Họ và tên: Lớp: 9/ ĐỀ KIỂMTRA TIẾNG VIỆT Thời gian: 1 Tiết Điểm I/ Trắc nghiệm ( 3 điểm ): Chọn 1 ý đúng trả lời cho mỗi câu hỏi sau: Câu 1: Thành ngữ : “Ông nói gà, bà nói vịt” liên quan tới phương châm hội thoại nào? A.- Phương châm về lượng, B.- Phương châm về chất, C.- Phương châm quan hệ, D.- Phương châm cách thức. Câu 2: Thành ngữ nào dưới đây không liên quan đến phương châm hội thoại lịch sự? A- Nói như đấm vào tai, B-Ăn đơm nói đặt, C- Nói nặng nói nhẹ, D-Nói như dùi đục chấm mắm. Câu 3: Thành ngữ " lúng búng như ngậm hột thị" có nghĩa là: A-Nói ngọng, B-Nói mơ hồ, C-Chỉ cách nói dài dòng, rờm rà do ngậm hột thị, D-Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. Câu 4: Từ vai trong câu nào sau đây được dùng theo nghĩa chuyển? A- áo anh rách vai, Quần tôi có vài mảnh vá.-(Chính Hữu), B- Gánh đá rát cả vai, C- Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối. -(Nguyễn Khoa Điềm), D- cả 3 trường hợp trên đều đúng Câu 5 : Từ nào sau đây không phải mượn của tiếng Hán? A- Trang trọng, B- Gan góc, C-Thu thủy, D-Xuân sơn. Câu 6: Từ nào dưới đây không phải là thuật ngữ? A- Ẩn dụ, B-Chủ ngữ, C- Ẩn hiện, D-Danh từ. II. Tự luận: ( 7 điểm ) Câu 1 ( 2 đ):Phương châm hội thoại về chất yêu cầu như thế nào? Nêu một tình huống giao tiếp, trong đó phương châm về chất không được tuân thủ. Câu 2 ( 2 đ): Đoạn thơ: “ Mình về với Bác đường xuôi Thưa dùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường.” (Tố Hữu- Việt Bắc) a/ Đoạn trích trên có những từ ngữ xưng hô nào? b/ Sự khác nhau về sắc thái biểu cảm giữa các từ ngữ xưng hô: Bác, Người, Ông Cụ trong đoạn trích đó? Câu 3 ( 3 đ ): a/ Đoạn văn sau có cách dẫn trực tiếp hay gián tiếp? Vì sao? b/ Viết lại nội dung đoạn văn đó với cách dẫn khác với cách dẫn đã có trong đoạn văn. Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ., rồi bảo kín với các tướng rằng: - Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ cúng Tết trước đã. Đến tối 30 Tết lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các ngươi nhớ lấy, đừng cho là ta nói khoác! (Theo Ngô gia văn phái- Hoàng Lê nhất thống chí) Bài làm: I.Trắc nghiệm: 1 2 3 4 5 6 II.Tự luận: ĐÁP ÁN KIỂM TRA TIẾNG VIỆT 9 I.Trắc nghiệm: Mỗi câu trả lời đúng: 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 Ý đúng C B D A B C II.Tự luận: Câu 1:+ Yêu cầu của phương châm về chất: Trong giao tiếp, tránh nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. (1 đ) +Tình huống giao tiếp, trong đó phương châm về chất không được tuân thủ: HS nêu tình huống giao tiếp cụ thể, có giải thích. (1 đ) Câu 2: a/ Từ ngữ xưng hô trong đoạn trích: Mình, Bác, Người, Ông Cụ. (1 đ) b/Sắc thái biểu cảm giữa các từ ngữ xưng hô: (1 đ) -Bác: Thành kính, gần gũi, ruột thịt. -Người: Thành kính, thiêng liêng, cao quý. -Ông Cụ: Thành kính, giản dị, mộc mạc. Câu 3: a/ Đoạn văn có cách dẫn trực tiếp, vì: +Lời dẫn đặt sau từ "rằng" và dấu hai chấm (:), +Trước lời dẫn có dấu gạch ngang đầu dòng (-). (1 đ) b/Viết lại nội dung đoạn văn với cách dẫn gián tiếp: Vua Quang Trung cho mở tiệc khao quân ., rồi bảo kín với các tướng rằng nhà vua cùng các tướng tạm sửa lễ cúng Tết trước. Đến tối 30 Tết năm ấy lập tức lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc ăn mừng. Các tướng hãy nhớ lấy, đừng cho là nhà vua nói khoác! -Viết lại đúng nội dung đoạn văn, lời văn trôi chảy, có điều chỉnh hợp lí, đúng cách dẫn gián tiếp (1đ), -Chuyển đúng từ ngữ xưng hô: ngôi I, ngôi II (đoạn văn trước) chuyển sang ngôi thứ III ( trong đoạn văn có cách dẫn gián tiếp) (1 đ). *Bị chú: Tùy theo tình hình làm bài của HS, giáo viên linh hoạt chấm cho điểm cho phù hợp. ------------------------------------------------------- . rằng: - Ta với các ngươi hãy t m sửa lễ cúng T t trước đã. Đến t i 30 T t lập t c lên đường, hẹn đến ngày mồng 7 năm mới thì vào thành Thăng Long mở tiệc. Quang Trung cho mở tiệc khao quân ., rồi bảo kín với các t ớng rằng nhà vua cùng các t ớng t m sửa lễ cúng T t trước. Đến t i 30 T t năm ấy lập t c lên