lời nói đầu Trước khi giấy viết ra đời, ngay từ thời cổ con người đã biết viết, biết vẽ trên nhiều chất liệu khác nhau như đá, mai rùa, xương thú vật, đất sét, đất nung, thẻ tre, nứa, trúc, l
Trang 1Ngành giấy việt nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khuvực
Sinh viên : Bùi thị quỳnh trangLớp : A4-K38B KTNT
Trang 2Mục lục
ời nói đầu 4
Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châuá 6
I.Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường 6
II.Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trong
khu vực châu á 10
1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy 10
2 Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy 17
trong thời gian tới 21
1 Thị trường giấy 21
2 Thị trường bột giấy 24
Trang 3Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy
Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực 26
I.Vài nét khái quát về lịch sử phát triển của ngành giấy Việt Nam 26
1 Nghề làm giấy cổ truyền và những tiền đề để phát triển ngành giấy ở Việt Nam 26
2 Vài nét về công nghiệp giấy nước ta 30
II.Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong
những năm gần đây 33
1 Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam 33
2 Tình hình tiêu thụ các mặt hàng giấy của Việt Nam 38
2.1.Tình hình tiêu thụ trong nước 38
2.2 Tình hình xuất khẩu ra nước ngoài 40
3 Tình hình nhập khẩu các mặt hàng giấy từ nước ngoài 41
Trang 41.3 Trình độ quản lý yếu kém 49
1.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thấp 50
1.5 Thủ tục phê duyệt dự án đầu tư phức tạp và kéo dài 53
1.6 Quá trình cổ phần hoá diễn ra chậm chạp 54
2 Thuận lợi 55
2.1 Nhu cầu của thị trường nội địa đối với mặt hàng giấy tương đốilớn 552.2 Vùng nguyên liệu trong nước rất rộng lớn 56
2.3 Đây là ngành được Nhà nước quan tâm đầu tư 59
Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực 61
I Các cơ hội và thách thức đối với ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực 61
1 Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của Việt Nam 61
2 Các cơ hội 64
3 Các thách thức 66
II Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam 67
1 Về phía Nhà nước 67
1.1 Xây dựng phương án chủ động về nguyên liệu cho ngành giấy 67
1.2 Xúc tiến việc triển khai các dự án đầu tư cho ngành giấy 74
1.3 Định hướng lại chiến lược sản phẩm và chiến lược thị trường 75
Trang 51.4 Thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ngành giấy 77
2 Về phía doanh nghiệp 78
2.1 Nâng cao trình độ công nghệ 78
2.2 Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm 83
2.3 Nâng cao trình độ quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh 85
2.4 Tăng cường các biện pháp xúc tiến thương mại 86
kết luận 88
tài liệu tham khảo 90
Trang 6lời nói đầu
Trước khi giấy viết ra đời, ngay từ thời cổ con người đã biết viết, biết vẽtrên nhiều chất liệu khác nhau như đá, mai rùa, xương thú vật, đất sét, đất nung,thẻ tre, nứa, trúc, lá cọ, lụa, đồng, Từ xa xưa, ở nước ta, cả người Kinh lẫnngười Thái, Mường, Tày, Nùng, Chăm, Khơmer, đều đã biết viết vẽ trên mộtsố chất liệu như vậy.
Ngày nay, người ta đã khẳng định một người Trung Quốc tên là Thái Luânsống vào đầu thời Hán chính là người đầu tiên phát minh ra giấy Ông đượcngười Trung Quốc tôn làm ông Tổ của nghề làm giấy Giấy viết ra đời thực sựđánh dấu một bước phát triển cao của khoa học - kỹ thuật và đưa loài ngườibước vào kỷ nguyên văn minh Giấy là loại sản phẩm đặc biệt, phục vụ rộng rãicác lĩnh vực từ văn hoá, giáo dục, sản xuất công nông nghiệp đến những nhu cầusinh hoạt hàng ngày của con người Chính vì thế, đã có lúc người ta đánh giá trìnhđộ văn minh của một quốc gia qua lượng tiêu thụ giấy bình quân đầu người củanước đó Ngành giấy, vì thế, đã trở thành một ngành được xã hội dành cho nhiềuưu đãi Ngành giấy Việt Nam cũng vậy, cũng được Nhà nước dành cho rấtnhiều ưu đãi và đã có một lịch sử phát triển tương đối lâu dài.
Xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang là một xu thế diễn ra hếtsức mạnh mẽ trên thế giới Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó Quá trìnhhội nhập kinh tế khu vực đang diễn ra từng ngày, từng giờ ở Việt Nam Đứngtrước xu thế đó, ngành giấy - một ngành được coi là "đứa con cưng" của côngnghiệp Việt Nam - sẽ làm gì để khắc phục những khó khăn, thách thức do quátrình hội nhập đặt ra, làm gì để tận dụng những cơ hội mà hội nhập đem lại vàlàm gì để biến những thách thức thành cơ hội cho chính mình? Câu hỏi đó chính
Trang 7là lý do thúc đẩy tôi tìm hiểu sâu hơn về ngành giấy Việt Nam để có thể đónggóp một số giải pháp khắc phục những hạn chế còn tồn tại của ngành giấy, đưangành giấy bắt kịp với xu thế hội nhập kinh tế khu vực của cả nước hiện nay.
Tôi đã chọn đề tài: "Ngành giấy Việt Nam trước những thách thức hộinhập kinh tế khu vực châu á" cho luận văn tốt nghiệp của mình Luận văn bao
gồm các phần sau:
Chương I: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực
châu á
Chương II: Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam
trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực
Chương III: Các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành
giấy Việt Nam trước những thách thức hội nhập kinh tế khu vực
Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thạc sĩ Phạm ThuHương, xin cảm ơn Khoa Kinh tế ngoại thương đã tạo điều kiện thuận lợi giúptôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình
Hà Nội ngày 7/12/2003
Sinh viên
Bùi Thị Quỳnh Trang
Trang 8Chương I
Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy khu vực châu á
I Vai trò của ngành giấy trong nền kinh tế thị trường
Trong cơ cấu công nghiệp của các nước, ngành sản xuất bột giấy và giấyđược xếp là một ngành công nghiệp nặng bởi ngành này mang đầy đủ các đặctrưng của một ngành công nghiệp nặng
Thứ nhất, vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành giấylà rất lớn vì khi tiến hành một dự án đầu tư vào ngành này, ta không những phảiđầu tư cơ sở, dây chuyền sản xuất các sản phẩm giấy mà còn phải tính đến việcxây dựng vùng nguyên liệu cung cấp bột cho dự án sản xuất giấy Chỉ xét riêngchi phí dành cho xây dựng cơ sở, dây chuyền sản xuất đã là một con số rất lớn.Để đầu tư một máy giấy mới, chi phí trung bình đã là 1000 đến 1500 USD chomột tấn sản phẩm một năm (tính cho riêng thiết bị) Do đó, để đầu tư một dâychuyền sản xuất giấy in và giấy viết (giấy cao cấp) có công suất 50.000 tấn/nămthì chi phí đầu tư thiết bị sẽ lên đến 50 đến 75 triệu USD Với những dâychuyền sản xuất có công suất lớn hơn thì chi phí đầu tư cũng lớn hơn nhiều lần.Lấy dây chuyền sản xuất cáctông hòm hộp từ nguyên liệu giấy loại được đầu tưbởi Cheng Loong - nhà sản xuất giấy giấy bao gói lớn nhất Đài Loan và hai nhàsản xuất giấy khác của Nhật Bản là Tokai Pulp & Paper và MitsubishiCorporation làm ví dụ Với công suất đạt 300.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư củadây chuyền đã lên tới 130 triệu USD - một con số không hề nhỏ Một ví dụ nữalà dây chuyền sản xuất cáctông hòm hộp 4 lớp mặt trắng (WLC) có tráng màMetso Paper kết hợp với công ty Valmet-Tây An (Trung Quốc) cung cấp cho côngty Dongguan Jian Hui (Trung Quốc) được lắp đặt tại tỉnh Quảng Đông và dự
Trang 9kiến sẽ được khởi chạy vào tháng 4-2004 Tổng giá trị hợp đồng ước tínhkhoảng 35 triệu EURO Dự án nhà máy bột giấy KonTum đã được Thủ tướngChính phủ phê duyệt theo Quyết định số 873/QĐ-TTg ngày 13/09/1999 cũng làmột ví dụ Với công suất 130.000 tấn/năm, tổng mức đầu tư cho dự án dự kiếnđã là 239,5 triệu USD và trên thực tế có thể còn lớn hơn.
Thứ hai, chi phí đầu tư lớn khiến cho thời gian thu hồi vốn kéo dài, vốnquay vòng rất chậm Với chi phí đầu tư cho mỗi dây chuyền sản xuất lớn nhưvậy, được tính bằng con số hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD thì doanhthu của toàn Tổng công ty giấy Việt Nam dường như quá khiêm tốn Năm 1995,tổng doanh thu của Tổng công ty là 1.306 tỷ VND, đến năm 1998 lên tới 2.274 tỷVND, năm 1999 đạt 2.100 tỷ VND Với doanh thu như vậy thì liệu đến bao giờmáy móc mới được khấu hao hết?
Hơn nữa, khả năng sinh lời của ngành giấy lại không cao Lợi nhuận thuvề rất nhỏ so với tổng doanh thu Tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ngànhgiấy rất thấp, chỉ đạt 1%-2%, thấp hơn rất nhiều so với các ngành công nghiệpkhác.
Vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, khả năng sinh lời không cao,vậy tại sao nhiều nước vẫn tiếp tục đầu tư để duy trì và phát triển ngành côngnghiệp sản xuất bột giấy và giấy? Nguyên nhân là bởi ngành này mặc dù cònnhiều hạn chế như vậy nhưng lại có nhiều tác động tới quá trình phát triển kinhtế, văn hoá, xã hội của từng địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung.
Tác động tới nền kinh tế đất nước và phát triển kinh tế địa phương
Thứ nhất, hàng năm ngành giấy đã đóng góp trực tiếp cho ngân sách của
Nhà nước thông qua việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế Tại Việt Nam, các doanhnghiệp thuộc ngành giấy phải nộp các loại thuế: thuế lợi tức, thuế doanh thu,thuế giá trị gia tăng cho chính quyền địa phương và trung ương
Trang 10Thứ hai, các doanh nghiệp sản xuất giấy tiêu thụ rất nhiều nguyên vật liệu
sản xuất trong nước như nguyên liệu giấy (gỗ, tre, nứa ), than, bột đá, muối, Điều này đồng nghĩa với việc góp phần làm tăng sản lượng, tạo công ăn việclàm và thu nhập cho những người cung cấp nguyên nhiên vật liệu nội địa nhưkhai khoáng, lâm nghiệp, hoá chất và dầu khí Đến lượt mình, các ngành này lạilàm tăng thêm hoạt động của các ngành phục vụ khác có liên quan đến hoạtđộng của nó.
Ngành giấy và bột giấy gắn liền với việc trồng rừng và bảo vệ môitrường, tăng khả năng giữ nước ở các khu vực đất cao đã nâng cao sản lượngnông nghiệp, góp phần vào các chương trình xoá đói giảm nghèo ở những vùngsâu, vùng xa.
Ngành này còn tạo đầu ra cho các sản phẩm lâm nghiệp Các sản phẩm thuđược từ rừng như gỗ thông, bạch đàn, keo, luồng và các loài tre đều có thể sửdụng làm nguyên liệu cho ngành giấy Ngành giấy phát triển kéo theo việc trồngrừng được quan tâm nhiều hơn không chỉ về mặt lượng mà cả về mặt chất, tứclà không chỉ được khuyến khích tăng thêm diện tích rừng trồng mà còn đượcđầu tư cho việc nghiên cứu lai tạo các loại giống cây mới, nghiên cứu điều kiệnđịa lý khí hậu từng vùng để xác định loại cây trồng phù hợp và phương thứcchăm sóc hiệu quả Khuyến khích trồng rừng một mặt góp phần tạo công ănviệc làm, cải thiện đời sống và ổn định thu nhập cho người dân địa phương, mặtkhác còn có tác động rất tích cực đến môi trường Diện tích rừng mở rộng giúpcải thiện điều kiện môi trường, làm giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trườngđang ngày một nặng nề Bên cạnh đó, ngành công nghiệp giấy còn sử dụng cácnguồn nguyên liệu từ giấy vụn, giấy loại, bã mía, cũng là một cách để làmgiảm ô nhiễm môi trường Nhật Bản và Hàn Quốc là hai nước châu á điển hìnhcó tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái sinh cao trên thế giới Tỷ lệ bột giấy từ giấy loạithu hồi để tái chế sử dụng tại Hàn Quốc lên đến 72% Xuất phát từ những lý do
Trang 11này mà trên thế giới, các nước có diện tích đất đai lớn như Inđônêxia, Thái Lan,Ôtxtrâylia, đều chú trọng phát triển công nghiệp bột giấy và giấy.
Mặt khác, công nghiệp bột giấy và giấy là ngành công nghiệp sử dụng hầuhết các sản phẩm của các ngành công nghiệp khác Trước tiên phải kể đến ngànhđộng lực và cơ khí Để phát triển công nghiệp bột giấy và giấy, cần phải trang bịrất nhiều loại máy móc trang thiết bị như máy xeo giấy, máy tráng, hệ thống ép,sấy, có giá trị rất lớn Muốn nâng cao hiệu quả và năng suất lao động phải sửdụng các sản phẩm của ngành điều khiển và tin học Đặc biệt trong côngnghiệp giấy sử dụng rất nhiều các sản phẩm của ngành hoá chất như xút, sunfat,perôxit hyđrô, silicat natri, ngay từ công đoạn đầu tiên sản xuất bột giấy chođến những công đoạn sau này Ngay cả những thành tựu của công nghệ sinh họccũng đã được áp dụng rất triệt để vào các công đoạn của quá trình sản xuấtgiấy Trước tiên là áp dụng vào việc tạo giống cây trồng Công nghệ sinh họcgiúp các nhà nghiên cứu tạo ra được những giống cây trồng phù hợp với điềukiện tự nhiên của từng vùng, cho năng suất cao, có vòng đời ngắn, kỹ thuậtchăm sóc đơn giản thay thế cho những loại cây lấy gỗ truyền thống trước đây,ví dụ như các dòng vô tính bạch đàn (PN2, PN14, PND3, GU8, U6), các dòng vôtính keo lai (BV10, BV16, BV32) và nhiều dòng khác đang được khảo nghiệmhoặc đã đưa vào sản xuất đại trà Ngoài ra công nghệ sinh học còn tạo ra nhiềuchế phẩm ứng dụng trực tiếp vào sản xuất giấy như các loại enzym dùng trongcông nghệ tẩy trắng bột giấy,
Không chỉ vậy, ngành giấy còn góp phần làm hình thành nên một số ngànhcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác Đó là ngành gia công, chế biến các sảnphẩm từ giấy của các nhà máy như: xén, kẻ giấy, đóng tập vở, làm bìa cáctông,
Thứ ba, ngành giấy sản xuất ra các sản phẩm như giấy viết, giấy in, giấy
photocopy, khăn giấy, các loại giấy chuyên dụng, đáp ứng nhu cầu trong nước
Trang 12trong nước sẽ góp phần giảm được nhập khẩu giấy, tiết kiệm ngoại tệ cho đấtnước.
Thứ tư, ngoài những đóng góp cho nền kinh tế của cả quốc gia, việc xây
dựng các nhà máy sản xuất giấy tại các địa phương cũng có nhiều đóng góp chonền kinh tế của chính địa phương đó Lấy ví dụ như Nhà máy giấy Bãi Bằngđặt tại huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của cả tỉnh.Ngoài việc đóng góp gián tiếp thông qua việc tạo thu nhập ổn định cho trên 3.000cán bộ, công nhân viên và gia đình họ, nhà máy còn tạo điều kiện cho việc hìnhthành và phát triển các hoạt động kinh tế của địa phương qua việc mua nguyênvật liệu và bán sản phẩm cho các công đoạn gia công tiếp theo cho các cơ sở sảnxuất của địa phương Theo thống kê, có khoảng 80% hàng bán của các doanhnghiệp địa phương là phục vụ hoặc trực tiếp cho nhà máy hoặc gián tiếp cho cácnhu cầu phát sinh từ nhà máy Tính đến hết năm 2002, huyện Phong Châu có 42cơ sở xén kẻ giấy, 2 cơ sở xeo giấy vệ sinh, 3 cơ sở sản xuất vôi, một số cơ sởchế biến than xỉ, sản xuất cáctông, keo thuỷ tinh, với hàng trăm lao động.
Tác động tới việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
Mỗi một nhà máy giấy được xây dựng sẽ kéo theo hàng loạt các chươngtrình đào tạo nghề, đào tạo chuyển giao kiến thức quản lý và vận hành nhà máy,chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ quản lý, thành lập và hỗ trợ trường dạynghề giấy, Các chương trình này không chỉ giúp nâng cao trình độ cho cán bộcông nhân viên về kiến thức kỹ thuật chuyên ngành giấy mà còn bổ sung các kiếnthức về quản lý, về kinh tế và các kiến thức luật pháp, chính trị,
II Thực trạng sản xuất kinh doanh của ngành giấy các nước trongkhu vực châu á
1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng giấy
Trang 13Trong những năm gần đây, các nước trong khu vực bị ảnh hưởng khá nặngnề của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tếsuy giảm dẫn đến nhu cầu giấy và năng lực sản xuất giấy cũng bị giảm sútđáng kể, trừ một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.
Thêm nữa, sự bùng nổ của dịch viêm phổi cấp tính (SARS) trong thời gianvừa qua đã gây nên ảnh hưởng tiêu cực đối với công nghiệp bột giấy và giấychâu á Trung Quốc, Hồng Kông và Xingapo là những quốc gia được báo cáo là cótỷ lệ nhiễm dịch cao nhất khu vực và nền kinh tế của các nước này đã và đangphải hứng chịu hậu quả trực tiếp của bệnh dịch
Cáctông hòm hộp là sản phẩm bị ảnh hưởng mạnh mẽ nhất Trong tháng
6-2003, dịch bệnh lên đến đỉnh điểm đã khiến cho nhiều hoạt động mua bán bịđình trệ Ngay từ cuối tháng 4-2003, một số ít nhà cung cấp Trung Quốc đã giảmgiá OCC (cáctông hòm hộp cũ) xuống 10 USD/tấn nhằm tăng sức mua của kháchhàng nhưng động thái này dường như không mấy hiệu quả Hàng loạt hội chợthương mại tại Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Xingapo bị huỷ bỏ do sựbùng nổ của SARS Hệ quả là nhiều nhà sản xuất hàng tiêu dùng như đồ điệntử, đồ điện và đồ gia dụng đã phải cắt giảm sản xuất trong thời gian này khiếncho nhu cầu về cáctông hòm hộp giảm sút.
Giấy bao gói cũng bị ảnh hưởng Mặc dù sản phẩm này không bị ảnh
hưởng mạnh mẽ như cáctông hòm hộp sau khi nhiều hội chợ bị huỷ bỏ nhưngnhiều hợp đồng đã không được ký kết Tuy nhiên, trong thời gian qua mức độtiêu dùng sản phẩm dược tăng mạnh nên đã bù đắp được phần nào tổn thất trên.Giấy bao gói hiện vẫn đang là vật liệu bao gói chủ yếu của sản phẩm dược châuá.
Giấy in báo giảm sút Tỷ lệ thu thập và quay vòng của giấy báo cũ và nhu
cầu tiêu thụ giấy in báo vẫn ở mức thấp Các nhà sản xuất và buôn bán giấy in
Trang 14dường như còn là một yếu tố làm giảm sức tiêu thụ Hệ quả là hoạt động kinh tếngừng trệ, quảng cáo giảm sút và các báo xuất bản đều cắt giảm trang in.
Giấy in từ bột hoá cũng trì trệ Trong thời gian dịch SARS hoành hành, một
số Chính phủ trong khu vực đã tung ra những chiến dịch quảng cáo sâu rộngnhằm giáo dục ý thức cho dân chúng về dịch bệnh SARS Chiến dịch này đã tiêuthụ hàng triệu bản tin nhanh và các tờ rơi Động thái này chỉ diễn ra ở những nơiđang có ổ dịch bùng phát, thúc đẩy tiêu thụ giấy in từ bột hoá nhưng cũng khôngbù đắp được cho sự trì trệ, giảm sút của thị trường các nước khác.
Tuy vậy, trong Hội nghị bột giấy và giấy Đông Nam á (FAPPI) lần thứ 11tổ chức tại Hà Nội vào ngày 26/9/2002, ASEAN vẫn được đánh giá là khu vực cómức tiêu thụ các sản phẩm giấy rất lớn, cao gấp 3 lần mức bình quân của thếgiới.
Trong khu vực châu á, hiện nay Trung Quốc và Nhật Bản là nước có sảnlượng giấy đứng thứ hai trên thế giới Sự phát triển của từng quốc gia này đềucó những ảnh hưởng nhất định đối với ngành giấy khu vực và thế giới Sau đâychúng ta sẽ nghiên cứu năng lực và thực tế sản xuất và tiêu thụ của ngành giấymột số nước trong khu vực.
Nhật Bản
Đối với Nhật Bản, đến tháng 6-2002 dấu hiệu phục hồi cũng hết sứcchậm và trong khoảng tháng 9-2002, tỷ lệ tăng trưởng GDP của Nhật Bản ở mứcâm 0,9%, kéo theo nhu cầu tiêu thụ giấy xuống mức âm 2,4% Giá thị trường giấycũng xuống thấp gây bất lợi cho nhà sản xuất, đặc biệt là giấy bao bì riêng tìnhhình giấy in có khá hơn nhưng lợi nhuận vẫn đạt thấp Tuy nhiên, việc cắt giảmsản lượng cũng phần nào làm tăng giá giấy từ 10 - 15% Để ổn định nguồnnguyên liệu, các công ty Nhật Bản đang phát triển trồng nguyên liệu tại các nướcnhư Ôtxtrâylia, Chi Lê, Trung Quốc, Nam Phi và Việt Nam Hiện nay, Nhật Bản
Trang 15là nước có sản lượng giấy cao thứ hai trên thế giới, đạt 30,7 triệu tấn giấy và10,8 triệu tấn bột giấy năm 2001.
Ngành giấy Nhật Bản đã thành lập Hiệp hội giấy Nhật Bản bao gồm 44thành viên, các thành viên hầu hết là các công ty lớn Mỗi công ty này có hơn 400công ty vừa và nhỏ trực thuộc Nguồn thu nhập duy nhất cho hoạt động của Hiệphội này là lệ phí của các hội viên, bình quân khoảng 1 tỷ Yên mỗi năm Nhiệmvụ nghiên cứu khoa học và đầu tư phát triển do từng doanh nghiệp tự tổ chức vìđây là các đơn vị rất lớn, có mục tiêu, mặt hàng và thị trường khác nhau Việc tổchức nghiên cứu riêng sẽ thuận lợi hơn cho mỗi đơn vị và đầu tư sát với mụctiêu, đặc điểm riêng và tránh được tình trạng lãng phí.
Đối với vấn đề môi trường, Nhật Bản đang hướng tới một "Kế hoạchhành động đầy thiện chí vì môi trường", trong đó mục tiêu chủ yếu là giảmthiểu số lượng tiêu thụ năng lượng đến năm 2010 là 10% so với năm 1990 (đếnnăm 200 đã giảm được 7,2% so với năm 1990), mở rộng diện tích rừng trồngtrong nước và ở nước ngoài đến năm 2010 là 550.000 ha (hiện là trên 400.000 ha)và gia tăng tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái chế tới 60% vào năm 2005 (năm 2001 là58%).
Trung Quốc
Sơn Đông, Hà Nam, Triết Giang, Quảng Đông, Hà Bắc và Giang Tô là sáutỉnh có nền công nghiệp giấy lớn nhất Trung Quốc Chỉ tính riêng 9 tháng đầunăm 2001, sản lượng giấy bìa của 6 tỉnh này đã đạt 14,418 triệu tấn chiếm 70%tổng sản lượng của toàn Trung Quốc.
Tỉnh Sơn Đông: Trong nhiều năm trở lại đây Sơn Đông luôn chiếm vị trí
số 1 về sản lượng bìa Trung Quốc Giấy văn hoá là sản phẩm chủ đạo nhưngSơn Đông có tốc độ sản xuất giấy bao gói công nghiệp cũng rất mạnh Nguyênliệu thô được sử dụng chủ yếu là bột gỗ nhập khẩu, giấy loại và bột phi gỗ sản
Trang 16xuất tại địa phương Các công ty giấy lớn của Sơn Đông là Chenming Paper,Huatai Paper, Sun Paper, Bohui Paper và Tralin Paper.
Tỉnh Triết Giang: Sản phẩm chủ yếu của công nghiệp giấy Triết Giang là
giấy bao gói và cáctông hòm hộp Năm 2001, sản phẩm của Triết Giang chiếm19,3% và 13,8% tương ứng Nguyên liệu chủ yếu là bột gỗ thương phẩm nhậpkhẩu và giấy loại Tỷ lệ sử dụng giấy loại chiếm 76% và năm 2001 tiêu thụ 2,4triệu tấn.
Tỉnh Giang Tô: Hiện nay Giang Tô có tới 80 nhà máy sản xuất giấy và bột
giấy Đây cũng là nơi có nhiều công ty liên doanh lớn như APP, UPM, Enso Năm 2000, tổng sản lượng giấy bìa các loại của Giang Tô đạt 2,8 triệutấn Giang Tô là trung tâm sản xuất giấy và bìa có tráng lớn nhất Trung Quốc
Stora-Tỉnh Quảng Đông: Quảng Đông hiện đang là nơi sản xuất loại sản phẩm
có mức độ tiêu thụ mạnh nhất Trung Quốc là giấy in báo và giấy bao gói côngnghiệp Giấy loại nhập khẩu và thu thập trong nước là nguồn nguyên liệu thôchủ yếu của Quảng Đông Quảng Đông có một số nhà máy sản xuất bột giấy cơhọc Các công ty lớn ở Quảng Đông là Guangzhou Paper, Dongguan Nine DragonPaper, L&M Paper và Lianhe Hongxing Paper.
Tỉnh Hà Nam và Hà Bắc: Các nhà máy giấy tập trung tại hai tỉnh này đều
có quy mô vừa và nhỏ Nguyên liệu sử dụng chủ yếu là bột rơm rạ và giấy loạithu hồi Sản phẩm là giấy văn hoá và giấy bìa bao gói có chất lượng thấp Côngnghiệp giấy của hai tỉnh này đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môitrường và hiệu quả hoạt động thấp.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đầu tư hàng loạt các dự án sảnxuất giấy bìa, cáctông Theo thống kê, trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm2004 có thêm 33 máy xeo bìa, cáctông mới với công suất tối thiểu mỗi dây chuyềnxeo là 50.000 tấn/năm.
Trang 17Bảng 1:
Công suất bìa cáctông của Trung Quốc gia tăng trong giai đoạn 2000-2004(chỉ tính máy xeo có công suất >50.000 tấn/năm)
Năm đầu tư Số lượng máy
xeo Công suất (1.000tấn)
(Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy số 121 tháng 1/2003)
Như vậy, có thể thấy tổng công suất sản xuất bìa cáctông của Trung Quốctrong giai đoạn 2000-2004 sẽ tăng khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó khoảng 2 triệutấn gia tăng công suất là của các dự án đầu tư trong năm 2002.
Năm 2002, một lần nữa Trung Quốc lại dẫn đầu khu vực với việc khởichạy các dây chuyền mới, gia tăng các công suất giấy, bìa mới trong khu vực.Trong năm 2002 đã có trên 1,6 triệu tấn công suất mới cáctông hòm hộp đi vàohoạt động ở đất nước này Chỉ tính riêng thành phố Đông Quan (Quảng Đông)đã có tới hai dây chuyền cáctông hòm hộp của Nine Dragons - 400.000 tấn/nămvà Lee & Man - 300.000 tấn/năm được đưa vào sản xuất thương mại năm 2002.Riêng công ty Nine Dragons trong năm 2002 đã lên kế hoạch đầu tư khổng lồ vớitổng công suất cáctông hòm hộp mới lên tới 3 triệu tấn /năm Dây chuyền đầutiên PM5 của kế hoạch này xeo giấy kraftliner công suất 450.000 tấn/năm sẽhoạt động vào quý I/2004, tiếp theo đó là dây chuyền xeo bìa hòm hộp có tráng
Trang 18Quan (Quảng Đông) Tháng 6-2002, Stora Enso đã hoàn tất báo cáo khả thi và đãđược phê duyệt dây chuyền giấy tráng công suất 450.000 tấn/năm tại Tô Châu,gần Thượng Hải
Hàn Quốc
Một trong những nước có khả năng phục hồi nhanh chóng nhất trong khuvực sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 là Hàn Quốc Tỷ lệ tăng trưởngGDP năm 2000 đạt trên 10% và năm 2001 là 3%, 6 tháng đầu năm 2002 là 6,1%.Việc tổ chức thành công giải chung kết bóng đá thế giới là cơ hội thuận lợi, tạođược nhiều tiền đề mới cho việc phát triển nền kinh tế Hàn Quốc trong tươnglai Do vậy, nền công nghiệp giấy cũng phát triển khá ổn định, sản lượng giấysản xuất năm 2001 là 11,4 triệu tấn, 6 tháng đầu năm 2002 là 6,12 triệu tấn HànQuốc cũng là một trong những nước sử dụng bột giấy từ giấy loại thu hồi để táichế cao hơn thế giới, chiếm 72%
Các nhà sản xuất Hàn Quốc trong năm 2002 đã được hưởng sự bùng nổcủa thị trường chưa từng có vì nhu cầu trong nước tăng đột ngột, chủ yếu là docác hoạt động trong nước và sự kiện quốc tế được tổ chức tại đây như FIFAWorld Cup, Busan Asian Games và cuộc bầu cử Tổng thống Nhưng theo Hiệphội sản xuất giấy Hàn Quốc (KPMA) thì sự tăng đột ngột doanh thu của các nhàsản xuất giấy chủ yếu do nỗ lực không ngừng nhằm tăng năng suất và tính cạnhtranh quốc tế của sản phẩm giấy Hàn Quốc kể từ năm 2001 Công nghiệp giấycủa Hàn Quốc không bị tác động của suy thoái kinh tế và tỷ giá hối đoái daođộng là do biện pháp quản lý và giảm chi phí hợp lý, tăng năng suất lao độngcũng như mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ở ngoài nước.
Công nghiệp giấy của Hàn Quốc nhờ sự phục hồi của xuất khẩu, đang trênđà tăng trưởng mạnh mặc dù tình hình suy thoái kinh tế vẫn tiếp tục TheoKPMA thì sản lượng giấy sản xuất trong nước chỉ riêng quý I đã đạt 3,41 triệu
Trang 19tấn, tăng 8,6% so với năm 2002 Nhu cầu giấy trong nước cũng tăng 5,8% lên2,53 triệu tấn trong quý đầu năm nay so với cùng kỳ năm trước Ngành giấyđang dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong các ngành công nghiệp, vớitỉ lệ tăng trưởng 17%, lên 875.000 tấn Trong những tháng đầu năm 2003, cả sảnlượng, nhu cầu nội địa và kim ngạch xuất khẩu ngành giấy đều vượt qua con sốtương ứng đạt được trong năm 2002.
Tuy vậy, các nhà sản xuất trong nước vẫn tiếp tục lên kế hoạch điềuchỉnh chi phí để chuẩn bị mở cửa toàn diện thị trường giấy bắt đầu từ đầu năm2004 theo cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Thuế suất của WTOđối với giấy nhập khẩu hạ từ 8% xuống 7,5% trong năm 2001, tiếp tục giảmxuống 2,5% trong năm nay và sẽ bỏ thuế nhập khẩu từ năm 2004.
Trong tương lai, Hàn Quốc sẽ tiếp tục có những biện pháp gia tăng nhucầu tiêu thụ giấy ở thị trường nội địa và xuất khẩu, tăng cường đầu tư máy mócthiết bị, dịch vụ kỹ thuật để nước này trở thành nước sản xuất giấy thứ 9 thếgiới Mục tiêu những năm tới của Hàn Quốc là phát triển đa dạng hoá nhiều loạimặt hàng có giá trị thay vì gia tăng về số lượng, cải thiện về chất lượng mẫu mãcác loại sản phẩm để tăng ưu thế cạnh tranh.
Inđônêxia
Những nỗ lực tái cơ cấu khoản nợ khổng lồ của Công ty bột giấy và giấychâu á APP (Asia Pulp & Paper) Inđônêxia trong năm 2002 là tâm điểm chú ý củangành công nghiệp giấy của toàn khu vực và châu lục Nỗ lực tái cơ cấu khoảnnợ lên đến 13,9 tỷ USD của APP được Ngân hàng tái thiết Inđônêxia (IBRA) hỗtrợ đã giữ một vai trò chủ đạo trong kế hoạch trả nợ của công ty Mặc dù đangphải gánh một khoản nợ rất lớn nhưng APP vẫn quyết định tiến hành thực hiệndự án xây dựng một nhà máy bột giấy khổng lồ tại Hải Nam (Trung Quốc) Nhà
Trang 20máy sản xuất bột giấy kraft gỗ cứng tẩy trắng, công suất 1 triệu tấn/năm sẽ khởichạy vào cuối năm 2004.
Đài Loan
Đài Loan là một trong những nước châu á có ngành giấy phát triển khá sớm,từ thập niên 1960 Sau đợt khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế phục hồi chậm, 6tháng đầu năm 2002, tăng trưởng kinh tế chưa cao, thị trường tiêu thụ giấy trongnước đã bão hoà và họ đang trông chờ vào những nỗ lực phát triển của thị trườngxuất khẩu Sản lượng giấy và bao bì của Đài Loan năm 2001 là 4,2 triệu tấn(thấp hơn năm 1995) Trong 6 tháng đầu năm 2002, do có những chính sách cảicách về kinh tế, sản lượng bán ra rất khả quan, tăng 10,3%, trong đó giấy bao bìtăng 14,5% Sản lượng bột tự sản xuất năm 2001 là 370.000 tấn, giảm 3,9% sovới năm 2000 đáp ứng 31% nhu cầu bột giấy cần cho sản xuất Tỷ lệ sử dụngbột giấy từ giấy loại tái chế cũng đạt ở mức cao, đạt 60,4% năm 2001, 6 thángđầu năm 2002 tăng 6% Do ảnh hưởng của trận lũ lụt ở Đài Bắc gây thiệt hạinặng nề về sản lượng hàng hoá nông sản và công nghiệp 6 tháng đầu năm 2002,giá giấy loại tăng 5% so với cùng kỳ năm 2001 trong khi giấy trong nước khó cókhả năng cạnh tranh so với giấy nhập khẩu Đài Loan đã phấn đấu và gia nhậpWTO vào năm 2002, do đó cũng sẽ phải thực hiện giảm thuế nhập khẩu bằng0% vào năm 2004 Đây là một thách thức đòi hỏi sự nỗ lực lớn của các nhà sảnxuất giấy trong nước, đẩy mạnh đầu tư ở nước ngoài, tăng cường ưu thế cạnhtranh của sản phẩm ở mức độ toàn cầu.
Philippin
Philippin là một quốc gia có sản lượng giấy tương đối nhỏ so với khu vực.Tuy nhiên, sản lượng giấy hiện nay của nước này là mục tiêu của ngành giấyViệt Nam đạt tới vào năm 2010 Sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997 chođến nay, Philippin đã đầu tư hơn 300 triệu USD để nâng công suất sản xuất
Trang 21giấy và bao bì lên 1,7 triệu tấn/năm Philippin có 37 nhà máy, trong đó có một nhàmáy lớn nhất sản xuất bột giấy và giấy, 4 nhà máy sản xuất bột, 33 nhà máy táichế Các nhà máy đều chú trọng đến việc đạt được các chứng chỉ quốc tế nhưISO 9001/9002, 14001 và 18001 Trong gần 10 năm liền, tổ chức SIDA (ThuỵĐiển) đã giúp đỡ nước này về môi trường trong lĩnh vực sản xuất giấy Giaiđoạn 4 của dự án do SIDA tổ chức tập trung vào việc hoàn thiện những điềuluật mang tính hướng dẫn cho ngành công nghiệp đặc trưng, áp dụng rộng rãitiêu chuẩn BAT (Best Available Technology) cho tất cả các ngành công nghiệpgiâý và bột giấy sau này Mục tiêu trong những năm tới của Philippin là gia tănglượng sử dụng bột giấy từ giấy loại tái chế, tăng chủng loại mặt hàng và giảmbớt nhập khẩu, tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm chi phí sản xuất, tăngcường cho công tác nghiên cứu khoa học và đầu tư phát triển, computer hoá hệthống kiểm soát vận hành, mở rộng các nhà máy hiện có, mở rộng quan hệ vớicác nước ASEAN, thúc đẩy chính quyền dành sự công bằng về kinh doanh vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường (chủ yếu là nước thải).
2 Tình hình xuất nhập khẩu mặt hàng giấy 2.1 Th ị tr ườ ng b ộ t gi ấ y
Cuối năm 2002 và đầu năm 2003, nhu cầu bột giấy của các nước châu ásuy giảm khiến cho giá bột giấy giao ngay và bột giấy theo hợp đồng kỳ hạn,nhất là bột gỗ cứng đều sụt giảm Chuyển động giảm giá mạnh nhất tại thịtrường bột giấy châu á là ở thị trường Trung Quốc Các khách hàng trên khắpchâu á đều muốn các nhà cung cấp và nhà buôn giảm giá xuống ngang bằng vớimức giá tại Trung Quốc.
Thị trường bột giấy châu á vào quý II/2003 tương đối ổn định Lượng hàngdự trữ của các khách hàng châu á luôn ở mức thấp do có tâm lý trông chờ vào sự
Trang 22giảm giá hơn nữa sẽ diễn ra Trong khi đó một nguyên nhân thúc đẩy giá gia tănglà lượng hàng tồn kho của khu vực Norscan đã xuống thấp 1,475 triệu tấn.
Vào đầu quý III/2003, giá bột giấy thị trường châu á đối với hợp đồng kỳhạn và giao ngay đều ổn định Nhưng các nguồn tin dự báo sẽ có sự thay đổi lớnvào thời gian tới Trung Quốc đã quyết định áp dụng mức thuế VAT đầy đủ17% đối với bột giấy từ Nga thay cho mức thuế 8,5% trước kia Nhưng thay vàođó các nhà sản xuất Trung Quốc đang hi vọng vào giá bột giao ngay từ Nga sẽgiảm 30-70 USD/tấn còn 420-460 USD/tấn đối với bột NBSK và 20-60 USD/tấncòn 325-335USD/tấn đối với bột giấy kraft gỗ mềm tẩy trắng (NBHK) từ đầutháng 6/2003.
Do ảnh hưởng kéo dài của dịch SARS, giao dịch bột giấy tại thị trường HànQuốc, Nhật Bản, Đài Loan vào thời điểm này cũng rất ảm đạm Do nhu cầuthấp nên các nhà buôn đều kỳ vọng vào mức giảm tối thiểu 40 USD/tấn đối vớibột NBSK từ Nga.
Ngay sau khi các nhà cung cấp Canada thông báo tăng giá tại mọi thị trườngvào tháng 9/2003, giá giao ngay và hợp đồng kỳ hạn các loại bột gỗ mềm tẩytrắng đều tăng giá tại thị trường châu á Trong khi đó, bột gỗ mềm không tẩyvẫn không thay đổi.
Giá hợp đồng kỳ hạn bột NBSK tăng 20 USD/tấn tại Nhật Bản và HànQuốc, giá giao ngay bột NBSK tại Trung Quốc lại tăng thêm 10 USD/tấn sau khiđã tăng 20-30 USD/tấn vào đầu tháng 8/2003 Các nhà cung cấp Canada đang nỗlực tăng giá giao ngay NBSK tại Trung Quốc lên đến 510 USD/tấn Động tháinày đã đẩy nhu cầu tiêu thụ bột gỗ thông đỏ, thông phương nam và bột gỗ mềmtẩy trắng của Nga gia tăng Bột gỗ thông đỏ tăng 30-40 USD/tấn đạt 460-480USD/tấn tại Trung Quốc, bột gỗ mềm tẩy trắng Nga tăng 60 USD/tấn đạt 450-460 USD/tấn, bột thông phương nam tăng 20 USD đạt 430-450 USD/tấn.
Trang 23Khách hàng hợp đồng thường xuyên hầu khắp châu á đều cắt giảm khốilượng NBSK và chuyển sang nguồn bột gỗ cứng Giá bột gỗ cứng vẫn ổn định,trái với sự gia tăng nhu cầu tiêu thụ Trong khi đó hãng Aracruz (Braxin) đã tănggiá bột bạch đàn tại thị trường châu á lên 20 USD/tấn từ 1/9/2003, đạt 470USD/tấn.
2.2 Th ị tr ườ ng gi ấ y lo ạ i
Trong quý II/2003, do nhu cầu suy giảm, nguồn cung gia tăng dẫn đến giágiấy loại liên tục giảm giá tại thị trường châu á Mặc dù giá giảm nhưng khốilượng giao dịch vẫn ở mức thấp Thị trường cáctông hòm hộp và giấy in báo châuá đang trong tình trạng trì trệ nên tỷ lệ thu hồi cáctông hòm hộp cũ (OCC) vàgiấy báo cũ (ONP) tại khu vực ở mức thấp.
130-150 130-150 150-165 150-165 150-165 160-175
Giấy loại hỗn hợp
90-105 90-105 115-120 115-120 95-105 110-115
Lề trắng lựachọn
225-245 225-245 240-270 240-270 240-260 230-270
Lề trắng cứng 330-350 330-350 350-365 350-365 360-395 340-395
Trang 24Thị trường giấy loại châu á thay đổi thất thường, nhất là giai đoạn cuốitháng 8/2003 OCC nhập khẩu từ Mỹ tăng giá trong tuần kết thúc vào ngày22/8/2003 nhưng lại giảm ngay vào tuần sau đó
Hiện tượng lên xuống thất thường của thị trường châu á đã ảnh hưởngđến thị trường Mỹ, nguyên nhân là do các nhà sản xuất cáctông hòm hộp cũ từnguyên liệu giấy loại tại Trung Quốc đột ngột ngừng giao dịch.
Nhật Bản là một trong những nước có tỷ lệ sử dụng giấy vụn tái sinh caoở châu á và trên thế giới Trước đây nguồn nguyên liệu từ giấy tái sinh chủ yếuđể sản xuất trong nước, nhưng từ năm 2002, do nhu cầu sử dụng giấy tái sinhcủa các nước ASEAN gia tăng nên Nhật Bản đã có khuynh hướng gia tăng lượngxuất khẩu giấy tái sinh với sản lượng mục tiêu của năm 2003 là 2 triệu tấn.
2.3 Th ị tr ườ ng gi ấ y thành ph ẩ m Giấy in báo
Một số nền kinh tế châu á có dấu hiệu cải thiện đã làm gia tăng hoạt độngquảng cáo và tỷ lệ phát hành báo chí Do sự gia tăng mạnh của số đầu báo pháthành tại châu á, nhu cầu giấy in báo hiện đang ổn định và có xu hướng gia tăngtrên toàn khu vực
Theo thông báo của Hiệp hội báo chí thế giới, trong năm 2002, doanh thubáo chí của Nhật Bản giảm 1,2%, đây cũng là năm suy giảm thứ 6 liên tục.Nhưng hiện nay Nhật Bản vẫn là nước có số lượng báo phát hành lớn thứ haitrên thế giới sau Trung Quốc Trung Quốc có lượng báo phát hành ngày lên đến82 triệu bản, Nhật Bản là 70,815 triệu bản, sau là ấn Độ 57,844 triệu bản và thứtư là Mỹ với 55,186 triệu bản Điều này cho thấy châu á là thị trường có tiềmnăng rất lớn đối với mặt hàng giấy in báo.
Kể từ đầu tháng 8/2003, thị trường giấy in báo bắt đầu biến động mạnh,giá giấy in báo tăng Một trong những nguyên nhân của sự tăng giá là sự ổn định
Trang 25của đồng yên Nhật Bản và đồng euro đã kéo theo sự tăng giá của giấy báo khithanh toán bằng USD Cước vận tải từ châu âu về châu á gia tăng, đồng euro ổnđịnh vững đã làm giảm lượng giấy in báo theo hợp đồng giao ngay từ châu âu.Điều này đã làm ổn định thị trường và hỗ trợ cho việc tăng giá giấy.
Tại Malaixia, nhập khẩu giấy in báo đang bị lắng xuống do bị áp dụngthuế chống bán phá giá đối với giấy nhập khẩu từ Canada, Inđônêxia, Hàn Quốc,Philippin và Mỹ Mức thuế chống bán phá giá 7,91%-43,24% được áp dụng từtháng 6/2003 Nhưng trước đó các nhà nhập khẩu Malaixia đã tích trữ một lượnglớn khi thuế chống bán phá giá còn chưa được ban hành và giá giấy in báo còn ởmức thấp.
Giấy tráng từ bột hoá
Thị trường giấy không tráng từ bột hoá liên tục giảm giá, trong khi đó giấytráng từ bột hoá lại có biến động ngược lại Chính phủ Trung Quốc đã phát hiệnra các công ty của Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ đã bán phá giá giấy tráng từ bộthoá nên đã quyết định nâng mức thuế từ 5,58% lên đến 71,02% Do tác động nàymà trong thời gian qua giấy tráng từ bột hoá nhập khẩu tại thị trường Trung Quốcliên tục tăng giá Lượng nhập khẩu đã bị giảm sút do các nhà cung cấp đã rút bớtsang các thị trường châu á khác mà không bị luật chống phá giá chi phối.
III Dự báo nhu cầu của thế giới và khu vực đối với mặt hàng giấy trongthời gian tới
1 Thị trường giấy
Theo dự báo dài hạn, nền kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng2,9%/năm Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt cao nhất sẽ là Trung Quốc, châu á -Thái Bình Dương và Đông Âu với mức 4-7%/năm Các quốc gia phát triển sẽ đạttốc độ phát triển 1,5-2,6%/năm đến 2015 Tốc độ tăng trưởng cao sẽ thúc đẩy
Trang 26tiêu dùng các loại hàng hoá Giấy là một mặt hàng không thể thiếu trong sinh hoạthàng ngày nên lượng tiêu thụ chắc chắn cũng sẽ tăng mạnh.
Dân số thế giới sẽ tăng 1,2%/năm từ 6 tỷ người năm 2000 lên 7,2 tỷ ngườinăm 2015 Dân số tăng mạnh nhất là Trung Quốc, ấn Độ và châu Phi Như vậysố lượng người tiêu dùng cũng tăng lên rất nhiều và tất yếu là nhu cầu sử dụngcác sản phẩm giấy cũng tăng lên.
Nói chung, in ấn trên giấy vẫn là phương thức quảng cáo phổ biến và cógiá trị thu hút mạnh mẽ nhất Quảng cáo trên Internet sẽ gia tăng mạnh mẽ,nhưng trong năm 2000 mới chỉ chiếm có 1% trong tổng chi phí quảng cáo toàncầu và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 4-5% vào năm 2005 Đây cũng là một điềukiện dẫn tới nhu cầu giấy trong tương lai duy trì ở mức cao.
Khăn giấy, giấy vệ sinh
Tỷ lệ người già trong cơ cấu dân số thế giới sẽ gia tăng Điều đó sẽ liênquan đến công nghiệp giấy như thiết kế bao gói cho lứa tuổi già, nhu cầu sảnphẩm cho giáo dục và sự thay đổi của thị trường khăn giấy.
Tốc độ gia tăng của sản phẩm giấy sử dụng trong sinh hoạt gia đình sẽcao hơn so với mức tăng dân số Tại Bắc Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản mức tăng dânsố sẽ là 0,3%/năm, nhưng sản phẩm giấy sử dụng trong sinh hoạt gia đình sẽđạt 1,0%/năm.
Sản lượng khăn giấy toàn cầu hiện nay vào khoảng 25 triệu tấn, trị giákhoảng 30 tỷ USD, một nửa tiêu thụ tại Bắc Mỹ, tiếp theo là châu Âu, châu á vàcác thị trường khác Tỷ lệ tăng trưởng bình quân toàn cầu của ngành công nghiệpnày vào khoảng 4%/năm trong suốt thập kỷ qua Tính đến cuối năm 2004, trênthế giới sẽ có thêm 57 máy xeo khăn giấy mới được đưa vào sản xuất và sẽtăng thêm khoảng 2 triệu tấn cho sản lượng toàn thế giới.
Trang 27Bắc Mỹ có mức tiêu thụ bình quân đầu người 22 kg/người/năm, cao gầngấp đôi Nhật Bản và châu Âu với mức tiêu thụ 13kg/người/năm cho thấy tiềmnăng khai thác của thị trường này còn rất lớn.
Tiêu thụ khăn giấy bình quân đầu người trên toàn thế giới vào khoảng3,4kg Một số nhà dự báo cho rằng nhu cầu khăn giấy trên toàn thế giới sẽ tăngbình quân 3,2%/năm đến năm 2010 Như vậy có nghĩa là thị trường khăn giấy sẽtăng thêm khoảng 30 triệu tấn chỉ trong vòng 7 năm tới Sự tăng trưởng mạnhnhất sẽ tập trung ở Trung Quốc và một số khu vực ở châu á, nơi có mức sống vàthu nhập có thể sẽ tăng theo sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Giấy bìa
Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm giấy bìa trên toàn thế giới được dự báo sẽđạt 453 triệu tấn vào năm 2015 Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt2,2% với khối lượng giao dịch cụ thể đạt trên 200 triệu tấn.
Dự báo đến năm 2015, gia tăng tiêu thụ các sản phẩm giấy, bìa sẽ đạtmức cao nhất tại châu á, khoảng 66 triệu tấn và 171 triệu tấn, chiếm trên 50%mức tăng trưởng tiêu thụ toàn cầu trong giai đoạn 2000-2015 Châu á sẽ chiếm38% trong tổng mức tiêu thụ giấy toàn cầu vào năm 2015 Khu vực Tây Âu sẽđạt mức tăng tiêu thụ 22 triệu tấn và Bắc Mỹ là 12 triệu tấn vào năm 2015.
Giấy bao gói
Thị trường giấy bao gói sẽ có nhiều thay đổi, cáctông hòm hộp và cácngành công nghiệp liên quan sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ giữahòm hộp cáctông sóng và các loại vật liệu bao gói mới khác.
Thị trường hiện nay đã hướng tới nhu cầu sử dụng cáctông hòm hộp chấtlượng cao thay cho việc sử dụng cáctông nhiều mức chất lượng như trước đây.Các công ty đa quốc gia khi xuất khẩu hàng hoá đều cần các sản phẩm cáctông
Trang 28hòm hộp cóchất lượng cao, do đó xu hướng sử dụng các sản phẩm cáctông chấtlượng cao sẽ tăng lên đáng kể
Hiện nay, nhu cầu về sản phẩm giấy bao gói công nghiệp của các nướctrên thế giới rất lớn và ngày càng tăng Riêng khu vực Đông Nam á năm 1999 cầntới 8,4 triệu tấn, năm 2000 nhu cầu tăng lên 12,9 triệu tấn Dự báo năm 2010 nhucầu giấy bao gói công nghiệp của khu vực này sẽ là 27 triệu tấn Đây là khu vựcthị trường có tiềm năng lớn cần chú trọng phát triển của ngành giấy.
Giấy in báo
Trong khi việc tiêu thụ giấy in báo được dự báo sẽ trì trệ tại Bắc Mỹ, Tâyâu và Nhật Bản thì lại rất phát triển ở các khu vực khác Nhu cầu giấy in và giấyviết toàn cầu sẽ đạt mức tăng trưởng ổn định cao ở 2,6%/năm.
Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người có liên quan mật thiết với thu nhậpbình quân đầu người (GDP) Mối liên quan này càng chứng tỏ ảnh hưởng củacông nghiệp giấy đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đời sống kinh tếxã hội nói chung Các quốc gia có mức thu nhập thấp và vừa với lượng dân sốđông đúc như châu á - Thái Bình Dương và châu Mỹ – Latinh sẽ là khu vực tăngtrưởng tiềm năng của công nghiệp giấy trong tương lai lâu dài.
2 Thị trường bột giấy
Thị trường bột giấy đã có những dấu hiệu phục hồi, nhưng chỉ khi nào cácdự án đầu tư lớn được quyết định thì thị trường mới thực sự sôi động trở lại.Tăng trưởng của công nghiệp bột giấy được dự báo là sẽ khó có thể phục hồitrước năm 2004 Chi phí dành cho quảng cáo không hề gia tăng sẽ hạn chế rấtnhiều khả năng phục hồi của công nghiệp giấy và bột giấy.
Theo Tập đoàn Andritz - nhà sản xuất giấy lớn nhất thế giới của Mỹ, nhucầu bột giấy của thế giới trong những năm tới sẽ có mức tăng trưởng khoảng
Trang 2915-20% mỗi năm Tại châu á, Trung Quốc là thị trường có nhu cầu bột giấytương đối lớn Ngoài ra, Thái Lan, Malaixia và nhiều nước khác trong khu vựccũng có nhu cầu lớn về bột giấy Thị trường Mỹ cũng có nhu cầu lớn về các loạibột giấy để chế biến giấy in, giấy viết Tiềm năng xuất khẩu bột giấy để làmcác loại bao bì đóng gói vào thị trường này cũng không hạn chế.
Việc củng cố và mở rộng công suất của các cơ sở sản xuất bột giấy kraftgỗ mềm tẩy trắng phương Bắc (NBSK) đã dẫn đến sự tồn đọng của giấy trángnhẹ (LWC) Theo dự báo, khi bột gỗ cứng trở lại đúng giá trị của nó, tức là thấphơn giá của bột NBSK 20 USD/tấn thì sự lên ngôi tạm thời của bột gỗ bạch đànnhư hiện nay sẽ không còn nhưng xét về lâu dài thì bột gỗ bạch đàn có lẽ sẽ trởthành chủng loại bột được ưa chuộng nhất Công nghệ sản xuất giấy hiện đạiđã cho phép các nhà sản xuất điều chỉnh một cách linh hoạt hơn và giảm sự phụthuộc vào các loại bột sợi dài chất lượng cao.
Việc tăng sản lượng bột gỗ cứng BHK sẽ còn lâu nữa thì mới có thể đápứng được nhu cầu thị trường, trong khi đó mức tăng sản lượng giấy đã vượtmức tăng nhu cầu tiêu dùng Như vậy, cho đến năm 2004 nhu cầu về giấy vẫnbằng với năm 2000.
ảnh hưởng của Trung Quốc
Trong khoảng thời gian 1997-2001, Trung Quốc chiếm 97% tốc độ tăngtrưởng của thị trường bột giấy thế giới, nhưng khả năng duy trì được đà tăngtrưởng này của Trung Quốc rất khó dự đoán Theo nhận định của một số chuyêngia,các vấn đề tài chính, cơ cấu nợ, gia tăng sản lượng, sự an toàn của hệ thốngngân hàng và việc gia nhập WTO có thể sẽ ảnh hưởng đến năng lực của các nhàsản xuất lớn Điều này có thể sẽ dẫn đến cắt giảm sản xuất, tiêu thụ bột giấycủa Trung Quốc sẽ giảm trong khoảng thời gian ngắn Nhưng Trung Quốc có thểsẽ quay trở lại với sức tiêu thụ lớn vào đầu năm 2004.
Trang 30ảnh hưởng của khu vực Bắc Mỹ
Mỹ áp dụng thuế nhập khẩu thay cho hạn ngạch nên các nhà sản xuấtCanada đã gia tăng sản lượng và xuất khẩu gỗ súc Điều đó dẫn đến nguyênliệu dăm mảnh gia tăng và làm cho giá bột của khu vực có xu hướng giảm mạnh.Hơn nữa, đồng Đôla Canada yếu hơn Đôla Mỹ nên các nhà xuất khẩu Canada sẽcó lợi, nên hoạt động xuất khẩu của họ tăng mạnh.
ảnh hưởng của châu Âu
Mặc dù thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ bột giấy lớn của thế giớinhưng trong thời gian qua nhu cầu tiêu thụ bột giấy của khu vực này rất thấp.Hiện nay, kinh tế châu Âu đang ở trong giai đoạn trì trệ và kém phát triển, tốc độtăng trưởng GDP yếu, hoạt động kinh doanh sụt giảm Do đó, các nhà sản xuấtcó rất ít cơ hội ở thị trường này.
Trang 31Giấy do người Trung Quốc phát minh ra đầu tiên, còn ở Việt Nam ngườidân biết làm giấy từ bao giờ? Các nhà khoa học chưa tìm thấy câu trả lời trongthư tịch cổ nước ta, nhưng theo các thư tịch cổ của Trung Quốc thì người ViệtNam đã biết làm ra giấy từ những năm đâù của thế kỷ III sau Công nguyên Vàothời kỳ đó, nguyên liệu chính để sản xuất giấy là những loài cây như trầm, mậthương, rong biển Cây trầm cho sản phẩm giấy màu trắng, có vân như vẩy cá,mùi thơm, bền dai, bỏ xuống nước cũng không nát Giấy làm bằng cây rong biểngọi là giấy trắc lý Giấy làm từ cây mật hương được làm vật tiến cúng vua chúavà được người nước ngoài rất ưa dùng.
Như vậy, nghề làm giấy ở nước ta đã có từ lâu và càng ngày càng pháttriển Các làng nghề, phường nghề truyền thống làm giấy, điển hình là các làngnghề, phường nghề giấy ở kinh thành Thăng Long lần lượt ra đời Mỗi làngnghề có một bí quyết làm giấy riêng nên chủng loại giấy làm ra rất phong phú vàmang những nét đặc trưng riêng.
Vào thế kỷ 18, chúng ta đã biết dùng vỏ cây dó, vỏ cây thượng lục (còn gọilà cây niết) để làm giấy Bấy giờ các trấn Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang,Thái Nguyên, Lạng Sơn thuộc thượng du và trung du Bắc Bộ đã trồng nhiều cây
dó để làm giấy Giấy dó có đặc tính dai, xốp, nhẹ, bền, dễ cắn màu, mực không
Trang 32nhoè khi viết, vẽ, in Giấy dó ít bị mối mọt, ít bị dòn gãy, ẩm nát như nhiều loạigiấy khác Lựa chọn, phân loại và tinh chế nguyên liệu ở các mức độ khác nhau
sẽ cho ra sản phẩm là các loại giấy dó khác nhau như giấy dó lụa, giấy lệnh,giấy sắc (còn gọi là giấy nghè), giấy bản,
Giấy dó dùng vào rất nhiều việc như in sách, ghi chép các văn kiện nhànước, đi học, đi thi Hầu hết các loại sách cổ, sách Hán Nôm ở nước ta đều intrên giấy dó Ngoài công dụng chính trên đây, giấy dó còn được dân ta dùng trongrất nhiều việc khác Giấy dó là nguyên liệu chủ yếu để làm tranh dân gian Cácdòng tranh cũng như các trung tâm làm tranh dân gian lớn nhất ở nước ta nhưĐông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng, đều in trên giấy dó, giấy điệp (giấy dóđược quét hồ điệp) Giấy dó còn được dùng vào việc đúc đồng, nặn tượngPhật, làm nguyên liệu để làm vàng quỳ, làm ngòi pháo, bồi dán đồ chơi trung thucho trẻ con, làm vàng mã,
Kỹ thuật làm giấy dó truyền thống, về cơ bản được tiến hành qua các
công đoạn sau:
Giấy dó được làm bằng vỏ cây dó Sau khi lột vỏ cây dó tươi, người tađem ngâm trong nước lã 1 ngày, rồi vớt lên ngâm vào nước vôi loãng 2 ngày Sauđó vớt ra, đem ủ thành đống, rồi giặt và đãi vỏ dó trong nước sạch để loại bỏhết tạp chất Lúc này còn lại những sợi xơ dó trắng muốt là chất liệu tinh khiếtđể làm ra giấy dó Tiếp đến là đem nấu cách thuỷ xơ vỏ dó trong vạc liền trong4 ngày Trong khi nấu, vỏ dó được đảo liên tục Sau khi vớt ra, đem giã bằngchày tay hoặc bằng cối giã gạo thủ công trong cối đá Sau khi giã xong sẽ đượcmột thứ bột quánh, đem bột đó thả vào tầu xeo Tầu xeo giấy là bể nước có pha
sẵn loại keo làm bằng nhựa cây mò Lúc này ta được một thứ nước sền sệt, saukhi đem tráng trên liềm xeo nhiều lần sẽ hình thành những trang giấy Liềm xeohay còn gọi là mành xeo, được làm bằng cật nứa ngâm, chẻ nhỏ như que tăm, vót
và đạp thật trơn, mỗi nan dài chừng 60 - 70 phân Những chiếc nan nếu để mộc
Trang 33thì khi xeo bột giấy không bám nên phải đem hun Kỹ thuật hun đòi hỏi rất côngphu, người ta dùng mùn cưa trộn với phân bò khô để đốt, khi cháy có khói nhưngkhông bốc thành ngọn lửa Hun trong 2 ngày, lúc nào thấy nan vàng đều là được.Công đoạn tiếp theo là đan Khung đan làm bằng gỗ vàng tâm hoặc thứ gỗ chịunước, có thanh ngang bào nhẵn chia đều thành những rãnh nhỏ cách nhau 2 phân.Chỉ dùng để đan mành xeo thường là tơ tằm se săn rồi đem nhuộm bằng nhọnồi.
Khâu xeo giấy đòi hỏi phải khéo léo, nhẹ nhàng nên thường do phụ nữ
đảm nhiệm Họ đứng bên tàu xeo, hai tay dùng liềm xeo múc nước bột giấy rồi
gác lên đòn cách bằng tre trên mắt tàu xeo cho nước nhỏ xuống hết, chỉ còn bộtgiấy đọng lại trên liềm Nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy hiện ra trênliềm xeo Giấy xeo xong phải ép, uốn (giấy ướt xếp chồng lên nhau gọi là uốn)cho thật kiệt nước rồi bóc rời từng tờ một, miết lên tường trong lò sấy để saukhi sấy xong tờ giấy sẽ khô đều và phẳng
Trên đây là quy trình và công đoạn làm giấy dó cơ bản Công việc làm giấydó thường là thủ công nên vô cùng vất vả Công cụ và phương tiện sản xuất đơngiản, chủ yếu là dùng sức người Những người làm giấyViệt Nam đã tôn thờnhững người đã có công truyền nghề cho mình làm Tổ nghề Mỗi làng có một Tổnghề của làng mình Có thể kể tới một số làng nghề giấy nổi tiếng ở nước tanhư:
Làng An Hoà, còn gọi là làng Giấy nằm bên bờ sông Tô Lịch, ở phía tây thành
Thăng Long, từ thời Lý Làng đã có nhiều gia đình làm nghề giấy và nghề nàycòn tồn tại đến những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20.
Làng Yên Thái (thuộc phường Bưởi, quận Ba Đình, Hà Nội) tên cũ là làng
Tích Ma nằm kề bên chợ Bưởi, còn có tên nôm là làng Cả Từ thế kỷ thứ 15, làng
Yên Thái đã có nghề làm giấy dó Sản phẩm của làng có: giấythị (loại giấyđể
Trang 34viết các lệnh chỉ, cáo thị), giấy lệnh (để ghi các lệnh chỉ), giấy bản (dùng để in
sách Hán Nôm), loại giấy để in tranh dân gian Người thợ Yên Thái còn biết tận
dụng các thứ vỏ dó thứ phẩm để làm các loại giấy moi, giấy phèn để gói hàng.
Làng giấy Nghĩa Đô (huyện Từ Liêm, Hà Nội) Sản phẩm giấy của người
thợ Nghĩa Đô là loại giấy sắc
Làng Hồ Khẩu (thuộc phường Bưởi xưa) là làng làm nghề giấy, thờ ông tổ
nghề giấy Thái Luân người Trung quốc và nhị vị thành hoàng là Cống Lễ, Cá Lễ,
được phong là Thượng đẳng phúc thần.
Làng Đông Xã (xưa là thôn An Dông thuộc phường Yên Thái) là một làng
nghề giấy truyền thống Làng có tộc họ Nguyễn Thế chuyên làm giấy quỳ.
Làng An Thọ (xưa là thôn An Thọ thuộc phường Yên Thái, nay là cụm dân cư
số 5 phường Bưởi) làm nghề giấy cổ truyền, gắn bó với Yên Thái từ thuở khaicơ lập nghiệp ở xóm Tích Ma.
Làng giấy Phong Khê (huyện Yên Phong, Hà Bắc cũ) Nghề làm giấy của
làng có từ mấy trăm năm nay Sản phẩm giấy truyền thống là giấy dó để intranh dân gian Đông Hồ, để các thư hoạ gia viết chữ Nho, xeo ngòi pháo và làmvàng mã ở thời cực thịnh làng có tới 300 đến 500 gia đình làm nghề xeo giấy.Thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Phong Khê sản xuất giấy dó, giấy bản làchủ yếu Nguyên liệu chủ yếu để làm giấy của làng lúc đó là cây hướng dươngvà cây dó trồng ngoài bãi sông Hồng.
Làng giấy An Cốc (xã Hồng Minh, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây) sản phẩm
giấy của làng có các loại: giấy phương (dùng làm vàng mã), giấy trúc (làm quạt,pháo, để viết), giấy khang (gói hàng), giấy sắc (loại giấy quý để viết sắc phongcủa triều đình), giấy vua phê (loại giấy trắng như lụa, mịn mặt để cho vua ngựphê, ghi chép), giấy hành ri (giấy viết có trang trí hoa văn, các tích truyện cổ),giấy bìa Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, giấy tốt của An Cốc được Ngân
Trang 35hàng nhà nước ta chọn để in tiền cụ Hồ Giấy của làng An Cốc còn được dùngđể in báo Cứu quốc và tài liệu bổ túc văn hoá, xoá nạn mù chữ cho dân Ngườilàng An Cốc thờ Thái Luân làm thuỷ tổ nghề giấy của làng.
Làng Kiêu Kỵ huyện Gia Lâm, Hà Nội nổi tiếng với nghề làm giấy quỳ Làng
thờ ông Nguyễn Quý Trị làm tổ nghề giấy quỳ.
Ngoài các làng nghề giấy trên, ở nước ta còn có một số làng làm giấytruyền thống như làng Xuân ổ (tục gọi làng ó ở Tiên Sơn, Bắc Ninh), làng MaiChử (làng Mơ, Đông Sơn, Thanh Hoá), làng Lộc Tụy và Đại Phú (huyện LệThuỷ, Quảng Bình),
Đầu thế kỷ 18, nghề làm giấy ở nước ta khá phát triển, có nhiều địaphương làm nghề giấy Sản lượng giấy lúc này đã đạt mức đủ đảm bảo chonhu cầu tiêu dùng trong nước Chính vì vậy, vào đời vua Lê Thuận Tông, năm1734, chúa Trịnh Giang đã sai khắc in các bộ sách quý mà trước kia vẫn phải inbằng giấy mua của Trung Quốc như Tứ Thư, Ngũ Kinh bằng giấy sản xuấttrong nước Để bảo hộ mặt hàng giấy sản xuất trong nước, Chúa Trịnh Giang đãban bố lệnh cho các sĩ tử và mọi người dân trong nước không được mua các sáchdo nước ngoài in bán mà phải mua sách trong nước làm ra.
Sang thế kỷ 19, giấy trong nước sản xuất ra rất dồi dào khiến cho nhu cầumua bán tăng nhanh, dẫn đến việc ra đời các chợ, phố buôn bán giấy như chợGiấy (tức vùng Cầu Giấy hiện nay), chợ Bưởi, phố Hàng Giấy, Việc làm ragiấy một mặt thúc đẩy việc học hành, phát triển giáo dục, mặt khác dẫn đến sựra đời của một số ngành nghề thủ công khác như nghề khắc ván in, làm tranh dângian, làm liềm xeo giấy, nghề làm giấy quỳ, làm vàng mã, đồ chơi,
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, những người thợ giấy vùng Bưởi đãbiết cơ giới hoá một số công đoạn trong sản xuất giấy dó mà vẫn đảm bảođược chất lượng truyền thống.
Trang 362 Vài nét về công nghiệp giấy nước ta
Trong thời gian thực dân Pháp chiếm đóng nước ta, dể phục vụ cho côngcuộc cai trị, chúng đã cho xây dựng một số nhà máy sản xuất giấy bằng nguyênliệu của Việt Nam như Nhà máy giâý Đáp Cầu, Nhà máy giấy Mục Sơn (ThanhHoá),
Sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, các cơ sở sản xuấtnày tiếp tục duy trì sản xuất để phục vụ cuộc sống mới của nhân dân ta Trongcuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta lần thứ hai, để phục vụcuộc kháng chiến của nhân dân ta, một số nhà máy đã được tháo dỡ, di chuyểnlên chiến khu để duy trì sản xuất Đó là các nhà máy: Nhà máy giấy Lửa Việt(Phú Thọ), Nhà máy giấy Phùng Chí Kiên (tiền thân là nhà máy giấy Hoàng VănThụ, Nhà máy giấy Đáp Cầu) đã có vinh dự được giao nhiệm vụ sản xuất giấyđể in tiền giấy bạc Cụ Hồ cho Bộ Tài chính của chính quyền cách mạng.
Sau khi hoà bình được lập lại, ngành công nghiệp giấy cũng được Nhànước quan tâm phát triển Nhiều học sinh được cử đi học ngành giấy ở TrungQuốc, Liên Xô (cũ), Cộng hòa dân chủ Đức (cũ),
Những làng nghề sản xuất giấy theo phương pháp thủ công truyền thốngđược tổ chức lại thành các hợp tác xã thủ công nghiệp tiếp tục duy trì hoạt động.Với sự giúp đỡ của Trung Quốc, trong những năm cuối thập kỷ 50, đầuthập kỷ 60 của thế kỷ 20, chúng ta đã xây dựng thêm một số nhà máy giấy cócông suất nhỏ, sản xuất bằng các nguyên liệu tre nứa sẵn có trong nước Mộttrong những nhà máy giấy xây dựng vào thời kỳ này là nhà máy giấy Việt Trì,được xây dựng vào năm 1958, công suất thiết kế là 20.000 tấn/năm Vào thờiđiểm này, đây là nhà máy vào loại hiện đại, có công suất lớn nhất Đông Nam á.Nhà máy là một tổ hợp khép kín từ khâu sản xuất bột giấy đến khâu xeo giấy.
Trang 37Sản phẩm là giấy viết có độ trắng 75%, tờ khổ 787 x 1.092 mm Nguyên liệuchính là tre nứa, gỗ chỉ là nguyên liệu phụ Vùng nguyên liệu giấy gồm các tỉnhYên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ.
Đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh ném bom phá hoại miền Bắc làm chocác cơ sở công nghiệp, trong đó có các nhà máy giấy cũng bị đánh phá, sản xuấtbị đình đốn Từ thực tế đó, Bộ Công nghiệp đã có chủ trương tăng cường pháttriển công nghiệp địa phương Một số nhà máy giấy cỡ nhỏ ở các địa phương đãđược xây dựng bằng trang thiết bị, vật tư máy móc kỹ thuật do Trung Quốc giúp.Đó là các nhà máy giấy:
- Nhà máy giấy Lam Sơn (Thanh Hoá).- Nhà máy giấy Thuận Thành (Hà Bắc).
- Nhà máy giấy Yên Bái có công suất 900 tấn/năm.- Nhà máy giấy Lào Cai có công suất 300 tấn/năm.- Nhà máy giấy Tuyên Quang có công suất 600 tấn/năm.- Nhà máy giấy Hoà Bình 1.000 tấn/năm.
- Nhà máy giấy Thái Bình có công suất 300 tấn/năm.- Nhà máy giấy Hải Phòng, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Đội ngũ kỹ sư ngành giấy Việt Nam đã chế tạo thành công và đưa vào sửdụng công nghệ chế tạo giấy từ nguyên liệu bã mía, tận dụng phế liệu của cácnhà máy đường Công nghệ này đã áp dụng ở một số nhà máy giấy, tiêu biểunhất là máy giấy Vạn Điểm Để đáp ứng nhu cầu giấy ảnh ngày một tăng trongnước, Nhà nước cũng cho xây dựng nhà máy sản xuất giấy ảnh Bình Minh.
Mặc dù đã hình thành một nền công nghiệp giấy như vậy song do côngsuất nhỏ, kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu nên sản lượng giấy vẫn còn thấp vàchất lượng xấu, chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của xã hội Vào cuối
Trang 3825.000 tấn/năm, tính ra khoảng 1kg/đầu người Chất lượng giấy rất xấu, phầnlớn giấy có độ trắng thấp, không dòng kẻ Nhu cầu về giấy, đặc biệt là giấy chohọc tập, in ấn ngày càng tăng Việc xây dựng một nhà máy giấy có công nghệcao, công suất lớn trở nên cấp thiết đối với miền Bắc nước ta trong những nămcuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ 20.
Trong gần 30 năm qua, mô hình tổ chức ngành Giấy - Gỗ - Diêm đã thayđổi 6 lần Những thay đổi này không nằm ngoài mục đích tìm kiếm một mô hìnhtổ chức phù hợp với trình độ quản lý và phát triển của lực lượng sản xuất vàphù hợp với cơ chế thị trường hiện nay.
Năm 1976-1978: Bộ Công nghiệp nhẹ quyết định thành lập hai công ty
Giấy Gỗ Diêm theo khu vực Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Công ty là mộtcấp kế hoạch, cấp trên trực tiếp của các doanh nghiệp thành viên, hoạt động theoĐiều lệ do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành.
Năm 1978-1984: Hợp nhất hai Công ty Giấy Gỗ Diêm theo khu vực thành
lập Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm cả nước, hoạt động theo Điều lệLiên hiệp các Xí nghiệp do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo nghị định 302/CPngày 1/12/1978 của Hội dồng Chính phủ.
Năm 1984-1990: Do điều kiện địa lý không thuận lợi, phương tiện giao
thông và liên lạc còn lạc hậu, để thuận tiện cho việc quản lý và điều hành đượckịp thời nên Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm cả nước được tách thành hailiên hiệp theo khu vực như ban đầu.
Năm 1990-1992: Do có sự chuyển đổi cơ chế quản lý của Nhà nước, tăng
cường quyền tự do dân chủ cho các đơn vị cơ sở, để gắn sản xuất chung củangành với các thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước nên Nhà nước đã phê duyệtcho hợp nhất hai Liên hiệp các Xí nghiệp Giấy Gỗ Diêm theo khu vực thành Liên
Trang 39hiệp sản xuất - xuất nhập khẩu do Bộ Công nghiệp nhẹ ban hành theo Nghị định27/HĐBT ngày 22/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1992-1995: Để chuyển mạnh mẽ hoạt động của Liên hiệp phù hợp
với cơ chế thị trường, mở rộng quyền tự chủ của các đơn vị thành viên tronghoạt động sản xuất kinh doanh và để phù hợp với Nghị định 388/HĐBT ngày2/11/1991 nên ngày 22/3/1993 Bộ Công nghiệp đã ra Quyết định chuyển đổi tổchức và hoạt động của Liên hiệp SX-XNK Giấy Gỗ Diêm thành Tổng công tyGiấy Gỗ Diêm Việt Nam.
Từ tháng 4-1995 đến nay: Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng công ty
giấy Việt Nam theo quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủthí điểm thành lập tập đoàn kinh tế kinh doanh.
II Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành giấy Việt Nam trong nhữngnăm gần đây
1 Tình hình sản xuất các mặt hàng giấy của Việt Nam Giai đoạn từ 1995-2000
Từ năm 1995, Tổng công ty giấy Việt Nam được thành lập trong điềukiện cơ sở vật chất còn nghèo nàn, quy mô còn quá nhỏ bé, tản mạn Trình độtrang thiết bị công nghệ lạc hậu, chắp vá, thiếu đồng bộ, chủ yếu được trang bịtừ những năm 1960, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề Đội ngũ cán bộ quản lý,cán bộ khoa học công nghệ và công nhân vừa thiếu vừa yếu cả về trình độ lẫnkinh nghiệm Ngoài ra, Tổng công ty giấy Việt Nam còn phải chịu tác động củacuộc khủng hoảng và suy thoái của ngành giấy thế giới Nhìn chung ngành giấyViệt Nam tụt hậu so với các nước trong khu vực 20-30 năm.
Trong giai đoạn này, Tổng công ty đã tập trung nguồn lực tự có (quỹnghiên cứu khoa học, quỹ phát triển sản xuất, ) và vốn vay ngân hàng để hoàn
Trang 40thiện một bước dây chuyền công nghệ và thiết bị ở các nhà máy để tăng hiệusuất sử dụng và cải tiến một bước chất lượng sản phẩm Không chỉ vậy, Tổngcông ty còn tiếp tục nghiên cứu mở rộng quy mô các nhà máy hiện có, trang bịthêm thiết bị để tăng sản lượng phù hợp với thực tế từng nhà máy Với nhữngnhà máy lớn như Bãi Bằng, Tân Mai, Việt Trì, áp dụng công nghệ tiên tiến đểlàm ra sản phẩm đạt chất lượng cao, cạnh tranh được với giấy nhập ngoại Cácnhà máy có trình độ lạc hậu như Vạn Điểm, Hoàng Văn Thụ, Bình An, chỉđầu tư ở mức vừa phải, sử dụng thiết bị cũ của các nước để từng bước nângdần sản lượng, chất lượng sản phẩm và phù hợp với trình độ quản lý, vận hànhcủa cán bộ công nhân nhà máy
Bên cạnh đó, ngành giấy vẫn tiếp tục nghiên cứu đầu tư xây dựng các nhàmáy bột giấy tập trung có đủ sức cân đối nhu cầu bột giấy Trong giai đoạn này,hàng loạt công trình đã được xây dựng xong và đưa vào sử dụng như:
- Dự án mở rộng công ty giấy Việt Trì 25.000 tấn/năm,
- Công ty giấy Bãi Bằng 61.000 tấn bột/năm và 100.000 tấn giấy/năm,- Dự án cải tạo máy xeo 3 của công ty giấy Tân Mai từ 30.000 tấn lên45.000 tấn giấy in báo/năm,
- Đầu tư dây chuyền DIP, OCC, dây chuyền khăn giấy 10.000 tấn/năm,- Nâng cấp nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ lên 15.000 tấn /năm,
- Nâng cấp nhà máy giấy Vạn Điểm lên 15.000 tấn /năm,- Nâng cấp công ty giấy Bình An lên 45.000 tấn/năm.
Bảng 3: