, thưa)
Trang 4nghe chuyện gì?
- GV chiếu hình ảnh về sông Bạch Đằng, những
trận chiến trên sông BĐ
- HS thảo luận nhóm (thời gian: 4 phút)
? Các bô lão kể về chiến thắng sông Bạch Đằng
theo trình tự nào?
? Trận chiến trên sông Bach Đằng có qui mô,
diễn biến, tính chất, kết quả ra sao?
? Em có nhận xét gì về giọng điệu của các bô lão
khi kể chuyện?
? Em có nhận xét gì về câu văn được sử dụng
trong đoạn này?
? Giọng điệu và việc sử dụng câu văn như vậy có
tác dụng như thế nào?
(phiếu học tập số 2)
- Các nhóm tiến hành thảo luận
- Đại diện các nhóm trả lời
- Các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
- HS trả lời cá nhân
? Các bô lão đã đưa ra những nguyên nhân nào
dẫn đến sự thắng lợi?
? Việc đưa ra nguyên nhân là muốn khẳng định
điều gì và có ý nghĩa như thế nào?
- Các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
? Trong lời ca, các bô lão đã ca ngợi ai?
? Qua lời ca ngợi của các bô lão, tác giả muốn
khẳng định chân lí gì?
TIẾT TỰ CHỌN 23
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 3 (đoạn còn lại)
- HS trả lời cá nhân
- Các bô lão kể lại chiến thắng sông Bạch Đằng theo diễn biến tình hình:
+ Qui mô: Trận đánh lớn, lực lượng hùng hậu, trực diện (thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới)
+ Tính chất: gay go, quyết liệt, kinh thiên động địa (được thua chửa phân, ánh nhật nguyệt – mờ, bầu trời đất – đổi)
+ Kết quả: ta thắng – địch bại: chuốc nhục muôn đời
=> Sử dụng câu văn ngắn, dài khác nhau: câu ngắn dựng lên chiến địa gấp gáp, căng thẳng; câu dài ngợi ca không khí trang nghiêm + giọng kể chuyện đầy nhiệt huyết, hào hứng, sôi nổi -> thể hiện được niềm vui, niềm tự hào trước chiến công lịch sử hào hùng
- Sau khi kể là lời suy ngẫm và bình luận của các bô lão về chiến thắng trên sông Bạch Đằng:
+ Chỉ ra nguyên nhân thắng lợi: vì đất nước ta tồn tại lâu đời, trời lại cho thế hiểm
+ Nhưng điều quyết định là “nhân tài giữ cuộc điện an”
=> Muốn chiến thắng cần có sự kết hợp của 3 yếu tố: thiên – địa – nhân, nhưng cốt lõi vẫn
là đức hạnh và sức mạnh của con người -> khẳng định vị trí của con người trong mọi cuộc kháng chiến -> cảm hứng mang giá trị nhân văn, có tầm triết lí sâu sắc
- Lời ca của các bô lão mang ý nghĩa tổng kết, như một lời tuyên ngôn về chân lí:
+ Bất nghĩa (như Lưu Cung) – tiêu vong + Anh hùng (Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo) – lưu danh nghìn thu
=> Tác giả mượn lời các bô lão để khẳng định
sự vĩnh hằng của chân lí đó, như sông Bạch Đằng vân đêm ngày “luồng to sóng lớn dồn
về biển Đông” theo quy luật tự nhiên muôn đời
3/ Lời ca của nhân vật “khách”
- Ca ngợi sự anh minh của “hai vị thánh
Trang 5? “Khách” đã ca ngợi ai, ca ngợi điều gì??
? Lời ca đó có ý nghĩa như thế nào?
- Các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
III GV hướng dẫn HS tổng kết
- HS trả lời cá nhân
? Ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm thông qua
tác phẩm?
? Em hãy tổng kết lại những giá trị nghệ thuật
trong bài phú?
- Các HS khác nhận xét
- GV nhận xét, chốt ý
* Hoạt động 3: Luyện tập thực hành tại lớp
? Em hãy kể tên những địa danh nổi tiếng mà em
biết qua sách vở hoặc qua những chuyến đi thực
tế?
? Em hãy miêu tả lại những địa danh đó?
* Hoạt động 4: Vận dụng và mở rộng
- Hãy sưu tầm thêm những tác phẩm viết về sông
Bạch Đằng
- Sưu tầm thêm những tác phẩm khác cũng thuộc
thể loại phú
- Từ ý nghĩa của bài học, em đã học hỏi được
những gì? Nếu đặt vào vị trí của tác giả, trong
hoàn cảnh bấy giờ, khi đứng sông Bạch Đằng em
sẽ có cảm xúc, suy nghĩ như thế nào? (Về nhà)
quân” (Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông), ca ngợi chiến công lịch sử hào hùng, đem lại nền thái bình cho đất nước, cuộc sống
ấm no cho nhân dân
- Hai câu cuối một lần nữa tác giả khẳng định chân lí: trong mối quan hệ giữa “địa linh” và
“nhân kiệt” thì “nhân kiệt” là yếu tố quyết định, nêu cao vị trí của con người
=> Lời ca kết thúc bài phú vừa mang niềm tự hào dân tộc vừa thể hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp
III Tổng kết 1/ Ý nghĩa văn bản: Bài phú thể hiện lòng
yêu nước và niềm tự hào về truyền thống anh hùng bất khuất và truyền thống đạo lí nhân nghĩa sáng ngời của dân tộc Việt Nam Đồng thời thể hiện tư tửơng nhân văn cao đẹp qua việc đề cao vai trò, vị trí của con người trong các cuộc kháng chiến
2/ Đặc sắc nghệ thuật
- Thể phú đạt đỉnh cao nghệ thuật:
+ Cấu tứ: đơn giản + Bố cục: chặt chẽ, phù hợp + Lời văn linh hoạt, kết hợp giữa tự sự và trữ tình, có khả năng bộc lộ cảm xúc phong phú
IV Luyện tập thực hành
HS thực hiện
V Vận dụng và mở rộng
HS về nhà hoàn thành trong vở bài tập
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: “Phú sông Bạch Đằng”
Trang 6Học sinh đọc đoạn 1của tác phẩm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Nhân vật “khách” đã có những hành động gì?
Câu 2: Qua hành động đó em hiểu “khách” là người như thế nào?
Câu 3: Có những địa danh nào được “khách” nhắc đến?
Câu 4: Em có nhật xét gì về những địa danh đó?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Nhóm/Tổ/Tên học sinh:
Lớp:
Trường:
Bài học: “Phú sông Bạch Đằng”
Học sinh đọc đoạn 2 của tác phẩm, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Các bô lão kể về chiến thắng sông Bạch Đằng theo trình tự nào?
Câu 2: Trận chiến trên sông Bach Đằng có qui mô, diễn biến, tính chất, kết quả ra sao?
Câu 3: Em có nhận xét gì về giọng điệu của các bô lão khi kể chuyện?
Câu 4: Em có nhận xét gì về câu văn được sử dụng trong đoạn này?
Câu 5: Giọng điệu và việc sử dụng câu văn như vậy có tác dụng như thế nào?
4 Hướng dẫn về nhà
- Bài cũ:
+ Học thuộc một số đoạn thơ (trích dẫn để phân tích)
+ Nắm được nội dung chính của tác phẩm
+ Hoàn thành việc sưu tầm thơ viết về sông Bạch Đằng và câu hỏi ở phần Vận dụng
- Bài mới: Soạn bài đọc thêm “Tựa Trích diễm thi tập”
+ Nguyên nhân nào khiến thơ ca không được lưu truyền?
+ Em hãy cho biết động cơ và những khó khăn trong quá trình soạn sách của tác giả?
+ Em hãy trình bày nội dung và kết cấu của “Trích diễm thi tập”?
5 Rút kinh nghiệm :