TỔNG QUANVỀVỀ XÍ NGHIỆPCHÈNGỌCLÂM I.Quá trình hình thành và phát triển của XínghiệpChèNgọc Lâm. XínghiệpchèNgọcLâm là một trong sáu Xínghiệp lớn của công ty Đầu tư và phát triển chè Nghệ An. Được thành lập ngày 03 tháng 04 năm 1986 theo Quyết định số 52/QĐ-UB ngày 08/06/1986của UBND tỉnh Nghệ Tĩnh. Trước đây có tên gọi là Liên hiệp các Xínghiệpchè Nghệ Tĩnh Tên giao dịch: XínghiệpchèNgọcLâm Trụ sở chính của Xí nghiệp: Xã Thanh Thủy- huyện Thanh Chương- Tỉnh Nghệ An. Điện thoại: 0383926103 Trong những thập niên 80-90 cùng với cả nước Nghệ An cũng đang trong giai đoạn chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Đây là một bước ngoặt đánh dấu sự phát triển không chỉ riêng ở Nghệ An mà trên phạm vi của cả nước. XínghiệpchèNgọcLâm được thành lập trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường, với hoàn cảnh như vậy quá trình phát triển của Xínghiệp đã trải qua nhiều giai đoạn với những khó khăn và thành công nhất định. Quá trình phát triển của Xínghiệp được chia làm ba giai đoạn: ●Giai đoạn 1986-1994: Đây là giai đoạn hình thành tổ chức bộ máy, tìm tòi xác lập mô hình quản lý, cơ chế hoạt động chuyển đổi cơ cấu chè sang sản xuất chè là chủ yếu. Với sự giúp đỡ của công ty Đầu tư và phát triển chè Nghệ An.Đến đầu năm 1988 liên hiệp được nhận vốn vay của chương trình hợp tác Liên Xô 3 năm để thâm canh và trồng mới cây chè. Có thể nói từ những bước đi đầu tiên của công cuộc đổi mới , những khó khăn do việc chuyển đổi cơ chế, nhưng XínghiệpChèNgọcLâm đã kiên định vượt qua thử thách bước đầu đặt nền móng cho việc xây dựng mô hình quản lý, phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệpchế biến và tạo tiền đề cho những năm tiếp theo. ● Giai đoạn 1995-2000: Đây là giai đoạn đẩy mạnh việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung có trọng điểm, mở rộng quy mô nâng cao năng lực chế biến, tiếp cận thị trường xuất khẩu trực tiếp và xây dựng cơ chếquản lý thống nhất của toàn Xí nghiệp. ● Giai đoạn 2001-2006: Là giai đoạn phát triển tăng tốc, đưa nhanh các tiến bộ khoa học vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng đổi mới công nghệ, tích cực mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu, phát triển cơ sở hạ tầng và hoàn thiện cơ chếquản lý. Đặc biệt với những kết quả đã đạt được 20 năm qua Xínghiệp đã đươc Nhà nước trao tặng Huân chương lao động Hạng 3. Nhìn lại những kết quả ,thành tích mà Xínghiệp đã đạt được có thể nói đó là sự nổ lực không ngừng của toàn thể ban lãnh đạo ,cán bộ ,công nhân viên của Xí nghiệp,mỗi cá nhân đều có ý thức nhiệm vụ của mình .Nội bộ Xínghiệp đoàn kết và thống nhất cao,công tác quy hoạch bồi dưỡng đào tạo cán bộ được xínghiệp rất chú trọng. II.Bộ máy quản lý, cơ cấu bộ máy kế toán của XínghiệpchèNgọc Lâm. 1. Bộ máy quản lý: 1.1. Bộ máy quản lý của Xínghiệp cơ cấu theo sơ đồ sau: Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý Xínghiệp Giám đốc Phó giám đốc Ph. Kinh doanh Ph. Tổ chức hành chính Ph. Tài chính kế toán Ph. Kế hoạch đầu tư : mối quan hệ chỉ huy trực tiếp : Mối quan hệ chức năng tham mưu 1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. Ban giám đốc: Bao gồm Giám đốc và phó giám đốc có nhiệm vụ tổ chức và điều hành mọi hoạt động sản xuất của Xínghiệp . + Giám đốc: Là người điều hành phương thức hoạt động kinh tế của Xí nghiệp, là người quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể và quyền hạn cũng như mối quan hệ với các phòng ban , thực hiện chế độ quản lý các bộ , công nhân viên theo quy định của nhà nước. + Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc điều hành các hoạt động về đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức cho cán bộ và chế độ chính sách bảo đảm đời sống cho người lao động, bố trí tuyển dụng đào tạo lao động sao cho phù hợp với tình hình sản xuất. Phòng kế hoạch đầu tư: Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sản xuất cụ thể, lập kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh. Phòng tài chính kế toán: Gồm có 5 người. Trong đó có một trưởng phòng và một phó phòng có trách nhiệm tổng hợp ghi chép kịp thời mọi hoạt động kinh tế phát sinh trong đơn vị, phân tích và đánh giá tình hình thực tế nhằm cung cấp thông tin chính xác tham mưu cho giám đốc ra quyết định. Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm cung ứng vật tư dịch vụ cho Xí nghiệp, tìm kiếm thị trường tiêu thụ chè trong nước. 2. Đặc điểm quy trình công nghệ XínghiệpchèNgọcLâm lắp đặt hai dây chuyền công nghệ sản xuất chế biến chè xanh và chè đen CTC như sau: Sơ đồ 2:Quy trình sản xuất chè xanh Búp tươi Quạt héo Cắt qua trục cắt Lên men Hoàn thành thành phẩm Đóng gói Sàng phân loại Sấy khô Quy trình sản xuất chè xanh cho ra các loại phẩm cấp chè khác nhau gồm: chè loại 1; chè loại 2; chè loại 3; loại bột; mảnh; mỗi loại được xếp vào một đơn giá riêng. Sơ đồ 3: Quy trình sản xuất Chè đen CTC Búp tươi Sàng phân loại Đóng gói Thành phẩm Vò qua cối Sao dầu Sao lăn Sấy khô Quy trình sản xuất chè đen cũng cho ra nhiều phẩm chất khác nhau và được phân theo độ mịn của chè gồm các loại: Loại chè: Ô 1 , Ô 2 , Ô 3 , Ô 4 , Ô 5, Ô 6 trong đó Ô 1 có độ mịn thấp nhất, Ô 6 có độ mịn cao nhất, thường người ta phải tái chếchè Ô 1 để tạo ra sản phẩm chè có độ mịn cao hơn. 3. Tổ chức bộ máy kế toán. 3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán Tài chính kế toán là một trong những bộ phận quan trọng trong hệ thống quản lý kinh tế của Xí nghiệp, việc tổ chức bộ máy kế toán là một trong những vấn đề quan trọng, cần thiết mà các nhà quản trị quan tâm. Để doanh nghiệp đạt hiệu quả cao đòi hỏi bộ máy kế toán có tài năng linh động và có đạo đức nghề nghiệp. Sơ đồ 2: Cơ cấu bộ máy kế toán Xínghiệp Kế toán Thủ quỹ Kế toán vật tư thành phẩm Kế toán công nợ Kế toán tổng hợp 3.2. Chức năng nhiệm vụ mỗi bộ phận Kế toán trưởng: Là người trực tiếp điều hành công tác kế toán,tổ chức cung cấp thông tin,tham mưu cho giám đốc và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty. Kế toán tổng hợp: theo dõi thường xuyên các hoạt động kinh tế phát sinh trong công ty ,tổng hợp và phân bổ chi phí tính lãi-lỗ cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cua Xi nghiệp.Cuối kỳ lập báo cáo và ghi sổ theo dõi chế độ quy định. Kế toán công nợ và kế toán vật tư thành phẩm:Theo dõi và phản ánh vào sổ sách kế toán mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến vật tư(nhập –xuất –công nợ). Đồng thời tập hợp tất cả các chứng từ liên quan đến thành phẩm như nhập xất tồn thành phẩm và cuối kỳ kế toán phải lập báo cáo thống kê đối chiếu với sổ sách kế toán tổng hợp. Thủ quỹ:căn cứ vào chứng từ phiếu thu,phiếu chi để nhập xuất tiền mặt theo yêu cầu. 3.3. Hình thức tổ chức sổ kế toán Căn cứ vào đặc điểm cụ thế của công ty, phòng kế toán đã áp dụng hình thức sổ kế toán là theo hình thức CHỨNG TỪ GHI SỔ. Sơ đồ 3: Hình thức sổ kế toán của Xínghiệp Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng cân đối phát sinh Sổ cái Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp CTG CTG Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : Ghi định kỳ : Ghi đối chiếu Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra,dùng làm căn cứ để ghi sổ,kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ dăng ký chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh, sau đó đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập báo cáo tài chính. Kết luận: Qua quá trình hình thành và phát triển XínghiệpchèNgọcLâm đã có những thành quả đáng khích lệ ,phát triển theo nhịp độ chung của ngành nghề và của nền kinh tế thị trường. Xínghiệp đã cố gắng giữ vị thế của mình trên thị trường,khắc phục tình trạng thua lỗ,đảm bảo đời sống ổn định cho cán bộ công nhân viên. . TỔNG QUAN VỀ VỀ XÍ NGHIỆP CHÈ NGỌC LÂM I.Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp Chè Ngọc Lâm. Xí nghiệp chè Ngọc Lâm là một trong sáu Xí nghiệp. Trước đây có tên gọi là Liên hiệp các Xí nghiệp chè Nghệ Tĩnh Tên giao dịch: Xí nghiệp chè Ngọc Lâm Trụ sở chính của Xí nghiệp: Xã Thanh Thủy- huyện Thanh