4. Những ý kiến đóng góp và xây dựng để hoàn chỉnh về những quy định pháp lí đối với Công ty kiểm toán và kiểm toán viên ở Việt Nam.
4.1. Các kiến nghị.
Phần trên chúng ta đã tìm hiểu về những qui định về trách nhiệm pháp lý đối với kiểm toán viên độc lập ở các nền kinh tế phát triển bậc nhất thế giới. Có thể thấy rằng, ở các nước phát triển, luật lệ được qui định khá chặt chẽ, điều đó đã giúp ích rất lớn cho việc ngăn chặn các gian lận, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư, và nâng cao tính minh bạch của báo cáo tài chính. Đặc biệt là đạo luật sabanes oxley năm
2002 của Mỹ thậm chí còn đưa ra các chế tài xử phạt hình sự (phạt tù) đối với các trường hợp vi phạm, điều đó sẽ có tác dụng rất tốt trong việc răn đe, ngăn ngừa vi phạm, đây cũng là một trong những điểm chúng ta nên học tập.
Khác với Mỹ, mặc dù đã có Luật Kiểm toán độc lập riêng nhưng các chế tài xử phạt của Nhật có phần còn mang tính chất nương nhẹ, nhưng có thể nói, đây cũng là một bộ luật khá hoàn chỉnh, rõ ràng, từ bộ luật này, chúng ta có thể biết được các thủ tục, cũng như các ứng xử mang tính pháp luật khi có khả năng sai phạm của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán tài chính. Luật Doanh nghiệp của Nhật Bản cũng có qui định về kansayaku – kiểm toán viên tập đoàn, đây là một nhân vật có tầm ảnh hưởng khá lớn, đại diện, bảo đảm cho quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông, đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm trước cổ động, với hình thức này, quyền lợi của các cổ đông được đẩy lên cao, họ thường xuyên giám sát, kiểm soát được hoạt động của doanh nghiệp, ban giám đốc, thậm chí của kiểm toán viên độc lập bên ngoài tiến hành kiểm toán tài chính thông qua các kansayaku, từ đó, ngăn ngừa được các sai phạm của ban lãnh đạo, đơn vị kiểm toán, hình thức này là một trong những phương thức quản lý khá hay để đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ cổ đông.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên tổ chức, thành lập các tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra hoạt động kiểm toán tài chính và Chính phủ phải đề ra các chính sách, giải pháp kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo các tổ chức hoạt động hợp lý.