1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bước ngoặc lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

134 585 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ Tác giả: Đại tướng Văn Tiến Dũng Số hoá: Thanh Long Nhà xuất bản: Sự Thật Năm xuất bản: 1989 Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước toàn thắng là thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời cũng là một trong những tranh chói lọi trong lịch sử của nhân dân cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc thời đại ngày nay. Trong 21 năm chống Mỹ bền bỉ dẻo dai, kiên cường dũng cảm, mưu trí, sáng tạo của cả dân tộc, có thể nói những năm tháng nhân dân ta đánh thắng cuộc “chiến tranh cục bộ” của Mỹ là giai đoạn chiến lược then chốt mở ra một bước ngoặt lớn cho toàn bộ cuộc kháng chiến thần thánh đến toàn thắng. Chiến tranh cục bộ là nấc thang của Mỹ ở Việt Nam. Họ đã có những nỗ lực quân sự lớn nhất mà đặc trưng nổi bật là ồ ạt đưa trên nửa triẹu quân chiến đấu Mỹ vào trực tiếp tham chiến. Đã kết hợp đẩy mạnh cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Nam với phát động cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Việt Nam, đánh phá quyết liệt tuyến đường vận tải chiến lược Trường sơn, bằng không quân và lục quân Mỹ. Chiến lược chiến tranh “chống nổi dậy” nhằm đè bẹp các lực lượng cách mạng ở Việt Nam, một nước được coi là ngọn cờ tiêu biểu của phong trào chống Mỹ, giải phóng dân tộc, đã được bộ máy chiến tranh của Nhà trắng và Lầu năm góc thực hiện bằng một cuộc chiến tranh huỷ diệt. - Huỷ diệt con người. - Huỷ diệt mùa màng, cây cỏ. - Huỷ diệt môi trường sinh thái. Đối với nhân dân ta, đây là những năm tháng mà toàn Đảng, toàn dân trên cả nước ta đã ra quân đánh Mỹ với một quyết tâm sắt đá và khí thế cách mạng nóng bỏng: “ Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Để giành được thắng lợi, cả dân tộc ta đã phải trải qua những thử thách, gian truân có những lúc tưởng như khó vượt nổi, chịu những hy sinh, tổn thất lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc, hậu quả vẫn còn tác động sâu sắc đến sự nghiệp xây dựng đất nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đánh thắng “ chiến tranh cục bộ” là một bước ngoặt cơ bản, tạo tiền đề vững chắc cho thắng lợi chiến lược năm 1972 và thắng lợi cuối cùng mùa xuân năm 1975 lịch sử. Đối với đế quốc Mỹ, thất bại cuộc chiến lược “chiến tranh cục bộ”, chiến lược chiến tranh 1 quan trọng nhất của cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, làm lung lại ý chí xâm lược của giới cầm quyền ở Mỹ. Nó đánh dấu một bước thụt lùi về chiến lược, một bước ngoặt đi xuống dẫn tới thất bại hoàn toàn của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới, sự phá sản của chiến lược quân sự toàn cầu “phản ứng linh hoạt” của Mỹ ở Việt Nam. Cuốn sách này góp phần luận giải nội dung và thực chất sự kiện nhaâ dân ta đánh thắng chiến tranh cục bộ làm chuyển biến cục diện cuộc kháng chống Mỹ, cứu nước. Chúng ta đã đánh thắng một triệu hai mươi vạn quân định trong đó có trên nửa triệu quân chiến đấu Mỹ và 6 vạn quân chư hầu ra sao? Ta đã phá chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ trên cả hai miền đất nước như thế nào? Vì sao nhân dâ ta , một nước nghèo, đất không rrộng, người không đông đã thắng; đế quốc Mỹ, với lực lượng quân sự và kinh tế khổng lồ, đã thua trong cuộc đọ sức và đấu trí này? Đối với chúng ta, đây là đề tài gây ấn tượng mạnh mẽ và đặt ra bao điều cần suy ngẫm để có thể rút ra những bài học bổ ích góp phần và công cuộc xây dựng nền quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc hiện nay và mai sau. Mãi đến thời gian gần đây, chúng tôi mới có điều kiện bắt tay vào việc biên soạn. Trong quá trình viết, tác giả nhận được sự cộng tác tích cực và giúp đỡ tận tình của nhiều cơ quan và cán bộ nghiên cứu trong và ngoài quân đội. Cho phép tôi được bày tỏ lời chân thành và trân trọng cảm ơn tới các cơ quan và đồng chí nói trên. Với một đề tài rộng lớn, cần có sự đầu tư thích đáng cả công sức, lực lượng và thời gian, tiến hành rât công phu mới có thể đạt chất lượng tốt. Trong lúc đó, điều kiện sưu tầm tài liệu và khả năng thể hiện trong khuôn khổ một cuốn sách chỉ có hạn, không thể nào phản ánh đầy đủ hết tầm cao sự kiện lịch sử trọng đại này như bạn đọc gần xa cần tìm hiểu và hằng mong mỏi. Chắc chắn cuốn sách này có nhiều thiếu sót. rất mong bạn đọc cho ý kiến phê bình. Đại tướng Văn Tiến Dũng Chương một Chiến tranh cục bộ: Nấc thang cao nhất Bước vào năm 1965, nguy cơ thất bại của chiến lược “chiến tranh đặc biệt” đặt đế quốc Mỹ trước một tình thế khó khẳn cả ở Việt Nam và trong nước Mỹ. Giới cầm quyền Mỹ đề ra và thực hiện một số quyết định chiến lược mới. Tháng 2 năm 1965, Mỹ mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng khôngq uân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Tháng 3 năm 1965, tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng và không quân Mỹ mở chiến dịch “sấm rền” (Rolling Thunder), đẩy mạnh, việc đánh phá miền Bắc nước ta. Tháng 6 năm 1965, Mỹ tung lữ đoàn du số 173 mới đưa vào miền Nam ra trực tiếp tác chiến ở Phước Vĩnh (Đông Nam Bộ)1, bắt đầu sử dụng máy bay ném bom chiến lược B.52 ở miền Nam (chi viện cho quân chiến đấu Mỹ tác 2 chiến ở Bên Cát - Thủ Dầu Một). Tháng 7 năm 1965, bộ tư lệnh lục quân Mỹ được thành lập ở căn cứ Long Bình . Bị vong lục số 328 ngày 1 tháng 4 năm 1965 quyết định triển khai thêm 18.000 đến 20.000 quân Mỹ chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Nhưng ngày 27 tháng 7 năm 1965, tổng thống Mỹ Lin-đơn Giôn-xơn đã quyết định tăng ngay tức khắc quân Mỹ lên 125.000, triển khai tổng số 44 tiểu đoàn chiến đấu và chuyển quân Mỹ sang làm nhiệm vụ trực tiếp tác chiến. Cũng vào ngày đó, Giôn-xơn tuyên bố “ thế là chúng ta (Mỹ) đã tham gia một cuộc chiến tranh lớn ở miền Nam Việt Nam”. Như vậy, từ giữa năm 1965 một, cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ ở miền nam Việt Nam đã leo lên thang mới. Đây không phải là một bước chuyển bình thường mà là sự thay đổi chiến lược chiến tranh: chuyển từ chiến lược “chiến tranh đặt biệt” sáng chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Đối với nhà cầm quyền Mỹ, quyết định chuyển chiến lược như trên không phải là đơn giản. Trong tập hồi ký của mình sau này, Giôn-xơn coi đó là một quyết định “ quyết liệt” nhưng “ day dứt nhất và đau đớn nhất” của một đời tổng thống. Ba phương án do Bộ quốc phòng Mỹ đệ trình đều khó lựa chọn cả: “một là rút lui mà chắc chắn đó là điều nhục nhã đối với nước Mỹ, hai là tiếp tục chiến tranh như mức độ hiện có mà đây là đường lối sẽ làm cho _____________ 1. Lúc này, ở miền Nam Việt Nam đã có sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số 3 và lữ đoàn dù số 173 của Mỹ. nước Mỹ ngày càng yếu đi, ba là mở rộng nhanh chóng và đẩy mạnh sức ép quân sự của Mỹ cả ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam mà từ đó sẽ tránh được thất bại nhưng sẽ phí tổn lớn lao và bất kỳ quyết định rút quân nào sau này sẽ rất khó khăn”. Sau nhiều ngày đêm trăn trở, và trải qua nhiều cuộc họp với các cố vấn thân cận và với hội đồng an ninh quốc gia, ttổng thống Giôn-xơn đã lựa chọn phương án 3, cho đó là phương án khó khăn nhưng đúng nhất: “Quyết tâm không để Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản”. Ngay trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954), chúng ta đã nhìn thấu dã tâm của đế quốc Mỹ đối với đất nước ta. Đối với đế quốc ôm mộng bá chủ hoàn cầu, Việt Nam và đông Dương cũng như toàn bộ khu vực Đông – Nam Châu á là một miếng mồi béo bở, với nguồn nguyên liệu chiến lược giàu có và nguồn nhân côcng rẻ tiền, đồng thời cũng là một địa bàn chiến lược quan trọng, án ngữn đường giao thông xung yếu trên biển giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Đặc biệt, đây lại là nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa phong trào cách mạng với chủ nghĩa đế quốc thế giới, trong đó Việt Nam nổi bật lên như ngọn cờ tiêu biểu cho sự kết hợp các trào lưu cách mạng của thời đại. Vì vậy, sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, giới cầm quyền nước Mỹ rất chú ý đến khu vực này và sang đầu những năm 50, họ đã can thiệp ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương, tăng cường viện trợ cho thực dân Pháp, nhằm từng bước thực hiện âm mưu độc chiếm Đông Dương. Năm 1954, lợi dụng thời cơ thực dân Pháp bại trận, đế quốc Mỹ đã nhảy vào miền nam Việt Nam thay Pháp, dựng nên chính quyền Ngô Đình Diệm, với mục đích nhanh chóng biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ 3 quân sự của Mỹ, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội lan xuống vùng Đông – Nam châu á, lấy miền nam làm căn cứ tiến lên thôn tính miền bắc, đẩy lùi chủ nghĩa xã hội ở vúng này. Thế chân thực dân Pháp ở miền nam Việt Nam, , đế quốc Mỹ không dụng bộ máy cai trị trực tiếp và quân đội chiếm đóng theo chính sách thực dân kiểu cũ mà thông qua hệ thống cố vấn Mỹ từ trên xuống bằng quyền lực của viện trợ quân sự và kinh tế. Mỹ sử dụng chính quyền và quân đội nguỵ để khống chế và nô dịch nhân dân miền Nam về mọi mặt. dựa và tập đoàn Ngô Đình Diệm, đại diện cho giai cấp địa chủ phong kiến và tư sản mại bản, bọn phục thù giai cấp khoác áo “ dân tôc, dân chủ”, Mỹ trực tiếp xây dựng và chỉ huy quân đội tay sai, đồng thời giúp nguỵ quyền tổ chức hệ thống kìm kẹp ở cơ sở để đán áp các đảng phái cùng lực lượng đối lập và ráo riết đánh phá phong trào cách mạng ở miền nam nước ta. Ngay từ đầu, Mỹ - Diệm áp dụng một chính sách độc tài phát xít nhằm tiêu diệt tổ chức lãnh đạo, nhổ bật các cơ sở cách mạng, bẻ gãy tính thần phản kháng của nhân dân. từ năm 1954 đến năm 1959, chính quyền Ngô Đình Diệm điên cuông thực hiện chính sách “tố cộng, diệt cộng” trên toàn miền nam. Chúng ra sức dồn dân vào các trại tập trung vứi chiêu bài “khu trù mật” “khu dinh điền”, kết hợp với sử dụng các lực lượng quân đội, cảnh sát, dùng những thủ đoạn khủng bố hết sứcdã man: “đốt sạch, giết sạch, phá sạch”, đàn áp khốc liệt phong trào đáu tranh chính trị của nhân dân. Ròng rã suốt 4,5 năm, với thủ đoạn tàn bạo, hiểm độc, kết hợp dùng bạo lực tối đa với lừa mị và lôi kéo chúng hy vọng sẽ đánh bật được gốc rễ của cách mạng là đảng cộng sản và nhanh chóng “bình định” được miền Nam. Thế nhưng, chúng vẫn không sao dập tắt nổi tinh thần yêu nước của nhân dân ta, ngược lại, đã gây nên sự công phẫn cao độ của toàn thể dân tộc Việt Nam, nhất là trong mọi tầng lớp đồng bào ta ở miền nam. Tháng 9 năm 1954, Bộ chính trị trung ương đảng ta đã kịp thời ra nghị quyết xác định nhiệm vụ cách mạng miền nam lúc bấy giờ là: chuyển hướng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị đòi thực hiện Giơ-ne-vơ, củng cố hoà bình, thực hiện tự do dân chủ, cải thiện dân sinh, thực hiện thống nhất và tranh thủ độc lập. Tháng 6 năm 1956, Bộ chính trị Trung ương đảng ta lại ra nghị quyết nêu rõ: Tuy hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đáu tranh chính trị, nhưng như thế không có nghĩa là không dùng vũ trang tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định. đảng ta đã chỉ rõ rằng: đứng trước chính sách cực kỳ phản động và tàn bạo của Mỹ - Diệm, nhân dân miền Nam không có con đường nào kháng là đứng lên làm cách mạng để cứu nước, cứu mình. Do đó, mục đích cách mạng miền nam là phải đánh đổ chính quyền độc tài phát xít Ngô Đình Diệm và đánh đổ bằng con đường cách mạng. Dưới ánh sáng đường lối, cách mạng đã được xác định, Đảng ta lãnh đạo đồng bào miền Nam nêu cao ngọn cờ độc lập, thống nhất, dân chủ, hoà bình, dựa vào chính nghĩa và pháp lý của hiệp định Giơ-ne-vơ, tiến hành một cuộc đấu tranh chính trị bền bỉ và vô cùng anh dũng chống lại kẻ thù, đồng thời ra sức bảo tồn cơ sở, tích luỹ lực lượng, đón đợi thời cơ. Khi Mỹ - Diệm trắng trợn phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ, khắp nơi đã nổ ra các cuộc mít tinh, biểu tình đòi hiệp thương tổng tuyển cử để thống nhất nước nhà, đòi chấm dứt khủng bố trả thù những người kháng chiến, chống “ tố cộng, diệt cộng”, chống cướp đất, đuổi 4 nhà. Cuộc đấu tranh sôi động đã lôi cuốn hàng triệu người từ Quảng Trị đến Cà Mau, hình thành sự phối hợp giữa đồng bào thành thị và đồng bào nông thôn, với những hình thức đấu tranh rất phong phú và linh hoạt. Trong 5 năm đấu tranh chính trị gay go và quyết liệt, đồng bào miền nam đã chịu đựng biết bao đau thương và tổn thất, hàng ngàn xóm làng bị địch đốt phá, hàng chục vạn cán bộ, đảng viên bị giam cầm, tra tấn và bắt giết1. Nhưng lòng yêu nước và ý chiến chiến đấu của đồng bào ta không hề bị giám sút, phong trào phát triển ngày càng mạnh. Năm 1957, có hai triệu lượt người tham gia đấu tranh chính trị, đến năm 1958 có 3,7 triệu và sáng năm 1959, đã lên tới gần 5 triệu. Trong khi đó, cuộc đấu tranh vũ tranh tự vệ, trừ gian, diệt ác cũng được đảy mạnh và nhiều đơn vị vũ trang cách mạng đã ra đời. Trải quan đấu tranh, cácn cán bộ, đảng viên và đồng bào ta được tô luyện ngày càng già dặn, ngày càng thấy rỗ bản chất phản động cũng như những chỗ yếu cơ bản của đế quốc Mỹ và bọn tay sai để chĩa mũi nhọn đấu tranh, khiến chúng ngày càng bị cô lập về chính trị. Còn phong trào cách mạng, tuy phải trải qua những thử thách cực kỳ nghiêm trọng, vẫn giữ được và phát triển. Lúc này, chế độ thống trị của địch lâm vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc. Đông đảo nhân dân ta ở miền nam ngày càng thấy rỗ không thể nào kéo dài cuộc sôngs dưới chế độ Mỹ - Diệm được nữa, đã quyết tâm vùng lên đấu tranh một còn, một mất với chúng. Điều kiện đã chín muồi để chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Bắt mạnh được tình hình đó, tháng 1 năm 1959, Ban chấp hành Trung ương đảng ta họp Hội nghị lần thứ 15 (khoá II) dưới sự chủ toạ của chủ tịch Hồ Chí Minh, để xác định đường lối cách mạng miền nam trong _____________ 1.Theo tài liệu tổng kết của quân khu 5, tính đến cuối năm 1957, lực lượng của đảng ở các tỉnh đồng bằng khu 5 bị tổn thất nặng nề, 70% đảng uỷ viên xã , 60% huyện uỷ viên, 40% tỉnh uỷ viên bị bắt và giết . Tỉnh có phong trào khá nhất, chỉ còn 10 chi bộ, mỗi chi bộ 3 đảng viên, tỉnh yếu còn 2,3 chi bộ, 12 huyện đồng đồng bằng mất hết cơ sở đảng.(Quân khu 5: Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1981, tr.30). giai đoạn mới. Hội nghị vạch rõ: Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền nam là giải phóng miền nam khỏi ách thống trị của đế quốc, phong kiến, thực hiện dân tộc độc lập, và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Nhiệm vụ trước mắt là : đánh đổ tập đoàn thống trị Ngô Đình Diệm, tay sai đế quốc Mỹ, thành lập một chính phủ liện hợp dân tộc, dân chủ ở miền nam. Muốn vậy, con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền nam là con đường cách mạng bạo lực. Căn cứ vào tình hình cụ thể lúc này, ta chủ chương lấy sức mạnh của quần chúng, dựa và lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng nhân dân. Hội nghị còn dự kiến: đế quốc Mỹ là nước đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định về ta. 5 Các đồng chí và đồng bào ở miền nam đã gọi Nghị quyết 15 là bố đuốc soi đường giữa đêm đen tối. Được nghị quyết chỉ đạo, ngọn lửa cách mạng âm ỉ suốt nhiều năm đã bùng lên thành cuộc đồng khởi trên quy mô rộng, tạo nên một bước chuyển mới có tính chất nhảy vọt của cách mạng miền nam. Từ cuối năm 1959 đến đầu năm 1960, đồng bào ta đã dùng bạo lực cách mạng bất ngờ tiến công dồn dập và mãnh liệt vào khâu yếu nhất của địch là chính quyền cơ sở ở nông thôn. Một số cuộc nổi dậy nổ ra ở vùng rừng núi miền trung Trung Bộ. Đặc biệt, làn sóng nổi dậy đồng loạt nhanh chóng lan rộng và dâng cao ở các tỉnh Nam Bộ. Nhân dân vùng lên diệt ác ôn, đánh đồn bốt, cướp súng địch, làm tan rã từng mảng nguỵ quyền cùng bộ máy kìm kẹp ở thôn, xã, làm chủ được nhiều khu vực ở rừng núi và nông thôn nằm sâu phía sau lưng địch. Đồng bào ở những nơi đó nô nức thành lập chính quyền cách mạng, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang chống lại các cuộc phản kích của địch, tạo nên một hình thức căn cứ địa, có nơi hình thành thế liên hoàn bao gồm các vùng giải phóng và vùng du kích. Phong trào đấu tranh chính trị bền bỉ từ những năm trước được đấu tranh phối hợp càng trở nên mạnh mẽ: năm 1960, có hơn 10 triệu lượt người và năm 1961 đã lên tới 33 triệu lượt người tham gia các cuộc đấu tranh. Trong cao trào cách mạng đồng bào miền nam, ngày 20 tháng 12 năm 1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền nam ra đời, đánh dấu một thời kỳ mới - thời kỳ cách mạng miền nam chuyển hẳn sáng thế tiến công mạnh mẽ, rộng khắc và liên tục. Phong trào đồng khởi, thực chất là những cuộc khởi nghĩa từng phần của nhân dân để giành quyền làm chủ ở từng địa phương thuộc vùng nông thôn miền núi và đồng bằng đã giáng cho Mỹ - Diệm một đòn nặng, đẩy chúng vào một thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng và triền miên. Đến đây, âm mưu của đế quốc Mỹ muốn nhanh chóng “bình định” miền nam bằng quốc sách “tố cộng, diệt cộng” đã bị thất bại. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ vẫn theo đuổi mục tiêu lâu dài. Tháng 11 năm 1961, ở nước Mỹ, Giôn Ken-nơ-đi lên thay Đoai-tơ Ai-xen-hao làm tổng thống đã tuyên bố: “ .sẽ trả bất cứ giá nào, đương đầu với bất cứ khó khăn nào để giữ bằng được miền nam Việt Nam”. Và ỷ vào sức mạnh quân sự của mình, đế quốc Mỹ đã ngang nghiên tăng cường can thiệp vũ trang, lấy miền nam làm nơi thí đỉêm cho cái gọi là “chiến tranh đặc biệt”, một bộ phận quan trọng của chiến lược “ phản ứng linh hoạt”, chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ trong những năm 1960. Có thể nói, cuộc chiến tranh xâm lược mà Mỹ đã phát động ở miền nam nước ta là cuộc phản công lớn nhất của đế quốc chĩa vào các lực lượng cách mạng kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vào thời điểm nói trên, so sánh lực lượng trên thế giới giữa cách mạng và phản cách mạng đã không còn như đầu những năm 50 trở về trước, mà đã nghiên về phía ngày càng có lợi cho các lực lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới. Về mặt quân sự, Mỹ đã mất độc quyền vũ khí hạt nhân, rồi mất luân cả ưu thế về tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân. Trước sự phát triển nhanh chóng của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa trên mọi lĩnh vực, trước những thất bại liên tếp của Mỹ trong việc ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc, đặc biệt là tại miền nam Việt Nam, giới cấm quyền Mỹ ngày càng nhận thấy họ 6 không thể đua con chủ bài vũ khí hạt nhân ra để răn đe, ngăng chặn, đẩy lùi và tiêu diệt đối pưhơng được nữa. Vì nếu Mỹ định “ chặn đứng cộng sản tại chỗ”, chống lại các cuộc chiến tranh cách mạng bằng cách “ trả đũa ồ ạt”, dùng vũ khí hạt nhân đánh thẳng vào “nguồn gốc” của các cuộc chiến tranh ấy, nghĩa là đánh vào Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác, thì chắc chắn đó sẽ là hành động tự sát đối với Mỹ và chủ nghĩa đé quốc trên thế giới.Cho nên, ngay từ đầu năm 1957, ngoại trưởng Mỹ Phô-xtơ Đa-lét đã phải xác nhận rằng “trả đũa ồ ạt” là một chiến lược không hiện thực và thấy đế quốc Mỹ cùng các nước đồng minh với Mỹ phải có những biện pháp cần thiết trong trường hợp xảy ra các cuộc xung đột cục bộ1 , nhằm tránh cho Mỹ một cuộc chiến tranh hạt nhân tổng lực. và vấn đề trước mắt đặt cho Ken-nơ-đi ngày khi lên làm tổng thống Mỹ là phải thay thế đường lối “chặn đứng cộng sản tại chỗ”, với chính sách “trên miệng hố chiến tranh” và chiến lược quân sự “trả đũa ồ ạt” của chính quyền Ai-xen-hao, bằng một chính sách và một chiến lược quan sự mới. _____________ 1. Tức là các cuộc vũ trang can thiệp vào các nước đang đấu tranh giành quyền độc lập dân tộc, hoặc có thể tiến lên chủ nghĩa xã hội. Về chính trị, tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi đề ra cái gọi là “chiến lược hoà bình”, hay là “ chính sách diễn biến hoà bình”. Thực hiện chiến lược này, giới cầm quyền Mỹ một mặt tỏ ra “hoà hoãn” với Liên Xô, đồng thời vẫn không ngững tăng cường bộ máy chiến tranh. Mặt khác, lại ráo riết dùng các thủ đoạn chính trị, ngoại giao, kinh tế, gián điệp để chia rẽ, phá hoại các nước xã hội chủ nghĩa, phá hoại mặt trận thế giới đoàn kết lực lượng xã hội chủ nghĩa và lực lượng độc lập dân tộc. Về quân sự , Ken-nơ-đi chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt” do tướng Mỹ Mắc- xoen Tay-lơ đề xuất, được áp dụng thánh chính sách quốc phòng của nước Mỹ từ năm 1961. Cái tên “phản ứng linh hoạt” nói lên rằng Mỹ cần có khả năng phản ứng lại bất kỳ một thách thức nào và Mỹ phải hành động “thành công” trong bất kỳ tình huống nào. Nếu trong chiến lược “trả đũa ồ ạt”, vũ khí hạt nhân là thanh kiểm dùng vào những đòn công kích huỷ diệt, còn lục quân Mỹ ở châu Âu và Viễn Đông chỉ là chiếc lá chắn, thì ngược lại, trong chiến lược “phản ứng linh hoạt”, vũ khí hạt nhân đã trở thành chiếc lá chắn phòng ngự, còn quân đội tiến hành chiến tranh hạn chế bằng vũ khí thông thường mới là thanh kiểm linh hoạt dùng để thực hiện đòn tiến công hiệu lực. Theo giới thân cận của tổng thống Ken-nơ-đi, “phản ứng linh hoạt” là chiến lược quân sự thích hợp nhất đối với Mỹ hồi đó, dụng để đàn áp phong trào giải phóng dân tộc và áp đặt chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ ở các nước trong thế giới thứ ba, nơi có những nguyên liệu chiến lược “ hấp dân” và hết sức cần thiết đối với nền kinh tế Mỹ. Họ cho rằng, với “ chiến lược hoà bình”, “ hoà hoãn” về chính trị, cộng với sức mạnh quân sự của mình, đế quốc Mỹ có thể giành được thắng lợi trong bất cứ cuộc chiến tranh hạn chế nào, mà vẫn tránh được một cuộc “chiến tranh hạt nhân tổng lực” với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Cho nên, chấp nhận chiến lược “phản ứng linh hoạt” có nghĩa là ttổng thống Mỹ Ken-nơ-đi đã khẳng định nhiệm vụ trung tâm cấp bách của Mỹ trong những năm 60 là ngăn chặn, đẩy lùi và đánh phá phong trào giải phóng dân tộc trên thế giứoi, bằng chiến tranh hạn chế với 7 lực lượng thông thường, có cái lá chắn hạt nhân che chở. Và chính Ken-nơ-đi đã đem thử nghiệm ở miền nam Việt Nam, một “điểm nóng” đối với Mỹ lúc bấy giờ. cái gọi là “ chiến tranh đặc biệt” là loại hình chiến tranh được Mỹ xếp thứ ba trong chiến lược quân sự toàn cầu “ phản ứng linh hoạt” sau loại hình “chiến tranh cục bộ” và “ chiến tranh hạt nhân thế giới”. Chính quyền Ken-nơ-đi coi “ chiến tranh đặc biệt” là một sáng tạo của Mỹ. Đố là loại hình chiến tranh xâm lược bằng quân đội tay sai trong đó có Mỹ đóng vai trò ông chủ và “ cố vấn”. Theo cách tính của những bộ óc thực dụng Mỹ, đố là cách tiến hành chiến tranh “rẻ” nhất, tiết kiệm được tốt đa tiền của và máu thanh niên Mỹ.Quan trọng hơn nữa là che dấu được bộ mặt xâm lược trước nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới. Nếu thử nghiệm thành công ở miền nam Việt Nam, đế quốc Mỹ có thể từ đó rút ra những kinh nghiệm đàn áp phong trào giải phóng dân tôc, đe doạ và ép buộc các nước mới giành được độc lập phải chấp nhận chính sách thực dân mới của họ. Để tiến hành “ chiến tranh đặc biệt” ở miền nam nước ta, đế quốc Mỹ đưa ra “ kế hoạch Xt-lây-Tay-lo”1 với ba biện pháp chiến lược: Một là, tăng cường quân nguỵ về số lượng, trang bị và tính cơ động, mở nhiều cuộc hành quân, dùng nhiều máy bay lên thẳng và xe thiết giáp để nhanh chóng tiêu diệt các lực lượng vũ trang cách mạng mới thành lập chưa được bao lâu. __________ 1.Ngày 19 tháng 6 năm 1961, Ken-nơ-đi cử một phá đoàn do tiến sữ Xta lây cầm đầu cùng tướng Tay-lơ đến miền nam Việt Nam một tháng để nghiên cứu tại chỗ và soạn thảo kế hoạch “bình định miền nam trong 18 tháng”. Kế hoạch này được Ken-nơ-đ chấp nhận, lấy tên là “Kế hoạch Xta-lây-lay-lơ”. Hai là, xây dựng nguỵ quyền mạnh và ngăn chặn đấu tranh chính trị ở thành thị, ra sức “ bình định” lập “ấp chiến lược” để dập tắt phòng trào cách mạng ở nông thôn. Ba là, ra sức ngăn chặn biên giới, kiểm soát ven biển cắt đứt nguồn chi viện từ miền bắc vào để cô lập cách mạng miền nam. Chấp nhận “kế hoạch Xta-lây- Tay-lo”, tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi hy vọng rằng: tới cuối năm 1962, lực lượng của chế độ tay sai được tăng cường vượt bậc chắc chắn sẽ giành lại thế chủ động và tiêuu diệt được các lực lượng chính trị và vũ trang cách mạng. Trong khi đó đồng bào ta ở nông thông miền nam bị tập trung vào các “ấp chiến lược”, bị kiểm soát chặt chẽ, và mối quan hệ giữa cách mạng với nhân dân sẽ bị cắt đứt. Như thế là miền Nam Việt nam sẽ được củng cố trong vòng 18 tháng, như các tác giả của bản kế hoạch đã xác định. Thế nhưng, sau 18 tháng, dù đã bỏ ra không ít tiền bạc và công sức, đế quốc Mỹ vẫn không đạt được mục tiêu cơ bản trong kế hoạch. Ngược lại, phong trào cách mạng miền nam đã phát triển lên một bước mới. Chiến tranh đặc biệt của Mỹ không ngăn nổ làn sóng cách mạng miền nam, không bịt nổi con đe đã vỡ. Cuộc Đồng khởi vĩ đại của đồng bào miền nam phát triển thành chiến tranh cách mạng. Quân và dân ta đẩy mạnh chiến tranh chính trị, đồng tời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên sông sông với đấu tranh chính trị, tiến công đẩy mạnh mẽ bằng cả hai mặt chính trị và quân sự với phạm vi ngày càng rộng lớn trên cả ba vùng chiến lược. Chiến tranh nhân dân miền nam đã đánh thắng kế hoạch chiến 8 lược Xta-lây-Tay-lơ của Mỹ - Diệm. Đầu tháng 11 năm 1963, Ngô Đình Diệm bị lật đổ và giết chết. Cuối tháng 12 năm 1963, tổng thống Mỹ Ken-nơ-đi bị ám sát. Ỷ vào sức mạnh quân sự và kinh tế, đế quốc Mỹ vẫn tỏ ra rất hung hăng. Nhưng dưới con mắt người Mỹ, giới cầm quyền ở Nhà trắng vẫn ngày càng lún sâu vào “ con đường hầm không lối tháo” ở miền nam Việt Nam. Nhân cơ hội Diệm bị đổ, địch thêm rối ren, lúng túng, Bộ chính trị Trung ương Đảng chỉ thị phải có những cố gắng mới “đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh chống bình định”. Cao trào cách mạng ở miền nam tiếp tục dâng lên. Phong trào đánh phá “ấp chiến lược” càng thêm quyết liệt, sự vùng dậy của đồng bào ven biển khu 5, phá vỡ từng mảng lớn “ấp chiến lược”, mở rộng them vùng giải phóng, tạo thế và lực phát triển chiến tranh cách mạng lên một bước mới. Nhìn chung toàn miền Nam, đến cuối năm 1964, “quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ - nguỵ đã thất bại về cơ bản. Ở thành thị, các tầng lớp nhân dân đứng lên đấu tranh quyết liệt với những hình thức rất phong phú, tiêu biểu là Sài Gòn, Đà Nẵng, Huế . Ở Sài Gòn, ngày 28 tháng 1 năm 1964, 20 vạn người bao vây dinh Độc lập đòi Nguyễn Khánh từ chức, đòi Mỹ cút khỏi miền nam Việt Nam. Ngày 21 tháng 9 năm 1964, hơn 10 vạn công nhân bãi công, biểu tình tuần hành phản đối chế độ độc tài quân sự Mỹ - Khánh . Ở Đà Nẵng, ngày 21 tháng 8 năm 1964, ba vạn người bãi chợ, bãi khóa, tuần hành phản đối nguỵ quyền Nguyễn Khánh, đến ngày 25 tháng 8 năm 1964, nhân dân thành phố đã chiếm toà thị chính, làm rối loạn thành phố liền chín ngày. Ở Huế, sinh viên, học sinh cũng rầm rộ xuống đường biểu tình Hậu phương địch bị xáo động, lung lay. Nội bộ chúng mâu thuẫn với nhau gay gắt. Đế quốc mỹ buộc phải liên tiếp thay ngựa giữa dòng. từ lúc Ngô Đình Diệm chết vào đầu tháng 11 năm 1963 đến tháng 6 năm 1965, đã diễn ra 14 lần đảo chính và phản đảo chính giữa bọn tay sai Mỹ cấu xé nhau. Tinh thần nguỵ quân, nguỵ quyền rệu rã. Theo hãng tin Mỹ UPI, riêng tong 2 năm 1963-1964 đac có tới 16 vạn quân nguỵ đào ngũ, riêng 6 tháng đầu năm 1965, thêm 87 ngàn tên nữa bỏ hàng ngũ. Trong lúc đó, lực lượng vũ trang miền nam ta lớn mạnh vượt bậc, đã đánh những trận quy mô nhiều tiểu đồan, trung đoàn, đẩy mạnh tiến công liên tục, vừa đánh bại những cuộc hành quân càn quét của địch với hiệu suất ngày càng cao, vừa xây dựng, phát triển mạnh mẽ lực lượng, nhất là bộ đội chủ lực. Trên chiến trường, sau Ấp Bắc (Cai Lậy-Mỹ Tho), ngày 2 tháng 1 năm 1963) đánh dấu sự phá sản của chiến thuật “ trực thăng vận”, “ thiết xa vận”, đã có những trận đánh tốt tiếp theo như chiến thanứg An lão ở bắc Bình Định1 . Đáng chú ý là chiến dịch Bình Giã ở Bà Rịa (từ ngày 5 tháng 12 năm 1964 đến ngày 8 tháng 1 năm 1965) liên tục đánh địch, tiến tới bao vây thị xã bà Rịa, giúp quần chúng nổ dậy, giành thắng lợi lớn2. Thắng lợi của chiến dịch Bình Giã nói lên sự thay ssổi cục diện có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường, đánh dấu sự trưởng thành về tác chiến tập trung của quân chủ lực ta ở miền nam trong những chiến dịch tiến công quy mô nhỏ và vừa. Sau thất bại ở Ấp Bắc, địch thấy khó thắng ta, đến sau trận Bìng Giã, Mỹ thấy là nguỵ sẽ thua. Tài liệu mật Bộ quốc phòng Mỹ xác nhận “ Nỗi thất vọng của Oa-sinh-tơn đối với tình hình quân sự ngày càng tăng lên khi quân đội Sài Gòn bị một cú thất bại trông thấy trong trận ác liệt Bình Giã ở 9 đông-nam Sài Gòn”. _____________ 1. Tiêu diệt gần 700 tên địch, thu 300 súng các loại, phá 18 ấp chiến lược, giải phóng quận lỵ An Lão và vùng chung quanh với 15.000 dân. 2. Quân ta đã tiêu diệt 1.731 tên địch, bắt 300 tên (có 3 Mỹ), diệt và tiêu hao nặng 4 tiểu đoàn bộ binh, 2 chi đoàn thiết giáp, 12 đại hội bảo an, bắn rơi 35 máy bay, phá hỏng 29 xe tăng, xe bọc thép . Địch phải bỏ 3 quận lỵ. Miền nam thắng lớn, miền bắc cũng phối hợp giáng trả không quân và hải quân Mỹ những đòn đích đáng,. Ngày 5 tháng 8 năm 1964, 8 máy bay Mỹ bị hạ và tên lái máy bay Mỹ đầu tiên bước vào trại giam. Bốn tháng đầu năm 1965, hơn 440 máy bay Mỹ bị hạ, trong đó có 12 chiếc bị hạ bằng súng trường của dân quân tự vệ. Cuộc chiến tranh của nhân dân ta chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ được đẩy mạnh, miền Bắc tiếp tục những bước tiến lên. Con đường vận tải chiến lược Trường Sơn vẫn được mở rộng và kéo dài vào khu 5 và Tây Nguyên. ý chí và quyết tâm chống Mỹ cứu nước, giải phóng miền nam của nhân dân ta chẳng những không hề bị giảm sút mà càng được củng cố vững chắc. Ở Lào, đế quốc Mỹ và tay sai phá hội nghị ba phái (ngày 17 tháng 4 năm 1964), dùng bọn Cu Pra-xít và Xi-hổ làm đảo chính ở Viêng Chăn, buộc chính phủ Phu-ma giao quyền cho phái hữu. Chúng mở nhiều cuộc hành quân lấn chiếm đường số 9, đường số 12, Cánh Đồng Chum, đặc biệt chúng sử dụng không quân Mỹ ném bom vùng giải phóng Lào. Nhưng chúng đã bị lực lượng vũ trang cách mạng Lào và quân tình nguyện Việt Nam đánh bại, phải chạy khỏi Cánh Đồng Chum, Tha Thơm. Tháng 3 năm 1965, sau khi cho tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng, chính phủ tiếp tục gửi nhiều tiểu đoàn chiến đấu khác vào trực tiếp tham chiến ở miền nam Việt Nam, đồng thời đẩy mạnh cuộc chiến tranh không quân đánh phá miền bắc và dọc đường hành lang chiến lược Trường Sơn của ta hòng ngăn sự chi viện của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn. Trên chiến trường miền nam, quân và dân ta tiếp tcj mớ cuộc tiến công mùa hè thanứg lợi giòn giã. Ở ba Gia (Quảng Ngãi) một trung đoàn tăng cường của ta tiêu diệt gọn một chiến đoàn quân nguỵ (gồm 3 tiểu đoàn) sau 14 giờ liên tục chiến đấu. Đấy là một trận đánh tiêu diệt, đạt hiệu suất cao, đánh dấu một bước tiến mới về trình độ đánh tiêu diệt của chủ lực ta đối với chủ lực quân đội nguỵ ở chiến trường đồng bằng khu 5. Ở miền đông Nam Bộ, bộ đội chủ lực miền mở chiến dịch tiến công Đồng Xoài thắng lớn1 . Chiến thắng Đồng Xoài của quân và dân miền đông Nam Bộ có ý nghĩa chiến thuật, chiến dịch và chính trị to lớn, đẩy địch vào thế bị động hơn nữa, tạo điều kiện cho quân và dân ta phát triển thế chủ động tiến công, đua cuộc chiến tranh cách mạng miền nam lên một quy mô lớn hơn. “ Quốc sách ấp chiến lược” của Mỹ - nguỵ đã bị phá sản. Chính quyền nguỵ suy yếu. Quân đội nguỵ đang bị tiêu diệt từng tiểu đoàn, chiến đoàn, trung đoàn, kể cả lực lượng tổng dự bị, đã đứng trước sự sụp đổ không thể tránh khỏi. Cuộc “ chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền nam Việt Nam được đẩy đến mức cao nhất bị 10 [...]... hai miền, đặt so sánh thế và lực hai bên trong bối cảnh thời đại Trên cơ sở đó mà xác định quyết tâm chiến lược Trong lĩnh vực quân sự, lực là cơ sở của thế, thế là phản ánh của lực – bao giờ cũng là thế của một lực nhất định Thế nói lên trạng thái, khả năng và xu thế vận động của lực trong thực tiễn Thế phản ánh hết quả sự thi đua về nỗ lực chủ quan của hai bên trong việc chỉ đạo và sử dụng, điều động... phân tíc cặn kẽ một vấn đề: Một là, chúng ta thấy rằng đế quốc Mỹ đưa quân chiên đấu vào miền Nam trong lúc ở trong tình thế đã bị thất bại trong chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”, trung lúc nguỵ quân và nguỵ quyền đang có nguy cơ tan rã và sụp đổ Còn cách mạng và chiến tranh cách mạng miền nam thì đang ở trong thế tiến công cả về hai mặt chính trị và quân sự, phát triển mạnh mẽ thê thắng, thế chủ động... cuộc chiến tăng lên rõ rệt so với thời kỳ tác chiến với quân nguỵ ta gặp khó khăn trong việc giữ quyền chủ động từ đầu đến cuối chiến dịch hoặc ngay trong một trận chiến đấu Tỷ lệ thương vong của ta cao hơn, không phải trong lúc giáp chiến và do hoả khí bộ binh, mà chủ yếu do hoả lực không quân và pháo binh địch gây ra trong quá trình lui quân, tập kết Nhiều trường hợp quân Mỹ dùng máy bay lên thẳng... Sau này, trong phần tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Báo cáo chính trị của Ban chấp hành trung ương Đảng do đồng chí Lê Duẩn trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, có nêu rõ: Trong một cuộc chiến tranh của nước Mỹ vừa đánh vừa dò, vừa đánh vừa thí nghiệm các chiến lược, chiến thuật 21 của chúng, một cuộc chiến tranh leo thang từng bứớc, không có tiền lệ trong. .. duy nhất đúng trong tình hình so sáng lực lượng đương thời Quyết tâm đó và chủ trương đó được khắc hoạ tập trung trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 Ban chấp hành trung ương Đảng ta - một nghị quyết lịch sử Nó mang sức nặng và chiều sâu của tinh hoa truyền thống 4.000 năm Nó kết tinh ý chí, trí tuệ, sức sáng tạo của nhân dân Nó mở đầu sự ra đời của thiên anh hùng ca mới của nhân dân ta trong thế kỷ... đai Củ Chi trong 250 ngày đã diệt 4.4384 tên Mỹ, phá huỷ 105 xe quân sự, bắn rơi 12 máy hay địch Trong thời gian đó, bộ đội đại phương cũng nêu khẩu hiệu: đưa lực lượng ra phía trước để “ tìm Mỹ mà diệt” Đêm 27 rạng ngày 28 tháng 5, hai tiểu đoàn thuộc quân khu 5, có một 29 bộ phận đặc công phối hợp, tổ chức tiến công tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ chiếm đóng vùng An Tân (Tam Kỳ - Quảng Nam) Trong trận... lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, Mỹ phải tự hạn chế trong cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân và hải quân, chưa dám mạo hiểm mở rộng chiến tranh bằng lục quân Tuy vậy, ngay từ đầu ta vẫn cảnh giác tính toán và chuẩn bị đề phòng Có thể vì họ ngại phải đương đầu với cả hệ thống các nướ xã hội chủ nghĩa, sợ sẽ bị cô lập hơn và thất bại lớn hơn Cho nên sức mạnh mà Mỹ có thể sự dụng trong. .. thất bại về chiến thuật sau những thiệt hại nặng nề, chủ yếu do quân Mỹ gây ra trong các trận Vạn Tường, Plây-me, Bầu Bàng, Dầu Tiếng Họ biết ta đã mở đường hành lang mới qua vĩ tuyến 17 để chuẩn bị đánh lớn trong mùa khô, nhưng vẫn không tin rằng ta có thể vượt qua được những khó khăn về mặt hậu cần Cho nên, họ dự kiến là trong năm 1966, quân ta chỉ có khả năng tiến công ở một vài khu vực để cầm chân... war).Mỹ cho rằng chiến tranh hạn chế giải quyết được những nhiệm vụ chính trị bộ phanạ và vì thế ít có khả năng lôi kéo các nước khác, nhất là các nước lớn trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, tham gia.Nhờ vậy, nước Mỹ có thể tạo được cái mà họ gọi là ưu thế trong từng cuộc chiến tranh đó để giành thắng lợi về quân sự một cách nhanh chóng và đạt được mục tiêu chính trị bộ phận, thực hiện những đòn phản công... còn lực lượng vùng chiếm đóng của chúng bị thu hẹp còn lực lượng cách mạng miền nam thì đang lớn mạnh nhanh chóng về mọi mặt Đặc biệt, trong mấy tháng đầu năm 1965, kể từ ngày các tiểu đoàn lính thuỷ đánh bộ Mỹ đổ quân vào Đà Nẵng, chúng đã liên tiếp bị đánh thiệt hại Trong khi đó cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân đối với miền Bắc bị giáng trả những đòn đau Vì vậy, dù đế quốc Mỹ đưa vào mấy chục . hùng ca vĩ đại của chiến tranh nhân Việt Nam trong thế kỷ XX, đồng thời cũng là một trong những tranh chói lọi trong lịch sử của nhân dân cách mạng thế giới. ta thấy rằng đế quốc Mỹ đưa quân chiên đấu vào miền Nam trong lúc ở trong tình thế đã bị thất bại trong chiến lược “ chiến tranh đặc biệt”, trung lúc nguỵ

Ngày đăng: 04/11/2013, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w