1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tư tưởng kháng chiến kiến quốc

4 662 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 36,5 KB

Nội dung

Tư tưởng HCM về kháng chiến kiến quốc

Tình hình chung sau khi Cách mạng tháng Tám thắng lợi - Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm trọng. Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống phá quyết liệt: + Phía Bắc vĩ tuyến 16, có gần 20 vạn quân Tưởng, Việt quốc, Việt cách, Mỹ. + Phía Nam vĩ tuyến 16, có gần 2 vạn quân Anh. Được sự hậu thuẫn của quân Anh, ngày 23-9-1945, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược nước ta lần thứ hai. + Trên đất nước ta lúc đó còn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp. Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm đóng ở miền Nam. + Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách mạng. - Trong lúc đó, ta còn phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội: + Nạn đói ở miền Bắc do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang. Công nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại thương đình trệ. + Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2 triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay bản Pháp. Quân Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim gây rối loạn thị trường. + 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề. - Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ ta. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc như "ngàn cân treo sợi tóc". Tổ quốc lâm nguy! Chủ trương “kháng chiến, kiến quốc” và quá trình tích cực chuẩn bị kháng chiến toàn quốc (1945-1946) - Chủ trương “kháng chiến, kiến quốc”: + Ngày 3-9-1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra sáu việc cấp bách: 1. Phát động chiến dịch tăng gia sản xuất để chống đói; 2. Mở phong trào chống nạn mù chữ; 3. Sớm tổ chức Tổng tuyển cử; 4. Mở phong trào giáo dục cần kiệm, liêm chính; 5. Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; 6. Tuyên bố tự do tín ngưỡng, lương giáo đoàn kết. Sau đó, Người đã nêu ra ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. + Ngày 25-11-1945, BCH Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, vạch rõ những nhiệm vụ chiến lược và cần kíp, xác định cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng dân tộc giải phóng với kẻ thù chính là thực dân Pháp xâm lược. Cách mạng Việt Nam có nhiệm vụ cơ bản, trước mắt là: Củng cố chính quyền cách mạng, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân. Nhiệm vụ bao trùm là bảo vệ, củng cố chính quyền cách mạng. Chỉ thị vạch ra những biện pháp cụ thể để thực hiện các nhiệm vụ trên. - Tích cực xây dựng thực lực, chuẩn bị kháng chiến toàn quốc: + Xây dựng nền móng của chế độ mới: Tổ chức Tổng tuyển cử bầu ra Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (6-1-1946), thành lập chính phủ chính thức, bầu cử hội đồng nhân dân các cấp; thông qua bản Hiến pháp dân chủ đầu tiên (9-11-1946). + Củng cố khối đại đoàn kết toàn dân: Hội liên hiệp Quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Liên Việt) được thành lập (5-1946); các đoàn thể quần chúng và các đảng phái dân chủ lần lượt ra đời (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam -5/1946, Đảng Xã hội Việt Nam -7/1946), Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam -10/1946). + Đảng chú trọng xây dựng và phát triển các công cụ bạo lực của cách mạng. Cùng với lực lượng quân sự, ngày 19-8-1945, lực lượng công an nhân dân được thành lập. Chúng ta nhanh chóng xoá bỏ bộ máy cai trị của chính quyền cũ như liêm phóng, hiến binh, giải tán các đảng phái phản động. + Về kinh tế - tài chính, Đảng và Chính phủ phát động thi đua sản xuất; động viên nhân dân tiết kiệm giúp nhau chống giặc đói; thực hiện bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác của chế độ thực dân; tiến hành tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho nông dân nghèo, chia lại ruộng đất công một cách công bằng, hợp lý; giảm tô 25%, giảm thuế, miễn thuế cho nông dân vùng bị thiên tai; chủ trương cho mở lại các nhà máy do Nhật để lại, tiến hành khai thác mỏ, khuyến khích kinh doanh . Đảng đã động viên nhân dân tự nguyện đóng góp cho công quỹ hàng chục triệu đồng và hàng trăm kilôgam vàng. + Về văn hóa – xã hội, Đảng đã vận động toàn dân xây dựng nền văn hóa mới, xóa bỏ mọi tệ nạn văn hóa nô dịch của thực dân, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, phát triển phong trào bình dân học vụ để chống nạn mù chữ, diệt "giặc dốt". + Thực hiện sách lược hòa hoãn, bảo vệ chính quyền cách mạng, từ 9- 1945 đến 3-1946, Đảng và Chính phủ ta đã thực hiện sách lược hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung chống Pháp ở miền Nam; từ 3-1946 đến 12-1946, Đảng và Chính phủ ta đã chọn giải pháp thương lượng với Pháp, nhằm mục đích buộc quân Tưởng rút ngay về nước. Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm phán ở Đà Lạt, ở Phôngtennơbờlô, Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện cho quân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Thực lực đất nước sau hơn 1 năm xây dựng, củng cố - Đất nước có gần 1 năm tương đối hoà bình để ổn định kinh tế, chính trị xây dựng lực lượng, mở rộng tuyên truyền quốc tế: - Hệ thống chính quyền được củng cố từ Trung ương đến địa phương. Chính phủ VNDCCH đã hoàn toàn hợp hiến, là đại diện hợp pháp của nhân dân Việt Nam để thực hiện chức năng đối nội và đối ngoại. Khối đại đoàn kết được tăng cường vững chắc. - Sau 19 tháng, bắt đầu từ 2/9/45-19/12/46, từng bước khắc phục giặc đói, giặc dốt, đời sống của nhân dân được cải thiện đáng kể, đồng thời xây dựng được nền tài chính độc lập. Về mọi mặt, nhân dân ta được hưởng những quyền dân sinh, dân chủ. Điều đó thể hiện rõ sự ưu việt của chế độ mới. - Từng bước loại bớt các kẻ thù dân tộc, tập trung vào kẻ thù chính là thực dân Pháp. . Tổ quốc lâm nguy! Chủ trương kháng chiến, kiến quốc và quá trình tích cực chuẩn bị kháng chiến toàn quốc (1945-1946) - Chủ trương kháng chiến, kiến quốc :. xâm. + Ngày 25-11-1945, BCH Trung ương Đảng ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc, vạch rõ những nhiệm vụ chiến lược và cần kíp, xác định cách mạng Đông Dương

Ngày đăng: 04/11/2013, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w