Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
64,79 KB
Nội dung
LÝLUẬNCHUNGVỀQUITRÌNHĐÁNHGIÁTRỌNGYẾU,RỦIROTRONGKIỂMTOÁNCHUTRÌNHBÁNHÀNG–THUTIỀN 1.1. Lýluậnchungvềquitrìnhđánhgiátrọngyếu,rủirokiểmtoán 1.1.1. Khái niệm trọngyếu,rủirotrongkiểmtoán tài chính 1.1.1.1. Khái niệm rủirotrongkiểmtoán tài chính Theo nghĩa được hiểu thông thường, rủiro là sự cố bất ngờ xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của các bên liên quan và có thể gây ra tổn thất. Trongkiểm toán, rủirokiểmtoán xảy ra do yếu kém vềtrình độ nghiệp vụ hay do cẩu thả không tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kiểmtoán phổ biến được chấp nhận mà kiểmtoán viên (KTV) đã không phát hiện ra những sai phạm nghiêm trọng trên BCTC của khách hàng, vì vậy đã có những kết luận không phù hợp với thực tế. Theo Nguyên tắc chỉ đạo Kiểmtoán quốc tế IAG số 25, Trọng yếu và rủirokiểm toán, thì rủirokiểmtoán được định nghĩa: “Rủi rokiểmtoán là những rủiro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra những nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính và đó là các sai sót nghiêm trọng. Ví dụ kiểmtoán viên có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một bản báo cáo tài chính mà không biết rằng các báo cáo này có những sai phạm nghiêm trọng” (7,248) . Tham khảo chuẩn mực của thế giới, Hệ thống Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam (CMKTVN) cũng đã đề cập đến khái niệm rủirokiểmtoántrong Chuẩn mực số 400- “Đánh giárủiro và kiểm soát nội bộ”- mục 07 với nội dung “Rủi rokiểmtoán là rủiro do KTV và công ty kiểmtoán đưa ra kiến nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính được kiểmtoán còn có những sai sót trọng yếu. Rủirokiểmtoán bao gồm 3 bộ phận: Rủiro tiềm tàng, rủirokiểm soát và rủiro phát hiện” (2,78) . Có thể khái quát lại, rủirokiểmtoán là rủiro KTV đưa ra ý kiến không xác đáng về đối tượng kiểm toán. Ví dụ, KTV có thể đưa ra ý kiến báo cáo tài chính (BCTC) của đơn vị được kiểmtrình bày trung thực và hợp lý xét trên các khía cạnh trọngyếu, tuy nhiên, trên thực tế báo cáo này vẫn tồn tại các sai phạm trọng yếu mà KTV không phát hiện ra trong quá trìnhkiểm toán. Loại rủiro này luôn có thể tồn tại, ngay cả khi cuộc kiểmtoán được lập kế hoạch chu đáo và thực hiện một cách cẩn thận. Trong thực tiễn, rủirokiểmtoán thường xảy ra do giới hạn về quản lý mà trực tiếp là chi phí kiểmtoán khiến cuộc kiểmtoán không thể tiến hành trên qui mô tổng thể đối tượng kiểmtoán và do đó số lượng bằng chứngkiểmtoánthu thập được không đầy đủ. Rủirokiểmtoán gắn liền với rủiro kinh doanh, rủiro mà KTV và công ty kiểmtoán phải chịu thiệt hại vì mối quan hệ với khách hàngtrong trường hợp báo cáo kiểmtoán đưa ra ý kiến không thích hợp về BCTC được kiểm toán. Vì vậy, để giới hạn rủiro kinh doanh, cần phải kiểm soát chặt chẽ rủirokiểm toán. Trong các cuộc kiểm toán, để tránh việc phát sinh các nghĩa vụ pháp lý liên quan đến cuộc kiểmtoántrong tương lai, KTV thường xây dựng mức rủiro mong muốn hay mức rủiro có thể chấp nhận được. Mức rủiro mong muốn là khả năng trên BCTC được kiểmtoán vẫn tồn tại các sai phạm nhưng chưa nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến tính trung thực và hợp lý của BCTC. Khi lập báo cáo kiểmtoán với ý kiến chấp nhận toàn phần, KTV không cam đoan rằng BCTC chính xác hoàn toàn mà chỉ đưa ra đảm bảo BCTC trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Từ hợp lý ở đây nên được hiểu là vẫn còn có những sai sót nhưng không ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin trình bày trên BCTC, do đó những sai sót này có thể chấp nhận được. Để hiểu được rủirokiểmtoán thì cần đi sâu vào phân tích từng bộ phận cấu thành của rủirokiểmtoán gồm: rủiro tiềm tàng (rủi ro cố hữu), rủirokiểm soát và rủiro phát hiện. Thứ nhất: Rủiro tiềm tàng. Rủiro tiềm tàng là khả năng tồn tại những sai phạm trọng yếu trongbản thân các đối tượng mà chưa tính đến sự tác động của bất cứ bước kiểm soát nội bộ (KSNB) liên quan nào. Trong Giáo trìnhKiểmtoán tài chính đã đưa ra định nghĩa vềrủiro tiềm tàng: “ Là sự nghi ngờ một số dư tài khoản nào đó trong một khoản nghiệp vụ nào đó mà sai sót có thể xảy ra giả sử rằng không có một bước kiểm soát nội bộ liên quan nào. Rủiro này liên quan đến hoạt động và ngành nghề kinh doanh của khách hàng ” (6,124) . Trong Nguyên tắc chỉ đạo Kiểmtoán quốc tế IAG số 25 cũng trình bày khái niệm vềrủiro tiềm tàng: “ Rủiro tiềm tàng là những yếu điểm của số dư tài khoản hoặc của một loại ngiệp vụ đối với những sai sót có thể là nghiêm trọng, những sai sót này có thể là đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai sót ở các số dư, các nghiệp vụ khác ( ở đây giả định rằng không có các qui chế kiểm soát nội bộ có liên quan). Rủiro tiềm tàng nằm trong chức năng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong môi trường kinh doanh cũng như nằm trongbản chất của các số dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ” (7,249) . Trong Chuẩn mực Kiểmtoán Việt Nam số 400, Mục 04 cũng đề cập đến khái niệm vềrủiro tiềm tàng như sau: “Rủi ro tiềm tàng là rủiro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ” (2,77) . Rủiro tiềm tàng xảy ra do ảnh hưởng của các yếu tố như: bản chất của hoạt động kinh doanh của khách hàng, tính liêm chính của ban giám đốc, tính nhạy cảm với sự tham ô, qui mô của khách hàng, kết quả các lần kiểmtoán trước, hợp đồng kiểmtoán lần đầu và hợp đồng kiểmtoán dài hạn, các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên, các ước tính kế toán. Ví dụ như với tính liêm chính của ban giám đốc: nếu quyền quản lý, điều hành bị khống chế bởi một số ít các nhân thiếu liêm chính thì khả năng BCTC bị báo cáo sai nghiêm trọng tăng lên rất cao. Với các nghiệp vụ không xảy ra thường xuyên, các nghiệp vụ này có khả năng xảy ra sai sót nhiều hơn là các hoạt động xảy ra hàng ngày do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó, do đó rủiro tiềm tàng với các tài khoản chứa các nghiệp vụ này thường được đánhgiá cao. Hay với bản chất hoạt động kinh doanh của khách hàng, nếu giá trị các sản phẩm do khách hàng tạo ra dễ bị tác động bởi yếu tố khoa học kỹ thuật, công nghệ thì sẽ tiềm ẩn nhiều rủiro tiềm tàng hơn các loại sản phẩm khác. Đối với loại rủiro này, KTV không thể thay đổi được mà chỉ có thể tìm hiểu để đảm bảo đã nhận biết được hết các yếu tố tạo ra rủiro và đánhgiá mức độ rủi ro. Thứ hai là: Rủirokiểm soát. Rủirokiểm soát là khả năng hệ thống KSNB của khách hàng đã không phát hiện, ngăn ngừa và sửa chữa kịp thời được các gian lận và sai sót trọng yếu. Theo IAG số 25, “Rủi rokiểm soát là rủiro do xác định sai, có thể xảy ra với một số dư tài khoản hoặc một loại nghiệp vụ và có thể là sai sót nghiêm trọng. Những sai sót này xảy ra đơn lẻ hoặc có thể kết hợp với các sai sót của các số dư, các nghiệp vụ khác mà hệ thống KSNB đã không ngăn chặn hoặc không phát hiện kịp thời” (7,250) . Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 400, Mục 05 qui định: “Rủi rokiểm soát là rủiro xảy ra sai phạm trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời” (2,77) . Như vậy rủirokiểm soát xảy ra là do hệ thống KSNB của khách hàng đã không thiết kế đầy đủ các thủ tục kiểm soát hữu hiệu để ngăn chặn rủiro xảy ra, hoặc hệ thống KSNB được thiết kế là hữu hiệu nhưng việc áp dụng các thủ tục này trong thực tế chưa tốt nên không kiểm soát được sai sót. Một phần khiến cho rủiro này luôn có khả năng tồn tại là do những hạn chế có tính bản chất của hệ thống KSNB. Thứ nhất: Yêu cầu thường xuyên của các nhà quản lý là chi phí cho việc thiết lập hệ thống KSNB phải hiệu quả, tức là lợi ích mang lại từ việc thiết kế và duy trì hệ thống phải lớn hơn chi phí bỏ ra, hay chi phí phải ít hơn tổn thất do sai sót gây ra. Với hạn chế này, có thể các nhà quản lý chấp nhận các sai sót có khả năng xảy ra nếu chi phí để ngăn chặn nó lớn hơn tổn thất họ phải đối mặt. Thứ hai: Các sai phạm xảy ra thường rất tinh xảo và luôn thay đổi, trong khi hệ thống KSNB cần phải xác định được rủi ro, sau đó mới thiết kế thủ tục kiểm soát để phát hiện và ngăn chặn thích hợp. Chính vì vậy mà hệ thống KSNB sẽ có độ trễ nhất định so với sai phạm. Thứ ba: Do hạn chế của con người trong thực hiện công việc như sự thiếu thận trọng, sao nhãng, xét đoán sai, hiểu sai hướng dẫn. Thứ tư: Các cá nhân điều hành, kiểm tra lợi dụng quyền hạn của mình để thực hiện các hành vi thông đồng, gian lận. Ngoài ra hệ thống KSNB có thể bị hạn chế khi các thủ tục kiểm soát đã trở lên lỗi thời vì điều kiện thực tế thay đổi. Với loại rủiro này KTV cũng không thay đổi được mà chỉ đánh giá, trên cơ sở đó KTV thiết lập các thủ tục kiểmtoán cơ bản thích hợp. Thứ ba: Rủiro phát hiện. Rủiro phát hiện là rủiro KTV thực hiện các thủ tục kiểmtoán không thích hợp dẫn đến không phát hiện ra các sai phạm còn tồn tại trên BCTC nên đã đưa ra ý kiến không thích hợp về BCTC được kiểm toán. Các sai phạm chưa được phát hiện có thể là riêng lẻ của từng nghiệp vụ, số dư hoặc kết hợp với sai phạm của nghiệp vụ, số dư khác. Mức độ rủiro phát hiện có quan hệ trực tiếp với chương trìnhkiểmtoán của KTV. Theo CMKTVN số 400, Mục 06 ghi: “Rủi ro phát hiện là rủiro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trìnhkiểm toán, KTV và công ty kiểmtoán không phát hiện được” (2,77) . Rủiro phát hiện có thể được phân chia theo rủiro do thực hiện thủ tục phân tích hay do thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết không phù hợp; rủiro do giải thích sai các kết quả kiểmtoán hoặc rủiro chia theo rủiro do chọn mẫu không đại diện. Trong khi rủiro tiềm tàng và rủirokiểm soát tồn tại một cách độc lập, KTV không thể thay đổi và kiểm soát thì rủiro phát hiện là rủiro mà KTV có thể thay đổi được, KTV phải có trách nhiệm thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểmtoán để kiểm soát và quản lýrủiro phát hiện. Ba loại rủiro này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau được thể hiện trong mô hình rủirokiểmtoán như sau: DAR= IR x CR x DR (1) Hay DAR DR IR xCR = (2) Trong đó DAR: Rủirokiểmtoán mong muốn IR: Rủiro tiềm tàng CR: Rủirokiểm soát DR: Rủiro phát hiện. Các loại rủiro có thể được đánhgiá cụ thể bằng các con số theo tỉ lệ phần trăm hoặc được đánhgiá một cách khái quát theo yếu tố định tính như “thấp”, “trung bình”, “cao”. Hai mô hình rủirokiểmtoán trên có cùng bản chất và giá trị song mô hình (2) được sử dụng rộng rãi hơn để xác định rủiro phát hiện và số lượng bằng chứng thích hợp. Trong khi rủiro tiềm tàng và rủirokiểm soát là cố định, KTV chỉ có thể đánhgiá mà không thể thay đổi, thì rủiro phát hiện là loại rủiro KTV sẽ điều chỉnh và kiểm soát để đạt được mức rủirokiểmtoán mong muốn. Mức rủirokiểmtoán chấp nhận được là mức rủiro đã được xác định từ khi lập kế hoạch kiểm toán. Rủiro phát hiện được thực hiện sau khi KTV đã đánhgiárủiro tiềm tàng và rủirokiểm soát. Ví dụ, dựa trên đánhgiávề hệ thống KSNB của khách hàng, nếu như hệ thống này tốt thì rủirokiểm soát được đánhgiá ở mức thấp, khi đó để đạt được mức rủirokiểmtoán mong muốn (DAR), rủiro phát hiện không cần quá thấp, KTV không phải thực hiện nhiều thử tục cơ bản mà vẫn đảm bảo các mục tiêu đặt ra với đối tượng kiểmtoán được thực hiện. Trong bất cứ tình huống nào, nội dung, thời gian và phạm vi của các phương pháp cơ bản phải được xem xét tới mức rủiro phát hiện ở mức độ có thể chấp nhận được. Mặc dù đây là mô hình rủiro có tính chất đơn giản nhưng có ý nghĩa rất lớn cho KTV trong việc lập kế hoạch và thực hiện kiểmtoán sao cho hợp lý và đủ để đảm bảo duy trì rủiro phát hiện ở mức thấp cho phép. 1.1.1.2. Khái niệm trọng yếu trongkiểmtoán tài chính Trọng yếu trong Từ điển Tiếng Việt được đề cập đến là một tính từ để chỉ sự quan trọng và cần thiết. Từ điển Kinh tế - Kinh doanh Anh – Việt cũng giải thích nghĩa của trọng yếu là “ một phạm trù dung để chỉ những thông tin có ý nghĩa đủ để cần có sự thể hiện riêng biệt trong nghiệp vụ kế toán. Theo viện kiểmtoán Anh và xứ Wales, một sự việc được coi là trọng yếu nếu việc không bị tiết lộ, trình bày sai hoặc bỏ qua nó có thể làm người kiểmtoán đi đến một nhận xét lệch lạc” (9,669) . Trong kế toán, trọng yếu được nhắc đến với nguyên tắc trọng yếu. Nguyên tắc này, chỉ chútrọng đến những vấn đề mang tính trọngyếu, quyết định bản chất và nội dung của sự vật, không quan tâm đến các yếu tố ít có tác dụng trong BCTC. Qui tắc này được trình bày như sau: Một khoản mục là quan trọng nếu có lý do hợp lý để biết rằng nó sẽ ảnh hưởng đến quyết định của những người sử dụng BCTC. Trọngyếu, xét trong quan hệ với nội dung kiểm toán, là khái niệm chung chỉ tầm cỡ và tính hệ trọng của phần nội dung cơ bản của kiểmtoán có ảnh hưởng tới tính đúng đắn của việc nhận thức, đánhgiá đối tượng kiểmtoán và việc sử dụng thông tin đã đánhgiá đó để ra quyết định quản lý. Như vậy, có thể thấy trọng yếu trongkiểmtoán không phải là một tính từ như Từ điển Tiếng Việt đã giải nghĩa mà trọng yếu là một danh từ bao gồm cả mặt định tính và định lượng. Hơn nữa, mặc dù trọng yếu và quan trọng xét trên một khía cạnh nào đó có quan hệ với nhau nhưng không thể đồng nhất nghĩa của trọng yếu và quan trọng. Theo Từ điển Tiếng Việt, quan trọng được giải nghĩa là một tính từ chỉ sự ảnh hưởng to lớn, có ý nghĩa đáng được coi trọng của sự vật, sự việc. Thuật ngữ “quan trọng ” thường được sử dụng để nhận xét, nhận biết vai trò của của sự vật, sự việc trong tổng thể một cách nói chung, trong trường hợp này có thể là quan trọng nhưng trong hoàn cảnh khác lại không còn quan trọng nữa. Trong khi đó, “trọng yếu ” được sử dụng trong trường hợp tầm quan trọng đã được xác định trọng yếu được đề cập như một thuộc tính cố hữu thuộc vềbản chất gắn liền với sự vật, hiện tượng. Không chỉ đề cập đến bản chất, trọng yếu còn bao hàm cả tầm cỡ, mặt lượng của đối tượng. Thông thường, trongkiểm toán, tính trọng yếu được đề cập sẽ gắn liền với sai phạm, khi đánhgiá tính trọng yếu của một sai phạm tức là đánhgiá sai phạm có trọng yếu không cả về định tính và định lượng. Trongkiểmtoán tài chính, việc đưa ra ý kiến về BCTC đã trình bày trung thực, hợp lý thực trạng tài chính của khách thể kiểmtoán xét trên các khía cạnh trọng yếu tức là trên BCTC không còn những sai phạm trọngyếu, nếu các thông tin về thực trạng tài chính không trung thực, khách quan trên các sẽ khiến những người sử dụng BCTC đưa ra các quyết định sai lầm. Nguyên tắc chỉ đạo Kiểmtoán Quốc tế số 25 (IAG 25) đã đưa ra định nghĩa trọng yếu là “ khái niệm về tầm cỡ, bản chất của sai phạm (kể cả bỏ sót) thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ hoặc là từng nhóm, mà trong bối cảnh cụ thể dựa vào các thông tin này để xét đoán thì sẽ không chính xác hoặc là sẽ rút ra kết luận sai lầm” (7,246) . Dựa vào chuẩn mực quốc tế, Hệ thống Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam cũng đề cập đến khái niệm trọng yếu trong Chuẩn mực kiểmtoán số 320 (VSA 320), “Tính trọng yếu trongkiểm toán”, ở Mục 04 như sau: “ Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay của sai sót được đánhgiátrong hoàn cảnh cụ thể. Mức độ trọng yếu là một ngưỡng, một điểm chia cắt chứ không phải là nội dung của thông tin cần phải có. Tính trọng yếu của thông tin phải xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính” (3,50) . Như vậy, định nghĩa trọng yếu theo Hệ thống chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam đã chỉ ra sự phụ thuộc của tính trọng yếu vào bản chất của các khoản mục, thông tin và độ lớn của thông tin bị bỏ sót hoặc thiếu chính xác (mặt lượng của tính trọng yếu). Khái niệm trọng yếu bao hàm hai mặt định tính và định lượng, vì vậy khi đánhgiátrọngyếu, KTV sẽ xem xét cả hai mặt này. Thứ nhất là, vềqui mô Qui mô của sai phạm được xét chủ yếu trong mối quan hệ với mức độ ảnh hưởng của các khoản mục, nghiệp vụ đến kết luậnkiểm toán, từ đó ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin được kiểm toán. Để đánhgiá tính trọng yếu về mặt lượng có thể sử dụng con số tuyệt đối hoặc qui mô tương đối. Con số tuyệt đối là số thể hiện mức tính trọng yếu mà không cần cân nhắc thêm bất kỳ một yếu tố nào khác, tuy nhiên, trong thực tế, rất khó ấn định một con số cụ thể về tầm cỡ cho những khoản mục chính của nội dung kiểmtoán cho tất cả các khách hàng, đặc biệt là khi có yếu tố tiềm ẩn. Mỗi khách hàng có một qui mô tương ứng, một số tiền cụ thể có thể coi là trọng yếu đối với khách hàng có qui mô nhỏ nhưng có thể lại là quá nhỏ đối với khách hàng có qui mô lớn. Vì vậy, con số tuyệt đối rất ít khi được sử dụng như một tiêu chuẩn để đánhgiátrọngyếu, việc xem xét áp dụng qui mô tương đối sẽ hợp lý hơn. Qui mô tương đối là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánhgiá với một số gốc, số gốc có thể khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể. Thông thường, số gốc có thể là chỉ tiêu tổng lợi nhuận trước thuế, doanh thu trên báo cáo kết quả kinh doanh, chỉ tiêu tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán. Ngoài ra, khi xem xét qui mô của trọngyếu, KTV chú ý không chỉ qui mô tuyệt đối hay qui mô tương đối mà cân nhắc cả sự ảnh hưởng lũy kế của sai phạm. Có nhiều sai phạm khi xem xét một cách cô lập thì không đủ trọng yếu do qui mô nhỏ, song nếu cộng dồn tất cả những sai phạm sẽ phát hiện thấy sự liên quan và tính hệ trọng của sai phạm, khi đó những sai phạm được phát hiện là trọng yếu. Trong CMKTVN số 240 “Gian lận và sai sót” có qui định: “KTV không được cho rằng các gian lận và sai sót xảy ra là đơn lẻ và biệt lập, trừ khi đã xác định rõ ràng” (2,18) . Đoạn 07 – Chuẩn mực kiểmtoán Việt Nam số 320 “Tính trọng yếu trongkiểm toán” qui định: “KTV cần xét tới khả năng có nhiều sai sót là tương đối nhỏ nhưng tổng hợp lại có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, như: một sai sót trongthủ tục hạch toán cuối tháng có thể trở thành một sai sót trọngyếu, tiềm tàng nếu như sai sót đó cứ tiếp tục tái diễn vào mỗi tháng” (3,51) . Thứ hai là, về tính chất Xác định tính trọng yếu trên phương diện qui mô của khoản mục, nghiệp vụ là cần thiết nhưng chưa đủ, để đánhgiá tính trọng yếu còn xem xét trên cả phương diện bản chất của khoản mục, nghiệp vụ đó. Theo IAG số 25, “KTV xem lại cả về mặt định tính lẫn định lượng những sai sót mà mình quan tâm. Vì xét về định tính, các sai phạm có thể làm nảy sinh các vấn đề liên quan khác. Kiểmtoán viên luôn cần tỉnh táo đề phòng các sai phạm dù nhỏ nhưng có tính dây chuyền, ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính” (7,247) . Ví dụ một sai sót trong việc tính chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất có thể coi là một sai phạm nghiêm trọng vì sai phạm này có tính dây chuyền dẫn đến các sai phạm về công nợ, lỗ, tài sản và doanh thu. Như vậy, để đánhgiá tính trọng yếu có hiệu quả, trước hết sẽ tùy thuộc vào loại hình, qui mô doanh nghiệp, am hiểu đặc điểm của loại hình kinh doanh, các biến động có thể xảy ra. Đồng thời, KTV cũng dựa vào sự am hiểu tài chính kế toán, các qui định pháp luật với doanh nghiệp và dựa vào kinh nghiệm, xét đoán nghề nghiệp của mình để đưa ra đánhgiá xác đáng. Các khoản mục nghiệp vụ được coi là trọng yếu thường bao gồm: các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc chứa đựng khả năng gian lận và các khoản mục có sai sót hệ trọng. Các khoản mục, nghiệp vụ có gian lận hoặc có chứa khả năng gian lận: có thể bao gồm: thứ nhất là, các nghiệp vụ đấu thầu, giao thầu và giao dịch không hợp pháp, những nghiệp vụ này thường chứa đựng gian lận vì trong đấu thầu việc lựa chọn người trúng thầu có thể có sự móc nối giữa các bên nhằm thu lợi cho cá nhân. Thứ hai là, các nghiệp vụ thanh lý tài sản có khả năng có sự liên kết giữa người tiến hành thanh lý và người mua tài sản, trong khi tài sản đó vẫn tốt và đang trong quá trình sử dụng nhưng đã được thanh lý với giá rẻ. Thứ ba là, các nghiệp vụ vềtiền mặt: các nghiệp vụ này xảy ra thường xuyên, tiền mặt lại có đặc điểm là gọn nhẹ, dễ biển thủ nên dễ xảy ra gian lận. Thứ tư là, các nghiệp vụ về mua bán và thanh toán: doanh nghiệp và khách hàng hoặc nhà cung cấp có thể móc nối với nhau để kiếm lợi cho bản thân và do đó báo cáo sai về thực trạng hoạt động của mình … . Ngoài ra còn có các nghiệp vụ như nghiệp vụ phân chia quyền lợi, nghiệp vụ cố ý bỏ ngoài sổ sách hay các khoản mục, chứng từ có sửa chữa. Trong thực tế còn rất nhiều các nghiệp vụ có khả năng xảy ra gian lận Các khoản mục, nghiệp vụ có sai sót hệ trọng: Các nghiệp vụ sai sót này thường xảy ra do trình độ, năng lực yếu kém và tính thiếu thận trọng của kế toán viên gây ra, nghiệp vụ này có thể bao gồm: Thứ nhất là, các nghiệp vụ vi phạm nguyên tắc kế toán và pháp lý nói chung xuất phát từ nguyên nhân không do lỗi cố ý nhưng chỉ khi có ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính trung thực và hợp lý của thông tin tài chính mới được xem là sai phạm trọng yếu. Nếu vi phạm bắt nguồn từ việc cố ý thì hành động đó bị coi là gian lận và mức độ ảnh hưởng của nó sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều, sai phạm xảy ra chắc chắn là sai phạm trọng yếu. Thứ hai là, các khoản mục có sai sót lặp lại nhiều lần. Ví dụ, khoản mục doanh thu là khoản mục thường hay xảy ra sai sót về thời điểm ghi nhận doanh thu, đặc biệt nếu doanh thu là của hàng xuất nhập khẩu thì thời điểm ghi nhận doanh thu không chính xác sẽ tạo ra khoản chênh lệch khi qui đổi tỷ giá ra VNĐ vì tỷ giá ngoại tệ luôn thay đổi. Qui mô của các sai sót này tính riêng lẻ có thể không đủ lớn nhưng do lặp lại nhiều lần nên ảnh hưởng cộng dồn hay lũy kế của sai sót có thể được đánhgiá là sai phạm trọng yếu. Thứ ba là, các khoản mục có ảnh hưởng trọng yếu đến kỳ sau. Khoản mục chi phí trả trước dài hạn là một ví dụ điển hình cho trường hợp này, nếu có sai sót trong việc ghi nhận giá trị của khoản mục này thì quá trình phân bổ chi phí không những ảnh hưởng đến kỳ kinh doanh hiện tại mà còn ảnh hưởng đến các kỳ kinh doanh tiếp theo. Thứ tư là, các khoản mục nghiệp vụ là đầu mối hoặc hậu quả liên quan đến nhiều khoản mục, nghiệp vụ khác. Khi có sai sót xảy ra ở các khoản mục đầu mối này sẽ gây ra phản ứng dây chuyền dẫn tới sai sót ở các khoản mục khác, vì vậy sai sót đó phải được đánhgiá là trọng yếu. Chẳng hạn, nếu có sai sót trong khoản mục chi phí sản xuất do việc tính khấu hao cho tài sản cố định sử dụng ở bộ phận sản xuất không đúng sẽ dẫn đến sai sót trong khoản mục hàng tồn kho, khoản mục giá vốn hàngbán và từ đó dẫn đến sai sót ở khoản mục lợi nhuận. Đối với các sai sót xảy ra ở khoản mục lợi nhuận thường được đánhgiá là nghiêm trọng vì nó liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nước. Do đó, sai sót ở khoản mục chi phí được xác định là trọng yếu. Như vậy, để đưa ra đánhgiá xác đáng về tính trọng yếu làm cơ sở nền tảng cho quá trình thực hiện kiểm toán, KTV quan tâm xem xét tổng thể các yếu tố liên quan đến bản chất của đối tượng kiểm toán. Đánhgiátrọng yếu đặt ra yêu cầu xác định nội dung kiểmtoán với nguyên tắc không bỏ qua bất cứ khoản mục, nghiệp vụ nào có qui mô lớn và có tính hệ trọng, phản ánh bản chất đối tượng. 1.1.1.3. Mối quan hệ giữa trọngyếu,rủirokiểmtoán với bằng chứngkiểmtoánTrọng yếu , rủirokiểmtoán và bằng chứngkiểmtoán có mối quan hệ chặt chẽ [...]... toán cần thu thập Đồng thời, mức trọng yếu cũng là một yếu tố được sử dụng để đánhgiá bằng chứngkiểmtoán 1.1.2 Quitrìnhđánhgiátrọngyếu,rủirokiểmtoántrongkiểmtoán tài chính 1.1.2.1 Quitrìnhđánhgiárủirokiểmtoántrongkiểmtoán tài chính Quitrìnhđánhgiárủirokiểmtoán được thực hiện bắt đầu với việc xác định mức rủirokiểmtoán mong muốn trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, ... hưởng trọng yếu đến BCTC của khách hàng thì KTV sẽ xem xét cụ thể từng trường hợp, đánhgiátrọngyếu,rủiro để có các biện pháp xử lý thích hợp 1.2 Đặc điểm của chu trìnhbánhàng – thutiền với đánhgiátrọngyếu,rủiro 1.2.1 Chức năng, vai trò của chutrìnhbánhàng–thutiền với kiểm toánBánhàng – thutiền là quá trình chuyển giao quyền sở hữu của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng– tiền. .. mục tiênkiểmtoán nghiệp vụ phù hợp với đặc điểm của chutrình Bảng 1.2: Mục tiêu đặc thù của kiểmtoán nghiệp vụ bánhàng và nghiệp vụ thu tiền( 6,192) Mục tiêu kiểmtoán nghiệp vụ bánhàng Mục tiêu kiểmtoánchung Mục tiêu kiểmtoán nghiệp vụ thutiền Các nghiệp vụ bánhàng đều có căn cứ I - Mục tiêu hợp lýchung Các khoản thutiền đều đảm bảo hợp lýchungHàngbán vận chuyển đến khách hàng là có... vềtrọngyếu,rủiro thích hợp Ngoài ra, để đánhgiátrọngyếu,rủiro xảy ra với chutrình này KTV cũng quan tâm tới mục tiêu kiểm toánchutrình Chức năng kiểmtoán của chutrình đã cụ thể hóa thành các mục tiêu kiểmtoán Do chu trìnhbánhàng – thutiền được cấu thành bởi các nghiệp vụ cụ thể và từ đó hình thành các khoản mục trên BCTC nên mục tiêu kiểmtoánchutrình cụ thể hóa cả mục tiêu kiểm toán. .. BCTC trong quá trình xác định một chiến lược kiểmtoántoàn diện”(7,291) Thứ ba: Đánhđánhgiárủirokiểm soát Theo IAG 29, Đánhgiárủirokiểm soát là quá trìnhđánhgiá tính hiệu quả của hệ thống KSNB và hệ thống kế toán của doanh nghiệp trong việc ngăn chặn hay phát hiện các sai sót quan trọngtrong BCTC Sau khi tìm hiểu về các hệ thống KSNB và kế toán, KTV phải tiến hành đánhgiá sơ bộ rủiro kiểm. .. nghiêm trọng và thiết kế phương pháp kiểmtoán cơ bản thích hợp Thứ tư : Xác định rủiro phát hiện Sau khi đã đánhgiárủiro tiềm tàng và rủirokiểm soát, KTV tổng hợp mức rủiro có thể xảy ra sai phạm trọng yếu nói chung Dựa trên kết hợp của rủiro tiềm tàng và rủirokiểm soát đã đánh giá, KTV thực hiện phân bổ mức trọng yếu ban đầu cho cho các khoản mục trên BCTC, đánhgiárủirokiểmtoán và... lợi nhuận trước thu bị ghi nhận sai và các khoản nghĩa vụ với nhà nước cũng bị ghi nhận sai 1.2.2 Đặc điểm của chu trìnhbánhàng – thutiền với đánhgiátrọngyếu,rủiroTrongquitrìnhđánhgiátrọngyếu, với bất cứ chutrình nào, điều đầu tiên mà KTV quan tâm chính là bản chất vốn có của chutrình đó mà chưa xét đến bất kỳ một thủ tục kiểm soát nào từ phía khách hàng, có những chutrình mà ngay... bằng chứngkiểm toán, KTV căn cứ vào tính trọngyếu,rủirokiểmtoán của khoản mục, nghiệp vụ đã được đánhgiá Nhìn chung, số lượng bằng chứngkiểmtoán sẽ nhiều lên khi kiểmtoán các khoản mục có tính trọng yếu cao Trong quan hệ với bằng chứngkiểm toán, cũng giống như tính trọngyếu, khi rủiro xảy ra sai phạm cao thì số lượng bằng chứng cần thu thập tăng lên Mỗi khi trọng yếu hay rủiro thay đổi... lập kế hoạch kiểm toán, sau đó là đánhgiárủiro tiềm tàng, rủirokiểm soát Dựa trên sự kết hợp của hai loại rủiro vừa đánhgiá và mức rủirokiểmtoán mong muốn, KTV xác định rủiro phát hiện để thiết kế các thủ tục kiểmtoán và xây dựng chương trình cho từng khoản mục hoặc chutrìnhThứ nhất: Xác định mức rủirokiểmtoán mong muốn Mức rủiro này được xác định phụ thu c vào hai yếu tố: thứ nhất là,... thông thường chấp nhận được của rủiro phát hiện trên cơ sở đánhgiárủirokiểm soát và rủiro tiềm tàng: Bảng 1.1: Ma trận rủiro phát hiện Đánhgiá của KTV vềrủiro tiềm tàng Cao Trung bình Thấp Đánhgiá của KTV vềrủirokiểm soát Cao Trung bình Thấp Thấp Thấp Trung bình Thấp Trung bình Cao Trung bình Cao Cao Mức độ rủiro tiềm tàng và rủirokiểm soát được đánhgiá không thể ở mức thấp đến nỗi . LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUI TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRỌNG YẾU, RỦI RO TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN 1.1. Lý luận chung về qui trình đánh giá trọng yếu,. Qui trình đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán tài chính Qui trình đánh giá rủi ro kiểm toán được thực hiện bắt đầu với việc xác định mức rủi ro kiểm