Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 35 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
35
Dung lượng
208,72 KB
Nội dung
MỘT SỐVẤNĐỀ CHUNG VỀTHỐNGKÊĐẦUTƯ 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầutư 1.1.1 Khái niệm đầutư Theo nghĩa rộng, Đầutư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầutư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện để làm việc với năng suất cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Trong các kết quả đã đạt được trên đây những kết quả là các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, không chỉ đối với người bỏ vốn mà còn đối với cả nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ người đầutư mà cả nền kinh tế được thụ hưởng. Theo nghĩa hẹp, Đầutư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện tại, nhằm đem lại cho nền kinh tế xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Như vậy, nếu xem xét trong phạm vi quốc gia thì chỉ có những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có thuộc phạm trù đầutư theo nghĩa hẹp hay đầutư phát triển. 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động đầutư phát triển Hoạt động đầutư phát triển có những đặc điểm chủ yếu sau đây: - Qui mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầutư phát triển thường rất lớn. Qui mô vốn đầutư lớn đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, qui hoạch, kế hoạch đầutư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầutư trọng tâm trọng điểm. - Thời kỳ đầutư kéo dài: thời kỳ đầutư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầutư phát triển có thời gian đầutư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầutư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầutư xây dựng cơ bản. - Thời gian vận hành các kết quả đầutư kéo dài: thời gian vận hành các kết quả đầutư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Nhiều thành quả đầutư phát huy tác dụng lâu dài, có thể tồn tại vĩnh viễn như các Kim tự Tháp Ai Cập, Nhà thờ La Mã ở Rôm, Vạn Lý Trường Thành ở Trung Quốc, Ăng Co Vát ở Cam-pu-chia….). Trong suốt quá trình vận hành, các thành quả đầutư chịu sự tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực, của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội… - Các thành quả của hoạt động đầutư phát triển mà là các công trình xây dựng thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng nên. Do đó, quá trình thực hiện đầutư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầutư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố vềtự nhiên, kinh tế, xã hội vùng. Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầutưtừ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý hoạt động đầutư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trên mộtsố nội dung sau: + Trước tiên cần phải có chủ trương đầutư và quyết định đầutư đúng. Đầutư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý… cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên những căn cứ khoa học. Thí dụ, công suất xây dựng nhà máy sàng tuyển than ở khu vực có mỏ than (do đó, quy mô vốn đầu tư) phụ thuộc rất nhiều vào trữ lượng than của mỏ. Nếu trữ lượng than của mỏ ít thì quy mô nhà máy sàng tuyển than không nên lớn để đảm bảo cho nhà máy hàng năm hoạt động hết công suất với số năm tồn tại của nhà máy theo dự kiến trong dự án. + Lựa chọn địa điểm đầutư hợp lý: để lựa chọn địa điểm thực hiện đầutư đúng phải dựa trên những căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hoá… cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổ và địa điểm đầutư cụ thể hợp lý nhất, sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầutư cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư. - Đầutư phát triển có độ rủi ro cao: do qui mô vốn đầutư lớn, thời kỳ đầutư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầutư cũng kéo dài… nên mức độ rủi ro của hoạt động đầutư phát triển thường cao. Rủi ro đầutư do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầutư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu… có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản xuất không đạt công suất thiết kế…. 1.1.3 Nội dung của hoạt động đầutư phát triển và vốn đầutư cho loại đầutư này Xuất phát từ lĩnh vực phát huy tác dụng đầutư phát triển bao gồm các hoạt động đầutư phát triển sản xuất, đầutư phát triển cơ sở hạ tầng - kỹ thuật chung của nền kinh tế, đầutư phát triển văn hoá giáo dục, đầutư phát triển các hoạt động y tế và dịch vụ xã hội khác, đầutư phát triển khoa học kỹ thuật, đầutư vào các lĩnh vực khác trực tiếp có tác động đến việc duy trì sự hoạt động của cơ sở vật chất kỹ thuật đang tồn tại, tăng thêm tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ cho nền kinh tế. Xuất phát từ đặc trưng kỹ thuật của các hoạt động trong mỗi công cuộc đầu tư, đầutư phát triển bao gồm các hoạt động chuẩn bị đầu tư, mua sắm các đầu vào của quá trình thực hiện đầu tư, thi công xây lắp công trình, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và xây dựng cơ bản khác có liên quan đến sự phát huy tác dụng sau này của công cuộc đầutư phát triển. Với nội dung của hoạt động đầutư phát triển trên đây, để tạo thuận lợi cho công tác quản lý việc sử dụng vốn đầutư nhằm đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao, có thể phân chia vốn đầutư thành các khoản sau đây: - Trên giác độ quản lý vĩ mô vốn đầutư được phân thành 4 khoản mục lớn như sau: + Những chi phí tạo ra tài sản cố định (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn cố định) + Những chi phí tạo ra tài sản lưu động (mà sự biểu hiện bằng tiền là vốn lưu động) và các chi phí thường xuyên gắn với một chu kỳ hoạt động của các tài sản cố định vừa được tạo ra. + Những chi phí chuẩn bị đầutư chiếm khoảng 0,3- 15% vốn đầu tư. + Chi phí dự phòng. - Trên giác độ quản lý vi mô tại các cơ sở, những khoản mục trên đây lại được tách thành các khoản chi tiết hơn: + Những chi phí tạo ra tài sản cố định bao gồm: Chi phí ban đầu và đất đai Chi phí xây dựng, sửa chữa nhà cửa, cấu trúc hạ tầng Chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc thiết bị, dụng cụ, mua sắm phương tiện vận chuyển Chi phí khác + Những chi phí tạo ra tài sản lưu động bao gồm: Chi phí nằm trong giai đoạn sản xuất như chi phí để mua nguyên vật liệu, trả lương người lao động, chi phí về điện, nước, nhiên liệu, phụ tùng…. Chi phí nằm trong giai đoạn lưu thông gồm có sản phẩm dở dang tồn kho, hàng hoá bán chịu, vốn bằng tiền. + Chí phí chuẩn bị đầutư bao gồm chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, chi phí nghiên cứu tiền khả thi, chi phí nghiên cứu khả thi và thẩm định các dự án đầu tư. + Chi phí dự phòng. 1.1.4 Vai trò của đầutư phát triển trong nền kinh tế Đầutư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này được thể hiện trên các mặt sau: a, Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế Đầutư tác động đến tổng cung, tổng cầu -Về mặt cầu: Đầutư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân Hàng Thế Giới, đầutư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầutư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầutư làm cho tổng cầu tăng (đường D dịch chuyển sang D’ ) kéo sản lượng cân bằng tăng theo từ Q 0 - Q 1 và giá cả của các đầu vào của đầutư tăng từ P 0 - P 1 . Điểm cân bằng dịch chuyển từ E 0 - E 1 . -Về mặt cung: Khi thành quả của đầutư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên (đường S dịch chuyển sang S’ ), kéo theo sản lượng tiềm năng tăng từ Q 1 -Q 2 và do đó giá cả sản phẩm giảm từ P 1 -P 2 . Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tăng P 2 P 1 P 0 P 1 Q 2 Q 0 Q Q S S’ D D’ 0 E 1 E 2 E tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội (xem hình). Mối quan hệ giữa đầutư với tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế là mối quan hệ biện chứng, nhân quả, có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Đây là cơ sở lý luận để giải thích chính sách kích cầu đầutư và tiêu dùng ở nhiều nước trong thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng chậm. Đầutư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầutư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Chẳng hạn, khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầutư tăng làm cho giá của các hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầutư làm cho cầu của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Khi giảm đầutư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này dể đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. Đầutư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ Công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầutư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Chúng ta đều biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù sự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có tiền, cần phải có vốn đầu tư. Mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầutư sẽ là những phương án không khả thi. Công nghệ bao gồm các yếu tố cơ bản: phần cứng (máy móc, thiết bị), phần mềm (các văn bản, tài liệu, các bí quyết…), yếu tố con người ( các kỹ năng quản lý, kinh nghiệm), yếu tố tổ chức (các thể chế, phương pháp tổ chức….). Muốn có công nghệ, cần phải đầutư vào các yếu tố cấu thành. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầutư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân. Để phản ánh sự tác động của đầutư đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: + Tỷ trọng vốn đầutư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầutư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kỳ. + Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầutư thực hiện. Chỉ tiêu này cho thấy tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu. Đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp khai khoáng, chế tạo, lắp ráp, tỷ lệ này phải lớn. + Tỷ trọng vốn đầutư theo chiều sâu/ tổng vốn đầutư thực hiện. Đầutư chiều sâu thường gắn liền với đổi mới công nghệ. Do đó, chỉ tiêu này càng lớn phản ánh mức độ đầutư đổi mới khoa học và công nghệ cao. + Tỷ trọng vốn đầutư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm. Các công trình trọng điểm, mũi nhọn thường là các công trình đầutư lớn, công nghệ hiện đại, mang tính chất đầutư mồi, tạo tiền đềđểđầutư phát triển các công trình khác. Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản ánh mức độ hiện đại của công nghệ. Đầutư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế là cơ cấu của tổng thể các yếu tố cấu thành nền kinh tế, có quan hệ chặt chẽ với nhau, được biểu hiện cả về mặt chất và mặt lượng, tuỳ thuộc mục tiêu của nền kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được hiểu là sự thay đổi tỷ trọng của các bộ phận cấu thành nền kinh tế. Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xảy ra khi có sự phát triển không đồng đều về qui mô, tốc độ giữa các ngành, vùng. Những cơ cấu kinh tế chủ yếu trong nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu kinh tế ngành, lãnh thổ, theo thành phần kinh tế. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầutư nhằm tạo ra sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầutư với thay đổi cơ cấu kinh tế của ngành = % thay đổi tỷ trọng đầutư của ngành/tổng vốn đầutư xã hội giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước % thay đổi tỷ trọng VA của ngành trong tổng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước lâm, ngư nhgiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Đầutư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đầutư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp qui luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực. Như vậy, chính đầutư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầutư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị…. của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Có thể sử dụng các chỉ tiêu dưới đây để đánh giá vai trò của đầutư tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chỉ tiêu này cho biết: để tăng 1% tỷ trọng VA của ngành trong tổng GDP (thay đổi cơ cấu kinh tế) thì phải đầutư cho ngành tăng thêm bao nhiêu Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầutư ngành với thay đổi GDP= % thay đổi tỷ trọng vốn đầutư của ngành nào đó/ tổng vốn đầutư xã hội kỳ nghiên cứu so với kỳ trước % thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP) lên 1% thì tỷ trọng đầutư vào một ngành nào đó tăng bao nhiêu. Thực tế để phát huy vai trò tích cực của đầutư đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cần thực hiện tốt mộtsố giải pháp sau: + Các ngành, địa phương cần có qui hoạch tổng thể phát triển KTXH, trên cơ sở đó xây dựng qui hoạch đầu tư. + Đầutư và cơ cấu đầutư phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia. + Cần điều chỉnh cơ cấu đầutư theo hướng: căn cứ vào thị trường chung cả nước và phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. + Các ngành, địa phương phải có kế hoạch đầutư phù hợp khả năng tài chính, tránh đầutư phân tán dàn trải. Đầutư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Đầutư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng. Tăng qui mô vốn đầutư và sử dụng vốn đầutư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH, nâng [...]... con số thốngkê mà họ sẽ sử dụng Đối tư ng nghiên cứu của thốngkêđầutư và xây dựng là các hiện tư ng xảy ra trong lĩnh vực hoạt động đầutư và xây dựng Thốngkêđầutư và xây dựng không nghiên cứu các hiện tư ng xảy ra trong các lĩnh vực khác, chỉ xem xét ảnh hưởng tư ng hỗ giữa các hiện tư ng xảy ra trong lĩnh vực đầutư – xây dựng với các hiện tư ng xảy ra trong lĩnh vực khác mà thôi Hoạt động đầu. .. chất của hiện tư ng + Thốngkêđầutư và xây dựng dùng con số, số lượng để biểu hiện bản chất và tính quy luật của các hiện tư ng + Con số trong thốngkêđầutư và xây dựng luôn là con số có nội dung kinh tế cụ thể, gắn với các nội dung kinh tế cụ thể Do đó, để tạo ra các con số thốngkê chính xác thì cần hiểu đúng nội dung kinh tế của các con số đó, và để sử dụng đúng các con số thốngkê thì cần đọc,... khác như đầutư trực tiếp và vay nợ qua hệ thống ngân hàng Ngoài ra, bên cạnh việc xây dựng đề án cho việc phát hành trái phiếu, Việt Nam cũng cần phải xây dựng mộtkế hoạch chi tiết cho việc sử dụng vốn huy động có hiệu quả 1.4 Đối tư ng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu của thốngkêđầutư và xây dựng 1.4.1 Đối tư ng nghiên cứu của thốngkêđầutư và xây dựng Thốngkêđầutư và xây dựng là một bộ phận... kinh tế Quốc dân: + Vốn đầutư cho ngành Công nghiệp + Vốn đầutư cho ngành Nông nghiệp + Vốn đầutư cho ngành dịch vụ - Phân loại vốn đầutư theo tính chất sử dụng: + Vốn đầutư cho sản xuất + Vốn đầutư cho tài sản phi sản xuất 1.3 Các nguồn hình thành vốn đầutư Nguồn hình thành vốn đầutư chính là phần tích luỹ được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hoá thành vốn đầutư đáp ứng yêu cầu phát... Thốngkêđầutư và xây dựng là một bộ phận của thốngkê học, có đối tư ng nghiên cứu là các quy luật số lượng của các hiện tư ng kinh tế - xã hội số lớn diễn ra trong lĩnh vực hoạt động đầutư và xây dựng cơ bản trong điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể Đối tư ng nghiên cứu của thốngkêđầutư và xây dựng là các quy luật số lượng có nghĩa là: + Thốngkêđầutư và xây dựng nghiên cứu mặt lượng trong sự... phương thức giao - nhận thầu (tách người đầutư (A) và người xây dựng (B) - Trong phương thức tự làm (không tách người đầutư (A) và người xây dựng (B)) một đơn vị thực hiện cả hai chức năng trên Trong tổng hợp và phân tích Thốngkêđầutư và xây dựng vận dụng các phương pháp của thốngkê học như phân tổ, chỉ số, hồi quy- tư ng quan, dãy số thời gian… Thốngkêđầutư và xây dựng cũng khuyến khích sử dụng... giữa đầutư phát triển với tăng trưởng kinh tế thể hiện ở công thức tính hệ số ICOR Hệ số ICOR (Incremental Capital Output Ratio - tỷ số gia tăng của vốn so với sản lượng) là tỷ số giữa qui mô đầutư tăng thêm với mức gia tăng sản lượng, hay là suất đầutư cần thiết để tạo ra một đơn vị sản lượng (GDP) tăng thêm Về phương pháp tính, hệ số ICOR được tính như sau: vốn đầutư tăng thêm ICOR= Đầutư trong... dài, mang tính thời vụ 1.4.2 Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu thốngkêđầutư và xây dựng Nhiệm vụ: thốngkêđầutư và xây dựng Việt nam có nhiệm vụ chung là phục vụ đắc lực công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng và phát triển đất nước Nhiệm vụ cơ bản của công tác thốngkêđầutư và xây dựng là đảm bảo cung cấp các số liệu thốngkê khoa học, chính xác, kịp thời cho Đảng và Nhà nước để quyết... tế - xã hội cao d, Cơ cấu vốn đầutư theo nguồn vốn Phân thành đầutư bằng nguồn vốn trong nước và đầutư bằng nguồn vốn nước ngoài + Đầutư bằng nguồn vốn trong nước: các hoạt động đầutư được tài trợ từ nguồn vốn tích luỹ của ngân sách, của doanh nghiệp, tiền tiết kiệm của dân cư + Đầutư bằng nguồn vốn nước ngoài: hoạt động đầutư được thực hiện bằng các nguồn vốn đầutư gián tiếp và trực tiếp nước... các vùng khác + Dự án đầutư tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng, an ninh hoặc có di tích quốc gia có giá trị đặc biệt quan trọng về lịch sử văn hoá + Dự án, công trình đòi hỏi phải áp dụng cơ chế chính sách đặc biệt, cần được Quốc hội quyết định c, Cơ cấu vốn đầutư theo đối tư ng đầutư Hoạt động đầutư phát triển bao gồm đầutư cho các đối tư ng vật chất (đầu tư tài sản vật chất hoặc . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỐNG KÊ ĐẦU TƯ 1.1 Khái niệm, đặc điểm, vai trò của đầu tư 1.1.1 Khái niệm đầu tư Theo nghĩa rộng, Đầu tư là sự hy. kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm. - Thời kỳ đầu tư kéo dài: