1. Trang chủ
  2. » Hóa học

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SINH 7

12 32 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 37,81 KB

Nội dung

3.2/ Hình thành thói quen có cách học khoa học vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng trong thực tế cuộc sống... Xin chân thành cảm ơn.[r]

(1)

I/ LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1/ Đặt vấn đề

Dạy và học là hai hoạt động sư phạm nhằm mục đích truyền thụ kiến thức của xã hội loài người từ người này sang người khác Nhằm giáo dục giữa người với người, đưa tri thức là ngọn đuốc sáng, là cầu nối giữa các thế hệ văn minh của xã hội loài người Cùng với các nước khác Thế giới, Việt Nam đã và phát triển theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước Muốn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước thì điều không thể thiếu là phải nhanh chóng tiếp thu những thành tựu khoa học và kỹ thuật hiện đại của Thế giới

Một đất nước phát triển đòi hỏi người lao động phải có phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu xã hội: có tinh thần trách nhiệm, phải động sáng tạo, có kỹ giao tiếp,… cũng là vấn đề Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm Như Bộ trưởng Bộ Giáo dục đã nói “Quá trình đổi mới giáo dục gắn liền với sự phát triển của đất nước”

Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu, tìm tòi học hỏi đề những biện pháp tích cực quá trình giảng dạy nhằm đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh

Sinh học là một môn khoa học có ở trường phổ thông, được thiết kế chủ yếu theo logic môn học (theo trình tự: Thực vật – Động vật – Giải phẫu sinh lý người và vệ sinh – Di truyền) Ở lớp học sinh sẽ được tìm hiểu về giới động vật, phân môn này các em được nghiên cứu về tất cả động vật Trái Đất, sự quan hệ của chúng đối với môi trường và đời sống người Đây là môn học có nhiều ứng dụng thực tế cuộc sống, gần gũi với kinh nghiệm, hiểu biết của học sinh Đặc biệt ở môn này giúp các em mô tả được hình thái, cấu tạo thể động vật thông qua các đại diện mỗi ngành, mỗi lớp và hiểu được vai trò của mỗi động vật đại diện Bản thân được phân công giảng dạy bộ môn này, nhận thấy phải làm để giúp các em nắm được kiến thức sinh học đầy đủ thì sẽ giúp các em hứng thú học tập, yêu thích thiên nhiên, say mê nghiên cứu sinh học nói chung và động vật nói riêng, đồng thời giáo dục hướng nghiệp cho các em Là giáo viên dạy môn sinh học, rất quan tâm đến vấn đề này Chính vì thế, vào nghiên cứu đề tài: “Một vài biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) môn sinh học 7”.

(2)

Nhằm giúp học sinh nhớ bài lâu, tiếp thu kiến thức dễ dàng, phát huy tư của học sinh và khắc sâu kiến thức Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) thơng qua đó cũng giúp học sinh học tốt các lớp khác có liên quan như: Lớp Bò sát, Lớp Chim, Lớp Thú và đề biện pháp bảo vệ động vật

3/ Lịch sử đề tài

Qua một thời gian dạy lớp, nhận thấy phải làm để giúp các em nắm được kiến thức sinh học đầy đủ thì sẽ giúp các em hứng thú học tập, yêu thích thiên nhiên, say mê nghiên cứu sinh học, đồng thời có ý thức bảo vệ động vật có ích và giáo dục hướng nghiệp cho các em

Vì vậy đầu năm học 2013 – 2014 quyết định nghiên cứu đề tài “Một vài biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) môn sinh học 7”.

4/ Phạm vi đề tài

Có thể có nhiều biện pháp để giúp học sinh hứng thú học tập Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) ở bộ môn sinh học với đề tài này nghiên cứu chủ yếu một vài biện pháp như: hình thành cho học sinh có thói quen học tập bộ môn một cách học khoa học, vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống; tạo sự hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi khoa học của học sinh và được thực hiện năm học 2013 – 2014 ở học sinh lớp 7A1, 7A

(3)

II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM 1/ Thực trạng đề tài

Theo đạo chung của ngành: Lấy học sinh làm trung tâm cho việc dạy, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh phải tự tìm tòi kiến thức thông qua giáo viên Với sự đạo đó thì việc giúp học sinh chuẩn bị tốt các bài chương VI nói chung và lớp Lưỡng cư nói riêng đóng vai trò rất quan trọng

 Qua những năm giảng dạy ở trường, đã theo dõi và nhận thấy việc vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích hiện tượng thực tế rất chậm và đề biện pháp bảo vệ các loài động vật chưa đạt hiệu quả cao Cụ thể qua bài kiểm tra 15 phút năm học 2011 – 2012 và năm học 2012 – 2013, kết quả sau:

* Năm học 2011 – 2012

Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

7A

1 27 18,5 29,7 25,9 25,9

7A

2 27 22,2 14,8 33,3 29,7

CỘNG 54 11 20,4 12 22,2 16 29,6 15 27,8

* Năm học 2012 – 2013

Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

7A

1 25 20 28 36 16

7A

2 27 22,2 22,2 10 37,1 18,5

CỘNG 52 11 21,2 13 25 19 36,5 9 17,3

 Kết quả của năm học trước cho thấy tỉ lệ học sinh có điểm yếu năm học 2011 – 2012 là 27,8 %, năm học 2012 – 2013 là 17,3 %

Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ học sinh có điểm yếu là học sinh:

 Chưa nắm vững kiến thức của bài học

 Chưa có ý thức tự giác chuẩn bị bài theo kế hoạch hướng dẫn của giáo viên trước đến lớp, dẫn đến không hiểu bài

(4)

 Nhìn lại kết quả và cũng để tìm hiểu việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh, sự hứng thú học tập, khả tự nhận thức của học sinh về việc vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích hiện tượng thực tế, từ đó đề biện pháp bảo vệ động vật có ích thế nào để đạt hiệu quả nên tiến hành khảo sát qua bài kiểm tra 15 phút với nội dung kiến thức 37 “Đa dạng đặc điểm chung lớp Lưỡng cư”ở học kỳ II năm học 2013 – 2014 ở lớp 7A1, 7A2 trường THCS Bình Tân gồm 52 học sinh với học lực khác nhau, kết quả sau:

Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

7A

1 26 23,1 23,1 34,6 19,2

7A

2 26 15,4 19,2 12 46,2 19,2

CỘNG 52 10 19,2 11 21,2 21 40,4 10 19,2

 Từ những số liệu cho thấy tỉ lệ học sinh yếu qua bài kiểm tra 15 phút (học kỳ II) kết quả khảo sát đầu học kỳ II năm học 2013 – 2014 là 19,2 %

 Như vậy, qua quá trình tìm hiểu thực tế cho thấy nguyên nhân là:

 Một phần tiết dạy hấp dẫn, không phong phú sinh động

 Chưa nắm vững kiến thức từng bài

 Không có ý thức tự giác chuẩn bị bài theo kế hoạch hướng dẫn của giáo viên trước đến lớp dẫn đến không hiểu bài  Không hứng thú học tập bộ môn và kết quả kiểm tra tỉ lệ

học sinh yếu là 19,2 %

 Do học sinh có thói quen tiếp thu kiến thức thụ động từ phía giáo viên

 Phương tiện dạy học đã cải thiện chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy thiếu tranh minh họa bài 37 “Đa dạng đặc điểm chung lớp Lưỡng cư”.

2/ Nội dung cần giải

(5)

- Một là, giúp các em nắm vững kiến thức từng bài qua sự chuẩn bị bài kỹ ở dưới sự hướng dẫn của giáo viên bằng cách phát phiếu gợi ý cho học sinh sau mỗi tiết học

- Hai là, hình thành thói quen có cách học khoa học vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống

- Ba là, tạo sự say mê, hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi khoa học của học sinh

3/ Biện pháp giải quyết:

Nhằm tạo điều kiện cho các em có sự tìm tòi, khám phá giúp học sinh hứng thú học Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) và vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng thực tế có liên quan để từ đó có biện pháp bảo vệ động vật có ích cần:

3.1/ Giúp em nắm vững kiến thức qua chuẩn bị kỹ nhà với tìm hiểu thực tế hướng dẫn của giáo viên cách phát phiếu gợi ý cho học sinh sau mỗi tiết học.

Nhằm giúp học sinh xây dựng kế hoạch học tập ở nhà hàng ngày nói chung cũng có cách học tập bộ môn sinh học nói riêng có hiệu quả, chú trọng:

- Dành thời lượng thích hợp để hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tự học ở nhà cho tiết học sau đạt kết quả tốt

- Phát huy việc tự học ở nhà của học sinh, để giờ học lớp đạt hiệu quả:

+ Đặt vấn đề, câu hỏi gợi mở để học sinh trả lời sở tự học, tự tìm hiểu trước ở nhà

+ Khuyến khích học sinh có sự chuẩn bị bài ở nhà tốt bằng hình thức tuyên dương, tặng một hoa sinh học hoặc cho điểm nếu học sinh trả lời đúng và hay

 Ví dụ qua bài 35“Ếch đồng”

 Chuẩn bị mẫu vật tốt được cộng điểm cho nhóm

 Đối với bài này, gợi ý cho học sinh qua phiếu học tập ở cuối tiết trước

Phiếu học tập Phần I / Đời sống

Dựa vào thông tin SGK trang 113, trả lời các câu hỏi sau: - Nơi sống của ếch đồng ở đâu? Thường gặp ếch đồng vào mùa nào?

(6)

- Thức ăn của ếch là gì?

- Ếch có hiện tượng gì? Nhiệt độ thể?

Phần III/ Sinh sản phát triển

Dựa vào thông tin SGK trang 114, trả lời các câu hỏi sau: - Ếch đồng sinh sản vào mùa nào?

- Đến mùa sinh sản, ở ếch có hiện tượng gì?

- So sánh sự thụ tinh của ếch với sự thụ tinh của cá?

- Vì sự thụ tinh của ếch gọi là thụ tinh ngoài?

3.2/ Hình thành thói quen có cách học khoa học vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích tượng thực tế cuộc sống

 Để học sinh rút được những kiến thức trọng tâm của bài đồng thời các em vận dụng được kiến thức thức lý thuyết để giải thích tượng thực tế sống và khắc sâu kiến thức

 Ví dụ qua bài 35“Ếch đồng”

Phần II / Cấu tạo ngồi di chuyển

Trong tiết dạy tơi cho học sinh giải thích hiện tượng thực tế:

Hãy giải thích ếch thường sống nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi đêm?

Như vậy học sinh có thể dựa vào kiến thức mục II trang 114 ở sách giáo khoa để giải thích hoặc hiểu biết của bản thân thực tế để giải thích

 Ví dụ qua bài 37 “Đa dạng đặc điểm chung lớp Lưỡng cư”.

Phần IV / Vai trò Lưỡng cư

Trong tiết dạy cho học sinh giải thích hiện tượng thực tế:

Tại nói vai trị tiêu diệt sâu bọ có hại lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động chim ban ngày?

(7)

học sinh dễ tiếp thu bài học và cũng đã vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống

3.3/ Tạo say mê, hứng thú học tập, kích thích tìm tịi khoa học học sinh.

 Nhằm động viên khuyến khích các em học tốt, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, tạo không khí lớp học sôi động Tôi hướng dẫn học sinh với nhiều hình thức học tập phong phú, ví dụ để kiểm tra sự chuẩn bị của các em tổ chức cho các em thi đua lẫn giữa các nhóm Có thế sẽ giúp các em học yếu hoặc lười học có hứng thú học tập bộ môn, các em sẽ tự tin, mạnh dạn phát biểu ý kiến trước nhóm, trước tập thể lớp để xây dựng bài và rút kết luận khoa học Cụ thể:

+ Ví dụ bài 36 Thực hành: “Quan sát cấu tạo ếch đồng mẫu mổ”

Tôi yêu cầu học sinh chuẩn bị tốt mẫu vật được cộng điểm thực hành cho mỗi nhóm và có sự thi đua giữa các nhóm

+ Sưu tầm tranh ảnh minh họa về lợi ích của Lưỡng cư

+ Yêu cầu học sinh sưu tầm tranh ảnh liên quan đến bài 37“Đa dạng đặc điểm chung lớp Lưỡng cư” sẽ được cộng điểm vào bài thực hành

+ Phối hợp với GVCN, TPT tổ chức cho học sinh thi đua, thi tìm hiểu kiến thức môn Sinh sinh hoạt ngoại khóa: (Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Vui để học giờ sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, …)

 Từ đó, các em có được sự hứng thú học Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) và cũng như các lớp khác ngành Động vật có xương sống lớp Bò sát, lớp Chim, lớp Thú và có ý thức bảo vệ tốt động vật có ích đồng thời thúc đẩy các em yêu thích bộ môn Sinh học Như thế tiết học trở nên sinh động hơn, tạo điều kiện cho các em giúp đỡ cùng học tập và cùng tiến bộ, được trao đổi – học hỏi kinh nghiệm của từ đó các em không còn e dè, nhút nhát

4/ Kết chuyển biến:

Với việc hình thành cho học sinh thói quen có cách học khoa học vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống, nắm vững kiến thức về Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) Tôi nhận thấy các em đã có ý thức chủ động tìm hiểu kiến thức, tích cực học tiết học trở nên thoải mái và sinh động

(8)

mới ở nhà, kết hợp việc tổ chức trao đổi nhóm giờ học, dẫn dắt các kiến thức thực tế cuộc sống,… thì kết quả học tập của các em có sự chuyển biến theo hướng tích cực Cụ thể qua bài kiểm tra 15 phút với những kiến thức liên quan đến bài 37 “Đa dạng đặc điểm chung lớp Lưỡng cư” Kết quả đạt được sau:

Lớp Sỉ số Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%

7A

1 26 17 65,4 15,4 19,2 0

7A

2 26 12 46,2 26,9 26,9 0

CỘNG 52 29 55,8 11 21,2 12 23 0

Như vậy, học sinh có điểm khá – giỏi có tăng lên, học sinh điểm yếu giảm rõ rệt năm học 2011 – 2012 là 27,8 %, năm học 2012 – 2013 là 17,3 % và đầu học kỳ II năm học 2013 – 2014 là 19,2 % (khảo sát), điểm kiểm tra chính thức tỉ lệ đạt 100 % trung bình trở lên

Ngoài các em còn tiến bộ ở các mặt sau:

 Biết xây dựng kế hoạch học tập, có phương pháp học bộ môn sinh học phù hợp

 Học sinh thích học, hiểu và giải thích các hiện tượng thực tế đã chiếm số lượng khá đông

(9)

III/ KẾT LUẬN 1/ Tóm lược giải pháp:

Để giúp học sinh học tớt Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) giáo viên cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Giúp các em nắm vững kiến thức từng bài qua sự chuẩn bị bài kỹ ở nhà cùng với sự tìm hiểu thực tế dưới sự hướng dẫn của giáo viên bằng cách phát phiếu gợi ý cho học sinh sau mỗi tiết học Từ đó tạo được sự hứng thú ở các em thích nghiên cứu, tìm tòi, phân tích các kiến thức sách giáo khoa sinh học Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư).

- Hình thành cho học sinh thói quen có cách học khoa học vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích các hiện tượng thực tế cuộc sống

-Tạo sự say mê, hứng thú học tập, kích thích sự tìm tòi khoa học của học sinh như: sưu tầm đoạn phim, hình ảnh minh họa cho bài học, phối hợp GVCN, TPT tổ chức cho học sinh thi đua, thi tìm hiểu kiến thức môn Sinh sinh hoạt ngoại khóa

2/ Phạm vi đối tượng áp dụng:

Đề tài này được thực hiện ở học sinh lớp 7A1, 7A2 trường THCS Bình Tân và bước đầu đạt kết quả có thể áp dụng cho giáo viên và học sinh khối ở các trường THCS để góp phần nâng cao chất lượng dạy học

3/ Kiến nghị:

 Trong quá trình giảng dạy có một vài kiến nghị sau : - Tranh ảnh còn thiếu cần được bổ sung

(10)

**************************

Trên là những kinh nghiệm của bản thân đã rút được quá trình giảng dạy môn Sinh học với vấn đề “Một vài biện pháp giúp học sinh hứng thú học tập Chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư) môn sinh học 7” Qua những hiểu biết của bản thân, góp một phần nhỏ việc giảng dạy các bài chương VI Ngành Động vật có xương sống (Lớp Lưỡng cư ), cũng toàn chương trình Sinh học 7. Tuy nhiên sẽ còn nhiều thiếu xót mong sự đóng góp chân thành của hội đồng khoa học ngành Giáo dục và các Anh chị đồng nghiệp nhằm hoàn thiện tốt chương trình giảng dạy Xin chân thành cảm ơn

Bình Tân, ngày 10 tháng 04 năm 2014

(11)

MỤC LỤC 

I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1 Đặt vấn đề trang

2 Mục đích đề tài trang

3 Lịch sử đề tài trang

4 Phạm vi đề tài trang

II/ NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM

1 Thực trạng đề tài trang

2 Nội dung cần giải quyết trang

3 Biện pháp giải quyết trang

4 Kết quả chuyển biến trang

III/ KẾT LUẬN Tóm lược giải pháp trang

2 Phạm vi áp dụng trang

3 Kiến nghị trang



(12)

1 Sách giáo khoa Sinh học – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Sách giáo viên Sinh học – Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Thiết kế bài giảng Sinh học – Nhà xuất bản Hà Nội -

Ngày đăng: 05/03/2021, 19:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w