1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính

46 185 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 286,74 KB

Nội dung

Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện I>Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính,Kế toánKiểm toán 1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, với sự đa dạng hoá của các thành phần kinh tế nhu cầu về dịch vụ tài chính kế toán là không thể thiếu được. Nắm bắt được nhu cầu cấp thiết đó, Công ty dịch vụ kế toán đã được thành lập theo Quyết định số 164/TC/QĐ/TCCB của Bộ Tài chính ngày 13/05/1991 và được cấp giấy phép kinh doanh số 957/PPT ngày 01/04/1991 của Hội đồng Bộ trưởng ( nay là Chính phủ). Trong những năm đầu hoạt động Công ty chủ yếu cung cấp một số dịch vụ kế toán, tư vấn và bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng phát triển, sự phức tạp trong môi trường hoạt động kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải được kiểm tra một cách chặt chẽ về tình hình tài chính. Nhu cầu đó đã mở ra cho Công ty một loại hình kinh doanh mới: dịch vụ kiểm toán. Được sự cho phép của Bộ Tài chính, Công ty đã được bổ sung thêm nhiệm vụ kiểm toán theo Quyết định 639/TC/QĐ/TCCB/ ngày 14/09/1993 và đổi tên Công ty thành Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toánkiểm toán, tên giao dịch quốc tế là Auditing and Accounting Financial Consultancy Service Company (AASC).Trụ sở chính của Công ty đặt tại số 1, Lê Phụng Hiểu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, ngoài ra còn có các chi nhánh đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tầu, Quảng Ninh, Thanh Hoá và một văn phòng đại diện tại Hải Phòng. Hiện nay AASC đã và đang cung cấp dịch vụ cho hàng nghìn khách hàng và các tổ chức kinh tế, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam. AASC có phạm vi hoạt động rộng khắp trên cả nước. AASC là công ty kiểm toán đầu tiên vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động. Sự đa dạng trong loại hình kinh doanh, mở rộng thị trường hoạt động cũng như sự phong phú về các khách hàng phần nào đã khẳng định quá trình phát triển vượt bậc của AASC trong vòng hơn một thập kỷ qua. 1.2 Đặc điểm tình hình hoạt động kinh doanh  Mục tiêu hoạt động:Mục tiêu hoạt động của công ty là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành phục vụ khách hàng tốt nhất, cung cấp cho khách hàng những thông tin có độ tin cậy cao nhằm giúp Ban lãnh đạo khách hàng hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, nâng cao chất lượng công tác quản lý tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phương châm hoạt động: Độc lập, trung thực, khách quan, và bảo mật. Tuân thủ các quy định về pháp luật, tài chính, kế toánkiểm toán của Việt Nam cũng như các Chuẩn mực kế toán, kiểm toán Quốc tế được thừa nhận rộng rãi. Lĩnh vực hoạt động: Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu là kiểm toán, kế toán, tư vấn tài chính và quản trị kinh doanh, tư vấn thuế, lĩnh vực công nghệ thông tin, đào tạo tuyển dụng. Trong lĩnh vực kiểm toán: Kiểm toán báo cáo tài chính vẫn giữ vững đà phát triển, mở rộng khách hàng và nâng cao một bước chất lượng dịch vụ. Các khách hàng trong lĩnh vực này rất da dạng, bao gồm các Tổng công ty, các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn, các tổ chức tín dụng và các tổ chức kinh tế xã hội khác…Phục vụ trong lĩnh vực này có tới trên 230 nhân viên kiểm toán, trong đó trên 79 nhân viên đạt chứng chỉ kiểm toán viên Nhà nước cấp. Ngoài dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính thường niên, Công ty AASC còn thực hiện kiểm toán hoạt động của các dự án, kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán tuân thủ luật định, kiểm toán tỷ lệ nội địa hoá…Doanh thu trong lĩnh vực này năm 2002 đạt 17,4 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2001. Dịch vụ tư vấn tài chính kế toán: AASC cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ kế toán như mở và ghi sổ kế toán, lập các báo cáo tài chính định kỳ, tư vấn kế toán, tư vấn thuế, xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy kế toán, hướng dẫn khách hàng trong việc áp dụng chế độ kế toán, đào tạo huấn luyện về các Chuẩn mực Kế toáncác Chế độ tài chính thuế cho các doanh nghiệp. Dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán: Những năm trở lại đây,khi mà sự bùng nổ thông tin trên toàn cầu, nhu cầu tin học trong vấn đề kế toán ngày càng trở nên quan trọng Công ty đã mở thêm dịch vụ cung cấp phần mềm kế toán và hiện nay đang phát triển mạnh. Doanh thu theo hợp đồng đạt 1,3 tỷ đồng , tăng gấp 10 lần so với năm ngoái. Các dịch vụ khác cũng thu được nhiều hiệu quả. Bảng sau sẽ cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty.(trang sau) Khách hàng của AASC: Qua hơn mười năm hoạt động, với chất lượng và uy tín trong việc cung cấp các dịch vụ chuyên ngành, AASC đã khẳng định được vị trí của mình trong lĩnh vực tư vấn tài chính, kế toánkiểm toán với số lượng khách hàng ngày càng nhiều. Đến nay, AASC có số khách hàng thường xuyên là hơn 600 khách hàng, là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần, hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh tế trong đó có rất nhiều doanh nghiệp là các Tổng công ty 90, 91, ngoài ra AASC cũng cung cấp dịch vụ cho các khách hàng là các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội…có thể đơn cử một số khách hàng của AASC: Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, Tổng công ty cao su, Tổng công ty vàng bạc đá quý, Công ty TOYOTA-TC Hà Nội, Công ty Orion- Hanel, Công ty Vietso Petro….  Đội ngũ nhân viên: Đội ngũ nhân viên của Công ty ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng. Tới nay AASC đã tuyển chọn và đào tạo hơn 300 nhân viên, cộng tác viên làm việc tại trụ sở chínhcác chi nhánh, trong đó có 79 kiểm toán viên đạt chứng chỉ kiểm toán viên cấp Nhà nước và hầu hết công nhân viên của công ty đều được đào tạo bài bản có hệ thống, đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán trong và ngoài nước; thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ, tiếp cận với những kiến thức mới nhất nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, AASC còn có các cộng tác viên bao gồm các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia kiểm toán trong và ngoài nước với kinh nghiệm và chuyên môn dày dạn. AASC luôn tin tưởng rằng với cách làm việc sâu sát, gần gũi, tận tình với khách hàng, thông thạo nghiệp vụ và hiểu biết kinh nghiệm thực tế của đội ngũ nhân viên, công ty sẽ đáp ứng và phục vụ khách hàng tốt nhất. Bảng số 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty AASC. Chỉ tiêu Thực hiện năm 2002 Thực hiện năm 2001 Tỷ lệ % so với năm 2001 I. Doanh thu (tỷ đồng) 1. Kiểm toán 2.Tư vấn 3. Khác II. Chi phí III.Lợi nhuận IV. Nộp NSNN V. Thu nhập bình quân của người LĐ (Triệu đồng). 21 17,4 2,3 1,3 18,9 2,1 3,2 2,3 18,7 16,8 0,8 1,1 15,7 2,8 2,7 2,1 112 104 288 118 120 75 119 110 1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng hoạt động. Công ty dịch vụ tư vấn tài chính, kế toánkiểm toán (AASC) là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính có tư cách pháp nhân, con dấu và cơ cấu tổ chức bộ máy phù hợp với đặc thù hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cơ cấu và chức năng hoạt động của Công ty như sau: Đứng đầu Công ty là Tổng Giám đốc công ty: là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty. Giúp việc cho Tổng Giám đốc hiện tại có ba Phó Giám đốc. Các Phó Giám đốc điều hành công việc theo sự phân công của Tổng Giám đốc, quản lý điều hành các Chi nhánh và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công, tuỳ theo nhiệm vụ được đảm nhiệm. Ngoài ra, các Phòng ban thực hiện chức năng nhiệm vụ : Phòng hành chính tổng hợp: có chức năng tổ chức và điều hành hoạt động của Công ty như quản lý về tài sản, quản lý nhân sự, quản lý, điều hành các hoạt động thường nhật của Công ty. Phòng công nghệ thông tin: có chức năng quản lý, phát triển các phần mềm hỗ trợ cho công tác tư vấn, kế toán, kiểm toán và cung cấp các giải pháp mạng, các phần mềm ứng dụng cho khách hàng. Ngoài ra phòng còn có chức năng và nhiệm vụ duy trì mạng thông tin nội bộ. Phòng tài chính kế toán: chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng và kiểm soát thu chi của toàn bộ Công ty. Phòng kiểm soát chất lượng: có chức năng giúp Ban Giám đốc đánh giá, rà soát, kiểm tra các công việc thuộc lĩnh vực hoạt động của Công ty đặc biệt là lĩnh vực kiểm toán. Phòng kiểm toán thương mại, dịch vụ : có chức năng tổ chức và thực hiện các cuộc kiểm toán trong lĩnh vực thương mại dịch vụ. Phòng kiểm toán các ngành sản xuất vật chất: có chức năng tổ chức và thực hiện các cuộc kiểm toán trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Đối tượng chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất. Chi nhánh TP Hồ Chí Minh P.KT XD cơ bản BAN GIÁM ĐỐC VĂN PHÒNG CHÍNH Chi nhánh Vũng TàuChi nhánh Quảng Ninh Chi nhánh Thanh HoáVPđại diện Hải phòng P.HC tổng hợpP. tài chính kế toán P.KT ngành sxvcP.tư vấn và KT P.CN thông tin P.KS chất lượng P.KT TM dịch vụ vụ P.KT dự án Phòng tư vấn và kiểm toán: có chức năng tổ chức và thực hiện các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp và cung cấp các dịch vụ tư vấn như tư vấn kế toán, tư vấn thuế… cho các khách hàng. Phòng kiểm toán xây dựng cơ bản: có chức năng và nhiệm vụ tổ chức các cuộc kiểm toán các báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của các công trình xây dựng cơ bản cho khách hàng. Phòng kiểm toán các dự án: thực hiện tổ chức các cuộc kiểm toán các dự án được tài trợ bởi các tổ chức tín dụng, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước, các dự án viện trợ, dự án quốc gia…cho khách hàng. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Công ty AASC II. kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện Kiểm toán các khoản dự phòng thực chất là kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo tài chính, do vậy tại Công ty AASC, kiểm toán các khoản dự phòng cũng được tiến hành theo quy trình kiểm toán chung của Công ty, gồm các bước: 2.1 Lập kế hoạch kiểm toán. Để lập kế hoạch kiểm toán, Công ty AASC tiến hành theo trình tự các bước sau: 2.1.1 Tiếp cận khách hàng Tiếp cận khách hàng là một công việc rất quan trọng không chỉ trong lĩnh vực kiểm toán mà còn trong các lĩnh vực khác của Công ty. Do vậy, để thực hiện được phương châm hoạt động của mình là luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ trên mọi lĩnh vực, Công ty AASC đã làm tốt ngay từ khâu tiếp cận với khách hàng. Công việc này không những giúp Công ty mở rộng được thị trường, nâng cao chất lượng dịch vụ mà còn đảm bảo cho Công ty thu thập được những thông tin cơ sở về khách hàng, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự thành công của Công ty trong lĩnh vực kiểm toán. Thông thường Công ty luôn phải chủ động tìm tới khách hàng. Hàng năm, căn cứ vào dự kiến nhu cầu dịch vụ, Công ty sẽ gửi Thư chào hàng đến những khách hàng mới. Thư chào hàng là bức thông điệp giới thiệu về uy tín chất lượng dịch vụ của AASC, đồng thời có giới thiệu về giá phí kiểm toán do Công ty đặt ra. (có mẫu Phụ lục kèm theo - Phụ lục 1). Sau khi nhận được Thư chào hàng, căn cứ vào những yêu cầu của khách hàng, nếu khách hàng đồng ý thì họ sẽ phát hành Thư mời kiểm toán. Thư mời kiểm toán được gửi trực tiếp tới Ban lãnh đạo Công ty, có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng. Khi nhận được thư mời kiểm toán, đồng thời xét các điều kiện có thể chấp nhận kiểm toán, AASC tiếp xúc, gặp gỡ Ban Giám đốc Công ty khách hàng để trao đổi và thỏa thuận tiến tới ký kết Hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán là một căn cứ pháp lý để AASC và khách hàng có được những điều kiện ràng buộc nhằm thực hiện tốt các công việc trong suốt quá trình kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán cũng ghi rõ mức phí kiểm toán đối với Công ty khách hàng và phương thức thanh toán đối với AASC. Giá phí kiểm toán do AASC đưa ra được tính toán trên cơ sở thời gian tiến hành cuộc kiểm toán, mức độ phức tạp của công việc, trình độ kiểm toán viên và các dịch vụ mà AASC sẽ cung cấp bổ sung.(Mẫu phụ lục 2) Sau khi ký kết Hợp đồng kiểm toán, Công ty AASC tiến hành thu thập thông tin cơ sở về khách hàng của mình: Với những khách hàng mới, AASC sẽ cử kiểm toán viên thu thập những thông tin khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh, những yêu cầu từ phía khách hàng đối với dịch vụ kiểm toán. Từ đó, AASC sẽ lên kế hoạch kiểm toán. Với những khách hàng cũ tiếp tục tín nhiệm mời AASC kiểm toán thì đại diện lãnh đạo của hai bên trực tiếp gặp gỡ để trao đổi và thoả thuận. Trong trường hợp này Công ty sẽ giảm bớt các công việc trong khâu tiếp cận khách hàng, chỉ cần cập nhật những thông tin mới, có sự thay đổi lớn của khách hàng. Thông thường, đối với các khách hàng quen thuộc, nhằm giảm bớt những bận rộn trong công việc vào mùa kiểm toán, AASC thường yêu cầu được kiểm toán Công ty khách hàng trong 2 đợt: 6 (hoặc 9) tháng đầu năm và 6 (hoặc 3) tháng cuối năm. Vì vậy công việc của AASC sẽ được trải đều trong năm. Trong bài viết của mình, Em chọn một Công ty ABC đã được Công ty AASC kiểm toán năm 2002 làm ví dụ minh hoạ cho tình hình thực tiễn kiểm toán tại AASC: Công ty ABC được kiểm toán vào hai lần trong năm: 9 tháng đầu năm và 3 tháng cuối năm. Việc thu thập thông tin cơ sở về khách hàng được tiến hành gồm các công việc sau: 2.1.2 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và thu thập thông tin pháp lý của khách hàng Tìm hiểu hoạt động kinh doanh và thu thập thông tin pháp lý của khách hàng có một vai trò lớn trong nhiệm vụ kiểm toán. Đây là công việc đầu tiên trong quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính của Công ty AASC, nó giúp cho Công ty có được những thông tin cơ sở về lĩnh vực kinh doanh, về quá trình hình thành phát triển của Công ty khách hàng, về công tác tổ chức sản xuất, tiêu thụ, cũng như tình hình sử dụng và bảo quản vốn… Việc thu thập thông tin này ở mỗi Công ty khác nhau là khác nhau. Để thu thập thông tin về tình hình kinh doanh, KTV có thể thực hiện phương pháp phỏng vấn Ban giám đốc và thu thập tài liệu cần thiết tại Công ty khách hàng, hoặc có thể trực tiếp tham quan nhà xưởng, hoặc xem xét hồ sơ kiểm toán đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán khác, hay thu thập thông tin qua các bên hữu quan… Ngoài ra các Giấy phép thành lập, Điều lệ Công ty, các Biên bản họp Hội đồng quản trị, các văn bản Luật, chế độ chính sách của Nhà nước có liên quan… cũng sẽ được KTV thu thập. Kiểm toán viên ghi các thông tin này vào giấy làm việc và lưu vào hồ sơ kiểm toán các văn bản hoặc sao chụp lại các văn bản cần thiết. Ngoài ra, đối với những khách hàng hoạt động trong lĩnh vực mới, có rủi ro kinh doanh cao, thì nhóm kiểm toán còn tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có được những hiểu biết cặn kẽ hơn. Với các khách hàng thường xuyên như Công ty ABC thì những thông tin về hoạt động kinh doanh chủ yếu được lấy từ Hồ sơ kiểm toán thường niên. Những thay đổi được cập nhật trong quá trình thu thập các thông tin chung và được Ban quản lý của khách hàng cung cấp tại buổi thảo luận với đại diện của AASC. Sau đây là minh họa cho bước tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng: Công ty ABC: Quá trình hình thành và phát triển Công ty ABC là một doanh nghiệp Nhà nước, được thành lập theo Quyết định 302/QĐ/TCCB/ ngày 19/03/1993 của Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện. Đến 1996, Công ty được thành lập lại theo Quyết định 427/TCCB ngày 09/09/1996 trực thuộc Tổng công ty Bưu chính Viễn thông. Ngành nghề kinh doanh Sản xuất các thiết bị máy móc, linh kiện kỹ thuật chuyên ngành Bưu chính viễn thông (BCVT), các sản phẩm điện, điện tử, tin học, cơ khí và các mặt hàng khác. Sản xuất kinh doanh ống nhựa, các sản phẩm khác chế biến từ nhựa. Lắp đặt, bảo hành, bảo trì, sửa chữa các thiết bị BCVT, điện, điện tử, tin học. Cung ứng dịch vụ kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật BCVT, điện, điện tử, tin học. Xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị, vật tư chuyên ngành BCVT và các nguyên vật liệu khác để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh… Thị trường và cạnh tranh: Khách hàng chính của Công ty ABC là các Bưu điện, các đơn vị kinh doanh liên quan đến ngành Bưu chính Viễn thông và một số khách hàng là các Công ty nằm trong các khu chế xuất của Việt Nam. Trên thị trường hiện nay cũng có một số nhà sản xuất và cung cấp các sản phẩm cùng loại đặc biệt là các hàng nhái rẻ tiền của Trung Quốc đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy vậy, nhìn chung hoạt động của Công ty còn rất ổn định, thị phần của Công ty là đáng kể và có khả năng duy trì sản xuất, cung cấp sản phẩm ra thị trường ở mức độ cao. Địa bàn hoạt động: Trụ sở chính của Công ty ABC đặt tại @ Trần Phú - Hà Nội, ngoài ra Công ty còn có các chi nhánh hoạt động ở nhiều nơi trên đất nước: Chi nhánh 1: Chi nhánh Miền Bắc. Chi nhánh 2: Chi nhánh Miền Trung. Chi nhánh 2: Chi nhánh Miền Nam. Phân xưởng PVC mềm. [...]... liệu kiểm toán thực tế các khoản đầu tư tài chính không có trên các File kiểm toán của AASC (KTV không thực hiện kiểm toán) Do vậy, Em chỉ chọn số liệu thực tế về kiểm toán các khoản dự phòng để minh hoạ cho các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, còn dự phòng giảm giá đầu tư tài chính Em chỉ trình bày quy trình kiểm toán của AASC mà không có số liệu thực tế 2.2.1 Thực. .. từng khoản mục trên Báo cáo tài chính cho từng Công ty khách hàng Các thủ tục kiểm toán đối với các khoản dự phòng được thiết kế như sau: Bảng số 5: Thủ tục kiểm toán các khoản dự phòng Thủ tục kiểm toán 1 Thủ tục phân tích 1.1 So sánh mức dự phòng giảm giá đầu tư tài chính của các kỳ trước với thực tế của kỳ đó Ngày thực hiện Người Tham thực chiếu hiện 1.2 So sánh tỷ suất giảm giá hàng tồn kho với các. .. sát kiểm tra Công việc này được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán nhằm phân công công việc đối với các kiểm toán viên và lên lịch kiểm toán (cả thời gian và địa điểm) Yêu cầu nhân sự kiểm toán đối với Công ty ABC: Phó Giám đốc phụ trách Phó phòng phụ trách Kiểm toán viên chính Các trợ lý kiểm toán 2.2 Thực hiện kiểm toán các khoản dự phòng Tại công ty AASC, thủ tục kiểm toán được thực. .. F7 Kí hiệu khoản mục + S Sau đây là các công việc kiểm toán viên thực hiện để kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng tại Công ty ABC A> Kiểm tra số liệu và cơ sở trích lập dự phòng Thực chất của công việc này là kiểm toán viên nhằm kiểm tra tính tuân thủ các nguyên tắc kế toán được áp dụng cho việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng của Công ty ABC Số liệu của Công ty ABC về các khoản dự phòng được... với tất cả các khoản mục trên Báo cáo tài chính, khi kiểm toán đối với khoản mục nào thì thủ tục kiểm toán được áp dụng tương ứng đối với khoản mục đó Đối với tất cả khách hàng của AASC, dự phòng được lập cho các khoản giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, riêng dự phòng giảm giá đầu tư tài chính thì không được lập do Công ty khách hàng không tham gia hoạt động đầu tư tài chính Chính vì... trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là theo chiến lược của Công ty Đối với dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: Khoản dự phòng này cũng được phân tích bằng cách so sánh biến động giữa dự phòng trích lập ở năm trước và dự phòng trích lập của năm nay cho năm sau 2.2.2 Tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng của Công ty ABC Khi thực hiện kiểm toán, để đảm bảo cho công việc kiểm toán có hiệu... mức trọng yếu cho các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán mà không phân bổ cho các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh 2.1.5 Thiết kế chương trình kiểm toán Trong bước tiếp theo của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, dựa vào các yếu tố xác định trong kế hoạch kiểm toán tổng quát, KTV sẽ thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết và soạn thảo chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán của AASC được... nhận dự phòng - Đánh giá cơ sở của các khoản dự phòng được lập trên các khoản phải thu khó đòi hay có tranh chấp, xem xét có phù hợp với quy định hiện hành không Đảm bảo việc hạch toán các khoản dự phòng một cách chính xác, đầy đủ - Tìm kiếm các khoản nợ phải thu khó đòi chưa hạch toán vào dự phòng nợ phải thu khó đòi như kiểm tra các khoản phải thu có số kéo dài tại nhiều năm - Xem xét các sự kiện... trình kiểm toán được thiết đối với các khoản dự phòng tại Công ty AASC, thủ tục phân tích các khoản phòng được thực hiện trên cơ sở số liệu trên Bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty ABC Việc phân tích chỉ được tiến hành một cách sơ bộ nhằm xem xét những biến động trong trích lập các khoản dự phòng Một vài phương pháp phân tích tỷ suất dự phòng nợ phải thu khó đòi/ các khoản. .. niên độ kế toán trước và kế hoạch ( nếu có ) 1.3 Phân tích tuổi nợ của các khoản nợ phải thu khó đòi; phân tích sự biến động tỷ trọng các khoản dự phòng /các khoản phải thu , đánh giá khả năng thu hồi của các công nợ và quy định của Nhà nước cho phép 2 Kiểm tra chi tiết 2.1 Đối với dự phòng giảm giá đầu tư tài chính: Đánh giá sự cần thiết lập các khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính bằng cách so sánh . phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện Kiểm toán các khoản dự phòng thực chất là kiểm toán các khoản mục trên Báo cáo tài chính, . Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty AASC thực hiện I>Tổng quan về Công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính, Kế

Ngày đăng: 07/11/2013, 11:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng số 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty AASC. - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty AASC (Trang 4)
Bảng số 3: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát hoạt động của doanh nghiệp - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 3: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát hoạt động của doanh nghiệp (Trang 12)
Bảng số 4: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 4: Ước lượng ban đầu về tính trọng yếu (Trang 17)
Bảng số 5: Thủ tục kiểm toán các khoản dự phòng - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 5: Thủ tục kiểm toán các khoản dự phòng (Trang 18)
- Đối với khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì phải đối chiếu với ghi nhận vốn liên doanh của liên doanh theo BCTC đã kiểm toán của liên doanh. - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
i với khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì phải đối chiếu với ghi nhận vốn liên doanh của liên doanh theo BCTC đã kiểm toán của liên doanh (Trang 19)
Bảng số 6 :Thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán của Công ty ABC - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 6 :Thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán của Công ty ABC (Trang 22)
Bảng số 7: Bảng ký hiệu tham chiếu - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 7: Bảng ký hiệu tham chiếu (Trang 25)
Số liệu của Công ty ABC về các khoản dự phòng được trích dẫn tại Bảng phụ lục ( phụ lục 4 ). - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
li ệu của Công ty ABC về các khoản dự phòng được trích dẫn tại Bảng phụ lục ( phụ lục 4 ) (Trang 26)
Bảng số 9: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Toàn Nhà máy Các khoản dự phòng - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 9: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Toàn Nhà máy Các khoản dự phòng (Trang 28)
Bảng số 12: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh 2 Các khoản dự phòng - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 12: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh 2 Các khoản dự phòng (Trang 29)
Bảng số 11: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh1 Các khoản dự phòng - Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính
Bảng s ố 11: Bảng cân đối số phát sinh năm 2002- Chi nhánh1 Các khoản dự phòng (Trang 29)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w