1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ

16 315 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 67,52 KB

Nội dung

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của NHCTBĐ Trên cơ sở bám sát chiến lược phát triển của NHCT Việt Nam, Chi nhánh NHCT Ba Đình đưa ra chiến lược phát triển của mình. Theo đó, định hướng phát triển hoạt động của chi nhánh đó là: Trong công cuộc "đổi mới" đất nước để phát triển, vai trò của các trung gian tài chính nói riêng, NHTM nói chung ngày càng quan trọng. Do vậy, nhiệm vụ đặt ra với các NHTM mà cụ thể là NHCT Ba Đình là phải tăng cường công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển, phân bổ nguồn lực ngày càng khan hiếm này một cách có hiệu quả. Nhằm thực hiện mục tiêu trên, Ngân hàng CT Ba Đình đã thiết lập những định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay. Cụ thể, theo định hướng của NHNN, NHCT Việt Nam, Chi nhánh xác định phương hướng phát triển hoạt động cho vay theo hướng : Quán triệt thực hiện cho vay theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn một cách hợp lí cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn, sinh lợi và phát triển cho ngân hàng. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng trên cơ sở đảm bảo tốt chất lượng và hiệu quả Đẩy mạnh hợp lý hoá cơ cấu cho vay theo kỳ hạn theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong điều kiện đảm bảo an toàn thanh khoản, phù hợp với cơ cấu nguồn của Chi nhánh. Đa dạng hoá danh mục cho vay theo hướng đa dạng ngành và thành phần kinh tế. Theo đó, Chi nhánh xác định giảm tỉ trọng cho vay với khối DNNN đồng thời đẩy mạnh hơn nữa hoạt động cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trên cơ sở định hướng đó, Chi nhánh xây dựng kế hoạch cho từng năm. Theo đó, kế hoạch cho năm 2006 như sau: - Tổng nguồn vốn huy động 4720 tỷ, trong đó VND 1977 tỷ - Dư nợ cho vay nền kinh tế 2800 tỷ, trong đó VND1977tỷ Trong đó: tỉ trọng nợ xấu đến 31/12/2006:1.07% - Xử lý tài sản đảm bảo và thu hồi nợ đã được xử lý :43300triệu đồng - Thu dịch vụ ngân hàng : gấp 2 lần thực hiện năm 2005 - Lợi nhuận chưa trích DPRR: 140 tỷ đồng. 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCT Ba Đình,cùng với việc phân tích những hạn chế và nguyên nhân, một số giải pháp được đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả cho vay, hướng tới hoàn thành định hướng phát triển của Chi nhánh. 3.2.1. Nâng cao chất lượng thẩm định cho vay Một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay của ngân hàng là chất lượng thẩm định. Thẩm định cho vay là khâu thẩm tra khách hàng và phương án, dự án xin vay trên nhiều tiêu chí, từ đó mới làm cơ sở đưa ra quyết định cho vay hay không cho vay, cho vay như thế nào. Do vậy, CLCV phụ thuộc rất nhiều lớn đến chất lượng thẩm định. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm dịnh là: 3.2.1.1 Nâng cao chất lượng thu thập thông tin Thông tin là đầu vào, cơ sở của việc thẩm định.Thông tin không chính xác, không đầy đủ thì thẩm định sẽ không hiệu quả. Để nâng cao chất lượng thông tin, các giải pháp có thể kể đến là: - Thu thập thông tin từ bên trong doanh nghiệp: thông qua các hình thức phong vấn trực tiếp người vay và gặp gỡ tạisở để tìm hiểu cặn kẽ về ngành nghề sản xuất kinh doanh, tiềm năng của sản phẩm khách hàng sản xuất trên thị trường, mục đích vay vốn, tình hình tài chính của người vay. Một số thông tin khác liên quan đến doanh nghiệp như lịch sử và xu hướng phát triển. Đội ngũ cán bộ, trình độ quản lý, quan hệ đối tác đều tiết lộ khả năng, triển vọng của doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng là độ chính xác của các thông tin, điều này đã được thể hiện trong Sổ tay tín dụng của NHTCTW. Độ chính xác của các thông tin có ý nghĩa quyết định trong hoạt động thẩm định cho vay. Do thông tin từ nội bộ của doanh nghiệp mà chủ yếu là DNNN chủ yếu là không có kiểm toán, nếu có thì vẫn là kiểm toán nhà nước nên phụ thuộc rất nhiều vào sự chân thật của khách hàng. - Thu thập thông tin từ bên ngoài: qua nhiều nguồn chính thức hoặc không chính thức. Nguồn thông tin chính thức là thông tin từ các cơ quan chức năng như kiểm toán độc lập, trung tâm thông tin tín dụng , các cơ quan hữu quan như cơ quan thuế, hải quan, công an, toà án.v.v Nguồn thông tin cũng có thề là không chính thức như thong tin từ đối tác của khách hàng, các ngân hàng khác, phương tiện thông tin đại chúng. Hướng tới một hệ thống thông tin đầy đủ về thị trường, giá cả, các dự báo, xây dựng các tiêu chuẩn trong từng ngành và trong toàn nền kinh tế. Trong việc thu thập thông tin, phải cân nhắc giữa chi phí và lợi ích để có đựơc thông tin đó. Hiện nay thông tin có thể coi là nguồn tài nguyên quí rất có giá trị, trong nhiều trường hợp ngân hàng phải bỏ ra các khoản chi phí lớn để có được thông tin. Cân nhắc giữa lợi ích và chi phí sẽ giúp cho hoạt động cho vay của ngân hàng đạt hiệu quả cao hơn. 3.2.1.2 Nâng cao chất lượng xử lí thông tin Từ những thông tin thu được cần phải xử lí để có thể đưa ra kết luận hợp lý. Các thông tin thu thập được là các số liệu trong quá khứ mang tính thời điểm, do vậy cán bộ tín dụng cần phải căn cứ vào những thông tin đó để đưa ra những nhận định và những dự báo làm cơ sở cho việc ra quyết định. Xử lý thông tin nhằm đưa ra các đánh giá về doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh, phương án và dự án của doanh nghiệp. - Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng: Hoạt động thẩm định khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định đúng tiềm năng và rủi ro của khách hàng. Để nâng cao hiệu quả cho vay, Chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này. Hoạt động phân tích khách hàng phải được thự hiện theo một qui trình chặt chẽ. Trong đó, đối với nhóm chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu khó đánh giá, cần có sự thống nhất giữa các cãn bộ tín dụng. - Nâng cao chất lượng thẩm định dự án: Một trong những nguyên tắc tín dụng của Chi nhánh đó là cho vay căn cứ vào tính hiệu quả của dự án. Do vậy, để đảm bảo dự án là có hiệu quả yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là phải thẩm định tính hiệu quả của dự án. Để đạt được điều này, CHi nhánh cần thống nhất xây dựng một qui trình thẩm định khoa học và hợp lý. Cần có qui định cụ thể về việc thẩm định đối với các dự án khác nhau về qui mô, ngành. Cụ thể, đối với các dự án có qui mô,phức tạp cần bố trí số lượng cán bộ thẩm định phù hợp để thự hiện tốt khối lượng lớn công việc đảm bảo hiệu quả dự án. Phân công các nhóm cán bộ phụ trách chuyên sâu về một lĩnh vực, nhưng cũng linh hoạt đổi chéo việc phụ trách theo nhóm ngành nhằm đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.2 Đảm bảo thực hiện tốt qui trình cho vay Qui trình cho vay đã được qui định và hướng dẫn cụ thể trong Sổ tay tín dụng của NHCT Vịêt Nam. Để nâng cao chất lượng khoản vay nói riêng và hiệu quả cho vay nói chung, yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện theo đúng qui trình cho vay đặc biệt chú trọng vào các khâu quan trọng . Tuy nhiên, cán bộ tín dụng cũng phải linh hoạt trong việc áp dụng qui trình này vào từng trường hợp cụ thể. Chi nhánh cần thiết lập một hệ thống giám sát kiểm tra chéo việc tuân thủ qui trình cho vay của các cán bộ tín dụng nhằm hạn chế tối đa các sai sót trong hoạt động cho vay. 3.2.3 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng phải hướng tới nâng cao đồng thời trình độ nghiệp vụ và tư cách đạo đức. Về trình độ nghiệp vụ: Do NHCTBĐ là cấp chi nhánh, do đặc tính của chi nhánh nên cán bộ tín dụng phải đảm đương toàn bộ qui trình cho vay từ tiếp xuc với khách hàng cho đén thẩm định , cho vay, thu nợ. Do khối lượng công việc lớn và tính đa dạng của công việc, đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng bằng các khoá bồi dưỡng nghiệp vụ, như các lớp bồi dưỡng về chế độ kế toán mới, phương pháp thẩm định dự án, phân tích hoạt động kinh tế. Đối với các cán bộ cũ có thâm niên lâu năm, phải chú trọng tới công tác đào tạo và tái đào tạo để nâng cao kiến thức chuyên môn, đồng thời cập nhật các kỹ năng kiến thức mới để đáp ứng đựoc nhu cầu trong hoàn cảnh mới. Bên cạnh đó phải chú trọng tới công tác thu hút và đào tạo nhân tài mới, tránh để xảy ra tình trạng "con ông cháu cha" trong việc tuyển dụng các cán bộ. Hướng tới việc trẻ hoá đội ngũ cán bộ tín dụng nói chung, cán bộ ngân hàng nói riêng, bằng các biện pháp như mở rộng các đợt tuyển dụng công khai, tăng cường các chính sách thu hút nhân tài. Về đạo dức cán bộ: Đây là nhân tố ảnh hưởng tiên quyết đến hiệu quả cho vay cảu Ngân hàng. Yêu cầu cán bộ tín dụng thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình, thường xuyên rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, nâng cao tính chiụ trách nhiệm trong công việc. Phát huy tính chủ động trong hoạt động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường cho ngân hàng, trong điều kiện đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Bên cạnh đó, Ngân hàng phải đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi cho cán bộ để họ yên tâm công tác. ĐẢm bảo có chế độ khen, thưởng, phạt rõ ràng. Theo đó cần có qui định cụ thể về chế độ khen thưởng đối với các cán bộ tín dụng có nhiều thành tích để khuyến khích động viên các cán bộ tích cực hơn nữa trong công tác. Đồng thời phải có chế độ phân định trách nhiệm, phạt rõ ràng với các cán bộ gây ra thiệt hại cho ngân hàng để tránh tình trạng " cha chung không ai khóc". 3.2.4 Tăng cường công tác quản lý, giám sát Hiện nay tại Chi nhánh đã có phòng kiểm soát nội bộ với chức năng là phòng nghiệp vụ có chức năng giúp giám đốc giám sát kiểm tra, kiểm toán các mặt hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhằm đảm bảo việc thực hiện theo đúng pháp luật của Nhà nước va cơ chế quản lý của ngành. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm tra giám sát đặc biệt trong hoạt động cho vay nhằm quản lý tốt hơn hiệu quả cho vay. Đồng thời ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai phạm của các cán bộ tín dụng, các khoản cho vay có vấn đề nhằm hạn chế tối đa tổn thất cho Ngân hàng. 3.3 Một số kiến nghị Chi nhánh ngân hàng CT Ba Đình là một tổ chức tín dụng trực thuộc hệ thống NHCT Việt Nam do vậy hoạt động của chi nhánh chịu ảnh hưởng trực tiếp của NHCTTW và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Do vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng của Chi nhánh, em xin được đưa ra một số kiến nghị như sau: 3.3.1 Đối với NHCT TW • Về phân cấp quản lý NHCTTW nên có chủ trương khuyến khích nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung, hiệu quả cho vay nói riêng với từng chi nhánh. Trong hoạt động cho vay, thực hiện phân loại và đánh giá tiềm lực và khả năng của từng chi nhánh một cách cụ thể hơn qua đó đưa ra các hạn mức cho vay với từng chi nhánh một cách chính xác và hợp lí. Theo đó, Qua đánh giá chung về hiệu quả cho vay của chi nhánh NHCT Ba Đình có thể thấy, Chi nhánh hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa qui mô cho vay mà vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Do vậy, đề nghị NHCTTW tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh nâng cao hạn mức dư nợ hàng năm, nhằm đưa tỉ lệ dư nợ trên vốn huy động của Chi nhánh tăng lên, qua đó đạt hiệu quả cao hơn và thu được lợi nhuận lớn hơn. • Về chính sách tín dụng Xuất phát từ những hạn chế trong chính sách tín dụng hiện nay, đề nghị NHCTVN hoàn thiện chính sách tín dụng theo hướng hợp lý hoá và cụ thể hoá nhằm phát huy tính hiệu quả trong việc định hướng cho hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng của toàn hệ thống. Chính sách tín dụng mới cần có những định hướng cụ thể trong các chính sách như: chính sách khách hàng, chính sách qui mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất, chính sách đảm bảo tiên vay.v.v nhằm tạo ra một khuôn khổ chung cho các đơn vị định hướng thực hiện. - Chính sách khách hàng: phải định hướng cụ thể những nhóm khách hàng là đối tượng ưu tiên của Ngân hàng và kem theo các ưu tiên cụ thể phù hợp với chiến lược danh mục đầu tư của Chi nhánh trong từng thời kỳ. - Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng : cần phải thiết lập một hệ thống chấm điểm tín dụng hoàn thiện nhằm xác định rủi ro với từng nhóm khách hàng từ đó giúp cán bộ tín dụng có cơ sở và chủ động hơn trong việc xác định qui mô và giới hạn tín dụng cho tưng nhóm khách hàng. - Chính sách lãi suất: bên cạnh việc xác định công thức tính lãi suẩt, chính sách lãi suất phải được xây dựng một cách linh hoạt để các đơn vị lấy đó làm căn cứ kết hợp với thực trạng tại đơn vị để tính toán mức lãi suất hợp lý. - Chính sách đảm bảo tiền vay: Cần phải thiết lập những qui định rõ ràng hơn trong vấn đề đảm bảo tiền vay bên cạnh các qui định mang tính hướng dẫn. Các qui định này phải có sự kết hợp giữa các yêu cầu về pháp lý với chính sách cho vay riêng của ngân hàng, nhằm giúp cán bộ nắm vững hơn về các yêu cầu trong đảm bảo tiền vay. • Về qui trình cho vay Cần hoàn thiện hơn nữa Qui trình cho vay theo hướng cụ thể và chuẩn xác nhằm làm cơ sở hướng dẫn cho cán bộ tín dụng trong tác nghiệp. Bên cạnh Qui định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHCT Việt Nam, NHCT Việt nam cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thực hiện qui trình cho vay, qui trình áp dụng cho từng loại hình cho vay. Một giải pháp nhằm hoàn thiện qui trình cho vay là Thiết lập giới hạn tín dụng. Việc xây dựng GHTD sẽ góp phần hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh như: cơ cấu danh mục cho vay bất hợp lý, tỉ lệ đảm bảo an toàn chưa cao, và những bất cập trong quy trình cho vay . Xác định GHTD là một bước không thể thiếu trong qui trình cho vay của các ngân hàng trên thế giới, nhưng cho đến nay, nó vẫn chưa được áp dụng phổ biến và hiệu quả ở các NHTM trong nước. • Khái niệm GHTD của một khách hàng là tổng mức dư nợ tín dụng tối đa mà NH có thể chấp nhận giao dịch đối với khách hàng đó trong một thời kỳ xác định ( thường là một năm ). Tuy nhiên tuỳ diễn biến thị trường và biến động của doanh nghiệp, GHTD có thể đuợc điều chỉnh. Tổng mức dư nợ tín dụng đề cập trong GHTD gồm: dư nợ cho vay, số dư bảo lãnh và L/c miễn kí quĩ, cho vay chiết khấu, cho vay thấu chi. Từ GHTD tổng thể, các hạn mức sẽ được thiết lập. Bao gồm: - Hạn mức cho vay - Hạn mức bảo lãnh - Hạn mức mở L/c miễn kí quĩ - Hạn mức chiết khấu • Ý nghĩa và mục tiêu Việc áp dụng giới hạn tín dụng nhằm hướng hoạt động quản trị rủi ro của Ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Trong hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp, nói chung có hai lọai cấp độ rủi ro chính: rủi ro tổng thể của khách hàng và rủi ro của bản thân các giao dịch cụ thể. - Rủi ro tổng thể được hiểu là doanh nghiệp thua lỗ, mất khả năng trả nợ. - Rủi ro giao dịch được hiểu là giao dịch đó không có hiệu quả Trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện rất nhiều giao dịch. Rủi ro của một giao dịch không nhất thiết dẫn đến rủi ro của hệ thống ; nhưng nếu xảy ra rủi ro hệ thống thì mọi giao dịch sẽ chịu rủi ro. [...]... Chiến lược quản lý danh mục đầu tư của ngân hàng Xuất phát từ các hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động cho vay của Chi nhánh, việc xác định GHTD cho từng khách hàng doanh nghiệp là rất cần thiết nhằm hạn chế rủi ro tổng thể, nâng cao hiệu quả cho vay đáp ứng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của Chi nhánh • Về Nhân sự NHCT Việt Nam cần thực hiện tốt hơn nữa các chính sách về nhân sự nhằm nâng cao chất... bảo cho hoạt động của các NHTM an toàn, hiệu quả - NHNN nên đẩy mạnh việc cho phép các NHTM chủ động hơn trong hoạt động như việc chủ động tổ chức cơ cấu tổ chức, quản lý, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi ngân hàng - Cho phép các NHTM tự xây dựng chính sách lương thưởng một cách chủ động nhằm khuyến khích các cán bộ làm việc hiệu quả hơn và cũng góp phần nâng cao năng lực nhân sự cho. .. giao bán, khoán, cho thuê DNNN đề làm cơ sở cho các ngân hàng cho vay với loịa hình này - Tiếp tục ban hành và hoàn thiện luật kế toán, luật kiểm toán nhà nước để có chuẩn mực trong công tác kế toán, kiểm toán Đối với các NHTM, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thông tin tín dụng, hiệu quả cho vay - Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong cho vay theo chỉ thị... hiện nay hoạt động cho vay của Chi nhánh đã được mở rộng không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển ngày càng ra tăng của nền kinh tế Cùng với đó, chất lượng cho vay không ngừng được cải thiện nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Bên cạnh những thành tựu đạt được, những khó khăn mà NHCT Ba Đình đã và đang phải trải qua là không nhỏ Thông qua việc đánh giá hiệu quả cho vay của chi nhánh... Thương Ba Đình là một Chi nhánh có bề dày lịch sử trong hệ thống NHTM Việt Nam Hoạt động cho vay của chi nhánh luôn đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình, góp phần đáp ứng nhu cầu vốn không nhỏ cho nền kinh tế Qua quá trình tìm hiểu và phân tích, hoạt động cho vay của Chi nhánh đã có những bước phát triển đáng kể Với xuất phát điểm là ngân hàng chỉ cho vay với các khách... lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vaycho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình - Hoàn thiện hơn nữa các luật về đất đai , luật dân sự, luật đầu tư và có văn bản hướng dẫn cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng - Cần ổn định kinh tế vĩ mô vì đây là môi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như của khách hàng vay vốn - Cần... và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, kể cả việc chủ động từ chối các khách hàng không bảo đảm chất lượng - Mặt khác việc áp dụng GHTD còn cho phép ngân hàng quản lý một cách chủ động danh mục cho vay GHTD cho mỗi doanh nghiệp sẽ đước xác định theo định hướng chiến lược quản lý danh mục đầu tư của chi nhánh.Theo đó, với cùng mức rủi ro các ngành nghề thụôc lĩnh vực khuyến khích mở rộng sẽ có giới hạn lớn... là 1 phần trong qui trình quản trị rủi ro Để đánh giá rủi ro , cần phải thông qua hai bước: - Một là, xác định các nguy cơ rủi ro của khách hàng Các nguy cơ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải đó là: Rủi ro hoạt động Rủi ro tài chính Rủi ro quản lý Rủi ro thị trường, ngành Rủi ro chính sách Có rất nhìêu yếu tố có thể gây ra rủi ro đối với một doanh nghiệp Tuy nhiên, một doanh nghiệp thường không... hàng riêng rẽ để cung cấo loại dịch vụ mà phòng ban mình được phân công, do đó thông tin về một khách hàng bị phân tán Về thực chất, mọi loại nghiệp vụ đều có thể đem lại rủi ro mất vốn cho ngân hàng Việc từng phòng ban đánh giá rủi ro riêng rẽ sẽ không đựợc tổng hợp, gây ra sự lãng phí nguồn lực và hiệu quả không cao - Mở rộng quyền tự chủ của chi nhánh trong hoạt động tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu linh... nhỏ Thông qua việc đánh giá hiệu quả cho vay của chi nhánh trong thời gian vừa qua, có thể khẳng định để cho vay trở thành hoạt động mang lại nguồn thu bền vững cho Ngân hàng và đáp ứng được các nhu cầu cho nền kinh tế, NHCT Ba Đình nói riêng, NHCT Việt nam nói chung cần phải thực hiện nhiều biện pháp trong thời gian tới . Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ 3.1 Định hướng phát triển hoạt động cho vay của NHCTBĐ Trên cơ sở bám sát. trích DPRR: 140 tỷ đồng. 3.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại NHCTBĐ Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay của Chi nhánh NHCT Ba Đình,cùng

Ngày đăng: 05/11/2013, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w