Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 23 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
23
Dung lượng
36,93 KB
Nội dung
CÁCVẤNĐỀCƠBẢNVỀNIÊMYẾTCỔPHIẾUCỦANGÂNHÀNGTHƯƠNGMẠICỔPHẦN 1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 1.1.1. Khái niệm thị trường chứng khoán : Trong nền kinh tế thị trường, xã hội của sản xuất được phân chia thành hai cực : một cực có vốn tìm nơi đầu tư và một cực cần vốn để đầu tư vào sản xuất và kinh doanh. Trong những ngày đầu của sản xuất hàng hóa và lưu thông tiền tệ, hệ thống ngânhàng sớm ra đời để huy động các nguồn vốn tiền tệ nhàn rỗi hình thành trong xã hội nhằm tái phân phối cho nền kinh tế quốc dân theo nguyên tắc tín dụng. Như vậy, một kênh vốn nối hai cực đó lại với nhau và phải thông qua các trung gian tài chính, trong đó chủ yếu là hệ thống ngânhàng được gọi là kênh dẫn vốn gián tiếp. Khi xã hội của sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển ở giai đoạn cao, ngày một hoàn thiện thì những người có vốn đã có đủ điều kiện về môi trường pháp lý, môi trường tài chính v.v . để chuyển vốn của mình trực tiếp đầu tư vào sản xuất không phải thông qua tầng lớp trung gian tài chính, mà chỉ phải thông qua TTCK – một thị trường dẫn vốn trực tiếp từ cực có vốn này sang cực cần vốn kia theo nguyên tắc đầu tư. Kênh dẫn vốn đó được gọi là kênh dẫn vốn trực tiếp. Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm, khi đó chứng khoán được giao dịch trên cùng một thị trường như những loại hàng hóa khác. Sau đó, do quy mô thị trường ngày càng lớn, không thể có một thị trường đáp ứng nhiều loại giao dịch khác nhau như hàng hóa thông thường, ngoại tệ, chứng khoán. Vì thế, TTCK được tách riêng và hình thành cùng với thị trường hàng hóa và thị trường ngoại hối. Qúa trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Trải qua hai đợt khủng hoảng lớn vào “ngày thứ năm đen tối” 29/10/1929 và “ngày thứ hai đen tối” 19/10/1987, cuối cùng TTCK đã phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một định chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện nay có trên 160 TTCK lớn nhỏ hoạt động trên khắp các Châu lục. Các TTCK đã cung ứng phần lớn nhu cầu vốn đầu tư dài hạn, góp phần tạo đà phát triển kinh tế các nước. Dựa trên những cơ sở thực tiễn và trong từng điều kiện lịch sử nhất định, đã tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về TTCK. Cùng với sự phát triển phong phú, đa dạng của đời sống kinh tế, thuật ngữ TTCK ngày càng được bổ sung thêm những nội dung mới. Quan niệm đầy đủ, rõ ràng và phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay là : Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác nhau giữa các loại chứng khoán, tuỳ theo tính chất sở hữu của chúng. Các quan hệ mua bán trao đổi chứng khoán làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán và thực chất đây là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. TTCK không giống như thị trường các loại hàng hóa thông thường, hàng hóa trên TTCK là quyền sở hữu về tư bản. Như vậy, có thể nói, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hóa. 1.1.2. Phân loại thị trường chứng khoán : Tùy theo mục đích nghiên cứu, TTCK có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ta có thể xem xét ba cách thức cơbản là phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuẩn vốn. 1.1.2.1. Phân loại theo hàng hóa : Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổphiếu và thị trường các công cụ phái sinh. • Thị trưòng trái phiếu (Bond Markets) là thị trường mà hàng hóa được mua bán tại đó là các trái phiếu. Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành các công cụ này là nhà phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi. Người cho vay sẽ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về kết quả hoạt động sử dụng vốn của người vay và trong mọi trường hợp, nhà phát hành phải có trách nhiệm hoàn trả cho trái chủ theo các cam kết đã được xác định trong hợp đồng vay. Trái phiếuthườngcó thời hạn xác định, có thể là trung hạn hay dài hạn. • Khác với thị trường nợ, thị trường cổphiếu (Stock Markets) là nơi giao dịch, mua bán, trao đổi các giấy tờ xác nhận cổphần đóng góp củacổ đông. Cổ đông là chủ sở hữu của công ty và phải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình. Cổphiếu sẽ cho phép họ có quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tài sản của công ty, khi tài sản này được đem bán. Cổphiếucó thời gian đáo hạn là không xác định. • Thị trường các công cụ phái sinh (Derivative Markets) là nơi các chứng khoán phái sinh được mua và bán. Tiêu biểu cho các công cụ này là hợp đồng tương lai (Future Contracts), hợp đồng quyền chọn (Options). Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tài chính. Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời cũng là công cụ đầu cơ lý tưởng cho các nhà đầu tư. 1.1.1.2. Phân loại theo quá trình luân chuyển vốn : Theo cách thức này, thị trường được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. • Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp 1 (Primary Market) là thị trường phát hành các chứng khoán hay là nơi mua báncác chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này, giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Việc mua bán chứng khoán trên thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, Chinh phủ có thêm nguồn thu để tài trợ cho các dự án đầu tư hoặc chi tiêu dùng của Chính phủ, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường nhằm tài trợ cho các dự án đầu tư. • Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp 2 (Secondary Market) là thị trường giao dịch mua bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội. Sự có mặt của thị trường thứ cấp trên nguyên tắc có thể giúp cho người có chứng khoán chuyển đổi các chứng khoán đó thành tiền mặt một cách dễ dàng. Điều này làm tăng tính hấp dẫn của chứng khoán. Đặc điểm khác nhau căn bản giữa hai thị trường này là ở chỗ : Thị trường sơ cấp là nơi huy động vốn làm tăng vốn đưa vào đầu tư, còn ở thị trường thứ cấp thì không có đồng vốn nào được huy động thêm cả, chỉ có sự thay đổi quyền sở hữu chứng khoán từ chủ thể này sang chủ thể khác để đảm bảo tính thanh khoản của chứng khoán. Ở đây chỉ có những người mua và bán chứng khoán với mục đích kiếm lời. Thị trường thứ cấp là thị trường hoạt động liên tục, nó thu hút sự tham gia của một số lượng lớn các nhà đầu tư, nhà kinh doanh chứng khoán cũng như các nhà môi giới và các nhà tổ chức tư vấn, dịch vụ chứng khoán. Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, bổ trợ lẫn nhau. Vềbản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng, trong đó thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề, còn thị trường thứ cấp là động lực. Nếu không có thị trường sơ cấp thì không thể cóhàng hóa để lưu thông trên thị trường thứ cấp và ngược lại, nếu không có thị trường thứ cấp thì thị trường sơ cấp khó hoạt động trôi chảy. Những biến động trên thị trường thứ cấp đều gây tác động trực tiếp đến thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp phát triển, tăng tiềm năng huy động vốn củacáccơ quan phát hành chứng khoán. 1.1.2.3. Phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường : Thị trường chứng khoán có thể đượcc tổ chức theo hai cách sau : • Cách thứ nhất là tổ chức thành các Sở giao dịch (Stock Exchange), tại đây, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. Chính vì vậy, người ta còn gọi Sở giao dịch chứng khoán là thị trường tập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán củacác công ty lớn, hoạt động có hiệu quả. SGDCK là một bộ phận cấu thành quan trọng của TTCK thứ cấp, trong đó việc giao dịch mua bán chứng khoán thực hiện trên cơ sở đấu giá giữa người mua cạnh tranh và người bán cạnh tranh thông qua các đại lý của họ là những người môi giới chứng khoán. SGDCK là một tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật. SGDCK hoạt động trên các lĩnh vực : tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán, quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các hoạt động trao đổi và mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; thực hiện đăng ký chứng khoán và thanh toán bù trừ vốn đối với các giao dịch chứng khoán; công bố thông tin về chứng khoán và các hoạt động giao dịch trên SGDCK; kiểm tra giám sát các hoạt động giao dịch chứng khoán. Trong SGDCK, ngoài Hội đồng quản trị, Ban giám đốc điều hành là những cơ quan quản lý thì các thành viên quan trọng không thể thiếu được của bất kỳ một SGDCK nào là các Công ty chứng khoán, trung tâm quản lý và lưu ký chứng khoán, trung tâm thanh toán bù trừ. SGDCK được quản lý một cách chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều tiết của Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Những thị trường chứng khoán tập trung tiêu biểu được biết đến là Sở giao dịch chứng khoán Luân đôn (London Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Mỹ (American Stock Exchange), Sở giao dịch chứng khoán Pari (Paris Stock Exchange). • Cách thứ hai, khác với thị trường tập trung, thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC – Over The Counter Market) là thị trường củacác nhà buôn, những người tạo thị trường (Market Makers). Đây là thị trường mua bán chứng khoán ngoài SGDCK. Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với giá cả của họ. Thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra tại tất cả các quấy, sàn giao dịch củacác thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng. Khối lượng giao dịch của thị trường này thường lớn hơn rất nhiều lần so với thị trường Sở giao dịch. Thị trường OTC là thị trường giao dịch chủ yếu các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêmyết trên SGDCK, thường là những chứng khoán chưa đủ điều kiện niêmyết trên SGDCK, thường là những chứng khoán củacác công ty vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn bao gồm cả chứng khoán củacác quỹ đầu tư, quỹ bảo hiểm, trái phiếu chính phủ và chính quyền địa phương. Thành viên củacác thị trường OTC là công ty chứng khoán chuyên nghiệp, các công ty chưa đăng ký niêmyết trên SGDCK và các khách hàng mua bán trên thị trường này. Ngoài ra, người ta còn phân loại thị trường chứng khoán thành thị trường mở và thị trường đàm phán, thị trường giao ngay (Spot Markets) và thị trường kỳ hạn (Future Markets). 1.1.2. Niêmyết chứng khoán 1.1.2.2. Khái niệmniêmyết chứng khoán : Niêmyết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Đó là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khoán hay Sở giao dịch chứng khoán). Cụ thể, đây là quá trình Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho công ty phát hành có chứng khoán được phép niêmyết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nếu công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đề ra. Niêmyết chứng khoán thường bao hàm việc yết tên tổ chức phát hành và giá chứng khoán. 1.1.2.3. Mục đích củaniêmyết chứng khoán : Hoạt động niêmyết đòi hỏi phải đảm bảo sự tin cậy đối với thị trường cho các nhà đầu tư. Cụ thể, các công ty xin niêmyết phải có đáp ứng được các điều kiện đểniêm yết. Điều kiện này được quy định cụ thể trong quy chế vềniêmyết chứng khoán do Sở giao dịch chứng khoán ban hành. Yêu cầu quan trọng nhất trong vấnđềniêmyết là yêu cầu về công bố thông tin của công ty. Các nhà đầu tư và công chúng phải nắm được đầy đủ các thông tin và cócơ hội nắm bắt thông tin do công ty phát hành công bố ngang nhau, đảm bảo sự công bằng trong tiếp nhận thông tin, kể cả các thông tin mang tính chất định kỳ hoặc thông tin thức thời có tác động đến giá cả, khối lượng chứng khoán giao dịch. Như vậy, mục đích của việc niêmyết chứng khoán đó là : - Đối với tổ chức niêmyết : thiết lập quan hệ hợp đồng giữa Sở giao dịch chứng khoán với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết, từ đó nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, đảm bảo tính trung thực, công khai và công bằng. Đồng thời, các tổ chức niêmyết khẳng định được vị thế của mình đối với công chúng đầu tư bởi chỉ những tổ chức hoạt động hiệu quả mới có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn niêmyết trên SGDCK. - Đối với cơ quan quản lý Nhà nước : nhằm mục đích hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định, xây dựng lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch. - Đối với nhà đầu tư : các nhà đầu tư có được những thông tin vềcác tổ chức phát hành một cách đảm bảo, chính xác, cập nhật. Từ đó ra các quyết định đầu tư một cách hiệu quả. - Đối với SGD và thành viên của SGD : Giúp cho việc xác định giá chứng khoán được công bằng trên thị trường đấu giá vì thông qua việc niêmyết công khai, giá chứng khoán được hình thành dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán. 1.1.2.4. Các hình thức niêmyết chứng khoán : Việc niêmyết chứng khoán có thể phân chia thành các hình thức như sau : a- Niêmyết lần đầu (Initial Listing) : Niêmyết lần đầu là việc cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng ký niêmyết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng (IPO) khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn vềniêm yết. b- Niêmyết bổ sung (Additional Listing) : Niêmyết bổ sung là quá trình chấp thuận của Sở giao dịch chứng khoán cho một công ty niêmyếtcáccổphiếu mới phát hành với mục đích tăng vốn hay vì các mục đích khác như sáp nhập, chi trả cổ tức, thực hiện các trái quyền hoặc thực hiện các trái phiếu chuyển đổi thành cổphiếu v v. c- Thay đổi niêmyết (Change Listing) : Thay đổi niêmyết phát sinh khi công ty niêmyết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, mệnh giá hoặc tổng giá trị chứng khoán được niêmyếtcủa mình. d- Niêmyết lại (Relisting) : Là việc cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêmyết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị huỷ bỏ niêmyết vì các lý do không đáp ứng được các tiêu chuẩn duy trì niêm yết. e- Niêmyếtcửa sau (Back door Listing) : Là trường hợp một tổ chức niêmyết chính thức sáp nhập, liên kết hoặc tham gia vào hiệp hội với một tổ chức, nhóm không niêmyết và kết quả là các tổ chức không niêmyết đó lấy được quyền kiểm soát tổ chức niêm yết. f- Niêmyết toàn phần và niêmyết từng phần (Dual Listing and Partial Listing) : Niêmyết toàn phần là việc niêmyết tất cả cáccổphiếu sau khi đã phát hành ra công chúng trên một Sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài. Niêmyết từng phần là việc niêmyết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết. Niêmyết từng phầnthường diễn ra ở các công ty lớn do Chính phủ kiểm soát, phần chứng khoán phát hành ra thị trường do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ được niêm yết, còn phần nắm giữ của Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ không được niêm yết. 1.1.2.5. Tiêu chuẩn niêmyết chứng khoán : Việc niêmyếtcổphiếu trên TTCK không phải bất kỳ công ty cổphần nào cũng có thể làm được. Để đảm bảo cho TTCK phát triển tốt, ổn định, các tổ chức niêmyết phải là những tổ chức hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao, tình hình tài chính lành mạnh. Do đó, các tiêu chuẩn niêmyết được đặt ra làm cơ sở cho việc chọn lựa những công ty niêm yết, góp phần cung cấp hàng hóa có chất lượng trên TTCK. Tiêu chuẩn niêmyết thông thường do Sở giao dịch chứng khoán của mỗi quốc gia quy định, dựa trên cơ sở thực trạng của nền kinh tế. Tiêu chuẩn này bao gồm các điều kiện về tài chính của công ty, chính sách khuyến khích hay hạn chế niêm yết. Nội dung và sự thắt chặt củacác quy định niêmyếtcủa mỗi nước hay mỗi Sở giao dịch chứng khoán được quy định khác nhau. Thông thường, ở các quốc gia có thị trường chứng khoán phát triển, các tiêu chuẩn niêmyết chặt chẽ hơn các thị trường mới nổi. Tiêu chuẩn vềniêmyết được quy định dưới hai hình thức : tiêu chuẩn định lượng và tiêu chuẩn định tính. a- Tiêu chuẩn định lượng : - Thời gian hoạt động từ khi thành lập công ty : công ty niêmyết phải có một nền tảng kinh doanh hiệu quả và thời gian hoạt động liên tục trong một số năm nhất định tính đến thời điểm xin niêm yết. Thông thường, đối với các thị trường chứng khoán truyền thống, công ty niêmyết phải có thời gian hoạt động tối thiểu 3-5 năm, hoặc cổphiếu đã từng được giao dịch trên thị trường phi tập trung. Thời gian một công ty tồn tại càng dài chứng tỏ hoạt động ổn định, có uy tín và chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường. [...]... hàngthươngmạicổ phần, việc thỏa mãn các yêu cầu để được niêmyết trên TTCK cũng thể hiện “đẳng cấp” củacácngânhàng trên thị trường tài chính Đây cũng là cơ hội đểngânhàng được công chúng – người gửi tiền biết đến nhiều hơn Nhu cầu niêmyếtcổphiếucủa NHTMCP trở thành tất yếu 1.2.3 Tác động của việc niêmyếtcổphiếucác NHTMCP 1.2.3.1 a • Tác động tới ngân hàngthươngmạicổ phần niêm yết. .. cổphầnCác tổ hợp ngânhàng lớn nhất thế giới hiện nay là cácngânhàngcổphần Với đặc tính là một công ty cổ phần, các ngânhàngthươngmạicổphần không thể bỏ qua khả năng tăng vốn nhanh chóng thông qua TTCK Bên cạnh đó, để tạo ra sức cạnh tranh cho cổphiếucủa mình, mang lại cho cổphiếucủa mình tính thanh khoản cao, linh hoạt và giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất, việc niêmyếtcổphiếu của. .. được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán cấp giấy phép hoặc chấp thuận Sau khi phát hành trên thị trường sơ cấp, chứng khoán sẽ được giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán khi đã đáp ứng được các quy định vềniêmyết chứng khoán 1.2.2 Sự cần thiết niêmyếtcổphiếucác ngân hàngthươngmạicổphầnNgânhàngthươngmạicổphần thực chất là một công ty cổphần Luật các nước đều có quy định Ngân hàng. .. hữu và phân bố cổ đông của NHTMCP : Các quy định của NHNN vềcổ đông, cổ phần, cổphiếu và vốn điều lệ, các quy định về việc nắm giữ cổphiếucủacáccổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông nhỏ trong NHTMCP có thể tăng tính chủ động cho cácngân hàng, giảm sự can thiệp của nhà nước hoặc ngược lại, gây cản trở cho việc huy động vốn của NHTMCP trên TTCK • Những điều kiện niêmyết đối với các NHTMCP do... do sự góp vốn củacổ đông dưới hình thức cổphần * Đặc điểm của NHTMCP Ngânhàng này được thành lập thông qua phát hành (bán) cáccổphiếu Việc nắm giữ cổphiếu cho phép người sở hữu có quyền tham gia quyết định các hoạt động củangân hàng, tham gia chia cổ tức từ thu nhập củangânhàng đồng thời phải gánh chịu các tổn thất có thể xảy ra Do vốn sở hữu được hình thành thông qua tập trung, các NHTMCP có... quyền 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới việc niêmyếtcổphiếucác NHTMCP 1.3.1 • Các nhân tố thuộc về cácngânhàngthươngmại cổ phần Quy mô vốn củangânhàng : mỗi NHTMCP phải có đủ một lượng vốn nhất định đểcó thể trang trải cho các hoạt động khi tham gia trên TTCK như trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, chi phí đào tạo, chi phí phát hành Đồng thời, với một mức vốn nhất định sẽ giúp ngânhàng chứng... thiểu củangânhàng Cũng có những nước quy định cả thời gian có lãi kể từ thời điểm ngânhàng xin niêmyết • Hệ thống thông tin: Xác định niêmyếtcổphiếu trên TTCK là cácngânhàng phải xác định tham gia vào một sân chơi mở, trên nguyên tắc thông tin hoàn hảo Ngânhàng cần cung cấp các thông tin của mình một cách công khai, minh bạch và trung thực Nếu điều kiện về hệ thống thông tin mà ngânhàng không... lược dài hạn của mình Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất khi quyết định niêmyếtcổphiếu trên TTCK • Tác động đến công chúng, khuyếch trương uy tín củacác NHTMCP: Niêmyết góp phần “tô đẹp” thêm hình ảnh củacác NHTMCP trong các nhà đầu tư, các chủ nợ, người cung ứng, các khách hàng và những người làm công, nhờ vậy NHTMCP được niêmyếtcó “sức hút” đầu tư hơn đối với các nhà đầu tư Niêmyết chứng... 1.2.3.3 a • Thuận lợi Bổ sung thêm hàng hóa có chất lượng cho TTCK: Các nhà đầu tư có tổ chức như các NHTMCP, các Công ty tài chính cổ phần, Công ty bảo hiểm cổphần là các tổ chức mà các loại cổphiếucủa chúng chiếm tỷ trọng đáng kể và khá hấp dẫn trên các TTCK quốc tế, nhưng đang còn vắng bóng ở nước ta Việc ngành Ngânhàng đang khẩn trương xúc tiến việc niêmyếtcổphiếucác NHTMCP trên TTCK hứa hẹn... là một quá trình khó khăn, ngânhàng phải đáp ứng được những điều kiện chặt chẽ về mặt tài chính, hiệu quả sản xuất kinh doanh cũng như cơ cấu tổ chức theo quy định Do đó, những ngânhàng được niêmyết trên thị trường sẽ là những ngânhàng tốt Việc trở thành ngânhàng được niêmyết sẽ giúp cho nhiều người biết đến ngânhàng như một ngânhàng làm ăn có hiệu quả, luôn được cáccơ quan thông tin đại chúng . ứng được các quy định về niêm yết chứng khoán. 1.2.2. Sự cần thiết niêm yết cổ phiếu các ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần thực. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NIÊM YẾT CỔ PHIẾU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN 1.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán 1.1.1.