Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

30 556 1
Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005- 2009 I- Giới thiệu chung về BHXH quận Hoàng Mai. 1. Sự ra đời và phát triển. Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế lớn của cả nước; bên cạnh đó Hà Nội cũng có cơ cấu kinh tế, thành phần dân cư đông đúc và truyền thống văn hóa hết sức phong phú và đa dạng. Hiện nay Thủ đô Hà Nội có 9 quận và 5 huyện trực thuộc. Quận Hoàng Mai cũng là một quận ở Hà Nội. Đây là một quận mới được thành lập theo Nghị định 132/CP ngày 6/11/2003 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính. Quận có diện tích 41,04 km2; phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây và nam giáp huyện Thanh Trì, phía bắc giáp quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng; quận gồm 14 phường, trong đó có 5 phường của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì chuyển sang thành phường. Là quận nằm ở cửa ngõ phía nam của Thành phố Hà Nội, quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích nông nghiệp giảm mạnh, các khu đô thị, dịch vụ ra đời, bộ mặt tổng thể của quận đang ngày càng có nhiều đổi mới. Bên cạnh đó, trong những năm qua, có những chính sách mới của Đảng, Nhà nước, cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống tinh thần của nhân dân trong quận được cải thiện. Cùng với việc thành lập Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, ngày 23 tháng 12 năm 2003, BHXH Việt Nam ra quyết định thành lập BHXH quận Hoàng Mai với nhiệm vụ thực hiện toàn diện chính sách BHXH và bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện đối với nhân dân và lao động trong địa bàn Quận với 6 chế độ BHYT, BHXH sau đây: - Chế độ trợ cấp ốm đau, - Chế độ trợ cấp thai sản, - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, - Chế độ hưu trí, - Chế độ tử tuất, - Chế độ khám chữa bệnh BHYT. Do đặc điểm quận Hoàng Mai thành lập muộn và được ghép từ các xã phường của các huyện khác nên BHXH quận có những đặc trưng riêng, khác với BHXH của các quận khác. Bước đầu khi mới thành lập vào đầu năm 2004, quận có 24 cán bộ, trong đó 20 cán bộ công chức có trình độ đại học, bao gồm một giám đốc , hai phó giám đốc, bộ phận thu có 10 cán bộ, bộ phận chính sách có 4 cán bộ, phòng một cửa có 7 cán bộ. Phòng một cửa tuy mới được thực hiện( từ cuối tháng 1 năm 2008 ) nhưng đã làm chuyển biến cơ bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết chế độ BHXH- BHYT, khắc phục tình trạng gây phiền hà cho đối tượng tham gia BHXH- BHYT; thiết lập được cơ chế kiểm tra giám sát độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai minh bạch, chống phát sinh tiêu cực trong giải quyết các chế độ chính sách và chống lạm dụng quỹ. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 BHXH quận Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động với tổng số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên được chuyển sang cùng với việc thành lập quận là 16.168 người trong đó: - Đối tượng hưu: 13.390 người. - Mất sức lao động: 1846 người. - Tai nạn lao động: 163 người. - Đối tượng tuất: 758 người. - Đối tượng khác: 11 người. Phát huy truyền thống của ngành, ngay từ khi mới thành lập, BHXH quận Hoàng Mai được sự quan tâm của Quận ủy – HĐND – UBND quận Hoàng Mai và được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội, cùng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan đã tạo điều kiện về địa điểm làm việc, cơ sở vật chất … đảm bảo cho cơ quan hoạt động một cách thông suốt bắt đầu thực hiện chính sách BHXH cho nhân dân lao động trong quận. Tính đến nay trải qua 6 năm họat động, số đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn quận không ngừng biến động; hàng tháng , hàng năm đều có những đối tượng chuyển đi và đối tượng chuyển về, đối tượng hết quyền hưởng và đối tượng phát sinh quyền hưởng BHXH. Cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh trong địa bàn quận, các luồng dân cư cũng di chuyển về quận khá mạnh mẽ, do đó các đối tượng được hưởng BHXH cũng tăng lên đáng kể. BẢNG 5 : CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP BHXH TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2004- 2009) ( cả chế độ ngắn hạn trong năm và dài hạn ) Thời gian Tổng số đối tượng được hưởng BHXH ( người ) Đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên ( người ) Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí ( người ) Đối tượng hưởng ngắn hạn ( người ) Cuối năm 2005 41.909 17.797 15.174 24.112 Cuối năm 2006 48.010 19.906 16.763 28.104 Cuối năm 2007 52.118 21.134 18.112 30.984 Cuối năm 2008 48.274 23.112 19.856 25.162 Cuối năm 2009 45.777 24.269 24.301 21.508 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Ngoài ra, trên địa bàn quận có một số lượng lớn đơn vị thuộc các thành phần kinh tế như: DNNN, hành chính sự nghiệp, ngoài quốc doanh… bởi vậy, vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động là hết sức cần thiết. Với đặc thù của quận là quận mới, số đơn vị hành chính sự nghiệp còn ít , chủ yếu là đơn vị hành chính sự nghiệp của địa phương, không có đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương, các doanh nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu là các đơn vị vừa và nhỏ, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp phần lớn hoạt động kém hiệu quả đang cổ phần hóa nên việc trích đóng BHXH cho người lao động gặp nhiều khó khăn. Tính đến tháng 12/ 2009 trên địa bàn quận có 1233 đơn vị với tổng số trên 48.437 người lao động đăng kí tham gia đóng BHXH. Bảng số liệu dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này. Trải qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, tuy thời gian hoạt động là chưa được lâu dài so với các quận khác và bước đầu hoạt động nên còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng các cán bộ của cơ quan BHXH quận Hoàng Mai đã luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, giải quyết các thủ tục vế tất cả các chế độ BHXH cho hàng chục nghìn người, thực hiện tốt chính sách BHXH, ổn định đời sống cho mỗi nguời dân trong quận nói riêng và của cả xã hội nói chung, giúp mỗi người lao động yên tâm để công tác, nâng cao năng suất lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. 2. Bộ máy tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận. Cơ quan BHXH Quận Hoàng Mai là cơ quan BHXH trực tiếp tiếp xúc với đơn vị tham gia bảo hiểm trong quận. Do đó, cơ quan BHXH có những nhiệm vụ sau: - Thu BHXHcông tác lớn nhất của cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH quận phải thu 23% quỹ lương của đơn vị ( bao gồm cả 20% phí BHXH và 3% phí BHYT ) - BHXH quận phải cử cán bộ xuống nắm danh sách đóng BHXH của đơn vị. Yêu cầu của danh sách đó gồm chủ yếu những phần sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số sổ BHXH, mức lương, hợp đồng lao động…. - Cơ quan BHXH quận hàng tháng phải tiếp nhận báo cáo của đơn vị về sự tăng giảm số lao động, mức lương của các đơn vị tham gia BHXH tại quận. - Đốc thu và theo dõi số tiền đã nộp của đơn vị, trên cơ sở đó hàng quý làm đối chiếu cùng với đơn vị về mức đóng góp và số tiền đóng BHXH. - Hướng dẫn cấp sổ BHXh cho người lao động, thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn đơn vị ghi tiếp sổ BHXH. - Đôn đốc kịp thời đơn vị chốt sổ BHXH theo định kì hoặc cho những người chuyển đi, cho những người nghỉ chế độ. - Chi lương hưutrợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tượng hưu trítrợ cấp BHXH thông qua Ủy ban nhân dân các phường. Thanh toán mai táng phí và giải quyết chế độ tử tuất cho các đối tượng và trợ cấp BHXH. - Chi trả trợ cấp khác : ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho người lao động tham gia BHXH trên địa bàn quận thông qua chủ sử dụng lao động. - Làm thủ tục tiếp nhận, chuyển đi, quản lí các đối tượng hưu trítrợ cấp BHXH. - Quản lí hồ sơ hưutrợ cấp BHXH… Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH quận Hoàng Mai. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc BP.Thu BP.Chính sách P.Một cửa Hướng dẫn thủ tục tgia BHXH-BHYT cho các đơn vị Xác định mức đóng Theo dõi quá trình đóng của các đơn vị Giải quyết các chế độ thai sản, ốm đau Thủ quỹ kế toán Tiếp nhận trả hồ sơ gq chế độ BHXH Tiếp nhận trả hồ sơ thu BHXH,BHYT Đổi sửa cấp mới thẻ BHYT Nhiệm vụ của từng bộ phận là: - Giám đốc: Là thủ trưởng cơ quan BHXH Quận phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn quận, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, chính sách, tổ chức, công tác đối ngoại, tổng hợp. - Phó giám đốc : Là người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho giám đốc, Phó giám đốc thay thế cho giám đốc điều hành cơ quan khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc trực tiếp phụ trách bộ phận thu của BHXH quận. - Bộ phận thu: gồm những cán bộ làm nghiệp vụ thu BHXH. Bộ phận thu có những nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm. Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ theo dõi kết quả thu BHXH, BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan, đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH. Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Thành phố theo quy định. - Bộ phận chính sách: hiện nay tại BHXH quận Hoàng Mai chủ yếu chỉ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động; nghỉ ốm đau và nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động thông qua chủ sử dụng lao động. - Phòng một cửa: là bộ phận tổng hợp của 3 bộ phận thu- chi- và chính sách. Các cán bộ thuộc bộ phận này có các nhiệm vụ sau: + Tiếp nhận và trả hồ sơ giải quyết chế độ BHXH: tiếp nhận từ thành phố chuyển về; tiếp nhận hưu và các đối tượng hưởng BHXH từ các quận huyện khác chuyển về và hưu từ các tỉnh khác chuyển về khi đã qua BHXH Thành phố; làm thủ tục cho đối tượng trên chuyển đi các quận huyện khác ( nếu chuyển qua tỉnh khác thì phải qua BHXH Thành phố ) ; theo dõi ghi biến động các đối tượng hưởng lương hưutrợ cấp BHXH( do chết hoặc chuyển đi); thanh toán mai táng phí cho những đối tượng trên; giới thiệu đi hội đồng y khoa; hưởng lại chế độ BHXH. + Tiếp nhận và trả hồ sơ thu BHXH- BHYT : đăng kí tham gia BHXH-BHYT lần đầu; cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua Phường hoặc chủ sử dụng lao động; đổi, sửa, bổ sung thẻ cho những trường hợp phát sinh; tăng, giảm lao động, quỹ tiền lương, đối chiếu kết quả đóng BHXH- BHYT ; hồ sơ cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT; chốt sổ BHXH; tiếp nhận hồ sơ thanh toán trợ cấp BHXH ngắn hạn. + Kế toán thanh toán: thanh toán trợ cấp BHXH- BHYT ; chuyển tiền trợ cấp ngắn hạn trả đơn vị; trả hồ sơ thanh toán trợ cấp BHXH ngắn hạn; tạm ứng và quyết toán trợ cấp BHXH hàng tháng với phường. + Thủ quỹ: trả tiền BHXH- BHYT. + Trong điều kiện biên chế hiện nay, do thiếu nhân lực nên phòng một cửa kiêm cả quản lí con dấu. 3. Những thuận lợi và khó khăn. 3.1. Thuận lợi. Luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo va tạo điều kiện thuân lợi của BHXH Thành phố Hà Nội, sự quan tâm chỉ đạo của Quận Ủy , Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, sự phối hợp và ủng hộ của các ban, ngành, đoàn thể, của các phường và các đơn vị tham gia BHXH tại quận. Đội ngũ cán bộ công chức đa số là cán bộ trẻ, khỏe có bằng cấp. Trang thiết bị, phòng làm việc khang trang, rộng rãi, được trang bị đầy đủ bàn ghế, điều hòa,… Trụ sở cơ quan được đặt tại khu đô thị mới Đền Lừ rất thuận tiện cho việc đi lại…thuận tiện cho việc đón tiếp khách hàng và tạo cảm hứng cho các cán bộ khi làm việc, góp phần giải quyết công việc nhanh hơn. 3.2. Khó khăn. Trên địa bàn có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh , các công ty trách nhiệm hữu hạn mới thành lập nên chưa tham gia đóng BHXH, do vậy cần phải mất nhiều thời gian để hướng dẫn và đôn đốc các đơn vị đó tham gia BHXH. Các loại biểu mẫu, quy định thường xuyên thay đổi gây bỡ ngỡ cho cán bộ, phải mất thời gian tìm hiểu để thực hiện đúng theo quy định Pháp Luật. Do cơ quan BHXH quận mới triển khai thực hiện giao dịch một cửa nên đôi khi khách hàng còn cảm thấy khó chịu vì không được tiếp xúc trực tiếp với cán bộ chuyên quản giải quyết chế độ. Cán bộ tại phòng giao dịch một cửa chưa có nghiệp vụ đa năng nên khách hàng vẫn phải qua nhiều cửa để được tiếp nhận khi có nhiều loại hồ sơ. Thời gian tiếp nhận hồ sơ có hạn nên mới chỉ quan sát tính hợp lệ chưa đi sâu vào nghiệp vụ, chuyên môn nên sau khi chuyển đến phòng nghiệp vụ lại phải trả lại khách hàng hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung. Một số bộ phận mới tách ra như bộ phận cấp và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT còn vướng mắc với bộ phận thu trong giải quyết nghiệp vụ, dẫn đến trả hồ sơ chưa đúng hẹn. 4. Một số kết quả hoạt động của BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005- 2009. 4.1. Tình hình thực hiện công tác thu. 4.1.1. Công tác thu BHXH- BHYT bắt buộc. Để phân tích công tác thu- chi BHXH thường chúng ta phải dựa vào chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch thu – chi BHXH là tỷ số giữa số thực thu hoặc số thực chi BHXH trong năm so với kế hoạch thu - chi trong năm đã dự tính.  Chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch thu i t = KH BC T T . Trong đó: T BC : Tổng thu BHXH thực tế (kỳ báo cáo). T KH : Tổng thu BHXH theo kế hoạch được giao(kỳ kế hoạch). Chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch thu BHXH- BHYT bắt buộc được cho chi tiết ở bảng dưới đây: Năm Số đơn vị Số lao động ( người) Kế hoạch TP giao(T KH ) ( đồng ) Số thu Thực tế ( T BC ) ( đồng ) Chỉ tiêu ( i t ) ( %) 2005 430 28.930 60.000.000.000 60.510.3348.471 100,85 2006 697 30.584 69.000.000.000 70.694.943.871 102,46 2007 850 38.041 94.000.000.000 107.800.000.000 105,32 2008 1068 39.000 120.000.000.000 124.000.000.000 104 2009 1233 48.437 177.000.000.000 180.000.000.000 102 (nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Từ bảng trên ta có thể thấy được kết quả về công tác thu ma Quận đã đạt được: số đơn vị và số lao động do BHXH quận quản lý thu ngày một tăng. Từ 430 đơn vị ( năm 2005) lên đến 1233 đơn vị ( năm 2009), tăng đến 2,87 % . Kết quả thu hàng năm của BHXH quận luôn đạt chỉ tiêu của thành phố đề ra;luôn đạt chỉ tiêu trên 100% và chỉ tiêu này ngày càng tăng. Năm 2005 đạt 100,85 %; năm 2006 đạt 102,46 % ; năm 2007 đạt 105, 32%; Năm 2008 đạt 104% và năm 2009 đạt 102 % kế hoạch thu của thành phố đề ra. Đạt được kết quả trên là do BHXH quận đã làm tốt công tác tuyên truyền chính sách BHXH tới chủ sử dụng lao động, quyền lợi người lao động được đảm bảo. Tuy nhiên trên địa bàn quận cũng có một số đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ tại quyết định số 20/1998/QĐ- TTg ngày 26/01/1998 của thủ tướng Chính phủ về việc hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm đóng đầy đủ, kịp thời vào quỹ BHXH ngay sau khi thanh toán tiền lương hàng tháng cho người lao động. Điển hình tại quận Hoàng Mai hiện có một số công ty như: Công ty Sứ Thanh Trì nợ 08 tháng ; số tiền 1,1 tỷ đồng; công ty cầu I Thăng Long nợ 6 tháng; số tiền 1,4 tỷ đồng; Nhà máy cơ khí 120 nợ 9 tháng ; số tiền 457 triệu đồng … Bên cạnh đó, nhiều đơn vị đóng đầy đủ tiền BHXH , quyền lợi chế độ BHXH của người lao động được đảm bảo như : ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, chi cục thuế quận Hoàng Mai, tổng công ty đầu tư và phát triển nhà, công ty điện thoại 2 Hà Nội… 4.1.2. Công tác thu BHXH, BHYT tự nguyện. - số thu BHXH tự nguyện đã được triển khai trên 14 phường , tính đến ngày 21/12/2009 đã có 141 người tham gia. - Về thu BHYT tự nguyện: BHXH quận tiếp tục triển khai BHYT nhân dân đến các phừơng. Kết quả thu BHYT tự nguyện nhân dân tính đến ngày 21/12/2009 có trên 6.000 người tham gia. Với BHYT học sinh đến nay quận có 100% số trường từ tiểu học đến trung học chuyên nghiệp tham gia BHYT học sinh. Thông qua chương trình BHYT học sinh các trường đã củng cố mạng lưới y tế nhà trường, quyền lợi học sinh được đảm bảo từ chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cấp cứu, cấp thuốc thông thường tại y tế nhà trường đến việc KCB nội ngoại trú tại các cơ sở y tế của nhà nước. Từ tháng 1 năm 2010 BHYT học sinh theo luật định là Bảo hiểm bắt buộc. Do đó, toàn thể học sinh trên địa bàn quận nếu chưa có thẻ BHYT đều phải tham gia. Việc thực hiện mua thẻ BHYT bắt buộc đang được các trường rà soát và tham gia 100% học sinh chưa có thẻ. 4.2. Tình hình thực hiện công tác chi. Theo số liệu thống kê trong 5 năm qua tình hình chi trả các chế độ BHXH được thể hiện tại bảng duới đây. BẢNG 7- Cơ cấu chi trả BHXH tại BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2005- 2009 Năm Tổng chi ( triệu đồng ) Tỷ trọng ( % ) NSNN Quỹ BHXH Số tiền (Triệu đồng ) Tỷ trọng ( % ) Số tiền (Triệu đồng ) Tỷ trọng ( % ) 2005 160.989,400 100 100.479,052 62,41 60.510,384 37,59 2006 230.816,479 100 160.121,536 69,37 70.694,943 30,63 2007 321.653,098 100 2008 445.745,519 100 2009 453.409 100 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Rõ ràng tổng chi BHXH tăng lên theo từng năm BẢNG 8: Biến động số người hưởng các chế độ BHXH tại BHXH quận Hoàng Mai giai đoạn 2005- 2009. Năm Số đối tượng hưởng ( người) Biến động Lượng tăng(giảm) tuyệt Tốc độ tăng(giảm) đối (người) ( % ) 2005 42563 - - 2006 48142 5579 13,11 2007 51763 3621 7,52 2008 48274 -3489 - 6,74 2009 46047 - 2227 - 4,61 ( Nguồn BHXH quận Hoàng Mai ) Số người được hưởng các chế độ BHXH ban đầu tăng lên khá nhanh trong 3 năm, từ năm 2005 đến 2007, tăng từ 42563 (người) đến 51763 ( người), 2 năm tiếp theo 2008, 2009 thì số đối tựơng hưởng lại giảm dần xuống còn 46047 (người). Dẫn đến tốc độ của biến động này giảm dần. Năm 2007 thì có tốc độ tăng so với năm 2006 là 13,11 % nhưng đến năm 2009 thì số đối tượng hưởng có tốc độ giảm so với năm 2008 là 4,61 %. BẢNG 9 : Số tiền chi trả BHXH bình quân một đối tượng tại BHXH quận Hoàng Mai giai đọan 2005- 2009 : Năm Số người hưởng (người) Số tiền chi trả ( triệu đồng ) Số tiền chi trả bình quân ( triệu đồng/ người ) 2005 42563 160.989,400 3,782 2006 48142 230.816,479 4,794 2007 51763 321.653,098 6,213 2008 48274 445.745,519 9,233 20090 46047 453.409 9,847 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai) Qua bảng trên ta có nhận xét: số người hưởng thì biến động không đồng đều, chỉ tăng từ năm 2005 đến năm 2007 và sau đó giảm dần, nhưng số tiền chi trả BHXH thì khá là đồng đều qua các năm. Năm 2005 số tiền chi trả là 160.989,400 (triệu đồng) đến năm 2009 thì tăng đến 453.409 ( triệu đồng), bởi vậy ,mà số tiền chi trả bình quân một đối tượng tăng lên khá nhanh từ 3,782 (triệu đồng) đến 9,847 (triệu đồng), góp phần nâng cao cuộc sống của mỗi người dân quận Hoàng Mai. Theo quy định BHXH chi trả 2 chế độ ngắn hạn và dài hạn. Chi ngắn hạn là chi cho người lao động hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Chi dài hạn là chi cho đối tượng nghỉ hưởng hưutrợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tuất. 4.2.1. Chi lương hưutrợ cấp. [...]... hiện chế độ hưu trí Tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai, đầu mỗi năm quận đều chỉ đạo xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cho các bộ phận, chú trọng đến công tác thu và chi cho đúng đối tượng, kịp thời an toàn BẢNG 18 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU, CHI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) Năm Tổng số thu được Tổng chi cho chế độ hưu trí Tỷ lệ tổng thu/tổng chi. .. Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Qua bảng số liệu trên ta có nhận xét : số đối tượng hưởng chế độ hưu trí tăng lên dẫn đến số lượng người hưởng chế độ BHXH cũng tăng lên qua các năm, từ đó thì tổng chi cho các đối tượng tham gia BHXH cũng tăng lên đáng kể, và đắc biệt là số tiền chi cho chế độ hưu trí tăng rất nhanh, chi cho chế độ trợ cấp hưu trí chi m hầu hết trong số tiền chi các chế độ BHXH Năm 2005. .. Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) 2 Tình hình chi trả lương hưu tại cơ quan BHXH quận Hoàng Mai Theo quy định của Nhà nứơc, chi BHXHchi trả 2 chế độ ngắn hạn và dài hạn Chi ngắn hạn là chi cho người lao động hưởng trợ cấp ốm đau , thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khỏe Chi dài hạn là chi cho đối tượng nghỉ hưởng hưu , trợ cấp mất sức lao động và trợ cấp tuất... giữa chi chế độ hưu trí so với tổng chi các chế độ BHXH chi m 89,54 %; năm 2006 là 91,52 %; năm 2007 giảm xuống 91,4% ;năm 2008 lại giảm xuống 90,97% nhưng đến năm 2009 lại tăng lên đến 96,6 % Vì chế độ hưu tríchế độ chi trả thường xuyên hàng tháng, với số tiền chi trả đồng đều và tương đối lớn so với các chế độ chi thường xuyên và các chế độ chế độ chi ngắn hạn khác nên mặc dù trên địa bàn quận Hoàng. .. tượng do quỹ BHXH đảm bảo tăng nhiều hơn so với đối tượng còn lại Trong tương lai quỹ BHXH sẽ chi trả đa số đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí và dần dần sẽ không còn đối tượng được chi trả bằng NSNN nữa BẢNG 13 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN MỨC TRỢ ĐỘ THAY ĐỔI CỦA CÁC ĐỐI TƯỢNG NHẬN TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) BẢNG 14 : SỐ LƯỢNG NGƯỜI HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009... đi nên quận không bị phát sinh thêm một khoản chi trả cho chế độ trợ cấp hưu trí BẢNG 18 : TÌNH HÌNH CHI LƯƠNG HƯU TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) Năm Tổng chi các chế độ BHXH ( đồng ) Tỷ lệ giữa chi chế độ hưu trí / tổng chi các chế độ BHXH Người 2005 2006 2007 2008 2009 Chi chế độ hưu trí Người Người (%) 34,98 35,24 35,07 41,13 52,77 14.890 16.965 18.151 19.856 24.301 Tiền ( đồng ) 144.143.565.200... Hoàng Mai, đối tượng hưởng chế độ hưu trí chỉ chi m khoảng 1/3 đến 1/2 tổng số các đối tượng được hưởng trợ cấp BHXH nhưng số tiền dùng để chi trả cho đối tượng này rất lớn chi m khoảng trên 90% tổng số tiền chi trả cho tất cả các chế độ Như vậy mới biết được vai trò quan trọng của chế độ hưu trí đối với mọi người dân trên quận Hoàng Mai Thu, chi là 2 hoạt động không thể tách rời nhau trong việc thực. .. gia nhằm động viên tinh thần cho họ như : xây dựng các câu lạc bộ người cao tuổi, hội cựu chi n binh hay các hoạt động thể dục dưỡng sinh… giúp người về hưu hòa nhập với môi trường mới, nâng cao đời sống tinh thần của người về hưu II- Tình hình thực hiện chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai giai đoạn 2005 – 2009 1 Đối tượng về hưu và thủ tục xét về hưu 1.1 Đối tượng về hưu Hoàng Mai là... được chia thành 3 cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh và thành phố, cấp quận huyện Cơ quan BHXH quận Hoàng Mai là cơ quan BHXH cấp thấp nhất; chịu trách nhiệm các hoạt động tác nghiệp về BHXH và đồng thời là tổ chức giữ vai trò trung gian giữa những người tham gia BHXH, đối tượng thụ hưởng quyền lợi BHXH với cơ quan BHXH cấp cao hơn BHXH quận Hoàng Mai có nhiệm vụ : thực hiện đăng kí và cấp sổ BHXH, thực. .. mắc từ phía các đơn vị 4.3 Công tác cấp sổ BHXH và thẻ BHYT - Sổ BHXH là để ghi kết quả đóng BHXH của mỗi người lao động trong suốt quá trình tham gia BHXH và là căn cứ để thực hiện các chế độ BHXH, xác định mối quan hệ ba bên giữa người lao động – chủ sử dụng lao động – cơ quan BHXH Hiện nay BHXH quận Hoàng mai cơ bản đã cấp được sổ BHXH cho trên 39.000 lao động đang tham gia BHXH, đảm bảo thuận tiện, . Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005- 2009 I- Giới thiệu chung về BHXH quận Hoàng Mai. 1. Sự. 6 chế độ BHYT, BHXH sau đây: - Chế độ trợ cấp ốm đau, - Chế độ trợ cấp thai sản, - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, - Chế độ hưu trí,

Ngày đăng: 07/11/2013, 03:20

Hình ảnh liên quan

BẢNG 5: CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP BHXH TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2004- 2009)  - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 5.

CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP BHXH TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2004- 2009) Xem tại trang 3 của tài liệu.
Chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch thu BHXH-BHYT bắt buộc được cho chi tiết ở bảng dưới đây: - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

h.

ỉ tiêu hoàn thành kế hoạch thu BHXH-BHYT bắt buộc được cho chi tiết ở bảng dưới đây: Xem tại trang 8 của tài liệu.
4.2. Tình hình thực hiện công tác chi. - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

4.2..

Tình hình thực hiện công tác chi Xem tại trang 9 của tài liệu.
BẢNG 9: Số tiền chi trả BHXH bình quân một đối tượng tại BHXH quận Hoàng Mai giai đọan 2005- 2009 : - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 9.

Số tiền chi trả BHXH bình quân một đối tượng tại BHXH quận Hoàng Mai giai đọan 2005- 2009 : Xem tại trang 10 của tài liệu.
Bảng 10 : THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ HƯU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

Bảng 10.

THU NHẬP TRUNG BÌNH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VỀ HƯU TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) Xem tại trang 15 của tài liệu.
BẢNG 11 : CHI TIẾT VỀ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CHO CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI KHI MỚI TIẾP NHẬN ( đầu năm 2004 ) - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 11.

CHI TIẾT VỀ LOẠI ĐỐI TƯỢNG CHO CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI KHI MỚI TIẾP NHẬN ( đầu năm 2004 ) Xem tại trang 17 của tài liệu.
Qua bảng số liệu trên ta nhận thấy, với khoảng cách từ năm 1995 đến hết năm 2009 là 15 năm, vào 3 năm đầu số đối tượng hưu trí do quỹ BHXH bảo đảm thấp hơn đối tượng  do NSNN bảo đảm  - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

ua.

bảng số liệu trên ta nhận thấy, với khoảng cách từ năm 1995 đến hết năm 2009 là 15 năm, vào 3 năm đầu số đối tượng hưu trí do quỹ BHXH bảo đảm thấp hơn đối tượng do NSNN bảo đảm Xem tại trang 18 của tài liệu.
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy, hàng năm số người hưởng trợ cấp hưu trí đều tăng lên, số đối tượng này tăng lên là do số đối tượng là CNVC và QĐ đều tăng qua các  năm; tỷ lệ tăng của đối tượng là CNVC thường cao hơn so với đối tượng là quân nhân,   - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

b.

ảng số liệu trên có thể nhận thấy, hàng năm số người hưởng trợ cấp hưu trí đều tăng lên, số đối tượng này tăng lên là do số đối tượng là CNVC và QĐ đều tăng qua các năm; tỷ lệ tăng của đối tượng là CNVC thường cao hơn so với đối tượng là quân nhân, Xem tại trang 19 của tài liệu.
BẢNG 15 : SỰ THAY ĐỔI SỐ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 15.

SỰ THAY ĐỔI SỐ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) Xem tại trang 19 của tài liệu.
BẢNG 1 8: TÌNH HÌNH CHI LƯƠNG HƯU TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 1.

8: TÌNH HÌNH CHI LƯƠNG HƯU TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) Xem tại trang 23 của tài liệu.
BẢNG 1 8: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU, CHI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 1.

8: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THU, CHI CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009 ) Xem tại trang 24 của tài liệu.
BẢNG 19 : CHI TIẾT TÌNH HÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 )        - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 19.

CHI TIẾT TÌNH HÌNH CHI TRẢ TRỢ CẤP HƯU TRÍ TẠI CƠ QUAN BHXH QUẬN HOÀNG MAI ( 2005- 2009 ) Xem tại trang 25 của tài liệu.
BẢNG 20 : SỐ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG MỚI THAM GIA BHXH TRONG NĂM TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009) - Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005

BẢNG 20.

SỐ ĐƠN VỊ SỬ DỤNG MỚI THAM GIA BHXH TRONG NĂM TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2005 – 2009) Xem tại trang 27 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan