Khi kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại Văn phòng Công ty, KTV thu thập các bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của mình. Các giấy tờ, sổ sách có liên quan đến dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty khách hàng được KTV phô tô lại để làm bằng chứng. Các giấy tờ, sổ sách KTV đã thu thập khi kiểm toán
Bảng kê chi tiết dự phòng vật tư kho Kim khí : cộng dồn chính xác :Thép lá Silic đang có xu hướng tăng giá trên thị trường.
I. Người kiểm tra:
tại Văn phòng Công ty về dự phòng giảm giá hàng tồn kho gồm: Biên bản kiểm kê của Công ty về việc dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Các bảng kê chi tiết dự phòng vật tư tại các kho. Theo biên bản kiểm kê của Văn phòng Công ty thì dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập cho các kho với giá trị như sau:
Tại cơ sở Trần Phú:
Kho thành phẩm: 3.193.000.000 đồng
Hàng gửi bán tại Chi nhánh 61.000.000 đồng Kho vật tư- dụng cụ: 513.000.000 đồng Kho Kim khí: 552.000.000 đồng
Kho tạp phẩm: 392.000.000 đồng
4.500.000.000 đồng
Kiểm toán viên tiến hành kiểm tra chi tiết đơn giá ghi sổ, giá thị trường, giá lập dự phòng của hàng tồn kho trên các bảng kê chi tiết của các kho, đồng thời xem xét giá thị trường tại thời điểm 31/12 cho thấy:
Tại kho kho Kim khí: mặt hàng thép lá Silic trên thị trường đang có xu hướng tăng giá, do vậy cần loại khỏi giá trị dự phòng, trị giá:525.000.000 đồng.
Tại kho thành phẩm : Loại khỏi giá trị dự phòng thành phẩm gồm các loại hạt nhựa vì giá trị thị trường cũng đang có xu hướng tăng, trị giá: 741.550.000 đồng
Note::Loại khỏi dự phòng vì hạt nhựa trên thi trường đang có xu hướng tăng.: Công dồn đúng
Khi hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải hạch toán vào TK 632, không hạch toán vào TK 642Điều chỉnh giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với mặt hàng thép lá Silic:Nợ TK 159: 525.000.000 Có TK 632:Điều chỉnh giảm dự phòng đối với sản phẩm hạt nhựa tại kho sản phẩm:Nợ TK 159: 741.550.000 Có TK 632: - Đề nghi Công ty trích lập dự phòng đúng theo quy định hiện hành.
Số dư đầu kỳ: 1.200.000.000 L/y Phát sinh nợ trong kỳ: 0 Phát sinh có trong kỳ: 300.000.000 Dư cuối kỳ: 1.500.000.000 Ag Note: L/y : Đối chiếu với Báo cáo của đơn vị 9 tháng đầu năm. Ag: Khớp với Bảng cân đối phát sinh và bảng kê.
:Cộng dồn đúng : Giá card qua xem xét thấy giá trên thị trường đang có xu hướng tăng.
I. Người kiểm tra:
Điều chỉnh lại dự phòng giảm giá hàng tồn kho đối với mặt hàng Card :Nợ TK 159: 250.000.000 Có TK 632:
I. Người kiểm tra:
hhiag
Tại Công ty AASC mặc dù các khách hàng của Công ty không lập dự phòng giảm giá đầu tư tài chính ( ngắn hạn, dài hạn ) song các thủ tục kiểm toán được AASC thiết kế để kiểm toán các khoản dự phòng giảm giá đầu tư đó.
Để kiểm toán khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, KTV dựa vào các quy định liên quan đến trích lập và xử lý các khoản dự phòng, từ đó kiểm tra tính tuân thủ đối với khoản dự phòng của Công ty khách hàng; đồng thời kiểm tra tính chính xác trong cộng dồn, ghi sổ. Khi kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư tài chính , KTV thường kết hợp với kiểm toán các khoản đầu tư tài chính:
Đối với các khoản đâù tư tài chính ngắn hạn, dài hạn bị giảm giá so với giá trị thị trường mà đã được khách hàng trích lập dự phòng giảm giá thì KTV kiểm tra các cơ sở trích lập dự phòng, điều kiện trích lập dự phòng đối với khoản đầu tư tài chính đó:
Nếu là chứng khoán mua bán trên thị trường chứng khoán được công nhận, Kiểm toán viên đối chiếu đơn giá ghi sổ với giá trị thị trường của trái phiếu, cổ phiếu. Giá thị trường được xác định theo công bố của thị trường chứng khoán tại thời điểm cuối niên độ kế toán. Trường hợp không có giá trị thị trường của các chứng khoán thì KTV đánh giá sự cần thiết lập các khoản dự phòng này bằng cách kiểm tra thu nhập từ việc bán đầu tư ngắn hạn cho tới thời điểm Báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán.
Nếu là các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì KTV đối chiếu với ghi nhận vốn liên doanh của liên doanh.
Nếu các khoản đầu tư khác ( đầu tư bất động sản ), KTV so sánh với sự đánh giá bất động sản thực tế của các tài sản tương tự hoặc thu thập các bằng chứng thích hợp.
Đối với những khoản đầu tư nào trong quá trình kiểm toán KTV thấy rằng giá trị thị trường của chúng có xu hướng giảm mà Công ty khách hàng chưa trích lập dự phòng thì KTV yêu cầu trích lập thêm. Công việc này được tiến hành song song với việc kiểm tra các khoản đầu tư tài chính dựa trên bảng kê chi tiết và kiểm tra đơn giá ghi sổ với đơn giá trên thị trường.
2.3 Kết thúc kiểm toán
Kết thúc kiểm toán là công việc sau cùng hoàn tất cho một cuộc kiểm toán. Tại Công ty AASC việc kết thúc kiểm toán được thực hiện theo trình tự:
- Hoàn thiện giấy tờ làm việc của Kiểm toán viên và giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
- Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
- Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý. - Lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý (nếu có).
- Trình lên Ban giám đốc ký và phê duyệt .
Hoàn thiện các giấy tờ làm việc và giải quyết các vấn đề còn tồn tại:
Sau khi hoàn thành công việc kiểm toán, KTV phải hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình. Thông thường công việc này được giao cho trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành soát xét các giấy tờ làm việc, hoàn thiện việc thu thập các bằng chứng kiểm toán, kiểm tra việc đánh số tham chiếu, soát xét các công việc đã tiến hành của KTV , nếu còn thiếu, cần bổ sung thì tiếp tục hoàn thiện.
Xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ kế toán.
Đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề được đề cập trong thư quản lý:
Trong quá trình kiểm toán, nếu KTV phát hiện ra những sai sót của Công ty khách hàng thì cần đưa ra các bút toán điều chỉnh. Kết thúc kiểm toán, KTV tổng hợp lại kết quả kiểm toán của mình để đưa ra ý kiến trên Báo cáo kiểm toán. Nếu khách hàng yêu cầu có thư quản lý, trong bước này KTV sẽ chuẩn bị các vấn đề cần tư vấn .
Tại Công ty ABC, các bút toán điều chỉnh đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho như sau:
Nợ TK 139: 12.678.856 Có TK 642:
Điều chỉnh giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho: 1.416.550.000 đồng Nợ TK 159: 1.416.550.000
Có TK 632:
Lập Báo cáo kiểm toán và thư quản lý(nếu có):
Sau khi đưa ra các bút toán điều chỉnh và thống nhất kết quả kiểm toán với Công ty khách hàng, KTV phát hành Báo cáo kiểm toán. Nếu Công ty khách hàng đồng ý điều chỉnh các bút toán xét trên các khía cạnh trọng yếu mà KTV đưa ra thì Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần được phát hành; nếu khách hàng không điều chỉnh lại theo ý kiến của KTV thì căn cứ vào mức độ hệ trọng mà KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hay từ chối đưa ra ý kiến .
Tại Công ty ABC, căn cứ trên mức độ trọng yếu được phân bổ cho các khoản dự phòng, KTV nhận thấy mức sai phạm đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho là trọng yếu. AASC đã yêu cầu điều chỉnh ghi giảm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, Ban giám đốc Công ty ABC đồng ý song vẫn không chấp nhận ý kiến của KTV cho rằng cách trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho của Công ty là chưa phù hợp với chế độ hiện hành. Công ty cho rằng đó là chiến lược kinh doanh của Công ty.
ý kiến được đưa ra trong Báo cáo kiểm toán là ngoại trừ những ảnh hưởng nêu trên, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực, hợp lý xét trên các khía cạnh trọng yếu.
Báo cáo kiểm toán của Công ty AASC và được trình bày tại phụ lục 4 Trình lên Ban giám đốc ký và phê duyệt:
Báo cáo kiểm toán và thư quản lý sau khi được lập phải được kiểm tra kỹ lưỡng bởi Ban Giám đốc AASC. Ban Giám đốc sẽ soát xét lại công việc mà KTV đã tiến hành, từ đó ký và phê duyệt. KTV căn cứ vào những nhận xét này để phát hành chính thức Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý.