1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toán ở Nhật

34 968 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 47,13 KB

Nội dung

Quy định về nghĩa vụ trách nhiệm pháp của Công ty kiểm toán Nhật. 2.3.1. Kansayaku – Người chịu trách nhiệm trước cổ đông: 2.3.1.1. Khái quát về Kansayaku : Kansayaku hay tiếng Anh là Statutory (Corporate Auditor), chúng tôi tạm dịch là kiểm toán viên tập đoàn. Theo Luật Doanh Nghiệp năm 2005 của Nhật Bản, kansayku là thành viên bắt buộc của một công ty cổ phần, trừ hai trường hợp sau: Thứ nhất, một công ty nhỏ, tổ chức chặt chẽ không bắt buộc phải có kansayku. Thứ hai, công ty “ủy ban” (committee company), yêu cầu có ba ban: Ban kiểm toán, Ban đề cử (nominating committee), ban đền bù (compensation committee) thì không cần có kansayku. Còn lại, tất cả các công ty cổ phần bắt buộc phaira có Kansayku, thậm chí các công ty cỡ lớn, Doanh nghiệp Nhà nước (publicly held company) phải thiết lập Ban Kiểm toán viên tập đoàn (Kansayku-kai), theo Luật Doanh nghiệp. Hệ thống Kansayku ra đời từ trước chiến tranh thế giới hai, nhưng những sửa đổi của Bộ luật Thương mại năm 1950 đã giảm đi sức mạnh trách nhiệm của nó. Hệ thống này được phát triển tới như ngày nay thông qua các sửa đổi, bổ sung của bộ luật thương mại vào các năm 1974, 1981, 1993 2001, tất cả đều mở rộng sức mạnh tính độc lập của kansayku. Các điều khoản phức tạp trong Bộ luật Thương Mại cuối cùng được thống nhất trong luật Doanh nghiệp năm 2005. Kansayku được bầu ra tại Đại hội cổ đông vai trò của họ là “kiểm toán” các hoạt động của ban giám đốc. Bao gồm cả kiểm toán tuân thủ kiểm toán tài chính. Một cuộc kiểm toán tài chính được tiến hành trước khi các báo cáo tài chính được đưa ra xem xét tại Đại hội cổ đông thường niên. Báo cáo kiểm toán chứa đựng kết quả của cả kiểm toán tài chính kiểm toán tuân thủ, nó phải đi kèm với thông cáo của cuộc họp đại hội cổ đông. Báo cáo tài chính cuối niên độ cũng là đối tượng kiểm toán của kansayku, kết quả của cuộc kiểm toán phải được báo cáo tại Đại hội cổ đông thường niên. Hệ thống kansayku được thiết lập nghiêm ngặt hơn trong các “công ty lớn”. Một công ty lớn được định nghĩa theo luật là một công ty cổ phần có lượng vốn pháp định từ 500 triệu Yen trở lên( tương đương khoảng 91 tỉVNĐ) hoặc tổng số nợ là 20 tỉ yên trở lên; Hiện có khoảng 12000 công ty cỡ lớn Nhật Bản. Các công ty cỡ lớn hoặc Doanh nghiệp Nhà nước phải có ít nhất 3 kansayku, ít nhất một trong số họ phải làm việc cả ngày (full time), ít nhất một nửa số họ phải là kansayku bên ngoài doanh nghiệp. Kansayku-kai phải được thiết lập. Dưới góc nhìn chức năng của kansayku trong doanh nghiệp lớn, Kansayku – kai gần giống với ủy ban kiểm toán Mỹ. Tuy nhiên Kansayku- kai Nhật Bản phải là một bộ phận tách rời với ban giám đốc, phải bao gồm ít nhất một (full-time) kansayku làm việc cả ngày. Thêm vào đó, kansayku không thể kiêm nhiệm vị trí nào trong ban giám đốc. Thậm chí, Đạo luật Doanh nghiệp yêu cầu tính độc lập cao hơn đối với kansayku bên ngoài. 2.3.1.2. Bầu cử, bổn phận nghĩa vụ của Kansayaku * Bầu cử Kansayaku: Các thành viên Kansayaku được bầu ra tại đại hội cổ đông với số đại biểu có mặt không thấp hơn 1/3 tổng số (giống như bầu ban giám đốc). Luật Doanh Nghiệp đưa ra căn cứ về sự không đủ tư cách, phế chuất kansayaku thành viên ban giám đốc, như không cho phép một kiểm toán viên kiêm nhiệm vị trí giám đốc, nhân viên của công ty hoặc công ty con của nó. Kansayaku có quyền bày tỏ quan điểm của mình tại đại hội cổ đông về vấn đề bầu cử các kansayaku khác. Kansayku từ chức được phép dự cuộc họp đại hội cổ đông lần đầu tiên sau khi từ chức bày tỏ quan điểm của họ. Kansayku-kai cũng có quyền đưa ra sự chấp thuận hay quyền đưa ra các đề nghị đối với sự đề cử của ban giám đốc cho vị trí kansayku mà sự đề cử này sẽ được đệ trình lên đại hội cổ đông cho việc bầu cử. Mỗi kansayaku có nhiệm kỳ 4 năm, thay vì 2 năm đối với thành viên ban giám đốc. Nhiệm kỳ này không thể được qui định ngắn hơn bởi điều lệ công ty. Về thù lao sẽ được qui định một cách riêng rẽ với thù lao của thành viên ban giám đốc bởi qui chế của công ty hoặc được giải quyết đại hội cổ đông. Như đã đề cập trên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công (doanh nghiệp nhà nước) phải có tối thiểu ba thành viên kansayaku. Cũng theo đó, có ít nhất một nửa số thành viên phải là kansayaku bên ngoài, nghĩa là họ không được là giám đốc, nhân viên của công ty hoặc chi nhánh của công ty. Một ban kiểm toán tập đoàn (kansayku-kai) phải được thiết lập trong ban phải cử ra ít nhạt một kansayku làm việc cả ngày (full-time). * Bổn phận của Kansayaku: Mối quan hệ về luật pháp giữa kansayaku công ty là quan hệ giao phó (inin). Do đó, kansayku có bổn phận theo dõi, giám sát hoạt động của công ty. Theo luật Doanh nghiệp, nghĩa vụ pháp của kansayaku là kiểm toán các hoạt động của ban giám đốc, kể cả kiểm toán tuân thủ kiểm toán tài chính. Kiểm toán tài chính là việc kiểm toán các báo cáo tài chính, nhưng không giống như một cuộc kiểm toán yêu cầu bởi Luật Chứng khoán, nó phải được tiến hành trước Đại hội cổ đông thường niên. Báo cáo kiểm toán bao gồm kết quả của cả các cuộc kiểm toán tài chính kiểm toán tuân thủ, nó phải đi kèm với thông cáo Đại hội cổ đông thường niên được gửi cho các cổ đông hai tuần trước khi Đại hội diễn ra. Về việc báo cáo của công ty theo Luật Chứng khoán, phải chuẩn bị các báo cáo tài chính cuối niên độ theo cả Luật chứng khoán Luật Doanh nghiệp, chúng cũng là đối tượng được kiểm toán bởi kansayku, kết quả kiểm toán được báo cáo vào Đại hội thường niên. Tóm lại, Kansayku được giao cho các quyền hạn khác nhau quyền hợp pháp để thực hiện bổn phận của họ. * Thẩm quyền điều tra của Kansayaku: Kansayaku có quyền yêu cầu giám đốc hoặc nhân viên cung cấp báo cáo về các hoạt động của công ty cũng như quyền giám sát hoạt động tài sản của đơn vị bất cứ khi nào. Nếu giám đốc nhận thấy khả năng công ty có tổn thất đáng kể họ phải báo cáo cho Kansayaku-kai biết, ngay cả khi không được Kansayaku yêu cầu. Kansayaku cũng có quyền hợp pháp yêu cầu báo cáo hoặc giám sát hoạt động, tài sản tại bất cứ công ty con, chi nhánh nào của đơn vị. đơn vị chịu các chi phí kiểm toán này (bao gồm cả thẩm tra). * Chức năng ngăn chặn hành vi phi pháp của giám đốc. Tất cả thành viên kansayaku phải tham dự tất cả các buổi họp của ban giám đốc, mỗi kiểm toán viên được phép bày tỏ quan điểm của mình nếu thấy cần thiết để ngăn chặn ban giám đốc có các quyết định phi pháp hoặc quyết định bất hợp ảnh hưởng đến công ty. Thậm chí ngoài các cuộc họp của ban giám đốc, nếu kansayku nhận thấy sự vi phạm hoặc khả năng vi phạm luật hay điều lệ công ty của một thành viên ban giám đốc, họ phải thông báo cho ban giám đốc. Nếu cần thiết, kansayku có thể yêu cầu một cuộc họp ban giám đốc, hoặc kansayaku có quyền triệu tập một cuộc họp. Khi một quyết định hoặc một hành vi vi phạm pháp luật hay điều lệ công ty không thể bị ngăn chặn, sửa đổi, các đề nghị, tài liệu được giám đốc đệ trình lên Đại hội cổ đông chứa đứng các sai phạm hoặc sự bất hợp nghiêm trọng, kansayaku phải báo cáo nhận định của họ về vấn đề này tại Đại hội cổ đông. Nếu một hành động, quyết định của giám đốc có khả năng vi phạm pháp luật hoặc điều lệ công ty, gây tổn thất đáng kể cho doanh nghiệp, kansayku có quyền yêu cầu ban giám đốc ngừng ngay việc đó lại. Cuối cùng, kansayaku thực hiện yêu cầu hủy bỏ công việc đó tại cuộc họp Đại hội cổ đông. * Vai trò của Kansayaku khi sảy ra kiện tụng, tranh chấp giữa doanh nghiệp thành viên ban giám đốc Trong cuộc tranh chấp giữa công ty giám đốc công ty, kansayaku đại diện cho công ty. Theo đó, kansayaku là người quyết định về việc công ty có kiện giám đốc hay không. Kansayaku cũng là người được yêu cầu giải trình khi một cổ đông có hành vi liên quan. Khi một cổ đông có hành vi liên quan được đưa ra trước tòa, công ty có thể tham gia vụ kiện, thay mặt cho các bị cáo chỉ khi tất cả các thành viên kansayaku chấp thuận. Thêm vào đó, một trường hợp phổ biến hơn là sự chập thuận của tất cả các kansayaku là yêu cầu cần thiết để nghĩa vụ của các thành viên ban giám đốc được xóa bỏ theo các thủ tục giới hạn được nêu ra trong luật Doanh nghiệp. * Kansayaku kiểm toán tài chính: Các công ty lớn phải chi định một kiểm toán viên công chứng hoặc một hãng kiểm toán với tư cách là kiểm toán viên độc lập. Các kiểm toán viên độc lập được bầu chọn tài cuộc họp Đại hội cổ đông, các đề cử phải được sự chấp thuận của kansayaku-kai từ trước đó. Theo đó, một cuộc kiểm toán tài chính trong các công ty lớn được thực hiện chủ yếu bởi kiểm toán viên độc lập, báo cáo kiểm toán này phải được đệ trình lên cả Kansayaku-kai ban giám đốc. Kansayku kiểm tra sự hợp của tóm tắt quá trình kết quả của cuộc kiểm toán tài chính. Nếu kansayaku tin rằng có sự bất hợp lý, họ phải tuyên bố cùng với do trong báo cáo kiểm toán. Kansayaku sẽ tự tiến hành kiểm toán tóm lược quá trình kết quả kiểm toán trong báo cáo kiểm toán. Nếu kiểm toán viên độc lập phát hiện hành vi bất hợp hoặc vi phạm pháp luật hay điều lệ công ty có liên quan tới các hoạt động của thành viên ban giám đốc, họ phải báo cáo cho kansayaku-kai. Kansayaku cũng có quyền yêu cầu các báo cáo của kiểm toán viên độc lập nếu cần thiết. Cùng với các điều trên, trong các công ty lớn, kansayku chịu trách nhiệm giám sát, quản cuộc kiểm toán do các kiểm toán viên bên ngoài thực hiện, đây là một diểm giống với chức năng của ủy ban kiểm toán Mỹ. Báo cáo kiểm toán đi kèm với thông cáo của Đại hội cổ đông bao gồm kết quả của cả các cuộc kiểm toán tài chính kiểm toán tuân thủ. Báo cáo kiểm toán này được chuẩn bị bởi kansayaku- kai, nhưng mỗi kansayku có quyền viết ý kiến của họ vào đó. Như đã nói trên, các báo cáo tài chính cuối niên độ cũng là đối tượng kiểm toán của kansayaku. * Trách nhiệm pháp của Kansayaku Theo Luật Doanh nghiệp, nếu kansayaku vi phạm nghĩa vụ của mình đối với công ty, kansayaku phải chịu trách nhiệm pháp đối với những tổn thất gây ra. Ngoài ra, nếu có sự vi phạm cam kết hay sự cẩu thả trong hoạt động kiểm toán, hoặc nếu báo cáo kiểm toán chứa đựng sai phạm, kansayaku có thể là người chịu trách nhiệm pháp trực tiếp cho thiệt hại gây ra cho các bên thứ ba. 2.3.2. Kiểm toán viên độc lập các chế tài xử phạt 2.3.2.1. Kiểm toán viên độc lập Ủy ban kiểm toán giám sát hoạt động kiểm toán: Cũng giống như Ủy ban chứng khoán, Ủy ban kiểm toán giám sát hoạt động kiểm toán (Certified Public Accountants and Auditing Oversight Board) được sáng lập bởi FSA (Financial Services Agency), chúng tôi tạm dịch là Cơ quan dịch vụ tài chính quốc gia. Ủy ban này thực hiện các công việc dưới đây : Thứ nhất, thẩm tra, giám sát, cân nhắc các vấn đề có liên quan đến hoạt động kỷ luật đối với kiểm toán viên hoạt động đăng ký hành nghề của kiểm toán viên nước ngoài, cũng như các hoạt động của các hãng kiểm toán. Thứ hai, đề ra các khuyến cáo, kiến nghị đối với các hoạt động quản của Thủ tướng chính phủ hay bất cứ thước đo, chuần mực nào được dùng để đảm bảo các hoạt động, dịch vụ của các kiểm toán viên trong nước, nước ngoài, các hãng kiểm toán cũng như công việc của Hội nghề nghiệp kiểm toán (JICPA) đang được thực hiện một các hợp lý, hợp pháp. Thứ ba, tiến hành giám sát, thẩm tra đối với kiểm toán viên độc lập. Như vậy, Uỷ ban kiểm toán giám sát hoạt động kiểm toán chính là cơ quan trực tiếp theo dõi, giám sát hoạt động kiểm toán độc lập đề ra các kiến nghị, khuyến cáo đối với Thủ tướng chính phủ. 2.3.2.2. Các hình thức kỷ luật đối với kiểm toán viên độc lập Theo điều 29, Luật kiểm toán độc lập, kiểm toán viên độc lập có thể bị kỷ luật dưới các hình thức sau: Thứ nhất, cảnh cáo. Thứ hai, đình chỉ hành nghề nhưng không quá hai năm. Thứ ba, tịch thu giấy phép hành nghề. Cụ thể các hình thức kỷ luật trên được áp dụng đối với các sai phạm của kiểm toán viên độc lập như sau: Điều 30, Luật kiểm toán độc lập qui định, đối với hành vi xác minh có chủ ý các báo cáo tài chính chứa đựng sai phạm thành không có sai phạm. Thủ tướng chính phủ có thể áp dụng một trong hai hình thức đối với kiểm toán viên là : đình chỉ hành nghề (không quá hai năm) tịch thu giấy phép hành nghề. Đối với các hành vi không có chủ ý hoặc do sự bất cẩn trọng nghề nghiệp, cẩu thả, tùy vào mức độ, Thủ tướng chính phủ có thể áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc đình chỉ hành nghề không quá hai năm. Trong trường hợp, một hãng kiểm toán xác minh báo cáo tài chính sai, nếu là do hành vi chỉ đạo có chủ ý hoặc sự bất cẩn trọng của kiểm toán viên cấp cao, chủ nhiệm kiểm toán, thì tùy vào chi tiết mức độ sai phạm để áp dụng một trong ba hình thức trên. 2.3.2.3.Yêu cầu bồi đền bù đối với vi phạm của kiểm toán viên: Trong trường hợp kiểm toán viên độc lập cố ý sai phạm, họ phải trả số tiền gấp 1.5 lần phí kiểm toán hoặc con số khác được chỉ ra bởi cơ quan trật tự nội các ( Cabinet Order) như là một khoản bồi thường tương ứng với phí kiểm toán phát sinh. Nếu kế toán viên công chứng không cố ý đưa ra ý kiến sai, họ phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với phí kiểm toán. Nếu khoản bồi thường được tính toán dưới mười ngàn yên ( khoảng 1.820.000 VND), kiểm toán viên sẽ không phải trả. Nếu khoản tiền bồi thường được tính toán bao gồm một khoản lạ dưới mười ngàn yên, khoản này sẽ được bỏ qua. 2.3.2.4. Các thủ tục thực hiện kỷ luật đối với kiểm toán viên: Thủ tục áp dụng các hình thức kỷ luật đối với kiểm toán viên bao gồm các bước sau : Thứ nhất, bất kỳ ai, nếu nghi ngờ có vi phạm (như đã nói trên ) của kiểm toán viên, đều có thể báo cáo cho Thủ tướng Chính phủ yêu cầu một sự đánh giá, một thước đo đúng mực được tiến hành. Thứ hai, khi có báo cáo nói trên, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiến hành các điều tra cần thiết liên quan đến trường hợp được báo cáo. Thứ ba, Thủ tướng Chính phủ, nếu cân nhắc khả năng có sai phạm thực sự của kiểm toán viên độc lập, có thể tiến hành các cuộc điều tra chính thức. Thứ tư, Thủ tướng Chính phủ, nếu dự định tiến hành đưa ra một trong các hình thức kỷ luật nêu trên sẽ triệu tập một buổi giải trình để lấy ý kiến của các bên liên quan. Thứ năm, một hình thức kỷ luật sẽ được thực thi khi có đủ các chứng cứ hợp về việc vi phạm của kiểm toán viên, sau khi có buổi giải trình nhận được ý kiến, quan điểm của Ủy ban kiểm toán giám sát hoạt động kiểm toán. 2.3.2.5. Thẩm quyền điều tra : Với mục đích tiến hành các điều tra cần thiết liên quan đến vấn đề nêu phần trên, Thủ tướng chính phủ có quyền tiến hành bất cứ hoạt động nào dưới đây: Thứ nhất, yêu cầu những người có liên quan, hoặc làm chứng trình diện tiến hành lắng nghe, thu thập ý kiến, hoặc báo cáo từ những người này. Thứ hai, yêu cầu một chuyên gia trình diện cung cấp ý kiến chuyên gia. Thứ ba, yêu cầu chủ nhân của các sổ sách, tài liệu hoặc bất cứ đối tượng nào khác cung cấp tài liệu cần thiết cho nhà chức trách. Thứ tư, đi vào các văn phòng hoặc bất cứ nơi nào khác có liên quan điều tra các sổ sách, tài liệu hoặc bất cứ đối tượng nào khác có liên quan. Nhìn chung, Luật Kiểm toán độc lập của Nhật Bản đã qui định khá rõ ràng các vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ của kiểm toán viên độc lập, cũng như các chế tài, hình thức kỷ luật, xử phạt đối với kiểm toán viên độc lập khi xảy ra sai phạm, đây có thể nói là một trong những nguồn tài liệu quan trọng để chúng ta học tập áp dụng. 3. Thực tiễn về các quy định về nghĩa vụ trách nhiệm pháp của công ty kiểm toán tại Việt Nam. 3.1. Những quy định hiện có. Hiện nay các qui định pháp điều chỉnh hoạt động kiểm toán độc lập Việt nam đã được ban hành tương đối đồng bộ như: Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của Chính phủ về ban hành Qui chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Thông tư số 22/TC/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện Qui chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân; Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 về kiểm toán độc lập, Nghị định số 133/2005/NĐ-CP ngày 31/10/2005 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004; Quyết định số 237TC/QĐ/CĐKT ngày 19/3/1994 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về qui chế thi tuyển cấp chứng chỉ kiểm toán; Thông tư số 107/2000/TT-BTC ngày 25/10/2000 về hướng dẫn đăng ký hành nghề kiểm toán; nhiều luật văn bản pháp qui khác liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, công ty tư nhân, … Ngoài những quy định pháp như trên thì Bộ Tài chính có trách nhiệm soạn thảo ban hành các chuẩn mực kiểm toán đến nay đã ban hành được 37 chuẩn mực kiểm toán Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán. Các chuẩn mực kiểm toán được ban hành đã thể hiện một bước phát triển mạnh trong hoạt động kiểm toán, đã tạo ra hành lang pháp thuận lợi hơn cho hoạt động kiểm toán độc lập, là cơ sở cho kiểm toán viên chuyên nghiệp công ty kiểm toán kiểm tra, đánh giá các thông tin tài chính một cách trung thực, khoa học, khách quan. Chuẩn mực kiểm toán còn là cơ sở cho việc chỉ đạo giám sát, kiểm tra đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán, là cơ sở cho việc đào tạo, huấn luyện thi tuyển kiểm toán viên. Trong hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt nam có qui định các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính gồm: (a) Tuân thủ pháp luật nhà nước: Kiểm toán viên phải luôn coi trọng chấp hành đúng pháp luật của nhà nước trong quá trình hành nghề kiểm toán. (b) Tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Kiểm toán viên phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp: Độc lập, Chính trực; khách quan, năng lực chuyên môn tính thận trọng; tính bí mật; tư cách nghề nghiệp; tuân thủ chuẩn mực chuyên môn. (c) Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán: Kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt nam chấp nhận. Các chuẩn mực này qui định các nguyên tắc thủ tục cơ bản hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán. (d) Kiểm toán viên phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch thực hiện kiểm toán phải luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải tuyệt đối tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trên, mọi hành vi không phù hợp với các nguyên tắc này đều có thể dẫn đến rủi ro kiểm toán. Trong điều kiện các chuẩn mực kiểm toán Việt nam chưa đầy đủ, thì một trong các nguyên tắc cơ bản còn qui định kiểm toán viên phải tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt nam chấp nhận. Tuy [...]... quy mô kinh doanh của các công ty sự toàn cầu hoá hoạt động thương mại ngày càng phát triển Sự phát triển đó kéo theo sự phức tạp của công tác kế toán, kiểm toán làm nảy sinh không ít vụ kiện có liên quan đến trách nhiệm pháp của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán độc lập Có thể minh chứng bằng vụ kiện điển hình của các cổ đông của tập đoàn Worldcom, tập đoàn Enron kiện công ty kiểm toán. .. kiểm toán viên phải dựa vào luật công ty, luật lao động, hay các qui định pháp liên quan khác Hoặc khi kiểm toán xác định kết quả kinh doanh trong kỳ cần phải dựa vào các qui định của nhà nước về quản doanh thu chi phí để xác định đầy đủ hợp các khoản thu nhập chi phí làm cơ sở để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp lợi nhuận để lại đơn vị Trách nhiệm của kiểm toán viên được quy định. .. Andersen về tính độc lập trung thực của kiểm toán viên Việt Nam chưa có các vụ kiện lớn về kiểm toán, tuy nhiên cũng đã xuất hiện những sai phạm của công ty kiểm toán trong việc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành, niêm yết chứng khoán: như các công ty kiểm toán phối hợp chưa tốt với các cơ quan quản lý; các công ty kiểm toán nhiều khi chưa thực hiện đúng nghĩa vụ thông báo của mình... thể tại điều 17 nghị định 105/2004/ NĐ- CP: Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề: 1 Chấp hành các nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập quy định tại Điều 4 của Nghị định này 2 Trong quá trình thực hiện dịch vụ, kiểm toán viên không được can thiệp vào công việc của đơn vị đang được kiểm toán 3 Ký báo cáo kiểm toán chịu trách nhiệm về hoạt động nghề nghiệp của mình 4 Kiểm toán viên hành nghề... của Nghị đinh này, thì tùy theo tính chất mức độ vi phạm sẽ bị tạm đình chỉ, cấm vĩnh viễn đăng ký hành nghề kiểm toán hoặc phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật 5 Các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật Như vậy Việt Nam cho đến nay mới chỉ có một số Nghị định, thông tư có liên quan đến trách nhiệm pháp của công ty kiểm toán luật chứng khoán liên quan đến hoạt động của. .. vấn trong báo cáo kiểm toán sau khi đã yêu cầu Canfoodco điều chỉnh, nhưng khách thể đã không thực hiện Cho đến nay, Việt Nam chưa có một vụ kiện về trách nhiệm pháp của kiểm toán viên công ty kiểm toán Nhưng điều đó không có nghĩa là các cổ đông không được phép kiện công ty kiểm toán đã đưa ra báo cáo kiểm toán không chính xác Các cổ đông hoàn toànquy n kiện công ty kiểm toán khi mà họ bị... luận như vậy thì rất khó có thể quy kết trách nhiệm, bắt bẻ được công ty Kiểm toán Tuy nhiên nếu công ty kiểm toán không chứng minh được báo cáo kiểm toán là chính xác thì công ty cũng phải chịu trách nhiệm theo thông tư 64/2004/TT-TC ngày 29/6/2004 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 105/2004/NĐ-CP ngày 30/3/2004 của Chính phủ về Kiểm toán độc lập Trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm. .. tài chính của người sử dụng Cụ thể hơn, là các Cổ đông Họ tin vào báo cáo đó, nên đã đầu tư cho Khách hàng của công ty Kiểm toán một số tiền rất lớn, nhưng công ty bị phá sản, các cổ đông bị mất hết vốn đàu tư Cổ đông của Doanh nghiệp được kiểm toán kiện công ty kiểm toán, lúc này công ty Kiểm toán lại bảo rằng Họ sẽ không chịu trách nhiệm gì với cổ đông hết, vì giữa công ty Kiểm toán Cổ đông... cũng như các chế tài xử lí Về phía công ty kiểm toán, họ cũng có quy n bào chữa cho sai phạm, nhầm lẫn của mình bằng cách: - Đưa ra các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được để đưa ra báo cáo kiểm toán - Công ty chúng tôi đã thực hiện công việc Kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán được chấp thuận - Trách nhiệm lập trình bày BCTC là của Ban giám đốc, trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến BCTC... ký duyệt của Kiểm toán viên Giám đốc công ty Kiểm toán Vậy nếu có sự kiện tụng nào liên quan đến báo cáo đó, thì người chịu trách nhiệm pháp là ai? Kiểm toán viên chính? Chủ nhiệm? Hay giám đốc? Giả sử người sử dụng báo cáo không ký hợp đồng với công ty Kiểm toán về việc được sử dụng báo cáo Kiểm toán đó, thì có được phép kiện công ty Kiểm toán đó không? Vì báo cáo đó, có ảnh hưởng đến việc . Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của Công ty kiểm toán ở Nhật. 2.3.1. Kansayaku – Người chịu trách nhiệm trước cổ đông: 2.3.1.1. Khái quát về. chúng ta học tập và áp dụng. 3. Thực tiễn về các quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của công ty kiểm toán tại Việt Nam. 3.1. Những quy định hiện có.

Ngày đăng: 07/11/2013, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w