1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán đến chất lượng báo cáo tài chính của công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam

112 74 2
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 3,12 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM TRAN QUOC HUNG

NGHIÊN CỨU ANH HUONG CUA CHUAN MUC DAO DUC NGHE NGHIEP KE TOAN DEN CHAT

LUONG BAO CAO TAI CHINH CUA CÁC CÔNG TY NIÊM YÉT TRÊN THỊ TRƯỜNG

CHUNG KHOAN VIET NAM

LUAN VAN THAC SI

Trang 2

Cán bộ hướng din khoa hoc : PGS TS NGUYEN XUAN HUNG

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chit ky)

In

Luận van Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP HCM

ngày 19 tháng 04 năm 2015

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vi của Hội đồng châm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)

TT Họ và tên Chức danh Hội đồng

1 | PGS.TS Lê Quốc Hội Chủ tịch

2 | TS Phan Thi Hang Nga Phan bién 1

3 | TS Pham Ngọc Toàn Phan bién 2

4 | TS Phan My Hanh Uy vién

5 | TS Ha Van Ding Uy vién, Thu ky

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được

sửa chữa (nếu có)

Trang 3

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ tên học vién: TRAN QUOC HUNG Giới tính: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 05/03/1981 Nơi sinh: Bình Định

Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850021

]- Tên đề tài:

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHUÂN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP KÉ TOÁN ĐÉN CHÁT LƯỢNG BAO CÁO TÀI CHÍNH CUA CÁC CÔNG TY NIEM YET TREN THI TRUONG CHUNG KHOAN VIET NAM

H- Nhiệm vụ và nội dung:

Nhận dạng, khảo sát mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguyên tắc đạo đức kế toán đến

chất lượng báo cáo tài chính của các danh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán

TP.HCM

Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng báo cáo tài chính

III- Ngày giao nhiệm vụ: 18/08/2014

TV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 15/03/2015

V- Cán bộ hướng dẫn: PGS.TS NGUYÊN XUÂN HƯNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA QUAN LY CHUYEN NGANH

(Ho tén va chit ky) (Ho tén va chit ky)

}

Trang 4

trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Luận văn này được thực hiện với sự góp ý và hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Xuân Hưng-Phó Trưởng Khoa Kế toán — Kiểm toán Trường Đại Học Kinh tế TP.HCM

Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được

cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguôn gôc

Học viên thực hiện Luận văn

Trang 5

LOI CAM ON

Để hoàn thành Luận văn này, trước tiên tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới

PGS TS Nguyễn Xuân Hưng-Phó Trưởng Khoa Kế toán — Kiểm toán Trường Đại

Học Kinh tế TP.HCM, người hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn tôi trong

suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy cô ở khoa sau đại học của

trường Đại Học Công Nghệ Thành Phó Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi

trong suốt thời gian học cao học vừa qua

Bên cạnh đó, tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bạn trong lớp 13SKTII những người bạn đồng hành với tôi trong quá trình học tập, đã chia sẽ những kinh

nghiệm cũng như những kiến thức quý báu để tôi có thể hoàn thành luận văn

Và sau cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân trong g1a đình luôn hết lòng quan tâm hỗ trợ và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Xin chân thành cảm ơn!

TP.HCM, ngày; tháng; năm 2015

— / if)

Trang 6

TOM TAT

Vài năm trở lại đây, trong bối cảnh kinh tế nhiều khó khăn, tình trạng gian lận báo cáo tài chính, làm đẹp số sách của công ty niêm vết không còn là chuyện hiếm Nhiều sai sót trong hạch toán kế toán đã trở thành những “sai sót thường gặp” của nhóm DN này, ảnh hưởng đến tính chính xác, trung thực của thông tin tài chính đến

nhà đầu tr, đến những người sử dụng báo cáo tài chính

Mục đích của đề tài ngày là nhằm “Nghiên cứu ảnh hưởng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm vết

trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, và cũng đồng thời tìm kiếm các yếu tố tác

động đến chất lượng báo cáo tài chính qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng

cao chất lượng báo cáo tài chính

Đề tài tiến hành qua hai bước: Bước 1 dựa vào lý thuyết, các nghiên cứu trước để xây dựng mô hình, phỏng vân chuyên gia để bố sung thêm hoặc bỏ biến, xây dựng thang đo Phỏng vấn thử để xác định mức độ rõ ràng của câu hỏi Bước 2 tiến

hành khảo sát trên diện rộng với 100 người là Giám đốc tài chính, Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, Kế toán viên những người làm tại các công ty niêm yết Toàn bộ dữ liệu thu thập được được sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS 20 và được hỗ trợ bởi

Microsoft Excel Với sự hỗ trợ của hai phầm mềm này, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu thông qua các kiểm định độ tin cậy của các thang do (Cronbach’s Alpha) dé

kết luận thang đo xây dựng là phù hợp, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory

Factor Analysis, EFA) ta rút trích ra 4 nhân tố theo thứ tự: Xị (bảo mật), X¿ (năng lực chuyên môn), X; (khách quan), X4 (chính trực) Kết quả phân tích hồi quy cho

thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính X›, X3, X¿.Kết quả

Trang 7

ABSTRACT

A few years ago, in the context of economic difficulties, fraud financial

reporting, books and beauty of listed companies is not uncommon Many errors in accounting has become the "common mistakes" of this group of enterprises, affecting the accuracy and truthfulness of financial information to investors, to the use of financial reportmain

The purpose of the day is subject to “Study the effect of ethical standards on the quality of financial report of companies listed on the stock market", and also to search for factors affecting the quality of financial reporting through which the solutions proposed to improve the quality of financial reporting

This study was carried out in two steps: Step 1 is based on theory and previous

research to build models, expert interviews to add or remove variables, build scale

Interview try to determine the clarity of the question Step 2 survey conducted with 100 people on a large scale is the chief financial officer, chief accountant, general

accountant, accountants who work in listed companies All data collected will be

Trang 8

LOI CAM ĐOAN «5< czcE dc tọn TH HH e.1411201721018174001110717.13140

9027171215 — 1 )Ô ii

¡970 1 ẤN li

MỤC LỤC 2 -222222+2222222211211220E213 1.27711211221211 tim v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTT -2¿ ©25<+22cxtrerrrtrrrrirtrtrrrieerirrre ix

B.\0287i0/019 (e7) ca ố x

DANH MỤC CÁC BIEU ĐỎ, ĐỎ THỊ, SƠ ĐÒ, HÌNH ẢNH xi 6/51/9252 .Ô 1

TONG QUAN 07 — Ẻ 1

1.1 Tính cdp thiét ctia d€ ti tessssssseesescerssnnseeseerseneeeseesnneessessneaeeeennney 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu - - sec ssenehietrtttrrrrtreitrretirrtrrrrrtrrrrrirrrrrrre 3

1.2.1 Mục tiêu tổng quát :-25cc5ccc2St222rtrrrrrtrrtrtrrirrrerrririrrrirrirrrrrrrii 3

88 (an mẽ 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu -: + cccneenerrirrrtrtrirrtrrrrrrrre 3

1.4 Phương pháp nghiên cứu - - +5 5+ s2ttrtrnttettrrtrtttrrrerrirrrirrirrrrrrrrre 3

1.4.1 Phương pháp tiếp cận ‹ 5 nhe 3

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu - che 3

1.5 Những đóng góp của đề tài nghiên cứu -c:ccnsecsneterrirrrrrrrrrrrrre 4

1.6 Kết cầu của luận văn + chien 5

:i0/21/ 622 Ô 6

CƠ SỞ LÝ THUYÉT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU . - - 6

Trang 9

2.1 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp ma 6 2.2.1 Chuẩn mực kế toán 22 tt} 2Exetrttrrr014217.2 1e 6

2.2.2 Đạo đức nghề nghiệp kế toán 5cccscesrrirerirrerrirrrrrrrriiiriie 6

2.1 Chat lượng BCTC của các công ty niêm yết -cscccrrrrrirerrree 9 2.3.1 Chat 191g oeessseesccsesccsseccsssecessneeeesereessssssssecessnecesanceeanetensneesenmeesennnessserees 9

2.3.2 Bao cdo tai Chink oo ccccceesceseeccsesessessceeesenersessesnensseseesseressenensseasansneeseangs 9

"V0 N46 ẽ 9 2.3.2.2 Mục dich cia Bao cdo tai chink 2.0 cece teeneterrseeeeeeeneneneenenees 11 2.3.2.3 Đối tượng sử dụng Báo cáo tài chính -esrererrrerre 12

2.3.3 Tiêu chuẩn hóa chất lượng của BCTC -¿-c++sxcsrerrrrrererrrree 14

2.3.3.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ -

FASB .c2c2crHhhHhHHH n1 15

2.3.3.2 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực ké toan quéc té - IASB 16 2.3.3.3 Quan điểm hội tụ IASB — FASB ecccceieeerierrerrre 18

2.3.3.4 Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam -+- 20

2.3.4 Nhận xét về đặc điểm chất lượng của BCTC -s+ ++ 21 2.1.Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp kế toán và chất lượng báo cáo tài

CHUN cece cccsccccccescecccseencceceessocscesessecescessanccesecuaesecesersauercesssasserssuscensonenenacsessareneeneenes 21

2.2 Các nghiên cứu trước đây cccenrerrrrrrrrirrrirrrrrrrrrrriirrrrrde 23

2.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu 25 2.6.1 Mô hình nghiên cứu đề nghị 55-55scctnrttrrtttrrtrrrrrrrrerrr 29 2.6.2 Giả thuyết nghiên cứu -5c- 255cc 30

20/9/62 1, Ô 31

Trang 10

3.1 Quy trình nghiên cứu -++s+tererertrrrtrritrtrreitirtrtrirrrtrrreirrrrrrrrri 31

3.2 Nghiên cứu định tính -‹-c :++++tttEtrttrrirrrrtrttttiiirrrrrirrrriiiirrrrrt 32 3.2.1 Thiết kế nghiên cứu định tính . -: ss+tterereerererrirtrtrttrrrrrrr 32 3.2.2 Xây dựng và điều chỉnh thang ổo -ssstseserrrererrrrtrrrrrrrrree 33

3.2.2.1 Thang đo nguyên tắc đạo đức kế toán -cccerrerrsrrrre 33

3.2.2.2 Thang đo đặc điểm chất lượng Báo cáo tài chính - 35 3.2.2.3 Xây dựng phiếu khảo sát : csstrerrrerrrerrrrrrrrrrrrrrrrrre 36

3.3 Nghiên cứu định lượng -s+terrrttttrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrdrrrdertrrrrr 37

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu -2-©22+2ctttrrriertrtrierrirrrrrrrritrrirrirtrrrr 37

các 8h {Jin 7 8 38

3.3.3 Phương pháp thu thập thông tin -. -cerererrnrrrrrrrrrrrrrrrrre 38

3.3.4 Phương pháp phân tích dữ liệu -‹ -++seereetrrrerrrrrertrrrrrre 39

2/0/16 25 1Ô 42

THUC TRANG VA KÉT QUẢ NGHIÊN CỨU -se 42

4.1 Thực trạng cung cấp thông tin kế toán (BCTC) của Việt Nam hiện nay 42

4.2 Kết quả nghiên cứu -252:+2crrrrttrrrttrtrrrrirrrrriirrrirrrrrirrrririrrriirirn 44

4.2.1.Đặc điểm mẫu khảo sát .- - 5s: senennnhhnenrtrretrrrrrrrrrrrrrrrrrie 44

4.2.2.Kiểm định mô hình đo lường . -: 2:-52+2stttterrerrrsertrrrrrirrrrrrrrre 46 4.2.2.1 Kiểm định chất lượng của thang đo (nhân tổ) -. - 46 4.2.2.2 Phân tích nhân tế khám phá (EEA) .- -ss:ssneneeerrerrerrie 50 4.2.2.3 Phân tích tích hồi quy đa biến . 5cccntirriieeereerierrrree 53

4.2.3.Thảo luận kết quá hồi quy (Sử dụng Bảng 4.14) cenenieere 56

2500/26 12 1) s9

Trang 11

SL KEt ann eccccccsecscssessesssessecsessesseesseseessessessesnssesuseseenseaeretey ¬ 59 5.2 Kiến nghị, 25+ 22th T222 em s9

5.2.1.Nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của các tổ chức nghề nghiệp 60

5.2.2.Xây dựng và hồn thiện khn khổ pháp lý về kế toán - - 61

Trang 12

DANH MUC CAC TU VIET TAT

ACCA: Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh quốc BCTC: Báo cáo tài chính

BGĐ: Ban giám đốc

CFEE: Khuôn khổ lý thuyết lập báo cáo tài chính

CPA: Kiểm toán viên CTNY: Công ty niêm yết DN: Doanh nghiệp

ERP: Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp FASB: Hội đồng Chuan mực kế toán tài chính Mỹ

HASTC: Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM

IAS: Chuẩn mực kế toán quốc tế

IASB: Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

ICAN: Viện Kế toán của Nigeria IEAC: Liên đồn kế tốn quốc tế

Trang 13

IASB và FASB -Sc©22222215022112273E27112711 1.17112010112012 1.1m 19

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trƯỚcC .- -sccrrrerrrrrrerrerriirrrrrrrrrriie 23 Bảng 2.3 Tóm tắt các mô hình lượng hóa chất lượng thông tin (thông qua BCTC) của các nghiên cứu trước theo Ferdy van Beest (2009) . -+eseieeieere 27 Bang 3.1 Cronbach’s Alpha tong hop (nghién citu tht) «0 cece 37 Bảng 4.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu -cscsnnennrenrrerrrrrrrrrrrrrrrrerrrerr 45 Bảng 4.2 Cronbach°s Alpha: Chính trực (Integrity) -serrrrrrrreerrerrrrrer 46 Bảng 4.3 Cronbach°s Alpha: Khách quan (Objectivity) eererrerererree 46 Bảng 4.4 Cronbach’s Alpha: Bảo mật (Confidentiality) -secceeeee 47 Bang 4.5 Cronbach’s Alpha: Năng lực chuyên môn (Technical competence) 47 Bang 4.6 Cronbach’s Alpha: Pht: hop (Relevance) -ceeerrrerrrrrrrree 48 Bang 4.7 Cronbach’s Alpha: Trinh bày trung thực (Fairthful representation) 48 Bang 4.8 Cronbach’s Alpha: Dễ hiểu (Understandability) . - 48

Bảng 4.9 Cronbach’s Alpha: Có thể so sánh (Comparability) - - 49

Bang 4.10 Cronbach’s Alpha tổng hợp -c-csccecserrrrrrrrrririrrrririrrrrrre 49 Bảng 4.12 Total Variance Explained -scceneterrrrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrre 50 Bảng 4.11 KMO and Bartletf's Test -cs-ceernrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrre 50 Bang 4.12Total Variance Explained -c-c+cerhrrrrrrrrrrrrrrerrrrrrrrrrrrrrer 51

Bảng 4.13 Rotated Component MatriX” -seseeeerrerrrrtertertererrrrrrrrre 52

Bảng 4.14 Hệ số hdi quy (Coefficients®) .sscsccssssesescseessneeseesssnnesssssssnneneseenanes 53

Bảng 4.15 Tóm tắt mô hình (Model Summary”) 54

Bang 4.16 Phan tich phuong sai (ANOVA) :c:csssssseeerseeseerestenteesrenenasenesenens 54

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định (Correlations) -. -cc-ccceeeretrtrrrirrrrrrrrrie 55

Trang 14

DANH MỤC CÁC BIÊU BO, DO THI, SO DO, HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Quy định về chuẩn mực đạo đức của ACCA và IFAC .- 8 Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu -c2cc+cct2cttrErrtrtrrtrrririrrrriiirrrrg 29

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu -s+c+nnherrtrrdrttdrrrrrrrrrrrrrrirrrrrrie 31

Trang 15

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, có rất nhiều gian lận trong báo cáo tài chính được công bế ví đụ Enron, WorldCom, Tyco, Xerox v.v Sự gian lận này đã dẫn tới thiệt

hại tài chính rất lớn đối với các nhà đầu tư, và đặc biệt nó có thé dẫn tới sự phá sản

của công ty Vì vậy vấn đề chất lượng thơng tin kế tốn được quan tâm hàng đầu

trong hoạt động quản trị, chăng hạn như ở Mỹ đã ban hành đạo luật Sarbanes Oxley

(2002) để đảm bảo chất lượng thông tin tài chính mà đặc biệt ở đây là chất lượng

báo cáo tài chính, hoặc các tổ chức nghề nghiệp có hàng loạt các nghiên cứu và bảo

cáo về các khuôn mẫu, chuẩn mực để đám bảo chất lượng thông tin kế toán

Tại Việt Nam, cùng với quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, sự phát triển của thị trường vốn, mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài, quyết tâm mở cửa hội nhập với nền kinh tế quốc tế thì yêu cầu nâng cao chất lượng thông tin kế toán (BCTC) ngày càng trở nên cấp thiết Những năm qua, TTCK Việt Nam đã trở nên quen thuộc với các nhà đầu tư trong nước vì nó được coi là một trong những phương thức đầu tư hợp lý Giá cả chứng khoán tăng cao rồi giảm xuống nhanh chóng trong những năm qua làm niềm tin của các nhà đầu tư vào giá trị của các công ty giảm nhanh chóng vì giá trị một loại cô phiếu giảm sút phản ánh giá trị thực của CTNY tương ứng Nhà đầu tư quan tâm đến chất lượng thông tin tài chính, đặc biệt là thơng tin kế tốn tài chính (KTTC) được trình bày trong báo cáo tài chính

(BCTC) của CTNY vì đây là nguồn thông tin quan trọng để họ đánh giá tình hình

tài chính của công ty để từ đó đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn

Báo cáo tài chính (BCTC) của các công ty đại chúng luôn là tài liệu vô cùng

cần thiết đối với các nhà đầu tư Thông tin trên BCTC là căn cứ quan trọng, có độ

tin cậy cao và gần như là duy nhất để đánh giá "sức khỏe" của một doanh nghiệp

Từ đó, nhà đầu tư sẽ phân tích, xem xét và ra quyết định đầu tư phù hợp Đề BCTC

Trang 16

quy định

Sau hơn hai năm thực hiện quy định này, nhìn chung các công ty đại chúng, đặc biệt là các công ty đại chúng niêm yết đã thực hiện lập và công khai BCTC đúng

thời hạn và mẫu biểu quy định, góp phần tích cực nhằm bảo đảm cho thị trường

chứng khoán non trẻ của Việt Nam hoạt động công băng, lành mạnh và có hiệu quả Tuy nhiên thời gian vừa qua, việc công bố thông tin về BCTC của các công ty đại chúng niêm yết còn rất nhiều bất cập như việc báo cáo lễ thành lãi, có sự sai lệch trọng yếu của một số chỉ tiêu trên BCTC trước và sau kiểm toán Điều này nói lên rằng chất lượng các báo cáo tài chính công bố của các doanh nghiệp niêm yết là một

vấn đề cần đặt ra câu hỏi

Cứ vào mùa kiểm toán thì việc chênh lệch số liệu trước và sau kiểm toán diễn ra

phổ biến.Việc thông tin thiếu minh bạch như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến

quyền lợi của các nhà đầu tư, giảm niềm tin của cỗ đông với doanh nghiệp, có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam

Hệ lụy từ việc gian lận trong công bố thông tin (thông qua BCTC) ảnh hưởng đến các nhà đầu tư nói riêng và nền kinh tế quốc gia nói chung Chính vì tầm quan

trọng như vậy đã có một số nghiên cứu đề cập về tinh minh bạch thông tin tài chính

của CTNY trên TTCK, hay mối liên hệ giữa quản trị công ty với chất lượng thông tin KTTC Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào xác định tính chất nội

tại bên trong, nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế tốn (thơng

Trang 17

đức nghề nghiệp kế toán đến chất lượng BCTC của các CTNY

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Xác định ảnh hưởng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán đến chất lượng BCTC của các CTNY trên thị trường chứng khoán TP.HCM

Đề xuất một số kiến nghị giúp các tổ chức nghề nghiệp hoàn thiện cơ chế giám sát để các kế toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp của mình

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:cácnguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán và tiêu

chuẩn chất lượng BCTC của CTNY

Đối tượng khảo sát:giám đốc tài chính, kế toán trưởng, kế toán tong hop, ké

toán viên những người làm kế tốn cho các cơng ty niêm yết (CTNY)

Phạm vi nghiên cứu: Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày

20/07/2012-Quy định chỉ tiết và hướngdẫn thi hành mộtsốđiềucủaLuậtchứng khoán

và Luậtsửađỗi, bổ sung mộtsóđiềucủaLuậtchứng khoán, điều kiện niêm yết tại

SGDCK TPHCM cao hơn SGDCK Hà Nội về vốn, về yêu cầu kết quả kinh doanh

Các công ty tài chính (như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tổ chức tín dụng, )

có tính đặc thù riêng và khó tiếp cận nên để giới hạn phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ

tập trung khảo sát các công ty phi tài chính tại SGDCK TPHCM 1.4 Phương pháp nghiên cứu

1.4.1 Phương pháp tiếp cận

Nghiên cứu này chỉ dừng lại ở hệ thống thông tin kế tốn (KTCT) thơng qua

đặc tính chất lượng BCTC, mô hình được xây dựng trên quan điểm thông tin hữu ích cho người sử dụng

1.4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chọn phương pháp nghiên cứu hỗn hợp bao gồm phương pháp định

Trang 18

vấn ý kiến chuyên gia về kế toán theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu đề ra Về định lượng,tắc giả sử dụng phiếu khảo sát ý kiến của kế toán về nguyên tắc

đạo đức kế toán, và tiêu chuẩn chất lượng BCTC Sau đó tiến hành phân tích nhân

tố khám phá (EFA), dùng kiểm định Cronbach”s Alpha để kiểm định độ tin cậy của thang đo, sau cùng phân tích hồi quy đa biến

1.5 Những đóng góp của để tài nghiên cứu

Vé mat lý thuyết: nghiên cứu nhằm bỗ sung vào hệ thống thang đo các yếu tổ của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán ánh hưởng đến chất lượng BCTC của các CTNY trên TTCK Việt Nam

Về mặt thực riên:luận văn đã xác định các hạn chế, tồn tại trong việc cung cấp

thông tin về báo cáo tài chính thường niêm của các CTNY hiện tại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện

(1): Hoan thiện chuẩn mực quy định kiểm soát người làm nghề kế toán

Trang 19

Chương 2 — Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Chương 3-Phương pháp nghiên cứu Chương 4 — Kết quả nghiên cứu Chương 5 — Kết luận và Kiến nghị

TOM TAT CHUONG 1

Chương 1 đã nêu tính cấp thiết của dé tài, mục tiêu, nêu lên giới hạn phạm vi

Trang 20

2.1 Khái niệm đạo đức

Đạo đức là một hiện tượng xã hội phản ánh các mối quan hệ hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người.Đạo đức là tập hợp những quan điểm

của một xã hội, của một tằng lớp xã hội, của một tập hợp người nhất định về thể

giới, về cách sống Nhờ đó con người có thể điều chỉnh hành vi của mình sao cho phủ hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội

Theo Trần Thị Giang Tân (2009, tr 2) cho rằng “Đạo đức nghệ nghiệp được định nghĩa là những quy tắc để hướng dẫn cho các thành viên ứng xứ và hoạt động một cách trung thực, phục vụ cho lợi ích chung của nghệ nghiệp và xã hội”

Theo Trần Xuân Nam (2010, tr 9) cho rang “Pao duc (Ethics) là những quy chuẩn, quy phạm mà người làm nghệ phải tuân thử”

Tóm lại: Đạo đức là những nguyên tắc mà một cá nhân sử dụng trong việc quản ly hành vi của mình

2.1.Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán 2.2.1 Chuẩn mực kế toán

Chuẩn mực kế toán là tập hợp các nguyên tắc, các yêu cầu cơ bản để hướng dẫn người làm kế toán nhận thức, ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát

sinh.Chuẩn mực kế toán tạo ra một hệ thống các quan điểm hành xử thống nhất cho tất cả các kế toán viên trước các sự kiện thuộc đối tượng của kế toán Vì thế, trong

quá trình nhận thức chuẩn mực kế toán, người làm kế toán cần phải thấu hiểu rằng:

chuẩn mực là hợp lý, là thống nhất cho tất cả những người đang hành nghề kế toán

2.2.2 Đạo đức nghề nghiệp kế toán

Quy tắc đạo đức cho Kế toán chuyên nghiệp được ban hành bởi Hội đồng tiêu chuẩn Kế toán quốc tế (IESBA), một hội đồng quản trị thiết lập tiêu chuẩn độc lập

trong IFAC (2010) Nó thiết lập các yêu cầu về đạo đức đối với kế toán chuyên

Trang 21

- Chính trực (Integrity):mộtkế toán chuyên nghiệp nên thẳng thắn và trung thực trong tất cả các mỗi quan hệ chuyên nghiệp và kinh doanh

- Khách quan (Objecfivity): một kế toán chuyên nghiệp không được phép

thiên vị, xung đột lợi íchhoặc chịu ảnh hưởng của người khác vượt qua tính chuyên

nghiệp của mình và sự công bằng trong kinh doanh

- Năng lực chuyên môn (Professional Competence & Due Care):một chuyên viên kế toán có nhiệm vụ tiếp tục duy trì kiến thức chuyên môn và kỹ năng

ở mức độ cần thiết để đảm bảo rằng một khách hàng hoặc người sử dụng nhận được dịch vụ chuyên nghiệp Một kế toán chuyên nghiệp nên hành động cần trọng, phù

hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật và chuyên môn, nghiệp vụ khi cung cấp địch vụ chuyên nghiệp

- Bảo mật (Confidentiality): một kế toán chuyên nghiệp nên tôn trọng tính bảo mật của thông tin có được là kết quả của mỗi quan hệ chuyên nghiệp và kinh doanh và không nên tiết lộ bất cứ thông tin đó cho các bên thứ ba mà không có thẩm quyền thích hợp và cụ thể, trừ khi có một quy phạm pháp luật hoặc phải chuyên nghiệp hoặc nhiệm vụ tiết lộ Thông tin này không nên được sử dụng cho lợi ích cá nhân của nhân viên kế toán chuyên nghiệp

-_ Ứng xử chuyên nghiệp chuyén nghiép (Professional Behaviour): kế toán viên chuyên nghiệp phải đi theo quy định và pháp luật có liên quan và nên tránh mọi hành động mắt uy tín nghề nghiệp

Theo ACCA và IEAC đều đưa ra quy định về chuân mực đạo đức cho các hội

Trang 22

Moi việc làm đúng theo nhiệm vụ và quyền hạn, không sai lệch

hay vì quyền lợi cá nhân Khách quan (Objectivity) Không tiết lộ thông tin Chuẩn mực đạo khách hàng dù bất kì hình

đức (Code of shies) (Confidentialy) Bio mit thức nào Trừ trường hợp có quy định của pháp luật hay Nee no Ane trusng hep

yêu cầu của toà án tối cáo Cần cập nhật kiến thức

Năng lực chuyên môn

(Professional competence & due care) thường xuyên, đảm bảo năng lực chuyên môn, tránh tác trách hay làm sai Ứng xử chuyên nghiệp (Professional behaviour) Ứng xử phù hợp với pháp luật, đạo đức, lương tam Hình 2.1 Quy định về chuẩn mực dao dire cla ACCA va IFAC, Nguyễn Công Tâm (2014)

Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của Việt Nam (QÐ/87/2005/QĐ-BTC), nguyên tắc cơ bản của chuẩn mực đạo đức kế toán phù hợp với quốc tế

Một, chính trực: người làm kế toán phải thẳng thắn, trung thực và có chính kiến

TÕ ràng

Trang 23

Bốn, tính bảo mật: người làm kế toán phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình làm việc, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào khi chưa được phép của người có thấm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình

Năm, tư cách nghề nghiệp: người làm kế toán phải trau dồi và bảo vệ uy tín nghề nghiệp, không được gây ra những hành vi làm giảm uy tính nghề nghiệp 2.1 Chất lượng BCTC của các công ty niêm yết

2.3.1 Chất lượng

Chất lượng có rất nhiều định nghĩa khác nhau Theo Juran (1990), chất lượng là

sự phù hợp với nhu cầu Theo Crosby (1979), chất lượng là sự phù hợp với các yêu

cầu Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO, ISO 9000:2005, đã đưa ra định nghĩa

“Chất lượng là mức độ đáp ứng các yêu cầu của một tập hợp có đặc tính vốn có”

Chất lượng có một số đặc trưng cơ bản sau:

-_ Thứ nhất, chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của người sử dụng -_ Thứ hai, chất lượng là sự phù hợp với các nhu cầu khác nhau

- Thứ ba, chất lượng được tiêu chuẩn hóa cụ thể

Như vậy, chất lượng được xác định thông qua việc có đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, đồng thời phải xét đến đặc tính của nó cung cấp người sử dụng và chất lượng có thể được tiêu chuẩn hóa

2.3.2 Báo cáo tài chính 2.3.2.1 Khái niệm

Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả chính của doanh nghiệp BCTC cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết

Trang 24

quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ (IASB,

2012)

Theo Nguyễn Ngọc Quang (2011, trang 6l) “Báo cáo tài chính là một bức

tranh tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chí phí, kết quả

kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm hay thời

kỳ”

Báo cáo tài chính (BCTC) là báo cáo bắt buộc, được nhà nước quy định thống nhất về danh mục các báo cáo, biểu mẫu và hệ thống các chỉ tiêu, phương pháp lập, nơi gởi báo cáo và thời gian gởi các báo cáo (quý, năm)

Báo cáo tải chính thường được trình bày theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế

toán quy định Để đảm bảo yêu cầu chính xác và hợp lý, các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày theo quy định của Bộ Tài Chính Theo quy định hiện hành thì hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam bao gồm bốn báo cáo sau:

- Bảng cân đối kế toán: bảng cân đối kế toán là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình tải sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính của

doanh nghiệp tại một thời điểm

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình doanh thu, chỉ phí và kết quả của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động

- Bao cdo lưu chuyển tiền tệ: báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính

tổng hợp nhằm phản ánh dòng tiền lưu chuyên trong kỳ, để nhà quản trị đưa ra các

quyết định tài chính cho kỳ tới

- Thuyết minh báo cáo tài chính: thuyết minh báo cáo tài chính là một trong

những báo cáo tài chính tông hợp nhằm giải trình và bổ sung thêm các chỉ tiêu mà

trên các báo cáo tài chính khác chưa thể hiện hoặc thê hiện chưa day đủ

Có nhiều cách thức và khía cạnh khác nhau trong việc tiếp cận với

Trang 25

được xử lý và cung cấp bởi quy trình kế toán tài chính Khi đề cập đến lợi ích của người sử đụng thì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế v.v Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất về BCTC

2.3.2.2 Mục đích của Báo cáo tài chính

Theo IAS 1- Trình bày BCTC (IASB hiéu chỉnh tháng 05/2012), mục đích chủ

yếu của của BCTC là cung cấp thông tin về: -_ Tỉnh hình tài chính của đơn vị

-_ Kết quả hoạt động của đơn vị

- Sw thay déi tinh hình tài chính

Các thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế

Tình hình tài chính: thông tin về tình hình tài chính của đơn vị chịu ảnh hưởng bởi 4 yếu tố:

+ Nguồn lực mà đơn vị kiểm sốt: thơng tin về các nguồn lực mà đơn vị kiểm soát và khả năng thay đổi các nguồn lực trong quá khứ là thông tin hữu ích để dự đoán khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền của đơn vị trong tương lai

+ Cơ cấu tài chính: thông tin về cơ cấu tài chính là thông tin hữu ích để dự

đoán nhu cầu vay và khả năng tạo vốn trong tương lai, cũng như dự đoán lợi nhuận

và dòng tiền sẽ được phân phối như thế nào tại đơn vị

+ Khả năng thanh khoản: thông tin về khả năng thanh khoản trong ngắn hạn và đài hạn là thông tin hữu ích để dự đoán khả năng đáp ứng các cam kết tài chính của đơn vị khi đến hạn

+ Khả năng thích ứng: khả năng của đơn vị thích ứng khi có sự thay đổi trong mỗi trường hoạt động

Thông tin về tình hình tài chính được cung cấp chủ yếu qua Bảng cân đối kế

toán

Trang 26

+ Đánh giá các thay đổi tiềm tàng trong các nguồn lực kinh tế mà đơn vị sẽ kiểm soát trong tương lai

+ Dự đoán khả năng tạo ra tiền từ các nguồn lực hiện có

+ Xét đoán tính hữu hiệu trong việc sử dụng các nguồn lực bố sung

Thông tin về kế quả tài chính được cung cấp chủ yếu qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Su thay đổi tình hình tài chính: thông tin về vấn đề này là những thông tin hữu

ích giúp cho người sử dụng đánh giá các hoạt động đầu tư, tài chính, kinh doanh

trong kỳ báo cáo, đánh giá khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền, và đánh giá nhu cầu sử dụng tiền của đơn vị

Thông tin về sự thay đổi tính hình tài chính chủ yếu được cung cấp thông qua Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Ngồi các thơng tin mà báo cáo tài chính cung cấp như đã trình bày ở phần trên, nhiều thông tin bổ sung cần thiết cho người đọc được trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, đó là:

+ Các chính sách kế toán được áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính

+ Các số liệu chỉ tiết của thông tin trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả

hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Theo VAS 21 (2003), Báo cáo tài chính phải cung cấp những thông tin của

một doanh nghiệp về (tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập

khác, chỉ phí, lãi lỗ, và các luồng tiền) Điều này tương đồng với chuẩn mực kế toán

quốc tế

Do đó, ta thấy rằng Báo cáo tài chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì mỗi

báo cáo tài chính cung cấp một khía cạnh khác nhau của cùng một giao dịch Vì

vậy, bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp chỉ có thể thấy được khi sử dụng phối

hợp thông tin trên tất cả báo cáo tài chính.Từ những thông tin mà BCTC cung cấp dưới đây sẽ tìm hiểu ai cần sử dụng thông tin của Báo cáo tài chính

Trang 27

Thông thường, vai trò của BCTC được xem xét thông qua mục đích và lợi ích

mang lại của việc sử dụng thông tin của một số đối tượng chủ yếu

Theo (IASB, 2010), các đối tượng sử dụng BCTC bao gồm: nhà đầu tư hiện

tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác và một số đối tượng khác liên quan đến việc ra các quyết định kinh tế như:

- Các nhà quản lý doanh nghiệp (Managers): Sử dụng thơng tin kế tốn để lập các mục tiêu cho doanh nghiệp của họ, đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu đó

và đề ra các quyết định đẻ điều chỉnh những hoạt động cho có hiệu quả nhất

- Các nhà đầu tư (Investors): Các nhà đầu tư là những người cung cấp vốn cho tổ chức hoạt động với hy vọng thu được lợi nhuận cao hơn lãi gởi ngân hàng

Do vây, trước khi đầu tư họ cần có những thông tỉn tài chính về tổ chức, công ty mà họ có ý định đầu tư

- Các ông chủ (Owners): Những người sở hữu công ty quan tâm công ty làm ăn có lãi hày không, nhiều hay it để quyết định phân chia lợi nhuận thông qua các

thơng tin kế tốn (BCTC) để đánh giá nguwofi quản lý công ty có tốt hay không?

Có nên để họ tiếp tục quản lý hay bãi miễn đề thay thế người khác

- Những người cung cấp tín dụng hàng hóa (Creditors& suppliers): Các ngân hàng, công ty tài chính cũng như các nhà cung cấp hàng hóa trước khi cho doanh nghiệp vay tiền, hay cuøn cấp hàng hóa, họ cần phải biết được khả năng tài

chính của doanh nghiệp như thế nào?

- Các cơ quan thuế (Taxing authorieties): Các cơ quan thuế địa phương và Trung ương dựa trên nền tan co ban 1a các số liệu kế toán của doanh nghiệp để điều

chỉnh theo các quy định của thuế

- Các cơ quan chính pha (Government reulatory agencies): Cần các số liệu kế toán tổng hợp cho ngành, cho nền kinh tế và trên cơ sở đó đưa ra các chính sách

kinh tế phù hợp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển

- Người sử dụng khác (Other users): Các nhân viên, cơng đồn có thé dua ra các yêu cầu về lương dựa trên cơ sở thông tin kế toán chỉ ra thu nhập của nhân viên

Trang 28

Theo Nguyễn Xuân Hưng (2009), thông tin (BCTC) là nền tảng của các quyết định, và để có những quyết định mang tính hữu ích cao, các thông tin được cung cấp phải phù hợp, chính xác và trung thực nhất

Tóm iại:Các nhà quản lý nội bộ sử dụng thơng tin kế tốn cho các kế hoạch

ngắn hạn và kiểm soát các hoạt động hàng ngày, cho các quyết định không thường

xuyên và thiết lập các chính sách chung và các kế hoạch dài hạn Những người bên

ngoài như các nhà đầu tư, các nhà cung cấp tín dụng, hàng hóa, cơ quan Thuế và các cơ quan Chính phủ sử dụng để ra quyết định về công ty (như có nên đầu tư hay không?) Chính vì tầm quan trọng đó, trong luận văn này tác giả đề cập đến BCTC của công ty niêm yết đây là kênh cung cấp vốn lớn cho công ty nếu thông tin (BCTC) không đáng tin cậy sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhà đầu tư, đến nền kinh

tế.Như vậy, người sử dụng thông tin (BCTC) để đưa ra các quyết định kinh tế, thi điều cần thiết là BCTC phải chất lượng và đáng tin cậy

2.3.3 Tiêu chuẩn hóa chất lượng của BCTC

Trong thực tế, thông tin KTTC phục vụ cho quyết định đầu tư của những

thành phần tham gia thị trường Thông tin tài chính thực sự có hiệu quả với các chủ đầu tư, nhà cung cấp tín dụng, các đối tác và cơ quan có thâm quyền nếu cung cấp

tỉnh hình hoạt động trong quá khứ, dự đoán lợi nhuận tương lai và kiểm soát hoạt

động của BGĐ, theo Robert M.Bushman and Abbie J.Smith (2003) Thông tin

KTTC có được từ hệ thống kế toán, đây là hệ thống thu thập, xử lý, kiểm tra, phân

tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị bằng BCTC cho đối tượng

có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Điều 4, Luật kế toán)

Những quy định về thông tin KTTC thông qua BCTC được trình bày trong CFFF (Conceptual Fremework for Financial Reporting 2010) cua IASB, theo IFRS (2010) ISAB đã chỉ ra cách thức phát triển một hệ thống chuân mực kế toán chất

lượng cao và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới

Theo nhóm tổ chức nghề nghiệp kế toán như Hội đồng chuẩn mực kế toán

quốc tế; Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ hoặc theo chuẩn mực kế

Trang 29

tài chính với mục tiêu giải thích tình hình tài chính của doanh nghiệp cho nhiều đối tượng sử dụng khác nhau với những mục đích khác nhau Mục đích của nó là tăng tính so sánh được của thông tin tài chính giữa các doanh nghiệp tại các quốc gia

khác nhau Để có một cái nhìn tỗng quát nhằm chọ được tiêu chuẩn đặc điểm chất

lượng báo cáo tài chính (BCTC), ta xem xét một số quan điểm sau:

2.3.3.1 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Hoa Kỳ -

FASB

Theo quan diém cua FASB, chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính được chia thanh 2 nhóm đặc điểm bao gồm: (1) Đặc điểm cơ bản gồm thích hợp và

đáng tin cậy; và (2) nhóm các đặc điểm thứ yếu là nhất quán và có thê so sánh được

FASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là vấn đề: cân nhac chi phi — hiệu quả; trọng yếu và thận trọng

> Thích hợp:thông tin kế toán thích hợp là thông tin giúp người ra quyết định (người sử dụng) có thể thay đỗi quyết định của mình Nó phải bao gồm:

v_ Có giá trị dự đoán hay đánh gia Thơng qua việc dự đốn hay đánh giá lại các dự đoán trong quá khứ, người ra quyết định có thể thay đổi các tiên đoán trước đó và do đó có thể thay đổi quyết định của mình

Y Kip thoi: kip thoi la mot dc điểm hỗ trợ cho tính thích hợp của thông tin

Kịp thời được hiểu là thông tin phải sẵn sàng cho người quyết định trước

khi thông tin này bị mất khả năng ảnh hưởng tới việc quyết định

> Đáng tỉn cậy: thông tin kế toán đáng tin cậy là thông tin trình bày trung thực, không có sai sót hoặc thiên lệch và trong phạm vi có khả năng kiểm chứng

vx Trình bày trung thực: việc đánh giá để tạo thông tin và việc điễn đạt thơng tin kế tốn phải phù hợp với nghiệp vụ hoặc sự kiện muốn trình bày

v_ Có thể kiểm chứng: có thể kiểm chứng là khả năng đồng thuận giữa những

Trang 30

> Khả năng so sánh được và nhất quán

v So sánh được: so sánh được là yêu cầu thông tin cần giúp cho người sử

dụng có thể nhận thấy sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kính tế Các hiện tượng giống nhau phải được phản ánh giống nhau; hiện tượng

khác nhau phải được phản ánh khác nhau

vs Nhất quán: đòi hỏi sự thống nhất giữa các kỳ báo cáo thông qua việc không thay đổi thủ tục và chính sách kế toán Khi cần áp dụng phương pháp kế toán mới, để đảm bảo khả năng so sánh được thì thông tin cần có thêm phần

thuyết minh giải trình thích hợp

Các đặc điểm chất lượng trong nhiều tỉnh huống không thể thực hiện đầy đủ FASB đưa ra các hạn chế liên quan tới chất lượng thông tin, bao gồm:

> Quan hệ chỉ phí — lợi ích: lợi ích có được từ việc sử dụng thông tin càn được

xem xét trong mối quan hệ với chi phí để cung cấp thông tin đó Quan hệ lợi ích

va chi phí là giới hạn có ảnh hưởng rộng tới chất lượng thông tin

Trọng yếu: trọng yếu là tầm quan trọngcủa việc bỏ sót hay trình bày sai thông

tim mà trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, sự sai sót này ảnh hưởng tới việc

xét đoán làm thay đổi quyết định của người sử dụng thông tin đó

Thận trọng: là phản ứng thận trọng với các tình huống chưa rõ rằng để đảm bảo các tình huống chưa rõ ràng và các rủi ro tiềm tàng được xem xét một cách

đầy đủ

2.3.3.2 Quan điểm của Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế - IASB

Theo quan điểm của IASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin trên báo cáo tài chính gồm: có thể hiểu được, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh được IASB cũng đưa ra các hạn chế của chất lượng thông tin là cân đối giữa lợi ích - chi

phí; sự kịp thời và sự cân đối giữa các đặc điểm chất lượng

> Có thể hiểu được: người sử dụng phải hiểu được báo cáo tài chính thì thông tin

mới hữu ích Người sử dụng báo cáo tài chính được giả thiết là có một kiến thức

nhất định về kinh tế, kinh doanh và kế toán cũng như phải có thiện chí và nỗ lực

Trang 31

thiết cho việc ra quyết định thì không được loại trừ ra khỏi báo cáo tài chính dù nó kho hiểu đối với một số đôi tượng sử dụng báo cáo tài chính

> Thích hợp: thông tin được coi là thích hợp khi nó giúp người đọc đánh giá quá khứ, hiện tại (tính xác nhận), tương lai (tính dự đoán) hoặc xác nhận hay điều chỉnh các đánh giá trước đây Tính thích hợp chịu ảnh hưởng của nội dung và tinh trọng yếu thông tin

> Đáng tin cậy: đáng tin cậy là đặc điểm chất lượng yêu cầu: v

v

Phản ánh trung thực cá sự kiện hay nghiệp vụ cần trình bảy

Thông tin cần xem trọng nội dung hơn là hình thức, nghĩa là phải trình bày phù hợp với bản chất kinh tế chứ không chỉ căn cứ vào vào hình thức pháp

Thông tin phải trung lập, khách quan

Thận trọng, khi thực hiện một sự xét đoán hay ước tính trong điều kiện

chưa rõ ràng phải đảm bảo sao cho tài sản và thu nhập không bị thôi phông,

nợ phải trả không bị giấu bớt

Thông tin phải đầy đủ trong phạm vi của trọng yếu và chi phí Một sự sai

sót có thể làm thông tin bị hiểu lầm hay sai lệch và đo đó sẽ ảnh hưởng đến

tính đáng tin cậy

> C6 thể so sánh được: muốn thông tin so sánh được cần sử dụng nhất quán phương pháp và thục tục kế toán qua các thời kỳ Việc thuyết minh là cần thiết trong trường hợp doanh nghiệp thay đổi chính sách kế toán hoặc theo yêu cầu

của chuân mực

IASB cũng đưa ra các hạn chế liên quan tới các đặc điểm chất lượng của thông tin bao gồm:

> Sự kịp thời:thông tin được báo cáo chậm trễ sẽ mắt đi tính thích hợp nhưng ngược lại việc cung cấp thông tin đáng tin cậy phải có thời gian Vì vậy cần

phải cân đối giữa yêu cầu kịp thời và tính đáng tin cậy của thông tin

Trang 32

> Cân đối giữa các đặc điểm chất lượng

2.3.3.3 Quan điểm hội tụ LASB — FASB

Dự án hội tụ [ASB và FASB được tiến hành năm 2004 đã xác định hai đặc

điểm chất lượng cơ bản, bốn đặc điểm chất lượng bỗ sung và hai hạn chế

Đặc điểm chất lượng cơ bản

> Thích hợp: thông tin thích hợp là thông tin giúp người sử dụng có thé thay đổi quyết định thông qua việc giúp họ:

vˆ_ Cung cấp đầu vào cho quá trính dự đoán triển vọng tương lai

* Xác nhận hoặc điều chỉnh các đánh giá trước đó

> Trình bày trung thực:thông tin trên báo cáo tài chính phải trung thực về các

hiện tượng kinh tế muốn trình bày Cụ thể:

v_ Đầy đủ: nghĩa là phải bao gồm mọi thông tin cần thiết dé trình bày trung

thực mọi hiện tượng kinh tế muốn trình bày

vx Trung lập: nghĩa là không bị sai lệch một cách có chủ đích để đạt một kết

quả dự định trước hoặc ảnh hưởng lên quyết định theo một hướng đặc biệt nào đó

*“_ Không có sai lệch trọng yếu

Các đặc điểm chất lượng bỗ sung

> Có thé so sánh:là yêu cầu thông tin phải giúp người sử dụng có thể nhận thấy

sự khác biệt và tương tự giữa hai hiện tượng kinh tế Muốn vậy, phải sử dụng

nhất quán phương pháp và thủ tục kế toán qua các kỳ và trong cùng kỳ

> Có thể kiếm chứng:làthông tin đạt được mức đồng thuận giữa các người sử dụng có kiến thức và độc lập về các mặt:

⁄ Thông tin trình bày trung thực về hiện tượng kinh tế muốn trình bảy mà

không có sai sót hay thiên lệch trọng yếu

* Cá phương pháp ghi nhận hay đánh giá đã chọn không có sai sót hay thiên lệch một cách trọng yếu

Trang 33

> Có thể hiểu được: liên quan tới việc phân loại, diễn giải và trình bày một

cách rõ ràng và súc tích

Các hạn chế hay giới hạn của chất lượng thông tin

> Trọng yếu: thông tin nếu có sai sót hoặc trình bày sai nếu ảnh hưởng tới quyết định của người ra quyết định thì sẽ được coi là thông tin trọng yếu Trọng yếu

được xem là giới hạn vì nó ảnh hưởng tới tất cả các đặc điểm chất lượng thông tin

> Chỉ phí: lợi ích của báo cáo tài chính phải biện minh được cho các chị phí của

việc lập báo cáo tài chính trên cả hai phương diện định lượng và định tính

Như vậy, các đặc điểm chất lượng báo cáo tài chính (theo quan điểm théng tin hiru ich) cua IASB va FASB được khái quát ở Bảng 2.1

Trang 34

2.3.3.4 Quan điểm của chuẩn mực kế toán Việt Nam

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, đặc điểm chất lượng của thơng tin kế tốn (BCTC) được trình bày ở nội dung “các yêu cầu cơ bản đối với kế toán”, bao gồm: (Bộ tài chính, 2002)

>

Vv

Trinh bày trung thực:các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo trên cơ sở các bằng chứng đầy đủ, khác quan và đúng với thực tế về

hiện trạng, bản chất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Khách quan:các thông tin va số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo đúng với thực tế, không bị xuyên tạc, không bị bóp méo

Đầy đủ:mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến kỳ kế toán

phải được ghi chép và báo cáo đầy đủ, không bị bỏ sót

Đúng kỳ:các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo kịp

thời, đúng hoặc trước thời hạn quy định, không được chậm trễ

Dé hiéu:cac thông tin va số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ ràng, dễ

hiểu đối với người sử dụng Người sử dụng ở đây được hiểu là người có hiểu biết về kinh doanh, về kinh tế, tài chính, kế toán ở mức trung bình Thông tin

về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phần thuyết minh

Có thể so sánh:các thông tin và số liệu kế toán giữa các kỳ kế toán trong một

doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp chỉ có thể so sánh được khi tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không nhất quán thì phải giải trình trong

phần thuyết minh để người sử dụng BCTC có thể so sánh thông tin giữa các

kỳ kế toán, giữa các doanh nghiệp hoặc giữa thông tin thực hiện với thông tín

dự toán, kế hoạch

Như vậy, tiêu chuẩn hố thơng tin KTTC của Việt Nam và quy định quốc tế có

sự tương đồng và thông tin KTTC (thể hiện qua BCTC) bao gồm: Sự phù hợp, trình bày trung thực (tin cây) (hai tiêu chuẩn căn bản) và các tiêu chuẩn làm gia tăng chất

Trang 35

2.3.4 Nhận xét về đặc điểm chất lượng của BCTC

Về các đặc điểm chất lượng của BCTC, bên cạnh quan điểm thống nhất của

IASB và FASB, cũng có một số quan điểm của các tổ chức và quốc gia khác với

mức độ tương đồng khác nhau với IASB và FASB.Quá trình hội tụ quan điểm về

đặc điểm chất lượng của BCTC giữa IASB và FASB cũng cho thấy đã có một sự

thay đổi và điều chỉnh khá rõ nét Theo đó, khái niệm “đáng tin cậy” đã được thay

bằng “trình bày trung thực”, với ý nghĩa là, việc phản ánh đúng bản chất của một

hiện tượng kinh tế sẽ thể hiện chính xác hơn chất lượng được mong đợi của BCTC

Trong VAS 01 có yêu cầu tính trung thực, tuy nhiên trung thực không đồng nghĩa với đáng tin cậy Có những thông tin trung thực nhưng chưa chắc đã là đáng tin cậy

(ví dụ trung thực theo hiểu biết của người lập, nhưng nó có thể có lỗi lớn), nhưng

đáng tin cậy thì phải trung thực Khái niệm “nội dung quan trọng hơn hình thức” không được đề cập riêng vì nó đã được bao hàm trong “trình bày trung thực”, trong khi “có thể kiểm chứng” được xem như một đặc điểm bố sung vì không phải thông tin trình bày trung thực nào cũng có thể kiểm chứng độc lập Ngoài ra, “thận trọng”

cuối cùng đã được loại ra khỏi một yêu cầu chất lượng mong đợi của BCTC, bởi lẽ

nó có thể mâu thuần với yêu cầu “trung lập”

Như vậy, đặc điểm chất lượng của BCTC là một khái niệm mang tính lịch sử,

cụ thể.Nó gắn liền với sự thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của nền

kinh tế - xã hội của các châu lục, các quốc gia với các đặc điểm, điều kiện khác

nhau Nói cách khác, các đặc điểm chất lượng của BCTC không phải là bất di bất

dịch, đo vậy, khó có thể có một khuôn mau chi tiết duy nhất cho việc nâng cao tính hữu ích của BCTC, mả nó cần phải được xác định trong các điều kiện cụ thé

2.1 Mối quan hệ giữa đạo đức nghề nghiệp kế toán và chất lượng báo cáo tài chính

Mathews and Perera (1996) quan sát thấy rằng mỗi nghè nghiệp đều được xây

dựng quy tắc đạo đức buộc các thành viên phải tuân theo, điều này là biển nhiên Cá

nhân theo thời gian phải đối mặt với các tình huống khó xử và các vấn để của sự yêu đuối của ý chí, kế toán là không ngoại lệ Trong quá trình làm việc, họ gặp rat

HUTECH LIBRARY

A_ TD]ĩ

Trang 36

nhiều tình huống bị cám dỗ để làm những điều sai trái về mặt đạo đức Đó là lý do

tại sao phát sinh yêu cầu kế toán chuyên nghiệp cam kết hành vi của mình với các tiêu chuân đạo đức Điều này liên quan đến một đảm bảo rằng các cơ quan kế toán

và các thành viên của họ sẽ không theo đuôi tư lợi vật chất của họ theo những cách

mà mâu thuần với nhiệm vụ của mình với lợi ích công cộng (Appah, 2010) Vì vậy, kế toán là các chuyên gia chịu trách nhiệm cho việc lập báo cáo tài chính cần phải tuân thủ các quy tắc chuẩn mực đạo đức kế toán để cung cấp sảm phẩm của mình là báo cáo tài chính đáng tin cậy, phù hợp, kịp thời, chính xác, dễ hiểu và báo cáo tài chính toàn diện Những chuyên gia này trước đây được xem là cơ quan giám sát của xã hội, nhưng giờ đang liên quan đến các vụ bê bối lầm thất thoát hàng tỷ đô la của

nhà đầu tư Lập luận này phù hợp với Achua (2009) cho rằng thái độ không trung

thực của kế toán và hành động gian lận của họ sẽ ảnh hưởng đến tô chức cả công lẫn tư

Chính vì vậy, đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia kế toán, kiểm toán với

niềm tin của công chúng đang là vấn để thách thức của chúng ta trong thế kỷ này

Sau ảnh hưởng của hàng loạt vụ bê bối tài chính làm rung chuyển nền kinh tế toàn

cầu trong những năm đầu thế kỷ 21 Đây không phải là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề của tất cả các tổ chức kinh tế ở tất cả các nước Trong các nguyên nhân dẫn đến các vụ bê bối tài chính có nguyên nhân không kém phần quan trọng đó là đạo đức nghề nghiệp của các chuyên gia kế toán và kiểm toán đã gây nên Tuy nhiên, hành xử đạo đức trong kế toán là quan trọng hơn so với kiểm toán bởi vì hệ thống kế toán chuẩn bị BCTC cho kiểm toán (Mahadavikhou, 2010).Gần đây Liên

đoàn Kế toán Quốc tế([FAC) trong báo cáonghiên cứu của mìnhcó tựa đèlà “Xây

dựng lại niềm tin củacông chúngtrongbáo cáotài chínhmộtquan điểm quốc tế”dohậu quả củasự sụp đổ củaEnronvàWorldComnăm 2002kết luận rằngnhững vụ bê bốitài chínhtrongthời gian gần đâylàtriệu chứngcủa các vân đạo đức vàxác địnhrằng việc

cải thiệncác tiêu chuẩnđạo đức, quản lýtài chínhđầy đủ vàtăng cườngkiểm soátnhư

là phương tiệnđểnâng caosự tự tincủacông chúng sử dụng báo cáotài chính.Đề tránh

Trang 37

Chứng Khoán (SEC), Viện Kế toán của Nigeria CAN), Hiệp hội kế tốn cơng chứng Anh quốc (ACCA), và các cơ quan quản lý khác đã đưa ra tiêu chuân kế toán

và đạo đức được tổ chức ở một mức độ cao hơn và điều đó sẽ phục vụ trong việc

chuẩn bị báo cáo tài chính tốt hơn với thông tin đầy đủ sẽ hỗ trợ tất cả các bên liên

quan dé đưa ra quyết định

Vì vậy, tiếp thu và phát triểnđạo đức nghề nghiéptrongnghé kế toánsẽ dẫn đến cải thiện chất lượngcủabáo cáotài chính(Mahdavikhou, 2010)

2.2 Các nghiên cứu trước đây

Trên thế giới đã có một số nghiên cứu liên quan đến đạo đức kế toán ảnh

hưởng đến chất lượng BCTC được trình bày ở Bảng 2.2

Bảng 2.2 Tóm tắt các nghiên cứu trước

Tác giả Kết quả

Joseph and Jossy (2014) Kết quả cho thâyrăng cómôi quan hệtích cựcgiữađạo đứckê toánvàchất lượngtải chínhbáo cảoliên quan đếnlợi nhuận trênvốn đầu tư, thu nhập trên mỗi¡cễ phiếu, cổ tứcmỗi cỗ phan

Ogbonna and Appah (2011) Két qua cho thayrang các tiêu chuẩnđạo đức kê toán có ảnh hưởng

dang kédén chit lượngcác báo cáotài chínhcủa các ngân

hangtaiNigeria

Ogbonna and Appah (2011) Việc tuân thủ đạo đức của kê toán trong một cách tích cực và đáng kê

ảnh hưởng đến báo cáo tài chính và chất lượng hoạt động của các tô

chức

Mahdi and Mohsen (2011) Kết quảchỉ ramôi quan hệ có ý nghĩathông kê giữađạo đức nghệ

nghiệpvà chất lượngcủabáo cáotài chính

Nwanyanwu (2010) Nghiên cứu cho thấy rằng một sự khác biệt lớn tôn tại giữa châp nhận quan sát và dự đoán về ý nghĩa của các tiêu chuẩn đạo đức trong hành nghề kế toán

Trang 38

Berrone et al (2005) Nghiên cứu của họ cho thây một bản sắc doanh nghiệp mạnh về đạo

đức đã được tích cực liên quan đến mức độ cao của sự hài lòng của

các bên liên quan Đôi lại sự hài lòng của các bên liên quan đã có một tích cực ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động tài chính của công ty

Webley and More (2003 Nghiên cứu cho thây rắng những công ty trong mẫu với quy tắc đạo đức trong giai đoạn 1997-2001 ngoài thực hiện với những người nói rằng họ không có một quy tắc đạo đức và kết luận chung từ nghiên cứu của họ là có một bằng chứng mạnh mẽ cho thấy rằng các công ty lớn tại Anh với quy tắc đạo đức ngoài thực hiện trong tài chính và

các chỉ sô so với những người không có đạo đức

D Asquilla (2001) Nghiên cứu cho thây răng các kê toán có tích cực hơn thái độ về quản lý kỳ vọng của họ nhiều hơn họ làm về quản lý hoạt động của riêng

về đạo đứchành vi và phần lớn các kế toán viên báo cáo rằng một số

áp lực để đạt được báo cáo hiệu suất ngắn hạn

Nguôn: Ogbonna and Appah (2012), tác giả tổng hợp

Ở Việt Nam, theo sự hiểu biết của tác giả thì chưa có tài liệu nào nghiên cứu

mức độ ảnh hưởng của đạo đức nghề nghiệp kế toán đến chất lượng báo cáo tài

chính Gần đây, có một số nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanh nghiệp ở góc độ

hoàn thiện và kiểm soát sự minh bạch, nâng cao tính hữu ích của BCTC.Nghiên cứu

của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thống BCTC

doanh nghiệp của [ASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009)

đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp,

Trang 39

Nhìn chung các nghiên cứu này chỉ đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào xác định tính chất nội tại bên trong, nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế tốn (thơng qua BCTC)

2.3 Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu

Theo sự hiểu biết giới hạn của tác giả thì hiện nay tại Việt Nam chưa có một

tài liệu nghiên cứu nào nghiên cứu sự ảnh hưởng của nguyên tắc đạo đức nghề

nghiệp kế toán đến đặc điểm chất lượng của BCTC

Theo nghiên cứu của Ogbomna and Appah (2012) đưa ra mô hình nghiên cứu tại các ngân hàng ở Nigeria 5 mô hình gồm 5 đặc điểm chất lượng của BCTC (biến

phụ thuộc) và 4 biến độc lập là nguyên tắc đạo đức kế toán là: chính trực, khách

quan, bảo mật, năng lực chuyên môn Yi = f(X),X2,X3,X%4) (2.1) R= Bo + BiX1 + B2X2 + B3X3+ B4Xqte; (2.1.1) FP= Bo + B1X1 + B2X2 + B3X3 + BaXy +e@.1.2) U= Bo + BiX1 + B2X2 + B3X3+ ByXqte, (2.1.3) CO= Bo + BiX1 + B2X2 + B3X3+ BaX4 te; (2.1.4) T = Bo + BiX1 + BrX2 + B3X3t B4Xq +e(2.1.5) Trong do: Bo: hang sé

8: - B¿ là các hệ số hồi quy của các biến độc lập

e; :là các sai số ngẫu nhiên có kỳ vọng bằng 0

Trang 40

X, (Integrity): Chinh trực X, Objectivity): Khach quan X; (Confidentiality): Bao mat

X, (Technical competence): Nang lực chuyên môn

Trên thế giới để lượng hóa chất lượng thông tin KTTC (thông qua BCTC), có

rất nhiều phương pháp, mô hình được sử dụng như: Mô hình đồn tích (accrual models), mô hình giá trị phù hợp (value relavance models), phương pháp đánh giá

khoản mục trong BCTC và phương pháp lượng hóa các tiêu chuẩn của BCTC như

Ngày đăng: 05/03/2021, 13:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w