đường lối kháng chiến chóng pháp

3 1.5K 14
đường lối kháng chiến chóng pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Quá trình hình thành đường lối kháng chiến - Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất (10-1946) và Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” (11-1946): + Hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ nhất đề ra những chủ trương, biện pháp cụ thể về tư tưởng, tổ chức để quân và dân có thể sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu mới với một kẻ thù nguy hiểm, không từ bỏ dã tâm xâm lược đất nước ta. + Chỉ thị “Công việc khẩn cấp bây giờ” nêu lên những vấn đề có tầm chiến lược và toàn cục cần phải tiến hành khi bước vào cuộc kháng chiến, đồng thời khẳng định niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng. - Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” (12-12-1946) của Ban thường vụ Trung ương Đảng và “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” (19-12-1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: + Bản Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” làm rõ tính chất, mục đích của cuộc kháng chiến, các chính sách của cuộc kháng chiến như đoàn kết toàn dân, xây dựng thực lực về mọi mặt, đoàn kết quốc tế (cả với nhân dân Pháp) để chống bọn thực dân Pháp phản động, đồng thời còn dự đoán về các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến, về chương trình kháng chiến, về cơ quan lãnh đạo kháng chiến, về tuyên truyền trong kháng chiến . + “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” là lời hịch của non sông, đất nước, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí ‘quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó chính là Cương lĩnh kháng chiến khái quát ở trình độ cao, chứa đựng tư tưởng và đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” (1947) của đồng chí Trường Chinh tiếp tục làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về đường lối kháng chiến như: Tính chất, mục đích kháng chiến, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính… bổ sung kịp thời những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn kháng chiến qua gần một năm. 2. Nội dung đường lối kháng chiến - Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là bọn thực dân phản động Pháp đang dùng vũ lực cướp lại nước ta, giành độc lập tự do và thống nhất thực sự, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phát triển chế độ dân chủ nhân dân. - Cuộc kháng chiến chống Pháp là tiếp tục sự nghiệp của cuộc Cách mạng Tháng Tám, nên nó có tính chất dân tộc giải phóng. Lúc này, nhiệm vụ giải phóng dân tộc là yêu cầu nóng bỏng và cấp bách nhất. - Cuộc kháng chiến chống Pháp còn mang tính chất dân chủ mới. Trong quá trình kháng chiến, phải từng bước thực hiện cải cách dân chủ và thực chất của vấn đề dân chủ lúc này là từng bước thực hiện “người cày có ruộng”. - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính: + Toàn dân: Là chiến lược quan trọng, cơ bản, cốt lõi nhất, xuyên suốt toàn bộ cuộc kháng chiến, nhằm tạo ra sức mạnh to lớn đối trọng với bọn xâm lược Pháp. Dùng sức mạnh toàn dân để tiến hành kháng chiến ở khắp mọi nơi, mọi lúc. Chủ trương được đề ra dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin “cách mạng là sự nghiệp của toàn dân” và so sánh lực lượng giữa ta-địch. + Toàn diện là phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh giặc trên mọi phương diện: Về chính trị, đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, dân nhất trí, động viên nhân lực, vật lực, tài lực của cả nước; đoàn kết với hai dân tộc Lào, Campuchia anh em, với nhân dân Pháp, với các nước châu Á và các dân tộc bị áp bức, các dân tộc yêu chuộng hoà bình, dân chủ trên thế giới, cô lập kẻ thù, tranh thủ thêm nhiều bầu bạn, củng cố chế độ cộng hoà dân chủ, lập ra Uỷ ban kháng chiến các cấp. Về quân sự, cuộc kháng chiến sẽ trải qua ba giai đoạn: phòng ngự, cầm cự, phản cộng; triệt để dùng “du kích vận động chiến”, tiến công địch khắp nơi, vừa đánh địch vừa xây dựng lực lượng; tản cư nhân dân ra xa vùng chiến sự. Về kinh tế, toàn dân tăng gia sản xuất, tự túc, tự cấp, xây dựng kinh tế theo hướng “vừa kháng chiến, vừa kiến quốc”; ra sức phá kinh tế địch, không cho chúng lấy chiến tranh nuôi chiến tranh. Về văn hoá, đánh đổ văn hoá nô dịch, ngu dân xâm lược của thực dân Pháp, xây dựng nền văn hoá mới, xoá nạn mù chữ; thực hiện cần, kiệm, liêm, chính; động viên các nhà văn hoá tham gia kháng chiến. + Đánh lâu dài: Ta thực hiện chủ trương này để làm cho những chỗ yếu cơ bản của địch ngày càng bộc lộ, chỗ mạnh của địch ngày một hạn chế; chỗ yếu của ta từng bước được khắc phục, chỗ mạnh của ta ngày một phát huy. Chủ trương này được đề ra dựa trên âm mưu của địch: đánh nhanh, thắng nhanh và so sánh lực lượng giữa ta - địch. + Tự lực cánh sinh: Dựa vào sức lực của toàn dân, vào đường lối của Đảng, vào các điều kiện nhân hoà, địa lợi, thiên thời của đất nước ta, đồng thời ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế để chiến thắng kẻ thù. - Triển vọng của cuộc kháng chiến: Cuộc kháng chiến sẽ lâu dài, gian khổ, song nhất định thắng lợi. . thực tiễn kháng chiến qua gần một năm. 2. Nội dung đường lối kháng chiến - Cuộc kháng chiến nhằm vào kẻ thù chính là bọn thực dân phản động Pháp đang dùng. tục làm sáng tỏ thêm những vấn đề thuộc về đường lối kháng chiến như: Tính chất, mục đích kháng chiến, kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào

Ngày đăng: 04/11/2013, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan