1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM

26 397 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 53,63 KB

Nội dung

XÂY DỰNG HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM *** I.THỰC TRẠNG NỢ TỒN ĐỌNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 1.Bối cảnh chung của hệ thống NHTM Việt Nam Nhìn tổng quan, các NHTM Việt Nam đều có quy nhỏ, vốn tự có và vốn điều lệ ở mức thấp. Tỷ lệ Vốn tự có/Tài sản có của phần lớn các ngân hàng đều dưới 5%, so với mức tối thiểu của quốc tế là 8%. Tỷ lệ nợ quá hạn tồn đọng chờ xử lý không sinh lời của hệ thống ngân hàng vào khoảng 15%. Tỷ lệ khó đòi trong tổng nợ quá hạn của phần lớn các NHTM đều trên 50%. Tồn tại về nợ nần của hệ thống ngân hàng đã được phân loại và khoanh vùng, xác định nguyên nhân từ đó áp dụng các biện pháp xử lý. Mặc dù vậy đây là một mầm mống nguy hiểm đối với cuộc khủng hoảng ngân hàng nếu không được ngăn chặn và xử lý triệt để. Môi trường tín dụng còn nhiều rủi ro, thách thức lớn đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các nguyên nhân dẫn tới hậu quả nợ nần đã vượt quá phạm vi kiểm soát của ngân hàng, bắt nguồn từ cơ chế chính sách tài chính tiền tệ, kinh tế vĩ mô, môi trường pháp lý và đặc biệt là rủi ro về đạo đức. Theo báo cáo điều tra tín dụng đã chiếm trung bình 85% vốn chu chuyển và 70% tài sản doanh nghiệp, khiến cho cả doanh nghiệp và ngân hàng không thể kiểm soát rủi ro, đặc biệt nghiêm trọng khi số doanh nghiệp thua lỗ ngày càng tăng. Các quy định về cầm cố thế chấp, cấp bù lỗ hình sự hoá tín dụng cũng gây cản trở lớn trong an toàn tín dụng .Nhìn chung, tình trạng kém lành mạnh về tài chính, tiêu biểu là gánh nặng nợ nần và nợ quá hạn khó đòi, là vấn đề lớn, phức tạp và gay cấn nhất đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam. Điều này cảnh bảo chúng ta cần có biện pháp chủ động dập tắt triệt để, tránh nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng trong hệ thống tài chính- ngân hàng ở Việt Nam. Hiện nay tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của toàn bộ hệ thống các TCTD đến 31/12/2000 đặt 184.963 tỷ đồng (tương đương 42,4 % GDP năm 2000). Điều này cho thấy nhu cầu vốn của nền kinh tế nước ta vẫn lệ thuộc chủ yếu vào vào hệ thống ngân hàng- nơi cung cấp nguồn vốn lớn cho các doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường tài chính còn có nhiều hạn chế thì nguồn vốn của các doanh nghiệp sẽ chủ yếu phụ thuộc vào các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong những năm đổi mới vừa qua tình hình kinh tế- xã hội- chính trị ổn định, tốc độ tăng GDP của nước ta luôn duy trì ở mức khá cao, có một phần quan trọng là dựa vào sự cung ứng vốn của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam hiện nay chứa đựng nguy cơ đổ vỡ cao với dấu hiệu cảnh báo là số dư nợ quá hạn khó đòi tồn đọng rất lớn. Theo số liệu tính đến ngày 31/12/2000; dư nợ quá hạn khó đòi tồn đọng rất lớn, dư nợ quá hạn khó đòi tồn của các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng phục vụ người nghèo vào khoảng 21.740 tỷ, của các NHTM cổ phần khoảng 1835 tỷ đồng. Như vậy tổng dư nợ quá hạn khó đòi tồn đọng của hệ thống NHTM đến ngày 31/12/2000 ước tính là 23.575 tỷ đồng, chiếm 12,7 % tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế ( so với thời điểm 31/12/1999, dư nợ quá hạn khó đòi tồn đọng là 18.000 tỷ đồng), trong đó dư nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm của các NHTM là khoảng 11.519 tỷ VNĐ, còn lại là không có tài sản bảo đảm. Điều này cho thấy nhu cầu chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng hay cung cho sản phẩm từ chứng khoán hoá là rất lớn và triển vọng cho việc ra đời và phát triển là rất khả quan. (2) Sau thời điểm 31/12/2000 số nợ tồn đọng có xu hướng giảm mạnh và dư nợ tín dụng của ngân hàng bắt đầu tăng trở lại, nhu cầu vốn trở nên cấp thiết và các ngân hàng thương mại phải tăng lãi suất để cạnh tranh nhau trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ. Chứng khoán hoá cũng có thể giúp ngân hàng đẩy mạnh vòng quay của vốn, tạo điều kiện cho ngân hàng tìm đuợc nguồn vốn mới với nhiều ưu điểm. 2.Nguyên nhân dẫn đến nợ tồn đọng (2) (2) Đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM - tờ trình 227/NHNN ng y 14/9/2001à Tình trạng nợ quá hạn khó đòi của hệ thống ngân hàng Việt nam có nguồn gốc lịch sử phát triển lâu dài và chưa bao giờ được xử lý dứt điểm. Trong khi đó nợ quá hạn khó đòi mới lại tiếp tục phát sinh do nhiều yếu tố khách quan chủ quan. Hệ thống ngân hàng Việt nam đã và đang bộc lộ nhiều yếu kém, nay lại gặp phải nhiều khó khăn mới. Các ngân hàng thương mại quốc doanh có vai trò chủ đạo và chủ lực trong hệ thống ngân hàng nhưng còn thiếu nhiều kinh nghiệm hoạt động trong nền kinh tế thị trường và bị ảnh hưởng của cơ chế quản lý hành chính trong hoạt động kinh doanh do vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực thi cả nhiệm vụ chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước qua các thời kỳ. Các NHTM cổ phần còn quá non trẻ, yếu về tài chính, thiếu kinh nghiệm hoạt động. Đó là chưa kể đến một loạt các yếu tố khác về luật, quy chế của ta chưa đồng bộ, còn nhiều khiếm khuyết và đặc biệt là các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực. . . Như đã nói ở trên có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ tồn đọng nhưng có thể liệt kê thành 2 nhóm nguyên nhân chính. 2.1.Nguyên nhân khách quan Điều kiện tự nhiên. Do điều kiện địa lý nước ta luôn chịu tác động tiêu cực là thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh .Những tác động này có ảnh hưởng lớn tới một số ngành nghề và tác động trực tiếp tới việc thanh toán nợ của khách hàng. Đây là một nguyên nhân bất khả kháng và thường làm cho khách hàng không thể thanh toán nợ cho ngân hàng đủ và đúng hạn. Cơ chế chính sách. Nhà nước thay đổi cơ chế chính sách về các hoạt động trong nền kinh tế: sự bất cập của các quy định, cơ chế cũ, sự chồng chéo và thường xuyên thay đổi các quy định, thể chế mới gây khó khăn cho ngân hàng. Các văn bản pháp luật liên quan tới hoạt động ngân hàng và đặc biệt là hoạt động tín dụng đựơc ban hành chậm, không đồng bộ, không sát với thực tế, khiến cho hoạt động cho vay không thể tránh khỏi rủi ro. Từ phía khách hàng Vốn tín dụng do ngân hàng bao cấp cho doanh nghiệp. Một thực trạng ở nước ta hiện nay là thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa phát triển, đồng thời năng lực của doanh nghiệp còn yếu, khó khăn trong khâu huy động vốn nên các doanh nghiệp có số vốn vay ngân hàng TM chiếm tỷ trọng lớn trong vốn lưu động. Khi sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp không tiêu thụ được, NHTM cho vay vốn sẽ không thu hồi được nợ. Vốn ngân hàng bị đọng, phải giãn nợ, khoanh nợ, miễn giảm lãi suất . Năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn của khách hàng yếu kém, không nắm bắt được sự thay đổi liên tục của hoạt động kinh tế trong cơ chế thị trường. Đồng thời do tâm lý ỷ lại nhà nước của một luợng lớn các doanh nghiệp, chậm đổi mới cơ chế quản lý cũng như phương thức làm việc. Điều này tất yếu dẫn tới tình trạng vay vốn ngân hàng nhưng sử dụng không hiệu quả và ngân hàng không thể thu hồi nợ. Đạo đức khách hàng không tốt. Nhiều khách hàng vay vốn không phải vì mục đích kinh doanh mà chỉ lợi dụng tiền vay, sử dụng sai mục đích. Cùng vói sự giúp đỡ của một số cán bộ ngân hàng, nhiều doanh nghiệp làm sai trái, thậm chí lừa đảo, vi phạm pháp luật, làm thất thoát tài sản và phát sinh nợ khó đòi. Điển hình ở đây là vụ EPCO, Minh Phụng . 2.2.Nguyên nhân chủ quan Các nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía ngân hàng. Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa được thực thi nghiêm túc, đầy đủ. Trong thực tế việc kiểm tra tình hình hoạt động và sử dụng vốn của khách hàng chưa được các ngân hàng coi trọng và giám sát chặt chẽ. Nhiều đối tượng đi vay có sự thoái hoá về đạo đức, cố tình lừa đảo, chiếm dụng vốn vay của ngân hàng chưa bị giám sát nên càng có cơ hội thực hiện hành vi của họ. NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp là bất động sản. Hầu hết là các NHTM cho vay nhận tài sản thế chấp chủ yếu là bất động sản, đó là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Khi thị trường bất động sản biến động bất lợi và bị ảnh hưởng lớn bởi chủ trương của Nhà nước, việc phát mại gặp phải một loạt những vướng mắc về thủ tục pháp lý và thủ tục hành chính khiến việc thu nợ vay của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Khi NHTM vay cho vay, nhận tài sản thế chấp là bất động sản thường là ở thời điểm giá bất động sản cao; NHTM sẽ không thu hồi được nợ khi đến hạn, bởi vì khi đó thường là lúc giá bất động sản hạ. Nước ta chưa có Ngân hàng chính sách theo đúng nghĩa của nó. Hiện nay các NHTMQD hoạt động theo cơ chế tự hạch toán theo kết quả kinh doanh, nhưng trong nhiều trường hợp lại phải cho vay chính sách không đúng với chức năng của nó. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nợ tồn đọng của ngân hàng. 3.Tình hình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN, các NHTM đã chủ động tìm mọi biện pháp thích hợp để xử lý nợ tồn đọng như: cố gắng đẩy nhanh tiến độ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố nhằm thu hồi vốn và giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ đối với một số doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức, hộ nông dân theo quy định của pháp luật .Việc ngân hàng thực hiện các biện pháp xử lý nợ nói trên không chỉ góp phần tích cực làm lành mạnh hóa tình hình tài chính của bản thân ngân hàng, mà còn từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, quá trình xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn chậm và đạt hiệu quả chưa cao, đặc biệt là việc tổ chức phát mại tài sản thế chấp và tài sản được giao từ các vụ án, nên tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu tại các NHTM vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra (dưới 5%). Đến nay các công ty quản lý nợ và khai thác tài sản thế chấp trực thuộc 6 NHTM đã tiếp nhận được hơn 100 tài sản và danh mục tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng của hàng loạt các vụ án khác nhau, đã xử lý được gần 300 tỷ đồng .Tính chung bằng tổng hợp nhiều biện pháp tích cực và kiên quyết, đến nay 4 NHTM quốc doanh đã thu hồi được trên 730 tỷ đồng do bán và khai thác tài sản thế chấp của các vụ án. Tuy nhiên, số tiền thu được mới chỉ chiếm khoảng 15% tổng giá trị tài sản của các vụ án mà Tòa án đã tuyên giao. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng trên là do các văn bản pháp luật liên quan đến xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn bất cập so với thực tế và chưa đồng bộ, nhất quán. Cho nên, trong quá trình xử lý nợ quá hạn, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời của các bộ, ngành có liên quan. Có hai nguyên nhân chính sau đây dẫn đến việc xử lý nợ tồn đọng của các NHTM còn chậm: Thứ nhất là công tác thi hành án còn chậm. Sự ách tắc về xử lý nợ tồn đọng của các NHTM được thể hiện rõ qua từng vụ việc cụ thể mà điển hình là việc xử lý tài sản để thu nợ trong vụ án EPCO-Minh Phụng. Chỉ riêng vụ EPCO-Minh Phụng đã có gần 4.300 tỷ đồng chưa có điều kiện thi hành án. Đến nay, số tiền thu được chi trả cho các ngân hàng thông qua việc thi hành án là khoảng 77,597 tỷ đồng và 42,6 lượng vàng. NH Công thương Việt Nam được Tòa án tuyên giao 210 tài sản với trị giá 1.739 tỉ đồng, nhưng đến nay mới nhận được 78 tài sản với trị giá 1.157 tỷ đồng. Tổng số tiền đã thu được qua sử dụng và khai thác tài sản là 150 tỷ đồng, số tài sản đã bán thu được 348 tỉ đồng, tổng cộng mới thu được gần 500 tỷ đồng. (3) Thực tế, mặc dù bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đã có đơn yêu cầu thi hành án của ngân hàng (người được thi hành án), nhưng cơ quan thi hành án vẫn chưa tổ chức thi hành với lý do bản án, quyết định của tòa chưa rõ ràng hoặc lý do khác. Thời gian ngân hàng phải chờ đợi để nhận được văn bản trả lời của cơ quan thi hành án này thường kéo dài đến hàng tháng, thậm chí có trường hợp phải chờ đến nửa năm. Vì vậy, việc ngân hàng thu hồi nợ thông qua công tác thi hành bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án là rất chậm. Mặt khác, đến nay một khối lượng lớn tài sản liên quan đến các vụ án đã được tòa tuyên án giao chưa thi hành được do vẫn vướng mắc về thủ tục. Trước đây, cơ quan công chứng Nhà nước không chịu chứng nhận cho các NHTM trong việc chủ động bởi vì yêu cầu việc bán tài sản phải qua trung tâm đấu giá tỉnh, thành phố. Hiện nay vướng mắc này đã được giải tỏa không bắt buộc phải qua trung tâm do Bộ Tư pháp và NHNN có hướng dẫn cụ thể thì lại gặp rắc rối mới, đó là Sở địa chính nhà đất tỉnh, thành phố không cho chuyển tên sở hữu tài sản. Tài sản là đất đai chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý, chưa đền bù xong, bị lấn chiếm, có tranh chấp .Chẳng hạn cơ quan thi hành án mới chỉ giao cho NH Công thương Việt Nam 19% diện tích đát đai trong tổng diện tích 2,0 triệu m2 (3) (3) Tạp chí Thị trường t i chính tià ền tệ - Số 22 - 15/11/2002 tại Vũng Tàu trong vụ án EPCO-Minh Phụng vì bị dân kiện do chưa đền bù giải tỏa xong. Khu nhà 55/5B Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh diện tích đất tòa án tuyên giao cho NH 6.264 m2, trong đó 600m2 chủ đất cũ lấn chiếm không chịu giao cho NH; đồng thời trên diện tích đất được giao lại có nhiều biệt thự không thuộc tài sản được giao cho NH. (4) Thứ hai là quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro còn bất cập. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vay đã mất khả năng thanh toán nợ đến hạn và không còn hoạt động kinh doanh nữa, nhưng NH vẫn không được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro trong những trường hợp đó. Bởi vì theo quy định của Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 21/11/2000 của Thống đốc NHNN, thì một trong những điều kiện để TCTD được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro là khi khách hàng vay bị giải thể, phá sản. Mặt khác, nếu căn cứ vào quy định của Luật phá sản hiện hành thì các doanh nghiệp vay nói trên đã dủ các điều kiện để tòa án ra quyết định tuyên bố phá sản. Nhưng trên thực tế thi hành Luật phá sản doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cho đến nay, có ít doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Theo số liệu không chính thức của ngành tòa án, thì kể từ khi Luật phá sản có hiệu lực cho đến nay (khoảng 8 năm), Tòa án tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - nơi có số doanh nghiệp lớn nhất trong cả nước mới chỉ tuyên bố phá sản đối với khoảng hơn 20 doanh nghiệp. Chính vì vậy, trên thực tế nhiều doanh nghiệp "chết" mà không được "chôn". Sự tồn tại "trên giấy tờ" của các doanh nghiệp này đã buộc các NH phải tiếp tục tính lãi, không được khoanh nợ, xóa nợ và không được sử dụng quỹ dự phòng để xử lý rủi ro. Hậu quả là nợ quá hạn của các NH ngày càng cao, trong thực tế doanh nghiệp vay đã "chết" và không bao giờ có khả năng trả được nợ cho NH nữa. 4.Thực trạng nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng tại NHNT Việt Nam 4.1.Thực trạng nợ tồn đọng của NHNT (4) (4) Tạp chí thị trường t i chính tià ền tệ-Số 22-15/11/2001 Ngân hàng Ngoại thương Việt nam được thành lập theo quyết định 115/CP (30/10/1962) vào ngày 1/4/1963. Với vai trò là một NHTM vụ đối ngoại lâu đời nhất Việt Nam, Ngân hàng Ngoại Thương luôn được biết đến như là một NH có uy tín nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh ngân hàng và các dịch vụ tài chính. Bên cạnh những thành tích hoạt động sau 10 năm đổi mới đã đuợc Đảng, Nhà nước ta công nhận, hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam còn có một số tồn tại, trong đó nổi lên là tình hình nợ tồn đọng của một số khoản vay. Đây là tình trạng chung của hệ thống các NHTM Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời đó cũng là một trong những lý do để các NHTM nói chung, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nói riêng cần phải thực hiện cơ cấu lại ngân hàng. Tính đến ngày 31/12/2000, tổng dư nợ tồn đọng của NHNT Việt Nam gần 5000 tỷ, bằng 23% tổng dư nợ cho vay trong nền kinh tế ( số nợ tồn đọng trên đây được tính theo tiêu thức phân loại tại QĐ 149/2001/ QĐ- TTG của Thủ tướng Chính phủ; nếu tính thêm các khoản nợ xấu như: nợ khó đòi tồn đọng của chính phủ cho giãn nợ, các khoản nợ xấu tiềm ẩn và các khoản bảo lãnh thanh toán với nước ngoài đã quá hạn thì tỷ lệ này còn cao hơn nữa). Ngoài ra, những khoản Ngân sách nợ NHNT khoảng 962 tỷ VNĐ ( tương đương 67 triệu USD) đang trong quá trình đàm phán để buộc Bộ Tài chính nhận nợ. Theo tiêu thức phân loại nợ của QĐ149 thì nợ tồn đọng đuợc phân thành 3 nhóm : Nhóm 1: Nợ có tài sản bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc tài sản hình thành từ nguồn vốn vay Nhóm 2: Nợ không có tài sản bảo đảm, không còn đối tượng để thu Nhóm 3: Nợ không có tài sản bảo đảm, còn đối tượng để thu Đến ngày 31/12/2000 Ngân hàng Ngoại Thương đã thống kê và phân loại tình hình nợ cụ thể theo cách trên. Qua bảng số liệu, ta có thể thấy rằng so với tổng nợ tồn đọng trong toàn hệ thống là 23.575 tỷ VNĐ thì số nợ tồn đọng của NHNT chỉ chiếm 16,54%, về số tuyệt đối là 3900 tỷ. Đây không không phải là con số quá lớn so với toàn hệ thống. Nhóm nợ có tài sản thế chấp chỉ có 1500 tỷ chiếm 13,02 % so với toàn hệ thống và tỷ trọng so với tổng nợ là 38,46%. Trong khi tỷ trọng này ở toàn hệ thống là 48,86% thì đây quả là con số bất lợi đối với ngân hàng Ngoại Thương. Nguyên nhân là trong thực tế khả năng thu hồi nợ ở nhóm 1 sẽ là cao nhất nhưng tương đối thấp trong trường hợp của ngân hàng Ngoại thương. Bảng 6: Phân tích nợ tồn đọng của NHNT (Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu NHNT Tỷ trọng Hệ thống NHTM Tỷ trọng NHNT/ Hệ Thống • Nhóm 1: 1500 38,46% 11.519,8 48,86% 13,02% TS thế chấp 1051,9 5 26.97% 9.670,5 41,02% 10,87% TS đảm bảo hình thành từ khách vay 448,05 11,48% 1849,3 7,84% 24,22% • Nhóm 2 1027,1 26,33% 6.515,2 27,63% 15,76% • Nhóm 3 1372,9 35,20% 5.540 23,50% 24,78% Tổng số 3900 100% 23.575 100% 16,54% (Nguồn: Tổng hợp Đề án xử lý nợ tồn đọng của các NHTM và đề án tái cơ cấu NHNT) Tuy nhiên một yếu tố có lợi nhưng cũng là thách thức cho NHNT là nhóm nợ tồn đọng không có tài sản bảo đảm và không còn đối tượng thu mà ngân hàng sẽ phải dùng vốn tự có hoặc vay từ NHNN để bù đắp lại thấp hơn mức bình quân của hệ thống. Đồng thời nhóm không có tài sản bảo đảm nhưng còn đối tượng để thu là 1372,9 tỷ chiếm 35,2% trên tổng dư nợ lại cao hơn bình quân hệ thống là 23,5%. Nếu công tác quản lý, khai thác và tư vấn cho khách hàng tốt thì tỷ lệ thu hồi nợ tồn đọng sẽ cao hơn so với bình quân ngành. 4.2.Thực trạng xử lý nợ tồn đọng NHNT Việt Nam 4.2.1. Thu nợ từ Bộ Tài chính Trong năm 2001, do tích cực hoàn thiện hồ sơ để đối chiếu, chứng minh những khoản nợ phát sinh thời kỳ bao cấp mà trước đây Nhà nước chưa công nhận là nợ ngân sách, nên NHNT đã được Bộ tài chính chấp nhận nợ, đồng thời cam kết thu xếp kế hoạch ngân sách trong vòng 3 năm tới, năm 2001-2003 (Công văn số 7549/TC-TCDN ngày 9/8/2001 của Bộ tài chính để thanh toán số tiền 60 triệu USD cho ngân hàng). Theo đó tháng 12/2001 Bộ tài chính chuyển trả cho NHNT 23 triệu USD tương đương khoảng 345 tỷ VNĐ( bằng khoảng 8% nợ tồn đọng). 4.2.2.Xử lý nợ tồn đọng bằng dự phòng rủi ro( DPRR) Thực hiện quyết định số 488/2000/QĐ- NHNN và QĐ số 46/QĐ- NHNT-KTTC về xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro trong năm 2001, NHNT đã dùng nguồn DPRR trích lập được để xử lý cho hơn 1.185 tỷ VNĐ nợ tồn tại (=26% tổng nợ tồn đọng). Đối tượng xử lý nợcác khoản nợ có TSBĐ quá 721 ngày và không có TSBĐ có thời gian quá hạn trên 361 ngày. Chi tiết theo bảng sau: Bảng 7 : Chi tiết xử lý nợ theo chi nhánh đến tháng 03/2002 ( ĐV: triệu đồng) Chi nhánh Nợ đã xử lý bằng DPRR Chi nhánh Nợ đã xử lý bằngDPRR HCM 643.961 An Giang 2.556 SGD&TW 459.648 Hải Phòng 2.340 Tân Thuận 30.818 Nha Trang 976 Hà Nội 21.291 Kiên Giang 500 Vinh 13.741 Cần Thơ 245 Đà Nẵng 4.972 Thái Bình 179 (Nguồn: báo cáo chuyên đề xử lý nợ NHNT VN) Sau khi xử lý nợ bằng dự phòng rủi ro các chi nhánh đang xây dựng phương án thu hồi nợ từ những khoản nợ đã được xử lý nhằm tăng thu nợ. 4.2.3.Thu nợ trực tiếp từ khách hàng Thu nợ trực tiếp bằng tiền 57 tỷ VNĐ từ khách hàng chỉ chiếm 4% trong nợ tồn đọng đã xử lý. Nguyên nhân là do tình trạng tài chính khách [...]... lý nợ tồn đọng thường phải chịu tổn thất không nhỏ và có độ trễ về thời gian tương đối lớn Chứng khoán hoá có thể khắc phục được nhược điểm này II.XÂY DỰNG HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ NỢ TỒN ĐỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 1.Nội dung của hình Trong điều kiện thị trường tài chính và đặc biệt là thị trường mua bán nợ của nước ta hiện nay thì việc xây dựng một hình đầy đủ để chứng khoán hoá các khoản nợ. .. triển của công nghệ 2 .Các bước thực hiện theo hình 2.1.Phân tích khả năng thu hồi nợ tồn đọng Trước tiên ta phải phân loại nợ tồn đọng của một NHTM bởi vì đối tượng của chứng khoán hoá không phải là tất cả các khoản nợ tồn đọng của ngân hàng Những khoản nợ không có tài sản bảo đảm sẽ được ngân hàng xử lý theo một số cách nhưng ta không bàn tới, còn chứng khoán hoá sẽ giải quyết những khoản nợ tồn đọng. .. việc vận hành hình Tuy nhiên, trên quan điểm hoàn thiện về mặt lý thuyết, khóa luận xin đề xuất và xây dựng một hình giả định Theo như hình này thì tất cả các đối tượng tham gia đều có có sẵn tại Việt Nam Cụ thể là: Tổ chức khởi tạo sẽ là một NHTM, tổ chức muốn giải quyết các khoản nợ tồn đọng của mình thông qua chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng Trung gian đặc biệt là AMC do NHTM đó thành... lãnh cho phát hành chứng khoán ra nước ngoài Theo như hình này, NHTM sẽ tập hợp các khoản nợ tồn đọng rồi chuyển qua AMC của mình hoặc bán lại cho AMC của NHNN Sau đó NH có thể xoá khoản mục nợ khoanh và nợ chờ xử lý trên bảng tổng kết tài sản của mình AMC tiếp nhận khoản nợ sẽ phân loại phát hành chứng khoán ra thị trường trên cơ sở những khoản nợ có bảo đảm Và kết quả là chứng khoán sẽ được tung... thu hồi nợ của AMC Trên cơ sở tiến trình thu hồi nợ như vậy người quản lý AMC sẽ đưa quyết định về tập hợp danh mục các khoản nợ tồn đọng 2.2.Tập hợp thành danh mục các khoản nợ tồn đọng Với một loạt các khoản nợ với dòng tiền có thời hạn và độ lớn khác nhau, người quản lý AMC phải nhanh chóng tập hợp và xác định được giá trị thực của danh mục để có thể phát hành chứng khoán Giá trị của thực của danh... giá không chính xác về chất lượng của chứng khoán Tóm lại, đây chỉ là một vài bất cập khi áp dụng hình mà khóa luận đề cập tới Trên thực tế còn rất nhiều yếu tố cả khách quan và chủ quan sẽ ảnh hưởng tới việc thực hiện chứng khoán hoá các khoản nợ tồn đọng trong ngân hàng Tuy nhiên, bên cạnh đó, thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều triển vọng cho chứng khoán hoá đi vào thực tiễn Những triển... dịch trên thị trường chứng khoán hoặc giao dịch trao tay giữa các tổ chức với mức chiết khấu thị trường Bộ Tài chính sẽ dùng tối đa 9 tỷ để chiết khấu một số chứng khoán lớp B 2.5.Phát hành chứng khoán Sau khi xác định được giá trị và cấu trúc chứng khoán, AMC thông qua 1 Công ty Chứng khoán để bảo lãnh phát hành số trái phiếu trên Trong trường hợp này ta lấy Công ty chứng khoán Bảo Việt làm ví dụ minh... trợ là WB và IMF thì nợ tồn đọng được xử lý bằng DPRR của ngân hàng không được coi là nợ đã xử lý nên giải pháp dựa trên nguồn DPRR không phải là phương án khả thi Chứng khoán hoá có thể giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng trong việc trích lập DPRR Theo tình hình từ ngày 31/12/2000, nếu chứng khoán hoá những khoản nợ tồn đọng thuộc nhóm 1 và nhóm 3 trước hết sẽ giảm bớt được DPRR của NHNT gần 1000 tỷ,... lý nợ tồn đọng, dù bằng bất cứ phương pháp nào, dù hiệu quả cao đến đâu thì cũng không thể thu hồi toàn vẹn giá trị khoản vay và đều có những chi phí nhất định Ngoài ra, với các phương pháp khác nhau thì sẽ có mức thu hồi nợ khác nhau Cụ thể ở đây ta nghiên cứu nợ tồn đọng tại NHNT Bảng 8: Phân loại nợ tồn đọng của NHNT (Đơn vị: tỷ đồng) Nợ không có tài sản bảo đảm Nợ khoanh Nợ chờ xử lý và tồn đọng. .. trị của chứng khoán phát hành giá trị của chứng khoán phát hành và 30 và 30 tỷ là vốn pháp định của AMC tỷ là vốn pháp định của AMC (Nguồn: tác giả xây dựng) 2.6.Thu và phân phối dòng tiền Giả định trong trường hợp tốt nhất là Bảo Việt bán hết trái phiếu thì AMC sẽ thu đựơc khoản tiền là 600 tỷ sẽ ngay lập tức chuyển tiền này cho người khởi tạo NHTM như là giá tạm tính cho giá trị danh mục nợ tồn đọng . XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM *** I.THỰC TRẠNG NỢ TỒN ĐỌNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM 1.Bối. lớn. Chứng khoán hoá có thể khắc phục được nhược điểm này. II.XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ NỢ TỒN ĐỌNG TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM 1.Nội dung của mô hình

Ngày đăng: 07/11/2013, 05:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 6: Phân tích nợ tồn đọng của NHNT - XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM
Bảng 6 Phân tích nợ tồn đọng của NHNT (Trang 9)
Dòng tiền hoạt động biểu diễn qua bảng 15. - XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHỨNG KHOÁN HOÁ CÁC KHOẢN NỢ TỒN ĐỌNG CỦA HỆ THỐNG CÁC NHTM VIỆT NAM
ng tiền hoạt động biểu diễn qua bảng 15 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w