1. Trang chủ
  2. » Lịch sử

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường

99 17 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Các tác động sinh thái do SVNLXH gây ra với tác động có hại lên đa dạng sinh học, phụ thuộc rất lớn vào các mối quan hệ giữa các loài sinh vật bản địa của hệ sinh thái đó, vào những t[r]

(1)

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG -

NGÔ GIA BẢO

NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở

VĨNH PHÚC

(2)

MỤC LỤC Nội dung

Trang

Mục lục

Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục hình vẽ, đồ thị

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mở đầu 10

Chƣơng 1: TỔNG QUAN

1.1 Giải thích từ ngữ 12

1.2 Hiện trạng SVNLXH giới

1.2.1 Đánh giá chung tình hình SVNLXH giới 1.2.2 Đặc điểm SVNLXH

12 12 15 1.3 Tình hình quản lý SVNLXH giới

1.3.1 Hiện trạng quản lý SVNLXH giới

1.3.2 Hiện trạng quản lý SVNLXH nước phát triển phát triển

20 20 23

1.4 Tình hình diễn biến lồi SVNLXH Việt Nam 1.4.1 Các loài thực vật ngoại lai Việt Nam

1.4.2 Các loài động vật thủy sinh ngoại lai Việt Nam 1.5 Các biện pháp kiểm soát SVNLXH

1.5.1 Các biện pháp chung

1.5.2 Biện pháp diệt trừ kiểm soát SVNLXH 1.5.3 Các biện pháp phòng trừ cụ thể

24 25 26 26 26 28 30

Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

32

(3)

2.2 Thời gian nghiên cứu 2.3 Phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp luận

2.3.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể

32 32 32 33

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35

3.1 Điều kiện tự nhiên tình hình phát triển KTXH khu vực nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 3.1.2 KTXH

3.2 Thực trạng SVNLXH Vĩnh Phúc 3.2.1 Hiện trạng Mai Dương 3.2.2 Hiện trạng ốc Bươu vàng 3.2.3 Hiện trạng bèo Nhật Bản

3.2.4 Hiện trạng SVNLXH khác tỉnh

3.3 Tác động SVNLXH đến đa dạng sinh học, hệ sinh thái môi trường

3.3.1 Tác động đến sinh vật địa làm suy giảm đa dạng sinh học thay đổi hệ sinh thái

3.3.2 Tác động đến chất lượng môi trường sống 3.3.3 Tác động đến KTXH

3.4 Con đường du nhập SVNLXH 3.4.1 Con đường du nhập SVNLXH 3.4.2 Con đường xâm nhập Mai dương

3.5 Biện pháp phịng trừ kiểm sốt số SVNLXH Vĩnh Phúc

3.5.1 Biện pháp diệt trừ Mai dương 3.5.2 Biện pháp diệt trừ ốc Bươu vàng 3.5.3 Biện pháp diệt trừ bèo Nhật Bản

35 35 39 42 42 47 51 55 64 64 68 68 72 72 74 75 75 82 84

(4)

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤC LỤC

Phụ lục 1: Kiểm sốt SVNLXH (Trích mục 3, chương IV, Luật ĐDSH 2008)

Phụ lục 2: Danh mục 100 loài SVNLXH nguy hiểm giới

95 95

(5)

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CBD Công ước quốc tế đa dạng sinh học

GISP Chương trình tồn cầu sinh vật ngoa ̣i lai xâm ̣i IPPC Công ước quốc tế bảo vệ thực vật

SVNLXH Sinh vật ngoại lai xâm hại ĐDSH Đa dạng sinh học

SPS Thỏa thuận biện pháp bảo vệ sức khỏe bảo vệ thực vật

UNEP Chương trình mơi trường liên hiệp quốc ICSU Ủy ban quốc tế khoa học

KTXH Kinh tế xã hội

TNTN Tài nguyên thiên nhiên TNMT Thiên nhiên môi trường

HST Hệ sinh thái

BVMT Bảo vệ môi trường

BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường

(6)

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Trang

Bảng 3.1: Hiện trạng xâm lấn Mai Dương địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

44

Bảng 3.2: Hiện trạng xâm lấn ốc Bươu vàng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

49

Bảng 3.3: Hiện trạng xâm lấn bèo Nhật Bản địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

(7)

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình vẽ, đồ thị Trang

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát mối quan hệ hoạt động KTXH người với loài SVNLXH

15

Biểu đồ 3.1: Mối liên hệ diện tích đất chưa sử dụng diện tích bị Mai dương xâm hại

45

Biểu đồ 3.2: Mối quan hệ diện tích đất lúa diện tích bị ốc bươu vàng xâm hại

51

Biểu đồ 3.3: Mối quan hệ diện tích mặt nước ni trồng thủy sản diện tích bị bèo Nhật Bản xâm lấn

54

Hình 3.1: Bản đồ Vĩnh Phúc 35

Hình 3.2: Mai dương phát triển mạnh cánh đồng trũng xã Đồng ích – Lập Thạch

43

Hình 3.3: Mai dương phát triển bờ ruộng xã Việt Xuân – Vĩnh Tường 43 Hình 3.4: Trứng ốc Bươu vàng cuống bèo Nhật Bản hồ Bò Lạc

– xã Đồng Quế - Lập Thạch

50

Hình 3.5: Ốc Bươu vàng ruộng lúa thu hoạch xã Vân Xuân – Vĩnh Tường

50

Hình 3.6: Bèo Nhật Bản cầu Mùi xã Thanh Trù – Vĩnh Yên 55 Hình 3.7: Bèo Nhật Bản Đầm Vạc phường Tích Sơn – Vĩnh Yên 55 Hình 3.8: Rùa tai đỏ nuôi nhà hàng Quê Hương phường Ngô

Quyền – Vĩnh Yên

55

Hình 3.9: Ốc sên 57

HÌnh 3.10: Cây hoa ngũ sắc 58

Hình 3.11: Cá rơ phi Mozambic 58

Hình 3.12: Sâu róm thơng 59

Hình 3.13: Chào mào đít đỏ 60

Hình 3.14: Cây cỏ Lào 62

(8)

HÌnh 3.16: Cây mào gà trắng 63 Hình 3.17: Cây Mai dương phát triển hồ Làng Hà xã Hồ

Sơn – Tam Đảo vào mùa cạn

64

Hình 3.18: Mai Dương xã Đồng Ích – Lập Thạch 65 Hình 3.19: Cây Mai dương mọc sen kẽ với nông nghiệp xã Vân

Xuân – Vĩnh Tường

65

Hình 3.20: Bèo Nhật Bản phát triển mạnh ao thơn Cổ Tích xã Đồng Cương – n Lạc

66

Hình 3.21: Mai dương trồng làm hàng rào xã Kim Xá – Vĩnh Tường

69

Hình 3.22: Mai dương người dân dùng làm củi đun xã Vân Xuân – Vĩnh Tường

69

Hình 3.23: Bèo Nhật Bản dùng làm thức ăn chăn nuôi xã Thanh Trù – Vĩnh Yên

69

Hình 3.24 3.25: Bèo Nhật Bản sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ

70

Hình 3.26: Cây Ngũ sắc trồng nhiều làm cảnh Vĩnh Phúc 70 Hình 3.27; 3.28: Nông dân xã Thanh Vân – Tam Dương phải vất vả

để rọn bỏ bèo Nhật Bản ruộng nhà chuẩn bị cho vụ mùa Đơng Xn

71

Hình 3.29: Bèo Nhật Bản mọc kín hầu hết mương tưới tiêu ruộng đồng

72

Hình 3.30: Sâu đục thân 77

(9)

MỞ ĐẦU

Thực tế hoạt động sản xuất chứng minh khơng nước có đủ nguồn gen động thực vật, việc nhập nội bổ sung giống loài động thực vật với mục đích làm tăng quỹ gen, tăng sản lượng khai thác, nuôi trồng từ lâu đã nước giới quan tâm Một số lồi đã có tác động tích cực đến đa dạng sinh học nơi mang lại hiệu kinh tế thiết thực cho nước nhập nội Nhưng có số lồi đã có tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học nơi chúng di nhập để lại hậu xấu cho kinh tế nước nhập

Trong vài chục năm trở lại đây, hầu giới đã bắt đầu quan tâm tới quản lý giống loài sinh vật ngoại lai Nhiều nước Australia, Nhật Bản đã đề biện pháp kiểm kê, theo dõi, đánh giá hậu môi trường đa dạng sinh học loài sinh vật ngoại lai Tổ chức lương thực nông nghiệp giới (FAO) có chương trình kiểm kê đánh giá hậu mơi trường lồi sinh vật ngoại lai phát triển Nông - Lâm - Ngư

Ở Việt Nam, loài SVNLXH năm vừa qua đã gây nhiều tác hại cho hệ thống thuỷ lợi, nông nghiệp, đa dạng sinh học gây thiệt hại nặng nề kinh tế dịch ốc bươu vàng, mai dương

Các nghiên cứu cho thấy, tất loài sinh vật ngoại lai phát thấy Việt Nam loài đã liệt kê danh sách “100 SVNLXH xâm lấn nguy hiểm giới” Mặt khác, yếu tố khách quan vị trí địa lý, địa hình, điều kiện khí hậu, q trình hội nhập quốc tế đã tạo nên nguy xâm nhập sinh vật ngoại lai xâm lấn vào nước ta cao

Tỉnh Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông Hồng tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Vĩnh Phúc nằm vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C, diện tích

(10)

Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi hình thành vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du miền núi, với nguồn tài nguyên nước mặt, nước đất tương đối dồi dào, thuận tiện cho phát triển nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp du lịch - dịch vụ

Việc phát triển nông – lâm – ngư địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nằm tình trạng chung nước việc phải đối mặt với sinh vật ngoại lai xâm hại tác động chúng sản xuất bảo tồn đa dạng sinh học Đặc biệt, tỉnh Vĩnh Phúc với nhiều hệ sinh thái đặc thù với cảnh quan môi trường đa dạng sinh học phong phú, chứa đựng mối đe dọa, rủi ro từ sinh vật ngoại lai hệ sinh thái thủy sinh đầm, hồ trồng vật nuôi nông nghiệp, rừng Song Vĩnh Phúc chưa có nghiên cứu để thống kê, đánh dự báo tác động từ sinh vật ngoại lai xâm hại địa bàn tỉnh

Chính vậy, việc thực đề tài “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại ngoại lai xâm hại Vĩnh Phúc” cần thiết tạo tảng để triển khai hoạt động nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu, tiến đến loại bỏ kiểm sốt chặt chẽ lồi sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật ngoại lai có nguy xâm lấn Vĩnh Phúc Mặt khác, làm sở phục vụ cho việc thực kế hoạch hành động quốc gia đa dạng sinh học đến năm 2010 định hướng đến năm 2020, thực công ước đa dạng sinh học Nghị định thư Cartagena An toàn sinh học Luận văn bao gồm:

Chƣơng 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Chƣơng 2: Địa điểm, thời gian phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng 3: Kết nghiên cứu

(11)

Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giải thích từ ngữ

* Dịch hại là loài, chủng, dạng (sinh học, sinh lý, sinh thái) thực

vật, động vật vi sinh vật gây hại cho trồng, rừng, vật nuôi sản phẩm nông lâm nghiệp, thủy sản

* Di chuyển sinh vật có chủ định sư di chuyển loài sinh vật đến

khu vực người thực mục đích xác định như: làm nguồn thực phẩm, làm vật trang trí mục đích khoa học v.v

* Di chuyển sinh vật không chủ định làsự di chuyển loài sinh vật đến vùng người thực cách vơ tình, ngẫu nhiên khơng có chủ định trước

* Giải phóng sinh thái sự khỏi tác động kìm hãm yếu tố sinh thái sinh vật

* Giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) mớilànhững giống (cây trồng, vật nuôi, thủy sản) lần tạo ra, lần nhập vào nước

* Loài ngoại lai lai loài sinh vật xuất phát triển khu vực lớn môi trường sống tự nhiên chúng

* Sinh vật ngoại lai xâm hại là loài ngoại lai lấn chiếm nơi sinh sống gây

hại loài sinh vật địa, làm cân nơi chúng xuất phát triển

* Khả trở thành sinh vật ngoại lai xâm hại là khả loài sinh vật vượt phạm vi phân bố tự nhiên nó, sinh sống, phát triển gây hại vùng phân bố

1.2 Hiện trạng vấn đề SVNLXH giới

1.2.1 Đánh giá chung tình hình SVNLXH giới

(12)

Sự lan rộng SVNLXH ghi nhận mối đe dọa lớn hệ sinh thái kinh tế giới Những ảnh hưởng trực tiếp gián tiếp SVNLXH sức khỏe người ngày trở nên nghiêm trọng - Thiệt hại chúng gây cho thiên nhiên thường phục hồi

Những tác động có hại SVNLXH ngày trở nên nghiêm trọng thay đổi khí hậu phạm vi tồn cầu, xáo động vật lý, hóa học tác động lên lồi sinh vật hệ sinh thái

Quá trình tồn cầu hóa hoạt động kinh tế văn hóa ngày gia tăng với tốc độ nhanh chóng, dẫn đến tăng trưởng thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hóa, giao lưu văn hóa qua biên giới làm cho người gần gũi hơn, kinh tế có điều kiện phát triển Đây hoạt động tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sinh vật lạ, sinh vật xâm hại vượt qua nhiều biên giới quốc gia, lan rộng nhiều nước gây nên tác hại nghiêm trọng Tuy nhiên, đặc điểm quốc gia khác nên tính chất mức độ nghiêm trọng SVNLXH hoạt động kinh tế, xã hội, đời sống, sức khỏe tài nguyên thiên nhiên nước khác

Thực trạng SVNLXH giới hoạt động kinh tế - xã hội người đã tác động lên hệ sinh thái nhằm ngăn ngừa tác hại quản lý nhiều lồi sinh vật xâm hại tóm tắt sơ đồ tổng quát mối quan hệ hoạt động kinh tế - xã hội người với SVNLXH xâm hại (hình 1)

Việc giải vấn đề quốc gia phải có giải pháp phù hợp với giá trị, yêu cầu ưu tiên quốc gia Nhưng để đảm bảo thu kết tốt vững địi hỏi có thống nước giới Để ngăn chặn có hiệu di chuyển SVNLXH quy mơ tồn cầu cần có phối hợp kịp thời, nhịp nhàng biện pháp Chính phủ, khu vực cần có hợp tác chặt chẽ tổ chức nhà nước, tổ chức phi Chính phủ ngồi nước

(13)

- Cần nhận thức SVNLXH mối đe dọa đa dạng sinh học an ninh lương thực, sức khỏe phát triển kinh tế

- Cần thiết phải có hành động thống để ngăn chặn lan rộng SVNLXH, hành động toàn diện quốc gia phạm vi quốc tế

- Phản ứng nhanh chóng mang tính chất định việc diệt trừ SVNLXH, dù có khó khăn tốn kém, thực

(14)

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát các mối quan hệ các hoạt động KTXH con người với các loài SVNLXH

1.2.2 Đặc điểm loài SVNLXH

Hiện nay, giới đã có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề liên

Sự tạo thành lan rộng của loài sinh vật xâm hại

Hoạt động kinh tế - xã hội ngƣời

(công nông nghiệp )

Những thay đổi trong yếu tố điều

kiện tự nhiên (khí hậu, đất, nƣớc )

Sự thay đổi đặc tính hệ sinh thái (đa dạng sinh học, sức sản xuất,

tính bền vững )

Các hoạt động đáp ứng ngƣời (các giải pháp

áp dụng)

Tác động lên loài xâm hại

Các biện pháp kinh tế -

kỹ thuật tác động lên hệ sinh thái

Các biện pháp quản lý hoạt động kinh tế -

xã hội

Các biện pháp tác

động lên yếu tố tự

nhiên

Tác động đến hội cho hình thành lan rộng sinh vật xâm hại Áp lực Trạng thái Đáp ứng

Hạn chế hội hình thành

lan rộng

Tăng hiệu quả ngăn ngừa,

(15)

quan đến SVNLXH đặc điểm, tác động biến động mơi trường, quốc gia tồn cầu

a Lồi SVNLXH tác nhân gây xáo động HTS

Thành phần loài sinh vật HST cụ thể địa điểm thời gian định tùy thuộc vào điều kiện môi trường, vào mức độ dạng xáo động xảy ra, vào xuất biến lồi sinh vật HST vào thành phần nguồn cung cấp loài sinh vật khu vực

Con người thường có nhiều tác động gây biến đổi HST Trong việc thúc đẩy tạo thành loài SVNLXH, tác động người thể phương diện:

- Đẩy nhanh thay đổi môi trường sống, điều kiện tồn loài sinh vật

- Tăng trưởng mạnh mẽ việc vận chuyển có chủ định khơng có chủ định loài sinh vật khắp giới

- Làm tăng loài sinh vật khu vực, đồng thời làm giảm loài địa dẫn đến làm giảm số lượng loài toàn giới

Sự tổ hợp tác động nhân tố sở để tạo nên biến đổi HST Những lồi sinh vật có đặc điểm phù hợp, giành lợi từ xáo động HST, thường có khả tồn phát triển mạnh

b Loại SVNLXH lồi giải phóng sinh thái

Sự phong phú loài sinh vật phạm vi phân bố chúng HST nhờ cân trình sinh sản, phát triển, chết di chuyển qua khu vực vùng phân bố khác

(16)

địch)

Khi loài xâm hại, xâm nhập vào khu vực sinh sống mới, thường khơng có kẻ thù tự nhiên (các lồi thiên địch) chúng theo, chúng thường lợi từ “giải phóng sinh thái” Điều cho phép chúng đạt tới mật độ quần thể cao nhiều so với mật độ nơi sinh sống tự nhiên, nơi mà chúng bị loài thiên địch kìm hãm

c Một số đặc điểm sinh thái đáng ý SVNLXH

- Kích thước (quy mơ) quần thể ban đầu lồi sinh vật lớn khả trở thành loài xâm hại cao Các loài sinh vật du nhập có chủ đích ni (đối với động vật), trồng (đối với thực vật) thời gian dài có nhiều khả trở thành lồi xâm hại

- Những lồi sinh vật có phạm vi phân bố địa lý tự nhiên rộng thường có khả trở thành SVNLXH nhiều so với lồi có phạm vi phân bố hẹp

- Loài SVNLXH nước hay khu vực có nguy xâm hại cao nước hay khu vực có điều kiện tự nhiên sinh thái tương tự

- Những loài sinh vật có khả giao phấn với lồi mang phấn đặc biệt trở thành SVNLXH loài mang phấn đặc biệt du nhập với lồi

- Một SVNLXH trở thành xâm hại điều kiện môi trường sống nơi tương đương với điều kiện nơi xuất xứ nó, đặc biệt điều kiện khí hậu d Tốc độ lan rộng SVNLXH phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Tốc độ lan rộng SVNLXH hàm số mà biến số chủ yếu là: sinh sản cá thể phát tán chúng Với loài sinh vật có tốc độ sinh sản nhanh phát tán dễ dàng khả lan rộng chúng nhanh Đối với loài thực vật, để xác định tốc độ lan rộng chúng cần biết đường phát tán chúng, đặc biệt đường phát tán thụ động (do người, động vật, phương tiện giao thông vận tải ), đường đưa chúng vượt qua khoảng cách xa trở ngại lớn

(17)

tuổi trưởng thành sinh sản, khả sinh sản, tần suất xáo động mơi trường HST có SVNLXH Trong yếu tố tốc độ phát tán đứng vị trí chủ chốt,

Hạt giống cây, loài vi sinh vật, lồi trùng vận chuyển tới nơi xa với tốc độ cao phương tiện mang chuyển như: nước, gió, luồng khơng khí, động vật, gia súc, phương tiện vận tải, phương tiện giao thông v.v

đ Tác động SVNLXH đa dạng

SVNLXH thường gây biến đổi quần xã sinh vật chúng tạo quần thể tương đối ổn định HST Tùy thuộc vào đặc điểm loài SVNLXH, độ nhạy HST bị xâm hại yếu tố tự nhiên, khí tượng, đất đai… mà mức độ gây hại SVNLXH đến quần xã sinh vật khác

Những thay đổi trạng thái HST xáo động yếu tố tự nhiên (bão, động đất, gió, lũ, nắng, hạn v.v ) thay đổi phương thức quản lý người Tuy nhiên, xâm hại SVNLXH làm tăng lên đẩy nhanh làm sâu sắc thêm thay đổi

Việc thiết lập quần thể ổn định khả lan rộng SVNLXH xâm hại chưa thể nhận biết cách xác định cụ thể tác động tiềm tàng chúng lên thiên nhiên hoạt động kinh tế - xã hội người Các tác động sinh thái SVNLXH gây với tác động có hại lên đa dạng sinh học, phụ thuộc lớn vào mối quan hệ loài sinh vật địa hệ sinh thái đó, vào tác động tích cực có SVNLXH như: giúp cho thụ phấn cho loài thực vật, phát tán hạt cây, thúc đẩy trình chu chuyển vật chất HST

(18)

khắc phục xáo động mức độ định SVNLXH làm suy giảm vai trò đệm dư thừa sinh thái Tuy nhiên, tác động có hại SVNLXH tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai), hoạt động người, trạng thái hệ sinh thái địa

Các liệu thu thập từ nước đã có SVNLXH xâm hại, cung cấp thơng tin cần thiết bổ ích khả mức độ xâm hại sinh vật lạ, điều kiện môi trường dễ xảy xâm hại, tác động sinh thái kinh tế loài sinh vật xâm hại gây ra, giải pháp có hiệu cần áp dụng để ngăn ngừa quản lý SVNLXH

e Các hệ sinh thái mẫn cảm SVNLXH

Tất HST tự nhiên nhân tạo, kể vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (những nơi bảo vệ chặt chẽ) bị SVNLXH xâm hại Tuy nhiên, có số HST nhạy cảm so với HST khác Những HST đặc biệt nhạy cảm SVNLXH là:

- Những HST bị cô lập địa lý phương diện tiến hóa, đặc biệt HST đảo đại dương

- Những HST có mơi trường sống thường xun có xáo động theo chu kỳ như: bến cảng, đầm, phá, cửa sơng, bờ nước Đó nơi có tác động yếu tố tự nhiên kết hợp với xáo động người tạo

- Những khu công nghiệp tập trung, khu thị HST có đa dạng sinh học thấp

- Những HST bền vững, nhạy cảm với tác động từ bên như: cồn cát, vùng đất ngập nước

(19)

1.3 Tình hình quản lý SVNLXH giới 1.3.1 Hiên trạng quản lý SVNLXH giới

Việc mở rộng thương mại toàn cầu tạo điều kiện hội cho nhiều quốc gia phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Nhưng số trường hợp di chuyển loài động vật, thực vật vi sinh vật người thực đã gây nhiều tác động xấu cho đa dạng sinh học, cho HST cho kinh tế quốc gia Vì đã có nhiều biện pháp quốc tế kể bắt buộc khuyến nghị đã xây dựng nhằm đối phó với SVNLXH xâm hại

a Biện pháp tổng hợp công ước đa dạng sinh học (CBD) xây dựng thơng qua từ 1993 Đến đã có 190 Chính phủ tham gia cơng ước kêu gọi bên tham gia phải “ngăn chặn du nhập kiểm soát diệt trừ SVNLXH đe dọa đến hệ sinh thái, mơi trường sống lồi khác” (khoản 81)

CBD yêu cầu Chính phủ cam kết thực biện pháp thích hợp để bảo tồn đa dạng sinh học, đảm bảo việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên sinh học khuyến khích chia sẻ cơng bằng, hợp lý lợi ích thu từ việc sử dụng nguồn gen

Uỷ ban khoa học Công nghệ Tư vấn kỹ thuật (SBSTTA) CBD họp định kỳ đưa vấn đề chính, gồm vấn đề SVNLXH để Chính phủ lưu ý áp dụng biện pháp cần thiết

b Công ước quốc tế bảo vệ thực vật (IPPC) thỏa thuận đa phương, có hiệu lực từ 1992 Hiện đã có 111 Chính phủ tham gia cơng ước Mục đích công ước “để thống hành động có hiệu nhằm ngăn ngừa lan rộng du nhập loài dịch hại thực vật sản phẩm thực vật, đồng thời tăng cường biện pháp thích hợp để kiểm sốt chúng”

(20)

dịch hại thực vật, phần lớn SVNLXH xâm hại Các tiêu chuẩn xây dựng khuôn khổ IPPC đã tổ chức thương mại giới (WTO) chấp nhận, theo Hiệp định áp dụng biện pháp vệ sinh kiểm dịch động, thực vật (SPS) IPPC đã sửa đổi cách vào năm 1997 để đáp ứng thách thức dịch hại thực vật gây

c Chương trình sinh vật xâm hại tồn cầu (GISP)

Trên phạm vi giới, Uỷ ban khoa học vấn đề môi trường (SCOPE)

hợp tác với tổ chức bảo tồn thiên nhiên giới (IUCN) CAB quốc tế (CABI) đã xây dựng thực chương trình SVNLXH tồn cầu (GISP) GISP bắt đầu xây dựng vào tháng năm 1996 hoàn thành vào năm 1997 nhằm giải mối đe dọa toàn cầu SVNLXH gây triển khai thực khoản 8h CBD

GISP hợp phần DIVERSITAS - chương trình quốc tế đa dạng sinh học GISP có cố gắng để tăng cường sở khoa học việc ban hành định SVNLXH; để phát triển lực cảnh báo sớm, nâng cao sở khoa học cho việc đánh giá nhanh hệ thống biện pháp đối phó; nâng cao khả quản lý loài xâm hại giảm tác động kinh tế chúng; nâng cao sở khoa học cho việc xây dựng phương pháp đánh giá rủi ro tốt cho việc tăng cường hiệu lực hiệp định quốc tế

GISP trọng phát triển giáo dục cộng đồng SVNLXH, nâng cao hiểu biết sinh thái học loài xâm hại, xây dựng hệ thống tổ chức pháp luật việc kiểm sốt lồi xâm hại, xây dựng quy định pháp lý di chuyển loài, thiết kế biện pháp nhằm định lượng tác động loài xâm hại GISP kêu gọi đóng góp tự nguyện các nhà khoa học, luật gia nhà quản lý khắp giới

(21)

các nước phối hợp với hoạt động bảo tồn phát triển đa dạng sinh học kết hợp với bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường phát triển sinh kế cộng đồng dân cư giới

Ngồi cơng ước chương trình có tính chất tổng hợp bao qt nêu trên, cịn có nhiều văn khác nhằm quản lý SVNLXH như:

- Những văn có liên quan với khu vực công ước bảo tồn tài nguyên sống vùng biển Nam Cực (Canberra 1980)

- Những văn có liên quan với lĩnh vực kinh tế (như cơng ước có liên quan đến nghề đánh cá sông Danube (Bucharest, 1958)

- Những văn có liên quan đến vật mang (vectơ) (như quy định SVNLXH nước đóng tàu)

Cho đến có đến 45 văn chương trình quốc tế đã thống có giá trị thi hành quốc gia đã tham gia chúng

Sự lan rộng tác động SVNLXH lĩnh vực mơi trường kinh tế tồn giới cho thấy văn quốc tế đã có hiệu lực, chưa đủ để ngăn ngừa loại trừ cách có hiệu tác động có hại SVNLXH Mặt khác việc mở rộng giao lưu thương mại quốc tế làm gia tăng di chuyển nhiều loài sinh vật với tốc độ nhanh hầu khắp nước giới Quá trình làm tăng thêm mối đe dọa SVNLXH đa dạng sinh học hệ sinh thái địa, đồng thời làm giảm thiểu nỗ lực Chính phủ việc ngăn ngừa loại trừ xâm hại không mong muốn SVNLXH

Do hệ sinh thái quốc gia khác trái đất kết nối với qua nhiều đường tự nhiên thương mại nên vấn đề SVNLXH gây khơng cịn tiếp tục mà ngày có nhiều khả mở rộng Cùng với việc tăng cường giữ gìn nâng cao sức khỏe nhân dân, đẩy mạnh công tác giáo dục an ninh quốc gia cần tiếp tục đầu tư để quản lý thách thức SVNLXH Giải pháp giải vấn đề SVNLXH cần đảm bảo yêu cầu sau đây:

(22)

kiểm sốt thích hợp để ngăn ngừa việc xuất lồi sinh vật địa có nguy trở thành SVNLXH nước khác

- Mỗi quốc gia cần xây dựng mạng lưới truyền thống kỹ thuật có hiệu Nghiên cứu thiết lập sở tri thức, hiểu biết dễ dàng tiếp cận cho người dân Xác lập hệ thống có đủ trình độ để kiểm tra lại lồi đã có dự kiến du nhập Cần đảm bảo quốc gia cộng đồng có thơng tin đầy đủ Mỗi quốc gia cần có hệ thống thơng tin giáo dục cộng đồng có hiệu SVNLXH

- Cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học SVNLXH quốc gia cấp độ quốc tế Nội dung nghiên cứu bao gồm vấn đề phân loại đặc điểm sinh học hệ sinh vật quốc gia, đường xâm hại, vấn đề có liên quan đến quản lý SVNLXH sở pháp lý có liên quan đến SVNLXH

1.3.2 Tình hình quản lý nƣớc phát triển phát triển

Các nỗ lực quốc tế việc quản lý SVNLXH, thời gian vừa qua đã mang tính tiên phong lĩnh vực đã mang lại số kết đáng ghi nhận Mặc dù nhiều vấn đề đặt ra, cần tiếp tục giải cách tích cực quốc gia giới đã có nhiều cố gắng việc ngăn ngừa quản lý SVNLXH Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, trình độ cơng nghiệp hóa nước, mà hệ thống tổ chức, hệ thống pháp luật nước việc ngăn ngừa quản lý SVNLXH có khác Có thể nêu lên cách chung tình hình quản lý SVNLXH nhóm nước sau:

a Nhóm nước cơng nghiệp phát triển Ở nước này, hệ thống tổ chức pháp lý quản lý SVNLXH đã phát triển hoàn chỉnh Nhóm nước nước cơng nghiệp nên GDP công nghiệp chiếm tỷ lệ cao tổng GDP, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ

(23)

triển

Đối với mặt hàng xuất loài sinh vật thông thường xuất từ nước này, hệ thống tổ chức pháp lý tương đối mềm mại dễ dãi Trong lịch sử giao chiến nước, số quốc gia đã sử dụng việc đưa loài sinh vật nguy hiểm cách chủ động sang nước khác, với mục đích gây hại cho kinh tế nơng nghiệp nước

b Nhóm nước phát triển Nhóm gồm nước nơng nghiệp đường cơng nghiệp hóa Sản phẩm xuất nhiều nước chủ yếu sản phẩm thô sản phẩm nông nghiệp sơ chế, nước phần lớn sở vật chất kỹ thuật chưa phát triển chưa đại

Hệ thống tổ chức pháp luật ngăn ngừa quản lý SVNLXH nhóm nước phần lớn đường xây dựng hoàn thiện Các biện pháp quản lý SVNLXH đặt xử lý sở yêu cầu:

- Đảm bảo bảo vệ lãnh thổ chống xâm nhập IAS, cần xúc tiến hàng hóa xuất (chủ yếu hàng nông sản)

- Phù hợp với điều kiện sở vật chất kỹ thuật nước tránh vượt qua hàng rào kỹ thuật mà nước công nghiệp phát triển tạo để gây khó khăn cho nước phát triển

- Nhập giống mới, tiến kỹ thuật mà đảm bảo an ninh lương thực bảo tồn đa dạng sinh học nước

1.4 Tình hình diễn biến SVNLXH xâm hại Việt Nam

Các lồi ngoại có nguồn gốc từ quốc gia khác giới, đưa vào Việt Nam để làm giống trồng, vật nuôi vi sinh vật có ích nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, công nghiệp chế biến, công nghiệp vi sinh vật

Ngồi tác động tích cực để làm giống làm phong phú thêm nguồn gen sinh vật, số loài sinh vật ngoại lai đã gây mối đe dọa nghiêm trọng môi trường, đa dạng sinh học kinh tế đất nước

(24)

Sau hình thành hệ thống bảo vệ thực vật hệ thống thú y địa bàn miền Bắc đã giải phóng, công tác ngăn ngừa loại trừ SVNLXH xâm hại bắt đầu ý thực Tuy nhiên, từ sau năm 90 kỷ 20, dịch ốc bươu vàng bùng phát nhiều nơi, từ đồng sông Cửu Long đến đồng sông Hồng với tác hại nghiêm trọng cơng tác phát hiện, ngăn ngừa, quản lý SVNLXH thực quan tâm đẩy lên bước phát triển Mặc dù vậy, nghiên cứu SVNLXH Việt Nam rải rác chưa đầy đủ

Hiện có thơng tin số SVNLXH xâm hại gây tác hại lớn, hậu nghiêm trọng đã nghiên cứu Tất SVNLXH, phát thấy Việt Nam loài đã liệt kê danh sách “100 loài sinh vật ngoại lai xâm hại nguy hiểm giới” (ISSG, 2001, xem phụ lục 2) Vì vậy, hầu hết SVNLXH xâm hại có tiềm xâm hại nước ta chưa kiểm tra, thống kê nghiên cứu, đánh giá cách cụ thể đầy đủ

1.4.1 Các loài thực vật ngoại lai Việt Nam

Những khảo sát tiến hành nước đã thống kê (chưa thật đầy đủ) có 92 lồi thực vật có nguồn gốc ngoại lai (exotic) thuộc 31 họ thực vật khác Trong có họ lớn với nhiều loài xâm hại như: Họ thầu dầu (4 loài), họ đậu (6 loài), họ cúc (7 loài), họ cói (8 lồi), họ hịa thảo (13 lồi) nhóm kim (8 loài)

Phần lớn lồi cỏ dại, có số loài trồng thân gỗ như: keo (Acasia mangium wild), bạch đàn (Eucaliptus camaldulensis), phi lao (Casurina equisetifolia), điều (Anacardium occidentalis), cao su (Hevea brasiliensis), cọ dầu lồi kim khác Có thể cịn có nhiều lồi trồng, dại khác chưa kiểm kê đánh giá đầy đủ

Các lồi thực vật ngoại lai Việt Nam có nguồn gốc từ tất châu lục trái đất, từ Châu Mỹ 44 lồi, chiếm tỷ lệ gần 50% loài ngoại lai So với tổng số lồi thực vật có tự nhiên nước ta (12.000 lồi) số lồi thực vật ngoại lai chiếm 0.77%

Những loài thực vật ngoại lai đã phát thấy HST tự nhiên nhân tạo như: đồng ruộng, vườn cây, trang trại, ao nuôi thủy sản Trong số loài thực vật ngoại lai đưa vào Việt Nam, số lồi đã trở thành cơng nghiệp trồng với diện tích lớn như: cà phê, cao su, cọ dầu Một số loài rừng, lấy gỗ, phủ xanh đã trồng tập trung diện tích hàng trăm hecta nhiều tỉnh nước như: keo tràm, keo tai tượng, keo lai, bạch đàn

(25)

phân tán xen lẫn với loài địa Chúng chưa gây tác động lớn đến môi trường, đến đa dạng sinh học Việt Nam sinh trưởng phát triển loài nơng nghiệp nước Trong số lồi thực vật ngoại lai ghi nhận có 12 lồi xếp vào nhóm lồi thực vật lạ xâm hại với mức độ tác động đáng kể khác đến môi trường đa dạng sinh học

1.4.2 Các loài động vật thủy sinh ngoại lai Việt Nam

Theo thống kê chưa đầy đủ, đến số lượng động vật thủy sinh ngoại lai sống Việt Nam có 41 lồi (Bộ Thủy sản, 2005) Các loài nhập vào có chủ định Một số lồi đã thích nghi với điều kiện sinh sống Việt Nam, đã phát triển tốt, tự sinh sản thuỷ vực tự nhiên Một số lồi khơng thể tự sinh sản ao hồ nhỏ mà phải sinh sản “nhân tạo” ni ương giống

Các lồi động vật ngoại lai có tác động trước hết lên đa dạng sinh học, sau làm ảnh hưởng đến nghề cá truyền thống nơng dân địa phương Tính chất mức độ tác động loài sinh vật ngoại lai tùy thuộc vào đặc điểm loài, trạng thái hệ sinh thái, diễn biến yếu tố tự nhiên biện pháp quản lý áp dụng

Bộ Thủy sản Việt Nam (2005) đã nghiên cứu, đánh giá xếp 41 loài động vật thủy sinh ngoại lai Việt Nam vào nhóm (theo Wittenberg ctv, Shine ctv) sau:

- Thuộc nhóm Trắng (nhóm sinh vật quản lý xác định khơng gây hại) có lồi, chiếm 22% tổng số loài động vật thủy sinh ngoại lai, xâm nhập vào thuỷ vực Việt Nam

- Thuộc nhóm Xám (nhóm lồi sinh vật có tiềm gây hại chưa xác định cách chắn) có 23 lồi, chiếm 56% tổng số loài động vật thuỷ sinh ngoại lai xâm nhập vào thủy vực Việt Nam

- Thuộc nhóm Đen (nhóm lồi sinh vật đã xác định cách chắn có xâm hại gây hại) có lồi, chiếm 22% tổng số loài động vật thuỷ sinh xâm nhập vào thuỷ vực Việt Nam

Có lồi số 41 loài sinh vật thủy sinh ngoại lai xâm nhập vào Việt Nam, đến đã bị loại thủy vực đã bị tiêu diệt, chưa rõ tung tích Các lồi bị tiêu diệt là: ếch bò Cuba, chuột hải ly, cá tiểu bạc Các lồi chưa rõ tung tích là: cá vược Mỹ miệng bé, cá học

(26)

Nhằm ngăn chặn giảm thiểu tác hại sinh vật ngoại lai xâm hại, tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2001) đã đưa biện pháp chung sau:

- Nâng cao nhận thức tác hại sinh vật lạ xâm lấn đa dạng sinh học, sức khoẻ người KTXH nước phát triển phát triển

- Ưu tiên cho công tác ngăn chặn du nhập SVNLXH xâm hại qui mô quốc gia toàn giới

- Giảm thiểu du nhập vơ tình nhập lậu SVNLXH xâm lấn - Đánh giá cẩn thận tác động SVNLXH gây ra, trước định cho phép nhập chúng

- Khuyến khích thực biện pháp kiểm soát, tiêu diệt SVNLXH xâm lấn bước nâng cao hiệu biện pháp đã có

- Tăng cường khung pháp luật hợp tác quốc tế việc phịng ngừa việc du nhập Kiểm sốt tiêu diệt SVNLXH xâm hại

Trước thực trạng xâm lấn sinh vật ngoại lai giới, nước ta tìm biện pháp nhằm kiểm sốt, giảm thiểu diệt trừ lồi SVNLXH này, sau số giải pháp mà Việt Nam đã áp dụng:

- Tăng cường phổ biến thơng tin pháp luật khoa học có liên quan đến SVNLXH xâm hại nước nước đến tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, ý thức tổ chức, cá nhân toàn xã hội tác hại loài sinh vật ngoại lai xâm hại;

- Ngăn chặn kiểm sốt có hiệu xâm nhập thiết lập quần thể SVNLXH;

- Phát sớm, đánh giá nhanh đối phó kịp thời sinh vật ngoại lai có khả xâm hại thiết lập quần thể Việt Nam;

- Kiểm soát, thu hẹp, giảm thiểu tiến tới loại trừ SVNLXH tồn Việt Nam;

(27)

1.5.2 Biện pháp diệt trừ kiểm sốt lồi sinh vật ngoại lại xâm hại

a Biện pháp chế sách nâng cao nhận thức cộng đồng *Các giải pháp, chế sách:

Cần xây dựng chế sách rõ ràng để hỗ trợ cho hoạt động ngăn ngừa, kiểm soát loại bỏ sinh vật ngoại xâm hại toàn tỉnh

- Kiểm sốt có hiệu việc xuất, nhập lồi sinh vật. + Kiểm sốt 100% sinh vật nhập vào tỉnh

+ Thực đầy đủ yêu cầu nhập loài sinh vật vào tỉnh phù hợp với thỏa thuận đưa

+ Xây dựng thực thủ tục, quy trình, quy chế xuất, nhập giống, loài sinh vật

- Thu hẹp, tiến tới loại trừ SVNLXH địa bàn toàn tỉnh

+ Điều tra, thống kê, phân loại, lập danh mục đầy đủ SVNLXH xâm hại tồn địa phương

+ Lập quy hoạch, loại trừ triệt để SVNLXH xâm hại nguy hiểm Trung bình năm khống chế, loại trừ lồi nguy hiểm

+ Thu hẹp dần diện phân bố, tiến tới ổn định ranh giới địa bàn phân bố SVNLXH xâm hại

- Ngăn ngừa có hiệu 100% loài sinh vật thuộc danh sách đối tượng kiểm dịch thực vật kiểm dịch động vật

+ Tăng cường công tác kiểm dịch

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đối tượng sâu, bệnh, cỏ dại, ký sinh trùng, thuộc danh sách đối tượng kiểm dịch

+ Nghiên cứu biện pháp kiểm soát SVNLXH: Các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học, quản lý địa bàn cư trú, quản lý tổng hợp (IPM)

+ Tăng cường trang bị đưa vào hoạt động hệ thống vườn ươm kiểm dịch, trại nuôi thú

(28)

+ Củng cố mạng lưới quan kiểm dịch (kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật, kiểm dịch y tế, phịng thí nghiệm phân tích giám định, vườn ươm kiểm dịch, trại nuôi thú v.v ) từ trung ương đến địa phương, cửa khẩu, vùng sản xuất tập trung

+ Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán chuyên trách đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, hợp lý cấu

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống luật, quy định, quy trình, quy phạm, chế, tiêu chuẩn quản lý SVNLXH

+ Có kế hoạch tuyên truyền, thông tin, truyền thông nâng cao nhận thức SVNLXH cho công chức, nhân viên, nhân dân

b Các giải pháp tổ chức sở cấp

Các địa phương chủ động xây dựng giải pháp hình thức diệt trừ, loại bỏ kiểm soát chặt chẽ sinh vật ngoại

c Các giải pháp tăng cường lực cán bộ, đào tạo nghiên cứu

Cần tăng cường lực cho cán phụ trách lĩnh vực đa dạng sinh học địa phương ban ngành liên quan việc nghiên cứu giải pháp quản lý loài cách hiệu

d Các giải pháp kinh phí tài

Cần có chế tài hỗ trợ kinh phí Trung ương địa phương, huy động tài cho việc ngăn ngừa kiểm sốt lồi sinh vật ngoại tồn tỉnh

e Các giải pháp liên kết với tỉnh lân cận

Cần có phối hợp hợp tác chặt chẽ với tỉnh, đặc biệt tỉnh thuộc xung quanh có sơng chảy vào tỉnh, có ranh giới tiếp giáp để tăng cường kiểm soát hạn chế lan rộng loài sinh vật ngoại tỉnh khu vực

1.5.3 Các biện pháp phòng trừ cụ thể

a Biện pháp phòng trừ

(29)

nên lập ô tuyến định vị để theo rõi xuất xâm lấn SVNLXH Các tuyến ô theo rõi định kỳ: tháng, tháng hay tháng/1lần, tuỳ theo đối tượng mức độ nguy hiểm chúng

Có thể dùng đồ với tỷ lệ thích hợp để theo dõi phân bố phát tán SVNLXH khu vực Nếu vườn quốc gia phải theo dõi xuất xâm lấn SVNLXH vùng đệm phân khu Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt cần cần theo rõi chặt chẽ với số lần theo rõi định kỳ nhiều so với phân khu khác

b Các biện pháp kiểm soát tiêu diệt.

Trước hết cần tập hợp tài liệu SVNLXH xâm lấn tiến hành nghiên cứu đặc tính sinh thái sinh vật học chúng Sau đó, tuỳ theo điều kiện địa phương, đặc điểm sinh thái sinh vật học SVNLXH xâm lấn để định áp dụng biện pháp kiểm soát tiêu diệt giới, hoá học sinh vật học:

* Biện pháp giới: Là biện pháp đã sử dụng lâu đời để kiểm soát SVNLXH xâm nhập Ưu biện pháp đơn giản, dễ áp dụng, trang bị đơn giản khơng làm nhiễm mơi trường Có thể áp dụng biện pháp giới sau:

- Nhổ cắt tay, áp dụng tốt SVNLXH chưa đến giai đoạn sinh sản Chú ý thu thập hết thể sinh vật không để lại phận chúng lại, đề phòng chúng tái sinh lại đường vơ tính hữu tính

- Đối với lồi thực vật lạ xâm lấn dùng biện pháp giới khác như: Đào cây, sới đất làm bật rễ, phát đốt, san ủi, kéo lưới (đối với loài thực vật thuỷ sinh)

(30)

pháp để giảm thiểu tác hại hoá chất giai đoạn trước mắt tương lai

* Biện pháp sinh học: Thường dùng loài thiên địch SVNLXH để tiêu diệt chúng Thí dụ dùng loài ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu bướm trắng (Eublema amabilis) gây hại cho sản xuất Cánh kiến đỏ Ấn Độ Trung Quốc Ưu điểm phương pháp không gây ô nhiễm môi trường, bất lợi khó kiểm sốt phát triển loài thiên địch sau chúng đã tiêu diệt hết SVNLXH, Vì sử dụng biện pháp cần thận trọng nhập loài thiên địch biết rõ đặc tính sinh vật học chúng kiểm soát phát triển chúng nhập vào môi trường

(31)

Chƣơng 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu điều tra 121 xã thuộc huyện (Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô) hai huyện thị (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) thuộc tỉnh Vĩnh Phúc Đặc biệt dịng sơng Phó Đáy, sơng Phan hồ hồ Bị Lạc, hồ Suối Sải, hồ Xạ Hương vùng đất ngập nước

2.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài thực từ tháng năm 2010 đến tháng 11 năm 2010 Chia làm ba đợt :

Đợt1 : Khảo sát lưu vực sông tháng

Đợt : Khảo sát hồ, đầm, vùng đất ngập nước vùng đất hoang hóa tháng 5,6

Đợt : Tiến hành điều tra 121 xã tháng tháng

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1 Phƣơng pháp luận

(32)

dữ liệu, lược đồ, tính số liệu thống kê ban đầu, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực trị, ngũ phân vị, bảng phân tổ chéo) ; xem xét tính gắn kết tổng thể, hiển thị liệu, cấu số liệu, phân loại theo phương pháp khảo sát.Phương pháp gồm hai nhóm lớn sau: phương pháp nhân tố (phân tích theo thành phần chính, phân tích tương quan đơn giản phức tạp) phương pháp phân loại tự động Chúng muốn nhấn mạnh trước hết đến bước thứ hai có tên gọi “xem xét tính gắn kết tổng thể” Đây ứng dụng trước khơng có phần mềm tin học truyền thống Trong bước quan trọng giúp đánh giá chất lượng thông tin, xác định mối quan hệ tương tác tất hay phần đặc điểm tổng thể nghiên cứu Bước cho phép đánh giá tính gắn kết tổng thể tập liệu, xây dựng số tổng hợp đưa bước trình xử lý số liệu điều tra.Thống kê khảo sát: phân tích nhân tố phân loại

2.3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

a Phương pháp kế thừa

Vì khảo sát thực địa hạn chế nên thành phần loài loài sinh vật ngoại lai, hay có mặt lồi cịn phải kế thừa qua tài liệu đã công bố nhà khoa học đã khảo sát trước khu vực Vĩnh Phúc vùng phụ cận

b.Phương pháp điều tra, vấn nhân dân địa phương

Các hình mẫu sử dụng thực vấn nhân dân địa phương theo sách hướng dẫn nhận dạng Ben King Boonsong Lekagul Sở dĩ có số lồi chim di cư theo mùa xuất vào thời gian đợt khảo sát, phụ thuộc vào thời gian xuất nguồn thức ăn chúng mà chúng tơi chưa khảo sát Tuy nhiên cần nói tài liệu tham khảo, cần phải kết hợp với hiểu biết đặc điểm phân bố địa lý sinh cảnh loài

(33)

Thạch, Sông Lô) hai huyện thị (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) thuộc tỉnh Vĩnh Phúc

c Phương pháp điều tra thực địa

Trong thời gian khảo sát thực địa, loái sinh vật ngoại lai xâm hại quan sát trực tiếp mắt thường ống nhịm Xác định lồi thơng qua hình ảnh đã đã cơng bố danh sách 100 lồi SVNLXH nguy hiểm

Chúng tiến hành đo đạc diện tích bị xâm hại Mai Dương, bèo Nhật nơi có diện tích bị xâm hại lớn

d Phương pháp chuyên gia

(34)

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1 Điều kiện tự nhiên tình hình phát triển KTXH khu vực nghiên cứu 3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý Vĩnh Phúc tỉnh vùng đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, thuộc đồng Bắc Bộ - vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm khoảng miền Bắc nước Việt Nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội 50km cách sân bay Nội Bài 25km

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có tọa độ địa lý sau: Từ 21008’ đến 21035’ độ vĩ Bắc

(35)

- Phía Bắc giáp hai tỉnh Thái Nguyên Tuyên Quang, đường ranh giới hai dãy núi Tam Đảo Sáng Sơn

- Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên sơng Lơ - Phía Nam giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội

- Phía Đơng giáp hai huyện Sóc Sơn, Đơng Anh – Hà Nội

Vĩnh Phúc tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài, điểm đầu quốc lộ 18 cảng Cái Lân (tỉnh Quảng Ninh), đồng thời có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường quốc lộ 2A chạy dọc tỉnh nên thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa hành khách, tạo điều kiện giao lưu với tỉnh nước quốc tế

Có dịng sơng chảy qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là: Sông Hồng, sông Lơ, sơng Phó Đáy sơng Cà Lồ Hệ thống sông Hồng tuyến đường thuỷ quan trọng, thuận lợi cho giao thơng đường thủy

b Địa hình, địa mạo

Nằm khu vực chuyển tiếp miền núi đồng bằng, Vĩnh phúc có địa hình đa dạng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, Vĩnh Phúc có vùng sinh thái đặc trưng rõ rệt: Đồng phía Nam tỉnh, trung du phía Bắc tỉnh, vùng núi huyện Tam Đảo

Phía Bắc dãy núi Tam Đảo, phía Tây Nam giới hạn sông Lô sông Hồng Điểm cao núi Tam Đảo, với độ cao 1.529 m, vùng gị đồi cao trung bình 15-20m, vùng đất canh tác nông nghiệp vùng đất thấp từ 8-12 m * Vùng đồi núi:

Có diện tích 65.300 (đất nơng nghiệp:17.400ha, đất lâm nghiệp 20.300 ha), tập trung nhiều huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên, Phúc Yên gồm dãy núi cao từ 300m - 1500m Đây vùng có địa hình phức tạp nhiều sơng suối, sở hạ tầng đặc biệt giao thơng cịn nhiều khó khăn, nhiên lại vùng có tiềm phát triển du lịch

* Vùng trung du:

(36)

Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, thành phố Vĩnh Yên thị xã Phúc Yên Đất đai hình thành từ nhiều loại đá vụn khác nhau, địa hình đa dạng Vùng có độ dốc vừa phải, quỹ đất xây dựng cơng nghiệp, thị, phát triển nông lâm ngư nghiệp * Vùng đồng bằng:

Diện tích 46.800 gồm huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc phần thị xã Phúc Yên đất đai phẳng thuận lợi cho phát triển sở hạ tầng đô thị khu công nghiệp, đặc biệt canh tác nông nghiệp

c Khí hậu

Vĩnh Phúc nằm vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, năm chia thành mùa có mùa rõ rệt mùa mưa (tháng 4-11), mùa khô (tháng 12-tháng năm sau)

Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 24,7 - 250C (riêng vùng núi Tam

Đảo với độ cao 900m có nhiệt độ trung bình khoảng 18,70C), nhiệt độ cao

là tháng 6, 7, thấp vào tháng 12,

Lượng mưa năm khoảng 1400-1500mm (vùng núi cao lượng mưa tới 2000mm), lượng mưa tập trung chủ yếu vào tháng 5, 6, chiếm đến 60% lượng mưa trung bình năm

Tổng số nắng năm từ 1500 - 1600giờ (Tam Đảo 1210 - 1300giờ) Các tháng 6, 7, có số nắng cao, tháng 12, 1, có số nắng thấp

Hàng năm có hai mùa gió chính: Gió Đơng Bắc gió mùa Đơng Nam Gió mùa Đơng Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng năm sau thường kèm theo sương muối ảnh hưởng đến sản xuất nơng nghiệp Gió mùa Đông Nam từ tháng đến tháng mang theo nước gây mưa

d Thuỷ văn

Vĩnh Phúc có hệ thống sơng suối, ao, hồ dày đặc, song chế độ thuỷ văn tỉnh phụ thuộc vào chế độ thuỷ văn sơng sơng Hồng sơng Lơ

(37)

quân qua năm 9,75 m, cao 15,04 m thấp 7,39 m Vào mùa mưa chiều rộng sơng lên tới 2,5 km Cùng với mưa lớn tập trung, lượng nước đầu nguồn tràn lớn có khả gây lụt lở nhiều vùng Về mùa khô mực nước sông Hồng xuống thấp, lịng sơng hẹp tạo cồn cát, bãi bồi ven sơng tận dụng để canh tác

Sông Lô chảy qua địa bàn tỉnh dài khoảng 34km, lưu lượng trung bình 762 m3/s Mực nước trung bình 12 m, cao 19,15 m thấp 10,58 m Sông lô khúc khuỷu lịng sơng hẹp, nhiều thác ghềnh (nhất khu vực đầu nguồn) nên lũ sông Lô thường lên xuống nhanh

Ngồi địa bàn tỉnh cịn có nhiều sơng, suối nhỏ (sơng Phan, sơng Cà Lồ, sơng Phó Đáy, sơng Cánh…) kết hợp với tuyến kênh mương (kênh Liễn Sơn, kênh Bến Tre …) cung cấp nước cho đồng ruộng, tăng khả tiêu úng vào mùa mưa Bên cạnh hệ thống đầm, hồ lớn Đại Lải, Thanh Lanh, Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương… nguồn dự trữ, cung cấp cho sản xuất sinh hoạt nhân dân vào mùa khơ

Hệ thống sơng, suối, hồ đầm cịn nguồn tiềm nuôi trồng thuỷ sản, cải thiện môi trường sinh thái phát triển khu du lịch, giải trí, thể thao

đ Các nguồn tài nguyên * Về động vật

Thống kê cho thấy rừng Tam Đảo có tới lớp động vật, 26 bộ, 86 họ, 282 lồi sinh sống Trong lớp lưỡng cư có 19 lồi (cá cóc Tam Đảo, phát vùng núi Tam Đảo thuộc lớp loài động vật quý hiếm, đưa vào sách đỏ); lớp bị sát có 46 lồi, có số lượng lớn tắc kè, kỳ đà, thằn lằn; lớp chim có 158 lồi có nhiều loại q gà lơi trắng, gà tiền; lớp thú có 58 lồi có lồi lớn gấu, hổ, báo… lồi nhỏ cầy, sóc, chuột, hươu… Một số lồi phát có giá trị khoa học giá trị kinh tế cao như: cheo cheo, voọc đen má trắng, voọc mũi hếch…

(38)

diệt, có loài phát vùng Tam Đảo Vườn quốc gia Tam Đảo với diện tích tự nhiên 36.883ha, có 23.000ha rừng chạy dài 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nằm tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, trung tâm vườn cách Hà Nội 70 km cách thành phố Vĩnh Yên 13 km Hiện nay, vườn quốc gia Tam Đảo xem bảo tàng thiên nhiên vô quý giá, trung tâm nghiên cứu khoa học hệ sinh thái rừng, bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, cân mơi trường sinh thái, điều hồ nguồn nước… Bảo tồn loài sinh vật vườn quốc gia Tam Đảo nói riêng khu vực rừng núi Tam Đảo nói chung có ý nghĩa quan trọng mặt khơng tỉnh Vĩnh Phúc mà cịn nước

Ngoài loài động thực vật sinh sống chủ yếu vùng rừng núi Tam Đảo, sông suối, hồ, đầm địa bàn Vĩnh Phúc cịn nơi sinh sống nhiều lồi thủy sản cá, tôm, cua, ốc, hến…

3.1.2 KTXH

a Dân số xã hội

Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009 có khoảng 1.003 ngàn người Trong đó: Dân số nam khoảng 496,68 ngàn người (chiếm 49,52%), dân số nữ khoảng 506,36 ngàn người (chiếm 50,48%), mật độ dân số trung bình 814 người/km2 Số người độ tuổi lao động chiếm gần 70% tổng số dân Dân số đô

thị chiếm gần 23%, nông thôn chiếm 77% b Phát triển kinh tế

Quá trình tăng trưởng kinh tế Vĩnh Phúc năm qua nói gắn liền với gia tăng mạnh mẽ khu vực công nghiệp mà đặc biệt khu vực có đầu tư nước ngồi Đồng thời, có đột biến số năm số công trình cơng nghiệp có quy mơ lớn hoạt động

(39)

đạt 21,8 triệu đồng (tương đương khoảng 1.250 USD), tăng 38,7% so với năm 2007 cao gấp 1,27 lần so với mức bình quân chung nước (17,2 triệu đồng) đến năm 2009 chịu ảnh hưởng nặng nề khủng hoảng kinh tế giới, tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh âm 4,26% so với kỳ năm 2008; nhiên hết năm 2009 thực kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh sau: Tổng thu ngân sách Nhà nước địa bàn tỉnh năm 2009 ước đạt 9.904,5 tỷ đồng; tăng 1,9% so với năm 2008, thu nội địa ước đạt 7.700 tỷ đồng, tăng 6,8% Tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,74% GDP bình quân đầu người năm 2009 ước đạt 24,3 triệu đồng (khoảng 1.400 USD), tăng 9,4% so năm 2008

Phát triển kinh tế ngành công nghiệp

Công nghiệp Vĩnh Phúc có cấu với có mặt số ngành công nghiệp chế tác quy mô lớn như: Cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,… cơng nghiệp khí chế tạo tô, xe máy ngành công nghiệp tạo nguồn thu ngân sách lớn tỉnh, định quy mô, vị Vĩnh Phúc so với tỉnh địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nước

(40)

ngân sách tòan tỉnh hàng năm Giải việc làm cho gần vạn lao động trực tiếp nhà máy Trong lao động người tỉnh chiếm 60%, riêng năm gần năm giải việc làm cho 01 vạn lao động, chưa kể lao động trực tiếp thi công công công trường xây dựng lao động gián tiếp khác

Từ kết đã góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh, bình quân giai đoạn 1997-2007 tăng 17,5%, năm 2009 tăng 8,34% Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng công nghiệp xây dựng tăng dần tỷ trọng giải việc làm vấn đề xã hội khác, bước thúc đẩy phát triển dịch vụ nông nghiệp

Nông nghiệp

Trong nông nghiệp, ngành chăn ni ngày phát triển tỉ trọng đóng góp chăn nuôi vào giá trị sản xuất nông nghiệp tăng nhanh vào khoảng 50,2 % năm Tỉ trọng ngành trồng trọt đã giảm, chiếm khoảng 39,0% năm 2009 Năm 2009 diện tích gieo trồng lương thực có hạt đã giảm 8100 sản lượng lương thực có hạt cịn đạt 350,0 nghìn giảm 26,1 nghìn

Lâm nghiệp

Để khôi phục phát triển tài nguyên rừng, tỉnh đã triển khai tốt cơng tác trồng, quản lý chăm sóc rừng Giai đoạn 2004- 2007 ngành lâm nghiệp đã trồng 662,1 rừng tập trung diện tích trồng phân tán 68,5 ha, nâng độ che phủ rừng lên khoảng 24% năm 2007 Đến năm 2009 toàn tỉnh trồng 349,9 rừng sản xuất Diện tích rừng chăm sóc ước đạt 1.223,8

Thuỷ sản

(41)

đồng, đóng góp khoảng 5,6% vào giá trị sản xuất nông, lâm thuỷ sản

3.2 Thực trạng sinh vật ngoại lai xâm hại Vĩnh Phúc

Kết điều tra đã xác định Vĩnh Phúc có lồi sinh vật ngoại lai xâm hại Mai dương; ốc bươu vàng; bèo Nhật Bản; Ngũ Sắc; ốc sên; rùa tai đỏ Dưới xin trình bày số trạng lồi

3.2.1 Hiện trạng Mai dƣơng (Mimosa pigra L.)

Mai Dương số sinh vật xâm lấn gây hại điển hình tồn cầu, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, phân bố rộng từ Mexico, qua quốc gia Trung Mỹ xuống đến phía Bắc Argentina Được du nhập vào Việt Nam vào kỷ XX Cây Mai dương (Mimosa pigra L.) có nhiều tên gọi tiếng Việt khác trinh nữ đầm lầy, trinh nữ nhọn, mắt mèo… Nhưng địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đa số gọi Mai Dương xấu hổ, ra, Mai Dương gọi Trinh nữ số người Theo hệ thống phân loại thực vật, loài thuộc họ Trinh nữ Mimosaceae, chi Mimosa

Hệ thống phân loại học Mai dƣơng

Lớp Magnoliopsida

Thứ Fabales

Họ Fabaceae, họ phụ Mimosaceae

Chi Mimosa

Loài Mimosa pigra L

Tên thông thƣờng Cây Mai dương (tiếng Việt), Mimosa (tiếng Anh)

Tên khác Mai dương, Trinh nữ nhọn, Trinh nữ thân gỗ (tiếng

Việt); Giant Sensitive Plant (tiếng Anh)

(42)

nhiễm đã lên tới 50/63 tỉnh Cũng theo tài liệu xâm nhiễm Mai dương Vĩnh Phúc đã ghi nhận nơi Đầm Vạc (thuộc thành phố Vĩnh Yên), Hồ Đại Lải (thuộc thị xã Phúc Yên) vùng đệm Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Theo điều tra khảo sát, Mai dương phát triển tự nhiên nhiều dọc sông Phó Đáy, xung quanh bờ hồ lớn nhỏ tỉnh, vùng ruộng trũng ngập nước Lập Thạch, nhiều ao kênh, đầm lầy vùng đất ngập nước theo thời gian ẩm ướt khác

Hình 3.2: Mai dƣơng phát triển mạnh xã Đồng Ích - Lập Thạch

Hình 3.3: Mai dƣơng phát triển mạnh bờ ruộng xã Việt Xuân Vĩnh Tƣờng

Tuy ưa ẩm phát triển mạnh vùng đất bán ngập nước đặc điểm không kén đất nên Mai dương hồn tồn phát triển tốt đất dốc vốn đặc thù địa hình Vĩnh Phúc Mai dương phát triển tốt phổ biến xã trung du, miền núi Trung Mỹ, Sơn Lôi, Thiện Kế thuộc huyện Bình Xun… Do đặc tính dễ trồng, có gai nhọn mọc dày, Mai dương loài phổ biến nhân dân địa phương chủ động trồng để làm hàng rào ngăn cách triền đê ruộng lúa nước khu vực huyện Vĩnh Tường, Lập thạch Sông Lô, ngăn cách ao hộ gia đình ruộng lúa với đường giao thông thị trấn Gia Khánh Tuy nhiên chúng đã phát triển lan rộng sức tưởng tượng địa phương Việt Xuân huyện Vĩnh Tường ví dụ

(43)

địa bàn, từ Sơng Hồng, sơng Đà, sơng Lơ, hay sơng Phó Đáy Sau phát tán có chủ đích hay khơng có chủ đích người vận chuyển hàng hóa, di chuyển theo cát xây dựng khai thác từ sơng mà Mai dương đã có mặt (quả hạt Mai dương lẫn cát), làm cho chúng phát triển lan rộng hầu hết địa phương tỉnh Cũng có ý kiến cho rằng: việc Mai dương có mặt Vĩnh Phúc xuất phát ban đầu người chủ động du nhập vào với mục đích chủ yếu làm hàng rào, sau phát tán địa phương phát triển mạnh lưu vực tự nhiên có nhiều điều kiện thuận lợi Bằng chứng chúng có nhiều vùng đất Mai dương đã dùng làm hàng rào cách lâu, chí xã Cao Phong huyện Sơng Lơ Mai dương cịn ưa thích cịn ươm giống để bán

Hiện trạng có mặt xâm nhiễm Mai dương địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc thể cụ thể bảng

Bảng 3.1: Hiện trạng Mai dƣơng địa bàn tỉnh năm 2010

Stt Địa bàn

Số Cơ quan tổ chức

khảo sát

Số quan, tổ chức có diện tích bị

xâm hại

Diện tích bị xâm hại

(ha)

1 H Tam Đảo 10 10 69,34

2 H Sông Lô 17 17 80,66

3 Tx Phúc Yên 8 18,55

4 H Vĩnh Tường 25 22 121,0

5 H Tam Dương 10 10 60,0

6 Tp Vĩnh Yên 5 10,0

7 H Yên Lạc 13 10 40,0

8 H Lập Thạch 20 20 119,50

9 H Bình Xuyên 14 14 116,49

Tổng 122 116 634,54

Tỷ lệ bị xâm

nhiễm 95,08%

(44)

Mai dương đã xuất hầu hết xã phường địa bàn Vĩnh Phúc trở thành loài phổ biến đến mức người dân biết đến tồn Số liệu minh chứng cho tính phổ biến lồi ngoại lai nguy hiểm Tỷ lệ Mai dương xã điều tra lên tới 95,08%, tỷ lệ cho thấy mối đe dọa hữu tiềm tàng nhiều nguy ảnh hưởng đến đa dạng sinh học kinh tế, mơi trường tồn tỉnh Diện tích ước tính 634,54 ha, với mức độ phát tán tái sinh cao tương lai diện tích tăng lên nhanh chóng

So sánh diện tích mai dương với diện tích đất chưa sử dụng thống kê năm 2009 thấy có mối quan hệ rõ ràng Diện tích Mai dương sinh sống phát triển thường cao huyện thị có diện tích đất chưa sử dụng lớn Những khu đất chưa quản lý chặt chẽ chưa có quan tâm chăm sóc người dân nên dễ dàng trở thành nơi tự cho Mai dương phát triển Mối quan hệ hai nhân tố thể cụ thể biểu đồ sau

Biểu đồ 3.1: Mối quan hệ diện tích đất chƣa sử dụng diện tích bị cây Mai dƣơng xâm hại

(Số liệu dựa kết quả điều tra 122 Cơ quan, tổ chức ̣a bàn toàn tỉnh và qua đợt khảo sát Trung tâm Tài nguyên Bảo vệ Môi trường thời

năm 2010 so sánh với diệt tích đất chưa sử dụng theo Niên giám thống kê năm 2009).

(45)

thạch có diện tích đất chưa sử dụng lớn tỉnh, diện tích Mai dương tương đối lớn: đứng thứ thứ tư Tuy nhiên mối quan hệ hai yếu tố tuyệt đối có nhiều huyện thị diện tích đất chưa sử dụng nhỏ lại có diện tích Mai dương lớn huyện Vĩnh Tường Ở Vĩnh Tường diện tích Mai dương chí lớn gấp lần diện tích đất chưa sử dụng, nguyên nhân Mai dương khơng mọc hoang đất chưa sử dụng mà mọc thành hệ thống dày đặc bên bờ sơng Phó Đáy, trồng nhiều bờ ruộng,… nói chung Mai dương thiên nhiên ưu đãi đường du nhập, điều kiện tự nhiên phát tán người Kết Vĩnh Tường huyện có Mai dương mọc theo tuyến đặn dày đặc so với tỉnh

Mai dương thuộc nhóm mọc nhanh tạo hạt năm Sau – tháng kể từ hạt nảy mầm, bắt đầu hoa sau tạo hạt Nghiên cứu chinawong (1979) Thái Lan cho thấy lồi hoa 12 lần/năm tạo 95.000 hạt/năm Trong Trần Triết nghiên cứu đồng sơng Cửu Long cho thấy tỷ lệ nảy mầm (hạt sống) lồi lên đến 75% Khi rơi xuống đất, hạt nảy mầm sau đến năm, tùy điều kiện, chúng rơi vào tình trạng ngủ nghỉ dài, có đến 20 – 23 năm Rễ mọc sâu mặt đất từ – 2m có khả tái sinh mạnh từ chồi gốc mặt đất Đo đặc điểm sinh học có nhiều ưu điểm thích nghi sinh trưởng sinh sản, Mai dương đã phát triển nhanh chóng cách dày đặc vùng phát tán Khả tái sinh cao khơng có thiên địch khiến cho biện pháp tiêu diệt hạn chế Mai dương nơi khó khăn nhiều công sức Biện pháp coi thường xuyên người dân Vĩnh Phúc cố gắng kìm hãm phát triển Mai dương đốn chặt vào mùa khơ khơng có hiệu

Ở vùng đất ven sông, ao đầm hồ không thuộc sở hữu công lại thường nơi Mai dương phát triển với mật độ dày đặc phân bố thời gian năm, từ năm qua năm khác Quần thể Mai dương lớp lớp nhau, đan xen lan rộng xung quanh Mật độ cao khoảng 5- 6cm mọc lên hồ Bò Lạc xã Đồng Quế huyện Sông Lô đếm cao 193cây/m2 Mật độ to Đồng Ích huyện Lập Thạch ven sơng Phó Đáy huyện Vĩnh Tường khoảng 15 – 17 cây/m2, độ che phủ 100% Mật độ khu

(46)

thường có bờ hướng phía ngồi cần hàng rào, Mai dương trồng cho tự nhiên phát triển, mật độ vào khoảng 10 gốc lớn 1m2 Trên

những ruộng canh tác nơng nghiệp, mai dương có mật độ thay đổi liên tục: mùa hè thường lúc mọc lên nhiều nên có mật độ lớn hơn, nhận diện người nông dân đã chủ động nhổ bỏ để bảo vệ lương thực mình, diện tích Mai dương hạn chế tốt

Như ta thấy Mai dương chưa thực nhận quan tâm mức quyền địa phương diện tích đất tự nhiên chưa giao khoán, Các cộng đồng dân cư tỉnh chưa có hiểu biết cần thiết tác hại sinh vật ngoại lai Chính từ thiếu hụt nhận thức này, Mai dương tự phát triển cách nhanh chóng

3.2.2 Hiện trạng ốc bƣơu vàng (Pomacea canaliculata)

Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata) hay gọi ốc táo vàng (Golden snail) thuộc giống Pomacea , họ Ampullaridae , Mesogastropoda, lồi ốc nước có nguồn gốc trung nam Mỹ (Cowie, 1993), Ốc bươu vàng có số đặc điểm sau:

Vỏ ốc có dạng hình cầu, khơng bóng, có vân khơng có vân, màu vỏ thay đổi từ vàng, xanh vàng, nâu, nâu đen Lỗ miệng vỏ loe rộng, đực có lỗ miệng vỏ trịn cái, nắp vỏ chất sừng, nắp miệng lõm đực lồi, vành miệng cong vào phía cịn vành miệng đực loe ngồi Lỗ rốn sâu rộng, có – vòng xoắn phồng, rãnh xoắn sâu, vòng xoắn thấp nên tháp ốc lùn có dạng hình cầu Ốc bươu vàng vừa thở mang vừa thở phổi nên thích hợp với điều kiện đất ngập nước đất khô hạn vùng nhiệt đới

(47)

thức ăn với ốc địa làm cho mạng lưới thức ăn bị ảnh hưởng làm giảm mật độ số loài ốc thuộc giống Pila Đơng Nam Á, chúng cịn ký chủ trung gian Giostrongylus cantoneis truyền bệnh eosinophilic meningoecephalitic (bệnh não) cho người không nấu chín ăn

Trong báo cáo “Điều tra thống kê sơ diện tích, trạng mơi trường đa dạng sinh học vùng đất ngập nước tỉnh Vĩnh Phúc” năm 2007, diện tích đất ngập nước đất trồng lúa ngập nước khác 44.691,62 ha; loại hình sơng, suối, kênh, mương, mặt nước chun dùng, thác nước 9.121,13 ha; loại hình hồ, đầm, ao: 3.073,47 ha; loại hình bãi bùn, lầy thụt: 1.563,64 ha; loại hình hang, động ngầm: 0,06 Như với tổng diện tích đất ngập nước lớn năm, chiếm 47,43% diện tích đất tự nhiên tỉnh mạng lưới sông, suối, kênh mương liên kết loại hình đất ngập nước chằng chịt, ốc bươu vàng đã xuất có điều kiện di chuyển phát tán dễ dàng tăng nhanh diện tích

Vĩnh Phúc có diện tích đất nông nghiệp 85.034,72 (thống kê năm 2009) Trên loại hình sử dụng đất ốc bươu vàng đã tồn xuất khoảng chục năm Do tính chất nhạy cảm bền vững hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái đồng ruộng nên tác động ốc bươu vàng lên toàn hệ sinh thái nặng nề, báo cáo thiệt hại ốc bươu vàng đặn hàng năm chứng

(48)

Bảng 3.2: Hiện trạng ốc bƣơu vàng năm 2010

Stt Địa bàn

Số quan tổ chức khảo

sát

Số quan, tổ chức có diện tích bị xâm hại

Diện tích bị xâm hại (ha)

1 Tam Đảo 10 226,50

2 Sông Lô 17 17 1.668,90

3 Phúc Yên 8 422,57

4 Vĩnh Tường 25 25 427,55

5 Tam Dương 10 10 515,00

6 Vĩnh Yên 5 70,00

7 Yên Lạc 13 13 1.723,59

8 Lập Thạch 20 20 1.749,00

9 Bình Xuyên 14 14 2.398,00

Tổng 122 120 7.305,70

Tỷ lệ bị

xâm nhiễm 98,36%

(Số liệu dựa kết quả điều tra 122 Cơ quan, tổ chức ̣a bàn toàn tỉnh và qua đợt khảo sát Trung tâm Tài nguyên Bảo vệ Môi trường năm 2010)

(49)

Hình 3.4: Trứng ốc bƣơu vàng cuống bèo Nhật Bản hồ Bò Lạc xã Đồng Quế - Tam Đảo

Hình 3.5: Ốc bƣơu vàng ruộng lúa thu hoạch xã Viê ̣t Xuân

(50)

Mật độ phân bố ốc bươu vàng đồng ruộng diện tích mặt nước khác địa phương địa phương khu vực khác thời gian khác năm Thời kỳ sinh sản chủ yếu ốc vào mùa hè nên ruộng cấy mạ non vào vụ mùa lúc có nhiều ốc bươu vàng ruộng mật độ lúc đông nhất, có ruộng đếm tới hàng nghìn ốc

Biểu đồ 3.2: Mối quan hệ diện tích đất lúa diện tích bị ốc bƣơu vàng xâm hại

(Số liệu dựa kết quả điều tra 122 Cơ quan, tổ chức ̣a bàn toàn tỉnh và qua đợt khảo sát Trung tâm Tài nguyên Bảo vệ Môi trường năm

2010 so sánh với diệt tích đất chưa sử dụng theo Niên giám thống kê năm 2009) Biểu đồ 3.2 thể mức độ xâm hại ốc bươu vàng tổng diện tích đất lúa huyện Theo huyện có diện tích bị ốc bươu vàng xâm hại lớn dao động khoảng 40 – 50% diện tích Bình Xun, Lập Thạch, n Lạc, Sông Lô

3.2.3 Hiện trạng bèo Nhật Bản (Eichhornia Crassipes)

Bèo Nhật Bản (danh pháp khoa học: Eichhornia crassipes) gọi lục

(51)

Cây bèo Nhật Bản mọc cao khoảng 30cm với dạng tròn, màu xanh lục, láng nhẵn mặt Lá vào cánh hoa, gân hình cung, cuống nở phình bong bóng xốp ruột giúp bèo mặt nước Ba đài giống ba cánh, rễ bèo trông lơng vũ, sắc đen bng rủ xuống nước có dài đến 1m Hoa mọc thành chùm bèo, hoa khơng đều, màu xanh nhạt tím; đài tràng hoa màu, dính liền với gốc, cánh hoa có đốm màu vàng nhị, nhị dài nhị ngắn Bầu thượng có chứa nhiều noãn - mang Dị hoa đứng thẳng đưa hoa vươn cao lên khỏi túm lá, thường nở vào mùa hè

Cây bèo Nhật Bản xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam khoảng năm 1905 với mục đích làm cảnh làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, tiếng Việt có tên bèo Tây, ngồi cịn gọi tên bèo Nhật Bản có người cho bèo mang từ Nhật về, Lộc bình cuống phình lên giống lọ lộc bình, phù bình mặt nước Trong điều kiện thuận lợi, lồi phát triển gấp đơi diện tích khoảng 10 ngày đã phát triển phân bố rộng khắp thủy vực nước Việt Nam

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, bèo Nhật Bản loại bèo phát triển với diện tích lớn và rộng khắp toàn tỉnh Chúng phân bố hầu hết thủy vực công cộng, chủ yếu đầm, kênh mương ao tù chí ao ni cá tư nhân chúng phát triển tốt địi hỏi nhiều cơng lao động để giữ trì diện tích cần thiết mà khơng gây bùng phát Kết điều tra phiếu cho thấy nhiều hộ dân khơng biết đến mặt có hại của bèo Nhật Bản, biết số mặt lợi nhỏ: góp phần làm nước, nơi cho cá đẻ hay làm thức ăn cho gia súc,…

Trên thực tế lợi nhỏ, bèo Nhật Bản phát triển với quy mô rộng lớn nhiều nơi làm cho cố gắng người để hạn chế chúng khó khăn Bèo Nhật Bản nhiều nơi đã làm tắc nghẽn dòng chảy, cạnh tranh với nhiều thực vật thủy vực làm đa dạng sinh học giảm, chúng ngăn cản khuếch tán ơxi khơng khí vào nước làm cá bị ngạt,…

Sự có mặt bèo Nhật Bản huyện thị theo thống kê thu tương đối đặn theo tỷ số xã, có huyện Tam Dương có tỷ lệ nhỏ (40%)

(52)

Bảng 3.3: Hiện trạng bèo Nhật Bản địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010

Stt Địa bàn

Số Cơ quan tổ chức

khảo sát

Số quan, tổ chức có diện

tích bị xâm hại

Diện tích bị xâm hại

(ha)

1 H Tam Đảo 10 23,37

2 H Sông Lô 17 14 50,0

3 Tx Phúc Yên 28,0

4 H Vĩnh Tường 25 24 30,0

5 H Tam Dương 10 30,0

6 Tp Vĩnh Yên 5 60,0

7 H Yên Lạc 13 13 30,0

8 H Lập Thạch 20 19 50,0

9 H Bình Xuyên 14 13 1.375,04

Tổng 122 108 1.676,41

Tỷ lệ bị xâm nhiễm 88,52

%

(Số liệu dựa kết quả điều tra 122 Cơ quan, tổ chức ̣a bàn toàn tỉnh và qua đợt khảo sát Trung tâm Tài nguyên Bảo vệ Môi trường năm 2010)

Trên tổng số 122 xã nông trường Tam Đảo, vườn Quốc gia Tam Đảo điều tra, số xã nhận diện có bèo Nhật Bản phân bố 108 chiếm 88,52% Diện tích có bèo Nhật Bản điều tra 1.676,41 Tuy nhiên diện tích khơng huyện, đặc biệt Bèo Nhật Bản có diện tích cao đột biến huyện Bình Xuyên lên tới 1.375,04 ha, chiếm 82,02% tổng diện tích thống kê Tuy có diện tích phân bố khơng nhiều ốc bươu vàng, bèo Nhật Bản lại nguy hiểm chỗ mật độ chúng đã xuất vơ dày, làm kín ln mặt nước với 60-70 cây/m2

(cây trung bình) 50 cây/m2 (cây lớn) trải dài liên tục diện tích mặt

(53)

Bình Xuyên hầu hết ao làng bị bồi tụ bèo Nhật Bản phát triển mạnh làm ao bị nơng dần hồn tồn khơng thể sử dụng để nuôi trồng thủy sản được)

So sánh diện tích mặt nước ni trồng thủy sản với diện tích bèo Nhật Bản xâm hại năm 2010 thể biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.3: Mối quan hệ diện tích mă ̣t nƣớc ni trờng thủy sản diện tích bị bèo Nhật Bản xâm lấn

(Số liệu dựa kết quả điều tra 122 Cơ quan, tổ chức ̣a bàn toàn tỉnh và qua đợt khảo sát Trung tâm Tài nguyên Bảo vệ Mơi trường năm

(54)

Hình 3.6: Bèo Nhật Bản cầu Mùi xã Thanh Trù – Vĩnh Yên

Hình 3.7: Bèo Nhật Bản Đầm Vạc phƣờng Tích Sơn – Vĩnh Yên

3.2.4 Hiện trạng phân bố, diện tích mật độ sinh vật ngoại lai khác trong tỉnh

a.Rùa tai đỏ (Trachemys scripta elegans)

Hình 3.8: Rùa tai đỏ đƣợc nuôi nhà hàng Quê Hƣơng phƣờng Ngô

Quyền - Vĩnh Yên

Rùa tai đỏ (Trachesmys scripta elegans) hay gọi rùa vạch đỏ -có lẽ lồi rùa tiếng dễ nhận dạng Mai mượt cong với sọc vàng lưng, mảng đỏ vàng đằng sau mắt

Danh pháp khoa học Trachemys scripta elegans, rùa tai đỏ loài động vật

thuộc rùa (Testudinata), lớp bò sát (Reptilia), quê hương rùa Bắc Mỹ,

(55)

Hồ Chí Minh Tuy nhiên chưa có văn thức quan chức cho phép nhập ni lồi rùa

Rùa tai đỏ động vật ngoại lai nói có mặt biết đến nhiều thời gian gần Chúng loại động vật ăn tạp, dữ, nuốt sống tất loài cá, động vật thủy sinh bé chúng Rùa tai đỏ mang vi khuẩn salmonella gây bệnh thương hàn người động vật đã liệt danh sách 206 loài toàn cầu nằm 100 loại nguy hiểm giới

Rùa tai đỏ sinh vật ngoại lai du nhập địa bàn tỉnh, thời điểm điều tra (tháng năm 2010) 99% số phiếu người dân đến sinh vật số cá thể rùa thống kê không đến 10 Các cá thể rùa điều tra nằm rải rác hộ huyện Sông Lô, thành phố Vĩnh Yên,…Đặc biệt đã thấy xuất rùa thủy vực tự nhiên Tuy nhiên, lực lượng công an tham gia khảo sát thu bắt tính đến thời điểm tháng 10 năm 2010 theo báo cáo số 246/BC-PC49 ngày 07/9/2010 cảnh sát Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc số lượng cá thể rùa phát tiêu hủy thành phố Vĩnh Yên Số cá thể rùa tính địa bàn thành phố 62 cá thể Rùa tai đỏ thu bắt đợt tập trung chủ yếu hàng sinh vật cảnh Theo khảo sát bổ sung Trung tâm tài nguyên Bảo vệ Mơi trường, đền thờ, miếu có diện tích hồ giếng nước nơi rùa tai đỏ thả phóng sinh phát triển tự mạnh mẽ Tồn tỉnh có tổng cộng 121 xã, xã có ngơi đình chùa thường có ao, hồ khu quần thể Điều tra điểm số cụm cho thấy trung bình đình, chùa có khoảng Như ước tính riêng khu đền chùa miếu mạo đã có khoảng gần 500 cá thể (con số gấp nhiều lần số lượng nhìn thấy điều tra thường nhỏ số lượng thật, sinh sản giúp rùa gia tăng số lượng) Do yếu tố tâm linh chi phối, rùa nói chung rùa tai đỏ nói riêng bị người dân Vĩnh Phúc giết hại thủy vực tự nhiên chúng bùng phát nhanh chóng

b Ốc Sên (Achatina fulic)

(56)

50-60g, cá biệt: 140g, ốc sên lớn lồi Achatine Achatina, có châu Phi, lớn có chiều dài từ râu đến đi: 39cm, nặng 900g

Đây lồi sống hoang dại, ban ngày chúng ẩn kín hốc, bụi chui xuống đất Khi đêm xuống, chúng xuất phá hoại cối, hoa màu Ốc sên loại động vật thân mềm (nhuyễn thể), vỏ to, dày Đầu có xúc tu (râu), tồn thân liền vỏ bao bọc lớp nhày Ốc sên ưa thích sống nơi gốc ẩm ướt, chủ yếu vùng núi huyện Tam Đảo huyện Sông Lô Trong môi trường tự nhiên vào mùa khô, chúng ngủ nhiều tháng, cần trận mưa rào (thường vào mùa xuân), chúng bừng tỉnh hoạt động bình thường

Hình 3.9: Ốc sên

Vĩnh Phúc nơi có ốc sên đã trở thành sinh vật quen thuộc thường bắt gặp vườn nhà ruộng rau, chúng gây hại cho vườn chuối, vườn rau, đậu trồng khác Ốc sên phân bố chủ yếu đến mức số địa phương đã đưa số ước tính ốc sên lớn, cụ thể: huyện Yên Lạc ước tính có diện tích ốc sên tới 603,21 ha, Lập Thạch 56,5 ha, Vĩnh Tường 20,61 ha,…

Ốc sên thường sinh sản vào tháng chúng phá hại vườn tược, rau màu nhiều vào tháng hè Như nói ốc sên sinh vật ngoại lai gây hại phổ biến địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc Những tác hại đã biết đến qua thiệt hại người dân phản ánh lên tuyên truyền thực chiến dịch thu bắt, ốc sên sinh vật dễ hạn chế

c Cây ngũ sắc (Latana camara)

(57)

Calêđôni mọc hoang phát triển tới mức độ phủ phải lệnh triệt hết dù giữ gốc để làm cảnh không cho phép

Nhưng Việt Nam tác động tiêu cực khơng người dân nhận biết để ý Chúng trồng làm cảnh mọc dại khắp nơi Vĩnh Phúc ngoại lệ

Ngũ sắc tím thấy nhiều làng xã vùng đồi, nhà có hàng rào tự nhiên, có nơi chúng đạt tới chiều cao m (phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên) phát triển, lan rộng dễ dàng.

Hình 3.10: Cây hoa ngũ sắc Hình 3.11: Cá rơ phi Mozambic

Do có hoa đẹp, nhiều lần năm dễ trồng nên ngũ sắc sử dụng nhiều làm cảnh hộ gia đình đặc biệt “được” công ty Môi trường đô thị Vĩnh Phúc chọn làm trồng tranh trí dọc trục đường giao thông

d Cá rô phi Mozambique

Cá rơ phi Mozambique hay cịn gọi rơ phi đen, rơ phi cỏ có danh pháp khoa học Oreochromis mossambicus là chi họ Cá hoàng đế, đặc hữu từ châu

(58)

nhiên nay, đa số người dân chưa nhận tác hại cá rô phi mozambique chúng ngày phát triển mạnh số lượng đồng thời nhân rộng chưa có biện pháp kiểm sốt lồi cá đ Sâu róm thơng

Lồi sâu róm thơng (Lymantria dispar) thuộc họ Lasiocampidae gây thiệt hại rừng thông trồng, có vùng phân bố tự nhiên tỉnh phía nam Trung Quốc Sâu róm thơng nhập vào Việt Nam từ năm 1950 với việc nhập nội gieo trồng số giống thông từ Trung Quốc thơng ngựa Vào năm 1965 -1970, sâu róm thông đã gây trận dịch lớn rừng thông Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Ninh đã trở thành đối tượng gây hại nghiêm trọng sâu róm thơng đã lan đến tỉnh Bắc Trung (từ Thanh Hóa đến Quảng Bình) nay, lồi sâu róm thơng đã lan tràn vào Vĩnh Phúc có nguy lây lan sang tỉnh lân cận

Hình 3.12: Sâu róm thơng

(59)

những cánh rừng nhiên nay, cơng tác phịng trừ sâu róm thơng địa bàn tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn

e Chào mào đít đỏ

Chào mào đít đỏ hay cịn gọi bơng lau đít đỏ có danh pháp khoa học

Pycnonotus cafer, là thành viên họ Chào mào (Pycnonotidae) loài chim sống cố định khu vực nhiệt đới miền nam châu Á, từ Ấn Độ Sri Lanka kéo dài phía đơng tới Myanma tây nam Trung Quốc Nó du nhập sống hoang dã nhiều đảo thuộc Thái Bình Dương, bao gồm Fiji, Samoa, Tonga, Hawaii Chúng sinh sống Dubai (UAE) New Zealand, du nhập vào Việt Nam với mục đích làm cảnh du nhập tự nhiên Chúng bị liệt kê vào danh sách loài nguy hiểm Thế giới

Hình 3.13: Chào mào đít đỏ

(60)

màu đỏ Đi đen có chỏm trắng Tuy nhiên, lồi chim sống chủ yếu tự nhiên bụi rậm khô hay khu rừng thưa số vùng huyện Lập Thạch hay huyện Sông Lô Chào mào đít đỏ lồi động vật gây hại chúng tàn phá trồng nghiêm trọng Chúng ăn cánh hoa, mật hoa chí trùng, chúng ăn cỏ linh lăng (Medicago sativa) tuy nhiên, chúng chủ yếu ăn quả, chúng ăn đủ loại mềm, đặc biệt loại có màu đỏ: ớt, chuối, cam, cà chua… Chào mào đít đỏ với số lồi chào mào khác, cạnh tranh thức ăn với số loài chim địa, dẫn đến ức chế thức ăn làm thay đổi cân sinh thái nơi chúng sống dẫn đến phá vỡ cân đa dạng sinh học khu vực Chúng đã tác nhân phát tán hạt lồi thực vật Bơng ổi (Latana camara) Miconia calvescens.

ê Cỏ Lào

Cỏ Lào cịn có tên Yến Bạch, Cỏ hôi, Cỏ Việt Minh, Cây Cộng sản, Cây Lốp bốp, Cây Ba bớp, Cây Phân xanh, Cỏ Nhật Tên khoa học: Chromolaena odorata (L) King et Robinson Eupatorium odoratum L Họ Cúc (asteraceae)

(61)

Hình 3.14: Cây cỏ Lào

g Cá Sặc rằn

Cá sặc rằn phân bố Thái Lan, Campuchia, di giống sang nước Mã Lai, Indonesia, Bangladesh Cá sặc rằn phân bố rộng rãi nhiều thủy vực kênh rạch, ruộng lúa, ao hồ

Cá sặc rằn, tên khoa học Trichgaster pectorakilis, thuộc họ Cá rơ (Anabantidae) Cá sặc rằn thích hợp vùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa năm nhiều Ở nước ta cá sống thích hợp vùng ĐBSCL Cần Thơ, An Giang, Cà Mau Tuy nhiên, Vĩnh Phúc tỉnh có lồi cá với số luợng nhiều có mặt hầu hết hộ gia đình có ao, ngồi lồi cá cịn có mặt hệ thống sơng, hồ Cá sặc rằn cịn sống nơi nước lợ, có hàm lượng chất hữu cao, lượng oxy hòa tan thấp, pH thấp, chúng sống bình thường nhiệt độ thấp 10-120C Cá sặc rằn sinh

trưởng tốt nhiệt độ 25-300C pH nước trung tính Trung bình cá mẹ đẻ

(62)

Hình 3.15: Cá Sặc rằn

h Cây mào gà trắng

Mào gà trắng, Mào gà đuôi nheo - Celosia argentea L., thuộc họ rau dền - Amaranthaceae.Có nguồn gốc Ðơng Ấn, trở thành liên nhiệt đới, thường gặp bãi hoang, đất trồng

Cây Mào gà trắng nhập với mục đích ban đầu làm cảnh, Mào gà trắng loại thảo mọc năm, cao 0,30-1m, nhẵn, phân nhánh nhiều hay Lá hình dải hay giáo, nhọn, dài 8-10cm, rộng 2-4cm Hoa không cuống họp thành

bông trắng hay hồng, dài 3-10cm, đài 5, khơ xác, nhị 5, dính gốc; bầu hình trứng, chứa chừng noãn Quả nang nẻ ngang Hạt dẹt màu đen nâu đỏ, bóng láng Mùa hoa tháng 5-7, tháng 8-9 nhiên nay, loài đã mọc dại

rất nhiều hai bên ven đường khu công nghiệp Khai Quang, Quốc lộ 2C đoạn đường lên huyện Tam Đảo vv Là loài phát triển mạnh, nay, mào gà trắng dần có tượng xâm chiếm đất trồng cây, nhiên quan quản

lý chưa có biện pháp kiểm sốt phát triển loài sinh vật ngoại lai

(63)

3.3 Tác động sinh vật ngoại lai đến đa dạng sinh học, HST môi trƣờng 3.3.1 Tác động đến sinh vật địa làm suy giảm đa dạng sinh học thay đổi HST

a Làm xáo trộn, biến đổi nơi loài địa

Các loài sinh vật ngoại lai làm xáo trộn vai trò loài địa, làm thay đổi cấu trúc loài quần xã sinh vật hệ sinh thái Một số loài sinh vật ngoại lai nhập nội thường có tính thích ứng cao nên chiếm số lượng lớn hệ sinh thái lấn át phát triển lồi địa

Tính thích ứng cao loài sinh vật ngoại lai giúp cho chúng nhanh chóng thích nghi với thay đổi mơi trường điều kiện sống Ví dụ hoạt động ngăn sông, đắp đập, xây dựng cơng trình thuỷ lợi, lồi sinh vật địa chưa kịp thích nghi với mơi trường mới, lồi sinh vật ngoại lai (như Mai Dương, ốc bươu vàng ) đã nhanh chóng phát triển chiếm địa bàn

Hình 3.17: Cây Mai dƣơng phát triển hồ Làng Hà xã Hồ Sơn – Tam Đảo mùa nƣớc cạn

(64)

Hình 3.18: Mai dƣơng xã Đồng Ích – Lập Thạch

Do mọc xen cách dày đặc có nhiều gai sắc nhọn nên khơng có sinh vật phát triển tốt tán Mai dương Hệ sinh thái đất ngập nước đa dạng trước đã trở thành nghèo nàn, đa dạng sinh học

(65)

Hình 3.20: Bèo Nhật Bản phát triển mạnh ao thơn Cổ Tích xã Đồng Cƣơng -Yên Lạc

Không riêng Mai dương, sinh vật ngoại lai khác gây nhiều tác động lấn át sinh vật địa Ốc bươu vàng sinh vật ngoại lai xuất Vĩnh Phúc vào khoảng chục năm nay, phát triển bùng phát làm lồi động vật khác có phổ thức ăn bị cạnh tranh kìm hãm đáng kể, hậu suy giảm nghiêm trọng số lượng loài ốc bươu loài ốc khác Bèo Nhật Bản sinh vật ngoại lai lấn có tác hại lấn át sinh vật địa, phát triển khơng gây nên phát triển thực vật thủy sinh mà loài động vật, loài cá sống ao phát triển thiếu ôxi

c Phá huỷ chuỗi mạng lưới thức ăn

Các loài sinh vật ngoại lai Vĩnh Phúc có tác động chung tất sinh vật ngoại lai khác khắp nước giới Chúng phá huỷ chuỗi mạng lưới thức ăn hệ sinh thái theo cách khác sau đây:

- Loài sinh vật ngoại lai làm vật mồi cho loài ăn thịt địa

Các sinh vật ngoại lai địa bàn Vĩnh Phúc xuất có chủ đích chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu thực phẩm người cho ngành chăn nuôi Ốc bươu vàng thời tất người dân ưa chuộng cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein dễ nuôi, chúng sử dụng làm thức ăn cho vịt Bèo Nhật Bản loài cung cấp phần lớn thức ăn có nguồn gốc thực vật cho lợn vùng nông thôn

(66)

Sinh vật ngoại lai đã tồn phát triển với điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc lại thường phát triển mức Sự phát triển gây nên áp lực sinh tồn với loài địa có phổ thức ăn với Ví dụ phát triển ốc bươu vàng đã làm giảm đáng kể số lượng ốc Nhồi, loài thuộc họ ốc bươu ưa chuộng có giá trị thực phẩm cao Các loài thực vật ngoại lai chiếm đất đai, sử dụng chất dinh dưỡng thường lấn át tất thực vật khác, tất thực vật ngoại lai địa bàn tỉnh gây nên tác động

- Loài sinh vật ngoại lai dẫn đến làm thay đổi mối quan hệ loài quần xã sinh vật hệ sinh thái địa, làm xáo trộn cấu trúc hệ sinh thái, làm cho hệ trở nên bền vững, dễ bị tác động huỷ hoại

Sự lấn át làm suy giảm, làm biến lồi sinh vật địa có phổ thức ăn kéo theo suy giảm biến sinh vật tiêu thụ bậc dinh dưỡng Mặt khác loài thiên địch sinh vật ngoại lai thường không theo chúng du nhập vào địa bàn, kết hệ sinh thái cũ khơng bị thay đổi mà cịn bị nghèo nàn số loài sinh vật Sự đa dạng sinh thái nguyên nhân làm hệ sinh thái bền vững dễ bị hủy hoại

d Làm xuất mầm dịch bệnh mới, ký sinh trùng cho loài địa

Các loài sinh vật ngoại lai nhiều trường hợp trở thành vật chủ mang theo loài ký sinh trùng, mầm bệnh đến với loài sinh vật địa Điều đã chứng minh nhiều quốc gia giới Ở Việt Nam, việc nhập cá Rohu đã mang theo sán ký sinh (Dactylogynus labei) Nhập cá rô phi vằn đã mang theo loài sán cá Cichlidogyrus sellrosus, C.tilapiae, Gyrodactylus niloticus

Hiện nay, tác động coi đặc biệt nghiêm trọng việc nhập lồi sinh vật ngoại lai Vì vậy, địi hỏi nước phải tổ chức kiểm dịch chặt chẽ loài sinh vật nhập nội cửa Các nước xuất có trách nhiệm làm rõ nguồn gốc tình trạng lành mạnh lồi sinh vật xuất

đ Làm suy thoái đa dạng di truyền loài địa lai tạp

(67)

3.3.2 Những tác động sinh vật ngoại lai đến chất lƣợng môi trƣờng sống

a Làm thay đổi cấu trúc đất, làm giảm độ phì nhiêu đất, huỷ hoại hệ thống vi sinh vật đất

Sinh vật ngoại lai phát triển hệ sinh thái gây nên thay đổi sinh vật mặt đất mà với thay đổi này, chúng đã gián tiếp làm thay đổi cấu chúc chất lượng đất Mỗi lồi địa thường có khu hệ vi sinh vật đất riêng quanh rễ, biến chúng kéo theo biến khu hệ vi sinh vật, cịn chưa kể đến tác động loài vi sinh vật đất ngoại lai

b Nguy làm ô nhiễm môi trường đất, nước

Nguy từ việc sử dụng thuốc hóa học: Cho tới tác hại số loài ngoại lai đã gây ảnh hưởng lớn tới kinh tế đời sống người, người dân đã sử dụng số thuốc hóa học để diệt trừ chúng Tại Vĩnh Phúc hóa chất dùng để tiêu diệt loài ngoại lai chủ yếu thuốc diệt cỏ hóa chất để tiêu diệt ốc bươu vàng như: Mossade 700WP, Deadline Bullets 4%, Tomahawk 4G Các loại thuốc sử dụng liều lượng không gây tác động nhiều tới môi trường, thực tế khảo sát, người dân thường phun tăng lên so với liều lượng định, đặc biệt thuốc diệt ốc bươu vàng thường phun với liều tăng gấp 2, lần bình thường Đây chứng cho thấy sinh vật ngoại lai phát triển mạnh biện pháp hóa học khuyến khích nguy gây nhiểm mơi trường cịn cao nhiều

3.3.3 Tác động sinh vật ngoại lai đến kinh tế - xã hội

a.Tác động tích cực

Đa phần sinh vật ngoại lai phát triển với số lượng lớn địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có xuất xứ chủ động người du nhập vào Mục đích du nhập mặt tích cực sinh vật ngoại lai

(68)

Hình 3.21: Mai dƣơng đƣợc trồng làm hàng rào xã Kim Xá Vĩnh Tƣờng

Hình 3.22: Mai dƣơng đƣợc dùng làm củi đun xã Viê ̣t Xuân Vĩnh Tƣờng

Hình 3.23 :Bèo Nhật Bản dùng làm thức ăn chăn

nuôi xã Thanh Trù

(69)

Bèo Nhật Bản thường sử dụng để làm thức ăn chăn ni có tác dụng xử lý nước thải sinh hoạt công nghiệp, làm đồ thủ cơng mỹ nghệ

Hình 3.24, 3.25: Bèo Nhật Bản đƣợc sử dụng làm đồ thủ cơng mỹ nghệ

Một số lồi lại sử dụng làm cảnh như: Cây ngũ sắc, chào mào đít đỏ, rùa tai đỏ

Hình 3.26: Cây ngũ sắc đƣợc trồng nhiều làm cảnh Vĩnh Phúc

b Tác động tiêu cực

* Làm đất canh tác nông nghiệp

(70)

* Làm tăng chi phí lao động

Diê ̣t trừ Mai dương trước làm đất canh tác Dẫn chứng để nhổ bỏ đất bị câu Mai dương xâm nhiễm cần trung bình khoảng 46 cơng lao động, tương đương với giá trị khoảng 100USD (chi phí tương đối, tuỳ thuộc vào tuổi

Hình 3.27; 3.28: Nơng dân xã Thanh Vân – Tam Dƣơng phải vất vả rọn bỏ bèo Nhật Bản ruộng để chuẩn bị cho vụ Đơng Xn

cây mật độ che phủ) [Nghiên cứu Dương Văn Chín (2008)] Chi phí tăng nhiều sau người dân chặt hạ Mai dương mà khơng có biện pháp xử lý đất chúng nhanh chóng tái sinh Một ví dụ khác ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế chi phí bỏ để diệt trừ ốc bươu vàng đồng ruộng Để hạn chế việc phát triển loài ốc này, chưa kể đến công lao động người dân chi phí mua thuốc diệt trừ, riêng chi phí phủ bỏ hỗ trợ bắt ốc với hỗ trợ 20.000đ/cân đã làm ngân sách nhà nước hàng chục, hàng trăm tỷ đồng mà hiệu chưa triệt để

* Tác động đến ngành nuôi trồng thủy sản

(71)

thương, cản trở chúng di chuyển vào nơi để kiếm ăn Người dân địa phương cho sau cánh rừng ngập lũ bị chặt hạ Mai dương ạt vào, chiếm vùng sinh sống cá, từ làm giảm sản lượng cá rõ rệt Ngồi ra, đã trình bày trên, loài rụng với khối lượng lớn phân huỷ làm cho nguồn nước nhiễm bẩn, tác động tiêu cực đến hoạt động nuôi cá

Bèo Nhật Bản phát triển ao, hồ với mật độ dày đặc làm cho người dân hội ni cá ao, đặc biệt ao tù thôn Kếu xã Đạo Đực, huyện Bình Xuyên

- Gây tổn thương cho người gia súc tiếp xúc với Mai dương đồng ruộng gây xước da, chảy máu, chí gây nhiễm trùng kéo dài cho trâu bị * Tác động đến thủy lợi nguồn nước

Cây Mai dương bèo Nhật Bản với mật độ dày dọc tuyến kênh thứ cấp, từ cản trở dòng chảy từ hồ chứa đồng ruộng, cản trở giao thông đường thủy, bồi lấp tuyến kênh đất cặn có nước bị chặn lại, làm cho lượng nước chảy đồng ruộng không đủ không kịp thời để canh tác Tác động đã trực tiếp làm giảm suất sản xuất nơng nghiệp

Hình 3.29: Bèo Nhật Bản mọc kín hầu hết mƣơng dẫn nƣớc tƣới tiêu cho đồng ruộng

3.4 Con đƣờng du nhập sinh vật ngoại lai xâm hại 3.4.1 Con đƣờng du nhập sinh vật ngoại lai xâm hại

(72)

- Du nhập có chủ định (Do người chủ động nhập thứ hàng hố) - Du nhập khơng chủ định (như nhờ phương tiện như: mưa, gió, bão, nước biển dâng, phương tiện vận tải, bao bì đóng gói hàng hố, hàng hố, người….)

Cũng có ý kiến chia làm hai loại:

- Xâm lấn nhân tạo ( có trợ giúp, tác động người hay phương tiên khác)

- Xâm lấn tự nhiên (xảy tự nhiên bão, mưa, gió…)

Mỗi lồi sinh vật nói chung sinh vật ngoại lai nói riêng có đường du nhập khác Khơng có số lượng du nhập cụ thể chung cho loài xâm hại Số đường du phập phụ thuộc vào yếu tố sau:

- Nước xuất xứ sinh vật ngoại lai

- Quan hệ buôn bán nước xuất xứ sinh vật ngoại lai nước nhập - Những phương tiện giao thông sử dụng lại hai quốc gia

- Mức độ lại nhân dân hai nước - Khoảng cách địa lý hai nước

Tuy nhiên, có số đường du nhập chủ yếu quan trọng mà nhiều lồi sinh vật ngoại lai thường có là:

- Sinh vật ngoại lai hàng hoá nhập (giống trồng vật nuôi mới); - Sinh vật xâm hại quà tặng (đồ chơi, quà lưu niệm);

- Sinh vật ngoại lai bám dính theo hàng hoá cảnh chuyển cửa khẩu; - Sinh vật ngoại lai bám dính theo người tư trang cá nhân (giày dép, quần áo, ba lô, túi sách…);

- Sinh vật lạ bám dính theo phương tiện vận chuyển (ô tô, máy bay, tàu biển, cano, cong ten nơ…);

- Sinh vật lạ lẫn đất bám dính theo người, bao bì đóng gói hàng hố, phương tiện vận chuyển;

(73)

- Sinh vật ngoại lai phát tán nhờ chim di cư (đặc biệt loại hạt số loài mà chim ăn mà chúng thải hạt vùng chúng di cư tới);

- Sinh vật lạ phát tán nhờ gió, bão đặc biệt trận lốc xoáy;

- Sinh vật ngoại lai phát tán nhờ thuỷ triều, đặc biệt trận sóng thần

3.4.2 Con đƣờng xâm nhập Mai Dƣơng

Mai dương xuất vào Vĩnh Phúc khoảng kỷ XX Sự phát tán Mai Dương vào địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc qua nhiều đường khác Theo hai đường có chủ định khơng chủ định

Có chủ định:

Trong trình khảo sát điều tra nghe bác cựu chiến binh huyện Lập Thạch kể lại Trong thời gian kháng chiến chống Mỹ số người đã mang Mai Dương trồng làm hàng rào Vì loại mọc nhanh, sống đất khô cằn có gai sắc nên người, động vật khơng thể chui qua Tháng năm 2010 tiến hành điều tra Tại xã Cao Phong số người đã nhân giống bán với giá thấp cho người dân làm hàng rào

Không chủ định:

- Do ven sông, hồ, đầm, ao, chm vùng đất bán ngập, chịu tác động Là môi trường tốt cho Mai Dương tồn phát triển Quả hạt Mai Dương chín rụng xuống, phần lại đất, cát (trong mùa khô), phần theo dòng chảy tự nhiê phát tán khắp nơi Một phần nhờ hệ thống thuỷ lợi mang theo đợt bơm cung cấp nước cho nông nghiệp Một lượng lớn hạt Mai Dương cát, đất vùng ven sông Khi khai thác cát, hạt Mai Dương xe trở cát mang khắp nơi Theo dòng nước theo đất cát, hạt Mai Dương từ tỉnh khác du nhập vào Vĩnh Phúc theo cách

(74)

Kiến thức người dân sinh vật ngoại lai xâm hại hạn chế Khi tiến hành điều tra, phần lớn biết Mai Dương khơng biết chúng có tác hại Đây nguyên nhân để Mai Dương xâm nhập, phát triển, phát tán gây hại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.5 Biện pháp diệt trừ kiểm sốt số lồi SVNLXH Vĩnh Phúc

3.5.1 Biện pháp diệt trừ Mai dƣơng (Mimosa pigra)

Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc theo kết điều tra, tổng diện tích Mai Dương 634,54 diện tích bị xâm lấn có nguy tăng nhanh thời gian tới Tuy nhiên, khu vực bị Mai Dương xâm lấn chủ yếu là: Dọc theo sơng Phó Đáy (từ cầu Bến Gạo - đến cầu Việt Trì), khu vực lịng hồ lớn địa bàn tồn tỉnh hờ Bò La ̣c , hồ Khuôn, Đầm Vạc Do tác động Mai Dương địa bàn toàn tỉnh người dân cấp có thẩm quyền đã đưa biện pháp diệt trừ loài này, giải pháp đã đưa mang tính cục bộ, đơn lẻ; mà diện tích bị Mai Dương xâm lấn ngày tăng Trên sở nghiên cứu tham khảo nhiều tài liệu, Trung tâm Tài nguyên Bảo vệ môi trường đưa giải pháp nhằm hạn chế diệt trừ Mai Dương sau:

a Phương pháp vật lý học

Phương pháp đã sử dụng để diệt Mai dương từ sớm Biện pháp khơng địi hỏi nhân cơng có kỹ thuật cao phương tiện đại Các biện pháp chủ yếu là:

- Nhổ Mai dương tay: Biện pháp nhổ tay thích hợp kiểm sốt mai dương mọc lẫn với trồng nơng nghiệp Biện pháp nên áp dụng nơi Mai dương mọc rải rác, mật độ xâm nhiễm thấp, mầm nhỏ (chiều cao 50 cm)

(75)

- Biện pháp giới: Biện pháp nên áp dụng cho khu vực bị Mai dương xâm lấn diện rộng với mật độ dày đã tạo thành thảm thực vật loài, cánh đồng bị xâm nhiễm bỏ hoang (như khu vực gần cầu Bến Gạo, hồ Bò Lạc, hồ Khuân, hồ Thanh Lanh, ) Công cụ chủ yếu máy chặt bụi, máy ủi, máy kéo, máy phay để chặt hạ, đào ủi sau chơn lấp đốt

- Cơng việc cần tiến hành định kỳ Mai dương tái sinh tạo điều kiện cho loài khác cạnh tranh với Mai dương Phương pháp có hiệu kết hợp sử dụng loại thuốc trừ cỏ để dọn vùng trồng nông nghiệp cảnh

b Phương pháp sinh thái

Dùng lửa: Biện pháp nên áp dụng cho khu vực bị Mai dương xâm lấn diện rộng với mật độ dày đã tạo thành thảm thực vật loài, cánh đồng bị xâm nhiễm bỏ hoang Lửa thường có hiệu cao việc diệt bụi non, với trưởng thành biến động Cây Mai dương bị tổn thương thuốc trừ cỏ từ trước lửa làm tăng khả chết Lửa có tác dụng đốt cháy lượng hạt lớn nằm mặt đất làm giảm mật số Nên áp dụng khu vực Mai dương đã bị nhổ bỏ, chặt hạ, phơi khô đốt Mặc dù cần ý động ngược lại lửa kích thích phá vỡ trạng thái ngủ nghỉ hạt tồn đất (nằm sâu lớp đất mặt khoảng cm) thúc đẩy khả nảy mầm kích thích chúng tiếp tục tái sinh áp dụng biện pháp làm tăng nhiệt độ, phá vỡ trạng thái "ngủ" sau nhiều năm nằm sâu lòng đất hạt Mai dương

(76)

thảo thích hợp cho việc kiểm soát Mai dương vùng đầm lầy khu bảo tồn Brachiaria dictyoneura, B mutica, Echinochloa polystachya, số họ đậu có tác dụng hạn chế Mai dương

c Phương pháp sinh học

Bản chất biện pháp sử dụng loài thiên địch để tiêu diệt hạn chế phát triển tái sinh Mai dương, bao gồm sử dụng lồi trùng ăn thực vật, sâu đục thân, nấm gây bệnh cho Mai dương Biện pháp xem hợp lý để khắc phục điểm yếu sử dụng biện pháp hóa học chi phí cao ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng môi trường Nên áp dụng thử nghiệm biện pháp sinh học điểm dọc sơng Phó Đáy (là nơi Mai dương xâm lấn mạnh với mật độ cao)

Theo Flanagan and Julien (2004), từ năm 1979, Australia, nhà nghiên cứu đã xây dựng chương trình kiểm sốt sinh học Mai dương côn trùng thiên địch khác Bằng phương pháp thử nghiệm loại trừ 400 loài sinh sống thảm Mai dương, họ đã tìm lồi có khả cản trở tăng trưởng sản xuất hạt loài là: Acanthoscelides puniceus (mọt ăn hạt Mai dương), Neurostrota gunniella (sâu đục Mai dương), Carmenta mimosa (sâu đục thân) Coelocephalapion pigrae (bọ cánh cứng ăn hoa) Các loài đã thả diện rộng Australia (năm 1983) Thái Lan (từ năm 1984) để giúp ngăn ngừa Mai dương

Hình 3.30: Sâu đu ̣c thân (Carmenta mimosa)

(77)

có thể phù hợp để du nhập vào Việt Nam sử dụng phịng trừ Năm 1985, lồi bọ ánh kim Chlamisus mimosae có tính chun hóa cao đã thả để giúp phòng trừ Mai dương Brazin

Ở Việt Nam, theo Dương Văn Chín (2008), dự án hợp tác Viện Bảo vệ Thực vật Việt Nam Tổ chức Nghiên cứu Khoa học Khối thịnh vượng chung Australia CSIRO, giai đoạn 1995-1997, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Úc (ACIAR) tài trợ, đã du nhập sâu đục thân Mai dương (Carmenta mimosa) mọt ăn hạt Mai dương (Acanthoscelides quadridentatus) để nhân ni phóng thích nhằm tiêu diệt Mai dương Việt Nam Hai lồi trùng đã khảo nghiệm tính chun hố ký chủ đặc thù để đảm bảo an toàn cho loài họ đậu, lương thực ăn trước cho phép phóng thích Kết cho thấy hai lồi không gây thiệt hại cho kinh tế đã nghiên cứu Loài Carmenta mimosa đã phóng thích địa điểm miền Bắc điểm miền Nam Carmenta mimosa đã xác lập quần thể địa điểm phóng thích, nhiễm 50-80% thân Mai dương lan rộng km sau hai năm

(78)

Ngoài ra, số nghiên cứu thử nghiệm khác nuôi dê để ăn (lá) Mai dương đã thực Việt Nam nhiều nước khác Một dê ăn khoảng 100-200 Mai dương ngày Tạo khu vực hồ Bò lạc, hồ suối Sải, hồ Vân Trục, hồ Thanh Lanh, hồ Xạ hương,… áp dụng biện pháp ni thả dê để tiêu diệt loài ngoại lai xâm hại nguy hiểm

d Phương pháp hóa học

Trong danh mục chất hóa học đã thử nghiệm áp dụng để tiêu diệt phòng trừ Mai dương có nhiều loại chất diệt cỏ phép sử dụng như: 2,4,5 - T, 2,4 - D, Picloram, Paraquat, Glyphosate, Triclopyr-butoxyethyl-ester, Metsulfuron methyl, Atrazin, Tebuthiuron, Dicamba, Hexazinone, Fluroxypyr, Imazapyr, Ethidimuron, Oxadiazon, Alachlor,… Các loại thuốc sử dụng với liều lượng khác nhau, dùng riêng rẽ kết hợp với loại thuốc biện pháp khác để hạn chế nảy mầm, sinh trưởng tiêu diệt thành phần toàn Mai dương địa bàn xâm lấn Danh sách nêu tên hoạt chất loại thuốc trừ cỏ, thực tế sản phẩm (thuốc) thương mại chúng lại thường có tên thơng thường khác Roundup 480SC (chứa Glyphosate), Ally 20DF (chứa Metsulfuron methyl), Ronstar 25EC (chứa Oxadiazon) Lasso 48EC (chứa Alachlor)

Theo Forno cộng (2003), từ năm 1965 Australia đã bắt đầu thử nghiệm sử dụng thuốc trừ cỏ để xử lý Mai dương, đến năm 1984 đã có chương trình hợp tác Australia Thái Lan nghiên cứu biện pháp hóa học phịng trừ loài thực vật xâm lấn Thái Lan Và phương pháp tiếp tục giới thiệu thử nghiệm Campuchia, Indonesia, Lào Việt Nam sau thực trạng xâm lấn Mai dương ngày tăng lên kể từ thập kỷ 1990 Phần lớn loại thuốc dùng trực tiếp để diệt trừ toàn (ở giai đoạn non trưởng thành), ngăn chặn tái sinh nẩy mầm sau đốn chặt từ gốc, phun vào đất để hạn chế hạt nảy mầm

(79)

với 2,4 - D và Metsulfuron methyl Hiệu lực diệt trừ loại thuốc khác Ví dụ Metsulfuron methyl chỉ có tác dụng diệt chồi non hoa Mai dương Báo cáo Dương Văn Chín (2008) cho biết thuốc diệt cỏ bắt đầu giết chết nhánh Mai dương từ 15 đến 30 ngày sau xử lý Quan sát thực nghiệm 90 ngày sau xử lý thuốc cho thấy Glyphosate có hiệu diệt trừ cao với 90% số nhánh bị chết, Triclopyr-butoxyethyl-ester (hơn 68%) Metsulfuron methyl (gần 45%); Glyphosate làm chết già nhánh non, Triclopyr-butoxyethyl-ester Metsulfuron methyl diệt nhánh non Sau nhánh bị chết, hóa chất tiếp tục giết phần khác bao gồm thân hệ thống rễ, Glyphosate có hiệu lực cao nhất, diệt trừ Mai dương tất độ tuổi kích thước; Triclopyr-butoxyethyl-ester Metsulfuron methyl không diệt gốc thân già, tỷ lệ loại trừ hồn tồn tỷ lệ thấp nhiều Đến thuốc diệt cỏ triệt sinh Glyphosate khuyến cáo loại hóa chất có khả diệt trừ Mai dương hiệu nhất, độ tuổi năm trở lại

Để ngăn chặn hạt nẩy mầm, thuốc Ethidimuron đã sử dụng cách rải phun xuống đất Trong thuốc Metsulfuron methyl, Tebuthiuron hoặc hỗn hợp Atrazin với 2,4 - D lại khuyến cáo sử dụng để diệt trừ mọc giai đoạn non Nghiên cứu Phạm Văn Lầm cộng (2003) Tràm Chim cho biết hoạt chất Metsulfuron methyl gây rụng lá, làm đình trệ sinh trưởng Mai dương, khả diệt toàn thấp

Các loại thuốc sử dụng để ngăn chặn tái sinh nẩy mầm sau chặt hạ Glyphosate, Dicamba Imazapyr cách phun vào gốc Cũng có trường hợp ngăn chặn tái sinh cách tiêm Dicamba hoặc Hexazinone vào

(80)

động thực vật địa, trồng, vật ni, nguồn nước, mơi trường đất khơng khí trước mắt lâu dài Ví dụ, Glyphosate khuyến cáo hạn chế sử dụng khu vực môi trường nhạy cảm Thơng thường, lượng thuốc trung bình sử dụng để phun cho km2

thường không 1,7kg Thời điểm phun thuốc hiệu để diệt trừ Mai dương phải lựa chọn vào giai đoạn chúng tăng trưởng phát triển mạnh nhất, vùng đồng sông Cửu Long thường mùa khô, rễ chúng nhanh chóng hấp thụ hóa chất theo q trình trao đổi chất chuyển vào hạt, ngăn chặn chúng tái sinh phát triển trước mắt mùa/năm Trên thực tế, sử dụng biện pháp hóa học kiểm soát Mai dương thường tốn địi hỏi chun mơn cao (chun gia, kỹ thuật) đảm bảo tính hiệu quả, thường lựa chọn cuối khơng cịn biện pháp hợp lý để tiêu diệt Mai dương xâm nhiễm diện rộng Cũng phải khẳng định biện pháp hóa học khơng mang lại hiệu tồn diện áp dụng quy mơ lớn, rủi ro tiêu cực mà người mơi trường phải chịu chưa kết luận rõ ràng

d Phương pháp phòng trừ tổng hợp

(81)

3.5.2 Biện pháp diệt trừ Ốc bƣơu vàng (Pomacea ciculata)

a Biện pháp học

Hình 3.31: Ngƣời dân thu gom ốc Bƣơu vàng ruộng lúa

- Bắt ốc bươu vàng: Bắt ốc thu gom ổ trứng tay Nên bắt ốc sớm liên tục từ lúc sạ lúa đến lúc lúa 2, tuần, bắt lúc sáng sớm hay chiều mát lúc ốc linh hoạt dễ thấy Ốc thu gom dùng để ăn hay bán cho trại nuôi vịt, nuôi cá bè, nuôi tôm…

- Đặt lưới mắt cáo kim loại, lưới nilon hay tre nứa cống, bọng dẫn nước để ngăn chặn ốc lây lan, đồng thời dễ thu gom Nên đặt lưới sớm, từ đầu vụ đến thu hoạch

- Vét rãnh ruộng để tháo nước, ốc gom xuống rãnh dễ thu gom - Cắm cọc rải rác ruộng để ốc lên đẻ thu gom tay

- Làm bờ tro hay vôi quanh chỗ bị hại Khi ốc bươu vàng leo qua bờ bị chết nước

b Biện pháp sinh học

- Thả vịt ăn ốc: Có thể thả vịt sau bừa lần cuối dẫn nước vào ruộng hay thả vịt sau thu hoạch, 1.000m2

cần thả 20 vịt giúp giảm đáng kể ốc bươu vàng

- Thả cá: Ở vùng ngập nước khó rút cạn mơ hình lúa - cá biện pháp tốt để làm giảm thiệt hại ốc bươu vàng

(82)

Có thể sử dụng loài sau:

- Lá trúc đào 30 - 40 kg lá/ha - Hạt xoan ta 20 - 30 kg hạt/ - Rễ thuốc cá 30 - 40 kg rễ/ha

Rễ, hạt phơi khô, nghiền nhỏ rắc ruộng; nước giữ mức - cm

d Dẫn dụ sinh học

Dùng xương rồng, chặt thả xuống nước, nhựa độc làm ốc say, lên mặt nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng Ở nhiều vùng, nông dân dùng cành đu đủ, thầu dầu, mướp, xơ mít, thân khoai mì… bỏ xuống nước để dẫn dụ ốc bu đến sau thu gom

Bẫy thực vật: Dựa vào đặc tính ẩn nấp ban ngày ốc bươu vàng, cắt cỏ xanh đem đắp thành mô nhỏ khắp ruộng Chiều mát thu gom ốc bươu vàng tiêu hủy, làm liên tục nhiều ngày Ở đồng sông Cửu Long, nông dân dùng xơ mít theo cách đạt hiệu cao

Bẫy bia chicha: Dùng lúa, bắp đường để làm chicha Dùng 2,5kg lúa, bắp ngâm cho nảy mầm, sau ngày nảy mầm thêm nước luộc chín để nguội, thêm nửa ký đường ủ ngày dùng Dùng lon lít, đổ chicha vào 2/3 đem đặt ngồi ruộng cho miệng lon mặt nước Mùi thơm thu hút ốc bươu vàng tập trung quanh lon Đặt bẫy vào chiều mát thu vào sáng sớm ngày thay mồi

Bẫy sữa: Trộn lít nước +1 lít sữa ngâm miếng vải thơ vào Đem miếng vải đặt vào nơi ốc bươu vàng phá nặng Sáng hơm sau thu miếng vải có ốc bươu vàng bám dính đem hủy Đây biện pháp hiệu

e Biện pháp hóa học

(83)

1-Mossade 700WP: Có tác động tiếp xúc theo nước vào miệng ốc, phá hủy hệ tiêu hóa hô hấp chúng Sau tiếp xúc với thuốc, ốc chết 24 Liều dùng: pha gói 18g/bình 16 lít phun cho sào 500 m2

2-Deadline Bullets 4%: Mật độ thấp rải 1-2 kg/ha, cao 10 con/m2 rải 6-8 kg/ha Rải thành cụm cách 3m (5-10g/cụm) dọc theo bờ nơi ốc bươu vàng tập trung, rải lúc chiều mát

3.5.3 Biện pháp nhằm diệt trừ bèo Nhật Bản (Eichhirrua Crassipes)

Bèo Nhật Bản xâm lấn phần lớn diện tích mặt nước tồn tỉnh, khơng bèo Nhật Bản cịn xâm lấn diện tích đất trồng lúa gây tác động tiêu cực đến kinh tế, môi trường, đa dạng sinh học tỉnh Chính vậy, cần có giải pháp tối ưu nhằm hạn chế, kiểm sốt phát triển lồi này, mà phát huy lợi ích

a Biện pháp học

Biện pháp chủ yếu áp dụng để diệt trừ bèo Nhật Bản áp dụng từ sớm, bèo Nhật Bản xấm lấn ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích kinh tế người dân Biện pháp thường áp dụng với nơi diện tích bèo xâm lấn ổn định diện rộng, bèo đã phát triển cao có mật độ dày Dùng cưa máy chuyên dụng, cắt bèo sau đưa lên bờ để xử lý

b Biện pháp sinh học

- Dùng mọt để tiêu diệt bèo Nhật Bản: Theo nghiên cứu nhà khoa học đã đưa loại mọt nhằm diệt trừ bèo Nhật Bản cho hiệu cao, Neochetina eichhornia, lồi sử dụng để diệt trừ bèo Nhật Bản từ năm 1972 Mĩ, sau nhiều nước sử dụng

- Dùng sâu bướm để kiểm soát bèo Nhật Bản (Sameodes albiguttalis): Lồi sâu bươm làm chậm tăng trưởng giai đoạn đầu bèo Nhật Bản, bèo bắt đầu xâm lấn mặt nước

(84)

Stronti… khả hút kẽm mạnh cịn có khả phân giải phenol cyanua… Mặc dù hiệu xử lý nước bèo Nhật Bản cao trình sử dụng phải kiểm sốt chặt chẽ khơng gây tác động tiêu cực

Hình 3.32 Mọt dục Hình 3.33: Bƣớm kiểm sốt bèo

- Dùng bèo Nhật Bản làm nguyên liệu làm đồ thủ công mĩ nghệ: Năm 2000, từ sáng kiến chủ doanh nghiệp nhỏ, cọng bèo trở thành nguyên liệu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất với nhiều mặt hàng ngày phong phú, giá treo tường, đệm lót bàn ghế, giỏ đựng hoa quả, giá sách báo, đôn kê, chậu cảnh, thảm chùi chân, lẵng hoa, túi du lịch, ghế ngồi, salon, chụp đèn ngủ, chiếu, dép phòng ngủ nhẹ, mềm mại nhiều nước giới ưa thích thích ứng với nhiệt độ “nóng khơng giịn, lạnh khơng cứng” Sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ từ cọng lục bình đã xuất sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Hà Lan, Đức, Nga, Cộng hòa Séc… với số lượng ngày nhiều, giải việc làm cho hàng vạn người nông thôn, thu hàng chục triệu dollar… Cây bèo Nhật Bản thật đã trở thành “cây xóa đói, giảm nghèo” nơng thơn Chính lợi ích này, nên khuyến khích người dân địa bàn tỉnh tận thu cọng bèo làm nguyên liệu cho trình sản xuất đồ thủ công mĩ nghệ

(85)

lượng nấm ngon hơn, giòn so với trồng nấm rơm truyền thống, lại giàu dinh dưỡng, không độc tố… Bã bèo sau trồng nấm rơm ủ thành phân hữu để bón thẳng cho loại ăn trái có hiệu Hoặc dùng làm “phân hữu vi sinh”: Bã bèo Nhật Bản sau trồng nấm + phân gia súc + men vi sinh… tất chất thành đống, lót ni-long… tưới nước có pha urê (hoặc nước rỉ đường, cám gạo) phủ kín, sau chừng sáu tuần chưa hoai đảo, trộn tiếp tục tưới nước ủ kín - tuần Sử dụng loại phân đất ngày tơi xốp, lại thu sản phẩm sạch, khơng có dư lượng hóa học mà người mua nước ngồi u cầu Có thể giảm 70 phần trăm phân hóa học nữa, lục bình có đến 16 chất dinh dưỡng cần thiết cho trồng mà phân hóa học khơng thể cung cấp Rễ bèo (dài khoảng 1m) ngồi việc làm phân bón cịn dùng để “chiếc cành” tốt Rễ giặt sạch, phơi khơ dùng để chèn lót tốt, có sức đàn hồi cao, chịu hóa chất thơng thường, bị nát vụn Có thể sử dụng lục bình tươi dùng để bọc trái tươi vú sữa, sa-pơ-chê, xồi… hàm lượng nước cao giữ ẩm, giúp trái tươi lâu gấp hai lần so với chuối khô rơm… Theo số tài liệu xấp 20 có giá 1.000 - 2.000 đồng tùy mùa, cho hiệu kinh tế

- Sử dùng bèo Nhật Bản làm thức ăn gia súc, gia cầm: Đây giải pháp đơn giản cho hiệu việc diệt Cọng bèo Nhật Bản tươi, non làm thức ăn xanh cho gia súc cách băm nhỏ, giã nát, nấu chín trộn với cám, cháo… cho lợn, gà ăn Hoặc bèo Nhật Bản lên men chua cách phơi héo, băm, ủ chua theo tỷ lệ bốn bèo, mật đường làm thức ăn cho heo…

(86)

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

Hiê ̣n có 12 loài sinh vật ngoại lai xâm hại hữu tỉnh Vĩnh Phúc

Sinh vật ngoại lai xâm hại phân bố khắp địa bàn tồn tỉnh Diện tích ngày tăng Đặc biệt vùng đất ngập nước v ùng đất bị bỏ hoang bị hoang hóa

Chúng đã tác động mạnh đến đa dạng sinh học, môi trường kinh tế xã hội tỉnh Đặc biệt là ba loài: Ốc bươu vàng, Mai dương, Bèo nhật

Chúng xâm nhập vào địa bàn tỉnh theo nhiều đường khác Kể cả có chủ định không chủ định

Biện pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai chưa có Biện pháp diệt trừ chủ yếu thủ cơng quy mơ hộ gia đình hiệu không triệt để

Thông tin tác động sinh vật ngoại lai người dân, cán quản lý môi trường hạn chế

Kiến nghị

Giao Sở Tài nguyên Môi trường đơn vị đầu mối, phối hợp với đơn vị khác Sở Nông nghiệp; phịng Cảnh sát mơi trường để quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại

Đối với Rùa tai đỏ là loa ̣i đă ̣c biê ̣t nguy hiểm , hiê ̣n tồn ta ̣i rất nhiều đền , chùa, miếu là nơi rất nha ̣y cảm về tâm linh Đề nghi ̣ được thu hồi và tiêu hủy

Tiếp tục nghiên cứu xác định tác động số loài sinh vật ngoại lai Từ đề xuất biện pháp quản lý, tiêu diệt Áp dụng thí điểm số địa phương

Tiếp tu ̣c triển khai các nghiên cứu về tác đô ̣ng của sinh vâ ̣t ngoa ̣i lai xâm ̣i đến hệ sinh thái : Đất ngập nước , ̣ sinh thái nông nghiê ̣ p, ̣ sinh thái rừng

(87)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Dương Văn Chín (2008) Mimosa pigma L - Một lồi cỏ nguy hiểm xâm lấn đến hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam Viện lúa đồng sông Cửu Long Phạm Văn Lầm (2003) Cây Mai dương Mimosa pigra L Lồi cỏ dại mơi trường

rất nguy hiểm, khó phịng trừ Trong kỷ yếu hội thảo quốc gia Quản lý phịng ngừa lồi sinh vật xâm lấn, Cục Bảo vệ môi trường, ngày 7-8 tháng 10 năm 2003

3 Phạm Văn Lầm, Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Văn Đúng Phạm Hữu Khánh (2003) Bước đầu đánh giá mức độ xâm lấn nghiên cứu giải pháp trước mắt để phòng chống Mai dương (Mimosa pigra) vườn quốc gia Tràm Chim Cát Tiên Trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia Quản lý phịng ngừa lồi sinh vật xâm lấn, Cục Bảo vệ môi trường, ngày 7-8 tháng 10 năm 2003 Phạm Văn Lầm (2003) Cây Mai dương Mimosa pigra L Lồi cỏ dại mơi trường

rất nguy hiểm, khó phịng trừ Trong kỷ yếu hội thảo quốc gia Quản lý phịng ngừa lồi sinh vật xâm lấn, Cục Bảo vệ môi trường, ngày 7-8 tháng 10 năm 2003

5 Nguyễn Thị Lan Thi (2000) Sự xâm lấn Mai dương (Mimosa pigra L.) Vườn quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp Luận án thạc sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên t.p Hồ Chí Minh

6 Nguyễn Thị Lan Thi, Nguyễn Phi Ngà Trần Triết (2007) Cỏ dại môi trường đất ngập nước Vườn quốc gia Lị Gị Xa Mát, tỉnh Tây Ninh Bản tóm tắt Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HCMC

7 Nguyễn Thị Lan Thi, Nguyễn Phi Ngà Trần Triết (2007) Cỏ dại môi trường đất ngập nước Vườn quốc gia Lò Gò Xa Mát, tỉnh Tây Ninh Bản tóm tắt Khoa Sinh, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên HCMC

(88)

9 Dương Minh Tú (2003) Đánh giá ảnh hưởng sinh vật lạ xâm lấn đến sản xuất nông lâm nghiệp Trong Kỷ yếu hội thảo quốc gia quản lý phòng ngừa SVNLXH xâm lấn Cục Bảo vệ môi trường, 2003

10 Đào Trọng Tứ (2009) Chính sách phát triển Mê-kong quy mơ khu vực: Ảnh hưởng ứng phó từ phía Việt Nam Bài trình bày Hội thảo báo chí Thảo luận sách môi trường bối cảnh phát triển Việt Nam, ngày 8-9 tháng năm 2009, HCMC Trung tâm Con người Thiên nhiên

11 Trần Triết, Nguyễn Thị Lan Thi, Nguyễn Phi Ngà 2008 Cỏ dại môi trường vườn quốc gia Việt Nam Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu trọng điểm, Đại học Quốc Gia T.P Hồ Chí Minh

12 Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Quyết định số 3061/QĐ-BNN-KHCN Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn ngày 15 tháng 10 năm 2007 việc cơng nhận tạm thời "Quy trình phịng trừ tổng hợp trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra L.) Việt Nam" Tiến kỹ thuật

13 Sở Tài nguyên môi trường Vĩnh Phúc, Báo cáo “Điều tra, thống kê diện tích trạng đa dạng sinh học vùng đất ngập nước tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc

14 Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Niên Gián thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2009, Nhà xuất Thống Kê, Hà Nội

15 Baki Hj Bakar (2004) Invasive Weed Species in Malaysian Agro-Ecosystems: Species, Impacts and Management Malaysian Journal of Science 23: - 42 (2004)

16 Banpot Napompeth (1982) Background, threat and distribution of Mimosa pigra L in Thailand In proceedings of an international symposium on Mimosa pigra management, February 22-26, 1982 Chiang Mai, Thailand

(89)

18 Benito C Tan and Tan Koh-Siang (2003) Invasive alien species in Singapore: an overview In Prevention and Management of Invasive Alien Species: Proceedings of a Workshop on Forging Cooperation throughout South and Southeast Asia, 14-16 August 2002, edited by Pallewatta, N., J.K Reaser and A Gutierrez Global Invasive Species Programme, Cape Town, South Africa 19 Bruce McKenney (unpublished report) Economy and Environment: Case

studies in Cambodia

20 Channa Bambaradeniya, Alvin Lopes, Will Darwell, Kim Sieng Kong, Anna McIvor, Eddie Allison, Lucy Emerton, Richard Friend, Marcus Chambers and Sharon Brooks (unpublished) Preliminary Report on the Biodiversity and Fisheries Associated with the Stung Treng Ramsar Site in Cambodia

21 Chin Samouth, 2004 Mimosa pigra Infestations and the Current Threat to Wetlands and Floodplains in Cambodia In: Julien, M., Flanagan, G., Heard T., Hennecke, B., Wilson, C (Eds.) Research and Management of Mimosa pigra: Papers presented at the 3rd International Symposium on the Management of Mimosa pigra 23–25 September 2002, Darwin, Australia, pp 29-32 CSIRO Entomology, Canberra, Australia

22 David Pimentel (editor) (2002).Biological invasions: economic and environmental costs of alien plant, animal, and microbe species Boca Raton /London/New York / Washington DC; CRC Press

23 Julien, M., Flanagan, G., Hennecke, B., Paynter, Q., and Wilson, C., eds (2004) Research and Management of Mimosa pigra CSIRO Entomology, Canberra, Australia

24 Gutiérrez, A T and J K Reaser, 2005 Linkages between Development Assistance and Invasive Alien Species in Freshwater Systems of Southeast Asia USAID Asia and Near East Bureau, Washington, DC

(90)

Case Studies in Cambodia, Bruce McKenny (ed.) EEPSEA, International Development Research Centre (IDRC), Singapore

26 Lonsdale, W.M (1992) The biology of Mimosa pigra In K.L.S Harley (edt.) A guide to the management of Mimosa pigra CSIRO Canberra

27 Lowe S., Browne M., Boudjelas S., De Poorter M (2000) 100 of the World’s

Worst Invasive Alien Species A selection from the Global Invasive Species

Database Published by The Invasive Species Specialist Group (ISSG) a

specialist group of the Species Survival Commission (SSC) of the World Conservation Union (IUCN)

28 Mark R Bezuijen (2006) Incidental wetland bird observations from Attapu and

Savannakhet provinces, Lao PDR, March–June 2005 FORKTAIL 22 (2006): 49–56

29 Max Finlayson, Rick van Dam, Dave Walden Michael Storrs (2001) Risk Assessment for Managing the Tropical Weed, Mimosa Pigra CBD Technical Paper no Montreal, Canada

30 Nguyen Hong Son, Pham Van Lam, Nguyen Van Cam, Dang Vu Thi Thanh, Nguyen Van Dung, Le Duc Khanh and Irene Wendy Forno (1997) Preliminary studies on control of Mimosa pigra in Vietnam

31 Nguyen Thi Lan Thi, Tran Triet, Michael Storrs and Mark Ashley 2004 Determining suitable methods for the control of Mimosa pigra in Tram Chim National Park, Vietnam In: M Julien, G Flanagan, T Heard, B Hennecke, Q Paynter & C Wilson (editors) Research and Management of Mimosa pigra CSIRO Entomology, Canberra 2004 pp: 91-95

32 Pallewatta, N., J.K Reaser, and A.T Gutierrez (eds.) (2003) Invasive Alien Species in South-Southeast Asia: National Reports & Directory of Resources Global Invasive Species Programme, Cape Town, South Africa

(91)

for the management of invasive alien species JSRC, Phnom Penh, Cambodia, 11pgs

34 Sophany Phauk (2008) The impact of invasive species: Giant Mimosa Mimosa pigra in the floodplain wetland in Cambodia Conservation Biodiversity Center, Royal University of Phnom Penh Nguồn:

http://www.scribd.com/doc/26301879/The-Impact-of-Invasive-Species-Mimosa-Pigra-in-Cambodia

35 Storrs, M., Ashley, M., Tran Triet and Chin Samouth (2001) Towards the development od strategic weed management for the Lower Mekong Basin: A report on a training workshop, Juliana Hotel, Phnom Penh, Cambodia, November Mekong River Commission and Environment Australia

36 Tomme Rosanne Young (2006) National and Regional Legislation for promotion and Support to the Prevention, Control, and Eradication of Invasive Species Paper No 108, Environment Papers, The World Bank

37 Triet T 2000 Alien invasive plants of the Mekong Delta: an overview In: Balakrishna P, ed Report of workshop on alien invasive species, Global Biodiversity Forum, South and Southeast Asia Session Colombo, Sri Lanka: IUCN Regional Biodiversity Programme, Asia p 96-104

38 Triet T, Thi NL, Storrs MJ, Kiet LC 2001 The value of awareness and early intervention in the management of alien invasive species: a case-study on the eradication of Mimosa pigra at the Tram Chim National Park In Assessment and management of alien species that threaten ecosystems, habitats and species CBD Technical Series No Montreal: Secretariat of the Convention on Biological Diversity p 37-8

(92)

40 Tran Triet, Le Cong Man, Nguyen Phi Nga 2004 Impacts of Mimosa pigra on native plants and on soil insect communities in Tram Chim National Park, Vietnam In: M Julien, G Flanagan, T Heard, B Hennecke, Q Paynter & C Wilson (editors) Research and Management of Mimosa pigra CSIRO Entomology, Canberra 2004 pp: 22-27

41 Tran Triet 2005 Impacts of Mimosa pigra on wetlands of the lower Mekong basin In: Barnard, P and Jackson, L (Editors) Invasive alien species – a global issue with global solutions Subtheme Invasive alien species – coping with aliens Proceedings of Biodiversity Loss and Species Extinctions: Managing risk in a changing world, a Global Synthesis Workshop convened at the IUCN World Conservation Forum, 18-20 November, 2004, Bangkok, Thailand

42 Tran Triet 2005 Impacts of the invasion of Mimosa pigra on the livelihood of people living around Tram Chim National Park, Dong Thap Province, Vietnam In: McGarry, D., C.M Shackleton, S Fourie, J Gambiza, S.E Shackleton & C.F Fabricus (eds) A rapid assessment of the effects of invasive species on human livelihoods, especially of the rural poor Rhode University, Grahamstown, South Africa pp: 111-122

43 Tran Triet 2005 An Introduction to the biophysical environment and management of wetlands of Tram Chim National Park, Dong Thap Province, Vietnam Journal of Science and Technology Development, Vietnam National University Ho Chi Minh City, Vol 8, No 6/2005 pp: 31-39

44 Tran Triet 2005 Flora and vegetation of U Minh Thuong National Park In: Sage, N., S Kutcher, N.X Vinh, P Wilson & J Dunlop (eds) Biodiversity of U Minh Thuong National Park Agricultural Publishing House, Ho Chi Minh City pp: 7-19

(93)

November 2006

46 Vearasilp, T., Phuagphong, B and Ruengpaibul, S (1981) A comparison of Leucaena leucocephala and Mimosa pigra L in pig diets Thai Journal of Agricultural Science, 14, 311–317

47 Walden, D., Finlayson C.M., Van Dam R and Storrs M (1999) Information for risk assessment and management of Mimosa pigra in Tram Chim National Park, Vietnam In: Proccedings of the Enviro Tox 99 International Conference: 160-170

48 ASEAN Secretariat (2006) ASEAN State of the Environment Report 2006 ASEAN Secretariat

49 ASEAN Secretariat (2009) ASEAN State of the Environment Report 2009 ASEAN Secretariat

50 Chapter 2: Overview of information on fisheries in Cambodia In the workshop and symposium proceedings on Asserting Rights and Defining Responsibilities: Perspectives from Small-scale Fishing Communities on Coastal and Fisheries Management in Asia, from 3-8 May 2007 in Siem Reap, Cambodia, organised by International Collective in Support of Fishworkers (ICFS)

51 Mustafa Kamal Mohd Shariff and Shamsul Abu Bakar (2006) Invasive plants in the Malaysian landscape ALAM CIPTA, International Journal on Sustainable Tropical Design Research and Practice, Vol.1 (Issue 1) December 2006: pp.41-48

52 The Global Invasive Species Programme (2009) Global Invasive Species Programme: Global Strategy 2008-2010 Nairobi, Kenya

53 The CRC for Australian Weed Management and the Commonwealth Department of the Environment and Heritage (2003) Weed Management Guide: Mimosa Mimosa Pigra

54 Miller, I.L.(undated) Uses for Mimosa pigra: http://www.weeds.org.au/WoNS/mimosa/docs/awc15-13.pdf

(94)

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Kiểm sốt lồi ngoại lai xâm hại (Trích mục 3, chương IV, Luật

ĐDSH)

Luật Đa dạng sinh hoc Việt Nam (2008) có mục : Kiểm sốt loài ngoại lai xâm hại gồm điều từ điều 50 - 54 với nội dung:

Điều 50 Điều tra lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại

1 Loài ngoại lai xâm hại bao gồm loài ngoại lai xâm hại đã biết lồi ngoại lai có nguy xâm hại

2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra để lập Danh mục loài ngoại lai xâm hại địa bàn và báo cáo Bộ Tài nguyên Môi trường , Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn

3 Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nơng nghiệp Phát triển nông thôn, bộ, quan ngang khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, xác định loài ngoại lai xâm hại, thẩm định ban hành Danh mục loài ngoại lai xâm hại

Điều 51 Kiểm sốt việc nhập lồi ngoại lai xâm hại, xâm nhập từ bên loài ngoại lai

1 Cơ quan hải quan chủ trì phối hợp với quan có thẩm quyền cửa kiểm tra , phát xử lý vi phạm việc nhập loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại

2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với quan có thẩm quyền tổ chức kiểm tra , đánh giá khả xâm nhập loài ngoại lai từ bên ngoài để có biện pháp phịng ngừa, kiểm sốt lồi ngoại lai xâm hại

Điều 52 Kiểm sốt việc ni trờng lồi ngoại lai có nguy xâm hại

1 Việc ni trờng loài ngoa ̣i lai có nguy xâm hại tiến hành sau có kết khảo nghiê ̣m lồi ngoại lai khơng có nguy xâm hại đới với đa dạng sinh học Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép

(95)

đối với đa da ̣ng sinh ho ̣c khu bảo tồn phải Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép

3 Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với Bộ Nơng nghiệp Phát triển nơng thơn, bộ, quan ngang có liên quan quy định việc khảo nghiệm việc cấp phép nuôi trồng, phát triển loài ngoại lai

Điều 53 Kiểm sốt lây lan, phát triển lồi ngoại lai xâm hại

1 Nhà nước đầu tư, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư thực chương trình lập diệt trừ lồi thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại

2 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra , xác định khu vực phân bố, lập kế hoạch cô lập diệt trừ loài thuộc Danh mục loài ngoại lai xâm hại địa phương

3 Tổ chức, cá nhân phát lồi ngoại lai xâm hại phải thơng báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gần Sau nhận thông báo , Ủy ban nhân dân cấp xã phải kịp thời báo cáo với quan cấp trực tiếp quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để có biện pháp kiểm sốt

Điều 54 Công khai thông tin loài ngoại lai xâm hại

1 Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm cơng khai Danh mục loài ngoa ̣i lai xâm hại, thông tin khu vực phân bố, mức độ xâm hại loài ngoại lai xâm hại trang thông tin điện tử

2 Cơ quan hải quan quan có thẩm quyền cửa có trách nhiệm niêm yết Danh mục loài ngoại lai xâm hại cửa

3 Các quan thông tin đại chúng có trách nhiệm đưa tin , tuyên truyền loài ngoại lai xâm hại biện pháp kiểm sốt, lập, diệt trừ loài ngoa ̣i lai xâm ̣i

Phụ lục 2: Danh mục 100 sinh vật ngoại lai xâm hại giới. T

T

Tên khoa học Tên tiếng Anh

Vi sinh vật

(96)

3 Rinderpest virus rinderpest virus

Nấm

4 Cryphonectria parasitica chestnut blight Aphanomyces astaci crayfish plague Ophistoma ulmi Dutch elm disease Batrachochytrium

dendrobatidis

frog chytrid fungus

8 Phytophthora cinnamomi phytophthora root rot

Thực vật dƣới nƣớc

9 Caulerpa taxifolia caulerpa seaweed 10 Spartina anglica common cord - grass 11 Undaria pinnatifida wakame seaweed 12 Eichhornia crassipes water hyacinth

Thực vật cạn

13 Spathodea campanulata African tulip tree 14 Acacia mearsii black wattle

15 Schinus terebinthifolius Brazilian pepper tree 16 Imperata cylindrica congon grass

17 Pinus pinaster cluster pine 18 Opuntia stricta erect pricklypear

19 Myrica faya fire tree

20 Arundo donax giant reed

21 Ulex europaeus gorse

22 Hiptage benghalensis hiptage

23 Fallopia japonica Japanese knotweed 24 Hedychium

gardnerianum

Kahili ginger

25 Clidemia hirta Koster’s curse 26 Pueraria montana var

lobata

kudzu

27 Lantana camara lantana

28 Euphorbia esula leafy spurge 29 Leucaena leucocephala leucaena 30 Melaleuca

quinquenervia

melaleuca

(97)

33 Mikania micrantha mile-a-minute weed

34 Mimosa pigra mimosa

35 Ligustrum robustum privet

36 Cecropia peltata pumpwood

37 Lythrum salicaria purple loosestrife 38 Cinchona pubescens quinine tree 39 Ardisia elliptica shoebutton ardisia 40 Chromolaena odorata Siam weed

41 Psidium cattleianum strawberry guava 42 Tamarix ramosissiama tamarisk

43 Sphagneticola trilobata wedelia

44 Rubus ellipticus yellow Himalayan raspberry

Động vật không xƣơng sống dƣới nƣớc

45 Eriocheir sinensis Chinese mitten crab 46 Mnemiopsis leidyi comb jelly

47 Cercopagis pengoi fish hook flea 48 Pomacea canaliculata golden apple snail 49 Carcinus maenas green crab

50 Potamocorbula amurensis

marine clam

51 Mytilus galloprovincialis Mediterranean mussel 52 Asterias amurensis Northern Pacific seastar 53 Dreissena polymorpha zebra mussel

Động vật không xƣơng sống cạn

54 Linepithema humile Argentine ant 55 Anoplophora

glabripennis

Asian longhorned beetle

56 Aedes albopictus Asian tiger mosquito 57 Pheidole megacephala big-headed ant 58 Anopheles

quadrimaculatus

common malaria mosquito

(98)

63 Coptotermes formosanus shiraki

Formosan subterranean termite

64 Achatina fulica giant African snail 65 Lymantria dispar gypsy moth

66 Trogoderma granarium khapra beetle 67 Wasmannia

auropunctata

little fire ant

68 Solenopsis invicta red imported fire ant 69 Euglandina rosea rosy wolf snail

70 Bemisia tabaci sweet potato whitefly

Lƣỡng cƣ

71 Rana catesbeiana bullfrog

72 Bufo marinus cane toad

73 Eleutherodactylus coqui Caribbean tree frog

74 Salmo trutta brown trout

75 Cyprinus carpio carp

76 Micropterus salmoides large-mouth bass 77 Oreochromis

mossambicus

Mozambique tilapia

78 Lates niloticus Nile perch 79 Oncorhynchus mykiss rainbow trout 80 Clarias batrachus walking catfish

81 Gambusia affinis Western mosquito fish

Chim

82 Acridotheres tristis Indian myna bird 83 Pycnonotus cafer red-vented bulbul 84 Sturnus vulgaris starling

Bò sát

85 Boiga irregularis brown tree snake 86 Trachemys scripta red-eared slider

Thú

87 Trichosurus vulpecula brushtail possum

88 Felis catus domestic cat

89 Capra hircus goat

(99)

92 Mus musculus mouse 93 Myocastor coypus nutria

94 Sus scrofa pig

95 Oryctolagus cuniculus rabbit

96 Cervus elaphus red deer

97 Vulpes vulpes red fox

98 Rattus rattus ship rat

99 Herpestes javanicus small Indian mongoose 100 Mustela erminea stoat

sông Hồng, miền Bắc ên sông Lô Quảng Ninh), sơng Phó Đáy và sông Cà Lồ Nam phía Bắc Tam Đảo. (danh pháp khoa học: oài thực vật thuỷ sinh, i ọ Họ Bèo Nhật Bản Nguồn: http://www.agnet.org/library/bc/45011/ http://www.scribd.com/doc/26301879/The-Impact-of-Invasive-Species-Mimosa-Pigra-in-Cambodia http://www.weeds.org.au/WoNS/mimosa/docs/awc15-13.pdf http://www.biotrop.org/database.php?act=dbias (

Ngày đăng: 10/03/2021, 16:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát về các mối quan hệ giữa các hoạt động KTXH của con người với các loài SVNLXH - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 1.1 Sơ đồ tổng quát về các mối quan hệ giữa các hoạt động KTXH của con người với các loài SVNLXH (Trang 14)
3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển KTXH khu vực nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình phát triển KTXH khu vực nghiên cứu 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (Trang 34)
Mai Dương là một trong số các sinh vật xâm lấn gây hại điển hình trên toàn cầu,  có  nguồn  gốc  từ  vùng  nhiệt  đới  châu  Mỹ,  phân  bố  rộng  từ  Mexico,  qua  các  quốc  gia Trung Mỹ  xuống đến  phía Bắc  Argentina - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
ai Dương là một trong số các sinh vật xâm lấn gây hại điển hình trên toàn cầu, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ, phân bố rộng từ Mexico, qua các quốc gia Trung Mỹ xuống đến phía Bắc Argentina (Trang 41)
Hình 3.2: Mai dƣơng phát triển mạn hở xã Đồng Ích - Lập Thạch  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.2 Mai dƣơng phát triển mạn hở xã Đồng Ích - Lập Thạch (Trang 42)
Bảng 3.1: Hiện trạng của cây Mai dƣơng trên địa bàn tỉnh năm 2010 - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Bảng 3.1 Hiện trạng của cây Mai dƣơng trên địa bàn tỉnh năm 2010 (Trang 43)
Bảng 3.2: Hiện trạng của ốc bƣơu vàng năm 2010 - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Bảng 3.2 Hiện trạng của ốc bƣơu vàng năm 2010 (Trang 48)
Hình 3.4: Trứng ốc bƣơu vàng trên cuống bèo Nhật Bản tại hồ Bò Lạc xã Đồng Quế - Tam Đảo  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.4 Trứng ốc bƣơu vàng trên cuống bèo Nhật Bản tại hồ Bò Lạc xã Đồng Quế - Tam Đảo (Trang 49)
Hình 3.5: Ốc bƣơu vàng trên ruộng lúa đang thu hoạch tại xã Viê ̣t Xuân - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.5 Ốc bƣơu vàng trên ruộng lúa đang thu hoạch tại xã Viê ̣t Xuân (Trang 49)
Bảng 3.3: Hiện trạng của cây bèo Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Bảng 3.3 Hiện trạng của cây bèo Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010 (Trang 52)
Hình 3.6: Bèo Nhật Bả nở cầu Mùi xã Thanh Trù – Vĩnh Yên  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.6 Bèo Nhật Bả nở cầu Mùi xã Thanh Trù – Vĩnh Yên (Trang 54)
Hình 3.7: Bèo Nhật Bản tại Đầm  Vạc  phƣờng  Tích  Sơn  –  Vĩnh  Yên  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.7 Bèo Nhật Bản tại Đầm Vạc phƣờng Tích Sơn – Vĩnh Yên (Trang 54)
Hình 3.9: Ốc sên - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.9 Ốc sên (Trang 56)
Hình 3.10: Cây hoa ngũ sắc Hình 3.11: Cá rô phi Mozambic - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.10 Cây hoa ngũ sắc Hình 3.11: Cá rô phi Mozambic (Trang 57)
Hình 3.12: Sâu róm thông - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.12 Sâu róm thông (Trang 58)
Hình 3.13: Chào mào đít đỏ - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.13 Chào mào đít đỏ (Trang 59)
Hình 3.14: Cây cỏ Lào - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.14 Cây cỏ Lào (Trang 61)
Hình 3.15: Cá Sặc rằn - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.15 Cá Sặc rằn (Trang 62)
Hình 3.17: Cây Mai dƣơng phát triển đầu tiên khi tại hồ Làng Hà xã Hồ Sơn – Tam Đảo mùa nƣớc cạn  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.17 Cây Mai dƣơng phát triển đầu tiên khi tại hồ Làng Hà xã Hồ Sơn – Tam Đảo mùa nƣớc cạn (Trang 63)
Hình 3.18: Mai dƣơng tại xã Đồng Íc h– Lập Thạch - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.18 Mai dƣơng tại xã Đồng Íc h– Lập Thạch (Trang 64)
Hình 3.19: Cây Mai dƣơng mọc sen kẽ với cây nông nghiệp tại xã Vân Xuân Vĩnh Tƣờng  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.19 Cây Mai dƣơng mọc sen kẽ với cây nông nghiệp tại xã Vân Xuân Vĩnh Tƣờng (Trang 64)
Hình 3.20: Bèo Nhật Bản phát triển mạnh tại các ao thôn Cổ Tích xã Đồng Cƣơng -Yên Lạc  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.20 Bèo Nhật Bản phát triển mạnh tại các ao thôn Cổ Tích xã Đồng Cƣơng -Yên Lạc (Trang 65)
Hình 3.22: Mai dƣơng đƣợc dùng làm củi đun tại xã Viê ̣t Xuân  Vĩnh Tƣờng - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.22 Mai dƣơng đƣợc dùng làm củi đun tại xã Viê ̣t Xuân Vĩnh Tƣờng (Trang 68)
Hình 3.24, 3.25: Bèo Nhật Bản đƣợc sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.24 3.25: Bèo Nhật Bản đƣợc sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ (Trang 69)
Hình 3.26: Cây ngũ sắc đƣợc trồng nhiều làm cây cản hở Vĩnh Phúc - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.26 Cây ngũ sắc đƣợc trồng nhiều làm cây cản hở Vĩnh Phúc (Trang 69)
Hình 3.27; 3.28: Nông dâ nở xã Thanh Vân – Tam Dƣơng phải rất vất vả rọn bỏ bèo Nhật Bản trên ruộng của mình để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân  - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.27 ; 3.28: Nông dâ nở xã Thanh Vân – Tam Dƣơng phải rất vất vả rọn bỏ bèo Nhật Bản trên ruộng của mình để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân (Trang 70)
Hình 3.29: Bèo Nhật Bản mọc kín hầu hết các con mƣơng dẫn nƣớc tƣới tiêu cho đồng ruộng - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.29 Bèo Nhật Bản mọc kín hầu hết các con mƣơng dẫn nƣớc tƣới tiêu cho đồng ruộng (Trang 71)
Hình 3.30: Sâu đu ̣c thân (Carmenta mimosa) - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.30 Sâu đu ̣c thân (Carmenta mimosa) (Trang 76)
Hình 3.31: Ngƣời dân thu gom ốc Bƣơu vàng trên ruộng lúa - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.31 Ngƣời dân thu gom ốc Bƣơu vàng trên ruộng lúa (Trang 81)
Hình 3.32 Mọt dục lá Hình 3.33: Bƣớm kiểm soát bèo - Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại ở Vĩnh Phúc: Luận văn Thạc Sĩ Khoa học Môi trường
Hình 3.32 Mọt dục lá Hình 3.33: Bƣớm kiểm soát bèo (Trang 84)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN