7điều sếp khôngnênnóivớinhânviênSếp là người có quyền lực và tác động tới nhân viên. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với sự chuyên quyền độc đoán, muốn cư xử vớinhânviên ra sao cũng được. Những lời động viên nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là một lời doạ nạt . Trong giao tiếp cũng vậy, sếpnên suy nghĩ trước khi phát ngôn. Dưới đây là 7điều sếp khôngnênnóivớinhân viên: 1. "Tôi trả lương cho anh nên anh phải làm theo những điều tôi bảo" Nhà lãnh đạo quản lí nhânviên bằng tinh thần trách nhiệm, sự động viên, thậm chí phục vụ cấp dưới. Và một nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ không doạ nạt nhân viên. Vì vậy, hãy chú ý tới lời ăn tiếng nói của mình, làm gương cho nhân viên, ca ngợi nhânviên trước toàn thể công ty, phê bình nhânviên một cách khéo léo và giao việc một cách hiệu quả. Chắc chắn bạn sẽ gây ấn tượng với cấp dưới. 2. "Tôi không muốn nghe lời phàn nàn của anh" Lắng nghe ý kiến là một phần công việc của sếp. Bạn nên chủ động tiếp thu những phản hồi từ nhân viên, cả tích cực lẫn tiêu cực. Việc này có thể khiến bạn đau đầu nhưng nó là một trong những nguyên nhân bạn được trả lương cao hơn nhân viên. Hơn nữa, những lời phàn nàn sẽ giúp bạn xác định vị trí hiện tại và tìm cách khắc phục "lỗ hổng" cho công ty lẫn bản thân. Lưu ý rằng dù lời phàn nàn của nhânviên chưa được giải quyết, việc bạn lắng nghe cũng khiến anh/chị ấy thoải mái tinh thần hơn. 3. "Tôi sẽ tới văn phòng vào chiều thứ 7 và anh cũng phải có mặt ở đó" Áp lực làm việc không ngừng nghỉ như vậy sẽ khiến nhânviên của bạn nhanh chóng mất dần nhuệ khí, năng suất và hiệu quả. Bạn có thể chọn làm việc 7 ngày một tuần nhưng nhânviênkhông nhất thiết phải đi theo guồng quay của bạn. Nếu cứ khăng khăng bắt họ làm nhiều hơn phần mô tả công việc, bạn sẽ nhận được phản ứng tiêu cực, thậm chí cả rắc rối về luật lao động. 4. "Tôi là người đánh giá hiệu quả công việc của anh" Có thể bạn muốn thúc đẩy nhânviên làm việc tốt hơn hoặc muốn nhắc nhở người khác về quyền lực của bạn. Tuy nhiên, câu nói như vậy không những không hiệu quả mà còn khiến bạn mang tiếng là sếp "xấu tính". Nếu thực sự muốn thúc đẩy nhân viên, hãy nhấn mạnh tới tầm quan trọng của những gì họ đóng góp cho sự phát triển của công ty. Những lời động viên nhẹ nhàng sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là một lời doạ nạt. 5. "Chúng ta luôn luôn thực hiện công việc theo cách này" Nói như vậy tức là bạn đang ngăn cản sự sáng tạo của nhân viên. Hãy nhớ rằng đôi khi họ có những ý tưởng mới mẻ và hiệu quả hơn so với phương pháp công ty đã đề ra cách đây cả chục năm. Nhiệm vụ của một người sếp như bạn là khuyến khích nhânviên sáng tạo. Khi cấp dưới có cách làm tốt hơn, bạn nên chúc mừng và trao thưởng cho họ một cách xứng đáng. 6. "Chúng ta cần cắt giảm chi phí'' Nhânviên sẽ khó chịu khi phải "thắt lưng buộc bụng" trong khi sếp lại sống sung túc dựa trên những gì cấp dưới mang lại. Văn phòng xuống cấp, hệ thống máy tính lạc hậu là lí do đúng đắn để họ đề nghị bạn cấp kinh phí sửa sang. Dù nền kinh tế khó khăn và công ty bạn thực sự cần cắt giảm chi phí, hãy giải thích cụ thể vớinhânviên thay vì tức giận phản đối kịch liệt và mắng mỏ họ. 7. "Anh/chị nên làm việc tốt hơn" Nhânviên cần có các công cụ cần thiết và sự trợ giúp từ cấp trên để hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên, khi họ mắc sai lầm hoặc thực hiện không đúng ý, bạn lại chỉ đưa ra một lời hướng dẫn mơ hồ và chung chung: "Anh/ chị hãy làm việc tốt hơn". Điều đó sẽ khiến nhânviên lúng túng và mất phương hướng. Hãy học cách giao tiếp hiệu quả hơn để giúp đỡ những người làm việc cùng bạn. . 7 điều sếp không nên nói với nhân viên Sếp là người có quyền lực và tác động tới nhân viên. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với sự chuyên. là 7 điều sếp không nên nói với nhân viên: 1. "Tôi trả lương cho anh nên anh phải làm theo những điều tôi bảo" Nhà lãnh đạo quản lí nhân viên