1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thi công xây dựng tại công ty CP xây dựng sonadezi sonacons

147 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 147
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

− Qua phân tích Chương 2, đối chiếu thực trạng quản lý, đã nhận định được hạn chế lớn nhất về hiệu quả quản lý thi công xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi như sau: Cơ cấu tổ

Trang 1

QU Ả N LÝ THI CÔNG XÂY D Ự NG

T Ạ I CÔNG TY CP XÂY D Ự NG SONADEZI

(SONACONS)

LU Ậ N V Ă N TH Ạ C S Ĩ KHOA H Ọ C NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội

2008

HÀ NỘI 2008

Trang 2

HUỲNH THỊ PHƯƠNG DIỆU

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

QUẢN LÝ THI CÔNG XÂY DỰNG

T ẠI CÔNG TY CP XÂY DỰNG SONADEZI

(SONACONS)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS PHẠM THU HÀ

HÀ NỘI 2008

Trang 3

L ỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực

Học viên thực hiện

HUỲNH THỊ PHƯƠNG DIỆU

Trang 4

Luận văn thạc sĩ

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ

Phần mở đầu 1

Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý thi công xây dựng 4

1.1 Các khái niệm cơ bản 5

1.1.1 Thi công xây dựng 5

1.1.2 Quản lý thi công xây dựng 5

1.1.3 Hiệu quả quản lý thi công 7

1.2 Nội dung quản lý thi công xây dựng 7

1.2.1 Kế hoạch: 11

1.2.2 Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh 14

1.2.3 Kiểm tra 21

1.2.4 Điều chỉnh 25

1.3 Phân loại các yếu tố quản lý 25

1.3.1 Quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật 25

1.3.2 Quản lý nguồn lực 26

1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý thi công xây dựng 34

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thi công xây dựng 35

1.5.1 Yếu tố bên trong 35

1.5.2 Yếu tố bên ngoài 36

1.6 Các phương hướng nâng cao hiệu quả công tác quản lý thi công xây dựng 37

1.6.1 Xác định quy mô hợp lý của doanh nghiệp 37

1.6.2 Xác định mô hình quản lý hợp lý của doanh nghiệp 38

Chương 2: Phân tích thực trạng công tác quản lý thi công xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi (Sonacons) 41

2.1 Khái quát về Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi 42

2.2 Phân tích thị trường xây dựng của Công ty Sonacons 44

2.2.1 Khách hàng mục tiêu 44

2.2.2 Tình hình sản xuất kinh doanh 5 năm gần đây 45

2.3 Nội dung quản lý thi công xây dựng của công ty Sonacons 47

2.3.1 Kế hoạch: 48

2.3.2 Tổ chức hoạt động quản trị của công ty Sonacons 53

2.3.2.1 Tổ chức công ty Sonacons 53

2.3.2.2 Công tác quản lý thi công xây dựng theo từng giai đoạn 62

2.3.3 Kiểm tra đánh giá và điều chỉnh kế hoạch 71

2.4 Phân tích các yếu tố quản lý ở công ty Sonacons 73

2.4.1 Phân tích yếu tố quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật: 73

2.4.2 Phân tíc h yếu tố quản lý nguồn lực: 78

2.4.2.1 Quản lý tài chính 80

Trang 5

Luận văn thạc sĩ

2.4.2.2 Quản lý nhân lực: 81

2.4.2.3 Quản lý vật tư 84

2.4.2.4 Quản lý tiến độ 89

Kết luận chương 2 96

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thi công xây dựng tại Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi (Sonacons) 99

3.1 Các căn cứ để xây dựng giải pháp 100

3.1.1 Chiến lược phát triển 101

3.1.2 Kết quả phân tích 102

3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thi công xây dựng của công ty Sonacons 103

3.2.1 Giải pháp liên quan đến cơ cấu tổ chức 103

3.2.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 106

3.2.3 Cải tiến biện pháp quản trị chất lượng thi công 109

3.3 Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thi công xây dựng 113

3.3.1 Các nguyên nhân gây rủi ro trong thi công xây dựng 114

3.3 2 Hạn chế rủi ro do những yếu tố tác động bên ngoài 116

3.3.3 Hạn chế rủi ro do những yếu tố tác động bên trong 117

Kết luận chương 3 119

Phần kết 120

Trang 6

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Trang 7

Hình 1-1 Bộ máy quản trị doanh nghiệp xây dựng 10

Trang 8

Biểu 2-1 Doanh thu thuần từ năm 2003 - 2007 46

Trang 9

− Sử dụng các lý thuyết quản trị kinh doanh xây dựng để hình thành cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý thi công xây dựng trong việc đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí như: tiến độ, chất lượng, chi phí Từ đó áp dụng vào điều kiện thực

tế của Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thi công xây dựng và sự thành công của Công ty

− Qua phân tích Chương 2, đối chiếu thực trạng quản lý, đã nhận định được hạn chế lớn nhất về hiệu quả quản lý thi công xây dựng của Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi như sau: Cơ cấu tổ chức bộ máy chưa hợp lý; chưa rõ ràng trong việc phân cấp, phân quyền cho các Xí nghiệp trực thuộc; Công ty còn lúng túng về những giải pháp phát triển nguồn lực; Lãnh đạo công ty chưa quan tâm đúng mực đến công tác nhân lực; Biện pháp quản trị chất lượng thi công chưa đạt hiệu quả cao; Chưa quan tâm đầy đủ đến các biện pháp phòng ngừa rủi ro

− Căn cứ những tồn tại đã nêu trên, bài viết đưa ra các giải pháp để khắc phục như: Các giải pháp liên quan đến cơ cấu tổ chức; Các giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Cải tiến biện pháp quản trị chất lượng thi công; Một số biện pháp hạn chế rủi ro trong thi công xây dựng,… Những giải pháp này mang tính khả thi, có thể áp dụng ngay được Mục đích là để đạt hiệu quả cao trong quản lý thi công xây dựng của Công ty cổ phần xây dựng Sonadezi

Trang 10

The thesis studied some contents as follows:

− Used administration business building theory to form the basis of theory about effect management of construction in ensuring that meet criteria such as schedule, quality and cost After that theory was applied to practical conditions of Sonadezi Construction Shareholding company to enhance the construction management effect and the success of the Company

− Through analyzing Chapter 2, reference the reality management, I have judged the largest restraining of construction management effective of Sonadezi Construction Shareholding company as follows: management organizational structure was unsuitable; unclear in devolve and decentralization on dependent Enterprises; the company has also embarrassed on resources development solutions; the company’s leader has not proper cared in manpower task yet; construction quality management means have been less effectively; not paying attention enough to prevent risks

− Base on some above outstanding problems, the article offered the solutions aim to overcome them such as: organizational structure related solutions; The solution aims to improve the quality of human resources; To improve the means of the constructed quality management; Some means aim to improve risk in construction, The solutions are feasible, can be applied immediately The goal aims to achieve high efficiency in construction management of Sonadezi Construction Shareholding company

Trang 11

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Luận văn nghiên cứu “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thi công xây dựng” được thực hiện trong bối cảnh ngành xây dựng Việt Nam đang có những bước phát triển nhanh, trên bước đường hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt, nguồn vốn đầu tư nước ngoài gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây,

thời cơ lớn cũng kèm theo thử thách tương ứng Trong tương lai không xa, cũng như các ngành công nghiệp khác, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ phải cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp cùng ngành của nước ngoài với qui mô và mức độ hiện đại hơn ta gấp nhiều lần Công trình xây dựng, với những đặc trưng riêng về tính không ổn định, đa dạng và đồ sộ, thường có khối lượng công tác lớn, cơ cấu công việc phức tạp và thời gian thi công kéo dài, làm cho công tác quản lý thi công xây dựng có mức độ phức tạp nhất định, gây không ít khó khăn cho các nhà quản lý trong việc đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí như: tiến độ, chất lượng, chi phí

Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp muốn tồn tại buộc phải có cơ cấu tổ chức phát huy được tính hiệu lực, hiệu quả trong quản

lý, tạo nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng nguồn lực của mình so với các

đối thủ cạnh tranh

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Thi công xây dựng chỉ là một khâu trong quản lý dự án xây dựng cơ bản, nhưng chiếm tỉ trọng chi phí sấp xỉ 80% tổng chi phí dự án Cơ cấu tổ chức của một tổ chức thi công xây dựng luôn phải co giãn, thay đổi theo từng thời

kỳ, có bao nhiêu công trường thì phải hình thành bấy nhiêu ban chỉ huy công trường, một xí nghiệp có nhiều ban chỉ huy công trường, một công ty thì lại có nhiều xí nghiệp

Trang 12

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Mỗi công trường xây dựng được ví như một phân xưởng trong một tổ chức sản xuất công nghiệp khác, được điều hành bởi một ban chỉ huy công trường, nhưng điểm khác biệt so với một phân xưởng là tại đó tính độc lập trong công tác điều hành quản lý cao hơn hẳn so với các ngành sản xuất khác, tại đây hình thành bộ máy quản trị tương đối hoàn chỉnh bao gồm: Chỉ huy trưởng, bộ phận kế hoạch, kỹ thuật, bộ phận cung ứng, bộ phận kế toán thống

kê Bên dưới là những tổ, đội chuyên môn như bê tông, cơ giới, cơ khí, hoàn thiện, các thành phần lao động khác…

Tùy theo qui mô công trường mà tính chất chuyên trách hoặc kiêm nhiệm cao hay thấp, thời gian tồn tại dài hay ngắn Tuy chỉ là lâm thời, nhưng Ban chỉ huy công trường hoạt động gần như một doanh nghiệp: Phải thỏa mãn yêu cầu khách hàng là chủ đầu tư và các cơ quan hữu quan; Quan hệ chặt chẽ với nhiều nhà cung ứng khác nhau; Chịu sự chi phối của chính quyền địa phương về các vấn đề an ninh, môi trường, giao thông, thuế vụ…; Tuyển dụng, sa thải công nhân, điều động nhân sự, phối hợp công tác giữa các bộ phận Có thể nói rằng, một chỉ huy trưởng công trường trong một ngày làm việc phải ra nhiều quyết định hơn một giám đốc của một số doanh nghiệp hoạt động trong các lãnh vực khác

Trong hoạt động của ngành xây dựng hiện nay tại Việt Nam, xuất hiện rất nhiều mô hình quản lý doanh nghiệp xây dựng, có những công ty chỉ có Giám đốc kiêm kế hoạch, kiêm kỹ thuật, kiêm cung ứng, kiêm thủ quỹ, kế toán làm thuê chỉ có bổn phận tập hợp chứng từ để lập báo cáo thuế vào những ngày cuối kỳ, còn lại từ kỹ thuật, cai (người điều hành công trường), công nhân đều thuê mướn thời vụ Lại cũng có những doanh nghiệp lớn, mà tại đó, một công trường có thể do nhiều công ty cùng thực hiện

Trang 13

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

3 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các lý thuyết quản trị kinh doanh xây dựng để hình thành cơ sở

lý luận về hiệu quả quản lý thi công xây dựng Nghiên cứu cụ thể mô hình quản lý của một công trình để xây dựng mối quan hệ nhiều công trình, nhiều

xí nghiệp của một công ty xét trên quan điểm quản trị học

Trên cơ sở lý luận, đối chiếu thực trạng quản lý của Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi, giới hạn trong lãnh vực thi công, thông qua kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2003 đến năm 2007 để nhận định về hiệu quả quản

lý thi công xây dựng Kết quả nghiên cứu thể hiện bằng những kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thi công xây dựng của Công ty

4 Nội dung đề tài

Để tiến hành nghiên cứu vấn đề, bài viết được trình bày theo trình tự các nội dung như sau:

− Trình bày một số khái niệm trong quản lý thi công xây dựng, những nét đặc thù của ngành nghề xây dựng, các yếu tố tác động đến hiệu quả công tác thi công Các mô hình quản lý thường được áp dụng trong ngành xây dựng Mối quan hệ quản trị từ cấp công ty xuống xí nghiệp, xuống công trường và sự phản hồi từ công trường lên công ty Những yếu tố chủ yếu trong quản lý gây tác động đến hiệu quả sản xuất

− Xem xét thực trạng quản lý của Công ty cổ phần Xây dựng Sonadezi

Trình bày một số dữ liệu thực tế để minh chứng các nhận định về thực trạng

− Kết hợp kiến thức với kinh nghiệm bản thân để đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý thi công xây dựng của Công

ty cổ phần Xây dựng Sonadezi

Trang 14

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Trang 15

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Thi công xây dựng

Thi công là quá trình chuyển đổi công trình hoặc từng bộ phận của nó từ bản vẽ trên giấy thành hiện thực Quá trình này bao gồm tổ hợp các hoạt động diễn ra trên công trường, bao gồm các tác nghiệp xây dựng để tạo nên những kết cấu, bộ phận công trình hoặc toàn bộ công trình nói chung Tuy cũng là một ngành sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, song so với mọi ngành công nghiệp khác, quá trình thi công xây dựng có nhiều nét đặc thù

Đối với từng công trình thi công xây dựng, các quá trình sản xuất được phân ra làm nhiều loại khác nhau:

− Theo mức độ phức tạp: quá trình sản xuất xây dựng được chia thành quá trình giản đơn và quá trình tổng hợp

− Theo công nghệ thi công: có thể phân biệt các quá trình thủ công và quá trình cơ giới hoá

− Theo chức năng: có thể chia các quá trình thành quá trình vận chuyển, quá trình chuẩn bị, quá trình xây lắp chính, quá trình lắp đặt thiết bị,

− Theo vai trò: quá trình sản xuất xây dựng được chia thành quá trình chủ yếu và quá trình phối hợp

1.1.2 Quản lý thi công xây dựng

Quản lý là sự tác động có hướng đích và liên tục của chủ thể quản trị lên

hệ thống sản xuất - kinh doanh xây dựng bằng một tập hợp các biện pháp có liên quan đến các mặt kinh tế, tổ chức, kỹ thuật và xã hội dựa trên cơ sở nắm vững các quy luật khách quan nhằm đạt mục đích quản trị đề ra với hiệu quả lớn nhất

Các nguyên tắc quản lý quá trình thi công xây dựng:

a Nguyên tắc kỹ thuật và chất lượng

Trang 16

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Quá trình sản xuất phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm Việc tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật được kiểm soát bằng các quy định mang tính pháp định thể hiện qua các thông tư, nghị định, luật xây dựng, sự giám sát này được thực hiện bởi bên thứ ba có tính chất liên tục, xuyên suốt, từ công đoạn chuẩn bị, thực hiện đến khi kết thúc và đưa vào sử dụng để đảm bảo chất lượng

b Nguyên tắc liên tục và điều hòa

Quá trình sản xuất phải thực hiện một cách liên tục và điều hòa, thể hiện

ở chỗ duy trì đồng đều theo thời gian các yếu tố như mức độ triển khai công việc, sự mở rộng và thu hẹp quy mô công tác, mức độ tiêu hao nguồn lực, nghiệm thu sản phẩm… Đối với doanh nghiệp xây dựng thì lực lượng sản xuất hoạt động quanh năm sẽ có điều kiện bảo toàn và phát triển nguồn lực

c Nguyên tắc khoa học và tiên tiến

Biện pháp tổ chức và kỹ thuật phải có tính khoa học cao, có sự tính toán,

so sánh và lựa chọn phương án hợp lý, có ứng dụng kỹ thuật – công nghệ tiên tiến Nguyên tắc khoa học và tiên tiến được quán triệt theo hai hướng là công nghiệp hóa quá trình sản xuất và thực hiện phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến

− Công nghiệp hóa: Tạo ra các điều kiện sản xuất công nghiệp (điều kiện nhà máy) để thực hiện các công tác xây lắp trên công trường Điều này đòi hỏi nâng cao mức độ định hình hóa, tiêu chuẩn hóa và cơ giới hóa, tiến dần từng bước lên tự động hóa

− Phương pháp tổ chức và quản lý tiên tiến: Quá trình thi công được tổ chức theo phương pháp dây chuyền, ứng dụng phương pháp sơ đồ ngang, sơ đồ mạng lưới lập và quản lý tiến độ, thực hiện các mô hình toán và quản lý trong công tác cung ứng vật tư…

d Kinh tế và an toàn

Trang 17

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Đây là nguyên tắc bất di bất dịch của công tác tổ chức sản xuất Nó đòi hỏi các quyết định (phương án) đưa ra phải đem lại hiệu quả kinh tế cho người sản xuất lớn hơn mức trung bình của xã hội Mặt khác, nó phải đảm bảo an toàn cho công trình, an toàn lao động trong quá trình thực hiện và không xâm hại đến môi trường sống

1.1.3 Hiệu quả quản lý thi công

Cũng như các lãnh vực kinh doanh khác, kết quả sản xuất kinh doanh là thước đo mức độ hiệu quả công tác tổ chức quản lý doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp xây lắp, lãnh đạo doanh nghiệp luôn kỳ vọng và dùng mọi biện pháp để tăng doanh thu, họ lúc nào cũng sẵn sàng tham gia nhiều cuộc đấu thầu mà tỉ lệ thắng thầu không thể lường trước, do đó, có những thời điểm doanh nghiệp sẽ phải triển khai thi công nhiều công trình, vượt quá năng lực vốn có của mình, thêm vào đó, thời gian mà các chủ đầu tư yêu cầu khởi công

kể từ khi phát hành thông báo trúng thầu rất hạn hẹp, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguồn lực rất hạn chế mà hầu như khó có thể có sự chuẩn bị chu đáo Ngược lại, có những thời điểm nhiều công trình cùng hoàn tất mà chưa có công trình mới, doanh nghiệp làm cách nào để duy trì nguồn lực đặc biệt là nhân lực với cơ cấu hợp lý và với chi phí thấp nhất

Có thể nói rằng, cơ cấu tổ chức chính là phần tiên quyết để đem lại hiệu quả quản lý Khi xác định các chức năng quản trị doanh nghiệp, người ta phân

ra các chức năng thuộc phần cứng được quy định trước theo quy chế và các chức năng thuộc phần mềm chỉ có thể dự báo phần nào và được xử lí theo tình huống thực tế xảy ra Phần cứng quá nhiều sẽ làm cho tổ chức nặng nề cứng nhắc không linh hoạt, nhưng nếu quá ít sẽ làm cho tình trạng vô tổ chức nảy

nở

1.2 Nội dung quản lý thi công xây dựng

Quản lý là xây dựng phương án, lựa chọn phương án và quyết định

Trang 18

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Cần thiết lập kế hoạch thực hiện cho từng công tác để thấy được khi nào làm việc gì, ai phải làm, điều kiện về phương tiện, vật tư, nhân lực, tài chính được phép sử dụng ra sao

Xây dựng phương án sản xuất nằm trong khâu thiết kế biện pháp kỹ thuật sản xuất Xây dựng phương án sản xuất cần nêu nhiều khả năng thực hiện để lựa chọn

Cần tiến hành lựa chọn phương án để sản xuất sau khi đã phân tích kỹ những ưu, nhược điểm của các phương án đề nghị

Ra quyết định là hành động quản lý quan trọng của tác nghiệp quản lý sản xuất Quyết định được cân nhắc lựa chọn qua phân tích ưu nhược điểm theo nhiều mặt của các phương án đề xuất

Quá trình thực hiện công tác, đơn vị ra mệnh lệnh sản xuất phải nhận được báo cáo về quá trình diễn biến sản xuất Khi cần, phải đôn đốc quá trình thi hành và thường xuyên kiểm tra quá trình thi hành Nếu thấy quá trình thực hiện sản xuất có điều gì đó không chính xác như lệnh đã ban hành hoặc quá trình diễn biến mới chen trong quá trình sản xuất, cần thiết thông tin lên cấp ra lệnh để nắn chỉnh, điều tiết, bổ sung khi cần thiết

Không thể tách rời quá trình quản lý sản xuất với theo dõi, bảo đảm chất lượng môi trường và an toàn lao động

Các chức năng quản trị kinh doanh xây dựng bao gồm:

− Chức năng quản trị trung tâm: Quyết định

− Chức năng quản trị công việc sản xuất – kinh doanh xây dựng, gồm:

• Các chức năng theo giai đoạn tác động:

 Chức năng định hướng (xác định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch sản xuất – kinh doanh xây dựng)

 Chức năng tổ chức thực hiện

 Chức năng chỉ đạo điều hành thực hiện

Trang 19

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

 Chức năng kiểm tra, tổng kết

• Các chức năng theo nội dung công việc tác động:

 Chức năng quản trị sản xuất xây dựng, bao gồm cả công việc nghiên cứu công nghệ xây dựng và kiểm tra chất lượng xây dựng

 Chức năng quản trị các hoạt động thị trường và marketing như: xác định thị trường, đấu thầu xây dựng, cung ứng đầu vào cho quá trình xây dựng, quảng cáo, tiếp xúc…

 Chức năng quản trị hoạt động tài chính

− Chức năng quản trị nhân sự

Chức năng này gồm các công việc tuyển chọn, phân công sử dụng, kích thích, kiểm tra, bồi dưỡng người lao động về mọi mặt…

Theo quan điểm của điều khiển học thì hệ thống sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng được mô tả theo hình 1-1

Trang 20

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Hình 1-1 : Bộ máy quản trị doanh nghiệp xây dựng

Bộ máy quản trị doanh nghiệp XD

(chủ thể quản trị)

Kế hoạch XD So sánh Thực tế thực hiện

kế hoạch

Quá trình sản xuất – kinh doanh xây dựng

(đối tượng bị quản trị)

Mối liên

hệ tác động điều chỉnh sau

Các kết quả thực

tế thực hiện

kế hoạch

Thị trường, môi trường và các nhân tố ảnh hưởng

Tác động quản trị ban đầu

Tác động tìm biện pháp điều chỉnh

Mối liên

hệ tác động sẵn

có của môi trường và thị trường lên chủ trương và biện pháp kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 21

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

1.2.1 Kế hoạch:

a Kế hoạch hay tiến độ thi công

Thi công xây dựng cũng như các ngành sản xuất khác muốn đạt được mục tiêu đề ra phải có một kế hoạch sản xuất cụ thể và những kế hoạch này phải được thực hiện theo một trình tự nào đó để hoàn thành các công đoạn với thời gian và chi phí tiết kiệm nhất Điều này hoàn toàn cần thiết cho các công trình xây dựng với rất nhiều thành phần, công tác khác nhau cũng như với chi phí rất lớn Một kế hoạch sản xuất được gắn liền với một trục thời gian được gọi là kế hoạch lịch hay tiến độ Như vậy, tiến độ thực chất là một kế hoạch về mặt thời gian

Công trường xây dựng được tiến hành bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự tham gia của các tổ đội, người thiết kế, người giám sát đại diện chủ đầu tư, doanh nghiệp cung ứng máy móc thiết bị và các loại tài nguyên… xây dựng một công trình là một hệ điều khiển phức tạp rộng lớn Vì trong hệ có rất nhiều thành phần và mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp Sự phức tạp cả về số lượng các thành phần, trạng thái của nó là biến động và ngẫu nhiên Vì vậy, trong xây dựng công trình không thể điều khiển chính xác mà có tính xác suất

Để xây dựng một công trình cần phải có một mô hình khoa học điều khiển các quá trình tổ chức và chỉ đạo việc thi công Mô hình đó chính là tiến độ thi công, trong đó các công việc được sắp xếp sao cho thời gian thực hiện là ngắn nhất, giá thành hạ, chất lượng cao

Tiến độ thi công, trong mỗi giai đoạn, được khai thác nhằm đạt được những kết quả sau:

− Trước khi khởi công:

• Cung cấp dự trù về mặt thời gian thực hiện của mỗi công tác trong

kế hoạch cũng như thời gian hoàn thành toàn bộ công trình

• Xác định tốc độ thực hiện kế hoạch

Trang 22

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

• Tạo cơ sở cho những người quản lý làm việc với các nhà thầu phụ, cấp dưới

• Xác định nhu cầu về nhân lực, vật lực và tiền bạc tại những thời điểm nhất định

− Trong quá trình xây dựng:

• Cho phép nhà quản trị chuẩn bị những vấn đề về tài nguyên tại

những thời điểm then chốt của kế hoạch

• Dự trù được những ảnh hưởng tới kế hoạch khi thay đổi hoặc trì hoãn công tác

• Hỗ trợ việc sắp xếp, cung ứng tài nguyên

− Sau khi hoàn thành công trình:

• Cho phép quan sát trở lại và phân tích việc thực hiện so với kế hoạch

• Rút ra kinh nghiệm khi dự trù và hoàn thiện hơn những kế hoạch tương lai

b C ác yêu cầu của tiến độ thi công

Có nhiều dạng tiến độ được sử dụng cho công tác thi công, hai dạng phổ biến nhất là sơ đồ ngang, sơ đồ mạng Nói chung, dù bằng hình thức nào, việc lập tiến độ thi công cần phải đạt được các yêu cầu sau:

− Thiết lập được trình tự thực hiện các công tác

− Các tài nguyên sử dụng không vượt quá khả năng cung cấp

− Thiết lập được sự vận hành liên tục

Tính khả thi của tiến độ phụ thuộc rất nhiều vào sự chính xác của số lượng công tác cũng như khối lượng đi kèm, kế đó là các nhu cầu nhân vật lực đáp ứng cho công việc Từ đó, sử dụng các định mức tiêu hao hiện hành hoặc định mức riêng của từng doanh nghiệp để dự trù thời gian cần thiết hoàn thành công tác Tuy nhiên, sẽ có nhiều loại công tác có thể thực hiện đồng thời, và

Trang 23

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

cũng có những loại công tác phải theo theo trình tự, việc huy động nguồn lực tối đa sẽ rút ngắn tiến độ nhưng cũng có thể làm tăng chi phí…những điều này đòi hỏi người lập tiến độ phải có khả năng vận dụng chính xác những kiến thức

cơ bản về các dạng công việc cũng như trình tự kỹ thuật công nghệ của quá trình xây dựng và phải có kinh nghiệm nhất định về công tác cần thực hiện

c Các bước lập tiến độ thi công

Tiến độ được lập trên số liệu và tính toán của thiết kế tổ chức thi công, cùng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội ở khu vực xây dựng Tiến độ còn bị ràng buộc bởi yêu cầu của chủ đầu tư Việc lập tiến độ thường được tiến hành theo các bước:

− Phân tích công nghệ xây dựng công trình

− Phân tích giải pháp thiết kế của công trình:

• Giải pháp kiến trúc;

• Giải pháp kết cấu;

• Vật liệu và công nghệ thi công

− Phân tích số liệu thăm dò khảo sát kinh tế - kỹ thuật

− Lập danh mục và tính khối lượng công việc

− Đưa ra hướng thi công tổng quát

− Tổ chức các quá trình xây lắp chính

− Xác định nhu cầu lao động (ngày công) và máy móc (ca máy)

− Xác định thời gian thi công và chi phí vật tư

− Lập tiến độ ban đầu

− Xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật

− Tối ưu tiến độ theo các chỉ số ưu tiên

− Lập các bảng biểu, xuất các kết quả của tiến độ

• Bản dự toán kinh phí

Trang 24

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

• Bản phân tích nhân công, vật tư, ca máy

Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh xây dựng gồm hai phần:

− Tổ chức cơ cấu (phần tĩnh): bao gồm cơ cấu tổ chức của chủ thể quản

lý và cơ cấu công việc sản xuất kinh doanh (đối tượng bị quản trị)

− Tổ chức quá trình (phần động): bao gồm quá trình quản trị của chủ thể quản trị và quá trình công việc sản xuất - kinh doanh của đối tượng bị quản trị

Nội dung trên được mô tả ở hình 1-2 và hình 1-3

Trang 25

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Hình 1- 2 : Tổ chức hoạt động quản trị kinh doanh xây dựng

trị)

Tổ chức quá trình quản trị của chủ thể quản trị kinh doanh xây dựng

Tổ chức quá trình công việc sản xuất – kinh doanh (đối tượng bị quản trị)

Tổ chức hoạt động Quản trị kinh doanh xây dựng

Trang 26

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Hệ thống sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng

Bộ phận chủ thể quản trị doanh nghiệp xây dựng

Bộ máy quản trị (phần tĩnh)

Quá trình quản trị (phần động)

Cơ cấu tổ

chức bộ máy

quản trị

Chức năng quản trị

Cán bộ quản trị

Quá trình quản trị trung tâm (quyết định)

Quá trình quản trị công việc sản xuất – kinh doanh

Quá trình quản trị con người lao động

Bộ phận sản xuất kinh doanh xây dựng

Hình 1-3: Hệ thống sản xuất – kinh doanh xây dựng

b Tổ chức bộ phận chủ thể quản trị doanh nghiệp xây dựng

− Một số mô hình tổ chức:

Trang 27

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

• Cơ cấu theo trực tuyến:

Hình 1- 4 : Mô hình tổ chức cơ cấu theo trực tuyến

Thường dùng cho các tổ xây dựng, đội xây dựng Có ưu điểm là đạt được

sự thống nhất trong mệnh lệnh, do đó dễ dàng qui trách nhiệm cho các cấp Nhược điểm là tập trung gánh nặng vào quản lý cấp cao, đội trưởng, các tổ trưởng, đòi hỏi họ phải có những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực và chuyên môn khác nhau; Khi qui mô công việc tăng lên thì các bộ phận trực thuộc cũng tăng lên dẫn đến việc khó kiểm soát

Cơ cấu theo chức năng

Hình 1-5 : Mô hình tổ chức cơ cấu theo chức năng

QUẢN LÝ 1

QUẢN LÝ 3.1 QUẢN LÝ 3.2 QUẢN LÝ 3.3

QUẢN LÝ 2.1 QUẢN LÝ 2.2 QUẢN LÝ 2.3

MARKETING SẢN XUẤT TÀI CHÍNH

TỔNG GIÁM ĐỐC

CÔNG TY A CÔNG TY B CÔNG TY C

Trang 28

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Nguyên tắc của cơ cấu theo chức năng là tổ chức ra các phòng ban hay bộ phận chức năng, các bộ phận này sẽ trực tiếp ra quyết định xuống các bộ phận trực thuộc phạm vi chức năng của mình, nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà quản lý cấp cao Cơ cấu theo chức năng chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp có tính đặc thù cao, khi các hoạt động giữa các bộ phận tương đối độc lập với nhau

Ưu điểm:

 Phản ánh hợp lý các chức năng nhiệm vụ

 Tuân theo nguyên tắc chuyên môn hoá ngành nghề, phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng, do đó tiết kiệm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo

 Tạo ra được các biện pháp kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất Nhược điểm:

 Các cấp dưới nhận nhiều mệnh lệnh từ cấp trên dẫn đến không có

sự thống nhất về các quyết định

 Các bộ phận chức năng có thể đùn đẩy trách nhiệm cho nhau dẫn đến có sai lầm xảy ra thì khó qui trách nhiệm cho ai

Cơ cấu trực tuyến – chức năng

Hình 1-6: Mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến - chức năng

QUẢN LÝ 1

QUẢN LÝ 2.1 QUẢN LÝ 2.2 QUẢN LÝ 2.3

CHỨC NĂNG 1 CHỨC NĂNG 2 CHỨC NĂNG 3

Trang 29

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Là kiểu cơ cấu trong đó có nhiều cấp quản lý và các bộ phận nghiệp vụ giúp việc cho các nhà quản lý cấp trung và cao

a Quan hệ quản lý trực tuyến từ trên xuống dưới vẫn tồn tại, nhưng để giúp người quản lý ra các quyết định đúng đắn còn có các bộ phận chức năng giúp việc trong các lĩnh vực chuyên môn

b Các đơn vị này không ra quyết định trực tiếp mà tham mưu cho người quản lý cấp cao trong việc chuẩn bị ban hành và thực hiện các qui định thuộc phạm vi chuyên môn của mình

Ưu điểm:

 Đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh

 Giảm bớt gánh nặng cho người quản lý

 Qui định rõ trách nhiệm cho người thực hiện

Nhược điểm:

 Có nhiều tranh luận xảy ra

 Hạn chế một phần chuyên môn

 Xu hướng can thiệp của các đơn vị chức năng

Loại cơ cấu này được dùng phổ biến cho mọi loại hình tổ chức doanh nghiệp xây dựng, vì nó thể hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản trị

Cơ cấu theo dự án

Hình 1-7 : Mô hình tổ chức cơ cấu theo dự án

DỰ ÁN 1 DỰ ÁN 2 DỰ ÁN 3

QUẢN LÝ 1

Trang 30

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Đối với các doanh nghiệp xây dựng có nhiều công trường, mỗi công trường có giá trị xây lắp lớn và thực hiện ở nhiều địa điểm khác nhau thì bộ máy quản lý tổ chức theo kiểu dự án Trong mỗi dự án, tuỳ theo qui mô có thể lựa chọn cơ cấu theo kiểu trực tuyến – chức năng

Ưu điểm:

 Linh hoạt trong điều động nhân sự

 Thúc đậy sự hợp tác giữa các bộ phận trong tổ chức

 Phát huy vai trò ra quyết định, thông tin và giao tiếp

Nhược điểm:

 Có sự mâu thuẫn về quyền hạn trong tổ chức

 Có khả năng có sự không thống nhất về mệnh lệnh theo chiều dọc

và chiều ngang

Cơ cấu theo kiểu dự án phù hợp với những tổng công ty lớn

Cơ cấu theo ma trận

Các cấp quản lý phía dưới vừa chịu sự quản lý theo chiều dọc từ trên trên xuống, đồng thời chịu sự quản lý theo chiều ngang

Hình 1-8 : Mô hình tổ chức cơ cấu theo ma trận

Trang 31

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

 Các bộ phận chức năng được thiết kế để giúp người quản lý cấp cao trong các công việc thuộc chức năng đó ở qui mô toàn doanh nghiệp lớn

 Các bộ phận trực thuộc được tổ chức tương đối độc lập, trong mỗi bộ phận này thì cũng chỉ có các đơn vị chức năng nhưng chỉ

ở phạm vi của bộ phận đó, tuỳ theo qui mô mà tổ chức theo kiểu trực tuyến hay chức năng

Cơ cấu này thường áp dụng để thực hiện các dự án xây dựng của doanh nghiệp xây dựng

Cơ cấu khung

Chỉ duy trì một bộ phận lực lượng cốt cán làm khung thường xuyên, còn một bộ phận sẽ được tuyển dụng tạm thời tuỳ theo tình hình công việc xây dựng Loại cơ cấu này được áp dụng phù hợp với ngành xây dựng

Chỉ từ việc chọn lựa phương pháp quản lý thích hợp, doanh nghiệp xây dựng mới mong đạt được hiệu quả sản xuất

Khi tiến độ thi công thể hiện trên biểu đồ ngang, ta có thể tiến hành kiểm tra theo ba phương pháp:

a Phương pháp đường tích phân: dùng để kiểm tra từng công việc

Theo phương pháp này trục tung thể hiện khối lượng công việc, trục hoành là thời gian Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công viêc đã thực hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục tọa độ Đường thể hiện công việc thực

Trang 32

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

hiện đến các thời điểm xét là đường tích phân Để so sánh với tiến độ ta dùng đường tích phân kế hoạch công việc tương ứng So sánh hai đường ta biết được tình hình thực hiện tiến độ

Xét tại thời điểm (t) ta có đường (1) là đường kế hoạch Nếu đường thực hiện là đường (3) – thực hiện đúng kế hoạch, nếu là (2) – hoàn thành sớm, nếu

là (4) – hoàn thành chậm

Nếu muốn biết tốc độ thực hiện công việc ta dùng lát cắt (v) (song song với trục thời gian t), đường (2), cắt trước đường kế hoạch (1) thực hiện nhanh (+∆t), đường (4) cắt sau thực hiện chậm (-∆t)

Phương pháp đường tích phân có ưu điểm cho ta biết tình hình thực hiện tiến độ hàng ngày song có nhược điểm là khối lượng công việc phải thu thập

thường xuyên và mỗi loại công việc phải vẽ một đường tích phân Vì vậy nó phù hợp với việc theo dõi thường xuyên việc thực hiện tiến độ Người ta thường áp dụng cho những công tác chủ yếu, cần theo dõi chặt chẽ

Hình 1-9 : Kiểm tra tiến độ bằng đường tích phân

(1) - kế hoạch; (2), (3), (4) – đường thực hiện

b Phương pháp đường phần trăm: Đây là phương pháp áp dụng kiểm tra

nhiều công việc một lúc trên tiến độ thể hiện bằng sơ đồ ngang

t

3

Trang 33

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Hình 1-10: Ki ểm tra tiến độ bằng đường phần trăm (1) – Đường kiểm tra; (2) – Đường phần trăm;

(Công việc A và C không xét)

Phương pháp thực hiện như sau: trên tiên độ biểu diễn bằng biểu đồ ngang Mỗi công việc được thực hiện bằng một đường thẳng có độ dài 100% khối lượng công việc Tại thời điển t bất kỳ cần kiểm tra người ta kẻ một đường thẳng đứng, đó là đường kiểm tra Trên tiến độ các công việc rơi vào một trong hai trường hợp Trường hợp các công việc đã kết thúc hoặc chưa bắt đầu không cắt đường kiểm tra ta bỏ qua Trường hợp những công việc đang thi công – cắt đường kiểm tra – phải lấy số liệu khối lượng đã thực hiện tính đến thời điểm đó Theo phần trăm toàn bộ khối lượng, số phần trăm thực hiện được đưa lên biểu đồ, chúng nối lại với nhau tạo thành đường phần trăm Đó là đường thực tế thực hiện Nhìn đường phần trăm người ta biết được tình hình thực hiện tiến độ

Nếu đường phần trăm ở bên phải lát cắt – những việc đó thực hiện vượt mức kế hoạch; nếu đường phần trăm ở bên trái – công việc thực hiện chậm trễ

Trang 34

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

Những điểm mà đường phần trăm trùng với lát cắt – công việc thực hiện đúng

kế hoạch

Đây là phương pháp thường áp dụng trong kiểm tra đột xuất Nó giúp cho lãnh đạo biệt được tình hình thực hiện công việc tại thời điểm cần thiết

c Phương pháp biểu đồ nhật ký: Đây là phương pháp kiểm tra hàng

ngày của từng công việc Theo kế hoạch mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc (Phiếu giao việc)

Hình 1-11: Biểu đồ nhật ký công việc (1) – kế hoạch; (2) – thực hiện hàng ngày

Chúng được thể hiện bằng một đường kế hoạch Hàng ngày sau khi làm việc khối lượng thực hiện công tác được xác định và vẽ và biểu đồ, ta được đường thực hiện Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt, đạt, không đạt để điều chỉnh cho các ngày tiếp theo Phương pháp náy chính xác kịp thời nhưng tốn thời gian chỉ áp dụng cho tổ đội chuyên môn hoặc những việc đòi hỏi giám sát sít sao

Tóm lại, các phương pháp trên chỉ cung cấp cho ta tình hình thực hiện tiến độ Còn nguyên nhân và hậu quả của sự sai lệch đó các phương pháp trên chưa nói lên được

V/t

0

Trang 35

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

1.2.4 Điều chỉnh

Hoạt động thi công xây dựng thường được tiến hành bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự tham gia của các tổ đội, người thiết kế, người giám sát đại diện chủ đầu tư, doanh nghiệp cung ứng máy móc thiết bị và các loại tài nguyên…xây dựng một công trình là một hệ điều khiển phức tạp rộng lớn Vì trong hệ có rất nhiều thành phần và mối quan hệ giữa chúng rất phức tạp Sự phức tạp cả về số lượng các thành phần, trạng thái của nó là biến động và ngẫu nhiên, lệ thuộc rất nhiều các yếu tố khách quan như thời tiết, thiên tai, địa chất thủy văn… Vì vậy, trong xây dựng công trình không thể điều khiển chính xác

mà có tính xác suất, mỗi khi xuất hiện biến động người quản lý phải có biện pháp điều chỉnh kịp thời để tránh thiệt hại lớn hơn, một trong những yếu tố thường xảy ra là biến động về nguồn nhân lực, nhu cầu sử dụng tài nguyên vượt quá khả năng cung cấp,… dẫn đến khả năng phá vỡ kế hoạch Hiện nay,

đã có những công cụ đắc lực hỗ trợ việc điều chỉnh phân bổ lại nguồn lực chẳng hạn như phần mềm Microsoft Project

1.3 Phân loại các yếu tố quản lý

1.3.1 Quản lý chất lượng, quản lý kỹ thuật

Cầu nối giữa người mua và người bán chính là những tiêu chí về chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm đáp ứng với các yêu cầu của người mua

là sự thúc đẩy lưu thông thị trường

Tổ chức đảm bảo chất lượng sản phẩm xây dựng là nhiệm vụ quan trọng trong sản xuất xây dựng

Chất lượng sản phẩm tạo ra sự phát triển cho doanh nghiệp tạo ra thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp

Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm xây dựng tiêu chí của sản phẩm, biện pháp tổ chức sản xuất nhằm đạt các tiêu chí ấy, kiểm tra sản phẩm nhằm thực hiện đầy đủ quy trình sản xuất và từng khâu phải kiểm tra chất

Trang 36

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

lượng sản phẩm trung gian để sản phẩm cuối cùng đạt chất lượng như đã định ban đầu

Quản lý kỹ thuật là một phần quan trọng để bảo đảm chất lượng, mọi biện pháp tổ chức và kỹ thuật thi công phải được chấp nhận xuất phát từ yêu cầu kỹ thuật, công nghệ thực hiện các quá trình xây lắp, đảm bảo xây dựng có chất lượng đúng với thiết kế Nó được phản ánh ở khía cạnh như tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, kỹ thuật thi công các công tác xây lắp, lựa chọn phương án tổ chức hợp lý các lực lượng sản xuất, xác định đúng thời hạn thực hiện và thời điểm tiến hành các quá trình thi công…Trong xây dựng, quản lý kỹ thuật là khâu then chốt, sự cố kỹ thuật gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, hiệu quả tài chính và thương hiệu của doanh nghiệp, vì vậy ngoài sự kiểm soát các bên hữu quan, doanh nghiệp phải thiết lập một thủ tục để hướng dẫn công việc, phiếu giao việc, biên bản nghiệm thu nội bộ kiểm tra đánh giá các quá trình thi công ngay từ khâu chuẩn bị, trong khi thực hiện cho đến lúc làm xong một công đoạn

1.3.2 Quản lý nguồn lực

a Quản lý nhân lực

− Ý nghĩa của quản lý lao động:

Vấn đề quản lý lao động trong sản xuất kinh doanh có vai trò cực kỳ quan trọng Vì con người là chủ thể trong quá trình sản xuất kinh doanh Quá trình

đó diễn ra thông qua con người với những động cơ, thái độ và trình độ nghề nghiệp nhất định

Do những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất xây dựng có nhiều điểm khác biệt (điều kiện lao động nặng nhọc và có tính lưu động cao, nơi ở và thi công thay đổi thường xuyên tùy theo tiến độ thực hiện các công trình…, các quá trình lao động trong xây dựng rất phức tạp và khó tổ chức chặt chẽ như các dây chuyền sản xuất trong các nhà máy công nghiệp, các phương án tổ chức

Trang 37

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

lao động không những thay đổi theo từng công trình mà còn theo từng giai đọan thi công, địa bàn hoạt động rộng lớn, …) nên việc quản lý lao động trong xây dựng càng cần phải được đề cao

− Mục đích của quản lý lao động:

Quản lý lao động có hai nhóm mục đích lớn:

Các vấn đề về kinh tế: nhằm sẵn sàng cung cấp cho sản xuất, kinh

doanh những lực lượng lao động phù hợp về mặt chất lượng và số lượng, sử dụng lao động một cách có hiệu quả với năng suất và chất lượng cao, đem lại kết quả cao cho doanh nghiệp

Các mục đích về xã hội: nhằm xây dựng không khí tốt đẹp cho tập

thể người lao động trong doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất

và tinh thần cho người lao động, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghề nghiệp và văn hóa cho người lao động

− Nhiệm vụ của quản lý lao động:

• Quản lý lao động theo mục đích là quản lý công việc của người lao động và quản lý con người lao động trong sản xuất kinh doanh

• Quản lý lao động theo trình tự thời gian gồm các giai đoạn:

 Tuyển dụng lao động phù hợp với nhiệm vụ của doanh nghiệp

 Tổ chức sử dụng và phân công lao động một cách khoa học, bao gồm cả các biện pháp kích thích, động viên và kiểm tra

 Đánh giá lao động

 Bồi dưỡng lao động về mặt vật chất, tinh thần, năng lực làm việc cho người lao động, thể hiện chủ yếu thông qua các chính sách xã hội đối với người lao động

• Quản lý lao động theo tính chất công việc là các công việc quản lý

có tính chất nghiệp vụ (là bộ phận tương đối tĩnh), các công việc

Trang 38

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

quản lý có liên quan đến chính sách đối với người lao động (là bộ phận tương đối động và luôn thay đổi)

b Quản lý vật lực

Để tạo ra sản phẩm ngoài yếu tố thời gian là dạng vật chất đặc biệt còn phải đảm bảo các yếu tố vật chất thông thường khác Đó là vật liệu xây dựng, công cụ, phương tiện lao động…

Việc cung cấp các điều kiện sản xuất phải đảm bảo đúng về chất lượng, kịp thời thời điểm, đầy đủ về số lượng Việc bố trí các phương tiện vận chuyển, khi hàng đi trên đường và vào kho bãi cất chứa các loại vật tư, vật liệu, công cụ lao động phải thích hợp nhằm bảo quản tốt nhất, ít hao hụt, ít hư hỏng nhất và phục vụ được sản xuất thuận lợi nhất Mọi sự trù liệu để cung ứng các yếu tố vật chất phục vụ sản xuất xây dựng tốt nhất nhằm giảm chi phí sản xuất đến mức chấp nhận được, tạo ra lợi nhuận cao nhất

Cung ứng các loại vật tư kỹ thuật là một khâu quan trọng trong quá trình

tổ chức thi công, nên ngay từ giai đoạn lập kế hoạch đã phải chỉ rõ nguồn cung ứng từng loại vật liệu, nguồn và cách huy động chủng loại xe máy, dụng cụ và nhân lực, biện pháp đáp ứng các nhu cầu của công trường về điện, nước,…

c Quản lý thời gian (tiến độ)

Tiến độ thi công một công trình được xem như cam kết của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng Những năm gần đây, yếu tố tiến độ còn được

dư luận xã hội đặc biệt quan tâm, các phương tiện truyền thông đại chúng không ngớt nêu tên nhiều công trình bị vượt tiến độ, điều đó cho thấy rằng quản lý thời gian để đảm bảo tiến độ trong thi công xây dựng là vấn đề hết sức quan trọng có tầm ảnh hưởng lớn đến uy tín, thương hiệu của nhà thầu

Tiến độ thi công công trình thể hiện trình tự và thời gian thực hiện từng công tác xây lắp trong quá trình tạo nên công trình xây dựng hoàn chỉnh Để hoàn thành một công trình xây dựng, nhà thầu phải thực hiện một khối lượng

Trang 39

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

rất lớn các công tác xây lắp không chỉ về khối lượng từng công tác mà về cả chủng loại công tác, vì chúng cũng rất đa dạng

Cách tính thông thường là căn cứ vào định mức, khối lượng của công việc và điều kiện thi công cụ thể để ước lượng thời gian hoàn thành một công việc theo mức trung bình bình quân, mức trung bình lạc quan hoặc trung bình

bi quan Sau đó ghép vào hệ thống các công việc chung của nhiệm vụ sản xuất

để thực hiện, đôn đốc, kiểm tra sự thực hiện tiến độ Sự phối hợp các công việc với nhau phải đảm bảo rút ngắn tối thiểu thời gian chờ đợi và huy động tối đa nguồn lực, nhưng không được gây ra những bước nhảy vọt về nhu cầu, nhất là nhu cầu nhân lực Công tác lập tiến độ cần phải được xem xét ở nhiều yếu tố

cả bên trong lẫn bên ngoài, là vì một trong những nguyên nhân chủ yếu gây vượt tiến độ lại xuất phát từ việc lập tiến độ ban đầu

Ngoài ra, cũng phải kể tới một số nguyên nhân khách quan làm ảnh hưởng tới tiến độ như:

− Chủ đầu tư thay đổi thiết kế

− Diễn biến thời tiết thất thường

− Biến động thị trường vật tư, nhân công…

Khi một công việc nào đó bị kéo dài quá thời gian dự định, người quản lý phải xác định rõ nguyên nhân, tìm biện pháp để giảm thiểu ảnh hưởng của nó đến các công việc khác đồng thời rút ngắn thời gian thực hiện các công việc khác nếu có thể được nhằm hạn chế việc điều chỉnh tổng tiến độ

Một vài phương pháp đẩy nhanh tiến độ thi công

Martin Barnes mô tả một vài phương pháp mà những giám đốc quản lý

dự án thường sử dụng để thúc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình

Người quản lý đóng một vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ thi công công trình Đẩy nhanh tiến độ thi công không có nghĩa là thi công xây dựng một cách vội vàng và càng không bao giờ có nghĩa là thi công xây dựng

Trang 40

Huỳnh thị Phương Diệu Luận văn thạc sĩ

trong sự hỗn loạn, vô tổ chức Việc thi công nhanh không có nghĩa là giấu giếm cắt xén hoặc vi phạm các tiêu chuẩn

Sau đây là một vài đề xuất đơn giản với các ví dụ thực tế minh họa cho những phương pháp kỹ thuật quản lý dự án:

− Lên kế hoạch trước Cẩn thận vạch ra những kế hoạch để thực hiện công việc, dự kiến người và thời điểm sẽ thực hiện công việc là những điều thiết yếu để thực hiện công việc nhanh chóng Các kế hoạch không cần phải hết sức chi tiết và cũng cần chấp nhận là chúng có thể

sẽ thay đổi, nhưng chúng ta cần phải có các kế hoạch đó

− Tìm kiếm nhân viên Thực hiện một lượng các công việc phức tạp nhanh hơn có nghĩa là cần phải có nhiều người hơn Chúng ta cần phải thực hiện công việc trong năm tuần với 20 người thay vì trong 20 tuần với năm người! Điều này đặt ra yêu cầu cao hơn đối với kỹ năng quản

lý mềm dẻo trong sự truyền đạt, tạo ra động lực, ra quyết định và khả năng lãnh đạo Chúng ta sẽ không thực hiện công việc thi công xây dựng nhanh hơn được chỉ đơn giản bằng cách sử dụng những phương pháp kỹ thuật cứng nhắc như lập tiến độ thực hiện dự án và kiểm soát chi phí trên máy tính

− Lập kế hoạch cho những yếu tố không dự kiến trước Việc quản lý thi công xây dựng luôn phải đương đầu với một lượng lớn các yếu tố không lường trước được Chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những chuẩn bị trong kế hoạch quản lý và dự kiến các phương án giải quyết

mà sẽ làm giảm thiểu những rủi ro do có những yếu tố bất ngờ xảy ra Quy tắc thứ hai về quản lý dự án là rất quan trọng trong việc thực hiện đẩy nhanh tiến độ thi công Quy tắc này chỉ áp dụng để quản lý những phần công việc còn lại cần được thực hiện Sẽ thật lãng phí thời gian để ghi chép và

Ngày đăng: 27/02/2021, 18:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w