Nghiên cứu căn nguyên Escherichia Coli gây nhiễm trùng trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2006 2007 Nghiên cứu căn nguyên Escherichia Coli gây nhiễm trùng trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên 2006 2007 luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Trang 1ĐẠI HỌC TH Á I N G U Y Ê N
K H O A K H O A H Ọ C T ự N H IÊ N VÀ XÃ H Ộ I
N G U Y Ễ N V IỆ T V Ư Ơ N G
NGHIÊN CỨU CÃN NGUYÊN
ESCHERICHIA COLI GÂY NHIẼM TRÙNG TRÊN
BỆNH NHÂN ĐIỂU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN
Trang 2Lời cảm ơn !
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tiến s ĩ - bác s ĩ Lưu Thị Kim Thanh trưởng khoa vi sinh, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đ ã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đê tài Xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo khoa KHTN&XH , các giảng viên bộ môn sinh học đã cho tôi những kiến thức b ổ ích vê chuyên ngành, tạo mọi điều kiện thuận lợi đ ể tôi học tập và hoàn thành đê tài.
Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ, kỹ thuật viên phòng xét nghiệm vi sinh, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.
Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, khích lệ tôi, giúp tôi tự tin hơn khi thực hiện đê tài.
Thái Nguyên, ngày 20 - 05 - 2007
Sinh viên
Nguyễn Việt Vương
Trang 3MỞ Đ Ầ U 1
1 Đặt vấn đ ể 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nội dung nghiên c ứ u 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 ế Lịch sử nghiên c ứ u 3
l ễ2 Hình thái, cấu tạo và sự sinh sản của vi khuẩn 3
l ế3 Đặc điểm hoá sin h 9
1.4 Cấu trúc kháng nguyên 10
1.5ễ Khả năng tồn t ạ i 10
1.6 Khả năng gây bệnh của vi sinh vật 10
1.7 Chất kháng sin h 17
Chương 2: Đ ố i TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 20
2.1 Đối tượng nghiên cứ u 20
2.2 Các thiết bị, hóa ch ất 20
2.3 Các môi trường nuôi cấy, phân lập, xác định tính chất hóa sinh và làm kháng sinh đ ồ 21
2.4 Phương pháp nghiên c ứ u 24
Chương 3: KẾT q u ả v à t h ả o l u ậ n 34
3.1 Kết quả nuôi cấy 34
3.2 Kết quả phân lập 35
3.3 Kết quả xác định độ nhạy cảm của E coli vói các chất kháng s in h 38
KẾT LUẬN VÀ KIẾN N G H Ị 44
MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC TỪ V IẾ T TẮ T
E coli: Escherichia coli
NTDT: Nhiễm trùng đường tiểuAM: Ampicillin
CF: CefalotinCTX: CefotaximeCN: CefalexinCAZ: CeftazidimeCRO: CeftriaxonPIP: PiperacillinTE: TetracyclineDO: DoxycyclineGM: GentamixinAN: AmikaxinTM: TobramyxinNET:NetilmicinNOR: NorfloxacinCIP: CiprofloxacinSXT: Co - trixazolC: Chloramphenicol
Trang 5TÓM TẮT NGHIÊN c ứ u
1 Tên đề tài
“Nghiên cứu căn nguyên Escherichia coli gây nhiễm trùng trên bệnh
nhân điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2006- 2007)”
2 Đối tượng nghiên cứu
+ 340 bệnh phẩm, bao gồm: bệnh phẩm phân, nước tiểu, dịch âm đạo -
cổ tử cung của bệnh nhân điều trị nhiễm trùng tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
+ Các chủng vi khuẩn E coli phân lập được trong các bệnh phẩm trên.
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn do vi khuẩn E coli ở bệnh phẩm phân,
tiết niệu, đường sinh dục nữ
3.2 Phát hiện tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn E coli qua kĩ
thuật kháng sinh đồ
4 Kết quả thu được
Trong số 340 bệnh phẩm nghiên cứu:
4.1 Căn nguyên gây bệnh do E coli chiếm 23,67% các trường hợp
nhiễm trùng do vi khuẩn mà chúng tôi phát hiện được
4.2 Tính nhạy cảm với kháng sinh của E coli:
+ Vi khuẩn E coli nhạy cảm nhất vói kháng sinh cefotaxime (79,41%)
+ Nhạy cảm khá cao với các kháng sinh ceftriaxon, ceftazidim, norfloxacin, netilmicin (62,86% - 70,27%)
+ Nhạy cảm từ 47,37% - 58,33% đối với các kháng sinh tobramyxin, amikacin, gentamyxin, Ciprofloxacin
+ Kháng cao nhất với kháng sinh tetracycline (100%), tiếp theo là các
k h á n g s i n h a m p i c i l l i n , d o x y c y c l i n e , c e f a l o t i n , c e f a l e x i n , CO - t r i x a z o l ,
piperacillin, tỉ lệ kháng 75% - 84,62%
Trang 6Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
MỞ ĐẨU
1 Đặt vấn đề
Vi sinh vật y học là môn học về các vi sinh vật gây bệnh cho người Chính vì vậy, bộ môn này được ứng dụng rất rộng rãi, mang lại nhiều hữu ích trong chẩn đoán, phòng chống bệnh tật do vi sinh vật gây ra
Vi khuẩn là một loại vi sinh vật có khả năng gây ra nhiều bệnh tật cho con người, từ mức độ nhẹ cho đến trầm trọng, tuỳ thuộc vào loài vi khuẩn và tính chất bệnh lí Hiện nay trên thế giới đã phân lập, phát hiện, thống kê được
rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau Vi khuẩn Escherichia coli (E coll) là
một trong số những loài vi sinh vật gày bệnh điển hình nhất cho con người cũng như cho các loài động vật nói chung Bình thường, chúng có những lợi ích không thể phủ nhận (tham gia trong hệ vi khuẩn chí ở ruột tạo nên hàng rào vi sinh vật, bảo vệ cơ thể tại đây, tổng hợp một số vitamin cho cơ thể, ứng
dụng trong kĩ thuật di truyền ) Song, vi khuẩn E coli cũng có thể là cãn
nguyên gây ra rất nhiều bệnh tật cho một số cơ quan trên cơ thể người (như gây bệnh tại ruột hoặc cho các cơ quan khác ngoài ruột: da, đường hô hấp,
đường sinh dục, tiết n iệu ) Một sô' E coli có thể gây co thắt bụng, sốt và ỉa
chảy, suy giảm chức năng thận, mù loà, liệt và thậm chí có thể dẫn đến tử vong
Trong những năm gần đây, E coỉi vẫn là một trong số những vi khuẩn
hàng đầu gây nên bệnh tật cho con người Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng
bệnh đặc hiệu cho các trường hợp nhiễm khuẩn E coli Người ta thường sử
dụng thuốc kháng sinh khi điều trị bệnh, tuy nhiên đã xuất hiện rất nhiều chủng
E coli kháng lại thuốc kháng sinh Đây thực sự là một khó khăn, thách thức lớn
đối với các bác sĩ khi lựa chọn thuốc kháng sinh phù hợp cho người bệnh Tính
chất gây bệnh phố biến của E coli cộng với những khó khăn mắc phải khi điều
trị bệnh do vi khuẩn kháng thuốc đã kéo theo rất nhiều tác động xấu, ảnh hưởng đến đời sống xã hội của con người Các bệnh nhàn sẽ phải chịu áp lực tâm lí
s v Nguyền Việt Vương _ 1
Trang 7Luán vân tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
nặng nề khi nhiễm bệnh, bên cạnh đó chúng ta sẽ phải tốn nhiều tiền của hơn
để tìm ra và sản xuất các loại kháng sinh m ói Việc phát hiện sớm các trường
hợp nhiễm khuẩn E coli và xác định được độ nhạy cảm của chúng với các chất
kháng sinh rất có ý nghĩa trong điều trị bệnh cho bệnh nhân
Xuất phát từ những vấn đề rất thực tiễn đó, chúng tôi đã quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu căn nguyên Escherichia coli gây nhiễm trùng trên
bệnh nhân điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên (2006- 2007)”
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn do vi khuẩn E coli ở bệnh phẩm phân,
tiết niệu, đường sinh dục nữ
2.2 Phát hiện tính nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn E coli qua kĩ
thuật kháng sinh đồ
3 Nội dung nghiên cứu
3.1 Phân lập E colỉ từ một số bệnh phẩm khác nhau: Bệnh phẩm phân,
bệnh phẩm dịch âm đạo - cổ tử cung và bệnh phẩm nước tiểu
3.2 Đánh giá độ nhạy cảm với kháng sinh của các chủng E coli phân lập
được
Trang 8Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
do Escherich phát hiện từ trong tã lót của trẻ em được công bố với tên gọi đầu
tiên là Bacterium coli commune Chỉ 4 năm sau, năm 1889, loại vi khuẩn này được giới chuyên môn đổi tên thành Escherich nhằm tri ân người có công khám phá Năm 1895, người ta lại gọi bằng tên Bacillus coli Năm 1896, gọi thành Bacterium coli Sau nhiều kiểu gọi, đến năm 1991, vi khuẩn này định danh thống nhất toàn cầu là Escherichia coli [23],
1.2 H ình th ái, cấu tạo và sự sinh sản của vi khuẩn
l ệ2ẳl Cấu trúc của tê bào vi khuẩn
Qua kính hiển vi điện tử thấy cấu trúc của vi khuẩn gồm các bộ phận sau:
- Nhân: Nhân là bộ máy di truyền của tế bào vi khuẩn, bản chất là DNA Vì có những axit này nên giải thích được tính chất ưa kiềm đối với những loại thuốc nhuộm kiềm Nhưng trong nguyên sinh chất của vi khuẩn cũng có nhiều ARN, nghĩa là cũng ưa kiềm Vì vậy khi nhuộm vi khuẩn bằng các thuốc nhuộm thông thường thì không thể phàn biệt được đâu là nhân, đâu
là chất nguyên sinh mà phải dùng phương pháp nhuộm riêng biệt RNA mới phát hiện được nhân của vi khuẩn Nhân là một chuỗi DNA, không có màng nhân song có cấu tạo rõ ràng và nó có thể là hình cầu, hình que hay hình quả
tạ Vi khuẩn chỉ có một nhân, trừ giai đoạn đang phát thấy 2 - 4 nhân Nhân gồm 2 sợi DNA xoắn kép vào nhau tạo thành vòng tròn khép kín Nếu kéo dài
ra nhân có kích thước dài xấp xỉ lm m [14]
Trang 9Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
- Nguyên sinh chất: Nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn thường đơn
giản hơn so với các tế bào khác Nguyên sinh chất đồng nhất hoặc có hạt, đôi khi có hạt vùi, không có dòng chuyển động, v ề cấu tạo hóa học, người ta thấy những hạt là các ribôsom cấu tạo bởi protein và RNA Các ribosom xếp thành từng đám gọi là polyribosom, có chức năng tổng hợp protein Còn những hạt vùi là kho dự trữ cacbon, photphat và năng lượng
Mạc thể là chỗ phình ra của màng nguyên tương và nối liền với nhân của vi khuẩn Ở vi khuẩn Gram (+) thì mạc thể rất phát triển Ở vi khuẩn Gram (-) mạc thể chỉ là một nếp nhãn đơn giản Mạc thể có hệ thống permease giúp cho việc điều hòa chất hữu cơ vào trong tế bào vi khuẩn
- Màng nguyên tương: Bằng những phương pháp đặc biệt, người ta thấy màng nguyên tương gồm 3 lớp; 1 lớp sáng ở giữa 2 lớp đục Lớp sáng cấu tạo bởi lipit, lớp đục là protein Màng nguyên tương chiếm 20% trọng lượng của
tế bào vi khuẩn Màng có nhiệm vụ thẩm thấu chọn lọc vì là nơi chứa men, đặc biệt là men chuyển hóa, hô hấp Màng là nòng cốt của kháng nguyên thân Màng giữ cho vi khuẩn có hình thể nhất định và giúp cho vi khuẩn không bị ly giải do áp lực thẩm thấu Màng còn tham gia chỉ đạo sự phân chia của tế bào
vi khuẩn
Màng nguyên tương có những chức năng chủ yếu sau đây:
+ Khống chế sự qua lại của các chất dinh dưỡng, các sản phẩm trao đổi chất.+ Duy trì áp suất thẩm thấu bình thường trong tế bào
+ Là nơi sinh tổng hợp các thành phần của thành tế bào và các polyme của bao nhày (capsule)
+ Là nơi tiến hành quá trình photphoryl oxy hóa và photphoryl quang hợp (ở vi khuẩn quang tự dưỡng)
+ Là nơi tổng hợp nhiều enzym, các protein cùa chuỗi hô hấp
+ Cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của tiên mao
- Bao nhày
Trang 10Luận vãn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
Bao nhầy hay giáp mạc (capsule) gặp ở một số loài vi khuẩn với các mức độ khác nhau:
+ Bao nhầy mỏng (vi giáp mạc, microcapssule)
+ Bao nhầy (giáp mạc, capsule)
+ Khối nhầy: (zooglea) muốn quan sát bao nhầy thường lên tiêu bản với mực tàu, bao nhày có màu trắng hiện lên trên nền tối
Thành phần chủ yếu của bao nhầy là polysaccarid, ngoài ra cũng có polypeptid và protein Trong thành phần polysaccarid ngoài glucose còn có glucozamin, ramnoza, acid 2-keto-3-deoxygalacturonic, acid uronic, acid pyruvic, acid axetic Ễ
Ý nghĩa sinh học của bao nhầy là:
+ Bảo vệ vi khuẩn trong điều kiện khô hạn, bảo vệ vi khuẩn tránh bị
thực bào (trường hợp Phế cầu khuẩn - Diplococcus pneumotĩiae)
+ Cung cấp chất dinh dưỡng cho vi khuẩn khi thiếu thức ăn
+ Là nơi tích luỹ một số sản phẩm trao đổi chất (dextran, xantan )
+ Giúp vi khuẩn bám vào giá thể ( trường hợp các vi khuẩn gây sâu rãng
như Streptococcus salivarrius, Streptococcus mutans )
- Vách: vách là màng cứng bao bọc xung quanh vi khuẩn ở ngoài màng nguyên tương Ở vi khuẩn Gram (+), vách có cấu tạo đơn giản nhưng dày; ở vi khuẩn Gram (-), vách mỏng hơn nhiều nhưng có cấu tạo phức tạp
Nhiệm vụ của vách: vách đóng vai trò cơ học bảo vệ vi khuẩn giữ cho hình thể không thay đổi, chống lại sự ly giải và thẩm thấu Vách có vai trò trong nhuộm gram, tất cả vi khuẩn Gram (+) nếu làm mất vách sẽ thành vi khuẩn Gram (-) Vách có thể tự tái sản sinh, hình thành vách ngang khi phân chia Vận chuyển chọn lọc các chất cho màng nguyên tương Ngoài ra, vách có vai trò trong miễn dịch vì phần lớn các kháng nguyên đều ở vách Vách tham gia gây bệnh do nó chứa nội độc tố, ví dụ như vi khuẩn Gram (-) chẳng hạn
Trang 11Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
- Vỏ: một số vi khuẩn có vỏ Có loại vỏ dày dễ quan sát dưới kính hiển
vi quang học Có loại vỏ rất mỏng (như một số vi khuẩn đường ruột) Đối với
vi khuẩn, vỏ hình như không có nhiệm vụ trực tiếp trong chức năng sinh lý
Vỏ có thể mất đi không ảnh hưởng đến sự nhân lên của tế bào, nhưng ở các vi khuẩn gây bệnh thì vỏ lại là điều kiện độc lực, nó làm cho vi khuẩn ít nhạy cảm với hiện tượng thực bào v ỏ cũng mang tính chất kháng nguyên
- Lông : Một số vi khuẩn có lông, lông giúp cho vi khuẩn di động Lông xuất phát từ hạt cơ bản ở nguyên sinh chất qua màng ra ngoài, v ề cấu tạo hóa học, lông được cấu tạo bởi các protein gọi là Flagellin Các Flagellin mang tính chất kháng nguyên gọi là kháng nguyên H Sự phân bổ của lông vi khuẩn cũng khác nhau tùy từng loại Có thể có một hay một chùm lông ở một đầu, hoặc ở 2 đầu , hoặc ở xung quanh thân Trong nuôi cấy vi khuẩn, xác định lông cũng là một điểm để phân biệt giữa các loại vi khuẩn
- Các khuẩn mao
Khuẩn mao (hay tiêm mao, nhung mao, fimbriae) là những sợi lông rất mảnh, rất ngắn mọc quanh bề mặt tế bào nhiều vi khuẩn Gram âm Chúng có đường kính khoảng 7 - 9 nm, rỗng ruột (đường kính trong là 2 - 2,5 nm), sô' lượng khoảng 250 - 300 sợi/vi khuẩn Kết cấu của khuẩn mao giản đơn hơn nhiều so với tiên mao Chúng có tác dụng giúp vi khuẩn bám vào giá thể (nhiều vi khuẩn gây bệnh dùng khuẩn mao để bám chặt vào màng nhầy của đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu của người và động vật
Có một loại khuẩn mao đặt biệt gọi là Khuẩn mao giới (sex pili, sex pilus - số nhiều) có thể gặp ở một số vi khuẩn với sô' lượng chỉ có 1 - 10/vi khuẩn Nó có cấu tạo giống khuẩn mao, đường kính khoảng 9 - 10 nm nhưng
có thể rất dài Chúng có thể nối liền giữa hai vi khuẩn và làm cầu nối để chuyển vật chất di truyền (DNA) từ thể cho (donor) sang thê nhận (recipient) Quá trình này được gọi là quá trình giao phối (mating) hay tiếp hợp
Trang 12Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vội
(conjugation) Một số thực khuẩn thể (bacteriophage) bám vào các thụ thể (receptors) ở khuẩn mao giới và bắt đầu chu trình phát triển của chúng [8]
* Vi khuẩn E coli thuộc loại trực khuẩn gram âm, hình que, ngắn; có
chiếu dài khoảng 1 - 4 um, rộng 0,4 - 0,7|_im, thường đứng riêng rẽ, có thể
đứng từng đôi một hay thành chuỗi ngắn, hoặc thành đám E coli có lông
quanh thân nên di động được, không có bào tử và một tỷ lệ nhỏ các chủng có
vỏế E coli bình thường sống trong ruột, chiếm 80% vi khuẩn ưa khí ờ ruột,
không gây bệnh [1][13]
Hình 1.1 Cấu trúc vi khuẩn £ ễ coli (bình A) và vi khuẩn E coli soi dưới
1.2.2ễ Sự sinh sản của vi khuẩn
Vi khuẩn sinh sản bằng cách chia đôi; ở điều kiện thích hợp cho sự phát triển của vi khuẩn thì tế bào có thể tích lớn dần rồi thất lại ở giữa; nhân chia làm đôi và nguyên sinh chất cũng chia để tạo thành hai tế bào Tốc độ nhân lên của vi khuẩn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường, nhiệt đ ộ Trong điều kiện thích hợp, vi khuẩn nhân lên rất nhanh, cứ 20 phút - 30 phút lại một thế hệ mới ra đời Như vậy từ một vi khuẩn ban đầu sau 24 giờ đã sinh sản ra hàng triệu vi khuẩn mới Trên thực tế, qua khảo sát vi khuẩn nuôi cấy
kính hiển vi quang học (hình B)
Trang 13Luận ván tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
trong môi trường thích hợp, vi khuẩn cũng chỉ phát triển nhanh trong vài giờ rồi gập điều kiện bất lợi cản trở như chất dinh dưỡng hết dần, chất độc và cặn
bã tiết ra nhiều, môi trường biến hoá nên sự phát triển của vi khuẩn giảm dần tới ngừng sinh sản và tự tiêu diệt Monod đã nghiên cứu tốc độ nhân lên của vi khuẩn được nuôi trong một môi trường mà chất dinh dưỡng đảm bảo tương đối đầy đủ, sự nhân lên được theo dõi từng giờ thấy sự phát triển của vi khuẩn như sau [12]:
- Trong vòng 2 giờ đầu, vi khuẩn chưa phát triển vì ở môi trường lạ vi khuẩn còn phải có thời gian để thích ứng vói môi trường nên chưa sử dụng thức ãn ngay được và chưa phát triển Giai đoạn này gọi là giai đoạn thích ứng (pha mở đầu)
- Từ giờ thứ 3 đến giờ thứ 8, tốc độ phát triển nhanh dần, sinh sản theo cấp sô' nhân, giai đoạn này gọi là giai đoạn phát triển theo hàm số mũ (pha sinh sản)
- Từ giờ thứ 8 đến giờ thứ 15, tốc độ sinh sản giữ nguyên ở mức độ cao, sô' vi khuẩn sinh sản thêm tương đương với vi khuẩn chết, giai đoạn này là giai đoạn dừng tối đa (pha ổn định)
Từ sau giờ thứ 15 thì tốc độ sinh sản giảm dần vì môi trường hết chất dinh dưỡng, chất độc tăng dần lên làm ảnh hưởng trực tiếp đến vi khuẩn, vi khuẩn bị chết dần Giai đoạn này gọi là giai đoạn suy tàn (pha tử vong).Khi nuôi cấy vi khuẩn trên môi trường đặc thích hợp, từ một vi khuẩn ban đầu phát triển thành từng bộ lạc riêng rẽ gọi là khuẩn lạc Mỗi khuẩn lạc đều thuần nhất từ một chủng vi khuẩn Có 3 typ khuẩn lạc chính:
- Typ s (Smooth: nhẩn): Khuẩn lạc nhỏ, trong, bờ đều, mặt lồi, đều và bóng.
- Typ M (Muqueux: nhầy): Khuẩn lạc đục, tròn, lồi hơn khuẩn lạc s,
Trang 14Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
1.3 Đặc điểm hoá sinh
1.3ẵl Đặc điểm nuôi cấy
E coli vừa ưa khí, vừa kỵ khí; dễ nuôi, phát triển dễ dàng trên các môi
trường nuôi cấy thông thường Chúng phát triển được ở nhiệt độ từ 15°c - 40°c, thuận lợi ở 37°C; pH thích hợp để vi khuẩn phát triển là từ 7 - 7,2 nhưng
vẫn phát triển được ở pH từ 5,5 - 8,0
Trong môi trường lỏng vi khuẩn E coli làm đục môi trường; trên mặt
môi trường có váng mỏng hay có vòng váng dính quanh thành ống; có cặn
lắng ở đáy khi nuôi cấy 2 ngày Sau nuôi cấy từ 3 - 4 giờ, E coli đã mọc tốt
và làm đục nhẹ môi trường
Trên môi trường thạch thường, sau 8 - 1 0 giờ nuôi cấy đã có thể nhìn thấy khuẩn lạc riêng rẽ qua kính phóng đại Khuẩn lạc to dần, hơi phồng, đường kính khoảng 1,5 mm, mặt nhẵn, bờ đều Những ngày sau đó khuẩn lạc chuyển thành màu xám xanh, giữa đục xám, mọc rộng ra Có thể thấy được dạng khuẩn lạc R và M [12]
1.3.2 Một sô tính chất hoá sinh cơ bản
Vi khuẩn E coli có một số tính chất hoá sinh cơ bản sau:
- Lên men các đường glucoza, lactoza, levuloza, xyloza, ramnoza, kèm theo sinh hơi Tính chất lên men đường lactoza rất quan trọng để phân biệt với các loại vi khuẩn khác thuộc họ vi khuẩn đường ruột
- Không lên men các đường adonit, inosit
- Có khả năng phản ứng sinh indol
- E coli không phân giải urê, không sinh H2S sau 48 giờ.
1.3.3 Sức đề kháng
E coli có sức đề kháng yếu Các chất sát khuẩn thông thường như nước
javel 1/200, phénol 1/200 giết chết vi khuẩn sau 2 - 4 phút Nhiệt độ 55°c giết
vi khuẩn sau 1 giờ và ở nhiệt độ 60°c giết vi khuẩn sau 30 phút E coli dễ bị
diệt bởi các thuốc sát trùng thông thường [1]
s v Nguyễn Việt Vương _ 9
Trang 15Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
Ỉ.4 Cấu trúc kháng nguyên
Cấu tạo kháng nguyên của E coli rất phức tạp Có kháng nguyên thân
o , kháng nguyên lông H, ngoài ra còn có kháng nguyên bề mặt K
- Kháng nguyên O: là kháng nguyên thân, đã có đến 142 loại do đó dựa
vào kháng nguyên o để phân chia E coli thành 142 typ huyết thanh Kháng
nguyên o có những tính chất sau:
+ Chịu được nhiệt ( không bị phá huỷ khi đun nóng 100°c trong 2 giờ).+ Kháng cồn
+ Rất độc
+ Bị phá huỷ bởi focmon 0,5%
- Kháng nguyên K: là kháng nguyên bề mặt, dựa vào sự nhạy cảm với nhiệt độ của kháng nguyên này, người ta chia kháng nguyên này thành 3 loại
A, B, L Kháng nguyên A bền vững với nhiệt độ, kháng nguyên L không bền vững với nhiệt độ còn kháng nguyên B có tính chất trung gian với hai loại kháng nguyên trên
- Kháng nguyên H: là kháng nguyên lông, được ghi bằng các số 1 ,2 , 3,
4 và có 48 loại Kháng nguyên H có những tính chất sau:
+ Không chịu được nhiệt, bị cồn 50% và các men tiêu protein phá huỷ+ Chịu được tác động của íocmol 0,5% [1],
l ẵ5 Khả năng tồn tại
Vi khuẩn E coli có thể tồn tại lâu ở nơi có độ ẩm và nước, cho nên có
thể coi chúng là vi khuẩn chỉ thị về mức độ vệ sinh của nước Chỉ tiêu nước
sạch của thế giới là 0 - 5 E coli / llít nước; chỉ tiêu về nước sạch của Việt nam
là 0 -20 E coli / 1 lít nước.[l].
1.6 Khả năng gây bệnh của vi sinh vật
Khái niệm nhiễm trùng: Nhiễm trùng là một hiện tượng sinh học trong thiên nhiên nêu rõ đặc điểm của mối tương tác giữa hai hệ thống cơ bản: vi sinh vật gây bệnh và cơ thể vật chủ trong những hoàn cảnh và điều kiện nhất định
Trang 16ỉ Mận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
Nhiễm trùng có thể dẫn đến bệnh, nhưng cũng có thể không gây thành bệnh, nó là một hiên tượng hay gặp trong thiên nhiên ở người, động vật Vi sinh vật gây bệnh là nhân tố đặc biệt của nhiễm trùng Không có vi sinh vật gây bệnh thì không có nhiễn khuẩn Khả nãng gây bệnh của vi khuẩn phụ thuộc vào 3 yếu tố: độc lực, sô' lượng, đường xâm nhập vào cơ thể
* Độc lực là sức gây bệnh của một chủng vi sinh vật có khả nãng gây bệnh nhiều hay ít, nặng hay nhẹ, nó bao gồm có độc tố và một sô' yếu tố khác
- Độc tố là sản phẩm của quá trình chuyển hoá dinh dưỡng của vi sinh vật Có 2 loại độc tố:
+ Ngoại độc tố: được vi sinh vật sinh ra trong môi trường xung quanh trong quá trình phát triển Độc tính của loại độc tố này rất mạnh, thành phần hoá học là protein nên không chịu được nhiệt độ cao, dễ bị các enzym và hoá chất phá huỷ làm mất độc lực Ngoại độc tố có tính kháng nguyên cao, sau khi
xử lí với Focmol ở 40°c trong một thời gian nhất định thì mất độc tính mà vẫn giữ kháng nguyên
+ Nội độc tố: Là thành phần của tế bào vi sinh vật, không khuyếch tán
ra ngoài môi trường Chỉ khi nào vi sinh vật chết, tế bào bị tan vỡ thì nội độc
tố mới được giải phóng ra ngoài Thành phần hoá học là một phức hợp protein
- lipit - gluxit, chịu được nhiệt độ cao, độc tính yếu, tính kháng nguyên yếu,không có khả năng trở thành giải độc tố
- Các yếu tố khác: Ngoài độc tố, vi sinh vật còn có thể phát sinh ra một
số chất khác, có khả năng chống lại tác dụng bảo vệ của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập dễ dàng vào cơ thể phát triển Các yếu tố
đó bao gồm: Sự hình thành vỏ, yếu tố lan tràn, dung huyết tố
* Sô' lượng: Vi sinh vật gây bệnh khi xâm nhập vào cơ thể không những cần có độc lực mà cũng cần có một số lượng nhất định mới gây được bệnh, sô' lượng này tỉ lệ nghịch với độc lực
Trang 17Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
* Đường xâm nhập: Vi sinh vật gây bệnh tốt hơn khi xâm nhập vào cơ thể bằng con đường thích hợp
E coli có nội độc tố là một kháng nguyên chịu nhiệt, tác động lên ruột
Một số chủng có ngoại độc tố, tác động lên tế bào thần kinh Ngoài ra còn có
yếu tố tan máu, chất gây sốt, các men tiêu protein E coli gây bệnh thuộc các
nhóm chính sau:
- EPEC (enteropathogenic E coliy gọi là nhóm E coli gây bệnh, gày
viêm ruột, và gây ỉa chảy ở trẻ em và người lớn thành dịch hoặc lẻ tẻ
- ETEC (enterotoxigenic E coli)- gọi là nhóm E coli sinh độc tố ruột,
gây ra những vụ ỉa chảy nặng kiểu giống tả ở trẻ em và người lớn, những người đi du lịch đến vùng lạ
- EIEC (enteroinvasive E coliy gọi là nhóm E coli xâm nhập, gây ra
những vụ ỉa chảy có nhiễm độc thức ãn kiểu giống lỵ
Trong đó ETEC có khả năng sinh độc tố ruột, EIEC có yếu tố xâm nhập
E coli có thể gây bệnh tại ruột, nơi chúng cư trú hoặc gây bệnh cho cơ
quan khác ngoài ruột như da, đường hô hấp, tiết niệu, màng não Nhiễm E coli
ở các cơ quan ngoài thường là nhiễm khuẩn có mủ Một số bệnh thường gặp
như sau:
- Viêm dạ dày ruột do E coli: thường gặp ở trẻ nhỏ đang bú, có thể gây dịch.
E coli có thể cùng một số một số loài vi khuẩn khác gây nhiễm khuẩn.
Thông thường nó hay phối hợp với một số vi khuẩn Gram âm thuộc họ vi khuẩn đường ruột [1]:
- Gây nhiễm khuẩn vết thương, vết bỏng
- Viêm đường tiết niệu: hay gặp trong các trường hợp có thai nghén, ứ đọng nước tiểu do sỏi, do thông niệu đạo gây nhiễm khuẩn ngược dòng
- Viêm đường sinh dục: viêm âm đạo - cổ tử cung, viêm vòi trứng, viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn
- Viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng phổi
Trang 18Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
- Viêm đường gan - mật: viêm túi mật cấp, mãn tính.
- Viêm tai, viêm xoang
- Viêm màng não mủ ở trẻ sơ sinh
- Gây nhiễm khuẩn huyết
Vi khuẩn E coli ô nhiễm trong thức ăn với sô' lượng lớn có thể gây
nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn
l ắ6.1ề E coli gây bệnh nhiễm trùng đường tiểu
E coli gây nên hầu hết các trường hợp nhiễm trùng đường tiểu ở người
lớn.Vi khuẩn này thường hiện diện trong đại tràng và có thể đi vào lỗ niệu đạo từ vùng da xung quanh hậu môn và cơ quan sinh dục Loại vi khuẩn này cũng gây
ra nhiều trường hợp nhiễm khuẩn tương tự đối với trẻ em và thanh thiếu niên.Nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào lỗ tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này Tất cả các đối tượng đều có thể mắc nhiễm trùng đường tiểu
* Phân loại nhiễm trùng đường tiểu
Nhiễm trùng đường tiểu thường xuất hiện đầu tiên ở phần thấp (niệu đạo, bàng quang) và nếu không được điều trị nó có thể diễn biến nặng lên đưa đến nhiễm trùng đường tiểu trên (niệu quản, thận)
* Sau đây là ba thể bệnh điển hình:
- Viêm niệu đạo: viêm hay nhiễm trùng niệu đạo gây nên cảm giác bỏng rát khi đi tiểu và đôi khi có mủ Với nam giới, viêm niệu đạo có thể gây nên chảy mủ ở lỗ sáo (lỗ niệu đạo) dương vật Điển hình nhất là bệnh lậu: nam giới mắc bệnh này thường có mủ ở lỗ sáo (triệu chứng học gọi là "hạt sương ban mai")
- Viêm bàng quang: là NTĐT thường gặp nhất gây nên đau tức bụng dưới, nước tiểu rất khai và đôi khi tiểu máu
Trang 19Luận vãn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
- Viêm thận - bể thận cấp: có thể do nhiễm trùng ngược dòng từ bàng quang lên hoặc do từ dòng máu Nhiễm trùng thận hay viêm thận - bể thận (cần phân biệt với viêm cầu thận) là một cấp cứu y khoa vì nó có thể nhanh chóng đưa đến suy giảm chức năng thận cũng như tử vong nếu không điều trị kịp thời và hiệu quả
* Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ
+ Giao hợp cũng có thể gây nên NTĐT ở một số phụ nữ (mặc dù bạn tình không mắc bệnh) vì những lí do không rõ ràng Phụ nữ sử dụng màng ngăn âm đạo (diaphragm) thường dễ nhiễm trùng hơn và bao cao su có chứa
chất diệt tinh trùng cũng có thể làm tãng phát triển E coli trong âm đạo Vi
khuẩn này sau đó có thể đi vào niệu đạo
+ Thủ thuật thông tiểu (đưa một ống nhỏ theo niệu đạo vào bàng quang
để dẫn lưu nước tiểu) cũng là yếu tô' nguy cơ gây bệnh Nếu ống thông lưu càng lâu ngày thì nguy cơ mắc bệnh càng cao
+ Ở trẻ nhũ nhi, vi khuẩn từ tã lót dính phân có thể đi vào đường tiểu và gây bệnh Ngay cả ở thiếu nữ nếu có thói quen lau hậu môn từ sau ra trước sau khi đại tiện cũng dễ mắc bệnh hơn
Các yếu tố nguy cơ khác gồm:
+ Tắt nghẽn đường ra của bàng quang do sỏi hoặc u xơ tiền liệt tuyến
+ Các bệnh lý ảnh hưởng đến chức năng tống xuất nước tiểu của bàng quang làm bàng quang luôn có một lượng nước tiểu ứ đọng sau tiểu tiện (chấn thương cột sống)
+ Những dị tật bẩm sinh của đường tiết niệu, đặc biệt là trào ngược bàng quang - niệu quản
+ Suy giảm miễn dịch
+ Đái tháo đường
+ Hẹp bao quy đầu
+ Có thai hoặc mãn kinh
Trang 20Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
+ Sỏi thận
+ Giao hợp với nhiều bạn tình
+ Hẹp niệu đạo do bẩm sinh hoặc do chấn thương
+ Bất động lâu ngày (chấn thương, bại liệt)
+ Uống ít nước
+ Chứng són phân
Một số nhóm máu tạo điều kiện cho vi khuẩn đễ bám vào tế bào niêm mạc đường tiểu gây nên nhiễm trùng đường tiểu tái diễn
* Phòng bệnh: biện pháp chung là giữ gìn vệ sinh cá nhân thật tốt
* Điều trị: dùng thuốc kháng sinh thích hợp theo kết quả của kháng sinh
đồ với sự chỉ dẫn của bác sĩ [22]
1.6.2 Vi khuẩn E coli gây bệnh đường ruột
Vi khuẩn E coli là một loại vi khuẩn gây ra những bệnh về co thắt ruột,
tiêu chảy hoặc tiêu chảy ra máu Loại vi khuẩn này thường có nhiều trong nước uống, rau sống, thịt nhiễm khuẩn vì thế mùa hè được coi là mùa của bệnh đường ruột, nhất là những nước thuộc vùng nhiệt đới như nước ta hiện nay
Những triệu chứng khi mắc bệnh đường ruột do vi khuẩn E coli gây ra:
Triệu chứng bắt đầu khoảng 7 ngày sau khi cơ thể bị nhiễm bệnh Dấu hiệu đầu tiên là có những cơn đau bụng bất ngờ, sau đó một vài giờ người bệnh bắt đầu bị tiêu chảy,đi ngoài khiến cơ thể mất nước và điện giải làm bệnh nhân cảm thấy ốm và mệt mỏi
Nặng hơn, sau khi tiêu chảy nhiều lần sẽ tiêu chảy ra máu, tức là khuẩn này đã làm ruột bị tổn thương và chảy máu Tiêu chảy ra máu mất khoảng 2 -
5 ngày Khi bị tiêu chảy dạng này, người bệnh có thể phải vào nhà vệ sinh đến hơn 10 lần trong một ngày và thực chất là chỉ toàn là máu mà không có một chút phân nào cả Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, buồn nôn hoặc nôn
Khi tiêu chảy ra máu, bệnh nhàn có thể bị hội chứng tiêu máu urê Những người mắc vi khuẩn này sẽ bị thiếu máu (tức là tổng số tế bào máu
Trang 21Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
luôn ở mức thấp), thrombocytopenia (tiểu huyết cầu thấp làm giảm khả nãng đông máu) và suy giảm chức nãng thận Thiếu máu khiến bệnh nhân dù ăn rất nhiều mà vẫn trông như người mới ốm dậy, gầy và bị mất sức khá nhanh.Đặc biệt hội chứng tiêu máu urê thường gặp ở trẻ nhỏ Nó là lý do gây viêm thận cấp tính ở trẻ và thường bắt đầu khoảng 5 đến 10 ngày sau khi bị tiêu chảy
Vi khuẩn E coli gây bệnh đường ruột cho ngươi vói nhiều nguyên nhân:
- Nấu thịt chưa chín ( t h ị t vẫn còn màu hồng đỏ)
- Uống nước bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh
- Uống sữa chưa tiệt trùng
- Làm việc hoặc tiếp xúc với các gia súc, gia cầm
Thịt lợn, thịt bò, bơ sữa từ gia súc có thể mang mầm bệnh E coli và vì
vậy thịt có thể bị nhiễm khuẩn trong suốt quá trình mổ gia súc, gia cầm Nhất
là những nơi mổ không đảm bảo vệ sinh, để thịt tiếp xúc với đất bẩn, nước
nhiễm khuẩn Cơ thể rất dễ bị nhiẽm khuẩn E coli nếu thịt không được nấu ở
nhiệt độ cao hoặc thời gian nấu không đủ lâu để diệt hết vi khuẩn Khi ãn thức
ăn chưa được nấu chín, vi khuẩn này sẽ “thâm nhập” vào dạ dày và ruột
Vi khuẩn E coli rất dễ lây truyền khi một người nhiễm mầm bệnh
không rửa tay thật sạch bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh mà lại chạm tay vào bất cứ thứ gì đặc biệt là thức ăn
Những người đã bị nhiễm vi khuẩn E coli rất dễ bị lây nhiễm các bệnh
khác nữa Đặc biệt trẻ nhỏ và người già là những người có sức đề kháng yếu,
vì vậy không nên đưa họ tới bệnh viện khi không thực sự cần thiết, hạn chế tiếp xúc với các nhà vệ sinh công cộng
Một loại E coli rất nguy hiểm đó là E coli 0157: H7 gây bệnh tật trầm
trọng cho người, nó cũng gây tiêu chảy, đau bụng quặn thắt Trong một số
trường hợp, E coli gây một biến chứng làm hư thận được gọi là hội chứng gây
Trang 22suy thận cấp tính, hoặc còn gọi là HUS Bệnh này thường gặp hơn ở trẻ em và người cao tuổi.
Phòng bệnh: Chủ yếu phải tuân thủ nguyên tắc giữ gìn vệ sinh thật tốt, mua và nấu thức ãn một cách an toàn nhất [6]
l ằ7 Chất kháng sinh
1 7 1 K h á i n i ệ m ^Ạl HỌCTHẬI NGUỴỀN _
KHOA KHOA HỌCTự NHIÊN VÀ XÂ HỘI
Chất kháng sinh được hiểu là các chất hòa học x ã c ^ Ị n ộ ,^ ( ig g cò bản chất enzim, có nguồn gốc sinh học (trong đó phn hiên nhất la từ Vi sink-vật), với đặc tính là ngay ở nồng độ thấp (hoặc rất thấp) đã có khả năng ức chế mạnh mẽ hoặc tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh mà vẫn đảm bảo an toàn cho người và động vật được điều trị
1.7.2 Cơ chế tác động đến vi khuẩn của kháng sinh
Không thể đưa ra được tất cả cơ chế tác động cụ thể trong sự đa dạng về cấu trúc của các chất kháng sinh Có một số cơ chế tác động cơ bản sau:
- ức chế tổng hợp thành tế bào: kháng sinh ức chế thành tế bào tế bào thực chất là ức chế một bước nào đó của tổng hợp peptidoglycan của vi khuẩn Khi mất thành phần peptidoglycan cứng xung quanh tế bào vi khuẩn, tế bào thường bị chết do trương nước, sưng lên hoặc bị nổ Như đã biết sự tổng hợp peptidoglycan bao gồm một số bước được xúc tác bằng enzym, vì vậy bất cứ một bước nào bị ảnh hưởng đều dẫn đến ức chế tổng hợp peptidoglycan
- ức chế màng tế bào: một số chất kháng sinh thuộc nhóm polypeptide
có khả năng phá huỷ cấu trúc hoặc chức năng của màng tế bào vi khuẩn Sự toàn vẹn của màng tế bào chất và màng ngoài là yếu tố sống còn đối với vi khuẩn Kháng sinh loại này gắn lên màng bào tương, làm thay đổi tính thấm chọn lọc của màng bào tương Một số chất cần thiết cho đời sống vi khuẩn như nucleotid, pyrimidin, purin lọt qua màng bào tương ra ngoài
Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
Trang 23Luận ván tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
- Úc chế tổng hợp protein: Rất nhiều kháng sinh dùng trong điều trị có
tác động ức chế một bước nào đó trong quá trình tổng hợp protein của tế bào
vi khuẩn Hầu hết các kháng sinh thuộc nhóm này đều có ái lực hoặc tính đặc hiệu với ribosom 70S, chúng có tác động chọn lọc lên vi khuẩn theo cách này
- Tác động lên axit nucleic: một số tác nhân trị liệu hoá học tác động tổng hợp lên tổng hợp DNA và RNA hoặc có thể gắn với DNA hoặc RNA để mệnh lệnh của chủng không thể đọc được Hoặc có trường hợp chúng có thể ngãn cản sự phát triển của tế bào [4]
1.7ề3ẽ Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh
- Kháng thuốc tự nhiên: là sự kháng thuốc của những vi khuẩn không nằm trong phổ tác dụng của một kháng sinh nào đó Có kháng thuốc tự nhiên
là do đặc thù cấu trúc và sinh lí tế bào vi khuẩn Kháng thuốc loại này bền vững và di truyền được
- Kháng thuốc thu được: là sự kháng thuốc của những vi khuẩn vốn nằm trong phổ tác dụng của một kháng sinh, nhưng đã trở nên kháng lại kháng sinh đó.Các chủng vốn nhạy cảm với với chất kháng sinh lại trở nên kháng thuốc thường xảy ra khi chúng thu nhận được một trong các đặc tính mới như:
có khả năng làm vô hoạt hay phá huỷ chất kháng sinh (bằng cách tổng hợp ra các enzyme ngoại bào làm phá vỡ cấu trúc của chất kháng sinh hay liên kết với chất kháng sinh để tạo ra dạng kém hiệu lực kháng sinh hơn), có thể tự điều chỉnh khả năng hấp thu của màng tế bào chất làm giảm hoặc ngăn ngừa chất kháng sinh xâm nhập vào trong tế bào chất, có khả nãng làm biến đổi cấu trúc phân tử của nơi hoặc vị trí mà chất kháng sinh tác dụng vào, hay chúng có thể tự diều chỉnh thay đổi đường hướng trao đổi chất để vô hiệu hoá tác dụng của chất kháng sinh đó
Sự phát triển khả năng đề kháng được thực hiện thông qua hai quá trình
di truyền: do đột biến tự phát và chủ yếu là do thu nhận các gene từ nguồn gốc bên ngoài thông qua hiện tượng chuyển gene theo chiều ngang Hiện tượng
Trang 24ỉ Mận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
chuyển gene theo chiều ngang xuất hiện khi các yếu tô' di truyền được chuyển
từ một cá thể này đến cá thể khác cùng loài hoặc khác loài Ngoài ra, thay đổi vật chất di truyền đưa đến hiện tượng đề kháng cũng được gây nên bởi đột biến tự phát Ví dụ một đột biến làm thay đổi vị trí gắn kháng sinh có thể làm giảm độ nhạy cảm kháng sinh đó và làm gia tăng đề kháng thuốc Trong thực tiễn còn tồn tại hiện tượng kháng chéo, nghĩa là một chủng khi đã kháng lại chất kháng sinh nhất định cũng có khả năng kháng luôn một số chất kháng sinh khác cùng nhóm cấu trúc hay có các đặc tính tương đồng với chất kháng sinh ấy [4][5]
1.7Ễ4 Biện pháp hạn chẻ sự kháng thuốc
Để khấc phục hiện tượng kháng thuốc của vi sinh vật gây bệnh, giải pháp trực quan và đơn giản là sử dụng các dạng kháng sinh mới Tuy nhiên, việc tìm kiếm, phát hiện và sản xuất ra một kháng sinh mói là cả một khối lượng công việc khổng lồ, tiêu tốn rất nhiều thời gian nhân lực và tiền bạc Đồng thời, để sự kháng thuốc xảy ra cũng đồng nghĩa với việc phải trả giá bằng sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân Chính vì vậy mọi nỗ lực nhằm hạn chế xuất hiện khả năng kháng thuốc càng trở nên cần thiết và hiệu quả; trong đó, trước hết cần triệt để tôn trọng các nguyên tắc sử dụng thuốc kháng sinh:
- Chỉ định điều trị kháng sinh đúng (làm kháng sinh đồ để chọn đúng kháng sinh thích hợp để chỉ định điều trị; dùng thuốc kháng sinh đúng liều, đúng phác đồ, đủ thời gian điều trị; chú ý phát hiện sớm dấu hiệu kháng thuốc)
- Không lạm dụng kháng sinh khi chưa cần thiết
- Nghiêm cấm sử dụng tràn lan chất kháng sinh trong chăn nuôi và giám sát chặt chẽ việc sử dụng kháng sinh trong thú y
Trang 25ì Mận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u
2ễl Ế Đối tượng nghiên cứu
+ 340 bệnh phẩm, bao gồm: bệnh phẩm phân, nước tiểu, dịch âm đạo -
cổ tử cung của bệnh nhân điều trị nhiễm trùng tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên
+ Các chủng vi khuẩn E coli phân lập được trong các bệnh phẩm trên
2.2 Các thiết bị, hóa chất
- Kính hiển vi quang học: Đức
2.2.1 Thiết bị và dụng cụ
- Tủ ấm: Nhật
- Máy đặt khoanh giấy kháng sinh: Thụy Điển
- Box cấy vô trùng: Nhật
- Nồi hấp tiệt trùng: Hàn Quốc
- Máy đo pH: Hàn Quốc
- Thước đo vòng ức chế: Nhật Bản
Các dụng cụ cần thiết phục vụ cho mục đích nuôi cấy:
Dụng cụ vô trùng: đĩa Petri, pipet, ống đựng bệnh phẩm, ống nghiệm, lam kính la men
Đèn cồn, que cấy, khay men hoặc sắt không ri, giá để ống nghiệm và
lam kính, quả bóp cao su
2.2ẵ2ẽ Hóa chất
- Dung dịch NaCl (9°/oo)
- Thuốc nhuộm Gram(gentian, lugol, fucsin kiềm)
- Dung dịch đỏ methyl : Đỏ methyl 0,1 g + cồn 95° (thuốc thử phản ứngRM)
- Thuốc thử kowaca (thử tính chất sinh indol)
Trang 26Luận văn tốt nghiệp Chuyên ngành vi sinh vật
- Cách đổ môi trường thạch thường:
+ Chuẩn bị dụng cụ : Đĩa Petri, ống nghiệm, bông gạc, ống đong, càn, nồi nhôm, bình cầu, đèn cồn
+ Cần đong đủ nước thịt, pepton, muối cho vào nồi nhôm, đun nóng cho tan + Điều chỉnh pH 7,8 - 8 bằng NaOH 20%
+ Hấp 120°c trong 30 phút
+ Kiểm tra lại pH 7,4 - 7,6
+ Lọc qua bông gạc khi môi trường còn nóng rồi phân phối vào bình cầu hoặc ống nghiệm
+ Hấp 110°c trong 30 phút, lấy ra, các ống nghiệm phải để nghiêng cho thạch đông
•Yêu cầu của môi trường : Thạch phải tan đều, môi trường không quá cứng hoặc quá mềm, pH 7,4 - 7,6
2.3.2 Môi trường thạch máu