1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đồ án tốt nghiệp kinh tế xây dựng Nghiên cứu lập kế hoạch tiến độ thi công xây dựng công trình

70 48 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3,24 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG XÂY DỰNG 1.1. Một số vấn đề về tổ chức sản xuất trong xây dựng Tổ chức sản xuất (TCSX) là việc phân chia quá trình sản xuất(QTSX) phức tạp thành các quá trình thành phần (bước công việc) ,áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp tổ chức lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích hợp , đồng thời tìm biện pháp phối hợp một cách hài hòa giữa các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất theo không gian và thời gian để QTSX đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Tổ chức sản xuất trong xây dựng bao gồm toàn bộ các biện pháp TCSX của các đơn vị xây dựng : tổ chức, quản lý các hoạt động xây lắp, các hoạt động phục vụ sản xuất xây lắp…được tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng, giai đoạn xây dựng công trình đến khi kết thúc bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. → Tổ chức sản xuất xây dựng là việc tổ chức quản lý các hoạt động sản xuất xây lắp, hoạt động sản xuất phụ, và các tổ chức hoạt động phục vụ thi công xây lắp, phục vụ sản xuất như: tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức đội máy thi công, tổ chức lao động…. 1.2. Tổ chức thi công xây dựng công trình Tổ chức thi công xây dựng công trình là tổ chức sản xuất xây dựng của doanh nghiệp xây dựng nhưng ở nghĩa hẹp hơn, cụ thể hơn trên phạm vi một công trình xây dựng cụ thể. Trong khi đó, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng được xét trên phạm vi rộng hơn, vì cùng một thời điểm doanh nghiệp xây dựng có thể đảm nhiệm thi công xây dựng nhiều công trình khác nhau ở các địa điểm xây dựng khác nhau. Mặt khác, ngoài hoạt động xây lắp, doanh nghiệp xây dựng còn có các hoạt động sản xuất khác như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất công nghiệp, sản xuất dịch vụ v.v... Tổ chức thi công xây dựng công trình là việc

Trang 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG

XÂY DỰNG

1.1 Một số vấn đề về tổ chức sản xuất trong xây dựng

Tổ chức sản xuất (TCSX) là việc phân chia quá trình sản

xuất(QTSX) phức tạp thành các quá trình thành phần (bước

công việc) ,áp dụng những hình thức công nghệ, các biện pháp

tổ chức lao động và các phương tiện, công cụ lao động thích

hợp , đồng thời tìm biện pháp phối hợp một cách hài hòa giữa

các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất theo không gian

và thời gian để QTSX đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất

Tổ chức sản xuất trong xây dựng bao gồm toàn bộ các

biện pháp TCSX của các đơn vị xây dựng : tổ chức, quản lý các

hoạt động xây lắp, các hoạt động phục vụ sản xuất xây lắp…

được tiến hành từ giai đoạn chuẩn bị xây dựng, giai đoạn xây

dựng công trình đến khi kết thúc bàn giao đưa công trình vào

khai thác sử dụng

→ Tổ chức sản xuất xây dựng là việc tổ chức quản lý các

hoạt động sản xuất xây lắp, hoạt động sản xuất phụ, và các

tổ chức hoạt động phục vụ thi công xây lắp, phục vụ sản

xuất như: tổ chức cung ứng vật tư, tổ chức đội máy thi công,

tổ chức lao động…

1.2 Tổ chức thi công xây dựng công trình

Tổ chức thi công xây dựng công trình là tổ chức sản

xuất xây dựng của doanh nghiệp xây dựng nhưng ở nghĩa hẹp

hơn, cụ thể hơn trên phạm vi một công trình xây dựng cụ thể

Trong khi đó, tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng

được xét trên phạm vi rộng hơn, vì cùng một thời điểm doanh

nghiệp xây dựng có thể đảm nhiệm thi công xây dựng nhiều

Trang 2

công trình khác nhau ở các địa điểm xây dựng khác nhau Mặt

khác, ngoài hoạt động xây lắp, doanh nghiệp xây dựng còn có

các hoạt động sản xuất khác như sản xuất vật liệu xây dựng,

sản xuất công nghiệp, sản xuất dịch vụ v.v Tổ chức thi công

xây dựng công trình là việc tổ chức, sắp xếp giữa người lao

động, công cụ lao động, đối tượng lao động tạo nên sự phối hợp

ăn khớp nhịp nhàng theo không gian và thời gian trong phạm vi

một 2 công trường để hoàn thành xây dựng một công trình cụ

thể đáp ứng theo yêu cầu của chủ đầu tư và mang lại hiệu quả

cao nhất cho doanh nghiệp

1.3 Hệ thống các phương pháp tổ chức trong xây dựng

1.3.1 Phương pháp thi công tuần tự

1.3.1.1 Khái niệm

Chia đối tượng thi công ra nhiều quá trình thành phần

(cũng có thể công trình thi công được chia ra nhiều khu vực thi

công hoặc nhiều hạng mục công trình) Trên một khu vực thi

công hoặc một hạng mục công trình, bố trí một đơn vị thi công

lần lượt tiến hành thực hiện tất cả các công việc từ khâu chuẩn

bị đến khâu hoàn thiện Khi mọi công việc của khu vực này

(hoặc hạng mục công trình) được hoàn thành thì đơn vị chuyển

đến thực hiện ở khu vực hoặc hạng mục tiếp theo Khi công việc

cuối cùng ở khu vực cuối cùng (hoặc hạng mục cuối cùng) được

hoàn thành thì quá trình thi công kết thúc

Trang 3

Hình-1.1: Sơ đồ tổ chức thi công xây dựng đường theo phương pháp tuần tự

1 – Triển khai công tác chuẩn bị

2 – Công tác cơ bản

3 – Công tác hoàn thiện

1.3.1.2 Đặc điểm phạm vi áp dụng của phương pháp

 Đặc điểm:

- Tiến độ xây dựng trên mỗi khu vực hoàn toàn độc lập

với nhau

- Thời gian thi công xây dựng công trình kéo dài

- Khó tổ chức thành những đội chuyên môn hóa

- Yêu cầu cường độ sử dụng tài nguyên theo thời gian

không lớn

 Phạm vi áp dụng:

- Áp dụng đối với những công trình nhỏ, yêu cầu kỹ

thuật không cao, không yêu cầu chuyên môn hóa

- Đối với các công trình có mặt bằng thi công hạn chế,

không có yêu cầu rút ngắn thời gian xây dựng

- Thích hợp đối với công trình có nhu cầu đưa ngay

từng phần vào khai thác sử dụng

Trang 4

1.3.2 Phương pháp thi công song song

1.3.2.1 Khái niệm

Chia đối tượng thi công ra những khu vực hoặc những

phân đoạn thi công Mỗi khu vực hoặc mỗi phân đoạn do một

đơn vị xây dựng độc lập đảm nhận Những công việc ở mỗi khu

vực (hoặc mỗi phân đoạn) được các đội tiến hành tuần tự từ

công tác chuẩn bị đến hoàn thiện, công việc của các đội ở mỗi

khu vực độc lập nhau, không phụ thuộc vào nhau Khi đơn vị

độc lập cuối cùng hoàn thành công việc cuối cùng của mình

trên khu vực mình đảm nhận thì quá trình thi công xây dựng

- Cường độ sử dụng lao động, xe máy, vật tư lớn trong

khoảng thời gian ngắn - Khó hình thành được các đội

chuyên nghiệp

- Thời gian thi công toàn bộ công trình được xác định:

Ttc= max[ti]

Trang 5

hình 1.2: Biểu đồ phương pháp thi công song song

Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với công trình có khối lượng công

tác lớn, trải dài theo tuyến, có nhu cầu sớm đưa toàn bộ công

trình vào sử dụng

1.3.3 Phương pháp thi công dây chuyền

1.3.3.1 Khái niệm

Quá trình sản xuất tạo nên sản phẩm xây dựng công

trình được chia ra thành các quá trình thành phần (hay công

việc) theo trình tự công nghệ nhất định Mỗi quá trình thành

phần (hay công việc) do một đơn vị xây dựng chuyên nghiệp có

trang bị nhân lực và máy móc thi công thích hợp đảm nhận Khi

đơn vị chuyên nghiệp cuối cùng hoàn thành công việc cuối

cùng của mình thì toàn bộ quá trình thi công công trình được

kết thúc b

1.3.3.2,Đặc điểm và phạm vi áp dụng của phương pháp

Đặc điểm:

Trang 6

- Trong sản xuất công nghiệp, nếu TCSX theo phương

pháp dây chuyền thì lực lượng sản xuất cố định còn sản

phẩm thì di chuyển Trong xây dựng thì ngược lại, đối

tượng xây dựng thì cố định, con người và máy móc

thiết bị thi công thì di chuyển

- Trong sản xuất công nghiệp khi TCSX theo phương

pháp dây chuyền thì lực lượng sản xuất phát triển rồi

duy trì trong thời gian dài, còn trong SXXD thì ngược

lại, lực lượng sản xuất phát triển rồi ổn định trong thời

gian ngắn sau đó giảm dần, đôi khi không có thời gian

ổn định

- Tính chuyên môn hóa cao nên năng suất lao động cao

- Thời gian thi công xây dựng được rút ngắn

Hình 1.3: Biểu đồ phương pháp thi công dây chuyền

Phạm vi áp dụng: Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để

thi công XDCT có khối lượng công tác xây dựng lớn, trải dài trên

tuyến, có yêu cầu chuyên môn hóa và có yêu cầu rút ngắn thời

gian xây dựng

1.3.4.Phương pháp thi công hỗn hợp

Trang 7

Phương pháp tổ chức thi công hỗn hợp là trên một đối

tượng thi công vận dụng hai hoặc ba phương pháp thi công

tuần tự, song song và dây chuyền để tổ chức thi công Phương

pháp hỗn hợp thường được áp dụng rộng rãi để thi công công

trình có quy mô tương đối lớn, có yêu cầu đưa từng phần vào sử

dụng Phương pháp này phát huy được những ưu điểm và khắc

phục được những nhược điểm của các phương pháp trên

1.4 Kế hoạch tiến độ thi công trong xây dựng

1.4.1 Khái niệm, nội dung của lập tiến độ kế hoạch thi

công

1.4.1.1 Khái niệm của lập tiến độ kế hoạch thi công

Tiến độ thi công công trình là một mô hình tổ chức khoa

học để điều khiển quá trình hoạt động, nhằm tạo ra sự phối hợp

nhịp nhàng giữa con người, các bộ phận tham gia vào quá trình

sản xuất theo không gian và thời gian đạt được mục tiêu đề ra

Mục đích của lập kế hoạch tiến độ thi công công trình:

-Khởi công và kết thúc từng bộ phận công trình để có thể đưa

vào hoạt động theo thời gian định trước

- Sử dụng một cách hợp lý các nguồn lực và tài nguyên cho thi

công

- Thỏa mãn các điều kiện hạn chế về mặt bằng thi công và khả

năng cung cấp các nguồn lực cho thi công của đơn vị thi công

1.4.1.2 Nội dung của lập tiến độ kế hoạch trong xây

dựng

a) Tiến độ xây dựng

Tiến độ trong thiết kế tổ chức xây dựng gọi tắt là tiến độ

xây dựng do đơn vị tư vấn thiết kế lập, nội dung của nó

bao gồm:

Trang 8

- Tiến độ thực hiện các công việc: thiết kế,công tác chuẩn bị

xây dựng, thi công xây dựng các hạng mục công trình, các

công việc chủ yếu

- Tiến độ hợp đồng cung cấp máy móc thiêt bị, cung cấp vật

- Tiến độ đưa công trình vào hoạt động

 Trong tổng tiến độ xây dựng, phải chỉ ra được những thời

điểm quan trọng trong giai đoạn xây dựng, ngày hoàn

thành các hạng mục chủ yếu, thời điểm cung cấp các máy

móc thiết bị, ngày hoàn thành toàn bộ công trình

 Biểu đồ tiến độ xây dựng có thể thể hiện bằng sơ đồ

ngang hoặc sơ đồ mạng

b) Tiến độ thi công

 Tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công xây dựng một công

trình gọi tắt là tiến độ thi công do đơn vị nhận thầu xây

dựng thực hiện với sự tham gia của các nhà thầu phụ (nếu

có) Tiến độ thi công dùng để chỉ đạo quá trình thi công

xây dựng công trình, để đánh giásự sai lệch giữa thực tế

với kế hoạch tiến độ đã lập, giúp cho người chỉ huy công

trường có những quyết định điều khiển thi công để việc thi

công đạt được mục tiêu đề ra

 Nội dung cuả tiến độ thi công phải thể hiện được:

- Tiến độ thi công dùng để chỉ đạo quá trình thi công XDCT,

đánh giá sự sai lệch giữa thực tế với kế hoạch tiến độ đã

lập

 Nội dung của tiến độ thi công phải thể hiện được:

- Tiến độ chi tiết về thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc

các công việc chuẩn bị thi công (chuẩn bị mặt bằng, xây

Trang 9

dựng lán trại, chuẩn bị kho bãi), công tác thi công các

hạng mục chủ yếu, công tác hoàn thiện, công tác nghiệm

thu

- Tiến độ cung cấp vật tư chủ yếu

- Tiến độ cung cấp các loại máy thi công, cung cấp nhân

lực Chú ý: Tiến độ hoàn thành các hạng mục công trình và

toàn bộ công trình phải phù hợp với tiến độ tổ chức xây

dựng

 Biểu đồ tiến độ thi công có thể thể hiện dưới hình thức sơ

đồ xiên, sơ đồ ngang, sơ đồ mạng

1.4.2.Lập tiến độ theo sơ đồ ngang (Phương pháp

GANTT)

1.4.2.1.khái niệm,ưu nhược điểm

 Khái niệm: Nội dung của phương pháp GANTT là xác định

thứ tự thực hiện các công việc của quá trình sản xuất xây

dựng từ công việc chuẩn bị đến công việc hoàn thành kết

thúc xây dựng lên biểu đồ dạng sơ đồ ngang tuỳ thuộc

vào:

- Độ dài thời gian của mỗi công việc

- Các điều kiện có trước của các công việc

- Các thời hạn cần phải tuân thủ

Trang 10

Hình 1.4 Lập kế hoạch tiến độ theo sơ đồ ngang

- Tử số: thời gian thực hiện dự kiến

- Mẫu số: Nhu cầu cung cấp nguồn lực

 Ưu điểm:

- Đơn giản, dễ thực hiện

- Cho biết thứ tự từng công việc và nhiệm vụ cụ thể của

từng công việc

- Cho biết thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc và thời

gian thực hiện của từng công việc và tổng tiến độ XDCT

 Nhược điểm:

- Không cho người quản lý thấy rõ mối liên hệ giữa các

công việc của dự án

- Không phản ánh rõ những công việc quan trọng cần

chú ý trong quá trình điều khiển để đảm bảo tiến độ đã

vạch ra

Trang 11

- Mô hình điều hành tĩnh không thích hợp tính chất động

của sản xuất, cấu tạo cứng nhắc khó điều chỉnh khi có

sửa đổi

1.4.2.3.Trình tự lập kế hoạch theo sơ đồ ngang

Bước 1: Phân tích quá trình thi công xây dựng công trình và

chia quá trình thi công xây dựng thành các thành phần

Bước 2: Sắp xếp trình tự các công việc hoặc nhóm công việc

một cách hợp lý theo mối quan hệ về trình tự công nghệ thực

hiện

Bước 3: Xác định khối lượng từng công việc hoặc nhóm công

việc, đồng thời xác định độ dài thời gian thực hiện từng công

việc đó

Bước 4: Xác định thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc từng

công việc

Bước 5: Lập bảng phân tích công nghệ: nêu rõ nội dung công

việc, trình tự thực hiện công việc, thời gian thực hiện, thời điểm

bắt đầu và kết thúc từng công việc

Bước 6: Lập kế hoạch tiến độ theo sơ đồ GANTT.

- Vẽ sơ đồ GANTT xuất phát với các quy định:

 Trục hoành biểu diễn thời gian thực hiện: ngày, tuần,

tháng, năm

 Trục tung biểu diễn trình tự tiến hành các công việc

 Độ dài thời gian thực hiện công việc biểu diễn bằng đường

gạch nét liền

 Thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc công việc được ký hiệu

bằng mũi tên

- Kiểm tra kế hoạch tiến độ có đáp ứng yêu cầu định trước hay

không, nếu không đáp ứng được thì phải tính toán lại từ bước 3

Trang 12

Bước 7: Xác định nhu cầu nguồn lực để thực hiện các công việc

và vẽ biểu đồ nhu cầu nguồn lực phía dưới trục hoành

Bước 8: Kiểm tra điều kiện tối ưu, tức là đánh giá phương án

xuất phát đã hợp lý chưa, nếu chưa hợp lý cần tiến hành điều

chỉnh Phương án kế hoạch tiến độ thực hiện được gọi là hợp lý

khi:

 Đáp ứng được các điều kiện giới hạn: thời gian thực hiện,

các nguồn lực

 Đáp ứng được mục tiêu đã đề ra

 Chi phí thực hiện thi công xây dựng là ít nhất

Bước 9: Điều chỉnh tiến độ bằng cách sắp xếp lại thời điểm bắt

đầu hoặc thời điểm kết thúc các công việc sao cho chúng có

thể tiến hành song song, đồng thời vẫn đảm bảo trình tự thực

hiện hợp lý, tiến độ thực hiện ngắn nhất hoặc quá trình thi công

được thực hiện trong điều kiện điều hòa nguồn lực hợp lý nhất

với chi phí thực hiện nhỏ nhất

Bước 10: Đề ra biện pháp tổ chức thực hiện ở giai đoạn tiếp

 Phương pháp sơ đồ mạng lưới là mô hình lập kế hoạch dựa

trên cơ sở lý thuyết đồ thị

- Trong đó sự hoàn thành của công việc này có quan hệ

chặt chẽ với sự hoàn thành của các công việc khác Sơ đồ

mạng là một hệ thống theo kiểu mạng lưới được hình

Trang 13

thành do sự sắp xếp có hướng theo một trật tự nhất định

giữa hai yếu tố của mạng là cung và đỉnh

- Lý thuyết sơ đồ mạng được áp dụng rộng rãi trong nhiều

lĩnh vực khác nhau và trong lĩnh vực lập kế hoạch tiến độ

và điều khiển thi công

Hình 1.5: Lập kế hoạch tiến độ theo sơ đồ mạng

 Ưu điểm phương pháp sơ đồ mạng:

- Làm rõ mối liên hệ phụ thuộc về công nghệ, kỹ thuật giữa

các công việc trong quá trình thi công

- Chỉ ra các công việc then chốt cần tập trung chỉ đạo

- Cho phép điều chỉnh tiến độ khi có các sự cố xảy ra trong

quá trình điều khiển thi công mà không nhất thiết phải lập

lại sơ đồ mạng

- Cho phép tối ưu hóa kế hoạch tiến độ thi công theo chỉ

tiêu thời gian, giá thành, nhu cầu tài nguyên

b, Phân loại

 Có nhiều cách phân loại sơ đồ mạng, thông thường dựa

vào hình thức thể hiện có hai loại sau:

- Sơ đồ mạng CPM (Critical Path Methoth): Sơ đồ mạng với

các công việc được thể hiện trên các cung của mạng, các

nút thể hiện sự kiện bắt đầu hay kết thúc của công việc

(sơ đồ mạng cung công việc)

Trang 14

- Sơ đồ mạng MPM (Metra Potential Methoth): Sơ đồ mạng

với các công việc được thể hiện trên các nút của mạng,

các cung thể hiện mối quan hệ của công việc (sơ đồ mạng

nút công việc)

1.4.3.2 Lập kế hoạch tiến độ theo phương pháp sơ đồ

mạng

Bước 1: Phân tích công nghệ xây dựng Phân chia quá trình xây

dựng thành các quá trình công nghệ thành phần theo đặc điểm

kỹ thuật công nghệ và đặc điểm về tổ chức

Bước 2: Xác định thời gian thực hiện dự tính cho từng công việc.

Bước 3: Xác định mối quan hệ thứ tự công nghệ thực hiện giữa

các công việc với nhau:

xác định được thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc của từng

công việc

Bước 4: Xây dựng SĐM xuất phát (SĐM ban đầu) Có thể xây

dựng SĐM từ công việc khởi công hoặc từ công việc hoàn thành

sau đó tiếp tục triển khai theo trình tự bằng cách đặt câu hỏi:

- Công việc nào phải tiến hành trước công việc nào?

- Công việc nào phải tiến hành ngay sau công việc nào?

- Công việc này có thể tiến hành độc lập với các công việc

khác hay không?

Bước 5: Tính toán và xác định đường găng.

Bước 6: Đánh giá sơ bộ phương án xuất phát Kiểm tra thời hạn

thi công có đáp ứng yêu cầu ban đầu đặt ra hay không

Bước 7:Tối ưu hóa SĐM

- Tối ưu hóa theo chỉ tiêu điều hòa nhu cầu nguồn lực và

thời gian thực hiện thi công XDCT

Trang 15

- Tối ưu hóa theo chỉ tiêu chi phí và thời gian thực hiện thi

công XDCT

- Có thể kết hợp cả hai cách trên để tối ưu hóa SĐM

Bước 8: Đề ra biện pháp quản trị tiến độ triển khai thực hiện.

Đó là quá trình giám sát chất lượng xây dụng và điều khiển quá

trình thực hiện theo kế hoạch đề ra

1.4.4 Lập tiến độ theo phương pháp sơ đồ xiên

1.4.4.1 Khái niệm ,ưu điểm nhược điểm

Về cơ bản mô hình kế hoạch tiến độ xiên chỉ khác mô hình

tiến độ ngang ở phần đồ thị thay vì biểu diễn các công việc

theo các đoạn thẳng nằm ngang thì người ta sử dụng các đường

thẳng xiên để chỉ sự phát triển của các quá trình thi công theo

thời gian (trục hoành) và không gian (trục tung),

Hình 1.6: Lập kế hoạch tiến độ thi công theo sơ đồ xiên

b, Ưu điểm

Trang 16

Mô hình kế hoạch tiến độ xiên thể hiện được diễn biến công

việc trong cả không gian và thời gian nên có tính trực quan cao

c, Nhược điểm

Đây là loại mô hình điều chỉnh tĩnh, nếu số lượng công việc

nhiều và tốc độ thi công không đồng đều thì mô hình sẽ trở nên

rối và mất đi tính trực quan không thể sử dụng cho công trình

phức tạp

d, Phạm vi áp dụng

Mô hình kế hoạch tiến độ xiên thích hợp với các công trình có

nhiều hạng mục giống nhau, mức độ lặp lại của các công việc

cao, đặc biệt thích hợp với công tác có thể tổ chức thi công dưới

dạng dây chuyền

e, Trình tự thi công

Bước 1: Nghiên cứu đối tượng thi công, điều kiện thi công, tính

chất, đặc điểm công trình,loại vật tự thiết bị sử dụng

Bước 2: Phân tích tổ hợp công nghệ, các đầu việc,sử dụng tên

gọi tổ hợp công nghệ, lập danh mục tổ hợp công nghệ,

Bước 3: Xác định khối lượng từng công việc hoặc nhóm công

việc, đồng thời xác định độ dài thời gian thực hiện từng công

việc đó

Bước 4: Thiết kế tiến độ tác nghiệp

- Tính toán khối lượng từng phân đoạn

- Tính toán thời gian thi công từng phân đoạn

Bước 5: Lập kế hoạch tiến độ theo sơ đồ xiên

- Vẽ sơ đồ xiên xuất phát với các quy định:

+ Trục hoành biểu diễn thời gian thực hiện: ngày, tuần,

tháng, năm,

+ Trục tung biểu diễn không gian công việc thực hiện

Trang 17

+ Mỗi công việc được biểu diễn bằng 1 đường đồ thị bậc

nhất gấp khúc tại các điểm tung độ và hoành độ nguyên

dương phát triển theo 2 hướng không gian và thời gian tạo

thành những đường xiên

+ Đơn vị của trục hoành là đơn vị lịch thời gian (ca, ngày,

tuần,tháng…) đơn vị cơ sở của trục không gian là phân

đoạn sản xuất, và một cột bội số của phân đoạn thi công là

đợt thi công,

- Kiểm tra kế hoạch tiến độ có đáp ứng yêu cầu định trước

hay không, nếu không đáp ứng được thì phải tính toán lại từ

bước 3

Bước 6: Xác định nhu cầu nguồn lực để thực hiện các công việc

và vẽ biểu đồ nhu cầu nguồn lực phía dưới trục hoành

Bước 7: Kiểm tra điều kiện tối ưu, tức là đánh giá phương án

xuất phát đã hợp lý chưa, nếu chưa hợp lý cần tiến hành điều

chỉnh, Phương án kế hoạch tiến độ thực hiện được gọi là hợp lý

khi:

+ Đáp ứng được các điều kiện giới hạn: thời gian thực hiện,

các nguồn lực

+ Đáp ứng được mục tiêu đã đề ra

+ Chi phí thực hiện thi công xây dựng là ít nhất

Bước 8: Điều chỉnh tiến độ bằng cách sắp xếp lại thời điểm bắt

đầu hoặc thời điểm kết thúc các công việc sao cho chúng có

thể tiến hành song song, đồng thời vẫn đảm bảo trình tự thực

hiện hợp lý, tiến độ thực hiện ngắn nhất hoặc quá trình thi công

được thực hiện trong điều kiện điều hòa nguồn lực hợp lý nhất

với chi phí thực hiện nhỏ nhất,

Trang 18

Bước 9: Đề ra biện pháp tổ chức thực hiện ở giai đoạn tiếp

theo

1.5 Kiểm soát chi phí

1.5.1 Khái niệm về kiểm soát chi phí

Kiểm soát chi phí xây dựng được hiểu là điều khiển việc

hình thành chi phí, giá xây dựng công trình sao cho không phá

vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, nó là việc

làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong

suốt quá trình quản lý dự án nhằm bảo đảm cho dự án đạt được

hiệu quả kinh tế đầu tư, lợi ích xã hội được xác định

1.5.2 Mục đích và yêu cầu kiểm soát chi phí

- Bảo đảm đúng giá trị cho đồng tiền của chủ đầu tư bỏ ra

phù hợp cho mục đích đầu tư xây dựng công trình, cân bằng

giữa chất lượng và ngân quỹ đầu tư

- Đảm bảo rằng chi phí phân bổ vào các bộ phận phù hợp

với yêu cầu của chủ đầu tư và nhà thiết kế

- Giữ cho chi phí nằm trong ngân sách của chủ đầu tư

1.5.3 Nội dung cụ thể kiểm soát chi phí thi công

công trình

1.5.3.1 Kiểm soát chi phí NVL trực tiếp

Đối với ngành xây dựng, NVL là chi phí chiếm tỷ trọng lớn

trong chi phí trực tiếp xây lắp công trình, thường chiếm khoản

60% - 70% nên các sai phạm về chi phí NVL thường có ảnh

hưởng lớn đến chất lượng công trình, giá thành sản phẩm xây

dựng và kết quả hoạt động

- Kiểm soát mua NVL xuất thẳng cho các đội thi công công trình

Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm xây lắp là cố định, gắn

với địa điểm xây dựng nên các công ty không thể mua NVL

Trang 19

nhập kho rồi sau đấy lại xuất kho chuyển vật tư đến công trình

Do đó, nhằm tận dụng nguồn NVL ngay tại địa phương có công

trình xây dựng, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều tiến

hành mua NVL tại các điểm gần công trình thi công xây dựng,

giao thẳng cho các công trình thi công trực tiếp bảo quản, quản

lý và tổ chức thi công

1.5.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công là một trong những khoản mục chi phí trực

tiếp cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp (chiếm khoảng 20%

tổng chi phí)

Mục tiêu của việc kiểm soát nhân công trực tiếp

Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp Báo cáo cho cơ quan

chức năng của Nhà nước Phân công, phân nhiệm trong công tác

về lao động tiền lương Chức năng nhân sự Theo dõi, tính toán

thời gian lao động

1.5.3.3 Kiểm soát chi phí máy thi công

Chi phí sử dụng MTC là những chi phí phục vụ cho MTC (máy

ủi, máy xúc, máy trộn bêtông…) nhằm thực hiện khối lượng

công tác xây lắp bằng máy bao gồm: Chi phí nguyên nhiên vật

liệu phục vụ cho các loại máy: Chi phí nhân công vận hành

MTC; Chi phí khấu hao MTC; Chi phí thuê ngoài MTC; chi phí

khác

Mục tiêu của kiểm soát chi phí sử dụng MTC:

- Chi phí sử dụng MTC thực tế phát sinh không vượt quá dự

toán chi phí sử dụng

- Đảm bảo hiệu quả việc quản lý nhiên liệu, thời gian và

năng suất hoạt động của máy

Trang 20

- Đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc được giao.

- Chi phí sử dụng MTC là có thật, được ghi chép đầy đủ,

chính xác, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

Để kiểm soát tốt chi phí sử dụng MTC, các nhà quản

lý cần tăng cường kiểm soát cần thông qua một số

nội dung sau:

- Kiểm soát chi phí khấu hao MTC: cần phải kiểm soát

nguyên giá MTC và thời gian tính khấu hao và cách phân bổ chi

phí 7 khấu hao cho các đối tượng chịu chi phí

- Kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng

tiền khác: kiểm soát việc phân chia trách nhiệm giữa người

mua hàng và kế toán Kiểm tra đối chiếu các chứng từ có liên

quan

1.5.3.4 Kiểm soát chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung trong các công trình xây dựng được

tính theo một tỷ lệ nhất định so với chi phí trực tiếp do Nhà

nước qui định theo dự toán, được tập hợp theo từng công trình,

nó bao gồm chi phí lán trại, nhà kho, chi phí nguyên nhiên liệu,

công cụ dụng cụ, vật tư phụ, chi phí tiền lương và các khoản

trích theo lương của các nhân viên quản lý công trình và một số

chi phí khác,… nên việc kiểm soát này bao gồm:

- Kiểm soát chi phí NVL, công cụ dụng cụ dùng cho đội thi

công

- Kiểm soát chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, tiền ăn

ca và các khoản trích theo lương

- Kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ

- Kiểm soát chi phí mua ngoài và chi phí bằng tiền

Trang 21

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH CÔNG TRÌNH

2.1 Giới thiệu công trình

2.1.1 Đặc điểm công trình

- Tên dự án: Cải tạo Khoa khám bệnh và khoa cấp cứu của

Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên

- Chủ đầu tư: Bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Thái Nguyên

- Địa điểm xây dựng: Số 479 đường Lương Ngọc Quyến, Tp

Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

- Loại,cấp công trình: Công trình dân dụng,cấp III

- Phương án xây dựng:

 Giải pháp kiến trúc và kết cấu: Công trình cải tạo và

không làm ảnh hưởng đến kiến trúc và kết cấu hiệntrạng

 Tổ chức thi công: Thủ công kết hợp với cơ giới, có

biện pháp thi công không ảnh hưởng tới hoạt độngchuyên môn và các công trình xung quanh

- Tổng mức đầu tư: 13.948.070.000 đồng

- Nguồn vốn: nguồn kinh phí chi không thường xuyên năm

2019, 2020 và nguồn hợp pháp khác của chủ đầu tư

- Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự

án

- Thời gian thực hiện: năm 2019

- Thời hạn hoàn thành: 180 ngày

2.1.2 Quy mô công trình

- Quy mô: Công trình xây dựng 3 tầng

- Không gian sử dụng chính: các phòng ban, nhà vệ sinh

- Không gian giao thông: gồm 3 cầu thang bộ , giao thông

ngang bằng hành lang ở giữa

Trang 22

2.1.3 Giải pháp kết cấu chính công trình

- Hệ thống kết cấu chính: hệ thống các tường ngăn, cột thép

- Tường ngăn xây gạch chỉ bằng vữa xi măng M75 Toàn

công trình được trát vữa xi măng M75 Nền lát gạch

ceramic chống trơn 600x600mm,trần thạch cao chống ẩm

- Toàn bộ kết cấu công trình được sử dụng bê tông cấp bền

M300, cốt thép chịu lực cao

- Nguồn điện thi công lấy từ trạm treo nguồn điện nơi thi

công

- Nguồn nước thi công lấy từ hệ thống cấp nước tại nơi thi

công Hệ thống thoát nước hòa vào hệ thống thoát nước

sẵn có tại công trình thi công

2.1.4 Điều kiện thi công

- Thuận lợi:

 Địa điểm công trình xây dựng bằng phẳng và nằm

gần đường giao thông nên thuận lợi cho việc vậnchuyển vật tư, vật liệu thi công cũng như vận chuyểnphế thải ra khỏi công trình

 Khoảng cách đến nơi đổ bê tông không lớn nên dùng

bê tông thương phẩm

 Công trình nằm trong thành phố nên nguồn điện

nước ổn định Do vậy , điện nước sẽ lấy trực tiếp từ

Trang 23

mạng lưới cấp của thành phố , hệ thống nước củacông trình được xả vào hệ thống thoát nước chung

- Khó khăn:

 Công trình nằm trong thành phố nên biện pháp thi

công đưa ra trước hết phải đảm bảo được yêu cầu vệsinh môi trường đồng thời không làm ảnh hưởng đếnkhả năng chịu lực của các công trình lân cận , do đóbiện pháp thi công đưa ra hạn chế

 Phải mở cổng tạm , hàng rào tạm bao quanh công

trình >2m để giảm tiếng ồn

2,2 Tính toán khối lượng thi công

Trang 24

5T, cự ly <=7km, đất C2

Vận chuyển 4km ngoài phạm vi 7km,

ô tô 5T, đất C2

100m3 1,0571

Bê tông nền, đá 1x2, vữa BT M150 m3 10,3250

Khoan bê tông bằng mũi khoan đặc,

đường kính lỗ khoan <=20mm, chiều

sâu khoan <=20cm

lỗkhoan 472,0000

Lắp dựng sàn deck dày 0,95mm, đinh

lên kết phi 19 a225m

100m2 5,8744

Sản xuất lắp đặt cốt thép sàn mái -

Đường kính cốt thép ≤10mm

100kg 31,1560

Bê tông sàn mái, đá 1x2, vữa BT M300 m3 70,4932

Bê tông lanh tô, lanh tô liền mái hắt,

máng nước, tấm đan, ô văng, đá 1x2,

vữa BT M200

Sản xuất lắp dựng, tháo dỡ ván khuôn

gỗ gia cố lanh tô, lanh tô liền mái hắt,

máng nước, tấm đan

Sản xuất lắp đặt cốt thép lanh tô, lanh

tô liền mái hắt, máng nước, tấm đan, ô

văng - Đường kính cốt thép ≤10mm

100kg 0,7340

Sản xuất lắp đặt cốt thép lanh tô, lanh

tô liền mái hắt, máng nước, tấm đan, ô

văng - Đường kính cốt thép >10mm

100kg 0,0660Vận chuyển thủ công hệ dầm sàn tầng toàn bộ 1,0000

Trang 25

Sơn dầm, trần cột, tường trong nhà

không bả bằng sơn Joton Jony, 1 nước

lót, 2 nước phủ

m2 1.224,0160

Sơn dầm, trần cột, tường trong nhà

không bả bằng sơn Joton Jony, 1 nước

Sơn tường ngoài nhà đã bả bằng sơn

Joton Jony, 1 nước lót, 2 nước phủ m2 943,3890

Sơn tường ngoài nhà đã bả bằng sơn

Joton Jony, 1 nước lót, 2 nước phủ

Trang 26

Trần TC khung xương nổi tấm

600x600, xương tôn Vĩnh Tường m2 392,1244

Trần TC khung xương nổi tấm

600x600, xương tôn Vĩnh Tường

m2 744,7620

Trần TC khung xương chìm, tấm dày

9mm, xương tôn Vĩnh Tường

m2 330,1622

Trần TC khung xương chìm, tấm dày

9mm, xương tôn Vĩnh Tường m2 1.181,5736

Bả matit trần thạch cao trần chìm m2 1.511,7358

Sơn trần thạch cao 3 nước trần chìm m2 1.511,7358

Lợp mái che tường bằng tấm nhựa lấy 100m2 0,1429

Trang 27

Thiết bị cửa cửa tự động: Mô tơ điện,

Puly không tải, Mắt hồng ngoại, Bộ

điều khiển trung tâm, Con lăn + hệ

giá, Ray hợp kim treo cửa, Dây curoa

Cửa đi 2 cánh khung nhựa lõi thép

kính trắng sữa an toàn dày 8,38mm m2 141,1500

Cửa đi 1 cánh khung nhựa lõi thép

kính trắng sữa an toàn dày 8,38mm m2 47,5200

Cửa sổ mở trươt 2 cánh, cửa nhựa lõi

thép kinh trắng sữa an toàn dày

8,38mm

m2 111,7500

Phụ kiện cửa sổ trượt 2 cánh bộ

Cửa sổ mở hất khu WC, khung nhựa lõi

Vách kính trắng, kính dày 12mm m2 47,0890

Vách kính khung nhựa lõi thép, kính

trắng sữa an toàn dày 8,38mm

Sơn lại cửa màu trắng (bao gồm: Tháo

dỡ cửa, vận chuyển, cạo bỏ sơn cũ, vệ

sinh, đánh bóng, sơn lại cửa, lắp đặt

về vị trí cũ )

m2 585,2600

Sơn lại hoa sắt cửa sổ (bao gồm: cạo

bỏ sơn cũ, vệ sinh, đánh bóng, sơn lại

cửa )

m2 331,1000Sản xuất cửa, hoa bằng sắt vuông đặc tấn 0,2626

Trang 28

Vách compact Lamilate màu ghi sáng

dày 18 ngăn nhà WC, phụ kiện

Bê tông nền, đá 1x2, vữa BT M100 m3 8,3578

Sơn tường ngoài nhà không bả bằng

sơn Joton Jony, 1 nước lót, 2 nước phủ

Cải tạo, sửa chứa quầy trung tâm trọn gói 1,0000

2.3 Trình tự biện pháp thi công chủ đạo

Công tác chủ yếu là những công tác quyết định đến thời

gian thi công, chất lượng và giá thành công trình Vì vậy , tổ

Trang 29

chức thi công tốt, lựa chọn giải pháp thi công hợp lý sẽ tạo điều

kiện thi công đúng tiến độ và tạo ra nưng suất lao động cao Do

đó, mỗi công tác cần đưa ra phương án tối ưu cả về mặt giá

thành, thời gian thi công, phương páp kỹ thuật công nghệ

Công tác chuẩn bị:

- Mặt bằng thi công sau khi tiếp nhận( gồm mặt bằng xây

dựng và các mốc giới) làm vệ sinh thu gom cả rác, túi bùn

nếu có vận chuyển đi đổ ngoài khu vục công trường Mặt

bằng công trình được giao nhận bằng mốc thực địa( cao

độ , các trục thực địa và ranh giới phạm vi khu đất) Có

biên bản kí nhận với các cơ quan chuyên môn và chủ đầu

tư Tiến hành kiểm tra đối chiếu lại với thiết kế , hồ sơ

được giao nếu không phù hợp sẽ đề nghị chủ đầu tư, thiết

kế xem xét, xử lý kịp thời Các mốc giới hạn sẽ được đánh

dấu, lưu trữ làm cơ sở thi công sau này

- Tiến hành làm hệ thống hàng rào, kho , lán tạm , đường

thi công , ssan bãi Định vị các hạng mục công trình trên

cơ sở mặt bằng khu đất được giao, mặt bằng tổng thể các

hạng mục công trình, điều kiện thực tế địa hình khu đất

Nhà thầu cho xây dựng hệ thống rào tạm có bảng hiệu

công trình bằn tôn ghi rõ tên công trình, thời giant hi công,

chủ đầu tư, nhà thầu ,… theo quy định , được gắn vào vị trí

thích hợp phía ngoài công trình

Công tác thi công phần phá dỡ:

- Tháo dỡ phần lan can, tháo dỡ cửa, vách ngăn gỗ kính

thạch cao

- Tháo dỡ các thiết bị vệ sinh, hệ thống điện nước , thông

tin liên lạc biển báo

Trang 30

- Phá dỡ kết cấu tường gạch , chống đỡ kết cấu sau khi

phá dỡ

- Tháo dỡ nền gạch , gạch ốp tường , cạo bỏ lớp vôi cũ

sơn cũ tên bề mặt tường cột trụ, phá dỡ nền bê tông

không cốt thép

- Đào móng cột trụ hố kiểm tra , hút và xử lý bể phốt

- Vận chuyển phế thải, nạo vét làm sạch và tiếp tục lắp

dựng dàn giáo trong và ngoài

Công tác thi công phần cải tạo:

Phần kết cấu:

- Đào móng cột trụ hố kiểm tra bằng thủ công

- Đổ bê tông lót móng bằng đá 4x6 vữa BT M100

- Đổ bê tông sàn mái đá 1x2 vữa BT M300

- Đổ bê tông lanh tô mái , máng nước tấm đan

- Sản xuất lắp dựng và tháo dỡ vấn khuôn lanh tô mái ,

Trang 31

- Sơn tường ngoài đã bả 1 nước lót , 2 nước phủ

- Nhân công trát gờ chỉ, mi cửa , gờ cửa

- Lát nền, sàn gạch granit 600x600mm sáng màu và

sẫm màu

- Làm trần , ốp tường, trụ cột

- Làm các thiết bị cửa tự động, vách kính

Công tác thi công lắp đặt phần điện , điện nhẹ, cấp thoát

nước, điều hòa

Điện chiếu sáng

- Tủ điện tổng chiếu sáng ổ cắm khu vực cải tạo T.T1

- Tủ điện tổng chiếu sáng ổ cắm khu vực T.T2

- Tủ điện tổng chiếu sáng ổ cắm khu vực T.T3

- Tủ điện tổng điều hòa khu vực cải tạo T.ĐH1

- Tủ điện tổng chiếu sáng ổ cắm khu vực cải tạo ĐH2

- Tủ điện tổng chiếu sáng ổ cắm khu vực cải tạo ĐH3

- Tủ điện ATS khu cấp cứu tầng 1

- Tủ điện tổng chiếu sáng ổ cắm khu vực cải tạo T.CC1

Trang 32

Điều hòa

2.4 Các yêu cầu của chủ đầu tư

2.4.1 Các yêu cầu về tiến độ thực hiện

- Tiến độ thực hiện công trình được tính theo ngày dương

lịch kể từ khi hợp đồng kí kết giữa đại diện Chủ đầu tư và

Nhà thầu có hiệu lực

- Thời gian thực hiện hợp đồng : 180 ngày kể từ ngày chủ

đầu tư phát lệnh khởi công tới khi hoàn thành công trình

- Trong vòng 10 ngày kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực , nhà

thầu phải nộp bản báo cáo chương trình chi tiết bao gồm

việc chuẩn bị vật tư, thiết bị thi công và tiến độ thi công

các hạng mục

- Hàng tháng, Nhà thầu phải nộp cho chủ đầu tư báo cáo

tiến độ chi tiết theo mãu do chủ đầu tư quy định

 Trong quá trình thực hiện nếu cần phải sửa đổi tiến độ

đã nộp , nhà thầu phải thông báo cho đại diện của chủ

đầu tư và nộp bản tiến độ sửa đổi để phê duyệt

2.4.2 Các yêu cầu về kĩ thuật.

Các tiêu chuẩn để đánh giá để đánh giá từng hạng mục công

trình và công trình đạt các yêu cầu về chất lượng kỹ thuật trong

quá trình thi công tuân theo các điều kiện về quản lý đầu tư xây

dựng, quản lý chất lượng công trình, các quy trình thí nghiệm,

các chỉ tiêu kỹ thuật, các quy định về thi công và nghiệm thu

hiện hành của Nhà nước

- Trừ các biện pháp thi công yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ

nêu trong HSMT, nhà thầu được đề xuất các biện pháp thi công

cho các hạng mục công việc khác phù hợp với khả năng của

mình và tính chất của gói thầu

Trang 33

- Vật tư, vật liệu đưa vào thi công và lắp đặt cho công trình

phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ hoá đơn chứng từ

hợp lệ

- Đảm bảo các yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh môi

trường, phòng chống cháy nổ, đảm bảo giao thông

2.4.3 Yêu cầu về chủng loại, chất lượng vật tư, máy

móc, thiết bị

- Vật liệu xây dựng và chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu

tốt nhất và phải thỏa mãn các quy định theo yêu cầu của thiết

kế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn quy phạm

Trong trường hợp không có các quy định và tiêu chuẩn của Việt

Nam thì phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn Quốc tế tương đương

do nhà thầu đề xuất và được sự chấp thuận của chủ đầu tư, cơ

quan thiết kế và kỹ sư giám sát chất lượng

- Vật tư thiết bị đưa vào sử dụng trong công trình phải có

xuất xứ rõ ràng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất

xứ của hàng hóa Nhà thầu phải cung cấp đầy đủ các chứng chỉ

thí nghiệm, các kết quả kiểm tra do một phòng thí nghiệm hợp

chuẩn cung cấp

2.4.4 Yêu cầu về biện pháp tổ chức thi công tổng thể và

các hạng mục

a Biện pháp tổ chức thi công

- Nhà thầu phải nộp Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công tron HSMT

gồm: Thuyết minh + bản vẽ và bảng sơ đồ tổ chức thi công cho

các hạng mục công trình Trong hồ sơ đó cần nêu rõ vị trí và

chức năng của những người điều hành chủ chốt

Trang 34

- Biện pháp tổ chức thi công cần nêu rõ sự phối hợp giữa các

đơn vị thi công và các đơn vị quản lý về nhân lực, tiến độ và

chất lượng

b Biện pháp kỹ thuật thi công

- Nhà thầu phải nộp Hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công

gồm: Thuyết minh về biện pháp thi công kèm với HSDT trong

đó mô tả chi tiết biện pháp thi công được đề xuất để thi công

công trình và nguồn nhân lực sử dụng để hoàn tất công trình

đúng thời hạn

- Nhà thầu phải nêu rõ những biện pháp cụ thể tại hiện trường

thi công của gói thầu sau khi đã nghiên cứu và khảo sát thực

địa Biện pháp thi công cần được lập sao cho đảm bảo việc thi

công không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của bên mời

thầu và môi trường xung quanh của khu vực thi công

- Nhà thầu phải nêu rõ những biện pháp cụ thể để triển khai thi

công theo tiến độ bàn giao mặt bằng đã được bên mời thầu

thông báo

2.4.5 Yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, vệ sinh môi

trường và an toàn lao động

- Nhà thầu phải đề xuất phương án trang bị bảo hộ lao động,

phương pháp đảm bảo vệ sinh công nghiệp trong quá trình làm

việc, đề xuất phương án bố trí hệ thống phòng chống cháy nổ,

quy định nội quy phòng chống cháy nổ, giải pháp chống ồn

chống bụi trong quá trình thi công

- Biện pháp tổ chức thi công phải đề cập chi tiết đến điều kiện

công trình, đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận

2.5 Năng lực đáp ứng của đơn vị thi công

2.5.1 Nhân sự chủ chốt

Trang 35

4 Máy khoan bê tông Sở hữu 02

8 Và một số thiết bị cần

thiết khác

2.5.3 Đáp ứng yêu cầu về vệ sinh môi trường

- Xe vận chuyển vật liệu đến công trình cần được che phủ bạt,

đảm bảo công tác vệ sinh môi trường về nguồn nước, tiếng ồn

Phế thải cần được vận chuyển và đổ đúng nơi quy định

- Nước dùng để tưới ẩm và phục vụ thi công phải là nước ngọt,

không lẫn tạp chất

- Khi thi công xong phải dọn dẹp, không để đất đá rơi vãi trong

khu vực thi công và khu vực lân cận Hoàn trả lại mặt bằng đảm

bảo môi trường xanh - sạch - đẹp

2.5.4 Đáp ứng yêu cầu về an toàn lao động

- Tất cả cán bộ, công nhân viên trên công trường sẽ được tập

huấn về an toàn lao động

- Cán bộ phụ trách ATLĐ phải có mặt trên công trường, đặc biệt

là những nơi nguy hiểm để nhắc nhở, chấn chỉnh những hành vi

vi phạm quy định về an toàn lao động của công nhân Nếu thấy

khả năng mất an toàn lao động có thể xảy ra, cán bộ phụ trách

Ngày đăng: 25/02/2021, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w