Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trí tuệ của Hải quan Việt Nam” là rất cần thiết; luận văn này sẽ góp phần phân tích rõ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới
sự hướng dẫn tận tình của TS Phan Quốc Nguyên Các kết quả nêu trong Luận vănchưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và tríchdẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng về tính trung thực củaLuận văn, đảm bảo không có sự gian lận nào
NGƯỜI CAM ĐOAN
Phạm Ngọc Tuân
Trang 4LỜI CÁM ƠN
Học viên xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tất cả những học giả đã đóng gópcho nghiên cứu này, những người bạn đã cung cấp thông tin và nhiệt tình trao đổi vềnội dung của đề tài “Thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trítuệ của hải quan Việt Nam”
Học viên cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình, đồng nghiệp và cácThầy, Cô công tác tại Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội vì sự hỗ trợ vôcùng quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này
Đặc biệt, học viên xin trân trọng gửi lời cám ơn chân thành nhất đến TS.Phan Quốc Nguyên, Thầy đã dành thời gian và tâm huyết quý báu để định hướng,hướng dẫn học viên hoàn thiện luận văn súc tích, khoa học
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CÁM ƠN ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC B ẢNG BIỂU vii
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỰC THI BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 10
1.1 Khái quát về quyề n sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyề n sở hữu trí tuệ 10
1.1.1 Quyề n sở hữu trí tuệ 10
1.1.2 Các biệ n pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 12
1.2 Khái quát về các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 15
1.2.1 Khái niệm kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 15
1.2.2 Vai trò của việc thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 16
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trí tuệ 18
1.3 Khái quát về các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan Hải quan 20
1.3.1 Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan 20
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cơ quan Hải quan trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 21
1.4 Các quy định về thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trí tuệ theo một số Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên 25
1.4.1 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS) 25
1.4.2 Hiệp định Đối tác toàn diệ n và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP 30
1.4.3 Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) 33 Kết luận chương 1 36
Trang 6CHƯƠNG 2 NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH THỰC THI CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM 37
2.1 Những quy định pháp lý về các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sởhữu trí tuệ c ủa Hải quan Việt Nam 372.1.1 Nguyên tắc, thủ tục đề nghị kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan37
2.1.2 Tạm dừng làm thủ tục hải quan 432.1.3 Kiểm tra, giám sát hải quan 482.1.4 Kiểm soát hải quan 532.1.5 Phối hợp giữa cơ quan hải quan với các cơ quan chức năng, chủ thể quyền vàhợp tác quốc tế 552.2 Tình hình thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trítuệ trong lĩnh vực hải quan hiện nay ở Việt Nam 602.3 Những bất cập, hạn chế trong quy định pháp luật về thực thi biện pháp kiểmsoát biên giới c ủa Hải quan Việt Nam 67
Kết luận chương 2 75 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ THỰC THI BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN GIỚI ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA HẢI QUAN VIỆT NAM 76
3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật 763.2 Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật 773.2.1 Bổ sung quy định về thẩm quyền mặc nhiên của cơ quan Hải quan trong côngtác kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa xuấtkhẩu và quá c ảnh 773.2.2 Bổ sung thẩm quyền kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đốivới hàng hóa quá cảnh 793.2.3 Bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcxuất khẩu c ủa cơ quan Hải quan 81
Trang 73.2.4 Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa có
yêu c ầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ 82
3.2.5 Bổ sung quy định về tạm giải phóng hàng hóa có lưu mẫu tại cơ quan Hải quan trong thời gian chờ xác định hành vi vi phạm 83
3.3 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện trên thực tế 84
3.3.1 Tăng cường phối hợp giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng 84
3.3.2 Tăng cường hợp tác quốc tế của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT .85
3.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hộ quyền SHTT 85
3.2.4 Nâng cao ý thức tự bảo vệ c ủa chủ thể quyền SHTT 87
3.2.5 Đẩy mạnh phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ quyền SHTT 87
Kết luận chương 3 90
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPTPP Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương
EVFTA Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh Châu Âu
TRIPS Hiệp định các khía cạnh liên quan đến thương mại của
quyền sở hữu trí tuệ
Trang 9vi
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1 cơ cấu tổ chức c ủa Hải quan Việt Nam 23Bảng 2.1 Các vụ việc do Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyềnSHTT c ủa Tổ ng cục Hải quan bắt giữ và xử lý trong năm 2018 62Bảng 2.2 Các vụ việc do Đội Kiểm soát chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyềnSHTT c ủa Tổ ng cục Hải quan bắt giữ và xử lý trong năm 2019 64
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã và đang hội nhập kinh tế quốc tếngày càng sâu rộng từ cấp độ khu vực cho đến toàn cầu Xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế là một tiến trình tất yếu nhằm thỏa mãn nhu cầu hoàn thiện và phát triển củabất kỳ nền kinh tế nào; theo đó sự cần thiết phải có sự hợp tác, mở cửa thị trường,tham gia và đóng góp vào chuỗi giá trị toàn cầu là giá trị cốt lõi của tiến trình này.Việc tự do hóa thương mại đã đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung hay cộngđồng doanh nghiệp nói riêng nhiều cơ hội thuận lợi cũng như thách thức trong tiếntrình gia nhập vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu Đặc biệt, trong bối cảnhcách mạng 4.0 đang diễn ra một cách thần tốc, những thách thức phải đối mặt cũngkhông hề nhỏ và ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi hơn Một trong những tháchthức hay có thể coi là rào cản lớn nhất trong tiến trình hội nhập sâu và rộng đối vớikhông chỉ riêng nước ta; mà còn là thách thức, thậm chí là nguyên nhân chính dẫnđến những xung đột về kinh tế giữ các cường quốc kinh tế, dày dạn kinh nghiệmnhư Mỹ- Trung Quốc, các quốc gia Châu Âu, Nhật Bản đó là vấn đề về bảo vệquyền SHTT Quyền SHTT được coi là một loại tài sản đặc biệt: tài sản trí tuệ Nó
là kết quả của sự sáng tạo của con người, do con người đầu tư công sức, trí tuệ, tiềnbạc để nghiên cứu, sáng chế, sáng tạo ra Trong thời đại của nền kinh tế tri thức,hàm lượng trí tuệ trong các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng nhiều, tạo nêntính cạnh tranh của từng chủ thể Tuy nhiên, quyền SHTT lại là đối tượng dễ bị xâmphạm bậc nhất hiện nay Tình trạng hàng giả, hàng nhái các nhãn hiệu nổi tiếng, haygiả mạo xuất xứ được sản xuất tràn lan trên thị trường là điều rất phổ biến, và việcngăn chặn là rất khó Những sản phẩm xâm phạm quyền SHTT do sử dụng tài sản trítuệ sẵn có, không mất công sức, tiền bạc để sáng tạo ra thường được bán với giáthành rẻ hơn nhiều lần so với sản phẩm gốc Việc xâm phạm này gây thiệt hạinghiêm trọng đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng cũng như toàn bộ xã hội bởinếu không được bảo hộ quyền SHTT, các chủ thể sẽ không chỉ phải gánh
Trang 12chịu những thiệt hại lớn về kinh tế, đồng thời động lực để nghiên cứu, sáng chế cácsản phẩm mới, phát triển những công nghệ mới sẽ ngày càng mai một, sụt giảm.
Với vai trò là “người gác cửa nền kinh tế quốc gia” - cơ quan Hải quan đóng
vai trò chính và tiên phong trong công tác kiểm soát biên giới và tạo thuận lợithương mại quốc tế[41] Hay nói cách khác, quản lý nhà nước về Hải quan chính làbiện pháp can thiệp bước đầu và hiệu quả nhất nhằm thực thi quyền SHTT một cáchđúng đắn Hơn bao giờ hết, với mục tiêu hội nhập sâu, rộng của Đảng và Nhà nước
và nghĩa vụ thực hiện cam kết quốc tế đã đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với hệ thốngluật pháp Việt Nam là cần tích cực hoàn thiện, bổ sung chế tài, chế định nhằm tăngcường các biện pháp quản lý, giám sát, bảo vệ quyền SHTT hay chính là bảo vệ nềnkinh tế quốc gia, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại[11]
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trí tuệ của Hải quan Việt Nam” là rất cần thiết; luận văn
này sẽ góp phần phân tích rõ thêm những vấn đề lý luận chung, đánh giá thực trạng
về bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan hiện nay ở Việt Nam gắn liền vớibối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, và từ đó đưa ra những phương hướng hoàn thiệnpháp luật cũng như các biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật của cơ quanhải quan trên thực tế, đồng thời giải quyết tốt được những vấn đề này sẽ giúp bảo vệngày càng tốt hơn lợi ích của các cá nhân, doanh nghiệp, người tiêu dùng và cả nềnkinh tế nói chung Bảo vệ quyền SHTT hiệu quả sẽ tạo được môi trường cạnh tranhlành mạnh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút chuyển giao công nghệ
và đầu tư nước ngoài
2 Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nhằm làm sáng tỏ bản chất, nội dungpháp lý về thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền SHTT của Hảiquan Việt Nam Bên cạnh đó, luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạngpháp luật và thực tiễn thực thi các quy định nói trên; từ đó, chỉ ra các điểm bất cập,hạn chế nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nângcao hiệu quả thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ quyền SHTT tại biên giớicủa Cơ quan Hải quan
Trang 13Qua đó, luận văn sẽ cung cấp một cái nhìn toàn diện và hướng tới hoàn thiệnpháp luật về thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền SHTT của Hảiquan Việt Nam thực sự trở thành một trong các công cụ pháp lý hữu hiệu đảm bảoquyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền trên thực tế, thúc đẩy nền kinh tếphát triển đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn diện như hiện nay.
3 Tính mới của đề tài nghiên cứu:
Các đề tài về bảo hộ quyền SHTT hay thực thi pháp luật hải quan về bảo vệquyền SHTT trong công tác kiểm soát biên giới là những đề tài đã được nhiều tácgiả nghiên cứu và đã có nhiều công trình khoa học đã được công bố Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu mới dừng lại ở mức độ nghiên cứu về một khía cạnh củaquyền SHTT, hoặc phân tích chung về bảo hộ quyền SHTT trong tiến trình hội nhậpthế giới Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, bối cảnh lịch
sử thay đổi dẫn đến những công trình nghiên cứu cũ đã không còn phù hợp Với bốicảnh hiện tại, Việt Nam vừa gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyênThái Bình Dương (CPTPP) [51] và Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam vàLiên minh Châu Âu – EVFTA [52] đã làm nảy sinh những vấn đề mới tác động trựctiếp đến lĩnh vực hải quan, đặc biệt là trong hoạt động tổ chức thực hiện kiểm soátphòng chống gian lận, giả mạo xuất xứ, ghi nhãn hàng hoá, xâm phạm quyền SHTTcủa cơ quan hải quan, vấn đề này cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu.Bên cạnh đó, tiếp thu những quan điểm, đánh giá từ các nghiên cứu trước đây vềquyền SHTT nói chung, luận văn này sẽ là công trình có tính mới nghiên cứu phápluật về bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan gắn liền với bối cảnh hội nhậpkinh tế quốc tế tại Việt Nam hiện nay
Đóng góp của đề tài về mặt khoa học là cung cấp một bức tranh đa chiều,tổng hợp những phân tích, đánh giá khách quan về các quy định pháp luật Việt Namcũng như tác động của Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đếnbảo vệ quyền SHTT trong công tác quản lý nhà nước về hải quan; thực trạng xâmphạm và tình hình đấu tranh xử lý, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTTcủa cơ quan hải quan Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Từ đó góp phần
Trang 14làm rõ cơ sở khoa học, thực tiễn của việc hoàn thiện các quy định pháp luật và đềxuất các biện pháp nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế.
Về thực tiễn, luận văn nghiên cứu tình hình thực tế thông qua tình hình kinh
tế - xã hội; phân tích một số vụ việc cụ thể, để đánh giá thực trạng thực thi các quyđịnh pháp luật trên thực tế; chỉ ra những bất cập, hạn chế của pháp luật và từ đó đềxuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện
4 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là vấn đề bảo vệ quyền SHTT thôngqua thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan Hải quan Việt Nam theo quyđịnh của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên Thôngqua đó, đưa ra những đánh giá tổng thể, toàn diện về vấn đề này
5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định của phápluật Việt Nam điều chỉnh trực tiếp vấn đề thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đốivới quyền SHTT của cơ quan Hải quan Bên cạnh đó, luận văn cũng kết hợp nghiêncứu quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia điềuchỉnh vấn đề này
6 Tình hình nghiên cứu
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, quyền SHTT là một vấn đề có vai trò và ýnghĩa hết sức quan trọng trong kinh doanh thương mại Hàm lượng trí tuệ gắn liềnvới một nhãn hiệu, một kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại có thể làm tăng giátrị của sản phẩm hàng hoá lên nhiều lần Muốn hội nhập kinh tế quốc tế thành công,Việt Nam không thể không chú trọng đến việc bảo hộ quyền SHTT, đặc biệt là trướctình trạng xâm phạm quyền SHTT phổ biến như hiện nay
Năm 2007, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), điềunày đồng nghĩa với việc Việt Nam cũng trở thành thành viên của Hiệp định về cáckhía cạnh liên quan tới thương mại của quyền SHTT (Agreement on trade – relatedaspects of IPR-TRIPS) [26] đây là hiệp định bảo vệ quyền SHTT đầu tiên bao quátđược toàn bộ các khía cạnh của quyền SHTT Các hiệp định đã tồn tại trước đó chỉ
Trang 15tập trung vào một số đối tượng quyền ví dụ như công ước Berne về quyền tác giả vàquyền liên quan, công ước Paris về quyền sở hữu công nghiệp, công ước quốc tế vềbảo hộ giống cây trồng Hiệp định TRIPS đã đề ra được một định mức bảo hộ tốithiểu quyền SHTT đối với các nước thành viên Các nước thành viên có thể xâydựng quy định bảo hộ ở mức độ cao hơn mức trần của hiệp định TRIPS, nhưngkhông được thấp dưới mức sàn mà TRIPS đã đưa ra [26] Ở thời điểm gia nhập hiệpđịnh TRIPS, Việt Nam đã nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia về SHTT,xây dựng các quy định bảo hộ phù hợp với TRIPS Luật SHTT 2005 và một loạt cácvăn bản dưới luật ra đời khẳng định quyết tâm, nỗ lực của Việt Nam trong đảm bảothực thi quyền SHTT, cũng như tâm thế chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Đứng trước những yêu cầu phải hoàn thiện và đổi mới, Việt Nam đã và đang
nỗ lực xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm soát biên giới nhằm bảo hộ quyềnSHTT Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền trong kiểm tra, giám sát hànghoá xuất nhập khẩu, cơ quan hải quan có vai trò rất quan trọng trong công tác bảo hộquyền SHTT tại biên giới Hiệp định TRIPS đã quy định rất chi tiết vai trò và nghĩa
vụ của hải quan các nước thành viên trong lĩnh vực này Đồng thời, để hỗ trợ hảiquan các nước trong hoàn thiện hệ thống pháp luật cũng như tổ chức hoạt động kiểmsoát biên giới có hiệu quả, Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) đã soạn thảo một bộvăn bản pháp quy mẫu để căn cứ vào đó ban hành luật pháp quốc gia quy định tráchnhiệm và thẩm quyền của hải quan trong lĩnh vực bảo hộ quyền SHTT[72] Trên cơ
sở đó, Việt Nam đã ban hành Luật Hải quan số 54/2014/QH13 quy định cụ thể vềtrách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan hải quan, trong đó, bước đầu đã tiếp nhận
và triển khai những quy định về bảo hộ quyền SHTT thông qua thực thi các biệnpháp kiểm soát biên giới của cơ quan hải quan Việt Nam
Cụ thể, Luật Hải quan năm 2014 đã dành Mục 8, chương 3 bao gồm từ Điều
73 đến Điều 76 để quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quanđối với hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT [37] Theo
đó, bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan là việc cơ quan hải quan áp dụngcác biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với
Trang 16hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT để phát hiện, đấutranh và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan [3] Theo
đó, cơ quan hải quan Việt Nam có thẩm quyền áp dụng các biện pháp: tạm dừng làmthủ tục hải quan, kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan đối vớihàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT Tuy nhiên, hiện tại các quy định phápluật về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến khó khăn trong việc xác địnhthẩm quyền của cơ quan hải quan; khó khăn trong kiểm soát triệt để về việc xâmphạm quyền SHTT tại biên giới; các thủ tục hành chính còn phức tạp, thời gian điềutra, giám định còn dài dẫn đến gây thiệt hại cho doanh nghiệp, làm phát sinh các chiphí lưu kho, bãi, phí quản lý Luận văn này là đề tài nghiên cứu bước đầu của tácgiả, sẽ đi sâu phân tích quy định hiện hành về các biện pháp kiểm soát biên giới, quytrình thủ tục hành chính thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan hảiquan Việt Nam đối với hàng hóa xuất nhập khẩu để bảo vệ quyền SHTT, trên cơ sởxem xét sự phù hợp với các điều ước quốc tế; từ đó chỉ ra được những điểm còn bấtcập trong hệ thống pháp luật để đưa ra phương hướng hoàn thiện trong bối cảnh hộinhập kinh tế quốc tế
Vấn đề về bảo vệ quyền SHTT vốn là một đề tài rất rộng, và thu hút sự quantâm nghiên cứu của nhiều học giả Cho đến nay, đã có nhiều bài báo về bảo vệ
quyền SHTT trong bối cảnh hội nhập quốc tế phải kể đến như: Bài báo “Thực thi bảo vệ quyền SHTT của Hải quan Việt Nam đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” của tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số tháng 5/2008; Bài báo: “Thực thi bảo hộ quyền SHTT tại cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hồng Bắc đăng trên tạp chí Luật học số tháng 3/2010; Bài báo: “Những bất cập và giải pháp hoàn thiện pháp luật về kiểm soát hàng hóa giả mạo về SHTT xuất khẩu, quá cảnh” của tác giả
Hứa Thị Hồng đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số ngày 01/04/2016; Bài báo
“Bàn về xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Huệ đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 20/05/2016; Bài báo “Những bất cập trong xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu xâm phạm quyền sở
Trang 17hữu trí tuệ” của tác giả Nguyễn Thị Huệ đăng trên Tạp chí Tài chính ngày 15/07/2016; Bài báo “Pháp luật hải quan với việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ” của
tác giả Nguyễn Vũ Tường An đăng trên Tạp chí điện tử Bộ Khoa học Công nghệ
ngày 22/10/2010; Bài báo “Thực thi quyền sở hữu trí tuệ dưới góc nhìn tham chiếu EVFTA” của tác giả Phan Quốc Nguyên (2020) đăng trên Tạp chí Khoa học và
Công nghệ ngày 04/05/2020
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều các đề tài khoa học các cấp nghiên cứu vấn đề
này như: “Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về SHTT trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Bá Diến (2006), Đại học Quốc gia Hà Nội; “Hoàn thiện các giải pháp thực thi sở hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất nhập khẩu ở Việt Nam” của tác giả Vũ Ngọc Anh (2001), Đại học Quốc gia Hà Nội;
Đây cũng là đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm khi lựa chọn làm luận vănThạc sĩ, Luận án tiến sĩ của nhiều học viên, nghiên cứu sinh Có thể kể đến các đề
tài như: “Bảo hộ nhãn hiệu tại biên giới trong pháp luật Việt Nam và Liên minh Châu Âu” – Luận văn thạc sĩ của tác giả Hồ Vĩnh Thịnh năm 2010, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Thực thi quyền SHTT tại biên giới của cơ quan Hải quan Việt Nam” –
Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Thu Vân năm 2011, Đại học Quốc gia Hà Nội;
“Thực thi pháp luật của Hải quan Việt Nam về bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa xuất nhập khẩu” – Luận văn thạc sĩ của tác giả Đỗ Thị Anh năm
2014, Đại học Luật Hà Nội; “Bảo vệ quyền SHTT đối với nhãn hiệu hàng hóa tại biên giới theo quy định của pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế có liên quan” – Luận văn thạc sĩ của tác giả Hứa Thị Hồng năm 2015, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Hải quan Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” – Luận văn thạc sĩ của Vũ Đình Ánh năm 2015,
Đại học Luật Hà Nội Có thể thấy rằng, các bài báo, công trình nghiên cứu hay luậnvăn nghiên cứu về đề tài bảo vệ quyền SHTT tại biên giới đã có rất nhiều, đây hoàntoàn là một đề tài không mới đã được nhiều tác giả phân tích, nhìn nhận dưới nhiềugóc nhìn đa chiều Tuy nhiên, phần đông các tác giả mới chỉ đi sâu nghiên cứu mộtkhía cạnh của bảo vệ quyền SHTT như bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp hay bảo
hộ nhãn hiệu hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu
Trang 18Những công trình nghiên cứu chung về bảo vệ quyền SHTT tại biên giới của cơquan Hải quan đã làm rõ được vấn đề bảo vệ quyền SHTT tại biên giới gắn liền vớichức năng, nhiệm vụ của cơ quan Hải quan Việt Nam, nhưng phần lớn đã được thựchiện từ nhiều năm trước nên không đảm bảo phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tếsâu rộng của Việt Nam hiện tại.
Chính vì vậy, luận văn này định hướng phân tích, đánh giá các quy định phápluật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về thực thi biệnpháp kiểm soát biên giới đối với quyền SHTT của cơ quan Hải quan, trên tinh thần
kế thừa kết quả của những nghiên cứu sẵn có; đồng thời phát triển theo hướng gắnliền với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam vừa gia nhập haiHiệp định thương mại tự do CPTPP năm 2018 và EVFTA năm 2019 Đặc biệt, vớiviệc ký kết hiệp định EVFTA trong năm 2019, Việt Nam đang đứng trước nhữngyêu cầu khắt khe của hiệp định này trong đó có việc yêu cầu các quốc gia thành viênphải trao quyền cho cơ quan tư pháp của mình áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạmthời để ngăn chặn hành vi xâm phạm quyền SHTT nếu có yêu cầu và bằng chứnghợp lý [28]; trao quyền cho cơ quan tư pháp được bắt giữ hoặc phong tỏa tài sản củangười nghi ngờ có hành vi xâm phạm khi bên yêu cầu đưa ra được những bằngchứng liên quan [28] Bên cạnh đó, EVFTA còn quy định về vấn đề giải phóng hànghóa nếu chủ lô hàng đáp ứng được một số điều kiện nhất định nhằm đảm bảo lưuthông hàng hóa nhanh chóng, thuận lợi, giảm thiểu tối đa các thiệt hại do sự chậmtrễ qua các khâu đình chỉ thông quan, lưu kho bãi hải quan quá lâu [28] Trong bốicảnh hội nhập quốc tế của đất nước, Luận văn này là công trình cần thiết để làm rõquy định pháp luật hải quan hiện hành; đồng thời đánh giá mức độ phù hợp của phápluật Việt Nam so với pháp luật quốc tế và từ đó đề xuất một số định hướng, giảipháp nhằm hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật trênthực tế
7 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
7.1 Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về vấn đề bảo vệ quyềnSHTT trong lĩnh vực hải quan; Thực trạng pháp luật Việt Nam, các điều ước quốc
Trang 19tế điều chỉnh hoạt động bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan và thực trạngxâm phạm quyền SHTT trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, từ đó đánh giácông tác bảo vệ quyền SHTT của cơ quan hải quan trong hoạt động kiểm soát biêngiới; đưa ra những bất cập và đề xuất phương hướng hoàn thiện hệ thống pháp luậtcũng như các biện pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trên thực tế.
7.2 Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn gồm 3 phần:
- Phần “Khái quát về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở
hữu trí tuệ” sử dụng các phương pháp nghiên cứu gồm: Phương pháp diễn dịch,
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp
- Phần “Những quy định pháp lý và tình hình thực thi các biện pháp kiểm
soát biên giới đối với quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan hiện nay ở Việt Nam”
sử dụng phương pháp diễn dịch, phương pháp thống kê, phương pháp nghiên
cứu hồ sơ, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp lịch sử
- Phần “Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trí tuệ của Hải quan Việt Nam”: sử dụng
phương pháp phân tích, phương pháp tổng kết, phương pháp diễn dịch
8 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần đặt vấn đề, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đượckết cấu gồm 3 chương lớn như sau:
Chương 1: Khái quát về thực thi biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền
Trang 20CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ THỰC THI BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT BIÊN
GIỚI ĐỐI VỚI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1 Khái quát về quyền sở hữu trí tuệ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
1.1.1 Quyền sở hữu trí tuệ
Trí tuệ là khả năng nhận thức lý tính đạt đến một trình độ nhất định QuyềnSHTT bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinhthần như: các tác phẩm văn học nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dángcông nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bímật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng[49] Nói cách khác, quyền SHTTchính là các quyền sở hữu của chủ thể quyền đối với tài sản trí tuệ Pháp luật dân sự
Việt Nam định nghĩa về quyền sở hữu như sau: “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.”[5, Đ158] Là một loại tài sản, chủ sở hữu tài sản trí tuệ hoàn toàn có
quyền sử dụng và định đoạt tài sản trí tuệ của mình theo quy định của pháp luật Tuynhiên, với việc là một tài sản vô hình, việc chiếm hữu tài sản trí tuệ không có nhiều
ý nghĩa bởi chủ thể quyền không thể cầm nắm được, hay tự mình ngăn cản ngườikhác không được sử dụng trái phép tài sản trí tuệ Chính vì vậy việc thực hiện quyền
sở hữu của chủ thể quyền phải thông qua các cơ quan Nhà nước bằng cách đăng kýbảo hộ quyền SHTT tại cơ quan có thẩm quyền Đối với một số loại tài sản trí tuệ,quyền SHTT không mặc nhiên phát sinh mà nó phụ thuộc vào việc chủ sở hữuquyền đã đăng ký bảo hộ quyền SHTT hay chưa
Pháp luật sở hữu trí tuệ định nghĩa về quyền SHTT như sau: “Quyền SHTT
là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.” [37]
Như vậy, khi nghiên cứu về quyền SHTT, ta cần nhìn nhận dưới ba góc độ sau:Thứ nhất, đối tượng của quyền SHTT là sản phẩm trí tuệ, được tạo ra trực tiếpbởi tư duy, sáng tạo của hoạt động trí óc của con người và được thể hiện dưới mộthình thái vật chất nhất định
Trang 21Thứ hai, chủ thể của quyền SHTT có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc nhómngười đã sáng tạo ra hoặc được sở hữu tài sản trí tuệ.
Thứ ba, quyền của chủ thể quyền SHTT phải là quyền được pháp luật thừanhận, tức là bất cứ quyền nào mà tác giả, chủ sở hữu hoặc người sử dụng có đượcđối vởi sản phấm trí tuệ đều phải được pháp luật thừa nhận
Đặc điểm của quyền SHTT
Về khía cạnh thời gian: thời điểm phát sinh, xác lập quyền SHTT và thời hạn
mà quyền SHTT được bảo hộ phải được pháp luật thừa nhận và quy định Tuỳ theođối tượng tài sản trí tuệ, loại hình quyền SHTT, nội dung quyền SHTT mà thời điểmphát sinh, xác lập và thời hạn bảo vệ quyền sở hữu đối với các đối tượng tài sản trítuệ khác nhau là khác nhau Ví dụ quyền tác giả đối với một tác phẩm văn học sẽphát sinh ngay khi tác phẩm đó được sáng tạo và được thể hiện dưới một dạng hìnhthức vật chất nhất định mà không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phươngtiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký [36].Tuy nhiên, đối với quyền sở hữu công nghiệp: các loại nhãn hiệu, tên thương mại…chỉ phát sinh và xác lập quyền SHTT khi được đăng kí tại cơ quan nhà nước có thẩmquyền và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận [36] Bên cạnh đó, phápluật có đặt ra thời hạn bảo hộ, hết thời hạn này tài sản trí tuệ không còn được phápluật bảo hộ nữa, tài sản đó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại, mọi người được
tự do sử dụng mà không cần sự cho phép của chủ sở hữu [36] Ví dụ, theo quy địnhcủa pháp luật Việt Nam, cụ thể tại Điều 27 Luật SHTT 2005 thì tác phẩm điện ảnh,nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng,… được bảo hộ 75 năm kể từ khi được công bố lầnđầu tiên; đối với các tác phẩm chưa được công bố trong thời hạn 25 năm kể từ khitác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi tác phẩm đượcđịnh hình…
Về khía cạnh không gian: quyền SHTT được bảo vệ trong một phạm vi không
gian nhất định, có thể là trong lãnh thổ quốc gia hoặc là một khu vực, trong một mốiquan hệ hợp tác song phương, đa phương hoặc trên phạm vi toàn cầu, tuỳ thuộc vàoviệc xác lập quyền SHTT đó Nếu một đối tượng tài sản trí tuệ được đăng ký bảo hộ
Trang 22ở nước A, đối tượng đó sẽ được bảo hộ tuyệt đối ở nước A, không chủ thể nào cóthể xâm phạm đến quyền SHTT của chủ thể quyền trong phạm vi lãnh thổ nước A Tuynhiên ở nước B thì lại khác, quyền SHTT của chủ thể quyền không được bảo hộ, trừtrường hợp nước B cùng tham gia một điều ước về bảo vệ quyền SHTT với
nước A Điều này rất phổ biến, ví dụ như việc các thương hiệu nổi tiếng như KFC,Starbuck, Adidas… bị xâm phạm tràn lan tại thị trường Trung Quốc dưới dạng cácthương hiệu như OFC, EFC hay Buckstar, Starkbuck
Quyền sử dụng đóng vai trò quan trọng: tài sản trí tuệ khi mới được sáng tạo ra
thì bản thân nó vẫn chưa định hình được giá trị mà phải qua quá trình sử dụng, ứngdụng vào thực tế mới xác định được, từ đó mới có định hướng phát triển và bảo hộphù hợp Hơn nữa, tài sản trí tuệ là tài sản vô hình, việc chiếm hữu nó không cónhiều ý nghĩa Nhạc sĩ sáng tác ra bản nhạc dù có lưu giữ bản gốc bài nhạc trong taycũng không thể kiểm soát được việc người khác đang chơi bản nhạc đó ở nơi khác
Bảo hộ có chọn lọc: Không phải tài sản trí tuệ nào cũng được bảo hộ, dù đó
đều là những sản phẩm trí tuệ của con người Điều 15 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi,
bổ sung năm 2019 có quy định về những trường hợp tài sản trí tuệ không được bảo
hộ Theo đó, tin tức thời sự đưa tin thuần túy, văn bản hành chính, quy trình, hệthống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu… tuy có thể coi là tàisản trí tuệ nhưng không được pháp luật bảo vệ
1.1.2 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Hiện nay các hành vi xâm phạm quyền SHTT xảy ra rất phổ biến không chỉ
ở Việt Nam mà còn ở khắp nơi trên thế giới Việc sao chép, sử dụng trái ý muốn củachủ sở hữu quyền là rất dễ dàng, và lợi ích của việc sử dụng trái phép tài sản trí tuệ
là rất lớn nên nhiều tổ chức, cá nhân vẫn bất chấp để thực hiện các hành vi xâmphạm quyền SHTT Điều này đặt ra thách thức lớn cho các cơ quan, đơn vị trongcông tác đấu tranh phòng chống hành vi xâm phạm Khi xác định được hành vi xâmphạm quyền SHTT, pháp luật Việt Nam có quy định về chế tài, các biện pháp xử lýhành vi xâm phạm để đảm bảo bảo vệ quyền cho chủ sở hữu, đồng thời răn đe cáchành vi vi phạm Các biện pháp được áp dụng theo pháp luật hiện hành bao gồm:biện pháp tự bảo vệ, biện pháp hành chính, biện pháp dân sự, và biện pháp hình sự
Trang 23 Biện pháp tự bảo vệ:
Chủ thể quyền có thể tự mình bảo vệ khỏi các hành vi xâm phạm bằng cách:
áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm; yêu cầu các tổchức cá nhân có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cảichính công khai, bồi thường thiệt hại; yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử
lý hành vi xâm phạm; hoặc khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình
Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính cũng được áp dụng đối với các hành vi xâm phạmquyền SHTT Theo đó, tổ chức, cá nhân có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền nhưmột hình thức xử phạt chính; và bên cạnh đó, tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm,
cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn có thể áp dụng một hoặc nhiều hình thức xửphạt bổ sung bao gồm:
- Tịch thu hàng hóa giả mạo về SHTT, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được
sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về SHTT;
- Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.Ngoài ra, còn có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả gồm:
- Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đíchthương mại đối với hàng hóa giả mạo về SHTT, nguyên liệu, vật liệu và phương
tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về SHTT với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể SHTT;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạmquyền SHTT hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về SHTT, phương tiện, nguyênliệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo
về SHTT sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa
Trong một số trường hợp, chủ thể quyền có quyền yêu cầu cơ quan có thẩmquyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính nếu hành vixâm phạm quyền SHTT có nguy cơ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu
Trang 24dùng hoặc cho xã hội; hoặc tang vật vi phạm có nguy cơ bị tẩu tán hoặc cá nhân, tổchức vi phạm có biểu hiện trốn tránh trách nhiệm; hoặc nhằm đảm bảo thi hànhquyết định xử phạt vi phạm hành chính Theo đó, các biện pháp ngăn chặn có thểđược áp dụng bao gồm: tạm giữ người; tạm giữ hàng hóa, tang vật, phương tiện viphạm; khám người; khám phương tiện vận tải, đồ vật, nơi cất giấu hàng hóa, tangvật, phương tiện vi phạm; và các biện pháp ngăn chặn hành chính khác.
Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm quyền SHTTtheo yêu cầu của chủ thể quyền hoặc người được chủ thể quyền ủy quyền hợp pháp,hoặc người bị thiệt hại bởi hành vi xâm phạm quyền SHTT Biện pháp dân sự được
áp dụng không phụ thuộc vào việc đã áp dụng các biện pháp khác hay chưa, cơ quannhà nước có thể áp dụng biện pháp dân sự song song với biện pháp hành chính hoặcbiện pháp hình sự Theo đó, Tòa án sẽ áp dụng các biện pháp dân sự bao gồm:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai;
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;
- Buộc bồi thường thiệt hại;
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mụcđích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sửdụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền SHTT với điềukiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền SHTT
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền còn có thể ra quyết định áp dụng cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời Ý nghĩa của việc áp dụng các biện pháp này là đểnhằm bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây các thiệt hại không thể khắc phục được;bảo vệ chứng cứ và ngăn chặn những hành vi hủy hoại bằng chứng làm sai lệch nộidung vụ việc; đồng thời để kịp thời khắc phục các hậu quả, thiệt hại do hành vi tráipháp luật gây ra, đảm bảo việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án Các biệnpháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyềnSHTT, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa bị nghi ngờ
Trang 25xâm phạm quyền SHTT bao gồm: Thu giữ; Kê biên; Niêm phong, cấm thay đổi hiệntrạng, cấm di chuyển; Cấm chuyển dịch quyền sở hữu; Và các biện pháp khẩn cấptạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
Biện pháp hình sự
Ở mức độ cao nhất, các hành vi xâm phạm quyền SHTT còn có thể bị xử lýhình sự Đây là điều cần thiết bởi các hành vi xâm phạm quyền SHTT thường mang lạilợi ích rất lớn nên đôi khi những chế tài hành chính, dân sự chưa đủ sức răn đe
các tổ chức, cá nhân vi phạm Biện pháp hình sự có ý nghĩa như là một hình thức xử
lý ở mức độ cao nhất đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT, góp phần bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể quyền SHTT Các tội phạm liên quan đếnquyền SHTT bao gồm: tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; và tội xâmphạm quyền sở hữu công nghiệp
1.2 Khái quát về các biện pháp kiểm soát biên gi ới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
1.2.1 Khái niệm kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT là một khái niệm được đề cập từlâu trong rất nhiều điều ước quốc tế, tuy nhiên nó lại hiếm khi được định nghĩa cụthể Ở Việt Nam, vấn đề này cũng được đặt ra từ sớm bởi tính chất quan trọng và vaitrò của nó đối với việc bảo vệ quyền SHTT nói riêng cũng như toàn bộ nền kinh tế,
tuy nhiên các văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam chỉ nhắc tới khái niệm “bảo
vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan” mà chưa đưa ra được khái niệm cụ thể về
kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT
Theo từ điển Tiếng Việt Soha, kiểm soát được định nghĩa là việc xem xét để pháthiện, ngăn chặn những gì trái với quy định [58] Về mặt lý luận, bảo vệ quyền SHTTđược hiểu là việc Nhà nước và chủ thể quyền SHTT chung tay bảo vệ quyền sở hữucác đối tượng SHTT của chủ thể quyền bằng các phương thức pháp lý, chống lạimọi sự xâm phạm để giữ nguyên vẹn quyền sở hữu các đối tượng này Như vậy, cóthể hiểu kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT là việc các cơ quan có thẩmquyền thực hiện các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để xem xét,
Trang 26phát hiện và ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT tại biên giới, nhằm mụcđích bảo toàn nguyên vẹn các quyền SHTT được bảo hộ theo pháp luật nước sở tại.
Có thể thấy rằng, biện pháp kiểm soát biên giới cũng chính là một biện pháp đểbảo vệ quyền SHTT bên cạnh các biện pháp đã được liệt kê ở mục trên như biệnpháp hành chính, biện pháp dân sự, biện pháp hình sự… Cũng có thể coi các biệnpháp kiểm soát biên giới như là một biện pháp hành chính, nhưng nó là biện pháphành chính đặc thù Sự khác biệt lớn nhất ở việc sử dụng biện pháp kiểm soát biêngiới chính là ở chủ thể và phạm vi địa bàn thực hiện các biện pháp này Chính vì cácbiện pháp kiểm soát diễn ra ở biên giới, nên các cơ quan có chức năng, nhiệm vụquản lý biên giới mới có đủ điều kiện, thẩm quyền để thực hiện các biện pháp kiểmsoát biên giới, thông thường chính là cơ quan hải quan hoặc các lực lượng quân độiđóng tại biên giới Việc bảo vệ quyền SHTT ngay tại biên giới có vai trò hết sứcquan trọng, điều này được nhận thức bởi rất nhiều quốc gia Rất nhiều điều ướcquốc tế, hiệp định song phương, đa phương… đã đặt vấn đề kiểm soát biên giới đốivới quyền SHTT như là một trong những nội dung trọng điểm ràng buộc các quốcgia thành viên như Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền SHTT(TRIPS), Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP),Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh châu Âu EU (EVFTA)…Cùng với đó, thực tế cũng cho thấy kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTTchính là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, triệt để nhất để ngăn chặn cáchành vi xâm phạm quyền SHTT hiện nay
1.2.2 Vai trò của việc thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Với những ý nghĩa, giá trị to lớn mà tài sản trí tuệ đem lại, việc thực thi cácbiện pháp kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT có ý nghĩa to lớn đối vớikhông chỉ chủ thể quyền mà còn với nền kinh tế mỗi quốc gia cũng như hoạt độngthương mại toàn cầu Xu thế toàn cầu hóa đang ngày một mạnh mẽ, các hoạt độngthương mại không còn chỉ gói gọn trong biên giới lãnh thổ một quốc gia hay mộtkhu vực mà kinh tế thế giới đang có sự giao lưu, tác động lẫn nhau qua các hoạt
Trang 27động thương mại quốc tế Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy sự phát triển của kinh
tế toàn cầu nhưng cũng còn nhiều mặt trái, đặc biệt là tình trạng xâm phạm quyềnSHTT diễn ra ngày một phức tạp và tinh vi hơn
Việc kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT có ý nghĩa ngăn chặnngay từ đầu hành vi nhập khẩu hàng giả, hàng nhái, gian lận nguồn gốc xuất xứ…vào thị trường Việt Nam, đồng thời cũng ngăn chặn hành vi xuất khẩu các hàng hóaxâm phạm quyền SHTT từ trong nước ra thị trường nước ngoài Đối với mỗi mộtquốc gia, khi tiếp nhận hàng hóa của nước ngoài đưa vào thị trường nội địa để tiêuthụ thì việc kiểm soát an toàn và hiệu quả nhất chính là kiểm soát ngay tại biên giới
Do đó, việc bảo vệ quyền SHTT ngay tại biên giới có ý nghĩa hết sức quan trọng
Trước hết, việc bảo vệ quyền SHTT tại biên giới sẽ góp phần bảo hộ nền kinh
tế nội địa Hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xuất xứ, hàng nhái… đương nhiên có chi
phí sản xuất rẻ hơn rất nhiều hàng thật bởi nó không phải gánh các chi phí đầu tưnghiên cứu để sáng tạo ra tài sản trí tuệ hay mua bản quyền từ chủ thể quyền SHTT.Việc những hàng hóa này xâm nhập thị trường sẽ gây ra những thiệt hại về kinh tế
to lớn cho chủ thể quyền, đồng thời nó tạo ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trongcạnh tranh vì các chủ thể quyền gần như không thể cạnh tranh được về giá đối vớicác sản phẩm xâm phạm quyền SHTT Thực hiện tốt việc kiểm soát biên giới, ngănchặn những dòng hàng giả, hàng nhái… xâm nhập thị trường trong nước sẽ tạo sựlành mạnh trong nền kinh tế; khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnhsản xuất, cung ứng hàng hóa phục vụ người tiêu dùng trong nước cũng như xuấtkhẩu ra thị trường nước ngoài
Thứ hai, việc bảo vệ quyền SHTT tại biên giới cũng là yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài Có thể nói quyền SHTT là tài sản lớn với mỗi doanh nghiệp, nhất là đối
với doanh nghiệp nước ngoài nên họ rất thận trọng trong đầu tư, chuyển giao côngnghệ Một nền kinh tế ổn định, lành mạnh là một môi trường đầu tư lý tưởng, nhất làkhi quốc gia đó xây dựng được một hành lang pháp lý an toàn, cho các nhà đầu tưnước ngoài cảm giác tin tưởng, an tâm rằng quyền SHTT của họ đã, đang và sẽđược bảo vệ trong lãnh thổ quốc gia đó
Trang 28Thứ ba, thực hiện tốt việc kiểm soát biên giới về quyền SHTT cũng là bảo vệ người tiêu dùng Hàng giả, hàng nhái… không chỉ tác động xấu đến các doanh nghiệp, đến nền
kinh tế mà còn có tác động lớn đến người tiêu dùng Với giá thành rẻ hơn, được bày bántràn lan rất dễ mua trên thị trường, người tiêu dùng rất dễ mua phải hàng giả, hàng nhái,hàng xâm phạm quyền SHTT Với địa vị của người tiêu dùng không thường xuyên sử dụngmột loại sản phẩm, sẽ rất khó để phân biệt được đâu là hàng thật, đâu là hàng giả, hàngnhái Những sản phẩm bị làm giả, làm nhái kém chất lượng (đặc biệt là thuốc, thực phẩmchức năng, thiết bị y tế…) sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng,vật chất, tiền của… của người tiêu dùng Việc ngăn chặn lưu thông hàng hóa xâm phạmquyền SHTT tại biên giới mỗi quốc gia góp phần quan trọng để bảo vệ người tiêu dùng trêntoàn thế giới
Thứ tư, đối với chủ thể quyền, bảo vệ quyền SHTT tại biên giới sẽ đảm bảo tối đa nhất quyền khai thác, thụ hưởng lợi ích kinh tế từ tài sản trí tuệ Việc ngăn
chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT sẽ có tác động tích cực đến các doanhnghiệp nắm giữ quyền, giúp thúc đẩy khả năng phát triển và cạnh tranh của doanhnghiệp tại thị trường trong nước và quốc tế Đồng thời, cũng tạo tâm lý yên tâm, antoàn cho các chủ thể quyền SHTT, thúc đẩy họ tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo ra cácsản phẩm trí tuệ khác phục vụ đời sống con người
1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật về các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền sở hữu trí tuệ
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến việcthực thi pháp luật về các biện pháp kiểm soát biên giới đối với quyền SHTT của mỗiquốc gia Trước tiên, phải kể đến yếu tố kinh tế xã hội Yếu tố kinh tế xã hội baogồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh
tế, chính sách xã hội và việc triển khai thực hiện, áp dụng chúng vào trong thực tế xãhội Một nền kinh tế xã hội phát triển năng động, bền vững sẽ là điều kiện thuận lợinhất cho hoạt động thực thi pháp luật của mỗi Nhà nước Có thể thấy, nền kinh tế xãhội phát triển có thể tác động tích cực đến việc nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thứcpháp luật của các tầng lớp trong xã hội Ngược lại, nếu nền kinh tế xã
Trang 29hội kém phát triển, kém năng động sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực thi phápluật nói chung cũng như thực thi pháp luật về các biện pháp kiểm soát biên giới đốivới quyền SHTT nói riêng Yếu tố kinh tế là nền tảng của sự nhận thức và hiểu biếtpháp luật nên rõ ràng nó có thể tác động mạnh mẽ đến hoạt động thực thi pháp luậtcủa các chủ thể.
Thứ hai là các chính sách của Nhà nước Chính sách là những cách thức tácđộng của Nhà nước vào các lĩnh vực của đời sống xã hội để đạt được mục tiêu địnhhướng Chính sách có tác động nhanh và kịp thời, mạnh mẽ toàn diện đến một lĩnhvực đời sống xã hội mà nó hướng đến Chính vì thế, nếu Nhà nước có những chínhsách quan tâm đúng đắn đến vai trò và tầm quan trọng của các biện pháp kiểm soátbiên giới đối với quyền SHTT thì sẽ có thể tạo động lực và các điều kiện làm việcthuận lợi cho cơ quan hải quan cùng các cơ quan chức năng khác có liên quan phốihợp thực hiện tốt vai trò, chức năng và nhiệm vụ của mình trong công tác kiểm soátbiên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT
Yếu tố thứ ba có thể tác động đến việc thực thi các biện pháp kiểm soát biêngiới đối với quyền SHTT chính là pháp luật Đây là hệ thống những quy tắc xử sựchung do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện, là sự định hướng, hướng dẫn
mà Nhà nước dành cho cơ quan hải quan trong việc thực thi các biện pháp kiểm soátbiên giới đối với quyền SHTT Nếu như các quy tắc, quy định này được xây dựng rõràng, chặt chẽ và bao quát, cụ thể thì việc thực thi các quy định đó hẳn sẽ rất dễdàng, không hề vướng mắc Nhưng ngược lại, nếu trong hệ thống quy định pháp luậtvẫn còn nhiều bất cập thì đương nhiên sẽ dẫn đến những lúng túng, vướng mắctrong khâu thực thi, thậm chí đẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như bỏ lọt hành
vi xâm phạm hay phát hiện ra hành vi xâm phạm nhưng lại không thể xử lý…
Yếu tố thứ tư là yếu tố con người Yếu tố con người là tổng thể các yếu tố cóliên quan đến con người, là sự thống nhất biện chứng giữa các mặt chủ quan vàkhách quan để tạo nên năng lực, phẩm chất và trí tuệ của con người; được hìnhthành và phát huy tác dụng trong thực tiễn sản xuất vật chất hay quá trình phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia trong những giai đoạn lịch sử nhất định[29] Suy cho cùng thì việc thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới nhằm
Trang 30bảo vệ quyền SHTT chính là do các công chức Hải quan thực hiện Điều này phụthuộc rất nhiều vào năng lực, phẩm chất và trí tuệ của từng cá nhân Việc nhận thức,hiểu biết và nắm bắt pháp luật có sâu rộng, đầy đủ hay không; việc vận dụng quyđịnh pháp luật vào quá trình thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới có chính xác,linh hoạt hay không; hay công chức hải quan thực hiện nhiệm vụ có chuyên tâm, cẩnthận hay không… đều có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của việc thực thi các biệnpháp kiểm soát biên giới đối với quyền SHTT.
1.3 Khái quát về các biện pháp kiểm soát biên gi ới nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của cơ quan Hải quan
1.3.1 Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải quan
Biên giới là phạm vi địa bàn hoạt động đặc thù Ngoài việc được quản lý theođịa giới hành chính cấp địa phương, nơi đây còn được kiểm soát bởi các cơ quanchức năng đặc thù như cơ quan hải quan hay các lực lượng quân đội bảo vệ biên giớilãnh thổ như bộ đội biên phòng… Đây là những cơ quan đặc thù có đầy đủ điều kiệnthuận lợi để phát hiện cũng như ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT ngaytrước khi chúng xâm nhập qua biên giới Pháp luật một số quốc gia trên thế giớithường trao quyền cho nhiều cơ quan cùng tham gia nhiệm vụ kiểm soát biên giớinhằm bảo vệ quyền SHTT, trong đó có Việt Nam Trước đây, pháp luật Việt Namcũng cho phép bộ đội biên phòng có thẩm quyền trong việc kiểm tra, kiểm soát biêngiới nhằm bảo vệ quyền SHTT, tuy nhiên điều này làm phát sinh nhiều bất cập vìthẩm quyền chồng chéo giữa nhiều lực lượng cho nên qua quá trình sửa đổi, bổ sungcác quy định pháp luật, Nhà nước đã trao quyền cho cơ quan hải quan chịu tráchnhiệm chính trong việc kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT
Khái niệm về bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan cũng gần tương tựnhư khái niệm về kiểm soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT Đây đều là chứcnăng, nhiệm vụ của cơ quan hải quan các quốc gia, sử dụng quyền lực được Nhànước giao cho để thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát các luồng hàng hóaxuất khẩu, nhập khẩu hoặc quá cảnh qua biên giới của quốc gia mình nhằm phát
Trang 31hiện, ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền SHTT được bảo hộ theo pháp luậtquốc gia đó hoặc theo các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên Nếu có sựkhác biệt thì ở chỗ khái niệm về bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan sẽ hẹphơn bởi nó chỉ có một chủ thể thực hiện là cơ quan hải quan.
Như vậy, ta có thể đưa ra một định nghĩa bao quát chung về bảo vệ quyền
SHTT trong lĩnh vực hải quan như sau: “Bảo vệ quyền SHTT trong lĩnh vực hải quan là việc cơ quan Hải quan sử dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ của mình bao gồm: kiểm tra, giám sát, kiểm soát, tạm dừng làm thủ tục hải quan để phát hiện, đấu tranh và xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan”.
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ, vai trò của cơ quan Hải quan trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Hải quan là một ngành có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biêngiới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; kiến nghịchủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu,nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu.Theo tập quán và thông lệ quốc tế, Hải quan là cơ quan hành pháp
mà bất cứ nhà nước nào cũng phải có để bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc
gia trong hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại Thuật ngữ “hải quan” xuất hiện
lần đầu ở nước ta vào đầu những năm 1950, và xuất hiện lần đầu trên văn bản của cơquan nhà nước tại Nghị định số 136/BCT-KH-NĐ ngày 14/12/1954 của Bộ Côngthương về việc thành lập Sở Hải quan trực thuộc Bộ Công thương Theo Luật Hảiquan 2014, nhiệm vụ của Hải quan cơ bản thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, giám sáthàng hóa, phòng chống buôn lậu và thực hiện quản lý nhà nước về hải quan đối vớihoạt động xuất khẩu, nhập khẩu cũng như các chính sách thuế tương ứng [38]
Mặc dù luật đã có quy định chức năng phòng chống buôn lậu, vận chuyển tráiphép hàng hóa qua biên giới và các hành vi vi phạm pháp luật Hải quan khác là mộttrong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của ngành Hải quan, tuy
Trang 32nhiên việc chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới chủ yếuvẫn mang ý nghĩa để bảo vệ nền kinh tế nội địa, vấn đề bảo vệ quyền SHTT cho chủthể quyền vẫn còn rất mơ hồ Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế xã hội, đặcbiệt trong thời đại 4.0, các tài sản vô hình như quyền SHTT ngày càng cho thấy giátrị to lớn Và với tầm quan trọng của việc bảo vệ quyền SHTT ngay tại biên giới như
đã phân tích trong phần trên, thì việc kiểm soát biên giới để bảo vệ quyền SHTT nênđược quy định là một chức năng chủ yếu của cơ quan hải quan Việt Nam bên cạnhchức năng chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới
Phạm vi hoạt động của cơ quan Hải quan được quy định chi tiết tại Điều 7,Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 01/2015/NĐ-CP của Chính phủ về phạm
vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng chống buôn lậu,vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới Theo đó, phạm vi hoạt động của cơ
quan Hải quan được giới hạn bởi địa bàn hoạt động theo chức năng của Hải quan.Với phạm vi địa bàn hoạt động rộng khắp, bao quát hết các nơi xuất hiện các hoạtđộng xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh cần có sự kiểm tra,giám sát, kiểm soát của Nhà nước mà cụ thể là cơ quan Hải quan, có thể thấy cơquan Hải quan chiếm một vị trí quan trọng trong bộ máy Nhà nước Đây là cơ quảnquản lý duy nhất trong hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thực hiện chức năngquản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiệnxuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thực hiện nhiệm vụ thu thuế và các khoản thu kháctheo quy định của pháp luật Thứ hai, đây cũng là cơ quan nắm vai trò chủ chốttrong việc kiểm soát biên giới chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa quabiên giới, chống các hành vi xâm phạm quyền SHTT, bảo vệ chủ quyền, an ninh
kinh tế, chính trị của đất nước; là “người gác cửa” cho nền kinh tế đất nước.
Để thực thi chức năng, nhiệm vụ của mình, cơ quan Hải quan Việt Nam có cơ cấu
tổ chức chặt chẽ, với bộ máy giúp việc trải đều từ Trung ương đến địa phương Tổng cụcHải quan là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộtrưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hảiquan trong phạm vi cả nước Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con
Trang 33dấu hình Quốc huy, có tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố
Hà Nội Cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan Việt Nam như sau [49]:
Sơ đồ1.1 cơ cấu tổ chức của Hải quan Việt Nam
Như vậy, có thể thấy Hải quan Việt Nam được tổ chức và hoạt động theonguyên tắc tập trung, thống nhất thành một hệ thống từ Trung ương đến địa phương,đứng đầu là Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan thống nhất quản lý, điều hành hoạtđộng của Hải quan các cấp, Hải quan cấp dưới chịu sự quản lý, lãnh đạo của Hảiquan cấp trên Tùy theo khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất
Trang 34khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, và đặc thù điều kiện kinh tế - xãhội của từng địa bàn mà Chính phủ quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan và quyđịnh cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, hoạt động của Hải quan các cấp.
Trong công tác kiểm soát biên giới, đấu tranh bảo vệ quyền SHTT, cơ quanHải quan Việt Nam thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình bằng biện pháp hànhchính thông qua các hoạt động nghiệp vụ đặc thù bao gồm: áp dụng các biện phápkiểm tra, giám sát, kiểm soát, tạm dừng thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu,nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT Các biện pháp kiểm soát biên giới đểbảo vệ quyền SHTT của cơ quan Hải quan cụ thể bao gồm:
- Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạmquyền SHTT là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền SHTT nhằmthu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền SHTT thực hiện quyền yêu cầu
xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặccác biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính
- Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là việc kiểmtra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vậntải do cơ quan hải quan thực hiện nhằm phát hiện hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàngxâm phạm quyền SHTT
- Giám sát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là biện phápnghiệp vụ do cơ quan hải quan áp dụng để đảm bảo sự nguyên trạng của hàng hóa, sựtuân thủ quy định của pháp luật trong việc bảo quản, lưu giữ, xếp dỡ, vận chuyển, sửdụng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền SHTT đang thuộc đốitượng quản lý hải quan
- Kiểm soát hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT là các biện pháptuần tra, điều tra hoặc biện pháp nghiệp vụ khác do cơ quan hải quan áp dụng để phòng, chốngbuôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa là hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT vận chuyểnqua biên giới hoặc đưa ra, đưa vào các khu phi thuế quan
Những biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau Việc kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan là cơ sở để cơ quan Hải quan tiến hành tạm dừng
Trang 35làm thủ tục Hải quan và xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyềnSHTT Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan còn được Nhà nước cho phép có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnhvực hải quan tại Nghị định số 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 của Chính phủ quyđịnh về xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chínhtrong lĩnh vực hải quan; và Nghị định số 45/2016/NĐ-CP ngày 26/05/2016 củaChính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP Theo đó,
cơ quan Hải quan nếu phát hiện hành vi xâm phạm quyền SHTT thì có quyền vàtrách nhiệm áp dụng biện pháp hành chính bao gồm: các biện pháp ngăn chặn vàđảm bảo xử phạt vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng cácbiện pháp khắc phục hậu quả theo thẩm quyền quy định
1.4 Các quy định về thực thi các bi ện pháp kiểm soát biên gi ới đối với quyền
sở hữu trí tuệ theo một số Điều ƣớc quốc tế mà Việt Nam là thành viên
1.4.1 Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền SHTT (TRIPS)
Hiệp định TRIPS được thông qua tại Marrakesh ngày 15/04/1994 và có hiệulực vào ngày 01/01/1995 với ý nghĩa là một phần của Những Thỏa thuận Thươngmại đa phương trong vòng đàm phán Uruguay trong khuôn khổ Thỏa thuận chung
về thuế quan và thương mại (GATT) Hiệp định này là một trong những trụ cột quantrọng nhất của WTO và bảo hộ SHTT trở thành một phần không thể tách rời trong
hệ thống thương mại đa phương của WTO Hiệp định TRIPS cũng tạo bộ khungpháp lý cho cơ quan lập pháp của các quốc gia thành viên, xây dựng hệ thống phápluật của riêng mình trên cơ sở tuân thủ các quy định của Hiệp định.Với tư cách làmột nước thành viên của WTO, Việt Nam đương nhiên là thành viên của Hiệp địnhTRIPS và có nghĩa vụ tuân thủ các tiêu chuẩn tối thiểu đối với bảo hộ quyền SHTT
mà Hiệp định TRIPS thiết lập Các nước thành viên của Hiệp định TRIPS không thể
áp dụng tiêu chuẩn bảo hộ ở mức độ thấp hơn mức độ mà hiệp định này đã quyđịnh, đồng thời cũng không có nghĩa vụ cung cấp mức độ bảo hộ cao hơn
Đối với vấn đề bảo vệ quyền SHTT tại biên giới, Hiệp định TRIPS đánh giárất cao vai trò của cơ quan Hải quan - cơ quan giữ chức năng chính trong việc kiểm
Trang 36soát biên giới nhằm bảo vệ quyền SHTT Hiệp định TRIPS đã dành Mục 4 để quyđịnh về Các yêu cầu đặc biệt liên quan đến các biện pháp kiểm soát biên giới, baogồm các quy định từ Điều 51 đến Điều 60 Đây là các quy định đầy đủ và toàn diệnnhằm bảo đảm việc bảo vệ quyền SHTT tại biên giới đạt hiệu quả cao nhất màkhông ảnh hưởng đến các hoạt động thương mại hợp pháp.
Điều 51 Hiệp định TRIPS quy định:
Điều 51: Đình chỉ thông quan tại các Cơ quan hải quan
Các Thành viên phải ban hành, một cách phù hợp với các quy định sau đây, các thủ tục cho phép chủ thể quyền, khi có những căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng việc nhập khẩu các hàng hoá mang nhãn hiệu hàng hoá giả mạo hoặc vi phạm bản quyền có thể xẩy ra, được đệ đơn cho các cơ quan có thẩm quyền, là cơ quan hành chính hoặc cơ quan xét xử, yêu cầu đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan
để ngăn chặn các hàng hoá đó vào lưu thông tự do Các Thành viên có thể cho phép
đệ đơn như vậy đối với hàng hoá xâm phạm các loại quyền SHTT khác, với điều kiện phải đáp ứng các yêu cầu của Mục này Các Thành viên cũng có thể quy định các thủ tục tương ứng về việc đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan đối với những hàng hoá xâm phạm được tập kết để xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ của mình.
[24, Đ51]
Như vậy, chủ sở hữu quyền SHTT có quyền tự bảo vệ mình khỏi hành vi xâmphạm Khi phát hiện ra hàng hóa xâm phạm quyền SHTT nhập khẩu vào lãnh thổquốc gia mà tại đó quyền SHTT của chủ thể quyền đang được bảo hộ, hoặc hànghóa xâm phạm đang được tập kết để xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ mà quyền SHTT củachủ thể quyền đang được bảo hộ, chủ thể quyền có thể yêu cầu cơ quan có thẩmquyền đình chỉ thông quan tại các cơ quan hải quan để ngăn hàng hóa xâm phạm đivào lưu thông tự do Hiệp định TRIPS đã quy định rộng hơn so với Công ước Paris,theo đó, chủ thể quyền có thể yêu cầu kiểm soát cả hàng hóa xuất khẩu ra khỏi phạm
vi lãnh thổ mà quyền SHTT được bảo hộ Điều này giúp kiểm soát các hành vi xâmphạm ở mức độ gắt gao hơn, tránh bỏ lọt hàng hóa xâm phạm quyền SHTT xuấthiện trên thị trường Tuy nhiên, Hiệp định TRIPS có một ngoại lệ, đó là
Trang 37các nước thành viên của Hiệp định không có nghĩa vụ phải đình chỉ thông quan đốivới hàng hóa nhập khẩu song song và hàng hóa quá cảnh Hàng hóa nhập khẩu songsong là hàng hóa đã được chủ thể quyền hoặc người được sự đồng ý của chủ thểquyền đưa ra thị trường của một nước khác Đồng thời, Hiệp định TRIPS cũng loạitrừ không xử lý xâm phạm đối với hàng hóa phi thương mại với số lượng nhỏ, làhàng hóa cá nhân hoặc hàng gửi với số lượng nhỏ [24, Đ60]
Chủ thể yêu cầu đình chỉ thông quan phải nộp đơn đến cơ quan có thẩmquyền (tùy theo pháp luật mỗi quốc gia thành viên, nhưng thông thường là cơ quanHải quan) kèm theo đó là cung cấp các chứng cứ chứng minh việc xâm phạm quyềnSHTT; đồng thời cung cấp một bản mô tả hàng hóa chi tiết để cơ quan hải quan cóthể dễ dàng nhận biết các hàng hóa đó [24, Đ52]Trong một thời hạn hợp lý, ngườinộp đơn yêu cầu sẽ nhận được thông báo trả lời về việc đơn có được chấp nhận haykhông và về thời hạn mà cơ quan hải quan sẽ tiến hành đình chỉ thông quan đối vớihàng hóa xâm phạm
Hiệp định TRIPS cũng quy định người yêu cầu đình chỉ làm thủ tục thôngquan phải nộp một khoản bảo đảm hoặc bảo chứng tương đương với giá trị đủ lớn
để bảo vệ chủ lô hàng, người có quyền lợi liên quan và chính cơ quan có thẩmquyền trong trường hợp yêu cầu đình chỉ thông quan là không đúng [24, Đ53] Việcquy định khoản tiền đảm bảo cũng nhằm mục đích tránh lạm dụng yêu cầu đình chỉthông quan đối với cơ quan Hải quan bởi trong quá trình thông quan hàng hóa quabiên giới, việc đình chỉ một lô hàng sẽ làm phát sinh nhiều chi phí như lưu kho bãi,chi phí giám định, các thiệt hại thực tế phát sinh do hàng hóa không được giao đúnghạn Việc đình chỉ thông quan nếu được thực hiện phải được cơ quan Hải quanthông báo ngay đến người nộp đơn và bị đơn để các bên nắm được và có nhữngđộng thái bảo vệ quyền lợi của mình
Thời hạn đình chỉ thông quan là không quá 10 ngày làm việc kể từ khinguyên đơn nhận được thông báo về việc đình chỉ thông quan [24, Đ55] Thời hạnđình chỉ thông quan có thể được gia hạn thêm 10 ngày làm việc nữa trong nhữngtrường hợp thích hợp Khi hết thời hạn đình chỉ thông quan, hàng hóa bị nghi ngờ
Trang 38xâm phạm quyền SHTT sẽ được thông quan nếu đáp ứng mọi điều kiện khác đối vớiviệc nhập khẩu hoặc xuất khẩu trong trường hợp cơ quan hải quan không nhận đượcthông báo rằng thủ tục để xét xử vụ việc đó đã được một bên không phải là bị đơntiến hành, hoặc cơ quan có thẩm quyền đã quyết định áp dụng các biện pháp tạmthời để kéo dài thời hạn đình chỉ thông quan.
Hiệp định TRIPS cũng có quy định nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp phápcho chủ sở hữu lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm quyền SHTT Theo đó, nếu như cơquan hải quan tiến hành đình chỉ thông quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâmphạm liên quan đến kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí hoặc thông tin
bí mật để đưa vào lưu thông tự do; nếu hết thời hạn đình chỉ thông quan mà cơ quan
có thẩm quyền không ra quyết định áp dụng các biện pháp tạm thời và trong trườnghợp mọi điều kiện khác đối với việc xuất, nhập khẩu đều thỏa mãn thì lô hàng bịnghi ngờ xâm phạm quyền SHTT có thể được thông quan nếu chủ sở hữu lô hàng,hoặc người được ủy quyền hợp pháp nộp một khoản bảo đảm có giá trị đủ lớn để bồithường cho chủ thể quyền nếu có hành vi xâm phạm [24, Đ55] Quy định này hếtsức hợp lý, vì nó vừa đảm bảo được việc bảo vệ quyền SHTT của chủ thể quyền,vừa đáp ứng được yêu cầu đưa hàng hóa vào lưu thông một cách nhanh chóng củachủ sở hữu lô hàng, đồng thời cũng làm giảm bớt chi phí lưu kho bãi cũng như giảmthiểu thiệt hại cho chủ sở hữu lô hàng bị nghi ngờ xâm phạm Quy định này cũngtrao quyền tự chủ cho các tổ chức, cá nhân có hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạmquyền SHTT, họ vẫn có thể đưa hàng hóa lưu thông theo đúng dự định, đồng thờinếu chứng minh được không có hành vi xâm phạm thì thiệt hại xảy ra là nhỏ nhất
Trong trường hợp hành vi yêu cầu đình chỉ thông quan của chủ thể quyền làkhông đúng, cơ quan có thẩm quyền có quyền buộc nguyên đơn phải bồi thường cho
bị đơn một khoản bồi thường thỏa đáng đối với bất cứ thiệt hại nào mà bị đơn đãphải gánh chịu do việc ngăn giữ hàng hóa một cách sai trái gây ra [24, Đ56] Đây làquy định hợp lý nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho chủ sở hữu lô hàng, ngườinhập khẩu hoặc người được ủy quyền xuất nhập khẩu hàng hóa Theo đó, Hiệp định
Trang 39TRIPS không quy định cụ thể về mức bồi thường thỏa đáng là bao nhiêu, các nướcthành viên có thể căn cứ vào tình hình kinh tế - xã hội tại quốc gia mình để đưa ramức bồi thường phù hợp căn cứ trên thiệt hại thực tế phát sinh đối với bị đơn Tiềnbồi thường có thể trích luôn từ khoản bảo đảm mà nguyên đơn đã nộp để yêu cầuđình chỉ thông quan, nên việc bồi thường cho bị đơn trong trường hợp này thườngnhanh chóng và thuận tiện Tuy nhiên, các quốc gia thành viên cũng nên quy địnhquy trình, thủ tục xác minh thiệt hại thực tế phát sinh một cách thống nhất.
Hiệp định TRIPS cũng có quy định cơ quan hải quan được quyền mặc nhiênhành động nếu phát hiện ra hành vi xâm phạm quyền SHTT mà đã thu được nhữngchứng cứ hiển nhiên [24, Đ58] Quy định này thể hiện trách nhiệm bảo vệ quyềnSHTT của Nhà nước, với chức năng nhiệm vụ được giao, cơ quan hải quan chính làđơn vị có đầy đủ điều kiện thuận lợi nhất để kiểm tra, phát hiện hàng hóa vi phạmđược vận chuyển qua biên giới Chủ thể quyền bị giới hạn nên rất khó có thể tự pháthiện ra hành vi xâm phạm Vậy nên các nước thành viên cần thiết phải trao cho cơquan hải quan thẩm quyền hành động mặc nhiên để ngăn chặn triệt để nhất các hành
vi xâm phạm Cơ quan hải quan có quyền yêu cầu chủ thể quyền phối hợp bất cứ khinào trong việc cung cấp thông tin xác định hành vi xâm phạm quyền SHTT Hiệpđịnh TRIPS cũng quy định các nước thành viên chỉ được miễn trách nhiệm pháp lýcho cả cơ quan hải quan và công chức hải quan khỏi bị áp dụng biện pháp chế tàitương ứng nếu hành vi được thực hiện hoặc dự định thực hiện một cách có thiện ý.Điều này được hiểu là nếu xác định được việc đình chỉ thông quan được áp dụng đốivới hàng hóa không xâm phạm quyền SHTT thì cơ quan hải quan và công chức hảiquan sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý nếu trong quá trình kiểm tra ban đầu cơquan hải quan có phát hiện dấu hiệu vi phạm Thủ tục đình chỉ thông quan được ápdụng ngay nhằm tránh bỏ sót trường hợp hàng hóa xâm phạm đi vào lưu thông, đó
được coi là hành động “có thiện ý”.
Các chế tài xử lý có thể được cơ quan hải quan áp dụng theo quy định củaHiệp định bao gồm: ra lệnh tiêu hủy hoặc xử lý hoặc buộc những hàng hóa xâmphạm phải bị xử lý bên ngoài cách kênh thương mại theo cách thức tránh gây bất cứ
Trang 40thiệt hại nào cho chủ thể quyền; hoặc buộc các vật liệu và phương tiện đã được sửdụng chủ yếu để sản xuất hàng hóa xâm phạm phải bị xử lý bên ngoài các kênhthương mại theo cách thức nhằm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ tiếp diễn hành vixâm phạm Việc xử lý bên ngoài các kênh thương mại có thể là cung cấp cho các tổchức từ thiện, nhân đạo… Điều này vừa tránh gây lãng phí, vừa có ý nghĩa tích cựcđến an sinh xã hội, đề cao tính nhân văn trong cộng đồng.
Như vậy, có thể thấy Hiệp định TRIPS đã có những quy định khá cụ thể vàchi tiết về các biện pháp kiểm soát biên giới của cơ quan hải quan nhằm bảo vệquyền SHTT Những quy định này mặc dù chủ yếu liên quan đến bảo hộ hàng hóa
có nhãn hiệu và tên thương mại được đăng ký bảo hộ nhưng các đối tượng tài sản trítuệ khác cũng hoàn toàn có thể áp dụng tương tự theo Hiệp định này Tóm lại, Hiệpđịnh TRIPS đã góp phần rất lớn giúp giảm nguy cơ hàng hóa xâm phạm quyềnSHTT xuất hiện trên thị trường phân phối và lưu thông nội địa của các quốc giathành viên của Hiệp định Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những bảo
hộ quyền SHTT một cách tích cực, mà còn giúp bảo vệ nền kinh tế, bảo vệ ngườitiêu dùng và đem lại công bằng xã hội
1.4.2 Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP
Năm 2018, Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyênThái Bình Dương (CPTPP), đây là một cơ hội lớn và cũng tiềm ẩn nhiều thách thức
đối với Việt Nam trên đường “ra biển lớn” [52] CPTPP yêu cầu cao hơn về bảo hộ
quyền SHTT so với hiệp định TRIPS, trong đó có yêu cầu các nước thành viên có
chế tài hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền SHTT Việt Nam là nước có trình
độ phát triển vào diện thấp nhất trong số các nước thành viên của CPTPP, đồng thờicũng là một trong số những nước có tỷ lệ vi phạm quyền SHTT ở mức độ cao nhất.Tuy nghĩa vụ về SHTT được tạm hoãn trong thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn đứngtrước nhiều thách thức trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT, cũng nhưtăng cường hiệu quả hoạt động các cơ quan chức năng để phù hợp với yêu cầu của
CPTPP[36].
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) làmột hiệp định thương mại tự do thế hệ mới gồm 11 nước thành viên trong đó có