1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bộ đề thi môn ngữ văn luyện thi thpt quốc gia năm 2020 hay nhất

121 209 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 7,38 MB
File đính kèm MÔN NGỮ VĂN THPT 2020.rar (7 MB)

Nội dung

bộ đề thi môn ngữ văn luyện thi thpt quốc gia năm 2020 hay nhất

Trang 1

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

1 Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức kỹ năng, khả năng vận dụng kiến thức ấy vào việc đọc -hiểu và tạo lập văn bản

2 Khảo sát một số kiến thức, kỹ năng trọng tâm của chương trình Ngữ văn 12, theo các nội dung; Văn học, Tiếng Việt, Làm văn với mục đích đánh giá mức độ nhận thức cụ thể theo những yêu cầu đặt ra cho các nội dung học tập

3 Đánh giá năng lực: Đọc - hiểu và tạo tập văn bản theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao

II HÌNH THỨC KIỂM TRA:

Tự luận, thời gian 120 phút

III THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN

thấp

Vận dụng cao

- Nhận biết vấn

đề xã hội

- Hiểu và trình bày được vấn

đề trên cơ

sở hiểu biết, đánh giá vấn đề

xã hội

- Vận dụng hiểu biết kiến thức vào việc đánh giá vấn

(10% x 10 điểm = 1.0 điểm)

xã hội được nêu ra ở phần Đọc hiểu

Số câu: 1

Tỉ lệ: 20%

(20% x 10 điểm = 2,0

20% x 10

= 2,0 điểm

Trang 2

Số câu: 1

Tỉ lệ: 50%

(50% x10 điểm = 5,0 điểm) 50% x10

điểm = 5,0 điểm)

IV BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN

A PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

"BỚT ẢO TƯỞNG HƠN VÀ ĐỪNG DỰA DẪM VÀO NGƯỜI KHÁC KHI ĐÃ 18 TUỔI RỒI"!

“Tôi vẫn thường tự hỏi vì sao cha mẹ Việt Nam luôn khó những thứ không cần thiết và dễ những thứ không nên dễ Ví dụ, họ thật khó khăn trong việc không cho con đi chơi, đi làm thêm, đi gặp bạn bè, tham gia hoạt động ngoại khoá Họ chỉ muốn con họ ở nhà, ngay dưới ánh mắt của họ, hay ngồi trong lớp học thêm, cho họ yên tâm Ngược lại, họ thật dễ dàng trong việc không bắt con làm việc nhà, không bắt con chịu trách nhiệm cho những quyết định đơn giản hàng ngày, cho con mua những vật dụng khá đắt tiền Họ la mắng làm con xấu hổ, nhưng ít khi phạt bằng hành động thực tế

Tôi nghĩ, thay vì “quản” con và “chỉ”cho con nên làm gì từng bước, từng bước Cha mẹ hãy tập cho con biết tự xác định mục tiêu, biết ra quyết định dựa trên những gì trong tầm với của mình, biết chịu trách nhiệm với quyết định mình, biết giải quyết vấn đề của riêng mình Đừng làm giùm con, quyết định giùm con, hay sống giùm con nữa nếu không muốn nó mãi mãi không trưởng thành

Nói thật, tôi luôn thấy chướng mắt khi thấy cha mẹ dẫn con đi nộp đơn vào trường đại học, viết đơn cho con, hỏi câu hỏi giùm con, liên lạc thầy cô thay con Có lẽ 10 năm trước, khi con 8 tuổi, cha mẹ nên từ từ cho con tự làm những thứ nho nhỏ, thì 10 năm sau, khi con 18 tuổi, cha mẹ chỉ cần lắng nghe thông tin từ con, nghe con báo cáo, hỏi con lý do vì sao, rồi hỗ trợ tài chính với những giới hạn mà cả hai đều hiểu Như vậy sẽ tốt hơn nhiều

Ôi, tôi viết note này trong hai nỗi sợ, “Sợ mình bị ném đá” và “Sợ mình không được các em thương nữa Nhưng tôi xin đính chính, tôi không ngừng yêu quý các em Tôi chỉ muốn các em thực tế hơn, cố gắng hơn, bớt ảo tưởng hơn, có trách nhiệm hơn, và thôi đừng ngây thơ dựa dẫm vào người khác nữa khi đã 18 tuổi rồi

Các em ơi, hãy bước vào đời với chân cứng đá mềm, hãy bắt đầu sống và viết câu chuyện của mình đi nhé."

(Hoàng Hồ Phụng; va-dung-dua-dam-vao-nguoi-khac-khi-da-18-tuoi-roi.chn )

Câu 1 Xác định thao tác lập luận chính của văn bản trích trên (0,5 điểm)

Trang 3

Trang3

Câu 2 Theo tác giả bài viết, để con trẻ bớt ảo tưởng hơn, không dựa dẫm vào người khác,

cha mẹ tập cho con làm những gì? (0,5 điểm)

Câu 3 Vì sao, tác giả bài viết khẳng định: “Đừng làm giùm con, quyết định giùm con, hay

sống giùm con nữa nếu không muốn nó mãi mãi không trưởng thành.”(1,0 điểm)

Câu 4 Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả bài viết: “Tôi chỉ muốn các em thực

tế hơn, cố gắng hơn, bớt ảo tưởng hơn, có trách nhiệm hơn, và thôi đừng ngây thơ dựa dẫm vào người khác nữa khi đã 18 tuổi rồi.” (1,0 điểm)

B PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của mình trước ý kiến:

Đừng dựa dẫm vào người khác khi đã 18 tuổi rồi được thể hiện trong nội dung đoạn trích ở phần đọc

hiểu trên

Câu 2 (5,0 điểm)

Trong vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ có cảnh đối thoại giữa hồn

Trương Ba và Đế Thích như sau:

Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa,

không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được Tôi muốn được là

tôi toàn vẹn

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây Ở

bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng

này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

Đế Thích: Nhưng mà ông muốn gì?

Hồn Trương Ba: Ông từng nói: Nếu thân thể người chết còn nguyên vẹn, ông có thể làm cho

hồn người đó trở về Thì đây (chỉ vào người mình) thân thể anh hàng thịt còn lành lặn nguyên xi đây, tôi trả lại cho anh ta Ông hãy làm cho hồn anh ta được sống lại với thân xác này

Đế Thích: Sao lại có thể đổi tâm hồn đáng quý của bác lấy chỗ cho cái phần hồn tầm thường

của anh hàng thịt?

Hồn Trương Ba: Tầm thường, nhưng đúng là của anh ta, sẽ sống hòa thuận được với thân

anh ta, chúng sinh ra là để sống với nhau

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016, tr 149)

Cảm nhận của anh/chị về khát vọng của nhân vật hồn Trương Ba được thể hiện qua màn đối thoại trên Từ đó, anh/chị hãy bình luận quan niệm nghệ thuật về con người được tác giả gửi gắm qua tác phẩm

- Hết -

Trang 4

Trang4

Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ……… …… ;Số báo danh: ………

Chữ kí của giám thị 1:………… ………;Chữ kí của giám thị 2: … …… …………

V

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM

(Hướng dẫn chấm và Đáp án – Thang điểm gồm có 03 trang)

II Đáp án và thang điểm

1 Thao tác lập luận chính: thao tác lập luận bình luận/thao tác bình

luận/bình luận

0,5

2 Theo tác giả bài viết, để con trẻ bớt ảo tưởng hơn, không dựa dẫm

vào người khác, cha mẹ tập cho con: biết tự xác định mục tiêu, biết ra quyết định dựa trên những gì trong tầm với của mình, biết chịu trách nhiệm với quyết định mình, biết giải quyết vấn đề của riêng mình

0,5

3 Sỡ dĩ tác giả bài viết khẳng định: “Đừng làm giùm con, quyết định

giùm con, hay sống giùm con nữa nếu không muốn nó mãi mãi không trưởng thành.” là vì:

- Cha mẹ là người thường yêu thương, chìu chuộng, bao bọc, làm thay, “làm giùm” mọi thứ cho con, khiến chúng ỷ lại, thiếu tính tự lập;

- Chính cách yêu thương ấy, khiến trẻ luôn sống dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào cha mẹ và những người xung quanh, không trưởng thành;

- Đối diện thực tế, trẻ dễ bị hụt hẫng, dễ bị sốc và dễ dàng bỏ cuộc trước khó khăn, thiếu khả năng tự quyết định và chịu trách nhiệm

1,0

(0,25)

(0,50) (0,25)

4 Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm riêng của mình trước ý kiến đã nêu

trong đoạn trích (có thể không đồng tình hoặc đồng tình) và lí giải một cách hợp lí và có sức thuyết phục

1,0

Trang 5

Trang5

(Chỉ cho điểm tối đa, khi ý kiến bày tỏ quan điểm đúng đắn.)

1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm

của mình trước ý kiến: Đừng dựa dẫm vào người khác khi đã 18 tuổi rồi được thể hiện trong nội dung đoạn trích ở phần đọc hiểu

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh viết đúng hình

thức một đoạn văn, có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, móc xích, tổng-phân-hợp hoặc song hành

0,25

b Xác định đúng vấn đề nghị luận: không nên dựa dẫm vào người khác khi đã 18 tuổi rồi

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận: Thí sinh lựa chọn các hao tác lập

luận thích hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần thể hiện được quan điểm của bản thân trước ý kiến trên Có thể tham khảo một số ý sau:

+ Phê phán một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay quen với lối sống dựa dẫm, lệ thuộc vào gia đình, người khác

- Cần nhận thức hậu quả của lối sống dựa dẫm để có ý thức phát triển năng lực bản thân, rèn cho mình tính tự lập; sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội

d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa,

2 Cảm nhận về khát vọng của nhân vật hồn Trương Ba được thể

hiện qua màn đối thoại với Đế Thích trong đoạn trích Từ đó, bình luận quan niệm nghệ thuật về con người được tác giả gửi gắm qua tác phẩm

5,0

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn

đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài đánh giá được vấn đề

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Khát vọng của nhân vật hồn

Trương Ba, từ đó bình luận quan niệm về con người được tác giả gửi gắm qua tác phẩm

Trang 6

Trang6

màn đối thoại:

- Giới thiệu sơ lược về nhân vật hồn Trương Ba khi phải sống nhờ trong thân xác hàng thịt

- Khát vọng của hồn Trương Ba:

+ Muốn được thoát ra khỏi nghịch cảnh khi sống nhờ, lệ thuộc vào thân xác hàng thịt: hồn đã ý thức được tình cảnh trớ trêu, vênh lệch

giữa hồn và xác, phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”;

+ Khát vọng được sống là chính mình: Hòa hợp giữa tâm hồn và thể

xác, “được là tôi toàn vẹn”; Cuộc sống có ý nghĩa khi được là chính

mình: Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác, đã là chuyện không

nên, cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt”

 Khát vọng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo; hướng đến sự hoàn thiện nhân cách

- Nghệ thuật: xây dựng tình huống kịch, mâu thuẫn, xung đột kịch tính; ngôn ngữ nhân vật sinh động, mang tính triết lý; hành động kịch phù hợp với hoàn cảnh, tính cách

0,5 1,5

Trang 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ

ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC 2019-2020 Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

1 Đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của học sinh về chương trình Ngữ văn 12

2 Đánh giá năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực tạo lập văn bản của học sinh thông qua việc vận dụng kiến thức, hiểu biết, kĩ năng, thái độ, tình cảm trong chương trình môn Ngữ văn 12

- Cụ thể: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng các đơn vị tri thức:

- Kiến thức về đọc hiểu: Xác định biện pháp tu từ, phong cách ngôn ngữ, hiểu nội dung văn bản và trình bày quan điểm của bản thân mà đoạn trích đề cập

- Kĩ năng viết đoạn văn nghị luận xã hội: về một vấn đề xã hội được đặt ra ở phần Đọc hiểu

- Kĩ năng làm văn nghị luận văn học: Viết bài văn nghị luận văn học làm sáng tỏ nhận định

trên bằng việc phân tích đoạn thơ trong chương trình Ngữ văn 12, tập một

II HÌNH THỨC KIỂM TRA: tự luận, thời gian 120 phút

III THIẾT LẬP KHUNG MA TRẬN

từ, phong cách ngôn ngữ

-Hiểu nội dung văn bản

-Bày tỏ quan điểm của bản thân

Số câu: 4

Số điểm: 3

Tỉ lệ: 30%

2 1,0 10%

1 1,0

10 %

1 1,0

10 %

3,0 điểm

1,0 10%

-Vận dụng kiến thức

xã hội (vấn đề được

đề cập ở phần đọc hiểu) kết hợp kỹ năng tạo lập văn bản; kỹ năng kết hợp các thao tác nghị luận để tạo lập văn bản

-Nâng cao, mở rộng vấn đề nghị luận 1,0

10%

2,0 điểm

trên bằng việc phân

tích đoạn thơ trong

chương trình Ngữ

-Nắm được những yêu cầu của kiểu bài NLVH văn học làm sáng tỏ nhận định trên bằng

-Lựa chọn phương pháp nghị luận phù hợp với kiểu bài NLVH văn học làm sáng tỏ nhận định trên

-Tạo lập được văn bản có đủ bố cục ba phần, có liên kết về hình thức và nội dung

Vận dụng được những kiến thức về tác giả, tác phẩm, đặc trưng thể loại, kết hợp các thao tác

NL và phương thức biểu đạt để viết bài nghị luận văn học

Trang 8

văn 12, tập một việc phân

tích đoạn thơ

bằng việc phân tích đoạn thơ

làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích đoạn thơ

Số câu: 1

Số điểm: 5

Tỉ lệ: 50%

5,0 điểm Tổng số câu: 3

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

10,0 điểm

IV BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO KHUNG MA TRẬN

Trang 9

SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN CÔNG TRỨ Môn: Ngữ văn 12

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

(1) Xin các vị đừng quá nuông chiều đến mức thỏa mãn mọi đòi hỏi của con cái Hãy nhớ rằng

con cái chúng ta luôn luôn “được voi, đòi tiên”, bởi vậy chúng ta cần cân nhắc trước yêu sách của con cái Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút, mà đó là điều tối kỵ Trước hết, chúng phải biết ơn cha mẹ mình, biết rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn cha mẹ đã vất vả như thế nào để nuôi con ăn học Sự biết ơn đó chính là một động lực để thúc đẩy các con ra sức học hành Đối với con cái, nếu “yêu cho roi cho vọt” là quan điểm sai lầm thì “yêu cho ngọt cho bùi” cũng sai lầm không kém

(2) Hãy dạy con cái chúng ta có tấm lòng nhân ái, biết làm việc từ thiện dù rất nhỏ và có thái

độ thân thiện đối với mọi người Lòng thương người, tính đôn hậu là tính tốt cơ bản nhất mà mỗi con người nên có Hãy để cho trẻ con chúng ta biết đến, nghĩ đến biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, biết bao số phận cay đắng, biết bao hoàn cảnh ngặt nghèo của rất nhiều người trong xã hội Đối với những người như vậy một sự chia sẻ về vật chất và tinh thần, một lời động viên, một

cử chỉ đồng cảm chính là thể hiện lòng nhân ái đối với họ Lòng nhân ái trong mỗi người sẽ xóa tan sự đố kị, sự vô cảm, sự thù hận và làm cho trẻ con của chúng ta tốt đẹp và cao thượng hẳn lên

(3) Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quanh mình, đang diễn ra hàng ngày , để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thế giới ảo (…)”

(Văn Như Cương, Thư gửi các bậc cha mẹ học sinh trường THPT Lương Thế Vinh, dẫn theo http://tuoitre.vn)

Câu 1: (0.5 điểm) Chỉ ra phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản

Câu 2: (0.5 điểm) Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong phần (3) của văn bản?

Câu 3: (1.0 điểm) Trong phần (1) và (2), theo tác giả, các bậc cha mẹ cần dạy cho con cái mình

những đức tính nào? Vì sao những đức tính đó lại cần thiết với đứa trẻ?

Câu 4: (1.0 điểm) Theo anh/chị, quan điểm: “Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng

giảm sút”có đúng không? Vì sao?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ bàn luận về tác động của mạng xã hội

đối với giới trẻ được gợi ra từ phần (3) của văn bản trong phần đọc hiểu

Câu 2 (5,0 điểm) Trần Đăng Xuyền có nhận định: “Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi bật: Cảm

hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng” (Giảng văn văn học Việt Nam - NXB Giáo dục)

Anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm

Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm

Rải rác biên cương mồ viễn xứ

Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

Áo bào thay chiếu anh về đất

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Quang Dũng)

- Hết -

Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ……… …… …; Số báo danh: ……… Chữ kí của giám thị 1:………… ………; Chữ kí của giám thị 2:

Trang 10

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ THI KIỂM TRA NĂNG LỰC; NH2019-2020

Môn thi: Ngữ văn 12

(Hướng dẫn chấm gồm 04 trang)

A Hướng dẫn chung:

- Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp

án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý

và được thống nhất trong hội đồng chấm

B Đáp án và thang điểm:

V HƯỚNG DẪN CHẤM

1 Phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản: Phong cách sinh hoạt 0,5

2 Những biện pháp tu từ được sử dụng trong phần (3) của văn bản: - Phép

điệp: Hãy, để chúng, thế giới ảo

- Liệt kê: nói chuyện, trao đổi, tâm sự

- Tương phản- đối lập: thế giới có thật- thế giới ảo

0,5

3 - Theo tác giả, cha mẹ cần dạy cho con cái mình hai đức tính quan trọng:

lòng biết ơn và lòng nhân ái (lòng thương người, tính đôn hậu)

- Vì lòng biết ơn cha mẹ là động lực cho đứa trẻ học hành, tu dưỡng Còn lòng nhân ái giúp đứa trẻ biết sẻ chia, trở nên tốt đẹp và cao thượng hơn

Hai đức tính này giúp đứa trẻ tích cực trau dồi tri thức và rèn luyện nhân cách

1,0

4 - Quan điểm của tác giả: “Trẻ em càng được nhận nhiều thì sự biết ơn càng

giảm sút” có phần chính xác Bởi vì, khi đứa trẻ muốn điều gì đều được đáp ứng ngay chúng sẽ coi đó là điều tất yếu, xứng đáng được hưởng, không cần phải cố gắng và biết ơn

- Nhưng cũng có trường hợp những đứa trẻ nhận được điều gì từ cha mẹ

dù nhiều hay ít, vẫn luôn thấu hiểu tình yêu thương và sự cố gắng mà cha

Trang 11

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn Mở đoạn nêu được vấn

đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Bàn luận về tác động của mạng xã hội đối với giới trẻ được gợi ra từ phần (3)

0,25

c Yêu cầu về kiến thức:

Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức

+ Tuy nhiên làm sao để mạng xã hội hạn chế được những mặt trái thì còn

là vấn đề cần sự chung tay của cả cộng đồng

- Phê phán những người chạy theo thế giới ảo trên Internet

- Liên hệ rút ra bài học nhận thức và hành động 1,0

d Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt 0.25

e Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn

2 Trần Đăng Xuyền có nhận định: Bài thơ Tây Tiến có hai đặc điểm nổi

bật: Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng”(Giảng văn văn học Việt Nam-NXB Giáo Dục)

Anh/ chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên bằng việc phân tích đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

0.25

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận; đảm bảo các yêu cầu sau:

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề 0,5

Trang 12

nghị luận (dẫn nhận định)

Thân bài:

* Giải thích:

- Cảm hứng lãng mạn trong văn học là cảm hứng khẳng định cái tôi tràn

đầy cảm xúc, hướng về lí tưởng Nó đi tìm cái đẹp trong những cái khác lạ,

phi thường độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen thuộc của đời sống hàng ngày, nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ sức mạnh của trí tưởng tượng liên tưởng

-> Vẻ đẹp lãng mạn thể hiện ở cảm hứng hướng tới cái cao cả, sẵn sàng hi

sinh cho lí tưởng chung của dân tộc, thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn hào hoa,

thơ mộng

- Tinh thần bi tráng: Bi: Gian khổ, hi sinh; Tráng: Hào hùng, tráng lệ

-> Sự gian khổ, hi sinh được thể hiện qua màu sắc hào hùng, tráng lệ, bi

trụi cả tóc Quang Dũng không hề che giấu những sự thực tàn khốc đó

Song, cái nhìn lãng mạn của ông đã thấy họ ốm mà không yếu và ngòi bút

lãng mạn của ông đã biến họ thành những bức chân dung lẫm liệt, oai

hùng Cái vẻ xanh xao vì đói khát, vì sốt rét của những người lính, qua cái

nhìn của ông, vẫn toát lên cái oai phong của những con hổ nơi rừng thiêng

- Cái nhìn nhiều chiều của Quang Dũng đã giúp ông nhìn thấy xuyên qua

cái vẻ oai hùng, dữ dằn bề ngoài của những người lính Tây Tiến là những

tâm hồn còn rất trẻ, những trái tim rạo rực, khao khát yêu đương (Đêm mơ

Hà Nội dáng kiều thơm)

-> Như vậy, nhà thơ Quang Dũng đã tạc lên bức tượng đài tập thể những người lính Tây Tiến không chỉ bằng những đường nét khắc họa dáng vẻ bề

ngoài mà con thể hiện được cả thế giới tâm hồn bên trong đầy mộng mơ

của họ

1,0

* Biểu hiện tinh thần bi tráng của hình tượng người lính Tây Tiến trong

đoạn thơ:

- Nhà thơ không hề che dấu sự gian khổ, khó khăn, những căn bệnh hiểm

nghèo và cả những hi sinh, mất mát của người lính

- Người lính Tây Tiến không chỉ tự nguyện chấp nhận mà còn vượt lên cái

chết, sẵn sàng hiến dâng cả tuổi thanh xuân cho tổ quốc Đó là dũng khí,

tinh thần và hành động cao đẹp Tư thế ra trận, lí tưởng lên đường hào

hùng mà bi tráng

- Khi miêu tả những người lính Tây Tiến, ngòi bút của Quang Dũng không

hề nhấn chìm người đọc vào cái bi thương, bi lụy Bài thơ viết về sự hi

sinh của người lính một cách thấm thía bằng cảm hứng bi tráng Cái chết

của người lính gợi lên sự bi thương nhưng họ đã “quyết tử cho tổ quốc

quyết sinh”, đó là cái chết thiêng liêng, bất tử

-> Cảm hứng của ông mỗi khi chìm vào cái bi thương lại được nâng đỡ bằng đôi cánh của lí tưởng, của tinh thần lãng mạn

Trang 13

quân hành Thủ pháp đối lập tương phản đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn được sử dụng triệt để, phát huy cao độ trí tưởng tượng, sử dụng yếu tố cường điệu để tô đậm vẻ khác thường, phi thường của người lính

- Nhà thơ Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài người lính vừa mang vẻ đẹp lãng mạn, vừa đậm chất bi tráng, vừa chân thực, vừa có sức khái quát, tiêu biểu cho vẻ đẹp, sức mạnh của dân tộc ta trong thời kì đầu chống thực dân Pháp

Kết bài: Khẳng định lại sự đúng đắn của lời nhận định và giá trị bài thơ,

đoạn thơ

0,5

d Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25

e Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ

về vấn đề nghị luận

0,25

Trang 14

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC(2019-2020) Trường THPT Nguyễn Trãi MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12

Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

phong cách ngôn ngữ/

các thao tác lập luận của văn bản

- Chỉ ra chi tiết/ hình ảnh/

biện pháp tu

từ trong văn bản

- Khái quát chủ đề/ nội dung chính/ vấn đề chính văn bản đề cập

- Hiểu được quan điểm/ tư tưởng của tác giả

- Hiểu được ý nghĩa/ tác dụng của việc sử dụng

từ ngữ/ chi tiết/

hình ảnh/ biện pháp tu từ, trong văn bản

_ Nhận xét/

đánh giá về tư tưởng/ quan điểm/ tình cảm/ thái độ của tác giả thể hiện trong văn bản

- Rút ra bài học về tư tưởng/ nhận thức

Trang 15

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC(2019-2020)

Trường THPT Nguyễn Trãi MÔN: NGỮ VĂN, LỚP 12

Thời gian: 120 phút ( không kể thời gian phát đề)

Ai thành công mà chưa từng thất bại Bước sai đường quay lại muộn màng chi

Hà cớ gì để dạ mãi sân si

Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ

Dù biết rằng điều đó làm không dễ Nhưng ưu sầu cũng đâu thể đổi thay

Có những điều cần phải học buông tay

Vì bản thân một ngày mai tươi sáng

Nước mắt rơi lâu ngày rồi cũng cạn Mây có mù vẫn phiêu lãng bay xa Nên chớ buồn về những thứ đã qua

Vì niềm vui chính là nơi phía trước

Bởi thời gian chẳng bao giờ chảy ngược Đừng biến mình thành nhu nhược nhé ai

( Bước qua niềm đau – Tùng Trần – Tuyển tập thơ tự động viên bản thân)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản

Câu 2 Những dòng thơ nào thể hiện sự động viên bản thân hãy cố gắng vượt qua khó khăn, gian khổ

của tác giả ?

Câu 3 Anh/chị hiểu như thế nào về dòng thơ “ Có những điều cần phải học buông tay”?

Câu 4 Thông điệp mà anh/ chị rút ra từ văn bản trên là gì?

II LÀM VĂN (7,0 điểm )

mê, ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị

Rượu đã tan lúc nào Người về, người đi chơi đã vãn cả Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà Mãi sau Mị mới đứng dậy, nhưng Mị không bước ra đường chơi, mà từ từ bước vào buồng Chẳng năm nào A sử cho Mị đi chơi Tết Mị cũng chẳng buồn đi Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cái cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng Đã từ nãy, Mị thấy phơi phới trở lại, trong

Trang 16

lòng đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước Mị trẻ lắm Mị vẫn còn trẻ Mị muốn đi chơi Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau! Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra Mà tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường

Anh ném pao, em không bắt

Em không yêu, quả pao rơi rồi”…

( Trích “Vợ chồng A Phủ”- Tô Hoài- Nhà xuất bản giáo dục, tập 2 trang7,8)

Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích trên.Từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài đối với người dân lao động nghèo Tây Bắc

- Hết -

Trang 17

HƯỚNG DẪN CHẤM

ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC NĂM HỌC 2019 - 2020

Môn: NGỮ VĂN 12

A Hướng dẫn chung

- Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án

và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng

- Đừng tự làm trái tim mình thương tổn

- Phải biết vượt khó khăn mà tồn tại

- Tự đưa tay mà gạt đi dòng lệ

- Nên chớ buồn về những thứ đã qua

- Đừng biến mình thành nhu nhược

( HS tìm được 3 dòng đúng đạt 0,5điểm)

0,5

Câu 3 Câu thơ “ Có những điều cần phải học buông tay”: Trong cuộc sống con

người cần biết “buông” có nghĩa là để cho rời khỏi tay, không cầm giữ nữa

những điều mà chúng ta tự nhận thức chỉ đem lại nỗi đau, sự mệt mỏi, sự

ích kỉ hẹp hòi…

1,0

Câu 4 - Hãy luôn mạnh mẽ để cuộc sống tốt đẹp hơn

- Hãy biết buông đúng lúc, đúng việc để có cuộc sống ý nghĩa

1,0

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sự mạnh mẽ của con người trong

cuộc sống

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng- phân- hợp,

c Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều

cách nhưng cần làm rõ sự mạnh mẽ của con người trong cuộc sống Có thể triển khai

theo hướng:

Sự mạnh mẽ giúp cho con người vượt qua mọi khó khăn thử thách, nuôi dưỡng khát

vọng, nhanh chóng hành động để gặt hái thành công và đóng góp tích cực cho cộng

Trang 18

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

Câu 2 Cảm nhận của anh/ chị về diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong

đoạn trích, từ đó làm nổi bật tấm lòng của nhà văn Tô Hoài dành cho người dân

Tây Bắc

5.0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai

được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Diễn biến tâm trạng của nhân vật Mị trong đoạn trích, từ đó làm nổi bật tấm lòng của

nhà văn Tô Hoài dành cho người dân Tây Bắc

0,5

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập

luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài, tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”và đoạn

trích

- Tô Hoài là một trong những gương mặt tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện

đại

- “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” Tác phẩm phản ánh bức tranh

đời sống bi thảm của người dân nghèo dưới ách áp bức, bóc lột của bọn thực dân

phong kiến và bài ca về phẩm chất, sức sống mãnh liệt của người lao động

0,5

* Cảm nhận tâm trạng của Mị trong đoạn trích

- Mị cô gái Mèo trẻ đẹp, có tài thổi sáo, nhiều chàng trai theo đuổi Vì món nợ truyền

kiếp, bị bắt về làm dâu gạt nợ trong nhà Thống lí Pá tra, trở thành nô lệ, dần tê liệt

tinh thần

- Bối cảnh của tâm trạng: xuân đến, tết về, tiếng sáo gọi bạn

- Ở Mị trỗi dậy sức sống mạnh liệt: uống rượu, say, lòng Mị sống lại “ngày trước”

với tự do, tình yêu, hạnh phúc dù trong nghèo khó Mị thấy “phơi phới trở lại trong

lòng vui sướng” Mị ý thức còn trẻ lắm, muốn đi chơi

- Ý thức đã trở về, Mị lại nghĩ đến cái chết “ Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,

Mị sẽ ăn cho chết ngay …”

- Xây dựng nhân vật thành công, nhất là miêu tả tâm lí với bút pháp trực tiếp, gián

tiếp

2,0

* Tấm lòng của nhà văn đối với người dân Tây Bắc

- Yêu thương, đồng cảm

- Khẳng định phẩm chất tốt đẹp, ca ngợi sức sống tiềm tàng mãnh liệt, khát vọng tự

do, hạnh phúc của người lao động

Trang 20

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

Đọc câu chuyện sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

CÂU CHUYỆN CÂY BÚT CHÌ

Khi ra đời, một cây bút chì luôn thắc mắc rằng cuộc sống bên ngoài xưởng làm bút chì sẽ ra sao bởi thỉnh thoảng nó nghe những người thợ nói chuyện với nhau Bút chì băn khoăn mãi, anh em của nó cũng không biết gì hơn Cuối cùng, trước hôm được mang đến các cửa hàng, bút chì hỏi người thợ làm bút rằng nó và anh em nó sẽ ra sao ở bên ngoài cuộc sống rộng lớn kia

Người thợ làm bút mỉm cười Ông nói:

– Có năm điều cháu và các anh em của cháu nên nhớ khi bắt đầu cuộc sống Nếu cháu nhớ và làm được thì cháu sẽ trở thành cây bút chì tốt nhất

Thứ nhất: cháu có thể làm được những điều kì diệu nhất nếu cháu nằm trong bàn tay một người nào

đó và giúp họ làm việc

Thứ hai: cháu sẽ cảm thấỵ đau đớn mỗi khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình

Thứ ba: nếu cháu viết sai một lỗi, cháu hãy nhớ để sửa lại là được

Thứ tư: điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy

Và cuối cùng: trong bất cứ trường hợp nào, cháu cũng vẫn phải tiếp tục viết Đó là cuộc sống của cháu, cho dù cháu gặp tình huống khó khăn như thế nào cũng vẫn phải viết thật rõ ràng, để lại những dấu ấn của mình

(Truyện Ngụ ngôn, theo vui.edu.vn)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)

Câu 2: Chỉ ra 1 biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản (0,5 điểm)

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về câu nói của người thợ làm bút chì: “Cháu sẽ cảm thấy đau đớn mỗi

khi bị gọt, nhưng phải như thế cháu mới tốt hơn và có thể tiếp tục cuộc sống của mình”? ( 1 điểm)

Câu 4: Thông điệp nào của câu chuyện trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1 điểm)

II PHẦN LÀM VĂN (7,0 ĐIỂM)

Phân tích cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ sau:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.”

(Trích Việt Bắc, Tố Hữu – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008)

Trang 21

“Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái”

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm – Theo Ngữ văn 12, tập 1 – NXB Giáo dục, 2008)

.Hết

Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ; Số báo danh

Trang 22

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN

TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU

ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM Môn : NGỮ VĂN

(Đáp án – Thang điểm gồm có 04 trang)

Giải thích câu nói:

+ “gọt”: quá trình mài giũa, rèn luyện

+ “đau đớn”: những tác động, đau đớn phải chịu trong quá trình rèn luyện câu chuyện cây bút chì cũng chính là câu chuyện về cuộc đời con người Con người muốn trưởng thành, sống có ích, phát huy được giá trị bản thân thì cần phải chấp nhận quá trình tôi luyện, rèn giũa dù đó là quá trình đầy khó khan, thử thách

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lời dặn dò của người thợ dành cho những

cây bút chì trong câu chuyện ở phẩn Đọc hiểu: “Điều quan trọng nhất đối với cháu và những người dùng cháu không phải là nước sơn bên ngoài cháu, mà là những gì bên trong cháu đấy”

2,0

a Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Đoạn văn có thể được trình bày theo cách quy nạp, diễn dịch, móc xích, song hành, tổng-phân-hợp

– “Những gì bên trong”: tâm hồn, tính cách, tri thức, thái độ sống

– “Với bản thân cháu và người dùng cháu”: với mỗi cá nhân và với những người xung quanh, những người nhìn nhận, đánh giá cá nhân ấy

Ý nghĩa câu nói: Đề cao giá trị bên trong của mỗi con người Cái bề ngoài màu

mè, rực rỡ chỉ thu hút được ở phút ban đầu và sẽ nhanh chóng tan biến Chính

1,0

Trang 23

một tâm hồn đẹp, một lối sống đẹp, một tri thức phong phú sẽ mang lại cho mỗi người sức hút và giá trị bền lâu

Phân tích – Vì sao cái giá trị bên ngoài lại không quan trọng bằng cái cốt lõi bên trong?

+ Vẻ bên ngoài gây chú ý trong phút chốc, nhưng cái bên trong mới tạo ấn tượng lâu dài

+ Vẻ bên ngoài chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, nhưng giá trị tâm hồn sẽ tồn tại vĩnh cửu với thời gian

– Vì sao giá trị bên trong ấy không chỉ quan trọng với những người xung quanh, mà còn quan trọng với mỗi người?

+ Giá trị bên trong sẽ là thước đo những người xung quanh dùng để đánh giá bạn

+ Nhưng với mỗi cá nhân, giá trị bên trong quan trọng, vì nó là thứ làm nên chính bạn, một bản thể đặc biệt không trùng lặp

Bàn luận, mở rộng

Để xây dựng, giữ gìn và phát huy giá trị bên trong của mình, chúng ta cần:

– Tích luỹ cho mình tri thức

– Nuôi dưỡng cho mình tấm lòng nhân ái, tâm hồn biết rung động trước cuộc sống, rèn luyện cho mình lối sống đẹp

Tuy vậy, chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố bên ngoài; không thể ỷ vào việc chăm chút thế giới bên trong mà tạo cho mình vẻ bên ngoài xộc xệch

Bài học và liên hệ bản thân – Câu nói định hướng cho chúng ta thái độ sống đúng đắn

a Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận

Có đủ các phần:mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Cảm hứng về đất nước qua hai đoạn thơ trích ( Việt Bắc - Tố Hữu và Đất Nước

- Nguyễn Khoa Điềm)

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng

- Giới thiệu khái quát tác giả- tác phẩm và hai đoạn trích 1,0

Trang 24

2

- Cảm hứng về đất nước và con người qua hai đoạn thơ:

* Cảm hứng về đất nước trong đoạn thơ trích Việt Bắc:

- Về nội dung: Đất nước thật hào hùng trong hình ảnh đoàn người ra trận với đội ngũ hùng hậu, sức mạnh phi thường, khí thế ngất trời: điệp điệp trùng trùng, bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay, … Đất nước cũng thật nên thơ, hào sảng qua cái nhìn lãng mạn của người ra trận: ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan; niềm lạc quan về một đất nước ngày mai trong niềm tin của những con người đang đi đến chiến thắng: Nghìn đêm thăm thẳm sương dày/ Đèn pha bật sáng như ngày mai lên…

- Về nghệ thuật: giọng điệu hào hùng, sảng khoái, cách sử dụng các từ chỉ số

lượng, phép so sánh, ẩn dụ - tượng trưng, thậm xưng, thủ pháp đối lập… tạo nên chất tráng ca đậm nét

* Cảm hứng về đất nước trong đoạn thơ trích Đất Nước:

- Về nội dung: Đất Nước thật bình dị, gần gũi mà thiêng liêng trong công cuộc

lao động vĩ đại của nhân dân – những con người vô danh bình dị đã kiến tạo đất

nước bằng chính cuộc sống thường nhật của mình: giữ và truyền hạt lúa…, chuyền lửa từ hòn than qua con cúi, truyền giọng điệu cho con tập nói, đắp đập

be bờ, trồng cây hái trái,… Đất Nước thật vĩ đại, thật đáng tự hào với những

trầm tích văn hóa về vật chất và tinh thần được lưu giữ và truyền lại cho các thế

hệ nối tiếp nhau: nền văn minh nông nghiệp, văn minh lúa nước, ngôn ngữ văn

hóa – tiếng Việt, dẫn thủy nhập điền phát triển nông nghiệp,… Đó là Đất Nước của Nhân dân kết tinh công sức, trí tuệ, tâm huyết của bao thế hệ người dân

Việt trong suốt mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước

-Về nghệ thuật: cách sử dụng đại từ, điệp từ (Họ), điệp cấu trúc; những động từ với mật độ dày đặc: giữ, truyền, chuyền, gánh, đắp đập, be bờ,…; chất chính

luận và trữ tình qua âm điệu câu thơ điệu nói,…

- Đánh giá điểm tương đồng và khác biệt

+ Điểm tương đồng: Cả hai đoạn thơ đều thể hiện cảm hứng về đất nước

trong những ngày kháng chiến hào hùng của dân tộc, đất nước gắn với hình ảnh dân tộc - nhân dân – thể hiện tình yêu và niềm tự hào của các nhà thơ, của con người Việt Nam về Đất nước

+ Điểm khác biệt:

* Đoạn thơ trích trong bài Việt Bắc:

- Cảm hứng về đất nước thiên về ca ngợi sức mạnh hào hùng, khí thế tiến công

và niềm lạc quan sáng ngời của một đất nước đi đến chiến thắng, tiến về tương lai tươi sáng

- Thể thơ lục bát truyền thống nhưng mang âm hưởng tráng ca với nhịp điệu sôi nổi hào hùng, từ ngữ sử dụng độc đáo, linh hoạt với nhiều từ láy và biện pháp tu

từ, liên tưởng như nhân hóa, ẩn dụ, thậm xưng,…

- Giọng điệu say sưa, tươi vui mang cảm hứng sử thi và lãng mạn… thể hiện phong cách của một nhà thơ trữ tình – chính trị

* Đoạn thơ trích trong bài Đất Nước:

- Cảm hứng về đất nước lắng đọng ở chiều sâu văn hóa với những giá trị văn hóa truyền thống bền vững được khái quát một cách sâu sắc gợi những suy tư về vai trò Nhân dân: những con người vô danh bình dị đã làm nên Đất Nước muôn đời

- Thể thơ tự do với nhịp điệu linh hoạt trong biểu đạt những cảm xúc, cách sử

1,0

1,25

0,75

0,5

Trang 25

dụng điệp từ, điệp cấu trúc, hàng loạt động từ…, giọng điệu tâm tình dễ đi vào lòng người ,… thể hiện rõ nét phong cách trữ tình – chính luận của thơ Nguyễn Khoa Điềm

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,0 điểm

HẾT

Trang 26

I Đọc hiểu 3 điểm Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Sự trong sáng của tiếng nói không chỉ thể hiện ở các quy tắc bền vững và các chuẩn mực xác định của ngôn ngữ dân tộc mà còn được thể hiện sinh động qua thực tiễn sử dụng, đó là “tiếng nói của quần chúng nhân dân, đầy tình cảm, hình ảnh, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,…những nhà văn, nhà thơ hiện nay (…) đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến cho nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường ” (Phạm Văn Đồng) Thật vậy, là một thứ tiếng đơn tiết tính, giàu thanh điệu, vần điệu, nhiều âm thanh có sức gợi tả, vốn từ vựng phong phú, nhiều cách nói đa dạng, tiếng Việt có khả năng biểu đạt rất linh hoạt và đẹp đẽ

Như thế phẩm chất trong sáng của tiếng Việt không tách rời với tính chất giàu đẹp của nó (…) Sự trong sáng không mâu thuẫn với việc tiếp thu một số từ vựng, cách nói của tiếng nước ngoài, không mâu thuẫn với việc các nhà văn và nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới để làm giàu cho tiếng nói dân tộc

Nhưng sự trong sáng không chấp nhận sự pha tạp, lai căng như việc lạm dụng từ ngữ tiếng nước ngoài Những từ tiếng Việt có mà không dùng, lại vay mượn tùy tiện tiếng nước ngoài thì đó là lạm dụng Sự trong sáng của tiếng Việt cũng không chấp nhận những cách nói thiếu văn hóa, thiếu lịch

sự trong giao tiếp

(…) Trong thời kì hiện nay, tiếng Việt đang phát triển rất mạnh mẽ, với vị thế ngày càng được nâng cao, chức năng xã hội ngày càng rộng lớn Mỗi thành viên của cộng đồng dùng tiếng Việt càng phải có ý thức đầy đủ đối với việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, và quan trọng hơn, ý thức đó phải trở thành hành động cụ thể

(Trích Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, dẫn theo Ngữ Văn 12 Nâng cao, tập 1,Sđd)

Câu 1 Theo đoạn trích, sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở những yếu tố, phương diện nào?

Câu 2 Theo đoạn trích, vì sao sự trong sáng của tiếng Việt không mâu thuẫn với việc các nhà văn và

nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới.?

Trang 27

Trang 2

Câu 3 Hãy viết một câu văn nêu ví dụ về việc sử dụng từ ngữ lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài

làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt Chỉ ra những từ ngữ lai căng, lạm dụng tiếng nước ngoài trong câu văn vừa ghi

Câu 4 Hãy chỉ ra khả năng biểu đạt rất linh hoạt và đẹp đẽ của tiếng Việt được thể hiện trong đoạn thơ

sau: Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều Nắng xuống trời lên sâu chót vót Sông dài, trời rộng bến cô liêu

(Trích Tràng giang – Huy Cận, dẫn theo Ngữ Văn 11 tập một, Sđd)

II Làm văn 7 điểm

Câu 1 2 điểm Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 200 từ

với chủ đề: Hành động thiết thực để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Câu 2 5 điểm Cảm nhận của anh (chị) về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được thể hiện qua đoạn

thơ sau: Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng,

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân

(Trích Đất Nước– Nguyễn Khoa Điềm, dẫn theo Ngữ Văn 12 tập một, Sđd)

-Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Trang 28

Yêu cầu chung: Phần này kiểm tra năng lực đọc hiểu văn bản của thí sinh, đòi hỏi thí sinh phải huy

động kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản để làm bài Đồng thời, học sinh biết vận dụng vào thực tế cuộc sống và học tập để nêu ví dụ minh họa và phân tích ví dụ

Yêu cầu cụ thể:

1 Theo bài viết ở đoạn trích, sự trong sáng của tiếng Việt thể hiện ở 04 yếu tố, phương diện:

- Sự trong sáng của tiếng nói thể hiện ở các quy tắc bền vững và các chuẩn mực xác định của ngôn

ngữ dân tộc

- Việc tiếp thu một số từ vựng, cách nói của tiếng nước ngoài, và việc các nhà văn và nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới để làm giàu cho tiếng nói dân tộc

- Sự trong sáng không chấp nhận sự pha tạp, lai căng như việc lạm dụng từ ngữ tiếng nước ngoài

- Sự trong sáng của tiếng Việt cũng không chấp nhận những cách nói thiếu văn hóa, thiếu lịch sự trong giao tiếp

Học sinh trả lời được 3/4 ý trên thì đạt điểm tối đa: 0.5đ

2 Theo bài viết ở đoạn trích, sự trong sáng của tiếng Việt không mâu thuẫn với việc các nhà văn và

nhân dân không ngừng tạo ra cách nói mới vì cách nói mới sẽ góp phần làm giàu cho tiếng nói dân tộc 0.5đ

3 Học sinh viết được câu văn có sử dụng lạm dụng tiếng nước ngoài: 0.75đ

Học sinh chỉ ra từ ngữ lạm dụng: 0.25đ

4 1.0 đ Học sinh có thể chỉ ra khả năng biểu đạt phong phú, tinh tế của tiếng Việt qua một số yếu tố

ngôn ngữ sau: - Sức gợi của những từ láy: lơ thơ, đìu hiu, chót vót

- Các từ ngữ, hình ảnh tương phản: nắng xuống – trời lên, sông dài – trời rộng

- Từ ngữ sáng tạo độc đáo: sâu chót vót (học sinh có thể nêu những yếu tố độc đáo khác nữa)

Trang 29

Trang 4

- Với cách sáng tạo ngôn từ độc đáo, nhà thơ đã tái hiện khung cảnh buồn vắng, tiêu điều, hiu hắt của những cồn đất nhỏ lọt thỏm giữa mênh mông sông nước, và bến vắng lẻ loi giữa vũ trụ vô cùng Từ đó, diễn tả nỗi sầu nhân thế của nhà thơ

Phần II: Làm văn 7 điểm Câu 1 (2.0 điểm)

Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực viết đoạn nghị luận xã hội của học sinh đòi hỏi thí sinh

phải huy động hiểu biết về đời sống xã hội, kĩ năng tạo lập văn bản và khả năng bày tỏ quan điểm riêng khi làm bài.Thí sinh có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lí lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mực xã hội Dưới đây chỉ là hướng dẫn, giám khảo không bắt buộc phải theo, khuyến khích bài viết sáng tạo

Yêu cầu cụ thể

1 Xác định đúng vấn đề nghị luận: Hành động thiết thực để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 0.25đ

2 Học sinh có thể dựa vào nội dung đoạn văn ở phần đọc hiểu để nêu lại những yêu cầu về giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (0.25đ)

3 HS nêu một vài tấm gương sáng về ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Dùng dẫn chứng để phê phán hiện tượng sử dụng tiếng Việt chưa đúng đắn, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt 1.0đ

4 Bài học: Học sinh tự rút ra bài học hành động để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Bài học cần cụ thể, thiết thực, tránh nói chung chung, lặp lại các ý đã nói trên 0,5đ

Câu 2 (5.0 điểm) Yêu cầu chung: Câu này kiểm tra năng lực viết bài nghị luận văn học của thí sinh,

đòi hỏi thí sinh phải huy động kiến thức về tác phẩm văn học, lí luận văn học, kĩ năng tạo lập văn bản

và khả năng cảm nhận văn chương của mình để làm bài

Thí sinh có thể cảm nhận và kiến giải theo những cách khác nhau, nhưng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng, không được thoát li văn bản tác phẩm

Thí sinh có thể làm bài theo nhiều cách khác nhau Dưới đây là một cách để tham khảo

Yêu cầu cụ thể:1 Giới thiệu vài nét về tác giả tác phẩm và đoạn trích (0.5đ)

2 Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” 0.5đ

3 Cảm nhận về tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện trong đoạn thơ: 2.5đ

– Quan niệm nhân dân, người anh hùng vô danh: không ai nhớ mặt đặt tên, đã làm ra Đất Nước

- Ca ngợi vai trò của nhân dân đối với Đất Nước:

Trang 30

Trang 5

Vai trò sáng tạo và giữ gìn mọi giá trị vật chất, tinh thần cho đất nước: lưu truyền phương thức sản xuất Nông nghiệp, giữ gìn nền văn minh loài người (giữ lửa), giữ gìn tiếng nói dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa làng xã

Vai trò chủ thể trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước: Họ đắp đập be bờ tạo nên ruộng đồng,

bờ bãi phì nhiêu cho đời sau cấy trồng, thu hái Họ đánh đuổi cả ngoại xâm lẫn nội thù để giữ gìn hòa bình, tự do, độc lập cho quê hương, xứ sở

Nghệ thuật: Sử dụng những hình ảnh cụ thể, giàu sức gợi

Phép liệt kê, phép điệp

Hình ảnh thơ gợi liên tưởng độc đáo về phong tục, truyền thống của người Việt

*Đánh giá chung: Tư tưởng “Đất Nước của nhân dân” bao trùm xuyên suốt đoạn trích, chi phối mọi chiều cảm nhận của nhà thơ về các phương diện không gian địa lí, thời gian lịch sử và bản sắc văn hóa Trong đoạn thơ này, tư tưởng ấy được thể hiện bằng lời khẳng định, ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân trên hành trình dựng nước và giữ nước, được thể hiện một cách độc đáo, phong phú qua ngòi bút giàu chất trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm Từ đó khơi gợi trong tâm trí người đọc lòng biết ơn, tình yêu và ý thức trách nhiệm với nhân dân, đất nước 0.5đ

- Đảm bảo hình thức bài văn nghị luận: 0.5đ

- Bài viết đảm bảo chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt và có tính sáng tao: 0.5đ

Người ra đề: Ngô Thị Diễm Châu

Người phản biện đề: Lê Thị Kim Ánh

Trang 31

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA NĂNG LỰC, NĂM HỌC 2019 - 2020

TỔ NGỮ VĂN Môn: NGỮ VĂN – LỚP 12

Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Người thợ mộc mà tôi thuê để giúp tu sửa lại căn nhà cũ nát, chấm dứt một ngày làm việc đầu tiên với không ít phiền muộn và bực dọc Đầu tiên là cái mái ngói nhà đã khiến anh ta loay hoay mất

cả giờ đồng hồ, sau đó đến trò “đình công” của cái máy cưa và chiếc xe tải cũ kỹ Khi tôi lái xe đưa anh ta về nhà, anh ngồi im như thóc, chẳng buồn cười nói suốt cả chặng đường Đến nơi, anh mời tôi ghé thăm gia đình anh

Khi chúng tôi đến gần cửa, anh đột nhiên dừng chân bên cạnh một thân cây thấp bé và đưa cả hai tay vuốt nhẹ lên đầu ngọn cây Lúc cánh cửa nhà bật mở, tôi ngạc nhiên thấy anh biến đổi hẳn thành một người khác Gương mặt sạm nắng của anh rạng rỡ nụ cười Anh siết chặt hai đứa con nhỏ vào lòng và dịu dàng hôn vợ Sau một hồi hàn huyên, anh đưa tôi ra xe trở về nhà Khi chúng tôi đi ngang qua cây thấp bé gần cửa, sự tò mò thôi thúc tôi đã khiến tôi buột miệng hỏi về hành động ban nãy của anh

“Ồ! Đó là cây phiền muộn của tôi” Anh ta vui vẻ đáp “Tôi biết mình không sao tránh khỏi những phiền toái trong công việc và chắc chắn rằng không nên đem về nhà những phiền toái ấy để gây khó chịu cho vợ con, những người đã đợi tôi cả một ngày dài Vì vậy, mỗi buổi chiều về nhà, tôi

đã đem hết nỗi buồn phiền và bực dọc của mình gửi lên ngọn cây rồi sáng hôm sau khi đi làm tôi lại mang chúng đi”

“Nhưng anh biết không, thật buồn cười”, người thợ mộc kể tiếp: “Khi tôi ra ngoài vào mỗi buổi sáng để mang chúng đi thì dường như chúng đã vơi đi khá nhiều so với lúc tôi gửi chúng lên ngọn cây đêm hôm trước”

Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn

(Theo http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/1.html)

Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản

Câu 2 Khi gặp những phiền muộn trong ngày làm việc đầu tiên, người thợ mộc đã có thái độ và cách

ứng xử như thế nào?

Câu 3 Anh/chị hãy lí giải ý nghĩa của “cây phiền muộn”?

Câu 4 Khi gặp những buồn phiền trong cuộc sống, anh/chị đã làm gì để thoát khỏi tâm trạng tồi tệ

đó?

II LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông điệp của văn

bản: “Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho bạn ngoài chính bản thân bạn”

ĐỀ CHÍNH THỨC

Trang 32

Câu 2 (5,0 điểm)

Trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau :

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất Nước là nơi ta hò hẹn

Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Yêu nhau và sinh con đẻ cái

Gánh vác phần người đi trước để lại

Dặn dò con cháu chuyện mai sau

Hằng năm ăn đâu làm đâu

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ

(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2015, tr.118 – 119)

- Hết -

Thí sinh không sử dụng tài liệu Giám thị không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh: ……… …… …; Số báo danh: ……… Chữ kí của giám thị 1:………… ………; Chữ kí của giám thị 2:

Trang 33

HƯỚNG DẪN CHẤM Môn: NGỮ VĂN – KHỐI 12

(Hướng dẫn chấm gồm 02 trang)

A Hướng dẫn chung

- Hội đồng chấm cần thống nhất cách chấm trước khi triển khai chấm đại trà

- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm

- Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo

- Việc chi tiết hóa điểm số của các ý (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm của mỗi ý và được thống nhất trong hội đồng chấm

- Bài thi được chấm theo thang điểm 10; quy tròn điểm đến 0,5

B Đáp án và thang điểm

Câu 2 Thái độ và cách ứng xử của người thợ mộc: Ban đầu, người thợ mộc phiền muộn,

bực dọc, không cười nói Nhưng khi trở về nhà, anh gửi nỗi buồn lên cây, trở

thành người vui vẻ và thể hiện tình yêu đối với vợ con

0,75

Câu 3 Ý nghĩa của “cây phiền muộn”:

- Là cái cây nhận lấy những buồn phiền trong cuộc sống

- Thực chất đây chỉ là giải pháp tinh thần giúp ta vơi đi nỗi buồn phiền để bắt đầu

ngày mới thoải mái hơn

(HS nêu được 1 trong 2 ý thì được 0,5 điểm)

0,75

Câu 4 Khi gặp những buồn phiền trong cuộc sống, chúng ta cần biết:

- Buồn phiền chỉ là trạng thái tinh thần và ta có thể tự thay đổi thái độ với nó

- Tự tạo niềm vui cho bản thân và đừng tìm cách trút bỏ áp lực đó lên người khác

(Chấp nhận các ý hợp lí khác do học sinh rút ra được)

1,0

Câu 1 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thông

điệp của văn bản: “Trong cuộc sống, chẳng ai có thể thường xuyên đem lại sự bình an cho

bạn ngoài chính bản thân bạn”

2,0

a Yêu cầu về hình thức: Đảm bảo đúng cấu trúc đoạn nghị luận, dung lượng khoảng 200 0,25

Trang 34

chữ

b Yêu cầu về nội dung: Xác định đúng vấn đề, vận dụng tốt các thao tác lập luận để viết

đoạn văn cơ bản đạt các nội dung sau:

- Giải thích: Sự bình an là cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng trong tâm hồn Và chỉ có bạn

mới đem lại hạnh phúc lâu dài cho chính mình

- Bàn luận:

+ Kẻ bất an thường không có hi vọng, không niềm tin, chẳng dám làm điều gì để thay đổi

+ Người lạc quan thường bình tĩnh, tự tin trước những việc tiêu cực

+ Hãy cố gắng tìm kiếm khía cạnh tích cực của mọi vấn đề, phải phát huy nội lực, tác động

trở lại hoàn cảnh…

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Thay đổi cách lí giải của mình về mọi việc (theo hướng tích cực)

+ Thái độ lạc quan là bí quyết để sống hạnh phúc; đừng bao giờ khơi gợi sự thương hại ở

người khác

0,25

1,25

0,25

Câu 2 Trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau “Đất là nơi anh đến trường ….Cũng biết cúi

đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

5,0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu

được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

* Giới thiệu về nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, về đoạn thơ cần phân tích

* Phân tích đoạn thơ :

- Khái quát về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và vị trí đoạn thơ

- Nội dung:

+ Nguyễn Khoa Điềm định nghĩa về Đất nước trên bình diện không gian địa lí : Đất nước

không chỉ là không gian rộng lớn của núi sông rừng bể ( hòn núi bạc, biển khơi ) mà còn là

không gian gần gũi thân thiết với cuộc sống mỗi người ( đến trường, tắm, hò hẹn… ), là

không gian sinh tồn của cả cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ ( nơi dân mình đoàn tụ )

+ Đất nước còn được cảm nhận trên bình diện thời gian lịch sử : Bằng những huyền thoại

và truyền thuyết đẹp đẽ, thiêng liêng của dân tộc nhà thơ đã gợi lên hình ảnh của Đất nước

trong quá khứ thật đáng tự hào

+ Trên cơ sở đó, nhà thơ đã thức dậy lòng yêu nước, niềm tự hào về dòng máu Lạc Hồng,

0.25 2.0

Trang 35

“con rồng cháu tiên” để nhắc nhở thế hệ trẻ phải biết kế tục truyền thống của cha ông, của

đất nước ( gánh vác phần người đi trước, dặn dò con cháu…)

- Nghệ thuật: Với lời thơ tự do ngọt ngào, đằm thắm như lời tâm tình trò chuyện giữa

“anh” và “em”, với vốn kiến thức phong phú và khả năng sáng tạo các yếu tố văn hóa văn

học dân gian, Nguyễn Khoa Điềm đã làm sáng tỏ câu hỏi “Đất Nước là gì?” bằng quan

điểm sâu sắc và mới mẻ

* Khái quát, đánh giá đoạn trích

Trang 36

ĐỀ KSCL THI THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM HỌC 2019-2020

MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 12

Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

(Đề gồm 01 trang)

I ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.( ) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao Mỗi ngày trôi qua rất nhanh Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại

và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì

không ?

Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông

chênh mà có khi vấp ngã

(Theo Baomoi.com; 26/ 03/ 2016)

Câu 1: Chỉ ra điều bạn cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích

Câu 2: Nêu tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn (1) văn bản

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất nhưng để thành công

bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 4: Anh/Chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là

mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

II LÀM VĂN (7.0 điểm)

Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày

suy nghĩ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ sống có ý nghĩa

Câu 2 (5.0 điểm)

Trong bài thơ Tây Tiến, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả khung cảnh trên con đường hành quân của

người lính:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi

Và:

Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa

(Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD Việt Nam 2016, tr 88&89)

Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ trên, từ đó nhận xét về vẻ đẹp

lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

-Hết -

Trang 37

Học sinh không được sử dụng tài liệu Giáo viên coi thi không giải thích gì thêm

Trang 38

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KSCL THI THPT QUỐC GIA LẦN I

NĂM HỌC 2019-2020 MÔN: NGỮ VĂN- KHỐI 12

- Tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân;

- Nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm

(Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 điều thì cho 0,25 điểm)

0,5

2 - Câu hỏi tu từ: Bạn đã dành … dấu tích gì không?

- Tác dụng: Câu hỏi tu từ thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa Từ đó nhắc nhở mỗi người biết trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa

0,75

3 - Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:

+ Đời sống thực tiễn là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…

+ Song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường…

1 Từ văn bản phần đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình

bày suy nghĩ của anh/chị về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ sống có ý nghĩa

2,0

a Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân- hợp, móc xích hoặc song hành

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa

0,25

c.Triển khai vấn đề nghị luận: vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; Có thể theo hướng sau:

- Giải thích:

+ Tuổi trẻ là giai đoạn thanh xuân, là quãng đời đẹp đẽ, có ý nghĩa nhất của đời người…Song thời gian là một dòng chảy thẳng, tuổi trẻ sẽ dần đi qua không quay trở lại…

+ Mặt khác, khi trẻ tuổi, chúng ta dễ đối mặt với phải nhiều cám dỗ cuộc

1,0

Trang 39

đời

- Tuổi trẻ cần làm gì để sống có ý nghĩa?

+ Trau dồi kiến thức, hiểu biết

+ Bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách; sống có ước mơ, lí tưởng…

+ Tích cực tham gia hoạt động xã hội, hoạt động thiện nguyện…

+ Dành thời gian quan tâm đến gia đình, đến những người thân yêu

+ Biết hưởng thụ cuộc sống, quan tâm đến bản thân…

( HS lấy dẫn chứng)

- Phê phán những người sống uổng phí tuổi trẻ và rút ra bài học cho bản thân

d Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0,25

e Sáng tạo

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận

0,25

2 Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên ở hai đoạn thơ ( ) trong bài Tây

Tiến, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ Tây Tiến

5,0

a Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên

ở hai đoạn thơ, từ đó nhận xét về vẻ đẹp lãng mạn của bài thơ 0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ Tây Tiến

-Tác giả: Quang Dũng là một gương mặt tiêu biểu của thơ ca Việt Nam ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với hồn thơ phóng khoáng, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa

-Tác phẩm: sáng tác cuối 1948 tại Phù Lưu Chanh khi tác giả đã rời xa đơn

vị Tây Tiến chưa được bao lâu Bài thơ được in trong tập Mây đầu ô(1986)

- Hai đoạn thơ: là bức họa ngôn từ, bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ, dữ dội vừa thơ mộng, trữ tình…

- Thiên nhiên cho thấy sự khó khăn, gian khổ và lòng dũng cảm, can trường của người lính trên những chặng đường hành quân

- Bức tranh thiên nhiên trở nên ấn tượng bởi được thể hiện qua những câu thơ được viết bằng thanh trắc, các từ láy, hình ảnh độc đáo phép tiểu đối…

* Đoạn thơ thứ hai

0.50

0.50 0.25

Trang 40

- Chiều sương mơ hồ, bảng lảng; hồn lau như biết sẻ chia nỗi niềm với con người; hoa đong đưa như muốn làm duyên làm dáng Cảnh buồn song chứa chan thi vị

- Thiên nhiên hé mở tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, lãng mạn, giàu mộng mơ của người lính Tây Tiến

- Bức tranh thiên nhiên thơ mộng trữ tình được hiện lên qua lớp từ ngữ, hình ảnh giàu sức gợi tả, biểu cảm; chất nhạc, chất họa và chất thơ hòa quyện vào nhau; nét vẽ mềm mại, tinh tế…

* Tương đồng và khác biệt

- Cả hai đoạn thơ đều miêu tả thiên nhiên Tây Bắc trên chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến Thiên nhiên đều được diễn tả thành niềm thương, nỗi nhớ; là phông nền để tôn vinh vẻ đẹp của người lính Tây Tiến

Hai đoạn thơ cũng là dòng cảm xúc chan chứa, tiếc nuối về vẻ đẹp của thiên nhiên trong hoài niệm

- Nếu bức tranh núi rừng Tây Bắc ở đoạn thơ thứ nhất là những nét vẽ rắn rỏi, cứng cỏi khắc họa không gian hùng vĩ, dữ dội như thử thách lòng người thì ở đoạn thơ thứ hai lại là những nét vẽ mềm mại, mơ hồ, huyền ảo bởi sương khói và sông nước Đoạn thơ đầu chủ yếu tác giả sử dụng thanh trắc kết hợp với từ láy khắc họa ấn tượng về độ cao độ và độ sâu của địa hình Tây Bắc thì đoạn thơ thứ hai lại dàn trải đều đều theo những thanh bằng góp phần tô rõ hơn những phẳng lặng, bình yên của sông nước nơi đây Bút pháp đối lập tương phản đã giúp nhà thơ vẽ bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với vẻ đẹp đa chiều

0.50

0.50 0.25

0.25

0.25

- Qua hai đoạn thơ hiện lên một "cái tôi" hào hoa, thanh lịch giàu chất lãng mạn, với khả năng cảm nhận một cách tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên và tình người, đồng thời lại rất mực hồn nhiên, bình dị, chân thật.Vẻ đẹp lãng mạn được toát ra từ khung cảnh thiên nhiên mĩ lệ, thơ mộng, từ vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Tây Tiến như một thứ quả trái mùa lạ lẫm

- Vẻ đẹp lãng mạn đã chi phối bài thơ Tây Tiến, từ ngôn ngữ, giọng điệu đến hình tượng người lính Điều dó cũng góp phần khẳng định Quang Dũng là một nghệ sĩ tài hoa Sáng tạo của người nghệ sĩ trong nghệ thuật không chỉ không lặp lại người khác mà còn không lặp lại chính mình

0.25

0.25

Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

Ngày đăng: 02/03/2021, 14:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w