TậpĐoànHóa I. Giới Thiệu và những Khái Niệm 1. TậpĐoànhóa là gì? Hiểu theo nghĩa rộng nhất tậpđoànhóa là việc chuyển đổi các hoạt động thương mại hoặc kinh doanh và các tổ chức của chính phủ thành các tập đoàn. Tậpđoànhóa đòi hỏi thay đổi về chế độ báo cáo, cơ cấu quản lý và pháp chế. Trong quá trình này, mặc dù quyền sở hữu cuối cùng không thay đôi nhưng hình thức sở hữu sẽ thay đổi. Mục đích là làm cho các Doanh nghiệp Nhà Nước(DNNN) hoạt động tương tự như các doanh nghiệp tư nhân (với mục tiêu chính là lợi nhuận) dựa trên các quan hệ thị trường với Nhà Nước. Trong phạm vi tài liệu này, việc chuyển đổi các Tổng công ty và các doanh nghiệp thành viên thành các công ty mẹ và công ty con hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Nói chúng, tập trung vào việc áp dụng mô hìn công ty cổ phần chứ ko phải là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạnnhư là công cụ để tiến hành tậpđoàn hóa. 2. TậpĐoàn là gì? Tậpđoàn là một công ty và vì vậy là một pháp nhân. Nói tới tậpđoàn có nghĩa một nhóm công ty (thường là các công ty cổ phần) được tổ chức phân cấp theo quyền sở hữu và quyền kiểm soát. Trong tài liệu này, một tậpđoàn là một nhóm công ty trong đó có một số công ty quản lý hay còn gọi là công ty mẹ và các công ty con. Tậpđoàn có thể được tổ chức xoay quanh một loại hình hoạt động hoặc có thể tiến hành nhiều hoạt động khác nhau. Các tậpđoàn có thể thuộc khu vực Nhà nước hoặc tư nhân. 3. Công ty quản lý vốn hoặc công ty mẹ là gì? Công ty quản lý vốn hay còn gọi là công ty mẹ là một công ty nắm giữ cổ phần kiểm soát (cũng có thể là cổ phiếu thiểu số) trong một hoặc nhiều công ty (công ty con). Cơ cấu tổ chức này thường được áp dụng nhằm hợp lý hóa quá trình lập kế hoạch chiến lược và hợp nhất các nguồn lực và cơ cấu tài chính của một nhóm công ty nhằm nâng cao hoạt động quản lý và thu được lợi nhuận trong quá trình phát triển. 4. Công ty con là gì? Công ty con là một công ty (có thể là một công ty cổ phần, công ty liên doanh .)mà một công ty khác (công ty mẹ) sở hữu một phần hay toàn bộ. 5. Có cần sở hữu một lượng cổ phần nhất định nào đó để biến một công ty khác thành một công ty con ko? Không nhất thiết. Điều qaun trong là quyền kiểm soát. Quyền kiểm soát có thể được hiểu là quyền điều khiển các chính sách tài chính hoặc hoạt động của công ty nhằm thu được những lợi ích từ các hoạt động của công ty này. Tuy nhiên, quyền kiểm soát có thể có được quyết định dễ dàng thông qua quyền sở hữu. Thông thường để có quyền kiểm soát đối với một công ty khác thì cần phải nắm giữ một lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết chiếm đa số. Vì vậy nếu nắm giữ trên 50% số cổ phiếu thì chắc chắn nắm được quyền. Tuy nhiên, trong trường hợp có nhiều cổ đông, người ta vẫn có thể nắm giữ được quyền kiểm soát với ít hơn 50% số cổ phiếu (để công ty này trở thành công ty con). Điều này xảy ra nếu công ty (mẹ) là cổ đông lớn nhất (các cổ đông khác không có đủ số cổ phiếu cần thiết để phủ quyết nó) và hoặc nó có thể gây ảnh hưởng đến việc ra quyết định bằng cách nào đó và như vậy là thực hiện quyền kiểm soát - ở một số nước, có thể có những thỏa thuận cổ đông. Đó là những liên minh chiến lược thông qua các thỏa thuận thực sự giữa các nhóm cổ đông (nếu đứng riêng một mình họ sẽ không có khả năng kiểm soát) nhằm hình thành những "liên minh" để gây ảnh hưởng và giành quyền kiểm soát trong một công ty. Trong giai đoạn hiện tại, các thỏa thuận như vậy (để cho phép thực hiện quyền kiểm soát mà không cần sở hữu đa số cổ phiếu) chưa có ở Việt Nam bởi vì số lượng cổ đông còn nhỏ. "Giám sát tài chính" nghĩa là nhà đầu tư hoặc cổ đông chỉ đóng vai trò cấp vốn tức là họ chỉ gây ảnh hưởng về mặt đầu tư. Nếu họ ko đồng ý với cách điều hành công ty, họ có quyền rút vốn đầu tư bằng cách bán các cổ phiếu của mình. Khi có quyền kiểm soát hoạt động (sở hữu trên 50% cổ phần): cổ đông có tiếng nói thực sự trong việc điều hành công ty tức là họ có thể gây ảnh hưởng đối với HĐQT. . Tập Đoàn Hóa I. Giới Thiệu và những Khái Niệm 1. Tập Đoàn hóa là gì? Hiểu theo nghĩa rộng nhất tập đoàn hóa là việc chuyển đổi các. chúng, tập trung vào việc áp dụng mô hìn công ty cổ phần chứ ko phải là mô hình công ty trách nhiệm hữu hạnnhư là công cụ để tiến hành tập đoàn hóa. 2. Tập Đoàn