Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
84,42 KB
Nội dung
Nhữnglýluậnchungvềcôngtáckếtoánnguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp I) Những vấn đề chungvềnguyên liệu, vật liệu. 1) Khái niệm nguyên liệu, vật liệu. Nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất là đối tượng lao động_ một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ _ là cơ sở vật chất cấu tạo nên cơ sở vật chất của sản phẩm . 2) Đặc điểm và vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất: Một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất phải có đầy đủ ba yếu tố: - Lao động - Tư liệu lao động - Đối tượng lao động Ba yếu tố này tác động qua lại với nhau để tạo ra của của vật chất cho xã hội. Theo Mac, đối tượng lao động là tất cả mọi vật thiên nhiên xung quanh ta mà lao động có ích có thể tác động vào để tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố đầu vào quan trọng của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Như vậy chỉ những đối tượng lao động đã thay đổi do chịu nhiều tác động của lao động có ích của con người mới trở thành vật liệu. Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị của vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một lần và đã thay đổi hình thái vật chất ban đàu vào giá trị sản phẩm mới sáng tạo ra. Xét trên góc độ vốn, vật liệu là thành phần quan trọng của vốn lưu động trong doanh nghiệp, đặc biệt là vốn dự trữ. Do đó để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cần tăng tốc độ vận chuyển vôn lưu động, kết hợp với dự trữ và sử dụng vật liệu. Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá trị sản xuất của sản phẩm (70-80%). Nếu không có nguyên liệu, vật liệu thì sản xuất sẽ bị ngừng trệ. Bởi vậy, việc cung ứng vật liệu (đúng số lượng, chủng loại, kịp thời ) sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng vật liệu, phương pháp sử dụng vật liệu lại quyết định đến chất lượng sản phẩm. Về mặt giá trị, khi tham gia vào sản xuất, vật liệu dịch chuyển một lần toàn bộ giá trị của chúng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Điều này thể hiện ở chỗ chi phí vật liệu là khoản chi phí phân bổ một lần. Vì vậy, doanh nghiệp cần tổ chức tốt côngtác hạch toánkếtoánnguyên liệu, vật liệu một cách hiệu quả nhằm cung cấp kịp thời, đầy đủ, đồng bộ những loại vật liệu cần thiết cho sản xuất. Mặt khác, công việc này còn nhằm kiểm tra được các định mức dự trữ, tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, ngăn ngừa hao hụt, mất mát, sử dụng lãng phí vật tư và cung cấp thông tin cho bộ phận kếtoan khác nhằm hoàn thiện tốt nhiệm vụ của kếtoán quản trị. 3) Yêu cầu quản lýnguyên liệu, vật liệu. Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần phải quản lý chặt chẽ tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu. Ngoài ra côngtác tổ chức quản lý, hạch toánkếtoánnguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý sẽ hạn chế những mất mát, hư hỏng, giảm thiểu những rủi ro, thiệt hại trong quá trình sản xuất kinh doanh. 3.1 Yêu cầu quản lýnguyên liệu, vật liệu. - Khâu thu mua: thu mua nguyên vật liệu cần chú ý về số lượng, chất lượng lẫn chủng loại, giá cả, thường xuyên phân tích tình hình thu mua nguyên vật liệu, lựa chọn nguồn cung cấp đảm bảo về số lượng chủng loại quy cách với giá cả và chi phí thấp nhất - Khâu bảo quản: Tổ chức kho tàng, bến bãi một cách khoa học, hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập, xuất nguyên vật liệu. Thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng thứ vật liệu để đảm bảo đúng chất lượng vật liệu đưa vào quá trình sản xuất, tránh mất mát hao hụt. - Khâu sử dụng: Sử dụng vật liệu hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở các định mức và dự toánvề chi phí sản xuất. Tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng vật liệu trong sản xuất vật liệu tiêu hao để tính được giá trị vật liệu trong thành phẩm. - Khâu dự trữ: Xác định định mức dự trữ tối đa và tối thiểu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục mà không bị ứ đọng vốn. Thực hiện tốt côngtác kiểm tra, kiểm kê đối với vật liệu, xây dựng định mức hao hụt hợp lý trong vận chuyển, bảo quản. Việc bảo quản vật tư là một trong những nội dung quan trọng của côngtác quản lý trong doanh nghiệp, luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu nhằm xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và đánh giá tài sản của doanh nghiệp một cách đầy đủ, xác thực, đảm bảo tính trung thực khách quan của các thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. 3.2. Nhiệm vụ của kếtoánnguyên liệu, vật liệu. Trong các doanh ngiệp sản xuất, xuất phát từ vị trí yêu cầu quản lý vật liệu mà kếtoán cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau: - Thực hiện đánh giá, phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc, yêu cầu quản lý thống nhất của nhà nước và yêu cầu của quản trị doanh nghiệp. - Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kếtoán phù hợp với phương pháp kếtoán hang tồn kho của doanh nghiệp để ghi chép, phân loại, tổng hợp số liệuvề tình hinh hiện có và sự biến động tăng, giảm của vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh, cung cấp số liệu kịp thời để tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Từ đó phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh. - Thực hiện phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch mua, tình hình thanh toán và tình hình sử dụng vật liệu trong quá trình sản xuất kinh doanh. 4) Phân loại và tính giá vật liệu . 4.1. Phân loại vật liệu Để tién hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều thứ, loại vật liệu có tính năng lý hoá và công dụng khác nhau. Do đó không thể áp dụng biện pháp quản lýchung cho tất cả các loại vật liệu mà cần phải phân loại vật liệu, tức là sắp xếp các thứ vật liệu cùng loại với nhau theo một đặc trưng nhất định nào đó thành từng nhóm để thuận lợi cho việc hạch toán và quản lý vật liệu. Trong các doanh nghiệp khác nhau lại sử dụng cách phân loại khác nhau, tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lýkếtoán chi tiết. Thông thường người ta căn cứ vào nội dung kinh tế, vai trò công dụng của vật liệu trong từng quy trình sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý kinh doanh mà phân chia vật liệu thành: - Nguyên vật liệu chính: Là những thứ mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ thành vật thể vật chất của sản phẩm (kể cả bán thành phẩm mua vào) - Nguyên vật liệu phụ: Là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị hoặc dung để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc tẩy, thuốc chống rỉ, hương liệu, xà phòng, giẻ lau…) - Nhiên liệu: Là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình sản xuất kinh doanh như than, củi, xăng, dầu, hơi đốt, khí đốt . - Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết, phụ tùng dùng để sửa chữa và thay thế cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải……. - Phế liệu: Là các loại vật liệu thu được trong quá trình sản xuất hay thanh lý tài sản, có thể sử dụng hay bán ra ngoài ( phôi bào, vải vụn….) - Vật liệu khác: Bao gồm các vật liệu còn lại ngoài những thứ chưa kê trên như bao bì, vật đóng gói, các loại vật tư đặc chủng…… Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và hạch toán chi tiết ở từng doanh nghiệp mà từng loại vật liệu trên được chia thành từng nhóm, thứ một cách chi tiết hơn. Sau đó, mỗi tên gọi, nhãn hiệu, quy cách vật liệu lại được mã hoá bằng một hệ thống ký tự gọi là danh điểm vật liệu. Sổ danh điểm vật liệu sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức tốt côngtác quản lý, hạch toán vật liệu. Ngoài cách phân loại trên doanh nghiệp còn có thể sử dụng nhiều cách phân loại như sau: - Phân loại theo nguồn hình thành (mua ngoài, tự gia công chế biến, thuê ngoài, nhận vốn góp liên doanh, được cấp). - Phân loại theo tính năng lý hoá, theo quy cách phẩm chất. - Phân loại theo mục đích sử dụng. - Phân loại theo nguồn tài trợ. Trong kếtoán quản trị, để tạo điều kiện cho cung cấp thông tin kịp thời về chi phí, vật liệu thường được chia ra: nguyên vật liệu trực tiếp , nguyên vật liệu gián tiếp. Trên cơ sở 2 loại vật liệu này để hình thành 2 loại chi phí: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu gián tiếp. Việc phân loại này cho phép nhà quản trị đưa ra quyết định một cách chính xác nhất. 4.2. Tính giá thành vật liệu. Đánh giá vật liệu là việc xác định đúng đắn giá trị của vật liệu theo nhữngnguyêntắc nhất định. Trong các doanh nghiệp sản xuất giá trị vật liệu chiếm một vị trí quan trọng trong giá thành sản xuất, nên sai sót trong việc tính giá vật liệu có thể ảnh hưởng đến giá trị của kỳ này và các kỳ kế tiếp theo. 4.2.1. Nguyêntắc khi tính giá vật liệu. - Việc tính giá vật liệu phải đảm bảo tính xác thực, nghĩa là phải đánh giá trên cơ sở tổng hợp đầy đủ, hợp lýnhững yếu tố cấu thành nên giá trị vật liệu. Đồng thời loại bỏ ra khỏi giá của vật liệunhững chi phí bất hợp lý, kém hiệu quả (nguyên tắc giá vốn) - Việc đánh giá vật liệu phải đảm bảo thống nhất về nội dung và phương pháp đánh giá giữa các kỳ hạch toán của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc so sánh, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế giữa các kỳ kinh doanh của doanh nghiệp (nguyên tắc nhất quán-Consistency principle) - Do vị trí, vai trò, đặc điểm của vật liệu mà vật liệu phải phản ánh theo giá trị có thể thực hiện thuần (theo giá gốc hoặc thấp hơn giá gốc). Nếu giá có thể thực hiện được của vật liệu giảm sút hoặc vật liệu hư hỏng, kém, mất phẩm chất thì doanh nghiệp được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Nguyên tắc thận trọng- Conservatism principle) 4.2.2. Tính giá vật liệu. Hàng tồn kho được tính theo giá gốc (giá thực tế). Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến, và các chi phí lien quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho địa điểm và trạng thái hiện tại. *** Giá vốn thực tế vật liệu nhập kho* Gía vốn thực tế của vật liệu được xác định Giá vốn thực tế của vật liệu được xác định tuỳ theo nguồn nhập cụ thể. • Nhập do mua ngoài Trong đó giá mua trên hoá đơn được tính như sau: - Trường hợp vật liệu mua về dùng để sản xuất kinh doanh sản phẩm hàng hoá dịch vụ thuộc đối tượng thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có chứng từ hợp lệ thì giá mua chưa có thuế GTGT. Giá vốn thực tế vật liệu tồn kho = Giá mua trên hóa đơn + Chi phí thu mua + Thuế nhập khẩu (nếu có) - Chiết khấu TM, giảm giá, hàng trả lại (nếu có) Giá vốn thực tế VL thuê ngoài Gia công chế biến = Giá vốn thực tế vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí vận chuyển VL đi và về + Số tiền phải trả cho người nhận gia công - Trường hợp vật liệu dùng để sản xuất kinh doanh sản xuất hang hoá dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc chụi thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá mua là tổng giá thanh toán. Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, chi thuế kho, bãi……. • Nhập kho vật liệu thuê ngoài gia công chế biến: • Nhập kho vật liệu tự chế: Giá vốn thực tế vật liệu nhập kho bao gồm giá vốn thực tế của vật liệu xuất để chế biến và chi phí gia công chế biến. • Đối với vật liệu do đơn vị khác góp vốn liên doanh, giá vốn thực tế vật liệu là giá do hội đồng liên doanh đánh giá. • Vật liệu nhập từ viện trợ, tặng thưởng thì giá trị vốn thực tế là giá thị trường tương đương. • Đối với phế liệu thu hồi nhập lại kho thì giá vốn thực tế được đánh giá theo giá trị thực tế còn sử dụng (nếu giá trị lớn) hoặc theo giá ước tính (nếu giá trị nhỏ) Giá vốn thực tế VL thuê ngoài Gia công chế biến = Giá vốn thực tế vật liệu xuất thuê ngoài gia công chế biến + Chi phí vận chuyển VL đi và về + Số tiền phải trả cho người nhận gia công Đơn giá TT Giá vốn thực tế tồn đầu kỳ + Giá vốn TT nhập trong kỳ =Bình quân cuối kỳ Số lượng tồn đầu kỳ + Số lượng nhập trong kỳ Đơn giá bình quân tại Giá vốn thực tế VL tồn kho tại thời điểm xuất kho = mỗi thời điểm xuất kho Số lượng VL tồn kho tại thời điểm xuất kho *** Giá vốn thực tế vật liệu xuất kho*** Vật liệu thu mua nhập kho thường xuyên từ nhiều nguồn khác nhau mà giá vốn thực tế của từng lần, đợt nhập kho không hoàn toàn giống nhau. Vì thế khi xuất kho, kếtoán phải xác định được giá vốn thực tế xuất kho cho các nhu cầu, đối tượng sử dụng khác nhau theo phương pháp tính giá thực tế xuất kho đã đăng ký áp dụng và phải đẩm bảo tính nhất quán trong niên độ kế toán. Hiện nay, theo thông tư 89/2002/TT-BTC hướng dẫn thực hiện (04) chuẩn mức kếtoan ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ- BTC ngày 31/12/2001 của bộ trưởng Bộ Tài Chính, doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: 1) Tính theo giá vốn thực tế bình quân gia quyền. 2) Tính theo giá thực tế đích danh: Thường được áp dụng đối với các loại vật liệu có giá trị lớn, các loại vật tư đặc chủng, có thể nhận diện được phương pháp này đòi hỏi phải quản lý theo dõi vật tư theo từng lô. Giá vốn thực tế vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế vật liệu nhập kho theo lô, từng lần nhập và số lượng xuất kho theo từng lần. 3) Tính theo theo giá nhập trước xuất trước. Theo phương pháp này ta phải giả thiết là vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, và vật liệu tồn kho cuối kỳ cũng chính là vật liệu nhập kho thuộc các lần mua sau cùng. Theo phương pháp này thì trị giá hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, Vật liệu xuất kho của lô Giá vốn thực tế VL xuất kho = Đơn giá thực tế bình quân x Số lượng vật liệu xuất kho nào lấy đơn giá nhập kho của lô đó để tính. Áp dụng phương pháp này phải xác định được đơn giá thực tế của từng lần nhập, sau đó căn cứ vào số lượng tính ra giá vốn thực tế xuất kho theo nguyên tắc: Lấy đơn giá của những lần nhập trước để tính giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho trước. - Ưu điểm: + Gần đúng với luồng nhập- xuất vật liệu trong thực tế. + Phản ánh được biến động của gía vật liệu tương đối chính xác. - Nhược điểm: + Làm cho doanh thu hiện tại không phù hợp với những khoản chi phí hiện tại. Theo phương pháp nhập trước- xuất trước, doanh thu hiện tạo được tạo ra bởi giá trị vật liệu đã được mua vào từ cách đó rất lâu. + Khối lượng công việc hạch toán nhiều. Phương pháp này thường được áp dụng ở nhiều doanh nghiệp có ít vật liệu, số lần nhập kho của mỗi danh điểm không nhiều. 4) Phương pháp nhập sau_xuất trước. Ta giả thiết những vật liệu nhập kho sau cùng sẽ được xuất hiện trước tiên, ngược lại với phương pháp nhập trước- xuất trước ở trên. Phương pháp nhập sau xuất trước thích hợp trong trường hợp lạm phát. - Ưu điểm Doanh thu hiện tại được phù hợp với những khoản chi hpí hiện tại. - Nhược điểm + Bỏ qua việc nhập xuát vật liệu trong thực tế. + Chi phí quản lý doanh nghiệp có thể cao vì phải mua thêm vật liệu nhằm tính vào giá vốn hàng bán, những chí mới nhất với giá cao. + Giá trị của vật liệu tồn kho và vốn lưu động của doanh nghiệp được phản ánh thấp hơn so với thực tế. 5) Phương pháp trực tiếp. Theo phương pháp này vật liệu được xác định giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập cho đến lúc xuất dung (trừ trường hợp điều chỉnh). Khi xuất vật liệu nào sẽ được tính theo giá thực tế của vật liệu đó. Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có điều kiện bảo quản riêng từng lô vật liệu nhập kho. - Ưu điểm: + Tính giá vật liệu xuất kho chính xác. + Áp dụng hiệu quả trong những doanh nghiệp có số lượng nguyên vật liệu ít nhưng có giá trị lớn và mang tính đặc thù. - Nhược điểm: Đòi hỏi côngtác quản lý, Bảo quản, bảo hành và hạch toán chi tiết tỷ mỉ. 6) Phương pháp hạch toán; Theo phương pháp này, toàn bộ vật liệu biến động trong kỳ được tính theo giá hạch toán (giá kế hoạch hoặc một loại giá ổn đinh trong kỳ). Cuối kỳ kếtoán sẽ tiến hành điều chỉnh từ giá hạch toán sang giá thực tế thêo công thức: Hệ số giá có thể tính cho từng loại, từng nhóm hoặc từng thứ vật liệu chủ yếu tuỳ thuộc vào yêu cầu và trình độ quản lý. - Ưu điểm: Phương pháp này kết hợp được hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp để tính giá vật liệu, không phụ thuộc vào cơ cấu vật liệu sử dụng nhiều hay ít. - Nhược điểm: Phải tổ chức hạch toán tỉ mỉ, khối lượng công việc dồn vào cuối kỳ hạch toán, phải xây dựng được giá hạch toán khoa học. *Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp có nhiều danh điểm vật liệu và có trình độ kếtoán tương đối tốt. Các doanh nghiệp có quyền lựa chọn phương pháp thích hợp với đặc điểm sản xuất của mình nhưng phải đảm bảo nguyêntắc nhất quán qua các kỳ kế toán, bảo đảm tính chất so sánh được của số liệu. Doanh nghiệp có thể thay đổi phương pháp tính giá xuất nhưng phải có sự thông báo công khai, ghi đúng, ghi đủ, trung thực số liệu có thể thấy rõ được thay đổi đó. Giá thực tế vật liệu xuất dùng = Giá hạch toán vật liệu xuất dùng x Hệ số giá (hoặc tồn kho đầu kỳ) (hoặc tồn kho đầu kỳ) vật liệu Hệ số giá Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế vật liệu nhập trong kỳ = vật liệu Giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ + Giá hạch toán vật liệu nhập trong kỳ II. Tổ chức kếtoánnguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp. Hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp có mối liên hệ trực tiếp với nhau tạo nên một thể hoàn chỉnh các thông tin phục vụ côngtác quản lý doanh nghiệp. Về mặt ghi chép thì hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp là hai quá trình, song đều dựa trên một cơ sở chung là hệ thống chứng từ thống nhất do Bộ Tài chính nhà nước ban hành, đamư bảo cho sự kiểm tra đối chiếu lẫn nhau. Các chứng từ kếtoán phải được lập kịp thời, theo đúng thủ tục: 1) Chứng từ kếtoán sử dụng: Theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/1/1995 của bộ Tài Chính, các chứng từ vềkếtoán vật liệu bao gồm: - Phiếu nhập kho (Mẫu 01_VT) - Phiếu xuất kho (Mẫu 02_VT) - Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (Mẫu 03_VT) - Biên bản kiểm nghiệm vật sản phẩm hàng hoá (Mẫu 08_VT) - Hoá đơn GTGT (Mẫu 01_VT) - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (Mẫu 02_BH) - Hoá đơn cước phí vận chuyển (Mẫu 03_BH) - Vv………. 2) Kếtoán chi tiết nguyên vật liệu Tuỳ thuộc vào phương pháp hạch toán chi tiết vật liệu áp dụng trong doanh nghiệp mà sử dụng các số (thẻ) kếtoán chi tiết sau: - Số (thẻ) kho - Số (thẻ) kếtoán chi tiết nguyên vật liệu. - Số đối chiêu luân chuyển - Sổ số dư Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là sự chi tiết hoá các thông tin tổng quát được hình thành bởi kếtoan tổng hợp nhằm thu thập thông tin rộng rãi cho việc quản lý và kiểm tra các hoạt động kinh doanh. Thực chất, hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là công việc hạch toán kết hợp giữa kho và phòng kếtoán nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ tình hình nhập_xuất_tồn kho của từng thứ, từng loại vật liệu cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá trị. Tuy nhiên việc tổ chức kếtoán chi tiết ở kho và phòng kếtoán phải đảm bảo phù hợp, hạn chế sự ghi chép trùng lặp giữa kho và phòng kế toán. Do đó, mỗi doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp hạch toán chi tiết sao cho phù hợp với yêu cầu vầ đội ngũ kếtoán doanh nghiệp. Hiện nay, ở nước ta các doanh nghiệp đang áp dụng ba phương pháp kếtoán chi tiết nguyên vật liệu. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có áp dụng phương pháp nào thì công việc hạch toán ở kho đều tiến hành như sau: [...]... do kết cấu sổ đơn giản dễ kiểm tra đối chiếu, thuận tiện cho việc phân công côngtác và cơ giới hoá công táckếtoán Nhược điểm: ghi chép vẫn còn bị trùng lặp, việc kiểm tra đối chiếu thường dồn vào cuối kỳ hạch toán nên việc cung cấp số liệukếtoán để lập bảng báo cáo kếtoán bị chậm ảnh hưởng đến tính kịp thời của kếtoán … Sổ kếtoán bao gồm: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Các thẻ kho , sổ kế. .. liệu, Căn cứ vào các hóa đơn, chứng từ liên quan, kếtoán ghi sổ phản ánh trực tiếp vào TK 611 Cuối kỳ: căn cứ kết quả kiểm kê, kếtoán kết chuyển giá trị vật liệu xuất dung của từng loại cho sản xuất, kếtoán phải kết hợp với kếtoán chi tiết mới có thể xác định được do kếtoán tổng hợp không theo dõi xuất liên tục • Sơ đồ 5: Sơ đồ kếtoán tổng hợp vật liệu hteo phương pháp kiểm kê định kỳ (thuế GTGT... tương đối ổn định, trình độ nhân viên kếtoán cao, đồng đều trong điều kiện kếtoán thủ công - - Ưu điểm: Giảm bớt số lượng ghi chép, cung cấp thông tin kịp thời , thuận tiện cho việc phân công côngtác Nhược điểm: Do kết hợp nhiều yêu cầu phản ánh trên sổ kếtoán vì vậy kết cấu của sổ gồm nhiều cột rất phức tạp, không thuận tiện cho việc thực hiện công táckếtoán trên máy Các sổ sách chủ yếu của... đối chiếu giữa kếtoán tổng hợp và chi tiết , kếtoán phải căn cứ vào các thẻ kếtoán chi tiết để lập bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho về mặt giá trị của từng loại vật tư Số liệu của bảng này được đối chiếu với số liệu của phần kếtoán tổng hợp Thẻ kho Ngoài ra để quản lý chặt chẽ thẻ kho, nhân viên kếtoan vật tư còn mở sổ đăng ký thẻ kho, khi Chứng từ nhập1 giao thẻ kho cho chủ kho, kếtoán phải ghi... (5) Sổ kế toántổng hợp Ghi hàng ngàyGhi cuối thángĐối chiếu kiểm tra 2.3 Phương pháp sổ số dư: Phương pháp sổ số dư là một bước cải tiến căn bản trong việc tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là kết hợp chặt chẽ việc hạch toán nghiệp vụ của thủ kho với việc ghi chép của phòng kếtoán Kho chỉ hạch toánvề mặt số lượng và phòng kếtoán chỉ hạch toánvề giá... dụng kếtoan máy - Nhược điểm:Việc tổng hợp số liệu báo cáo không kịp thời nếu sự phân công côngtác của cán bộ kếtoán không hợp lý Hình thức sổ này bao gồm chủ yếu các loại chủ yếu sau - Sổ nhật ký chung, nhật ký đặc biệt Sổ cái Các thẻ kho, sổ kếtoán chi tiết 4.4 Hình thức kếtoán nhật ký- chứng từ: Là hình thức thích hợp với các doanh nghiệp lớn, số lượng nghiệp vụ nhiều, yêu cầu về chế độ quản lý. .. và cung cấp thông tin về hàng tồn kho một cáhc kịp thời, cập nhật * Để hạch toánnguyên liệu, vật liệu, kếtoán sử dụng các tào khoản sau: - TK 152: Nguyên liệu, vật liệu tài khoản này dung để theo dõi giá trị hiện có, tình hình tăng, giảm cảu các nguyên liệu, vật liệu theo giá thực tế, có thể mở chi tiết theo từng loại, nhóm, thứ….tuỳ theo yêu cầu quản lý và phương tiện hạch toán - TK 151: “Hàng... trên thẻ kho của từng thứ nguyên vật liệu vào cột “số lượng” trên sổ số dư Ghi xong thủ kho gửi về phòng kếtoán để nhân viên kiểm tra và tính thành tiền Kếtoán lập bảng tổng hợp nhập- xuất tồn kho của từng nhóm nguyên , vật liệu; ghi giá trị tồn kho cuối kỳ của từng thứ nguyên vật liệu vào cột “Số tiền” trên sổ số dư để có số liệu đối chiếu với bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho về mặt giá trị Sổ số dư... phân theo từng thứ vật liệu 2.1 Phương pháp thẻ song song Theo phương pháp thẻ song song, để hạch toán nghiệp vụ nhập, xuất và tồn kho vật liệu, ở kho phải mở thẻ kho để ghi chép về mặt số lượng và ở phòng kếtoán phải mở sổ kếtoán chi tiết vật liệu để ghi chép về mặt số lượng và giá trị Thẻ kho do kếtoán lập theo mẫu quy định thống nhất (mẫu 06_VT) cho từng danh điểm vật liệu và pháp cho thủ kho... của hàng tồn kho i Doanh nghiệp phải lập bảng kê khai dự phòng giảm giá hàng nguyên vật liệu cho từng loại vật liệu làm căn cứ cho kếtoán ghi sổ Dự phòng giảm giá nguyên vật liệu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp Kếtoán sử dụng TK 159 “ Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để hạch toán TK này có nội dung phản ánh và kết cấu như sau: - Bên nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá Bên có: Trích lập dự . Những lý luận chung về công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu trong các doanh nghiệp I) Những vấn đề chung về nguyên liệu, vật liệu. 1) Khái niệm nguyên. quản lý chặt chẽ tất cả các khâu: thu mua, bảo quản, dự trữ, sử dụng nguyên vật liệu. Ngoài ra công tác tổ chức quản lý, hạch toán kế toán nguyên vật liệu