ĐƯỜNG LÓI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

7 4K 55
ĐƯỜNG LÓI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐƯỜNG LÓI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ 1. Bối cảnh hình thành đường lối (1954-1960) • Tình hình thế giới - Sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống XHCN là chỗ dựa vững chắc của cách mạng Việt Nam. - Mặt khác, trong phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và hệ thống XHCN xuất hiện những bất đồng ngày càng nghiêm trọng và những sai lầm về tư tưởng chính trị: + Trong những năm Đảng ta lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và xây dựng CNXH, tại Trung Quốc đã diễn ra phong trào đại nhảy vọt, tiếp đó là cuộc đại cách mạng văn hóa vô sản. + Biến động lớn nhất của các nước XHCN là sự chia rẽ và xung đột giữa Liên Xô và Trung Quốc về quan điểm chính trị, về vị thế và ảnh hưởng quốc tế, về lợi ích dân tộc. Điều đó đã dẫn tới sự phân hoá trong phe XHCN, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, trong phong trào giải phóng dân tộc. + Chủ nghĩa xét lại và cơ hội xuất hiện ở nhiều nước XHCN và phong trào cộng sản quốc tế. Ở những nước XHCN khác nhau, thực hiện xây dựng CNXH theo nhiều mô hình khác nhau. - Phong trào giải phóng dân tộc cuồn cuộn dâng cao ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ- Latinh, hệ thống thuộc địa của CNĐQ bị thu hẹp và đi vào quá trình tan rã. Cuộc đấu tranh cho dân sinh, dân chủ và hoà bình ở các nước TBCN phát triển rộng khắp và liên tục. So sánh lực lượng trên thế giới lúc đó ngày càng thay đổi có lợi cho CNXH, cho lực lượng cách mạng. Cách mạng thế giới lúc này đang ở thế tiến công. Cách mạng Việt Nam hoà được vào trào lưu chung của cách mạng thế giới. - Tuy CNĐQ đã suy yếu, nhưng chừng nào còn CNĐQ thì vẫn còn miếng đất để xảy ra chiến tranh. Lực lượng xâm lược gây chiến chủ yếu trên thế giới là đế quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ thay đổi chiến lược toàn cầu, từ đối đầu chuyển sang hoà hoãn với Liên Xô, Trung Quốc và lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước đó để chống phá phong trào giải phóng dân tộc. Trong việc thực hiện âm mưu bá chủ thế giới, Việt Nam trở thành đối tượng xâm lược trọng điểm của đế quốc Mỹ. • Tình hình trong nước - Theo quy định của Hiệp định Giơnevơ, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân đội ta tập kết ra Bắc, đối phương rút vào Nam. Sau hai năm, hai miền sẽ hiệp thương thực hiện tổng tuyển cử vào tháng 7-1956 để thống nhất đất nước. Như vậy, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi, nhưng chưa đạt tới mục tiêu giải phóng hoàn toàn đất nước, thống nhất Tổ quốc. Đất nước bị chia cắt làm hai miền: + Miền Bắc: Được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH, đồng thời thực hiện nhiệm vụ dân chủ, chủ yếu là mang lại ruộng đất cho nông dân. Miền Bắc tuy có hoà bình, nhưng lại phải đối đầu với nhiều khó khăn, thách thức. Công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta rất mới mẻ và đầy khó khăn của một nước vốn là thuộc địa, bị chiến tranh tàn phá, lại phải đối đầu với chủ nghĩa thực dân mới và sự đe doạ của chiến tranh xâm lược do đế quốc Mỹ gây ra. Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta còn phải đối phó với nhiều mưu đồ phá hoại của nhiều kẻ thù. + Miền Nam: Đế quốc Mỹ và Chính quyền Ngô Đình Diệm đã công khai xé bỏ Hiệp định Giơnevơ, tàn sát, giam cầm hàng chục vạn cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng. Miền Nam bị biến thành thuộc địa kiểu mới của đế quốc Mỹ. Chúng ra sức xây dựng chính quyền tay sai và tiến hành đàn áp dã man phong trào cách mạng, phá hoại Tổng tuyển cử. - Tóm lại, tình hình trên làm cho cách mạng Việt Nam sau tháng 7- 1954 vừa có những thuận lợi cơ bản, lại vừa có những khó khăn phức tạp mà đặc điểm nổi bật là nước ta bị chia ra làm hai miền có hai chế độ chính trị khác nhau. • Yêu cầu đặt ra cho cách mạng Việt Nam - Nhanh chóng ổn định tình hình, tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của cuộc CMDTDCND trên miền Bắc. - Tranh thủ các yếu tố thuận lợi trên thế giới, vượt qua khó khăn thực hiện những nhiệm vụ của cuộc CMDTDCND trên cả nước. - Xác định đường lối chiến lược đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. - Đưa cách mạng Việt Nam tiến lên phù hợp với tình hình đất nước trong giai đoạn mới và xu thế phát triển chung của thời đại: Đưa ra đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, thực hiện CMDTDCND ở miền Nam, đấu tranh thống nhất nước nhà. 2. Quá trình hình thành đường lối (1954-1960) • Chủ trương củng cố miền Bắc - Trong những năm 1954 -1957, các Hội nghị BCH Trung ương Đảng (khoá II) quyết định ổn định tình hình miền Bắc, khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, trước hết là phục hồi và phát triển sản xuất nông nghiệp, ổn định xã hội, ổn định đời sống nhân dân, tăng cường và mở rộng hoạt động quan hệ quốc tế . để sớm đưa miền Bắc trở lại bình thường sau chín năm chiến tranh. Các Hội nghị cũng xác định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. - Trong những năm 1958 – 1960, các Hội nghị BCH Trung ương Đảng (khoá II) quyết định thực hiện cải tạo XHCN, đưa miền Bắc lên CNXH. • Chủ trương giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh ở miền Nam - Trong những năm 1954-1957, các Hội nghị BCH Trung ương Đảng (khoá II) và Bộ Chính trị đã đưa ra các nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng miền Nam, khằng định quan hệ giữa CMXHCN ở miền Bắc và CMDTDCND ở miền Nam. Các Hội nghị chỉ rõ rằng, nước ta tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: CMDTDCND và CMXHCN. Hai nhiệm vụ cách mạng nói trên đều quan trọng, coi nhẹ một nhiệm vụ nào cũng đều sai lầm. - Đề cương cách mạng miền Nam (8-1956) của Xứ ủy Nam Bộ khẳng định con đường duy nhất tự cứu mình là con đường cách mạng. - Nghị quyết Trung ương 15 (1-1959): + Xác định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam; con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh chính trị và vũ trang để đánh đổ chính quyền thống trị độc tài Ngô Đình Diệm, tay sai của đế quốc Mỹ, thành lập một chính quyền liên hiệp dân tộc, dân chủ ở miền Nam. + Căn cứ vào tình hình cụ thể lúc này, ta chủ chương lấy sức mạnh của quần chúng, dựa và lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng để đánh đổ ách thống trị của đế quốc và phong kiến. Hội nghị còn dự kiến: Đế quốc Mỹ là nước đế quốc hiếu chiến nhất, cho nên trong những điều kiện nào đó, cuộc khởi nghĩa của nhân dân miền nam cũng có khả năng chuyển thành cuộc chiến tranh cách mạng lâu dài, nhưng thắng lợi cuối cùng nhất định về ta. + Hội nghị Trung ương 15 (khoá II) mang ý nghĩa lịch sử to lớn, đã chỉ ra một cách toàn diện con đường tiến lên của cách mạng miền Nam, nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. - Đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước được bổ sung, hoàn thiện tại Đại hội III của Đảng (9-1960) và các Nghị quyết Trung ương, Nghị quyết của BCT khoá III. 3. Nội dung và ý nghĩa đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước • Đại hội III (9-1960) của Đảng và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ - Đảng xác định cách mạng Việt Nam trong giai đoạn này có hai chiến lược cách mạng khác nhau, tiến hành đồng thời ở cả hai miền: + Một là, tiến hành cách mạng XHCN ở miền Bắc, xây dựng miền Bắc thành căn cứ vững mạnh của cách mạng cả nước, hậu thuẫn và chi viện đắc lực cho cách mạng miền Nam. + Hai là, tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, nhằm giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. + Vị trí của mỗi chiến lược: Cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cuộc CMDTDCND ở miền Nam giữ một vị trí rất quan trọng. Nó có tác dụng “quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hoà bình, thống nhất nước nhà, hoàn thành nhiệm vụ CMDTDCND trong cả nước”. + Mối quan hệ giữa hai chiến lược: Hai chiến lược cách mạng khác nhau tiến hành đồng thời ở hai miền có mối liên hệ mật thiết, gắn bó, tác động lẫn nhau cùng phát triển và đều hướng vào mục tiêu chung trước mắt của cả nước là thực hiện hoà bình, thống nhất Tổ quốc. • Ý nghĩa của đường lối - Lịch sử đã chứng minh rằng, đường lối chống Mỹ, cứu nước đã phản ánh đúng quy luật vận động của cách mạng ở từng miền và chung của cả nước giai đoạn cách mạng 1954-1975. - Đường lối đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ của Đảng trong việc tìm ra lời giải cho một tình huống khó khăn, đối đầu với đế quốc đầu sỏ có tiềm năng kinh tế, quân sự vô cùng to lớn, tìm ra đáp số đúng cho một thực tế chưa có tiền lệ trong lịch sử. - Đường lối thể hiện quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ, tinh thần cách mạng tiến công, sự kiên trì mục tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, phản ánh ý chí, nguyện vọng chung của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. - Đường lối là kết quả của sự vận dụng học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giữa đấu tranh cách mạng và bảo vệ hoà bình, thể hiện nhất quán tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, phù hợp với lợi ích của dân tộc, nhân loại và xu thế của thời đại, từ đó huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc, tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. - Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. - Đây là đường lối chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính được phát triển trong hoàn cảnh mới, tạo nên sức mạnh mới để dân tộc ta đủ sức thắng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. - Thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một minh chứng hùng hồn cho sự đúng đắn, sáng tạo của đường lối kháng chiến chống Mỹ mà Đảng đề ra. Nó đồng thời cho thấy, đường lối ấy đã đạt tầm cao trí tuệ nhân loại và thời đại, là một đóng góp đáng kể vào kho tàng lý luận quân sự thế giới. . ý nghĩa đường lối kháng chiến chống Mỹ, cứu nước • Đại hội III (9-1960) của Đảng và nội dung đường lối kháng chiến chống Mỹ - Đảng xác định cách mạng. quốc Mỹ. Đế quốc Mỹ thay đổi chiến lược toàn cầu, từ đối đầu chuyển sang hoà hoãn với Liên Xô, Trung Quốc và lợi dụng mâu thuẫn giữa hai nước đó để chống

Ngày đăng: 04/11/2013, 10:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan