1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO VÀ PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG

18 306 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 71,3 KB

Nội dung

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Khái quát sơ lược về NHNo&PTNT Hải Dương. 2.1.1. Tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh Hải Dương: Hải Dươngtỉnh nông nghiệp, nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh, diện tích tự nhiên là 1.661 km2, dân số khoảng 1,8 triệu người, có 239 xã, 11 Phường, 13 thị trấn. Có hệ thống đường sắt, đường bộ, đường sông phân bố đều, thuận lợi cho phát triển sản xuất giao lưu kinh tế trong vùng cả nước. Trong đó 80% diện tích 82% dân số là nông nghiệp nông thôn, tổng diện tích gieo trồng 150.078 ha, trong đó đất nông nghiệp 92.800 ha chiếm 61,83%, đất chuyên dùng 21.541 ha chiếm 14,35%, rừng đất rừng 11.592 ha chiếm 7,72%, đất khu dân cư 12.471 ha chiếm 8,30… Tổng số doanh nghiệp trên địa bàn: 2.724 doanh nghiệp, trong đó: + Doanh nghiệp lớn: 450 doanh nghiệp. + Doanh nghiệp nhỏ vừa: 2.274 doanh nghiệp. Có 68 HTX tiểu TCN, 24.000 hộ cá thể sản xuất công nghiệp . Hải Dương có ưu thế về trồng lúa nước, cây ăn quả rau mầu. Bảng 1: Kết quả các chỉ tiêu kinh tế đạt được năm 2007: chỉ tiêu đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) % 9,85 10,9 11,5 Tỷ trọng nông, lâm nghiệp % 29.2 26,8 25,5 Tỷ trọng thuỷ sản - công nghiệp % 42.6 43,7 44 Tỷ trọng xây dựng - dịch vụ % 28.2 29,5 30,5 Sản lượng lương thực Tấn 790.532 787.141 762.734 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Triệu USD 200,2 224,7 325 Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Triệu USD 242,2 287,7 412 Nhập siêu Triệu USD -42 -60 -87 Trong những năm qua, Việt Nam nói chung tỉnh Hải Dương nói riêng đã bước vào một quá trình cải cách, chuyển đổi nền kinh tế. Từng bước xoá bỏ mô hình kinh tế chỉ huy, chuyển sang mô hình kinh tế thị trường. Nền kinh tế của tỉnh đang từng bước chuyển đổi theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đi dần vào thế ổn định đạt được tốc độ tăng trưởng cao. Mặc dù những năm trước đây với đặc điểm cơ bản của nền kinh tế là thuần nông, kinh tế hàng hoá chậm phát triển, trình độ sản xuất còn lạc hậu . Cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, Hải Dương đã dần thay đổi thích ứng với nền kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường. Công tác tài chính tiền tệ tín dụng được chấn chỉnh đổi mới. Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển, khai thác tốt hơn các tiềm năng của địa phương. Kinh tế quốc doanh đã sắp xếp lại một bước, Hợp tác xã nông nghiệp cũ đang tích cực đổi mới, mô hình hợp tác xã đa dạng tự nguyện đang hình thành, kinh tế gia đình cá thể phát triển. Ngân hàng là bức tranh phản ánh toàn bộ nền kinh tế. Vì thế tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng trên địa bàn nói chung, NHNo&PTNT Hải Dương nói riêng. 2.1.2 Khái quát về chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương: 2.1.2.1. Lịch sử hình thành phát triển. Là một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh lớn trên địa bàn tỉnh có tổ chức màng lưới rộng khắp các huyện thành phố trong toàn tỉnh. Với chức năng kinh doanh tiền tệ tín dụng trên mặt trận nông nghiệp nông thôn các thành phần kinh tế khác trên địa bàn, đã đang giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tín dụng ở nông nghiệp nông thôn. Từ một chi nhánh Ngân hàng có nhiều khó khăn khi mới thành lập: Thiếu vốn, chi phí kinh doanh cao, dư nợ quá hạn lớn, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, biên chế đông, trình độ nghiệp vụ non kém, tổn thất rủi ro cao, kinh doanh thua lỗ Nhờ kiên trì khắc phục khó khăn, quyết tâm đổi mới, chi nhánh NHNo&PTNT Hải Dương không những đã khẳng định được mình, mà còn vươn lên phát triển trong cơ chế thị trường, thật sự là một chi nhánh hoạt động có hiệu quả của ngân hàng thương mại quốc doanh lớn, kinh doanh tổng hợp, có xu hướng mở rộng tới tất cả các dịch vụ tài chính - Ngân hàng hiện đại. Là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu ở nước ta, NHNo&PTNT Việt nam có một vị thế đặc biệt quan trọng trong hoạt động tiền tệ ở nông thôn: + Là một Ngân hàng thương mại quốc doanh kinh doanh tiền tệ bình thường như các Ngân hàng thương mại khác trên thị trường tiền tệ Việc tạo vốn cho vay theo cơ chế thị trường, vì vậy việc điều hành Ngân hàng cũng phải tôn trọng các nguyên tắc của thị trường. + NHNo có trách nhiệm thực hiện các chương trình mục tiêu của Nhà nước. Trong việc thực hiện các chương trình có tính mục tiêu chương trình có tính xã hội đó, NHNo phải ưu tiên về vốn, lãi suất, điều kiện thời hạn cho vay đối với các đối tượng vay, khách hàng thiết cốt của mình. + Với vị trí là một Ngân hàng thương mại quốc doanh, NHNo đang sẽ phải là một Ngân hàng đóng vai trò chủ đạo chủ lực trên thị trường tiền tệ nông thôn. Nó có trách nhiệm hướng dẫn chi phối thị trường này, đáp ứng vốn dịch vụ Ngân hàng cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn ở nước ta, mặt trận hàng đầu trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước. + Là một Ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng ngắn hạn là chủ yếu, NHNo đã đang vươn lên thành một Ngân hàng thương mại kinh doanh đa năng ngày càng mang tính chất của một Ngân hàng phát triển. Điều này xuất phát từ đòi hỏi hết sức mạnh mẽ cấp bách của sự nghiệp phát triển nông nghiệp nông thôn. + Điều kiện hoạt động của NHNo có những đặc thù khác với các Ngân hàng thương mại quốc doanh khác: Địa bàn hoạt động rộng phân tán, đội ngũ cán bộ, nhân viên đông, cho vay món nhỏ, chi phí cao, dễ gặp thiên tai rủi ro tín dụng. 2.1.2.2. Một số nét cơ bản về mô hình tổ chức. Hiện nay, NHNo&PTNT Hải dương có 512 cán bộ với 25 chi nhánh (1 Hội sở NHNo tỉnh, 11 NHNo huyện 2 NHNo loại IV trực thuộc tỉnh, 12 NHNo loại IV trực thuộc NHNo huyện) hàng chục các điểm giao dịch huy động vốn cho vay, bao trùm trên địa bàn toàn tỉnh Hải Dương. Đây là chi nhánh duy nhất trên địa bàn tỉnh có tổ chức màng lưới tới khắp các vùng nông thôn rộng lớn. Khách hàng chủ yếu hiện nay là gần 40 vạn hộ sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế 40 nghìn hộ nông dân nghèo. Nhờ hoạt động ngày càng có hiệu quả, uy tín của NHNo ngày càng được nâng cao trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu được của bà con nông dân. Với trách nhiệm của một ngành cung ứng vốn cho phát triển kinh tế địa phương, ngành Ngân hàng nói chung, NHNo&PTNT Hải Dương nói riêng đã có đóng góp tích cực phục vụ cho chương trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhất là những năm gần đây, trên lĩnh vực huy động vốn để cho vay các chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, thể hiện thông qua sự tăng trưởng khối lượng tín dụng thay đổi cơ cấu đầu tư, khối lượng thanh toán qua các năm. 2.1.2.3. Kết quả hoạt động của NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương năm 2007 2.1.2.3.1. bảng 2: Khái quát về tình hình huy động nguồn vốn: (đv: Triệu đồng) Tên chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tỷ Trọng 2007(%) 2007 so với 2006 Số tuyệt đối % 1. Nguồn huy động tại địa phương 1.815.016 2.418.146 3.342.860 81,2 924.714 38,2 - Tiền gửi không kỳ hạn 498.335 443.585 577.780 14 134.195 30,3 - Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 253.395 318.620 329.715 8 11.095 3,5 - Tiền gửi có KH từ 1 năm trở lên 1.063.286 1.655.941 2.435.365 59.2 779.424 4,4 2. Vốn đại lí uỷ thác 254.576 251.522 284.041 6,9 32.519 12,9 3. Thiếu vốn -172.073 -238.791 -490.165 11,9 -251.374 105,3 Tổng nguồn 2.241.665 2.908.459 4.117.066 100 1.208.607 41,6 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2005-2006-2007) Qua số liệu 3 năm 2005, 2006 2007 tổng nguồn huy động tăng nhanh từ 2.241,6 tỷ năm 2005 lên 2.908,4 tỷ năm 2006 lên 4.117,1 tỷ năm 2007 tăng so với năm 2006 là 1.208,6 tỷ bằng (+41,6%). Trong đó: * Nguồn vốn huy động tại địa phương đến 31/12/2007 đạt 3.342,8 tỷ chiếm tỷ trọng 81,2%/Tổng nguồn, tăng 924,7 tỷ bằng (+38,2%) so với năm 2006. Cơ cấu nguồn vốn như sau: Tiền gửi không kỳ hạn 577.7 tỷ, chiếm tỷ trọng 14 % trong tổng nguồn huy động tại địa phương, tăng 134,2 tỷ so với năm 2006. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 1 năm 329,7 tỷ, chiếm tỷ trọng 8%/ Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tăng 11,1 tỷ so năm 2006; Tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên 2.435,4 tỷ, chiếm tỷ trọng 59,2%/Tổng nguồn vốn huy động tại địa phương, tăng 779,4 tỷ so với năm 2006 tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng đầu tư cho vay trung dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho hộ sản xuất trong tình hình hiện nay. Nguồn vốn uỷ thác đại lý 284 tỷ, chiếm tỷ trọng 6,9%/ Tổng nguồn vốn, tăng 32,5 tỷ so với năm 2006. 2.1.2.3.2 Khái quát về tình hình sử dụng vốn: Là hoạt động sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. Qua số liệu 3 năm 2005, 2006, 2007 ta thấy kết quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương đã đạt được kết quả khá nổi bật. Tổng dư nợ năm sau cao hơn năm trước : Bảng 3: Tình hình dư nợ của NHNo Hải Dương Năm Tổng dư nợ 2005 1.895 2006 8.517 2007 15.911 (Đ/vị: Tỷ đồng) (Nguồn: báo cáo tổng kết tín dụng năm 2005- 2006 - 2007) Năm 2007 tổng dư nợ tăng so với năm 2006 là 7.394 tỷ (+86,8%) cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành là 52,8%. 2.1.2.3.3. Cơ cấu cho vay: Có nhiều cách phân loại cơ cấu cho vay, với mỗi cách phân loại có thể đánh giá thực trạng tình hình cho vay của Ngân hàng. Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Ngắn hạn 945 49.9% 4.727 55.5% 7.730 48.6% Trung-dài hạn 950 50.2% 3.790 44.5% 8.181 51.4% Tổng 1.895 100% 8.517 100% 15.911 100% (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác tín dụng năm 2005-2006-2007) Xét về kỳ hạn cho vay, hoạt động tín dụng có nhiều biến đổi tích cực, phù hợp với yêu cầu phát triển của các thành phần kinh tế. Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả tín dụng giai đoạn 2005-2007 có thể thấy tỷ trọng cho vay trung, dài hạn đạt tỷ lệ cao trong cơ cấu cho vay của Ngân hàng. Điều đó cho thấy dư nợ có tính ổn định hơn; chi phí cho việc thiết lập hồ sơ cho vay giảm đi; đồng nghĩa với việc giảm tải cho cán bộ tín dụng. Tuy nhiên NHNo Hải Dương cần phải có các biện pháp để ngăn ngừa hạn chế rủi ro; Vì rủi ro tín dụng trung hạn lớn hơn ngắn hạn. * Hoạt động dịch vụ cho vay người nghèo: Doanh số cho vay 102.000 triệu đồng, thu nợ 73.138 triệu đồng. Tổng dư nợ đạt 153.522 triệu, tăng 35.964 triệu so 31/12/2006. Trong cho vay hộ nghèo mức cho vay đã được nâng dần theo nhu cầu sản xuất của người nghèo từ 1.876 ngàn . hộ năm 2005 lên 2.100ngàn. hộ năm 2006 lên 2.560 ngàn hộ năm 2007. Kết quả hoạt động cho vay của NHNg năm 2007 đã góp phần giảm được 3.000 hộ thoát khỏi đói nghèo còn 97.000 hộ còn dư nợ Ngân hàng. 2.1.2.3.4. Kết quả tài chính Tổng thu khoán tài chính: 341.5 tỷ, tăng 138.5 tỷ( +68.2%) so với năm 2006; Trong đó, thực thu: 221.0 tỷ; dự chi năm 2006:76.4 tỷ, dự thu chưa hạch toán 44.1 tỷ. Tổng chi khoán tài chính: 279.2 tỷ, tăng160.6 tỷ( +135,4%) so với năm 2006; trong đó: thực chi chưa có lương144.1 tỷ; dự thu năm 2006: 34.0; dự chi chưa hạch toán: 101.1 tỷ. Quỹ thu nhập: 62,3 tỷ, giảm 4,9 tỷ( -7,3%). Hệ số tiền lương: đạt được 1.571 ( V1+ V2); so với cùng kỳ năm 2006 giảm 0,099 hệ( -6%). 6 tháng đầu 2007 các chi nhánh đều đạt hệ số tiền lương từ 1,312 đến 1,816. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương trong thời gian qua. 2.2.1. Môi trường hoạt động kinh doanh 2.2.1.1. Những khó khăn: Do lịch sử để lại khi chia tách ngân hàng năm 1988. Theo quan điểm thì ngân hàng đầu tư ngân hàng công thương tiếp nhận toàn bộ khách hàng là các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã các khu công nghiệp. Do đó hiện nay hầu hết các doanh nghiệp quốc doanh có quan hệ tiền gửi, tiền vay với ngân hàng công thương ngân hàng đầu tư, khách hàng là doanh nghiệp quốc doanh quan hệ với NHNo chỉ có những đơn vị hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Mà đa số các doanh nghiệp đó đang gặp khó khăn, ngân hàng không thể đầu tư được. Khách hàng chủ yếu của NHNo Hải Dương là các hộ nông dân. Dư nợ hộ sản xuất: 871.201 triệu với 135.000 hộ vay. Đây là khó khăn rất lớn trong hoạt độnh kinh doanh của ngân hàng vì thị trường trải rộng trên phạm vi toàn tỉnh, số chi nhánh nhiều: 25 chi nhánh (11 chi nhánh cấp huyện, 14 chi nhánh loại 4), biên chế đông: 512 người (nếu tính cả số hợp đồng công nhật là gần 560 người). Giá trị bình quân một món vay nhỏ: 4.32 triệu; số món thì nhiều : gần 360.000 món. Tất cả những điều đó làm cho chi phí đầu vào bình quân cao hơn các ngân hàng thường mại quốc doanh khác trên địa bàn. Do hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nên rủi ro tín dụng rất lớn, những năm qua thời tiết biến đổi thất thường, chăn nuôi bị dịch, hàng loạt gia súc gia cầm bị chết; lúa hoa mầu bị sâu bệnh phá hoại, thiên tai như: lốc, úng, hạn hán .cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cây trồng, có nơi bị mất trắng. Mặt khác do bị tư thương trong nước cũng như ngoài nước ép giá nên sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ không ổn định, có lúc không bán được hoặc có bán thì giá thấp hơn cả giá thành sản xuất nên làm càng lớn thì thua lỗ càng nhiều (ví dụ như mặt hàng vải khô). Những điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới việc mở rộng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NHNo Hải Dương 2.2.1.2. Những thuận lợi: Luật ngân hàng nhà nước, luật các tổ chức tín dụng cùng một hệ thống các văn bản dưới luật ra đời đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng nói chung hoạt động tín dụng nói riêng được thuận lợi rõ ràng, hạn chế những sai phạm không đáng có. Nước ta là một nước nông nghiệp, trên 80% dân số là nông nghiệp nên Đảng nhà nước ta rất quan tâm đến nông nghiệp nông thôn. Phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn là ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát trển kinh tế của đất nước. Xuất phát từ nhiệm vụ chiến lược đó mà vị trí vai trò của ngân hàng nông nghiệp ngày càng được coi trọng. Hầu hết các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn mà các tổ chức tài chính quốc tế viện trợ cho Việt Nam đều thông qua ngân hàng nông nghiệp để cho các hộ nông dân vay. Dư nợ cho vay uỷ thác đầu tư của NHNo Hải Dương đến cuối năm 2007 đạt 207 tỷ chiếm 24,7% tổng dư nợ, tăng 32 tỷ so với năm 2006 tăng 61 tỷ so với năm 2005. Đây là nguồn vốn vừa ổn định vừa có chi phí đầu vào thấp, là nguồn vốn quan trọng để tăng trưởng dư nợ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. [...]... về trình độ của cán bộ tín dụng: - Đại học 290/512 người, chi m 56,6% - Trung cấp trình độ khác: 222/512 người, chi m 43,4% * Một số nhận xét: - Về số lượng CBTD: Theo mục tiêu định hướng của NHNoVN cũng như NHNo tỉnh Hải Dương đề ra là số lượng CBTD phải chi m 75% tổng biên chế Song thực tế hiện nay toàn tỉnh mới đạt 56%, thiếu 19% Việc tăng cường đủ cán bộ cho bộ phận tín dụng đảm bảo 75% biên... công tác tín dụng tại chi nhánh NHNo Hải Dương những năm qua đã đạt được một số thành tích nhất định như : dư nợ tăng, NQH giảm, uy tín vị thế đã được nâng cao trên thương trường Tuy vậy NHNo Hải Dương vẫn cần phải có những định hướng chi n lược cũng như những giải pháp cụ thể trong những năm tới để đưa NHNo Hải Dương thành một ngân hàng vững mạnh có đủ sức cạnh tranh để tồn tại phát triển ... tín dụng Đây là nhiệm vụ cơ bản, là biện pháp quan trọng quyết định sự tăng trưởng nâng cao chất lượng tín dụng của NHNo Hải dương trong năm qua Triển khai nghiêm túc văn bản chỉ đạo số 1411 /NHNo- 06 của Tổng giám đốc về chỉ đạo điều hành công tác tín dụng đối với hộ sản xuất, HTX trang trại: tổ chức điều tra kinh tế trang trại, lập hồ sơ kinh tế địa phương 100% các xã (theo các tiêu chí của NHNo. .. vay quản lý tiền vay, Tổ chức phân tích chất lượng tín dụng (mỗi năm ít nhất 2 lần vào 6 tháng cuối năm) nhằm tìm biện pháp mở rộng nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả Bên cạnh việc mở rộng nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất thì công tác tuyên truyền, công tác tiếp thị đối với các doanh nghiệp trên địa bàn phải được coi trọng để thu hút khách hàng đặc... nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương trong những năm qua đặc biệt là trong 2 năm 2006,2007 đạt được những thành tích đáng phấn khởi Thông qua hoạt động tín dụng đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển, đặc biệt bộ mặt nông thôn đã có nhiều đổi mới- có được như vậy không thể không nói đến vai trò có tính chất quyết định của NHNo Hải Dương Mặc dù công tác tín dụng tại. .. chất lượng tín dụng sẽ được nâng lên Tóm lại, Nợ quá hạn là một chỉ tiêu chính để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng Do đó cần tăng cường các biện pháp kiểm tra kiểm soát nhằm hạn chế việc làm sai, làm ẩu của cán bộ tín dụng- Đây là việc làm dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn Mặt khác trước khi cho vay phải lựa chọn chính xác khách hàng để ngăn ngừa nợ quá hạn 2.3 đánh giá chất lượng tín dụng. .. ban tín dụng hàng tháng giúp cho NHNo tỉnh nắm bắt thông tin đầy đủ, kịp thời trong hoạt động ngân hàng nói chung, tín dụng nói riêng, nhằm giúp cho việc chỉ đạo công tác tín dụng đạt hiệu quả cao Mặt khác, tạo điều kiện cho các chi nhánh trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm phát huy những mặt tích cực, những cách làm hay, khắc phục rút kinh nghiệm những khuyết điểm hoặc tồn tại ở mỗi chi nhánh. .. hàng để ngăn ngừa nợ quá hạn 2.3 đánh giá chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo& PTNT tỉnh Hải Dương 2.3.1 Thành tựu 2.3.1.1 Về công tác chỉ đạo điều hành - Người lãnh đạo trong lĩnh vực tín dụng trước hết phải có trình độ, năng lực, có tín nhiệm, phải thực sự sâu sát cơ sở, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; - Phải bố trí cán bộ hợp lý, phù hợp với khả năng từng người; - Thường... hạn chỉ nói lên chất lượng tín dụng tại một thời điểm nhất định Sản xuất kinh doanh có nhiều biến động nợ quá hạn cũng biến động thường xuyên nên mỗi cán bộ tín dụng phải thường xuyên sâu sát nắm chắc tình hình sản xuất kinh doanh của từng khách hàng để có biện pháp đối phó kịp thời với nợ quá hạn phát sinh Hoạt động tín dụng phức tạp chứa đựng nhiều rủi ro nếu mỗi cán bộ tín dụng làm tốt, tận...2.2.2 Bảng 5: thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo& PTNT tỉnh Hải Dương Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Số tiền Tỷ lệ % 77.100 100% 22.821,6 29,6% 54.278,4 70,4% 0,56% 1- Dư nợ quá hạn * NQH CV ngắn hạn * NQH CV trung hạn 2- Tỷ lệ . THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO VÀ PTNT TỈNH HẢI DƯƠNG 2.1. Khái quát sơ lược về NHNo& amp ;PTNT Hải Dương. 2.1.1. Tình. chức. Hiện nay, NHNo& amp ;PTNT Hải dương có 512 cán bộ với 25 chi nhánh (1 Hội sở NHNo tỉnh, 11 NHNo huyện và 2 NHNo loại IV trực thuộc tỉnh, 12 NHNo loại IV

Ngày đăng: 05/11/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả các chỉ tiêu kinh tế đạt được năm 2007: - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG  TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO VÀ PTNT TỈNH  HẢI DƯƠNG
Bảng 1 Kết quả các chỉ tiêu kinh tế đạt được năm 2007: (Trang 2)
2.2.2. Bảng 5: thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương. - THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG  TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNO VÀ PTNT TỈNH  HẢI DƯƠNG
2.2.2. Bảng 5: thực trạng chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hải Dương (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w