1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Tài liệu Những câu sếp không nên nói với nhân viên doc

5 538 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 128,31 KB

Nội dung

Những câu sếp không nên nói với nhân viên Lãnh đạo công ty không phải là kiểm soát viên hay quản giáo. Một người lãnh đạo có tài sẽ tạo điều kiện để nhân viên tự giác và nhiệt tình làm việc mà không cần có sự kiểm tra giám sát. “Làm đi!” Lẽ thường, không cần câu nói đó, nhân viên của bạn cũng hiểu được nhiệm vụ. Nhưng với sự nhấn mạnh như trên, bạn đặt họ vào thế bị hạ thấp tư cách, và điều đó khiến đa số nhân viên cho rằng họ bị sỉ nhục. “Tôi không muốn nghe bất kỳ lời xin lỗi nào cả!” Đôi khi không nhất thiết phải xin lỗi khi sai lầm đã qua. Nhưng nhân viên có quyền giải thích cho lãnh đạo nguyên nhân khiến anh ta hành động như vậy. Nếu sếp cố tình không chịu lắng nghe và còn tuyên bố một câu căng thẳng như trên, chẳng qua chính sếp đã tự thấy rằng mình có một phần trách nhiệm trong chuyện này, nhưng cứ lờ đi. Vậy là người lãnh đạo đã không thành thật trước nhân viên và ngay cả trước bản thân mình. “Anh phải thấy may mắn là tôi không đuổi việc anh!” Nếu nhân viên làm việc tồi thực sự, người lãnh đạo cần cho thôi việc. Song nếu anh ta có một sơ suất nhỏ, thì đừng nghĩ đến chuyện sa thải. Logic đơn giản là như vậy. Thường là sau khi sếp đã dọa dẫm như vậy, nhân viên sẽ bắt đầu có ý định kiếm việc khác và không còn hết lòng cho công việc hiện tại. “Tôi sẽ theo dõi anh chặt hơn!” Lãnh đạo công ty không phải là kiểm soát viên hay quản giáo. Một người lãnh đạo có tài sẽ tạo điều kiện để nhân viên tự giác và nhiệt tình làm việc mà không cần có sự kiểm tra giám sát. Một nhà quản lý tốt tạo nên bầu không khí trong sạch và cởi mở, do đó mọi lầm lẫn hay thành công của nhân viên đều biểu lộ rõ ràng. Đe nẹt kiểu trên đây chỉ khiến cho nhân viên thấy rằng trước đó sếp hoàn toàn không nắm được tình hình trong công ty. 9 lời khuyên để giữ những khách hàng lâu năm Điều quan trọng để có được thành công trong kinh doanh là có được những khách hàng lâu năm, ổn định. Nhiều công ty đã phạm sai lầm khi không quan tâm tới những khách hàng cũ mà chỉ chú trọng vào việc tìm kiếm những khách hàng mới. Là một công ty thương mại chuyên nghiệp, bạn cần thực hiện được cả hai chiến dịch đó song song. Để giữ được những khách hàng tiềm năng và lâu dài, bạn cần: 1. Luôn giữ liên hệ: Đó chỉ cần là một lá thư thông tin hàng tháng, một tấm thiệp nhân ngày sinh nhật hay thành lập công ty của khác hàng. Tất cả để thể hiện rằng người khách hàng này được quan tâm. 2. Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Để “tiến gần” hơn tới khách hàng và đáp ứng được mọi nhu cầu của họ. Hãy đào tạo nhân viên của bạn làm việc một cách chuyên nghiệp khi đối xử với khách hàng để họ luôn nhớ rằng tại đây họ được đón tiếp rất tốt. 3. Sự trung thành của nhân viên: Bạn phải làm cho mọi nhân viên từ cấp cao nhất đến những nhân viên bình thường trung thành và hết mình với công ty. Khích lệ họ trong công việc và họ cũng sẽ “truyền” sự trung thành này sang khách hàng của công ty. 4. Đào tạo nhân viên: Đào tạo nhân viên trong cách ứng xử cũng như làm việc với khách hàng. Cư xử nhã nhặn, luôn tươi cười với khách hàng dù có bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra. Ngoài ra, mọi nhân viên cũng cần hiểu rằng lợi ích của khách hàng luôn là số 1 trong mục tiêu khi thực hiện công việc. 5. Chính sách khích lệ khách hàng muốn giao dịch với công ty: Mang lại cho khách hàng những lý do để họ muốn quay lại công ty. Ví dụ, bạn có thể giảm bao nhiêu phần trăm với mỗi lô hàng trị giá một số tiền nhất định hoặc miễn phí vận chuyển. 6. Luôn có hàng khi được yêu cầu: Đảm bảo phải luôn có hàng trong kho khi khách hàng yêu cầu. Với những khách hàng lâu năm, nếu công ty hết hàng bạn cần cố gắng tìm cách có được hàng để giao cho họ. Điều bạn cần trong những trường hợp này là đảm bảo uy tín của công ty không phải lợi nhuận. Ngoài ra, đảm bảo mỗi nhân viên đều có kiến thức thông thạo về mặt hàng mà công ty bán. 7. Là đối tác đáng tin cậy: Nếu bạn đã nói với khách hàng rằng thứ 4 họ sẽ có hàng thì bạn phải đảm bảo bằng mọi cách hàng sẽ đến đúng thời gian. Nếu có bất cứ chuyện gì khiến hàng đến chậm, phải lập tức báo cho khách hàng và xin đền bù mọi tổn thất vì sự rắc rối đó. 8. Linh hoạt trong mọi tình huống: Nếu là người giỏi bạn cần cố gắng dàn hòa mọi rắc rối hay than phiền từ phía khách hàng một cách nhẹ nhàng. Việc đưa ra những lý do bào chữa như “đó là chính sách của công ty chúng tôi” sẽ làm công ty bạn nhanh chóng mất đi người khách hàng đó. 9. Nhớ vài thông tin cơ bản về khách hàng: Hãy nhớ tên của những khách hàng quen này cùng một số yêu cầu đặc trưng mỗi khi họ giao dịch với công ty bạn. Điều này tạo cảm giác thoải mái và khiến khách hàng có ấn tượng mỗi khi đến công ty bạn. . Những câu sếp không nên nói với nhân viên Lãnh đạo công ty không phải là kiểm soát viên hay quản giáo. Một người lãnh đạo có tài sẽ tạo điều kiện để nhân. Sự trung thành của nhân viên: Bạn phải làm cho mọi nhân viên từ cấp cao nhất đến những nhân viên bình thường trung thành và hết mình với công ty. Khích

Ngày đăng: 25/01/2014, 21:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w