Từ giữa thế kỷ XII, sau khi quyền thống trị rơi vào tay đẳng cấp võ sĩ, một cơ chế chính trị, quan hệ kinh tế theo những nguyên tắc quân sự đã đợc thiết lập, tạo nên những thay đổi cơ bản trong cơ cấu kinh tế, quan hệ xã hội thời kỳ Nhật Bản phong kiến cổ trung mà điển hình là sự xuất hiện của chế độ kinh tế lãnh địa, bằng chứng cho thấy Nhật Bản đã trở thành một nớc "phong kiến hoàn hảo".
Thắng lợi của gia đình Minamôtô đã đánh dấu sự suy giảm thực sự quyền lực chính trị của hoàng đế và mở ra thời đại phong kiến của các tớng quân trị vì suốt bảy thế kỷ.
Năm 1192 sau khi giành thắng lợi Yôritômô ngời đứng đầu gia đình Minamôtô đã lập ra chính phủ quân sự ở Camacra và nắm một số quyền lực hành chính mà trớc đó do hoàng đế ở Kyôtô đảm nhiệm, chống lại cái mà nó coi là sự suy đồi của Kyôtô trong việc vun đắp hoà bình. Chính phủ quân sự ở Osaca đã khuyến khích sự khắc khổ và theo đuôi nghệ thuật quân sự, rèn luyện võ nghệ để khôi phục sự kiểm soát thực sự trên khắp đất nớc Nhật, đặc biệt là đối với các lãnh chúa cứng đầu, cứng cổ ở tỉnh xa. Chính những chính sách quân sự của chính quyền Mạc phủ mà trong suốt thời kỳ này ngời Mông Cổ đã hai lần tấn công miền Bắc đảo Kius (1274-1281) mặc dù vũ khí có hạn chế song các chiến binh Nhật Bản đã giữ vững trận địa không cho quân giặc vào sâu trong nội thành.
Cùng bắt đầu 1192 khi chế độ Mạc phủ đợc xác lập quan hệ bậc thang đẳng cấp đợc quy định rõ ràng: Thiên hoàng, lãnh chúa và võ sĩ nói chung đồng nghĩa với nó là từ thời Mạc phủ Camacra trở đi chế độ phong kiến phát triển không giống nh trớc kia mà nó phát triển gần giống nh chế độ phong kiến ở Tây Âu. Mạc phủ u đãi, giành nhiều đặc ân cho tầng lớp võ sĩ thuộc dòng họ mình để củng cố cơ sở xã hội vững chắc cho chính quyền mới, thủ đoạn chính thờng thấy ở những kẻ cầm đầu cho dòng họ dới thời Mạc phủ là dùng chiêu bài của Thiên hoàng, h vị của tớng quân dòng họ cũ để củng cố thế lực dòng họ mình, các tớng quân chú trọng tạo nên tầng lớp ch hầu trung thành quản lý và kìm chế chặt chẽ họ, buộc họ phải phục vụ
cho chính quyền mới theo một trật t nghiêm ngặt, đồng thời các Mạc phủ cũng tăng cờng xây dựng cho mình một cơ sở kinh tế, xã hội vững chắc, làm cho cơ chế kinh tế, chính trị xã hội của xã hội phong kiến Nhật Bản cổ trung từ 1192 có nhiều biến chuyển.
Khi Yôshimisu lên cầm quyền, tổng chấn các tỉnh đợc thay thế bằng các thủ lĩnh quân sự, không bao lâu những ngời này lại trở thành tầng lớp chúa đất mới, có quyền hành lớn đối với các thái ấp. Họ có nhiều thủ đoạn chiếm lĩnh đất đai và mặt nhiên đã phá vỡ hệ thống thái ấp, các thủ lĩnh quân sự nh những chúa đất thực sự, trên thực tế họ đợc quyền chiếm cứ quyền lực ở các tỉnh và là những ngời trung thành với tớng quân Asicaga. Những thủ lĩnh quân sự đồng thời cũng là tầng lớp địa chủ phong kiến lớn của thế kỷ XVII.
Sau cuộc xâm lợc của Mông Nguyên, do nguồn tài chính của Mạc phủ bị kiệt quệ, su cao thuế năng trút lên đầu nông dân, trớc hết là tầng lớp trung thành với chính quyền Mạc phủ. Một xã hội mà nền tàng vững chắc dựa vào giới quân dân rơi vào tình thế sụp đổ hoàn toàn, các gia đình thuộc tầng lớp quân nhân mới theo đuổi quyền lợi riêng của mình hơn là trung thành với chính quyền Mạc phủ. Ngời ta không còn trung thành tuyệt đối với quý tộc thờng làm chúa tể nh trớc. Chế độ kế thừa tài sản, đất đai cũng thay đổi, quyền thừa kế tài sản, đất đai thay đổi đã hình thành một tầng lớp mới, những điền chủ ở nông thôn chiếm cứ những vùng đất không lớn, không còn phụ thuộc vào giới đại điền chủ nh trớc mà có khuynh hớng độc lập trên lãnh địa của mình. Chính họ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp thế kỷ XIV, XV, và cũng trong thời kỳ này xuất hiện quá trình giải phóng nông dân, hình thành giai cấp nông dân độc lập và có quyền sở hữu ruộng đất. Vào thế kỷ XV giai cấp nông dân độc lập đã đủ sức trởng thành, họ lập ra những phờng hội để tự bảo vệ cho nhau, nhất là trong thời kỳ đất nớc rối ren, chính quyền Trung ơng không còn khả năng bảo vệ họ, họ tự hoạt động để bảo vệ quyền lợi của mình. Khoảng thế kỷ XV những cuộc nổi dậy của nông dân đã lên đến đỉnh cao, đợc tổ chức tơng đối chặt chẽ. Ngời nông dân đã có vai trò lớn trong thời kỳ lịch sử đơng thời.
Qua những cuộc nổi dậy đòi ruộng đất, một giai cấp nông dân mới hình thành đấu tranh cho độc lập vì thế mà vị thế của các đẳng cấp dờng nh đợc quy định chặt chẽ cũng không thể tránh khỏi những xáo trộn nhất định.
Sự biến chuyển thang bậc của đẳng cấp đặc biệt là sự đan xen giữa các tầng lớp trong cùng một đẳng cấp là một hiện tợng xã hội đáng chú ý ở thời kỳ này.
Là một nớc châu á, cơ sở kinh tế chủ yếu dựa vào sản phẩm nông nghiệp tự nhiên, trong tiến trình phát triển của lịch sử Nhật Bản, ruộng đất và quyền sở hữu ruộng đất bấy giờ cũng là vấn đề cốt yếu nhất của mọi chính quyền. Sự tranh chấp về quyền sở hữu ruộng đất chính là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến cuộc đấu tranh giành quyền lợi, quyền lực giữa chính quyền quý tộc Trung ơng với các hào tộc địa phơng thời trung đại. Sự xuất hiện của đẳng cấp Xamurai trong lịch sử Nhật Bản cũng nh quá trình vơn lên giành địa vị thống trị cao nhất của đẳng cấp này suy cho đến cùng cũng là bắt nguồn từ cuộc đấu tranh gay gắt về quyền sở hữu ruộng đất. Đến thời kỳ chiến quốc Nôbunaga và Hiđêyôsi luôn có ý thức sâu sắc về tình trạng phân tán ruộng đất ở Nhật Bản.
Hai ông đã có chủ trơng thâu tóm ruộng đất từ tay các lãnh chúa để từ đó xây dựng những cơ sơ cần thiết cho sự tồn tại lâu bền của nền thống nhất quốc gia và lần đầu tiên ranh giới giữa các làng (nurai) đợc khẳng định, vai trò của các làng đợc đề cao với t cách là một đơn vị hành chính thấp nhất, nhng lại có trách nhiệm cụ thể nhất trong việc thu thuế, duy trì trật tự an ninh trong sự quản chế trực tiếp của lãnh chúa. Sự phát triển của kinh tế hàng hoá và những nhân tố xã hội mới đã khiến cho không gian kinh tế cũng cơ tầng xã hội nông thôn truyền thống không ngừng biến đổi. Tiền tệ ngày càng thâm nhập mạnh vào kinh tế nông nghiệp và đời sống nông thôn. Trong điều kiện đó nền nông nghiệp kiểu mẫu của nớc Nhật sẽ bị chấm dứt. Những điều kiện sinh hoạt kinh tế chật hẹp của nền nông nghiệp sẽ bị tan rã.
Các thời kỳ Mạc phủ, tuy có sự khác nhau trong việc xây dựng cơ cở tồn tại cho chính quyền, nhng tất cả các Mạc phủ đều phải duy trì một nền kinh tế giống nhau đó là trang viên phong kiến, mang tính chất tự cung tự cấp. ở mỗi trang viên phong kiến đã có đầy đủ các thành phần kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trong trang viên, không có hoạt động giao lu buôn bán bên ngoài. Ngoài ra, các trang viên còn có lực lợng quân sự riêng đó là võ si Xamurai, võ si đợc coi nh lực lợng quân đội bảo vệ lãnh địa của mình đợc an toàn. Nh vậy toàn bộ thời kỳ các Mạc phủ đều có nền kinh tế hớng nội, không có trao đổi buôn bán, đến thời
kỳ Tôcgaoa chế độ phong kiến phát triển đến đỉnh cao. Nhng chính sự phát triển ấy đã phá vỡ dần cơ sở xã hội, kinh tế của chính chế độ phong kiến.
Ngoài nền kinh tế nông nghiệp thì công nghiệp, thủ công nghiệp, th- ơng nghiệp đã rất phát triển. Sự phát triển ấy ngày càng mạnh mẽ và đã vợt ra ngoài kinh tế phong kiến, ngời lao động hớng tới thu nhập bằng nghề buôn bán, giao lu buôn bán đã hoạt động nhộn nhịp. Trong xã hội đã có những ngời cho vay nặng lãi, các lãnh chúa và võ sĩ chạy theo sự xa xỉ ngày càng cần nhiều tiền ăn chơi, đó cũng là lúc quá độ từ tô hiện vật sang tô tiền. Tầng lớp Đaimiô và võ sĩ ngày càng phụ thuộc vào bọn đầu cơ, bọn cho vay nặng lãi. Biểu hiện rõ nhất của sự giải thể xã hội phong kiến là sự xuất hiện công trờng thủ công t bản chủ nghĩa tức là trong xã hội phong kiến đã xuất hiện quan hệ phong kiến t bản chủ nghĩa.
Những biến động trong nền kinh tế đã làm xáo trộn các quan hệ cộng đồng truyền thống, là nguyên nhân căn bản dẫn đến các cuộc nổi dậy của nông dân thời kỳ này.
Có thể nói nền kinh tế tiền tệ đã thơng mại hoá các quan hệ xã hội. Tình trạng bần cùng hoá của tầng lớp võ sĩ là một trong những nguyên nhân làm rung chuyển thiết chế chính trị phong kiến, thu nhập hàng năm mà ngời võ sĩ nhận đợc không chỉ là nguồn sống cho bản thân, gia đình mà còn chứa đựng trong đó lòng biết ơn mà họ phải đền đáp bằng sự phục vụ tận tuỵ và đôi khi đôi khi ngay cả tính mạng của mình thì giờ đây trong nhiều trờng hợp khoản chu cấp đó chỉ đợc coi là sự trả ơn thuần tuý, không ít các Xamurai trong lúc đang phục vụ cho chủ này vẫn tìm cách đến với chủ khác với hy vọng kiếm đợc nguồn thu nhập cao. Điềuđó đã làm cho chế độ phong kiến Nhật Bản thời kỳ cổ trung có nhiều biến đổi, từng bớc làm thay đổi thiết chế xã hội hiện hành.
Với những chính sách của các thời kỳ Mạc phủ, có thể nói cùng với việc làm thay đổi các thiết chế xã hội thì ở một mức độ nhất định nó cũng góp phần nâng cao trình độ dân trí và thúc đẩy quá trình thức tỉnh dân tộc. Việc mở rộng phạm vi giáo dục cho tất cả các đẳng cấp xã hội đã làm sản sinh ra một đội ngũ trí thức đông đảo mang tiêu chuẩn mới.
Cuối thời kỳ Tôcgaoa, chính quyền Êđô ngày càng nhận thức rõ hơn thực trạng của đất nớc, và đã cố gắng đa ra nhiều chính sách mới để đối phó với những khó khăn về kinh tế, chính trị nhng tất cả những nổ lực đó đã không đem lại kết quả hữu hiệu nào. Những năm cuối cùng của thời kỳ Tôcgaoa, xã hội Nhật Bản ngày càng chuyển động với vận tốc lớn. Sự tồn
vong của dân tộc trớc hiểm hoạ phơng Tây đã thôi thúc toàn thể xã hội tham gia phong trào cải cách trong khi nông dân thực chất hãy còn cha đủ sức và lực vơn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo. Đẳng cấp thơng nhân, nhất là các thơng nhân tài chính có quyền lợi gắn liền với chế độ Mạc phủ còn do dự hoặc bị chôn vùi dới làn sóng cải cách thì các Xamurai đặc biệt là các võ sĩ cấp tiến từ các Han với ý thức dân tộc và tinh thần hiệp sĩ Nhật Bản đã đóng vai trò quan trọng nhất trong việc lật đổ phong kiến.
Họ đã nhanh chóng nắm bắt những mô hình phát triển tiên tiến, các thành tựu khoa học, kinh tế phơng Tây để đa Nhật Bản sớm hoà nhập với b- ớc tiến chung của lịch sử nhân loại.
Có thể nói đến giữa thế kỷ XIX, trong xã hội Nhật Bản đã diễn ra những chuyển biến hết sức sâu sắc. Trên cơ sở sự phát triển công thơng nghiệp, thành thị đã trở thành nơi hội tụ những nhân tố mới trong đời sống kinh tế Nhật Bản, nơi tập trung đông đảo đội ngũ trí thức, tầng lớp t sản mới và cả giới võ sĩ cấp tiến sẵn sàng đón nhận những tri thức khoa học, t tởng hiện đại,đa Nhật Bản hoà nhập vào sự phát triển chung của thế giới.
Cùng với các nhân tố kinh tế, chính trị khác, những lực lợng, t tởng, vật chất đợc chuẩn bị trong các thành thị và một số lãnh địa đã phá vỡ khuôn khổ hạn hẹp của thể chế phong kiến và đa chế độ này đến diệt vong. Đến 1868, ngời Nhật đã hoàn toàn thay đổi đờng lối và đã giành toàn bộ nghị lực cho việc chiếm lĩnh công nghiệp phơng Tây, đa cuộc cải cách t sản Nhật Bản đến thành công.
Sự phát triển của lực lợng sản xuất đã vợt ra ngoài khuôn khổ của quan hệ sản xuất phong kiến. Sự phá sản của tầng lớp nông dân đã làm phá vỡ dần cơ sở xã hội của chế độ phong kiến, sự tớc đoạt kiểu phong kiến của chế độ độc tài Sôgun càng thúc đẩy chế độ phong kiến Nhật Bản giải thể nhanh chóng. Song xét về thực tế xã hội Nhật Bản, sự hình thành hai chính quyền cùng song song tồn tại đã làm cho chế độ phong kiến Nhật Bản phát triển một cách hoàn hảo. Bên cạnh sự hoàn hảo đó chính quyền Mạc phủ cũng từng bớc phá vỡ quy luật phát triển của xã hội phong kiến đặc biệt dới triều đại Tôcgaoa. Với 267 năm tồn tại và phát triển, nhiều nhân tố kinh tế, xã hội mới đã nảy sinh, các nhân tố kinh tế, xã hội đó đã tạo nên tiền đề và động lực hết sức quan trọng để Nhật Bản có thể tiến hành cuộc cải cách xã hội rộng lớn đồng thời đảm bảo những cơ sở cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của một nhà nớc t sản đầu tiên ở châu á.