Phép biện chứng duy vật và vấn đề phát triển KT
LỜI GIỚI THIỆUTrong xu thế toàn cầu hoá quốc tế hoá hiện nay, các quốc gia trên thế giới ở mức độ này hay mức độ khác đều tuỳ thuộc lẫn nhau, có quan hệ qua lại với nhau. Vì thế nước nào đóng cửa với thế giới là đi ngược lại xu thế của thời đại và khó tránh khỏi bị rơi vào lạc hậu, trái lại mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế tuy có phải trả giá nhất định song đó là yêu cầu tất yếu hướng tới sự phát triển của mỗi nước, mỗi quốc gia. Đứng trước yêu cầu ngày càng cấp bách đó, Đại hội Đảng IX đã đưa ra văn kiện về vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay đặt vấn đề xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là hoàn toàn đúng đắn và chính xác. Hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau, bổ sung cho nhau nhằm phát triển nền kinh tế nước ta ngày càng vững mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.Trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến tôi viết bài tiểu luận này với mong muốn mọi người có một cách nhìn sâu sắc hơn, cặn kẽ hơn, toàn diện hơn về những nguy cơ thách thức cũng như thời cơ khi chúng ta tham gia vào quá trình hội nhập kết hợp với xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, và ảnh hưởng qua lại giữa việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khuôn khổ hạn hẹp của một bài tiểu luận tôi không thể trình bày tất cả các vấn đề liên quan đến việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và hội nhập kinh tế quốc tế mà chỉ có thể đi sâu vào nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa chúng đồng thời đưa ra những giải pháp, những kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện đường lối xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.1 Lời cảm ơnTôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Anh đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành bài tiểu luận này.Đồng cảm ơn thư viện trường Đại học Kinh tế quốc dân đã giúp tôi thu thập các tài liệu liên quan đến bài tiểu luận này.2 CHƯƠNG IPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN1. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT LÀ KHOA HỌC VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.1.1. Phép biện chứng duy vậtQuan điểm duy vật biện chứng không chỉ khẳng định bản chất vật chất, tính thống nhất vật chất của thế giới, mà còn khẳng định các sự vật, hiện tượng trong thế giới luôn tồn tại trong sự liên hệ, trong sự vận động và phát triển không ngừng theo những quy luật vốn có của nó. Làm sáng tỏ những vấn đề đó là nội dung cơ bản của phép biện chứng. Chính vì vậy, Ph.Ănghen đã khẳng định rằng phép biện chứng là lý luận về mối liên hệ phổ biến, là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy. V.I. Lênin nhấn mạnh thêm: Phép biện chứng là học thuyết sâu sắc nhất, không phiến diện về sự phát triển.1.2. Nội dung của phép biện chứng duy vật 1.2.1. Hai nguyên lý cơ bản: - Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến- Nguyên lý về sự phát triển 1.2.2. Các cặp phạm trù cơ bản:- Cái riêng - cái chung- Bản chất - hiện tượng- Tất nhiên - ngẫu nhiên- Nội dung - hình thức- Nguyên nhân - kết quả- Khả năng - hiện tượng1.2.3. Ba quy luật cơ bản:- Từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại.- Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập.- Quy luật phủ định của phủ định.3 2. MỘT TRONG HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬTNguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Trên cơ sở kế thừa các giá trị về tư tưởng biện chứng trong kho tàng lý luận của nhân loại, đồng thời khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên thế kỷ XIX (khoa học về các quá trình, về nguồn gốc, về mối liên hệ và sự phát triển) phép biện chứng duy vật đã phát hiện ra nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong thế giới, coi đây là đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật.2.1. Khái niệm:- Liên hệ: Là sự quy định lẫn nhau , tác động lẫn nhau giữa các yếu tố trong cùng một sự vật hoặc giữa các sự vật hiện tượng của nhau.- Liên hệ phổ biến: Là những mối liên hệ tồn tại một cách phổ biến cả trong tự nhiên xã hội và tư duy. Mối liên hệ phổ biến mang tính chất bao quát, nó tồn tại thông qua những mối liên hệ đặc thù của sự vật, nó phản ánh tính đa dạng và tính thống nhất của thế giới.2.2. Nội dung nguyên lý:- Triết học Mác khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối liên hệ phổ biến, không có sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách biệt lập mà chúng tác động đến nhau ràng buộc quyết định và chuyển hoá lẫn nhau. Các mối liên hệ trong tính tổng thể của nó quy định sự tồn tại vận động, biến đổi của sự vật. Khi các mối liên hệ thay đổi tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi sự vật.2.3. Ý nghĩa của nguyên lý2.3.1. Cơ sở khoa học của quan điểm toàn diện:- Trong nhận thức và hoạt động phải xem xét sự vật trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ, nhiều mặt, nhiều yếu tố vốn có của nó kể cả các quá trình, các giai đoạn phát triển của sự vật cả trong quá khứ hiện tại và tương lai. Có như vậy mới nắm được thực chất của sự vật. Khi tuân thủ nguyên tắc này chủ thể tránh được sai lầm cực đoan phiến diện một chiều.4 - Không được đồng nhất và san bằng vai trò của các mối liên hệ của các mặt sự vật. Phải phản ánh đúng vai trò của từng mặt, từng mối liên hệ. Phải rút ra được những mối liên hệ bản chất nhất chủ yếu của sự vật khi tuân thủ nguyên tắc này con người sẽ tránh được sai lầm nguỵ biện và chiết trung.2.3.2. Cơ sở khoa học của quan điểm lịch sử cụ thể- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất tồn tại vận động phát triển bao giờ cũng diễn ra trong những hoàn cảnh cụ thể, trong không gian và thời gian xác định. - Điều kiện: Không gian và thời gian có ảnh hưởng tới đặc điểm tính chất sự vật. Cùng là một sự vật nhưng ở trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau sẽ có những tính chất khác nhau.Yêu cầu:Khi nghiên cứu xem xét sự vật hiện tượng phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể, trong không gian thời gian xác định mà nó đang tồn tại vận động và phát triển đồng thời phải phân tích vạch ra ảnh hưởng của điều kiện hoàn cảnh của môi trường đối với sự tồn tại của sự vật, đối với tính chất của sự vật và đối với xu hướng vận động và phát triển của nó.- Khi vận dụng một lý luận nào đó vào trong thực tiễn cần phải tính đến điều kiện cụ thể của nơi vận dụng tránh bệnh giáo điều dập khuôn, máy móc, chung chung.3. TẠI SAO PHẢI VẬN DỤNG PHÉP BIỆN CHỨNG VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀO PHÂN TÍCH MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.Sau khi nghiên cứu kỹ phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biên ta dễ ràng nhận ra rằng sự vật hiện tượng luôn có mối liên hệ mật thiết với nhau chuyển hoá lẫn nhau hay nói cách khác mọi sự vật hiện tượng tồn tại phải có mối liên hệ với các sự vật hiện tượng khác chứ không thể tồn tại một cách tách biệt độc lập. Sở dĩ các sự vật hiện tượng có mối liên hệ với nhau là vì chúng là biểu hiện của vật chất vận động. Có nguồn gốc chung từ vật động mà khi sự vận động có nghĩa là có mối liên hệ và các mối liên hệ của sự vật là cái khát quan vốn có của sự vật. Chính vì vậy khi xem xét việc xây dựng 5 nền kinh tế độc lập tự chủ chúng ta không thể tách rời khỏi việc hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. Hơn nữa theo quan điểm toàn diện khi xem xét một sự việc hiện tượng mà cụ thể ở đây việc xây dựng độc lập tự chủ chúng ta phải xem xét nó trong tính toàn vẹn của nhiều mối liên hệ khác nhau, nhiều mặt khác nhau mà cụ thể đây là ảnh hưởng của việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế và ngược lại. Có như vậy chúng ta mới nắm được thực chất của sự vật mới tránh được những sai lầm cực đoan phiến diện một chiều. Đặc biệt đây lại là những vấn đề rất cấp bách đặt ra đối với chúng ta khi tham gia quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá. Chỉ có thể dựa trên nguyên lý mối liên hệ phổ biến mới có thể giúp chúng ta nhìn sâu hơn, hiểu sâu hơn về vấn đề mà mình đang nghiên cứu. Hơn nữa cũng theo quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét một sự vật hiện tượng nào đó ta phải đặt nó trong hoàn cảnh cụ thể không gian cụ thể. Vấn đề chúng ta đang nghiên cứu ở đây cần được đặt trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, tình hình kinh tế nước ta hiện nay để thấy rõ hơn được ảnh hưởng của tình hình thế giới, tình hình trong khu vực, tình hình trong nước đối với việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ kết hợp với hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì vậy dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến sẽ giúp chúng ta có một cách nhìn cặn kẽ hơn, tổng quát hơn. Chẳng hạn liệu hội nhập kinh tế quốc tế có phải là một xu thế tất yếu không, hội nhập có phải là hoà tan hay không, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ như thế nào cho phù hợp với tình hình hiện nay, phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế… Tất cả những vấn đề đó chỉ có thể giải đáp khi chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề chúng ta đang nghiên cứu dựa trên nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Từ đó ta có thể thấy rõ hơn tâm quan trọng của phép biện chứng mối liên hệ phổ biến.Ở chương II, chương III chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu rõ hơn, cặn kẽ hơn về mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế trên cơ sở phép biện chứng về mối liên hệ phổ biến.6 CHƯƠNG IIXÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾTHỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC1. XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ Có ý kiến cho rằng, trong điều kiện “toàn cầu hóa” nền kinh tế, mở cửa hội nhập mà lại đặt vấn đề xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là thiếu nhạy bén, không thức thời, thậm chí là bảo thủ, tư duy kiểu cũ. Thế giới bây giờ là một thị trường thống nhất, cần thứ gì thì mua, thiếu tiền thì đi vay, sao lại chủ trương xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ (?!)Nói như vậy mới nghe qua thì thấy có vẻ có lý, nhưng nếu suy ngẫm kỹ thì thấy không có cơ sở khoa học, vì nó quá ư giản đơn và phiến diện. Chúng ta biết rằng, độc lập tự chủ là một xu thế phát triển của thế giới. Trong điều kiện “toàn cầu hóa”, liên doanh, liên kết rất đa dạng và phức tạp như hiện nay lại càng phải giữ vững tính độc lập tự chủ.Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ không chỉ xuất phát từ quan điểm, đường lối chính trị độc lập tự chủ mà còn là đòi hỏi của thực tiễn, nhằm bảo đảm độc lập tự chủ vững chắc về chính trị, bảo đảm phát triển bền vững và có hiệu quả cho chính ngay nền kinh tế, cho việc mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế. Khi đã có độc lập tự chủ về chính trị thì nội dung cơ bản của độc lập tự chủ của một quốc gia là có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ hay không. Đây là kinh nghiệm của nước ta và cũng là kinh nghiệm của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vả chăng, nước ta phát triển kinh tế để đi lên chủ nghĩa xã hội, bối cảnh quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, các lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội thường xuyên tìm cách ngăn cản và chống phá sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Nếu không xây dựng một nền kinh tế độc lập tự chủ thì dễ bị lệ thuộc, bị các thế lực xấu, thù địch lợi dụng vấn đề kinh tế để lôi kéo, hoặc khống chế, ép buộc chúng ta thay đổi chế độ chính trị, đi chệch quỹ đạo của chủ nghĩa xã hội. Nói cách khác, có xây dựng được nền kinh tế độc lập tự chủ thì mới tạo được cơ sở 7 kinh tế, cơ sở vật chất - kỹ thuật của chế độ chính trị độc lập tự chủ. Độc lập tự chủ về kinh tế là nền tảng vật chất để bảo đảm cho sự độc lập tự chủ bền vững về chính trị. Không thể có độc lập tự chủ về chính trị nếu bị lệ thuộc về kinh tế. Độc lập tự chủ về kinh tế được đặt trong mối quan hệ biện chứng với độc lập tự chủ về các mặt khác sẽ tạo ra sự độc lập tự chủ và sức mạnh tổng hợp của một quốc gia.1.1. Thế nào là nền kinh tế độc lập tự chủ ?Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế không bị lệ thuộc, phụ thuộc vào nước khác, người khác, hoặc vào một tổ chức kinh tế nào đó về đường lối, chính sách phát triển, không bị bất cứ ai dùng những điều kiện kinh tế, tài chính, thương mại, viện trợ . để áp đặt, khống chế, làm tổn hại chủ quyền quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc.Nền kinh tế độc lập tự chủ là nền kinh tế trước những biến động của thị trường, trước sự khủng hoảng kinh tế tài chính ở bên ngoài, nó vẫn có khả năng cơ bản duy trì sự ổn định và phát triển; trước sự bao vây, cô lập và chống phá của các thế lực thù địch, nó vẫn có khả năng đứng vững, không bị sụp đổ, không bị rối loạn.Bảo đảm độc lập tự chủ về kinh tế cũng có nghĩa là bảo đảm vững chắc định hướng xã hội chủ nghĩa và giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc trong công cuộc phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Không phải chờ đến khi có trình độ phát triển cao mới đặt vấn đề giữ vững độc lập tự chủ, mà ngay từ đầu, ngay bây giờ đã phải bảo đảm yêu cầu cơ bản về độc lập tự chủ, trước hết là về đường lối chính trị, các nguyên tắc cơ bản về phát triển kinh tế. Đương nhiên, xây dựng kinh tế độc lập tự chủ là một quá trình lâu dài, đi từ thấp đến cao, ngày càng hoàn chỉnh, ngày càng bền vững.Trong thời đại ngày nay, nói độc lập tự chủ về kinh tế không ai hiểu đó là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, mà đặt trong mối quan hệ biện chứng với mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia sự giao lưu, hợp tác và cạnh tranh quốc tế trên cơ sở phát huy tốt nhất nội lực và lợi thế so sánh của quốc 8 gia, từng bước xây dựng một cơ cấu sản xuất đáp ứng được cơ bản nhu cầu thiết yếu về đời sống của nhân dân và có khả năng trang bị lại ở mức cần thiết cho nhu cầu phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng - an ninh.1.2. Thực trạng nền kinh tế nước ta hiện nayTrước hết phải kể đến mức tăng trởng cao.Tổng sản phẩm trong nớc (GDP) trong thời kỳ 1991-2000 đã tăng bình quân hàng năm là 7,4%, theo đó tổng giá trị GDP đạt gấp đôi năm 1990, GDP theo đầu ngời tăng 1,8 lần.Nông nghiệp đạt tốc độ tăng trởng khá và toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Giá trị sản lợng toàn ngành tăng bình quân hàng năm 5,6%. Trong đó nông nghiệp tăng 5,4%, thuỷ sản tăng 9,1%, lâm nghiệp tăng 2,1%.Nổi bật nhất là sản 1ợng lơng thực tăng bình quân mỗi năm 1,1 triệu tấn. Sản lợng lơng thực năm 2000 đạt 34 triệu tấn, đa mức lơng thực bình quân đầu ngời từ 294,9 kg năm 1990 lên trên 436 kg năm 2000. Việt Nam từ nớc nhập khẩu lơng thực hàng năm, trở thành nớc xuất khẩu gạo thứ hai thế giới.Sản lợng của một số cây công nghiệp trong thời kỳ 1999-2000 đã tăng khá cao: cà phê tăng 4,7 lần, cao su 4,5 lần, chè tăng 2 lần, mía tăng 3 lần, bông tăng 9,7 lần.Sản lợng thuỷ sản tăng bình quân trong 10 năm là 8,85%: Giá trị sản l-ợng công nghiệp tăng bình quân trong 10 năm qua là khoảng 12,8 – 13%/nămCông nghiệp chế biến đã có tốc dộ tăng trởng khá và đã chiếm tới 60,6% giá trị toàn ngành công nghiệp năm 1999.Dầu khí có tốc độ tăng trởng cao nhất trong toàn ngành công nghiệp. Sản lợng dầu thô năm 2000 đã tăng gấp 6 lần so với năm 1990.Sản lợng điện phát ra năm 2000 so với năm 1990 đã tăng gấp 3 lần, sản lợng thép cán gấp 16 lần, xi măng gấp 5,3 lần, phân hoá học 4,2 lần, giầy dép da 14,9 lần, giầy vải 4,9 lần, bột giặt 4,6 lần, đờng 3,6 lần, bia 7,3 lần .Giá trị sản phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng trung bình hàng năm là 20%.9 Các ngành dịch vụ đã tăng trởng nổi bật trong các ngành thơng mại, du lịch, bu chính viễn thông.Giá trị hàng hóa bán ra trên thị trờng trong nớc năm 1999 đã gấp 11,3 lần năm 1990.Khách du lịch quốc tế từ 1992 đến 1997 đã tăng bình quân hàng năm là 26,5%. Mật độ điện thoại năm 1999 đã tăng 13,8 so với năm 1991 và là nớc có tốc độ phát triển viễn thông đứng thứ hai thế giới.Vận chuyển hàng hoá tăng bình quân trong 10 năm qua là 9,2%, vận chuyển hành khách - 14,25%.Hoạt động xuất khẩu cũng có mức tăng trởng nổi bật. Tổng kim ngạch xuất khẩu 10 năm qua đã tăng bình quân hàng năm 18,2%, tăng gấp 5,3 lần so với năm 1990. Tốc độ tăng trởng giá trị nhập khẩu bình quân hàng năm 10 năm qua là 17,5%. Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 2000 đã tơng đơng tổng GDP.Vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài (FDI) đã tăng rất đáng kể. Tính đến quý I năm 1999 đã có 2624 dự án đợc cấp giấy phép đầu t với tổng vốn đăng ký là 35,8 tỷ USD, nếu tính cả vốn bổ sung là 40,3 tỷ USD. Trong 10 năm qua, vốn FDI đã chiếm khoảng 28% tổng vốn đầu t toàn xã hội.Thứ hai, cơ cấu kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng nông, lâm, ng nghiệp trong GDP đã giảm từ 38,7% năm 1990 xuống còn 25,4% năm 1999; công nghiệp và xây dựng đã tăng từ 22,6% lên 34,9%; dịch vụ từ 35,7 lên 40,1%.Trong nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi đợc dịch chuyển theo h-ớng tăng tỷ trọng một số cây công nghiệp và ăn quả có tiềm năng xuất khẩu và sức cạnh tranh quốc tế nh cà phê, điều, chè, tiêu, rau quả, cao su ., tốc độ phát triển chăn nuôi tăng nhanh hơn trồng trọt.Trong công nghiệp, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao đã đợc xây đựng, nhiều ngành công nghiệp mới đã đợc hình thành nh ô tô, xe gắn máy, điện tử .10 [...]... quyền quốc gia và lợi ích dân tộc Tất cả là vì một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội 30 MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU LỜI CẢM ƠN CHƯƠNG I: PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN 1 Phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến 1.1 Phép biện chứng duy vật 1.2 Nội dung của phép biện chứng duy vật 2 Một trong... THAM KHẢO 1 Tập bài giảng triết học Mác - Lênin: Tập I: Chủ nghĩa duy vật biện chứng NXB Giáo dục 2 Triết học Mác - Lênin Chương trình sơ cấp và cao cấp Nhà xuất bản Giáo dục 3 Chủ nghĩa duy vật biện chứng - lý luận và vận dụng 4 Toàn cầu hoá kinh tế Dương Phú Hiệp, Vũ Văn Hà NXB KHXH, năm 2001 5 Việt Nam trên chặng đường đổi mới và phát triển kinh tế 6 Các tạp chí: Tạp chí Cộng sản: Số 24 (12-2000) Số... trong khi đó kinh tế Trung Quốc phát triển "ngoạn mục" ; Đông Á và Đông Nam Á phát triển nhanh vào bậc nhất thế giới trong những thập kỷ trước, vừa qua đã rơi vào suy thoái và nay đang hồi phục ; Nam Á và nhất là châu Phi 15 vẫn chưa thoát khỏi tình trạng trì trệ kéo dài ; kinh tế Mỹ La-tinh có khá hơn song cũng không ổn định "Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao,... nước công nghiệp phát triển, trước hết là Mỹ, do 16 có ưu thế về thị trường, nắm được tiến bộ khoa học - công nghệ, có nền kinh tế phát triển cao, đã ra sức thao túng, chi phối thị trường thế giới, áp đặt điều kiện đối với các nước chậm phát triển hơn, thậm chí dùng những biện pháp thô bạo như bao vây, cấm vận, trừng phạt, làm thiệt hại lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển Trước tình... ra năm 1997 ; vị trí các nước và các khu vực thay đổi theo hướng : kinh tế Mỹ phát triển nhanh và ổn định liên tục trong nhiều năm và đến 2002 bắt đầu suy giảm ; kinh tế Tây Âu hiện không còn phát triển nhanh như các thập kỷ trước ; kinh tế Nhật suy thoái chưa có lối ra ; các nước thuộc Liên Xô trước đây và Đông Âu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng và kéo dài ; vài năm gần đây đã tăng trưởng... kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững" Chủ trương hội nhập được đề ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường trước về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học - kỹ thuật, với những đặc điểm nổi bật sau : 2.2.1 Trong hơn một thập kỷ qua, kinh tế thế giới nhìn chung phát triển không ổn định và không đồng đều, về tốc độ thấp... lý của phép biện chứng: Nguyên lý về mối 1 2 3 3 3 3 4 liên hệ phổ biến 2.1 Khái niệm 2.2 Nội dung nguyên lý 2.3 ý nghĩa của nguyên lý 3 Tại sao phải vận dụng phép duy vật biện chứng về mối lien hệ phổ 4 4 4 5 biến vào phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với hội nhập kinh tế quốc tế CHƯƠNG II: XÂY DỰNG NỀN KINH TẾ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VỚI HỘI 7 NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI CƠ VÀ THÁCH... tiên phát triển công nghiệp nặng sang u tiên nhiều hơn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển kết cấu hạ tầng, các ngành xuất khẩu, các lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội Trong thời kỳ 1991-2000, vốn đầu t cho nông nghiệp và nông thôn tăng bình quân hàng năm là 22,9%, vốn đầu t phát triển cho kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc đã tăng bình quân hàng năm là 24,5%, vốn đầu t phát. .. từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới Mặt khác, cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu : suy thoái môi trường, bùng nổ dân số, nghèo đói, các bệnh tật hiểm nghèo, các vấn đề xã hội "xuyên quốc gia" , không một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được mà cần phải có sự hợp tác đa phương Tình hình trên làm nảy sinh và thúc đẩy xu thế hội nhập để phát triển Trong xu thế... an toàn năng lợng, môi trờng Về kinh tế - tài chính: trong quá trình phát triển, cần luôn luôn duy trì các cân đối kinh tế - tài chính vĩ mô thông qua công tác kế hoạch hóa đúng đắn và điều hành chặt chẽ, nhạy bén các hoạt động ở tầm vĩ mô và có tính chiến lợc, xây dựng và vận hành một hệ thống tài chính - tiền tệ lành mạnh Một vấn đề cần đặc biệt coi trọng là phải có một lợng dự trữ ngoại tệ cần thiết . IPHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN1. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT LÀ KHOA HỌC VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN.1.1. Phép biện chứng duy vậtQuan điểm duy. nguồn gốc, về mối liên hệ và sự phát triển) phép biện chứng duy vật đã phát hiện ra nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng trong thế