1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH

3 319 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 240,06 KB

Nội dung

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 4.1 Đánh giá tổng nguồn vốn vốn huy động Ngân hàng là một tổ chức hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ - tín dụng, do đó nguồn vốn đối với ngân hàng giữ vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Để ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải tạo ra một nguồn vốn đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi hoạt động kinh doanh chính ngân hàng. Vì vậy, việc chăm lo công tác huy động vốn, tạo một nguồn vốn dồi dào ổn định sẽ góp phần tích cực vào việc mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các phương thức kinh doanh, đảm bảo hoạt động ngân hàng ổn định, hiệu quả phát triển một cách vững mạnh. Nhận thức rõ điều đó NHNo & PTNT huyện Châu Thành bên cạnh đẩy mạnh loại hình kinh doanh còn thực hiện rất tốt các biện pháp khai thác nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế. Chủ yếu bằng các hình thức như: gởi tiết kiệm tiền gởi có kỳ hạn, không kỳ hạn), tiền gởi thanh toán, mở thẻ tín dụng (ATM),…. hạn chế trông chờ vào nguồn vốn do hội sở chuyển về vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác. Điều đó được thể hiện rõ trong bảng sau: Bảng 4.1: Huy động vốn theo hạn mức tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2005-2006 2006-2007 Tỷ trọng (%) TĐ % TĐ % 2005 2006 2007 NV tự huy động 38.600 83.300 127.000 44.700 115,8 43.700 52,5 4,3 9,2 11,7 + Dưới 12 tháng 13.000 15.200 17.400 2.200 16,9 2.200 14,5 1,5 1,9 1,6 + Trên 12 tháng 25.600 68.100 109.600 42.500 166,0 41.500 60,9 2,9 7,5 10,1 Nguồn vốn khác 859.390 824.130 963.560-35.260 -4,1 139.430 16,9 95,7 90,8 88,4 Tổng 897.990 907.430 1.090.560 9.440 1,05 183.130 20,9 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nguồn vốn tự huy động từ các hộ gia đình, tổ chức kinh doanh trong địa phương… giai đoạn năm 2005 – 2007 đang dần tăng về số lượng. Một phần do người dân ngày càng quan tâm đến thời giá tiền tệ, quan tâm đến lạm phát. Thói quen cất giữ tiền trong tủ đã dần được cải thiện. Người dân đã nghĩ đến việc đem tiền gửi ngân hàng để lấy lãi, thay vì trước đây họ không có bao giờ nghĩ đến vì họ không thật sự tin vào hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó là các cải cách như đơn giản các thủ tục, tổ chức các chương trình tiết kiệm dự thưởng, có những chính sách ưu tiên cho khách hàng truyền thống ví dụ khi đã có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn thì khách hàng này được ưu tiên hơn so với những khách hàng khác về thời gian, lãi suất… những việc làm này phần nào thu hút được sự chú ý của người dân… Nguồn vốn khác ở đây phần lớn là vốn do hội sở chuyển về, nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng khác… Trong giai đoạn 2005 – 2007 có sự biến động. Năm 2006 giảm hơn so với năm 2005. Nguyên nhân là do, trong năm 2006 tình hình thực tế có nhiều khó khăn khách quan như dịch bệnh trên lúa, trên gia súc, gia cầm phát triển đột biến so với các năm trước, giá cả nhiều mặt hàng vật tư nông nghiệp tăng cao… trong vụ 3 năm này do bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá… diễn ra trên diện rộng, nên tỉnh có chủ trương chỉ sản xuất 50% diện tích để đảm bảo chức vụ đông xuân 2006 – 2007. Cho nên nhu cầu vốn để tái sản xuất trong vụ này giảm đi rất nhiều nên. Đến năm 2007 nguồn vốn này lại tăng lên do tình hình sản xuất nông nghiệp đã được cải thiện, thêm vào đó người dân đã áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào khâu thu hoạch nông sản. Nhiều người dân đã mạnh dạng mua máy gặt đập, máy sấy… Bên cạnh đó ngành nuôi trồng thủy sản trong năm này đã được phục hồi sau năm 2006 có nhiều thất bại…. Ta nhận thấy một điều, nguồn vốn tự huy động của ngân hàng chiếm tỷ trọng rất thấp (<12%). Người dân ở địa phương phần lớn là nông dân chiếm 62,27% 1 nhân khẩu của huyện (năm 2007) nên tiền nhàn rỗi rất ít, nguồn vốn của họ tập trung vào sản xuất nông vụ. Khi thu hoạch xong họ dùng tiền bán nông sản để tái sản xuất, lo chi tiêu trong gia đình. Nguồn vốn huy đồng từ họ rất ít nhưng họ lại là khách hàng mục tiêu của ngân hàng. Do đó để có thể có đủ vốn để dáp ứng nhu cầu vốn của họ, nguồn vốn khác luôn chiếm tỷ trọng cao. Trong giai đoạn 2005 – 2006 nguồn vốn tự huy động tỷ trọng đang dần được nâng lên trong tổng cơ cấu vốn huy động thì tỷ trọng nguồn vốn khác đang giảm xuống nhưng chưa nhiều (<7,5%). Điều này phải kể đến nổ lực rất lớn của ngân hàng trong thời gian qua nhằm khắc phục tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn của hội sở. Đây là một hạn chế rất lớn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, làm cho ngân hàng thiếu tính chủ động, phải phụ thuộc vào nguồn vốn từ hội sở. Do đó ngân hàng cần phải có biện pháp để thu hút huy động vốn từ địa phương. Tạo tiền đề để ngân hàng trở thành cầu nối trung gian tốt nhất đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân trong địa phương. 4.2 Phân tích hiệu quả tín dụng Để phân tích tình hình tín dụng một cách có hiệu quả ta cần phải phân tích nhiều mặt như: doanh số cho vay, dư nợ, nợ quá hạn, một số chỉ tiêu khác như vòng quay vốn tín dụng, một số tỷ lệ… Trước tiên ta phân tích doanh số cho vay của ngân hàng giai đoạn 2005 – 2007. 4.2.1 Doanh số cho vay Để biết được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ta cần phải phân tích doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. Thông qua đó biết được tình hình kinh tế của huyện như thế nào. • Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng: Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng giai đoạn 2005 - 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số tuyệt đối Số tương đối Tỷ trọng (%) 05-06 06-07 05-06 06-07 2005 2006 2007 CVNH 133.809 136.272 213.922 2.463 77.650 1,84 56,98 67,8 65,84 63,16 CVTH 63.546 70.717 124.778 7.171 54.061 11,28 76,45 32,2 34,16 36,84 Tổng 197.355 206.989 338.700 9.634 131.711 4,88 63,63 100 100 100 (Nguồn: Phòng tín dụng) Nhìn chung doanh số cho vay tăng khá trong 03 năm qua. Tăng nhiều nhất vào năm 2007 đạt 338.700 triệu đồng tăng hơn 141.345 triệu đồng so với năm 2005. Cho vay ngắn hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cũng có tốc độ khá trong giai đoạn này. Cho vay ngắn hạn tăng do phần lớn người dân trong huyện hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Thời gian sản xuất mùa vụ ngắn, một vụ lúa từ 2,5 - 3 tháng; chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản thời gian từ 4 – 6 tháng. Do mang tính chất mùa vụ nên người dân chủ yếu vay vốn của ngân 1 Tổng cục thống kê, Năm 2008, Thông báo tình hình kinh tế - xã hội An Giang năm 2007 trang 105, 106 hàng theo thời gian trên để có thể trả lãi gốc trùng với thời gian thu hoạch tái sản xuất. Trong giai đoạn này diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân không ngừng tăng lên làm cho nhu cầu vốn để mua con giống, thức ăn,… cũng tăng. Điều này giải thích vì sao doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên trong thời gian qua. Cho vay trung hạn chủ yếu đáp ứng nhu cầu mua nông cụ, đầu tư sản xuất nông nghiệp, cũng có tốc độ tăng cao. Năm 2007 tăng so năm 2006 là 54.061 triệu đồng bằng 61.232 triệu đồng so 2005. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do tỉnh cũng có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư máy móc, thiết bị phục vụ chương trình cơ giới hóa nông nghiệp như cho vay mua máy sấy, máy gặt các loại với lãi suất 0% trả dần trong 3 năm. Người dân đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, đào thêm ao nuôi cá,….Thêm vào đó huyện Châu Thành đang xây dựng khu công nghiệp ở Bình Hòa, nên đây là tiền đề để cho người dân ở đây đầu tư vào cơ sở hạ tầng để phục vụ kinh doanh trong tương lai. Tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 63%, chủ yếu là do nhu cầu vay bổ sung vốn sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân tại địa phương khá lớn. Doanh số cho vay trung hạn có tỷ trọng tăng dần từ 32% năm 2005 lên 36% năm 2007. Điều này cho thấy người dân đã đang thực hiện chuyển dịch cơ cấu tăng tỷ trọng thương mại dịch vụ giảm tỷ trọng nông nghiệp. Góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa: “Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo nền tảng vững chắc để đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020” 2 . Kế tiếp, UBND huyện Châu Thành vừa triển khai đề án phát triển thương mại - dịch vụ giai đoạn 2007 - 2010, với nhiều định hướng đề ra những giải pháp nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Huyện ủy là khuyến khích thương nhân mở rộng hình thức kinh doanh, mạng lưới bán buôn, làm đại lý, kho hàng, trạm trung chuyển các loại hình dịch vụ ăn uống, giải khát. Đầu tư khu thương mại - dịch vụ lộ tẻ Bình Hòa, mở rộng chợ An Châu, xây dựng nâng cấp các chợ xã. Đồng thời, quy hoạch cụm An Châu - Bình Hòa - Cần Đăng thành vùng kinh tế mũi nhọn của huyện, phát triển công thương dịch vụ. Việc này cũng giải thích phần nào nguồn vốn trong người dân đang chuyển dần sang xây dựng các cơ cấu hạ tầng, đầu tư tài sản cố định, do đó nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng đối với người dân địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nó giải thích vì sao tỷ trọng cho vay trung hạn của ngân hàng tăng nhanh tỷ trọng cho vay ngắn hạn giảm trong giai đoạn 2005 - 2007. Cho vay dài hạn chưa phát sinh trong thời gian này. Do trong huyện người dân chưa có nhu cầu vốn, điều kiện kinh tế xã hội của huyện chưa có đủ điều kiện để có thể phát triển được. ngân hàng chưa có sức mạnh tài chính đủ để đáp ứng nhu cầu này của người dân nếu như nhu cầu này phát sinh. 2 Đại hội Đảng lần X . PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH 4.1 Đánh giá tổng nguồn vốn và vốn huy động Ngân hàng. của ngân hàng ta cần phải phân tích doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. Thông qua đó biết được tình hình kinh tế của huyện như thế nào. • Phân tích

Ngày đăng: 05/11/2013, 09:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN CHÂU THÀNH (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w