ĐÁNH GIÁTHỰCTRẠNG HẠCH TOÁNKẾTOÁN 3.1. Những ưu điểm Cùng với sự phát triển của công ty, bộ máy kếtoán cũng từng bước được hoàn thiện, phù hợp với tình hình thực tế của công ty về quy mô hoạt động, loại hình sản xuất kinh doanh. Mỗi phần hành là một mắt xích nối kết nhau và liên quan chặt chẽ với nhau. Bộ máy kếtoán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ và được tổ chức theo mô hình tập trung phù hợp với tổ chức của công ty và bộ máy kếtoán đã thể hiện rõ vai trò của mình cho các nhà quản lý trong việc tham mưu cho các quyết định kinh tế. Công ty luôn chú trọng bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao trình độ cho kếtoán viên. Công ty cũng thường xuyên cập nhật các tài liệu của ngành kếtoán và các tài liệu về ngành viễn thông để tạo điều kiện cho kếtoán viên tiếp thu được chế độ, chính sách mới của nhà nước. Nhờ đó mà mỗi nhân viên kếtoán trong công ty đều có trình độ chuyên môn, đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Về trang bị kỹ thuật: Hoạt động kếtoán của công ty được trang bị khá hiện đại, hệ thống kếtoán máy được sử dụng trong công ty làm tăng hiệu quả làm việc và tiết kiệm được thời gian cũng như lao động về kế toán. Các thông tin được xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác. Kếtoán căn cứ vào các chứng từ gốc và các chứng từ có liên quan nhập dữ liệu vào máy tính. Máy tính sẽ tự động xử lý, ghi chép, sắp xếp các dữ liệu vào các sổ kếtoán được lập theo mẫu. Cuối kỳ kếtoán lập các bút toán kết chuyển, khóa sổ và hạchtoán vào sổ kế toán. Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán: Chứng từ kếtoán đầy đủ, được tổ chức khoa học, không chồng chéo, đáp ứng việc phản ánh toàn bộ các nghiệp vụ kếtoán phát sinh trong công ty. Hệ thống sổ sách đang được áp dụng trong công ty là hình thức chứng từ ghi sổ. Phòng kếtoánthực hiện cách ghi sổ, lưu trữ, bảo quản sổ sách, chứng từ kếtoán theo hình thức này được thể hiện đúng theo các quy định của Bộ tài chính. Sổ sách, chứng từ được cất giữ cẩn thận và lưu sổ ở ngoài đề phòng trường hợp máy tính có sự cố. Về tài khoản kế toán: Công ty đã sử dụng các tài khoản kếtoán trong hệ thống tài khoản kếtoán theo quy định. Hệ thống báo cáo tài chính được lập bao gồm: Báo cáo của ban giám đốc, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính theo đúng quy định và được lập đúng thời hạn để nộp cho các co quan có thẩm quyền. Về công tác kếtoán TSCĐ: Cách phân loại TSCĐ được sử dụng trong Công ty theo công dụng kinh tế là tương đối phù hợp với tình hình tài sản hiện có và yêu cầu quản lý trong Công ty. 3.2. Những tồn tại và nguyên nhân Công tác kếtoán của công ty vẫn còn nhiều điểm chưa được chặt chẽ. Công tác tổ chức lập và lưu chuyển chứng từ không rõ ràng, nhiều khi hàng nhập kho hoặc xuất kho nhưng chưa được lập phiếu nhập kho, xuất kho. Phiếu nhập kho và xuất kho do kếtoán viên lập căn cứ vào các hoá đơn mua vào và bán ra, trong khi có những mặt hàng bao bì cho đóng gói bán kèm hàng hoá lại không được phản ảnh trên phiếu xuất. Điều này đã làm cho công ty không nắm được chính xác lượng hàng tồn kho của mình. Số liệu tồn kho lớn hơn nhiều so với thực tế. Hệ thống tài khoản kếtoán của Công ty cổ pần dịch vụ viễn thông và di động HTI áp dụng theo hệ thống tài khoản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhiều tài khoản không cần thiết thường dùng với các doanh nghiệp lớn vẫn được áp dụng tại công ty. Như sử dụng cả hai Tài khoản 641 – Chi phí bán hàng và TK642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp là không cần thiết đối với công ty vừa và nhỏ. TK141 - Tạm ứng rất cần thiết cho việc quản lý vấn đề thanh toán lại không hề được dùng. Công ty áp dụng hình thức chứng từ - ghi sổ nhưng lại thiếu Sổ đăng ký Chứng từ - Ghi sổ. Việc lập các chứng từ - Ghi sổ chưa được khoa học. Ví dụ như cùng một nội dung chi tiền mặt, hai nghiệp vụ khác nhau kếtoán lại ghi vào hai Chứng từ - Ghi sổ khác nhau trong khi có thể viết vào chung một Chứng từ - Ghi sổ. Việc phản ánh vào các Chứng từ - Ghi sổ như vậy gây lãng phí giấy và thời gian và chứng tỏ cán bộ kếtoán của công ty vẫn chưa nắm vững được nguyên tắc của hình thức Chứng từ - Ghi sổ. Nhìn chung công tác hạchtoán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật đã đáp ứng yêu cầu quản lý nội bộ trong công ty. Hiện tượng thất thoát vốn, sử dụng sai mục đích, lợi dụng quỹ hầu như không xảy ra. Tuy nhiên vẫn còn điểm cần lưu ý, đó là quá trình lập phiếu chi. Việc lập phiếu chi cho nhân viên mua hàng thường chỉ căn cứ vào yêu cầu bằng miệng của giám đốc và ước tính của kế toán, đơn vị không sử dụng giấy đề nghị tạm ứng và giấy đề nghị thanh toán. Điều này nhiều khi làm giảm hiệu quả quản lý của công ty. Các giao dịch với ngân hàng thường xuyên phát sinh nhưng đơn vị lại không dùng tài khoản tiền đàng chuyển để hạch toán. Điều đó dẫn tới tình trạng khi đơn vị chuyển khoản hoặc nộp tiền vào tài khoản, lượng tiền mặt giảm ngay nhưng lại chưa có căn cứ ghi tăng tiền gửi ngân hàng hoặc giảm các khoản phải trả vì chưa có chứng từ ngân hàng. Với trường hợp khách hàng báo đã trả nợ cho công ty qua ngân hàng, công ty cũng chưa hạchtoán giảm các khoản phải thu trong khi thực tế khoản phải thu này không còn do chưa nhận được sổ phụ ngân hàng. Kếtoán thường đợi khi có sổ phụ ngân hàng mới vào sổ. Chính vì thế nên nhiều khi số liệu theo dõi tại sổ công ty không khớp với ngân hàng do kếtoán không phản ảnh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ chuyển tiền. Do sự áp dụng phương pháp chứng từ ghi sổ chưa được khoa học nên quá trình hạchtoán vốn bằng tiền vào các sổ tổng hợp tiền mặt và tiền gửi ngân hàng chưa nhiều khi bị trùng lắp, thiếu sót dẫn tới tình trạng số liệu giữa sổ chi tiết và sổ cái không khớp nhau. Công ty chưa quan tâm đến vai trò của TSCĐ vô hình. Ngày nay, TSCĐ vô hình ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng TS. Thực tế Công ty đã tích lũy được nhiều TSCĐ vô hình như: kinh nghiệm trong sản xuất, lắp đặt, sửa chữa; uy tín trên thị trường của Công ty ngày một nâng cao; đội ngũ công nhân kỹ thuật có tay nghề cao; vị trí kinh doanh thuận lợi. Không đề cập đến loại TS này trong hệ thống sổ sách kếtoán dẫn đến có sự sai lệch trong việc phân tích, đánhgiá tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Do không xác định được loại TSCĐ vô hình này nên Công ty không có định hướng trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển các loại TSCĐ vô hình rất có giá trị này. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ đang áp dụng trong Công ty hiện nay là phương pháp khấu hao theo đường thẳng. Ưu điểm của phương pháp này là số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của TS và đơn giản trong tính toán. Nhưng phương pháp này có nhược điểm là thu hồi vốn chậm do đó việc đầu tư, đổi mới TSCĐ không kịp thời dẫn đến TSCĐ sẽ bị lạc hậu và không đáp ứng được yêu cầu. 3.3 . Kiến nghị Qua phần đánhgiá trên cho thấy công tác hạchtoán kế toán tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI còn nhiều khâu cần khắc phục, hoàn thiện. Sau đây là một số kiến nghị góp phần hoàn thiện hệ thống kếtoán tại công ty: Về chứng từ kế toán: Các loại vật tư, hàng hoá nhập kho và xuất kho phải được ghi nhận trên chứng từ là phiếu xuất kho và nhập kho do kếtoán lập và thủ kho xác nhận. Việc lập bảng xuất nhập tồn phải căn cứ vào các phiếu xuất và phiếu nhập chứ không phải là các hoá đơn mua hàng và hoá đơn bán hàng của đơn vị. Phương pháp lập chứng từ ghi sổ cần phải điều chỉnh lại. Các nghiệp vụ trong công ty nên được tập hợp lại thành các loại và phản ánh vào các chứng từ sau: - Tất cả các nghiệp vụ mua hàng liên quan đến chi tiền mặt: tập hợp vào một Chứng từ - ghi sổ Có TK111. - Tất cả các nghiệp vụ mua hàng thanh toán bằng chuyển khoản hoặc séc: tập hợp vào một Chứng từ - Ghi sổ Có TK112. - Tất cả các nghiệp vụ bán hàng thanh toán bằng tiền mặt: tập hợp vào một Chứng từ - Ghi sổ Nợ TK111 - Tất cả các nghiệp vụ bán hàng được thanh toán bằng chuyển khoản hoặc séc được tập hợp vào một Chứng từ - Ghi sổ Nợ TK112 Chỉ cần bốn chứng từ ghi sổ trên đã phản ảnh được hầu như tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong công ty. Hiện công ty vẫn làm thủ công bằng tay, mẫu chứng từ ghi sổ nhỏ nên không phản ánh được tất cả các nghiệp vụ. Nếu phản ảnh trên máy sẽ thuận tiện và chính xác hơn nhiều. Biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình hạchtoán tiền mặt: Công ty nên sử dụng Giấy đề nghị tạm ứng. Trước khi xuất quỹ cho nhân viên kinh doanh đi mua hàng hoặc thanh toán cho người bán nên làm thủ tục xin tạm ứng. Thủ quỹ căn cứ vào giấy đề nghị tạm ứng đã được giám đốc phê duyệt mới xuất quỹ. Đơn vị:…… Bộ phận: … Mẫu số: 03TT Theo QĐ số 15/ 2006/QĐ- BTC ngày 20/ 03/ 2006 của Bộ trưởng BTC Số: …… GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG Ngày … tháng … năm … Kính gửi: . Tên tôi là: Địa chỉ: . Đề nghị tạm ứng số tiền: .(Viết bằng chữ) . Lý do tạm ứng Thời hạn thanh toán: . Thủ trưởng đơn vị (Ký, họ tên, đóng dấu) Kếtoán trưởng (Ký, họ tên) Phụ trách bộ phận (Ký, họ tên) Người đề nghị tạm ứng (Ký, họ tên) Bảng 31. Giấy đề nghị tạm ứng Các khoản chi cho quá trình mua hàng phải được giải trình trong giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng kèm các chứng từ giải trình. Về tài khoản sử dụng: Vì là công ty nhỏ nên có thể bỏ tài khoản 641. Điều này sẽ phù hợp với doanh nghiệp hơn, giảm bớt sổ chi phí phải ghi và để phù hợp với hệ thống tài khoản Bộ tài chính quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Về tổ chức sổ kế toán: Các nghiệp vụ làm giảm tiền gửi ngân hàng nên được tập hợp vào một chứng từ ghi sổ; từ chứng từ ghi sổ, kếtoán vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Đây là sổ bắt buộc phải có nếu như công ty theo hình thức chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào các chứng từ ghi sổ đã lập, kếtoán mới phản ảnh các nghiệp vụ phát sinh lên sổ cái. Công ty nên tổ chức một đợt tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ kếtoán về các hình thức tổ chức sổ kế toán. Việc đào tạo nhân viên kếtoán hiểu rõ được quy trình, cách thức tổ chức sổ theo hình thức Chứng từ - Ghi sổ là rất cần thiết. Biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình hạchtoán tiền đang chuyển: Công ty nên sử dụng tài khoản tiền đang chuyển (TK113) để hạchtoán các trường hợp như sau: - Nộp tiền vào ngân hàng nhưng chưa nhận bản sao kê chi tiết của ngân hàng. - Chuyển tiền trả cho người bán qua bưu điện hoặc các khoản tiền mà doanh nghiệp đã làm thủ tục chuyển khoản cho đơn vị khác nhưng chưa nhận giấy báo nợ của ngân hàng. - Khách hàng chuyển tiền cho công ty qua ngân hàng nhưng chưa nhận giấy báo có. Trường hợp rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì giấy rút tiền kiêm giấy báo nợ của ngân hàng. Công ty căn cứ vào đó để ghi giảm tiền gửi ngân hàng Cuối tháng kếtoán tổng hợp vào bảng kê chứng từ chi tiền vào vào Chứng từ ghi sổ chi tiền mặt. Từ chứng từ chi sổ Có TK111, kếtoán vào sổ Cái TK113. Căn cứ vào liên hai của ủy nhiệm chi đã có xác nhận của ngân hàng do người mua chuyển tới, kếtoán vào sổ chi tiết tiền đang chuyển. Cuối tháng, kếtoán vào Chứng từ ghi sổ Có TK131 Từ chứng từ ghi sổ này, kếtoán vào sổ cái TK113. Cuối tháng, sau khi tập hợp và phân loại các chứng từ, nghiệp vụ trên được phản ảnh trên chứng từ ghi sổ Có TK112. Từ chứng từ ghi sổ này, vào sổ cái TK113. Biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình hạchtoán tiền gửi ngân hàng: Các khoản ghi tăng và giảm tiền gửi ngân hàng cần phải được theo dõi chặt chẽ cùng với tiền đang chuyển. Chỉ khi có chứng từ báo có hay báo nợ tài khoản tiền gửi, công ty mới được phép ghi sổ tiền gửi ngân hàng. Các nghiệp vụ giao dịch tiền gửi bằng ngoại tệ phải được cập nhật tỷ giá kịp thời. Về TSCĐ: - Khấu hao TSCĐ: Hiện nay, Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI đang áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng. Song đôi khi phương pháp này cũng thể hiện những tồn tại của nó. TSCĐ trong Công ty có nhiều loại, mục đích cũng như mức độ hao mòn cũng khác nhau. Tất cả các tài sản này đều áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng thì đối với một số TSCĐ có tốc độ hao mòn nhanh thì trong thời gian đầu chi phí thực tế lớn hơn chi phí ghi sổ và sau đó thì ngược lại. Để đảm bảo số liệu kếtoán cung cấp phản ánh đúng hơn thực tế hoạt động kinh doanh cũng như tình hình đặc điểm của TSCĐ để lựa chọn phương pháp khấu hao thích hợp. - TSCĐ vô hình: Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế phát triển với tốc độ và trình độ cao, TSCĐ vô hình đã chiếm một vai trò quan trọng trong cơ cấu TSCĐ của các doanh nghiệp và tạo ra những lợi nhuận đáng kể khi doanh nghiệp biết khai thác hợp lý giá trị vô hình của nó. Việc không xác định được giá trị TSCĐ vô hình dẫn tới Bảng cân đối kếtoán không phản ánh chính xác TS của doanh nghiệp.Vì vậy Công ty cần nhanh chóng đưa TSCĐ vô hình vào danh mục TSCĐ. Tuy nhiên TSCĐ vô hình đang là một vấn đè khó khăn đối với Công ty. Vì vậy khi tiến hành hạchtoán TSCĐ vô hình, Công ty có thể tham khảo trong chuẩn mực kếtoán quốc tế và trong hệ thống chuẩn mực kếtoán Việt Nam. - Phân loại TSCĐ: Hiện nay Công ty áp dụng hình thức phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. Hình thức này nhìn chung là phù hợp với tình hình, đặc điểm TS trong Công ty. Tuy nhiên, theo cách phân loại này, người đọc chưa thấy được những TSCĐ nào Công ty đang sử dụng, những TS nào hiện chưa sử dụng hay không sử dụng. Thực tế là có TSCĐ không cần dung và chờ thanh lý nhưng Công ty lại quy tất cả vào TSCĐ đang dung. Như vậy là không đúng với tình hình thực tế và không giúp choc ho Công ty thấy được tình trạng năng lực huy động TSCĐ vào SXKD đồng thời ảnh hưởng tới việc lập kế hoạch nâng cấp, đổi mới và sửa chữa TS. Do đó, một mặt Công ty cần phải phân loại TSCĐ, mặt khác cần phải tìm cách xử lý TSCĐ chưa cần dung và chờ thanh lý. Để làm được điều đó, Công ty cần phải lập một Ban kiểm kê TSCĐ để xác định lại đúng giá trị thực tế, hiện trạng, nơi sử dụng và mục đích sử dụng của từng loại TSCĐ: + Nếu là TSCĐ đang dùng thì dung ở bộ phận nào, dung được bao nhiêu, có huy động hết công suất không. + Nếu là TSCĐ chưa dung thì phải xác định rõ: TS đó dung để dự trữ hay chưa dung vì thừa năng lực hay lỗi thời để từ đó tìm phương hướng giải quyết. + Nếu là TSCĐ không dung chờ thanh lý thì cần xác định: loại TS, mức độ hư hỏng, TS đó đã lỗi thời, lạc hậu không phù hợp với tình hình SXKD hiện thời để tiến hành thanh lý. Trên cơ sở kiểm kê để lập lại bảng phân loại. Với cách phân loại như trên, Công ty sẽ biết được tỷ trọng từng loại TSCĐ hiện có, hiện trạng của từng loại, và có kế hoạch mua sắm, nâng cấp cũng như thanh lý TSCĐ một cách kịp thời, tránh hiện tượng hao mòn vô hình trong điều kiện khoa học kỹ thuật phát triển như hiện nay. KẾT LUẬN Ngành công nghệ viễn thông là một trong những ngành mũi nhọn của nước ta hiện nay. Để phát triển không ngừng và hòa nhập với công nghệ thông tin trên toàn cầu thì các doanh nghiệp (DN) viễn thông cũng như các DN cung cấp dịch vụ viễn thông Việt Nam phải không ngừng nâng cao trình độ, cơ sở hạ tầng, cùng với ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất. Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI là một công ty cổ phần quy mô vừa và nhỏ, nguồn vốn huy động cho kinh doanh chủ yếu là vốn chủ sở hữu. Do đó công tác kếtoán có ý nghĩa hết sức quan trọng tới việc tạo ra nguồn lực kinh doanh. Trong đợt kiến tập vừa qua, cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị ở công ty em đã có dịp tìm hiểu thực tế phương pháp tổ chức thực hiện kếtoán tại một công ty cổ phần có quy mô nhỏ và em đã nhận thức được thựctrạng công tác kếtoán của công ty. Với tinh thần học hỏi và tinh thần xây dựng nghiêm túc em đã hoàn thành bài báo cáo với một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác kếtoán nói chung và phần hành vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán nói riêng. Dù rất cố gắng để hoàn thành bài viết nhưng do trình độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi thiết sót nên rất mong được sự đóng góp của các thày cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giáo, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang và các anh chị tại Công ty cổ phần dịch vụ viễn thông và di động HTI đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo này. . các sổ kế toán được lập theo mẫu. Cuối kỳ kế toán lập các bút toán kết chuyển, khóa sổ và hạch toán vào sổ kế toán. Về hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán: . ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN KẾ TOÁN 3.1. Những ưu điểm Cùng với sự phát triển của công ty, bộ máy kế toán cũng từng bước được