Chương 2: ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm nghiên cứu
2.3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp của chúng tôi tập trung vào phân tích tổng thể các dữ liệu điều tra trong khoa học nhân văn. Phương pháp này xuất phát từ thực tế là các biến độc lập (các câu trả lời định lượng hoặc định tính cho bản hỏi của cuộc điều tra) thường không có đủ phẩm chất cần thiết để được đưa trực tiếp vào mô hình thống kê. Các tập dữ liệu có thể có sai số, sai sót hay bỏ sót. Câu hỏi không phải lúc nào cũng dễ hiểu, người được phỏng vấn không phải lúc nào cũng biết đưa ra câu trả lời cần thiết, tinh thần cuộc điều tra, bản chất của việc đặt câu hỏi không phải lúc nào cũng được lĩnh hội. Sau khi được mã hóa dưới dạng số, một biến độc lập không còn chứa các yếu tố cho phép phê duyệt liến đó. Tuy nhiên, một số biến liên quan đến cùng một chủ đề có thể phê duyệt lẫn nhau thông qua phân tích đa biến. Chúng tôi muốn đề xuất các phương pháp áp dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu (phân tích khảo sát đa chiều) để phê duyệt và đánh giá thông tin cơ sở. Hai bước đầu tiên trong xử lý số liệu điều tra theo phương pháp này gồm: Làm sạch số liệu và mô tả sơ bộ (sắp xếp
dữ liệu, lược đồ, tính số liệu thống kê ban đầu, trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị cực trị, ngũ phân vị, bảng phân tổ chéo) ; xem xét tính gắn kết tổng thể, hiển thị dữ liệu, cơ cấu số liệu, phân loại theo phương pháp khảo sát.Phương pháp này gồm hai nhóm lớn sau: phương pháp nhân tố (phân tích theo thành phần chính, phân tích tương quan đơn giản và phức tạp) và phương pháp phân loại tự động. Chúng tôi muốn nhấn mạnh trước hết đến bước thứ hai có tên gọi “xem xét tính gắn kết tổng thể”. Đây là ứng dụng mới trước đây không có trong các phần mềm tin học truyền thống. Trong khi đó đây là bước quan trọng giúp đánh giá chất lượng thông tin, xác định mối quan hệ tương tác giữa tất cả hay từng phần đặc điểm của tổng thể nghiên cứu. Bước này cho phép đánh giá tính gắn kết tổng thể của tập dữ liệu, xây dựng các chỉ số tổng hợp và đưa ra các bước tiếp theo trong quá trình xử lý số liệu điều tra.Thống kê khảo sát: phân tích nhân tố và phân loại.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể a. Phương pháp kế thừa
Vì khảo sát trên thực địa là hạn chế nên thành phần các loài của các loài sinh vật ngoại lai, hay sự có mặt của các loài còn phải được kế thừa qua các tài liệu đã
được công bố của các nhà khoa học đã khảo sát trước đây ở khu vực Vĩnh Phúc và các vùng phụ cận.
b.Phương pháp điều tra, phỏng vấn nhân dân địa phương
Các hình mẫu được sử dụng khi thực hiện phỏng vấn nhân dân địa phương theo sách hướng dẫn nhận dạng của Ben King và Boonsong Lekagul. Sở dĩ như vậy vì có một số loài chim di cư theo mùa hoặc xuất hiện vào các thời gian ngoài các đợt khảo sát, phụ thuộc vào thời gian xuất hiện nguồn thức ăn của chúng mà chúng tôi chưa khảo sát được. Tuy nhiên cũng cần nói rằng đây cũng chỉ là những tài liệu tham khảo, cần phải kết hợp với những hiểu biết về đặc điểm phân bố địa lý và sinh cảnh của loài.
Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn nhiều người dân địa phương thuộc 121 xã thuộc 7 huyện (Yên Lạc, Vĩnh Tường, Bình Xuyên, Tam Dương, Tam Đảo, Lập
Thạch, Sông Lô) và hai huyện thị (thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên) thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
c. Phương pháp điều tra thực địa
Trong thời gian khảo sát trên thực địa, các loái sinh vật ngoại lai xâm hại được quan sát trực tiếp bằng mắt thường và ống nhòm. Xác định loài thông qua hình ảnh đã đã được công bố trong danh sách 100 loài SVNLXH nguy hiểm.
Chúng tôi cũng tiến hành đo đạc diện tích bị xâm hại bởi cây Mai Dương, bèo Nhật bản ở những nơi có diện tích bị xâm hại lớn.
d. Phương pháp chuyên gia
Lĩnh vực SVNLXH là lĩnh vực mới nên để nhận biết và hiểu rõ các loài chúng tôi đã mời các chuyên gia trên từng lĩnh vực như chuyên gia trong lĩnh vực động vật thủy sinh, động vật không xương sống, thực vật ở cạn.
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN