Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
33,28 KB
Nội dung
MỘTSỐ GIẢI PHÁPNÂNGCAOCHẤTLƯỢNGTHẨMĐỊNH TÀI CHÍNHDỰÁNVAYVỐNTẠIVIETINBANKHÀTÂY I. Đánh giá khái quát về công tác thẩmđịnhdựánvayvốntại chi nhánh 1. Kết quả đạt được Nhìn chung trong giai đoạn 2007 – 2009 vừa qua công tác thẩmđịnhdựántại Chi nhánh đã có nhiều tiến bộ rõ rệt, điều này được thể hiện rõ ràng qua sự tăng lên của doanh số tín dụng đầu tư và tình trạng nợ xấu thấp; tuy dư nợ tăng lên nhưng vẫn đảm bảo các khoản vayan toàn, có hiệu quả, sốdựánthẩm định, sốdựán cho vay, doanh số thu lãi hay lợi nhuận đều tăng lên. Bảng 8: Kết quả hoạt động cho vaytại chi nhánh giai đoạn 2006 – 30/6/2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số DA xin vayvốn 41 49 62 Số DA cho vay 35 43 57 Tổng dư nợ tín dụng 739.2 889.6 1123.5 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.43% 0.832% 0.4% Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị - VietinbankHàTây 2. Định hướng phát triển của Vietinbank – HàTây Về tài chính, đạt được một Bảng cân đối kế toán lành mạnh, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu; tăng lợi nhuận kinh doanh và nângcao thu nhập cho cán bộ từ đó trở thành ngân hàng chấtlượng – uy tín hàng đầu trên địa bàn thành phố, được thể hiện qua mộtsố chỉ tiêu chung cơ bản như: Tổng tài sản đạt 1.670 tỷ đồng, với tốc độ tăng trưởng tài sản bình quân 15%/năm, tăng trưởng tín dụng 13,9%/năm Đối với hoạt động tín dụng + Nợ cho vay TDH/tổng dư nợ vay: ≤ 37% + Nợ cho vay ngoài quốc doanh: ≥ 94% + Nợ cho vay có TSĐB : ≥ 94,5% + Thu dịch vụ ròng/Lợi nhuận trước thuế: 13 – 15% + Nợ xấu: ≤ 3,1% + Tăng trưởng LNTT bình quân: ≥ 47% + Khả năng sinh lời: ROA ≥ 1% Kế hoạch cho vay năm 2010 Đơn vị: tỷ đồng TT Chỉ tiêu Sốdư Tỷ lệ % bình quân 1 Dư nợ bình quân 1.125 12.5% Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 2 Dư nợ cuối kì 1.286 13,2% A Phân theo thời gian Dư nợ ngắn hạn 830 15.6% Dư nợ trung dài hạn 456 8.3% B Phân loại theo loại hình DN Dư nợ DNNN 85 Dư nợ ngoại quốc doanh 1.201 C Phân theo TSĐB Dư nợ có TSĐB 1.205 Dư nợ không có TSĐB 81 Nguồn: Phòng tổng hợp – tiếp thị VietinbankHàTây 3. Định hướng công tác thẩmđịnhtại chi nhánh Đối với ngân hàng, chất lượng, hiệu quả, an toàn trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt trong hoạt động tín dụng là điều kiện tồn tại và phát triển. Điều kiện đó chỉ có thể có được trước hết và bắt đầu từ công tác thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư. Vì vậy, công tác thẩmđịnhtàichínhdựán phải được đặt đúng vị trí của nó, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế quy trình công nghệ toàn diện và đồng bộ với quy trình công nghệ của các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể giảipháp mang tính chiến lược trong định hướng cũng như điều hành. Để củng cố, phát triển công tác này trong thời gian tới được tốt hơn, ngân hàng trên cơ sở phương hướng hoạt động kinh doanh trong năm tới, đã đưa ra định hướng và nhiệm vụ đối với công tác thẩmđịnhtàichínhdựán như sau: Xác định phương hướng, nhiệm vụ trước tiên phải xuất phát từ việc nhận thức đúng vị trí, vai trò và nội dung của công tác thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư. Thực hiện tốt công tác này là một trong những yếu tố chính quyết định, góp phần bảo vệ và nângcao vị thế, uy tín và sức mạnh của ngân hàng. Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức thẩmđịnhdự án; phát triển lực lượngthẩmđịnh cả về sốlượng và chất lượng. Tăng cường công tác đào tạo cụ thể nghiệp vụ thẩmđịnh cho cán bộ thẩmđịnh và bồi dưỡng, trao đổi nghiệp vụ chuyên môn. Đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại để thích ứng và phù hợp với xu hướng hội nhập khu vực và quốc tế. Chú trọng công tác kiểm tra sau cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định. II. Mộtsố giải phápnângcaochấtlượngthẩmđịnh tài chínhdựánvayvốntạiVietinbankHàTây 1. Hoàn thiện quy trình thẩmđịnh Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 Việc tổ chức, phân công hợp lí có khoa học các hoạt động tác nghiệp trong quá trình thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư sẽ tránh được sự chồng chéo không cần thiết, giảm những hạn chế và phát huy những mặt tích cực của cán bộ thẩmđịnh cũng như cả tập thể, giảm chi phí hoạt động cũng như rút ngắn thời gian thẩm định. Vì vậy chi nhánh cần: + Tiếp tục thực hiện nghiêm túc phân quyền phán quyết và thẩmđịnh như văn bản quy định hiện hành của Vietinbank. Đồng thời nghiên cứu để góp ý điều chỉnh mức phán quyết sao cho phù hợp với tình hình của chi nhánh, từng loại đối tượng khách hàng, từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh để nângcao tính cạnh tranh. + Tổ chức thẩmđịnh cần phải sắp xếp theo hướng ngày càng tinh giảm gọn nhẹ nhưng phải lành mạnh, không dàn trải, tập trung vào nângcaochấtlượng và đảm bảo về sốlượng để đạt được những mục tiêu kế hoạch đề ra. + Trong việc phân công công việc, cần phải căn cứ vào khả năng, năng lực của mỗi cán bộ để phát huy trình độ, kinh nghiệm, thế mạnh của mỗi cán bộ trong hoạt động thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư. + Chi nhánh cần tổ chức các cuộc hội thảo, tổ chức báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về thực tiễn hoạt động thẩmđịnhdựán nói chung và thẩmđịnhdựán trung dài hạn nói riêng. Bên cạnh đó ban lãnh đạo cần sắp xếp tổ chức các buổi giao lưu liên đơn vị để tạo điều kiện cho các cán bộ của chi nhánh gặp gỡ tiếp xúc với các cán bộ của chi nhánh khác, của ngân hàng khác để học hỏi kinh nghiệm của đơn vị bạn. 2. Lựa chọn, kết hợp các phương phápthẩmđịnhtàichính Mỗi phương phápthẩmđịnh đều có ưu điểm và nhược điểm riêng, vì vậy trong khi tiến hành thẩm định, cán bộ thẩmđịnh phải nhận thức rõ ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp để vận dụng cho hiệu quả. Cán bộ thẩmđịnh trên cơ sở kinh nghiệm, khả năng trình độ của mình có thể kết hợp những ưu nhược điểm của từng phương pháp tạo ra phương pháp mới có tính tổng thể để đánh giá các khía cạnh của dựán khoa học và khách quan Chi nhánh nên áp dụng phương pháp phân tích độ nhạy vào quá trình thẩmđịnhtàichính của tất cả các dựánvayvốntại chi nhánh và ứng dụng hệ thống máy tính và các phần mềm hỗ trợ hiện đại vào công tác thẩm định, điều đó giúp cho cán bộ thẩmđịnh có cái nhìn tổng quan đầy đủ hơn về dựán và việc tính toán các chỉ số hiệu quả tàichínhdựánchính xác và thuận tiện hơn Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 Mặt khác ngân hàng nên sử dụng phương pháp triệt tiêu rủi ro vào giá trị thời gian của tiền vì đây là phương pháp hiện đại. Cán bộ thẩmđịnh tiến hành phân tích những rủi ro trên khía cạnh tàichính đối với dựán từ đó đề ra các biện pháp triệt tiêu rủi ro. Và kết hợp các phương phápthẩmđịnh khác nhau cùng với các tiêu chuẩn thẩmđịnh sẽ đảm bảo tránh được các khuyết điểm của từng phương phápthẩmđịnhtàichính riêng biệt 3. Hoàn thiện nội dung thẩmđịnhtàichínhdựánVietinbank đã có văn bản hướng dẫn thẩmđịnh cho vay trung và dài hạn song đó là văn bản hướng dẫn chung cho toàn ngành và cho mỗi loại dự án. Hiện tại công tác thẩmđịnhtàichínhtại chi nhánh chưa được thực hiện thống nhất bởi chưa có các chuẩn mực chung bám sát các loại dự án. Chi nhánh cần phải xem xét việc xây dựng một văn bản hướng dẫn về qui trình nội dung thẩmđịnh chi nhánh làm tiêu chuẩn để có sự thống nhất giữa các cán bộ thẩm định. Mặt khác đối với mỗi loại dựán cần đề ra những yêu cầu về nội dung thẩmđịnh cho phù hợp với thực tế tại chi nhánh: - Đối với dựán sản phẩm mới: Cần tập trung phân tích khía cạnh thị trường, nghiên cứu về cạnh tranh, tính toán hợp lý công suất của máy móc thiết bị. - Đối với dựán đầu tư thay thế đổi mới TSCĐ: Cần chú trọng phân tích đánh giá về mặt kỹ thuật, công nghệ . Sau khi tham khảo các ý kiến của cán bộ thẩm định, việc xây dựng văn bản hướng dẫn cần thực hiện với sự đóng góp của phòng kinh doanh đối nội, phòng kinh doanh đối ngoại, phòng kiểm soát, phòng kế toán. - Phân tích tàichính của doanh nghiệp vay vốn: Từ trước đến nay, mặt phân tích tàichính doanh nghiệp vayvốn chưa được chú trọng, nhiều cán bộ thẩmđịnh chỉ đánh giá qua loa hoặc chỉ nêu ra các con số mà không hề phân tích hay cho ý kiến của mình. Như vậymột mảng khá quan trọng trong quy trình nghiệp vụ cho vay lại chưa được thực hiện nghiêm chỉnh Để nâng caochấtlượngthẩm định, chi nhánh cần một mặt đặt ra yêu cầu đối với mỗi cán bộ thẩmđịnh là trong nội dung tờ trình thẩmđịnh cần phân tích kỹ năng lực tàichính của khách hàng vay vốn, mặt khác tổ chức bồi dưỡng nângcao khả năng phân tích tàichính của cán bộ thẩm định. - Phân tích tàichính của dựánvay vốn: + Trong nội dung quy trình đã đưa ra các chỉ tiêu cơ bản để phân tích hiệu quả của dự án, song để phân tích dựán sát với thực tế, cán bộ thẩmđịnh cần tham khảo giá thị trường cũng như các dựán tương tự khác để việc phân tích được toàn diện. Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 + Ngân hàng chỉ quan tâm tới dòng tiền của dựán tuy nhiên để việc đánh giá dựán được toàn diện, Ngân hàng nên phân tích thêm dòng tiền của chủ dự án. Trong việc xác định thời hạn trả nợ, mức thu nợ, cách thức thu nợ gốc và lãi. Thu nợ gốc: Việc xác định thời hạn trả nợ cũng như mức trả nợ cần tình toán sao cho phù hợp với năng lực sản xuất, tiến độ thực hiện dự án. Thực tế ngân hàng thường tiến hành thu đều từng kỳ hay thu luỹ thoái với ý muốn thu hồi nợ càng nhanh càng tốt. Thực tế thì thời gian đầu, máy móc mới đưa vào vận hành chưa chạy hết công suất, sản phẩm sản xuất ra đang ở giai đoạn thăm dò thị trường .Nếu ngân hàng yêu cầu mức trả nợ cao ngay thì doanh nghiệp chưa đủ khả năng, do vậy ảnh hưởng tới sản xuất. Vì vậy ngân hàng không nên chia đều khoản thu gốc cho các kỳ thu luỹ thoái mà cần căn cứ vào dòng thu của dự án, đồng thời nên tiến hành thu nợ gốc tăng dần theo thời gian, như vậy phù hợp với quá trình vận hành kết quả đầu tư (giai đoạn đầu sử dụng chưa hết công suất, tiếp đến sử dụng công suất ở mức cao nhất, cuối cùng công suất giảm dần và thanh lý). Thu lãi: Ngân hàng hiện đang tiến hành việc thu lãi hàng tháng, có trường hợp vẫn thu lãi trong thời gian ân hạn như vậy là chưa hợp lý. Việc thu lãi cần tính toán và thu cùng với việc thu lãi gốc, như vậy phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời tránh tình trạng các doanh nghiệp phải vay ngăn hạn để trả lãi vì khó khăn tàichính do chưa có nguồn thu từ dự án. Ngân hàng có thể xem xét sử dụng cách thu nợ gốc và lãi theo niên kim cố định đối với các dựán trung và dài hạn. Trong việc xác định lãi suất chiết khấu của dựán cần phải tính đến cả chi phí cơ hội hay lãi kỳ vọng của chủ đầu tư nữa, không thể chỉ áp dụng đơn thuần lãi suất chiết khấu bằng lãi vay ngân hàng mà phải là chi phí vốn trung bình = (Tỷ lệ vốn chủ sở hữu x Lãi kỳ vọng của chủ đầu tư) + (Tỷ lệ vốnvay x lãi vay)x(1- Thuế TNDN) 4. Đào tạo, bồi dưỡng, nângcaonăng lực cán bộ tín dụng Chi nhánh cần tăng cường tuyển dụng và đào tạo các cán bộ trẻ năng động, nhạy bén, có trình độ kiến thức, đạo đức nghề nghiệp. Thường xuyên mở các khóa học bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành và phổ biến những kiến thức mới về công tác thẩmđịnh cho cán bộ thẩmđịnh để kịp thời nắm bắt được những thay đổi trong quy trình, nội dung thẩm định. Mở các cuộc hội nghị giữa các ngân hàng để học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng, bổ sung kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn giữa các lớp cán bộ với nhau về kinh nghiệm được tích lũy trong hoạt động thực tiễn khi tiếp xúc với khách hàng, khảo sát hoạt động của doanh nghiệp, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 của dựán để hoàn thiện hơn công tác thẩmđịnh cảu chi nhánh. Đặc biệt chi nhánh cần quan tâm hơn nữa đến trình độ tin học của cán bộ tin dụng bằng cách mở các khóa đào tạo ngắn hạn, hàng năm kiểm tra trình độ của các nhân viên 5. Kiện toàn hệ thống thông tin Cơ sở của quá trình thẩmđịnhdựán đầu tư là thông tin, số liệu về đơn vị, dựán và các tài liệu khác như: Luật, văn bản dưới luật, văn bản thuế … Tuy nhiên trên thực tế các thông tin, số liệu đều do người lập dựán cung cấp và các số liệu này có đáng tin cậy hay không? Vì vậy, ngoài những hồ sơ, tài liệu mà Ngân hàng nhận được từ khách hàng vayvốn cung cấp, Ngân hàng cần phỏng vấn trực tiếp mộtsố người chủ chốt liên quan đến dựán như: Giám đốc, kế toán trưởng, cán bộ lập dự án. Đây là một “nghệ thuật”phỏng vấn mà mỗi cán bộ thẩmdịnh phải tự tạo cho mình trong thời gian làm việc. Mục đích của cuộc phỏng vấn này là kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, kiểm tra về ý tưởng của họ, về dự án, kiểm tra về trình độ hiểu biết của họ về dự án,… không nên chỉ phỏng vấn mà cần tiếp xúc trực tiếp với những người làm việc tại doanh nghiệp để nắm rõ tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quá khứ. Sử dụng triệt để các nguồn thông tin về doanh nghiệp do phòng Quản lý rủi ro cung cấp. Đây là nơi lưu giữ tất cả những thông tin cần thiết, cơ bản về doanh nghiệp nó cho phép đánh giá sơ bộ khách hàng về các mặt; Lịch sử hình thành phát triển, tình hình tài chính, mức độ tín nhiệm. Điều tra thông tin từ các đơn vị có tham gia quan hệ với với doanh nghiệp: kiểm tra khách hàng của doanh nghiệp để xem sản phẩm của doanh nghiệp có đáng tin cậy hay không? Có đảm bảo được sự phát triển trong tương lai hay không? phương thức thanh toán mà doanh nghiệp đang sử dụng, đây là khâu trực tiếp để đánh giá hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra phải điều tra các nhà cung cấp đánh giá uy tín của doanh nghiệp trong việc trả nợ. Một cơ quan cần xem xét đó là cơ quan thuế, cơ quan thuế là cơ quan nhà nước trực tiếp theo dõi tàichính của doanh nghiệp vì vậy sẽ cung cấp cho Ngân hàng những số liệu tàichính đáng tin cậy nhất của doanh nghiệp về bảng cân đối kế toán, doanh thu, lợi nhuận sau thuế… Tài liệu cân đối kế toán và kết quả tàichính của doanh nghiệp phải có kiểm toán. Do vậy cần thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc. Ngân hàng có thể thuê những công ty kiểm toán để kiểm tra tính chính xác và trung thực của các báo cáotàichính mà doanh nghiệp xin vay vốn. Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 Để đánh giá được tính hợp lý của dựán có phù hợp với yêu cầu chung của xã hội, có nằm trong kế hoạch phát triển của ngành địa phương. Các cán bộ thẩmđịnh cần tham khảo thêm các tài liệu về chủ trương chính sách của Nhà nước, Chính phủ các Bộ ngành có liên quan đến dự án. Mục tiêu của giảipháp là xác định tính đúng đắn trong việc thẩmđịnh những cơ sởpháp lý của dự án. Một nguồn thông tin quý giá mà chính Ngân hàng có thể tự khai thác đó là tình hình dư nợ trên các tài khoản vãng lai của doanh nghiệp tại Ngân hàng. Nếu trên tài khoản của doanh nghiệp luôn dư có ở mức cao chứng tỏ doanh nghiệp luôn ổn định về tài về chính, thu chi được cân đối và ngược lại, cần theo dõi sát sao về các chỉ tiêu tàichính bởi lẽ năng lực tàichính và khả năngtàichính của doanh nghịp là không đáng tin cậy. Từ đó Ngân hàng cần có những nhận xét về doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với Ngân hàng để đánh giá uy tín của họ trong quan hệ tín dụng và tiến hành sắp xếp các doanh nghiệp theo thứ tự “an toàn trong nguồn vốn đầu tư” nghĩa là doanh nghiệp nào có khả năngan toàn cao khi bỏ vốn đầu tư thì được xếp hàng ưu tiên và ngược lại. 6. Giảipháp về hỗ trợ thẩmđịnhThẩmđịnh là công tác vất vả đối với các cán bộ thẩm định, những hỗ trợ cho công tác này sẽ góp phần nâng caochấtlượngthẩm định. Trang bị những thiết bị hiện đại trong công tác thẩmđịnh và các cán bộ thẩm định. Trước mắt là trang bị những máy vi tính hiện đại cho các cán bộ thẩm định. Những máy này nhất thiết phải được nối mạng trong toàn hệ thông Ngân hàng, giúp cán bộ thẩmđịnh có thể chủ động tra cứu về khách hàng về thông tin liên quan đến khách hàng và dựán không cần qua phồng thông tin điện tử. Thứ hai họ có thể lưu trữ tình hình thực hiện dựán khi dựán trong quá trình hoạt động. Thứ ba, máy tính sẽ hỗ trợ các cán bộ trong quá trính lập tờ trình dựán đầu tư, tính toán các chỉ sốmột cách đơn giản, dùng để lập các tờ trình có độ chính xác về mặt chuyên môn cao hơn. Đây không phải là việc mới mẻ gì, nhưng hiện tại Ngân hàng vẫn chưa làm được. Trong tương lai không xa khi hệ thống ngân hàng đổi mới do đòi hỏi của nền kinh tế thì lúc đó Ngân hàng sẽ trở nên lạc hậu mà ngành không được phép như vậy. Để làm được điều này các NHTM khác, Ngân hàng đầu tư máy móc và ứng dụng các phần mềm tiên tiến hiện có, đang được Ngân hàng thế giới hỗ trợ thông qua dựántài trợ nhằm hiện đại hóa mạng lưới Ngân hàng Việt Nam. Hỗ trợ về vật chất, việc này là rất thiết thực đối với mỗi cán bộ thẩm định. Việc hỗ trợ này có tác dụng làm tang tinh thần trách nhiệm của cá cán bộ thẩmđịnh Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 đối với công việc của mình, có nhiều kinh phí trong việc đi thực tế tại các doanh nghiệp, chi phí tìm hiểu thông tin, …đi liền với hỗ trợ thì cũng gắn trách nhiệm của các cán bộ thẩmđịnh vào các dựán của mình thẩm định. Thực hiện điều này có thể bằng nhiều cách, cho phép các cán bộ thẩmđịnh được hưởng một khoảng kinh phí khi tiến hành thẩmđịnh những dựán khả thi, các khoản này có thể là cố định. Một phương án khác có thể là trích phần trăm từ trị giá hợp đồng khi món vay được thực hiện. Những hỗ trợ này có thể làm tăng chi phí của Ngân hàng, nhưng điều này không những cần thiết trong trước mắt xét về lâu dài là động lực thúc đẩy cho Ngân hàng phát triển. Ngoài những hỗ trợ về vật chất, Ngân hàng cũng không nên xem nhẹ sự hỗ trợ về mặt tinh thần. Cán bộ lãnh đạo cần có những kiến nghị kịp thời góp ý cho quá trình thẩmđịnh được tốt hơn. Thường xuyên quan tâm, nhận xét, tiếp thu những ý kiến của cán bộ thẩm định. ngoài ra, cần ghi nhận những đóng góp của họ trong những dựán cũng như trong quá trình để có thể cân nhắc, bổ nhiệm họ vào những vị trí phù hợp với năng lực và trình độ. III. Mộtsố kiến nghị 1. Kiến nghị với chính phủ Chính phủ cần có những Nghị định nhằm đưa công tác kiểm toán phát huy hơn nữa vai trò của mình. Nhà nước cần phải chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán theo đúng quy định, ban hành quy chế bắt buộc kiểm toán và công khai quyết toán của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng phải có những chỉ thị cụ thể đối với Bộ tàichính quy định rõ các biện pháp chế tài biện pháp xử lý nghiêm trọng các trường hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả nhằm làm cho các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Trước hết làm tăng tính trung thực của các doanh nghiệp trong nộp thuế cho ngân sách Nhà nước. Sau đó sẽ hình thành thói quen trong hoạt động của doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình cổ phần hoá nhất là đối với các DNNN. Sau cùng là giúp Ngân hàng có được những số liệu chính xác về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình tàichính của doanh nghiệp, làm cơ sởthẩmđịnh doanh nghiệp nói riêng và thẩmđịnh toàn bộ dựán nói chung. Hàng năm chính phủ đều có những kế hoạch đầu tư phát triển cho từng ngành thực hiện không đồng nhất: có hiện tượng các dựán của ngành thì thừa, các dựán của vùng thì thiếu. Chính những mâu thuẫn này làm cho công tác thẩmđịnhtại Ngân hàng trở nên khó khăn hơn. Bởi vì khi thẩmđịnh phương diện thị trường thì nhu cầu những sản phẩm hàng hoá của dựántại vùng thì thiếu, nhưng xét trên toàn ngành thì Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 tổng sản lượng lại thừa. Hay tình trạng các dựán cùng loại cùng một lúc thực hiện, trước khi thực hiện thì tổng cung là nhỏ hơn tổng cầu, nhưng nhiều dựán đi vào hoạt động thì tổng cầu nhỏ hơn tổng cung. Những khó khăn này Ngân hàng khó mà lường hết được trong công tác thẩm định, nhưng mà Chính phủ, các bộ có liên quan có thể điều tiết dược theo kế hoạch. Vì vậy, Chính phủ cần lưu tâm hơn nữa về điều này. Đặc biệt, các cơ quan chức năng phải chú trọng đến các chính sách hỗ trợ cho công tác thẩmđịnhdựán đầu tư, mà quan trọng hơn là công tác thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư: ban hành các chỉ tiêu chuẩn phục vụ cho các NHTM, các tổ chức tài chính. 2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Tăng cường vai trò của các trung tâm thông tin Ngân hàng là nhiệm vụ cần thiết. NHNN cần sắp xếp trung tâm này trở thành một thành viên độc lập, có thể cung cấp những dịch vụ thông tin liên quan đến ngành Ngân hàng tàichính cho những ai có nhu cầu. Ngoài những thông tin về Ngân hàng tàichính họ cần phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ như Bộ kế hoạch và đầu tư để thu thập những thông tin đa dạng và phong phú hơn nữa về mọi ngành, mọi lĩnh vực trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó, các cán bộ thẩmđịnh của Ngân hàng, có thể trực tiếp thu thập hệ thống cơ sởdữ liệu tại trung tâm này thông qua mạng cục bộ của Ngân hàng, khai thác những số liệu cần thiết về doanh nghiệp về ngành có liên quan đến doanh nghiệp, về tình hình thị trường, những dự báo, qua đó tăng cường thẩmđịnh các dự án. NHNN cần thực thi chính sách lãi suất thị trường để cho các NHTM có sự linh hoạt cho lĩnh vực đầu tư các dự án. Mục tiêu của NHTM là tăng tối đa lợi nhuận, nhưng những quy định về lãi suất trong thời gian vừa qua mặc dù là một chủ trương đúng đắn nhưng nó vẫn có thể làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Ngân hàng nhà nước hỗ trợ các NHTM trong công tác thẩm định. NHNN cần ban hành một “cẩm nang” chung về quy trình, nội dung thẩmđịnhdự án, đặc biệt là nội dung thẩmđịnhtàichínhdựán trên cơ sởthẩmđịnhdựán của các cơ quan khoa học, Bộ kế hoạch và Đầu tư phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời hoà nhập dần với thông lệ quốc tế. Ngoài những cuộc hội thảo nhằm bàn bạc đúc rút những kinh nghiệm thẩmđịnhtại NHTM, nhất thiết phải tổ chức những khoá học thường niện cho các cán bộ thẩmđịnh do các chuyên gia của WB, IMF hoặc của mộtsố nước khác có ngành Ngân hàng phát triển để họ có thể nắm bắt được những tiến bộ, ứng dụng thành công vào công tác thẩmđịnhtàichính của mình. 3. Kiến nghị đối với Ngân hàng công thương Việt Nam Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 Từ những chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng công thương Việt Nam đều xây dựng một hệ thống, quy trình thẩmđịnh mới cụ thể, chi tiết hơn cập nhật được những phương pháp tiên tiến trên thế giới. Hướng dẫn cụ thể cho các cán bộ thẩmđịnhtại chi nhánh trong các khu vực, các tỉnh, thành phố. Xây dựng phương án nâng caochấtlượng đội ngũ cán bộ là công tác thẩmđịnh phải có một kế hoạch bố trí, sắp xếp, tuyển dụng những nhân viên làm công tác thẩmđịnh tín dụng trong hệ thống Ngân hàng công thương Việt Nam. Trước hết là phải đánh giá được những cán bộ này về các mặt trình độ, kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp, sức khoẻ, từ đó phân loại, sắp xếp lại những bố trí cho những cán bộ có năng lực, trẻ, có sức khoẻ đi học tập, đào tạo lại và có cơ hội làm việc lâu dài tại Ngân hàng. Ngân hàng cũng luôn phải chú trọng tới vấn đề tuyển nhân viên mới. Hiện tại thì sốlượng những người tốt nghiệp các khoá học về Ngân hàng thì quá nhiều so với nhu cầu tuyển dụng. Nhưng trên thực tế để làm được việc thì còn phải học tập nhiều trong thực tế công việc. Vì vậy, trong tuyển dụng cần áp dụng những biện pháp tuyển dụng tiên tiến đã thực hiện ở mộtsố Ngân hàng là đánh giá nhân viên trên cơ sởnăng lực trí tuệ của chính bản thân nhân viên đó. Nghĩa là, đánh giá caonăng lực làm việc của nhân viên trong tương lai hơn là xem nhân viên đó biết được những gì. 4. Kiến nghị đối với khách hàng Để tạo điều kiện cho ngân hàng khi thẩmđịnhtàichínhdựán đầu tư, trước hết các doanh nghiệp, chủ đầu tư nên chọn những ngành nghề kinh doanh phù hợp với khả năngtài chính, khả năng quản lý của mình. Các dựán xin vayvốn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tính hợp pháp, phù hợp với quy hoạch phát triển từng ngành, từng lĩnh vực để ngân hàng không mất thời gian, chi phí vào việc thẩmđịnh những dựán không được phép hoạt động. Các luận chứng kinh tế, các báo cáotàichính cùng các thông tin và tài liệu có liên quan mà ngân hàng yêu cầu cung cấp cần đảm bảo tính chính xác, trung thực, phải được các cơ quan kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán để kết quả thẩmđịnh được chính xác. Điều này đòi hỏi khách hàng phải có tinh thần hợp tác với ngân hàng để đôi bên cùng có lợi. Căn cứ vào những số liệu này ngân hàng sẽ phân tích, đánh gía chính xác tình hình tàichính của khách hàng giúp cho quá trình thẩmđịnh đạt được kết quả tốt. Từ đó ra những quyết định hợp lý, tạo điều kiện cho quá trình đầu tư kinh doanh - sản xuất của khách hàng được thuận lợi, đạt kết quả cao đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn đầu tư của ngân hàng. Đoàn Thị Thùy Dung – CQ 480357 . MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN VAY VỐN TẠI VIETINBANK HÀ TÂY I. Đánh giá khái quát về công tác thẩm định dự án vay vốn. cho vay, làm tốt công tác kiểm tra chuyên đề thẩm định. II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn tại Vietinbank Hà Tây