1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước

25 7K 21
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 147 KB

Nội dung

ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, đặc biệt là những năm đầu của thập kỷ 50 (XX), hệ thống xã hội chủ nghĩa được thành lập, nối liền từ châu Âu sang châu Á và ngày càng lớn mạnh, trở thành hệ thống thế giới. Mặc dù phải gánh chịu hậu quả nặng nề sau Thế chiến thứ hai, nhưng Liên Xô và các nước Đông Âu đã nhanh chóng xây dựng lại đất nước, khôi phục và phát triển nề kinh tế quốc dân với tốc độ khá nhanh. “Về công nghiệp, phe xã hội chủ nghĩa chiếm hơn một phần ba tổng sản lượng công nghiệp trên toàn thế giới. Về nông nghiệp, sản lượng lương thực của phe xã hội chủ nghĩa đã chiếm trên 48% tổng sản lượng lương thực trên toàn thế giới” 1 . Về khoa học - kỹ thuật, quân sự và quốc phòng, hệ thống xã hội chủ nghĩa có những bước tiến vượt bậc. Năm 1949, Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, khiến ưu thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ bị phá vỡ. Ngay trong năm đó, Liên Xô đã ra tuyên bố cấm sử dụng vũ khí nguyên tử một cách vô điều kiện. Năm 1954, Liên Xô xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới và quyết định sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Sau khi giành được độc lập, các nước Đông Âu và Trung Quốc cũng nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác trong hệ thống xã hội chủ nghĩa là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của cách mạng thế giới, trở thành chỗ dựa cho cách mạng Việt Nam. Song vào những năm cuối thập kỷ 50 (XX), giữa các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa đã xuất hiện những bất đồng nghiêm trọng về nhiều vấn đề khác nhau, nhất là về quan điểm chính trị, về vị thế và ảnh hưởng quốc tế, về lợi ích dân tộc . trong đó đặc biệt là mâu thuẫn giữa Liên Xô - Trung Quốc. Hệ thống xã hội chủ nghĩa bắt đầu có sự rạn nứt, dẫn đến sự phân liệt trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Lợi dụng tình thế này, các lực lượng phản cách mạng trên thế giới, đứng đầu là đế quốc Mỹ tìm cách khoét sâu mâu thuẫn, chia rẽ, làm suy yếu hệ thống xã hội chủ nghĩa và giảm thiểu sự đồng 1 . Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 614 tình, ủng hộ của Liên Xô, Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, gây ra không ít khó khăn cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Sau năm 1945, thắng lợi của các lực lượng chống phát xít đã mở ra thời kỳ mới trong sự nghiệp giải phóng của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, nhất là những nước trong khu vực châu Á, châu Phi, châu Mỹ latinh. Ở những mức độ khác nhau, các nước này đã và đang đứng lên giành độc lập, tự do như Triều Tiên, Việt Nam, Inđônêsia, Philippin. Miến Điện . Đặc biệt, sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã tạo nên sự thay đổi mới trong cán cân lực lượng trên vũ đài quốc tế. Sự gia nhập của Trung Hoa vào hệ thống xã hội chủ nghĩa đã làm cho so sánh lực lượng trở nên có lợi cho cách mạng, đồng thời tấn công trực diện vào hệ thống chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Bên cạnh đó, thắng lợi của cách mạng Việt Nam làm cho cuộc đấu tranh của các dân tộc Đông Dương như được tiếp thêm sức mạnh. Sự đoàn kết gắn bó giữa ba nước Đông Dương Việt Nam - Lào - Campuchia càng thêm chặt chẽ, nhằm đối phó với những âm mưu, thủ đoạn xâm lược kiểu mới của đế quốc Mỹ. Từ nửa cuối những năm 50 (thế kỷ XX), phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Phi, châu Mỹ Latinh, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa, đưa nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc lập về chính trị, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế. Tháng 4-1955, tại Băng-đung (Inđônêxia), 29 nước Á- Phi đã họp và ra Bản tuyên bố gồm 10 nguyên tắc hoà bình, trung lập. Đó là một đóng góp quan trọng vào phong trào chống chủ nghĩa thực dân, củng cố nền độc lập của các nước Á- Phi và bảo vệ hoà bình thế giới. Sau Hội nghị Băngđung, phong trào giải phóng dân tộc phát triển như vũ bão. Năm 1956, ở châu Phi, 3 nước Bắc Phi - Tuynidi, Marốc, Xu đăng giành độc lập. Tháng 3-1957, nước Cộng hoà Gana ra đời, mở đầu thời kỳ vùng dậy của các nước Tây Phi. Đến năm 1960, đã có 17 nước châu Phi tuyên bố độc lập và năm 1960 đi vào lịch sử với tên gọi “Năm châu Phi”. Bằng việc công nhận nền độc lập của hàng loạt các nước Á, Phi, Mỹ latinh, các nước đế quốc phương Tây bắt buộc phải thừa nhận sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới. Nhìn chung, thời kỳ này cách mạng thế giới đang ở thế tiến công. Đó là nhân tố quốc tế hết sức thuận lợi đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, một số nước khi giành được độc lập lại có những khuynh hướng chính trị - xã hội khác, thậm chí ở nhiều nước, giới cầm quyền vẫn tiếp tục đi theo con đường cai trị của thực dân phương Tây. Trước thực tiễn đó, Nhà nước Việt Nam vừa ủng hộ chính sách hoà bình, trung lập để tập hợp lực lượng tiến bộ thế giới, vừa tranh thủ vận động các lực lượng khác nhau cho cuộc đấu tranh của dân tộc. Chính sách tăng cường đoàn kết với các nước Á - Phi đấu tranh vì độc lập, dân tộc của Đảng đã từng bước tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của nhiều nước, dẫn đến sự ủng hộ quốc tế rộng lớn đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹnước có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới tư bản. Với ưu thế về vũ khí hạt nhân, Mỹ có tham vọng bá chủ toàn cầu. Ngày 6-4-1946, Tổng thống Truman tuyên bố: “Ngày nay, Hoa Kỳ là quốc gia mạnh, nghĩa là với một sức mạnh như thế, chúng ta có nghĩa vụ nắm quyền lãnh đạo thế giới” 2 . Để thực hiện tham vọng, Mỹ thực thi “Học thuyết Truman”, “Kế hoạch Macsan”, phát động và đẩy mạnh Chiến tranh lạnh, hòng bao vây Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân, giành giật các thuộc địa và áp đặt các nước đế quốc khác trong quỹ đạo của Mỹ. Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến bền bỉ, anh dũng của nhân dân ta với đỉnh cao thắng là chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm châu, chấn động địa cầu đã buộc chính phủ Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ (7-1954), công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam, rút hết quân viễn chinh về nước. Đây là bước ngoặt quan trọng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta. Thắng lợi này mở đường cho cách mạng Việt Nam bước vào một thời kỳ phát triển mới, với những điều kiện thuận lợi mới, nhưng cũng đầy những khó khăn, phức tạp. Đất nước tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng và sau khi quân đội Pháp rút đi, nhân dân ta phải tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, bảo đảm đời sống, củng cố, xây dựng miền Bắc. Trước mắt, miền Bắc phải đối mặt với những khó khăn chồng chất - hậu quả của gần một thế kỷ thuộc địa và hơn chín năm chiến tranh. 90% dân số miền Bắc vốn sống bằng nghề nông, 2 Đào Huy Ngọc, Lịch sử quan hệ quốc tế (1870 -1964), Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 1996, tr. 119. nhưng nền sản xuất nông nghiệp manh mún, nghèo nàn, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đời sống người nông dân còn thiếu thốn mọi bề. Nông nghiệp - ngành kinh tế chủ yếu của miền Bắc bị thiệt hại nghiêm trọng: 1.430.000 ha đất bị bỏ hoang, 8 công trình thuỷ nông lớn và nhiều công trình thuỷ nông vừa và nhỏ bị phá huỷ. Phần lớn ruộng đất chỉ làm một vụ, năng suất rất thấp, kỹ thuật sản xuất thô sơ, thiên tai liên tiếp. Nông thôn xơ xác, tiêu điều vì địch càn quét, đốt phá. Hoà bình lập lại, nhưng nạn đói vẫn liên tiếp xảy ra. Tháng 9-1954, miền Bắc có nửa triệu người chết đói. Nền công nghiệp chỉ vẻn vẹn có 20 xí nghiệp công nghiệp với thiết bị cũ kỹ, nhiều thứ đã hư hỏng, những bộ phận còn tốt và các tài liệu kỹ thuật quan trọng đều đã bị thực dân Pháp chuyển vào Nam. Tỷ trọng của công nghiệp trong giá trị tổng sản lượng công - nông nghiệp từ 10% năm 1939, tụt xuống còn 1,5% khi miền Bắc được giải phóng. Bên cạnh đó, tình trạng của tiểu - thủ công nghiệp cũng rất sa sút, không mấy sáng sủa, nhất là không có nguyên liệu sản xuất. Nhiều ngành, nghề thủ công truyền thống bị mai một hoặc mất hẳn. Hệ thống giao thông, bưu điện bị hư hỏng và xuống cấp. Tình hình chính trị - xã hội miền Bắc còn nhiều bất ổn. Hoà bình lập lại nhưng tình hình an ninh còn rất phức tạp do thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các lực lượng phản động phá hoại. Trước, trong và sau ngày đình chiến, địch cưỡng ép di cư vào Nam hàng chục vạn người, phần lớn là đồng bào theo đạo Thiên chúa, công chức, nhà buôn, nhà giáo, bác sĩ, nhân viên kỹ thuật… Địch gài lại hàng ngàn gián điệp, hàng trăm nhóm phản động, cùng với các toán biệt kích được tung ra miền Bắc phá hoại các cơ sở kinh tế, các công trình công cộng. Các phần tử tay sai, các đảng phái phản động lén lút kích động quần chúng, gây bạo loạn ở một số địa phương, tung truyền đơn, tài liệu xuyên tạc chính sách của Đảng, của Chính phủ Việt Nam, hòng lung lạc quần chúng, gây hoang mang, dao động trong nhân dân. Ở biên giới phía Bắc, hàng ngàn thổ phỉ được các thế lực phản động Pháp, Mỹ, Tưởng tiếp tay, hoạt động phá hoại. Tại nhiều vùng khác nhau, ngụy quân, ngụy quyền cũ vẫn lén lút hoạt động chống phá chính quyền cách mạng. Sau chiến tranh, nhiều vấn đề xã hội chưa có điều kiện giải quyết. Vấn đề tôn giáo, dân tộc, giai cấp vốn đã phức tạp do chính sách chia rẽ của người Pháp, lúc này càng phức tạp hơn vì kẻ thù kích động. Khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình, xây dựng lại đất nước là sự nghiệp mới mẻ, đầy gian khổ và khó khăn, trong khi đó, chính quyền cơ sở mới hình thành, chưa được củng cố, kiện toàn. Trình độ nhận thức và năng lực tổ chức, quản lý kinh tế, quản lý xã hội của cán bộ, đảng viên còn nhiều hạn chế. Đây là những khó khăn to lớn mà miền Bắc phải đối mặt trong những ngày tháng đầu tiên có hòa bình. Bên cạnh những thách thức đã nêu trên, trong bối cảnh, tình hình mới, dù còn nhiều khó khăn, nhưng thuận lợi vẫn là căn bản. Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng trở thành hậu phương lớn của cả nước, có quân đội hùng mạnh, chính quyền hùng mạnh, Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. Miền Nam, nhân dân giác ngộ chính trị cao, đã cùng cả nước làm cuộc Cách mạng tháng Tám thành công và kháng chiến thắng lợi. Nhân dân ta có một đảng vững mạnh, có kinh nghiệm lãnh đạo, với đội ngũ đảng viên, đoàn viên hơn một triệu người, lại được nhân dân tiến bộ thế giới đồng tình ủng hộ. Thuận lợi đó sẽ được nhân lên thành sức mạnh to lớn để chiến thắng. Sau Hiệp định Giơnevơ, miền Nam Việt Nam trở thành chỗ đứng chân của hai tập đoàn tay sai thân Pháp và thân Mỹ, là nơi tranh giành ảnh hưởng giữa chúng với nhau. Do phải lệ thuộc ngày càng nhiều vào Mỹ trong quá trình tiến hành chiến tranh Đông Dương và bị bại trận, bị những khó khăn lớn ở chính nước Pháp, thực dân Pháp đã phải rút dần ra khỏi miền Nam nước ta, chuyển giao quyền lực cho đế quốc Mỹ- một cuộc chuyển giao quyền lực không êm thấm. Vì thế, ngay khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ tuyên bố công khai không bị ràng buộc bởi các điều khoản của Hiệp định, can thiệp sâu, nhằm biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Để thực hiện âm mưa cơ bản, lâu dài đó, trước mắt, Mỹ tập trung nỗ lực giúp cho Ngô Đình Diệm phá hoại Hiệp nghị Giơnevơ, loại bỏ các thế lực thân Pháp, nắm trọn quyền thống trị miền Nam. Như vậy, miền Nam tạm thời thuộc quyền kiểm soát của Mỹ - Ngụy. Từ chỗ có chính quyền, có quân đội, có vùng giải phóng, chấp hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ, phần lớn cán bộ, bộ đội miền Nam tập kết ra miền Bắc, toàn bộ hoạt động của cách mạng phải chuyển sang phương thức hợp pháp, bất hợp pháp, công khai và bí mật. Đó là một thay đổi lớn tác động mạnh tới tâm tư, tình cảm của đồng bào, đồng chí miền Nam, trở thành một trong những khó khăn to lớn mà cách mạng ở miền Nam phải đối diện. Đi đôi với quá trình hất cẳng Pháp, tiêu diệt các thế lực thân Pháp, Mỹ - Diệm đồng thời dồn nỗ lực vào việc đánh phá cơ sở cách mạng, khủng bố nhân dân. Có trong tay sức mạnh về kinh tế và quân sự và bộ máy ngụy quân, ngụy quyền lớn mạnh, kẻ thù thẳng tay đàn áp, khủng bố các phong trào đấu tranh của nhân dân, tàn sát cán bộ, đảng viên, ráo riết đánh phá các cơ sở cách mạng, gây cho chúng ta nhiều tổn thất nặng nề. Từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến rừng núi, từ chót mũi Cà Mau đến bờ Nam sông Bến Hải bao trùm không khí trả thù, khủng bố, ruồng ráp căng thẳng. Máu của những đảng viên cộng sản và của đồng bào miền Nam tiếp tục đổ trên đường phố, xóm thôn. Bằng những thủ đoạn dã man, tàn bạo, thâm độc, Mỹ - Diệm mưu toan sẽ nhanh chóng tiêu diệt được lực lượng cách mạng và khuất phục được nhân dân ta. Sau chín năm ròng kháng chiến, miền Nam chưa một ngày có hoà bình. Một lần nữa, cách mạng miền Nam lại đứng trước những thử thách vô cùng to lớn, tưởng chừng khó vượt qua. Như vậy, sau Hiệp định Giơnevơ, tình hình quốc tế và trong nước vừa có thuận lợi vừa có những khó khăn, phức tạp. Đặc điểm lớn nhất, chi phối toàn bộ yêu cầu và nhiệm vụ của cách mạng cả nước là đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chưa hoàn thành. Cuộc đấu tranh vì nước Việt Nam độc lập thống nhất, dân chủ, hoà bình chưa kết thúc; cuộc đấu tranh đó còn phải tiếp tục dưới nhiều hình thức và bằng những phương pháp thích hợp. Cuộc đấu tranh này đặt ra cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta trên cả hai miền Nam – Bắc nhiều vấn đề mới, phức tạp phải giải quyết để đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên. Tình thế mới của đất nước đòi hỏi sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng phải tỉnh táo, sáng suốt, nhạy bén, chủ động, linh hoạt và vững vàng, đặc biệt phải nhanh chóng đưa ra được đường lối chống Mỹ, cứu nước phù hợp, hiệu quả, phát huy cao độ sức mạnh nội lực, tranh thủ được sự ủng hộ quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đấu tranh giành độc lập, tự do, thống nhất nước nhà. Đứng trước tình hình và yêu cầu của cách mạng Việt Nam, tháng 7-1954, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ 6, đánh giá sự chuyển biến tình hình, đề ra nhiệm vụ mới, quyết định chủ trương, phương châm, sách lược đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày Báo cáo, phân tích mọi mặt những diễn biến quốc tế và tình hình trong nước làm cơ sở để hoạch định nhiệm vụ đối nội và đối ngoại. Hội nghị chỉ rõ: “Đế quốc Mỹ là một trở lực chính ngăn cản việc lập lại hoà bình ở Đông Dương. Chúng đang ráo riết xúc tiến việc thành lập khối xâm lược Đông Nam Á, dùng Đông Dương làm bàn đạp để mở rộng chiến tranh xâm lược. Chúng cố giữ tình hình quốc tế căng thẳng để lợi dụng bán vũ khí kiếm lời, ráo riết chuẩn bị chiến tranh, uy hiếp hoà bình thế giới” 3 , vì thế, “đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hoà bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân Đông Dương” 4 . Nhận diện chính xác kẻ thù, phân tích và chỉ rõ âm mưu của chúng, Hội nghị xác định nhiệm vụ: “Chĩa mũi nhọn đấu tranh vào đế quốc Mỹ và hiếu chiến Pháp, dựa trên cơ sở những thắng lợi đã đạt được mà phấn đấu để thực hiện hoà bình ở Đông Dương, phá tan âm mưu của đế quốc Mỹ kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương củng cố hoà bình và thực hiện thống nhất, hoà bình độc lập và dân chủ trong toàn quốc" 5 . Trong cuộc đấu tranh này, chúng ta chủ trương đàm phán để lập lại hoà bình trên cơ sở địch phải thừa nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và lãnh thổ toàn vẹn của nước ta. Hội nghị cũng xác định rõ rằng, “muốn đàm phán có kết quả thì ta phải nhân nhượng, nhưng nhân nhượng có chừng mực, trong nguyên tắc, và đối phương cũng phải nhân nhượng với ta” 6 và nếu kẻ định nhất định phủ nhận những thắng lợi của chúng ta, muốn đòi những điều kiện vô lý, thì “một mặt ta giương cao ngọn cờ hoà bình, một mặt phải tiếp tục chiến tranh để đạt tới 3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 225. 4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Sđd, tr. 225. 5 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Sđd, tr. 225. 6 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Sđd, tr. 181. mục đích, quyết không từ một gian khổ, hy sinh nào để giành lấy thắng lợi cuối cùng” 7 . Như vậy, tinh thần cốt yếu của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 là khẳng định mục đích bất di bất dịch của chúng ta vẫn là hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, có nghĩa là nguyên tắc của chúng ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược thì linh hoạ, mềm dẻo, kiên trì phấn đấu cho mục tiêu bất biến độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Những nội dung của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 có ý nghĩa định hướng quan trọng đối với cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Tiếp nối Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, ngày 6-9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về Tình hình mới và nhiệm vụ công tác mới của miền Nam. Trên cơ sở tiếp tục phân tích tình hình, diễn biến của cách mạng Việt Nam, bổ sung và cụ thể hoá Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Bộ Chính trị khẳng định một lần nữa: “Nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta chưa phải đã hoàn thành, cuộc đấu tranh ái quốc không vì đình chiến mà kết thúc, cuộc đấu tranh đó còn đang tiếp tục, nhưng phương thức đấu tranh cần phải thay đổi. Chúng ta cần hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc trong hình thức đấu tranh mới” 8 . Nhất quán với tư tưởng của Hội nghị Trung ương 6, Hội nghị Bộ Chính trị (9-1954) xác định nhiệm vụ của cách mạng miền Nam: “Củng cố hoà bình, đòi tự do dân chủ và cải thiện dân sinh, tiến tới thực hiện thống nhất và hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc” 9 . Qua gần một năm đấu tranh, phong trào đấu tranh đòi hiệp thương tổng tuyển cử sau Hiệp định Giơnevơ đang lan rộng khắp toàn quốc. Ở miền Nam, cuộc vận động đó đã kết hợp đấu tranh kinh tế với đấu tranh chính trị, lợi dụng những hình thức hợp pháp và nửa hợp pháp. Tuy nhiên, để cuộc đấu tranh có chỗ dựa vững chắc không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài, khi mức độ ác liệt, khó khăn, trường kỳ của cuộc kháng chiến ngày càng tăng cao, cần phải củng cố, bồi dưỡng lực lượng một cách toàn diện. Trên tinh thần đó, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 (3-1955) và Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (8 -1955) khi xác 7 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Sđd, tr. 181 8 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Sđd, tr. 287. 9 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 15, Sđd, tr. 273-274. định cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam có tính chất cho hoà bình, thống nhất, độc lập dân chủ, đã chỉ rõ sự lâu dài, gian khổ của cuộc kháng chiến, đồng thời nhận định: Mỹ và tay sai đã hất cẳng Pháp ở miền Nam, công khai lập nhà nước riêng chống phá Hiệp định Giơnevơ, đàn áp phong trào cách mạng. Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, vì “muốn củng cố hoà bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc, chúng ta phải có lực lượng. Lực lượng của ta bao gồm toàn quốc, nhưng chủ yếu là ở miền Bắc. Muốn có lực lượng phải ra sức củng cố miền Bắc” 10 . Bên cạnh đó, Hội nghị Trung ương 7 và 8 cũng nhấn mạnh nhiệm vụ đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Có thể thấy rằng, từ rất sớm, Đảng đã nhận thức đầy đủ vai trò của miền Bắc, coi miền Bắc là chỗ đứng, là cơ sở, là nền, là gốc cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Vì thế, nếu không củng cố miền Bắc, chúng ta sẽ không có lực lượng để đấu tranh buộc đối phương phải tôn trọng những điều khoản của Hiệp định và cũng không có lực lượng để ủng hộ miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà. Củng cố miền Bắc tức là bồi dưỡng lực lượng cơ bản của chúng ta. Vấn đề củng cố miền Bắc trở thành một trọng những nhiệm vụ chiến lược trọng yếu. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng chỉ rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ đấu tranh ở miền Nam, cũng như mối quan hệ giữa nhiệm vụ củng cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam: “Để lợi cho việc tranh thủ rộng rãi trong toàn quốc đặng thực hiện thống nhất nước nhà, phải luôn luôn chiếu cố miền Nam. Củng cố miền Bắc và chiếu cố miền Nam không thể tách rời” 11 ; “cần khắc phục tư tưởng sai lầm cho rằng: Để chiếu cố miền Nam nên hạ thấp yêu cầu củng cố miền Bắc, hoặc chỉ biết củng cố miền Bắc mà không chú ý chiếu cố miền Nam” 12 . Giữa năm 1956, Mỹ - Diệm công khai từ chối hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Chúng triển khai thực hiện giai đoạn 2 “tố cộng, diệt cộng”, 10 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 35. 11 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Sđd, tr. 485. 12 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 16, Sđd, tr. 485. đánh phá có chiều sâu, hòng quét sạch cơ sở Đảng với những khẩu hiệu: “Tiêu diệt nội tuyến, diệt trừ nội tâm”, “đạp lên oán thù để thực thi dân chủ, nhân vị quốc gia”. Với sắc lệnh “đặt Đảng Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật” (5-1957), nhiều biện pháp quyết liệt được áp dụng: Tổ chức học tập “tố cộng” rộng rãi trong nhân dân, trong chính quyền; phân loại quần chúng để phát hiện cơ sở Đảng; tận dụng bọn đầu hàng, đầu thú, bọn gián điệp nằm vùng để chỉ điểm truy lùng cán bộ Chúng cưỡng bức nhân dân “tố giác tội ác của Cộng sản”, gây căm thù đối với Cộng sản, cô lập cán bộ, chia rẽ Đảng với quần chúng nhân dân… Ngoài ra, Mỹ - Diệm còn tập trung lực lượng mở nhiều đợt càn quét, khủng bố, tàn sát đẫm máu nhân dân. Nhiều chiến dịch dài ngày diễn ra trên diện rộng, có trọng điểm, nhất là các chiến khu cũ của ta như chiến dịch “Thoại Ngọc Hầu” (6-1956 đến 10-1956) ở 18 tỉnh miền Tây Nam Bộ, Chiến dịch “Trương Tấn Bửu” (7-1956 đến 12-1956) ở miền Đông Nam Bộ và giáp biên giới Campuchia. Ở vùng miền núi thuộc cực Nam Trung Bộ, chúng thi hành chính sách “lấy người dân tộc trị người dân tộc” với những trận càn quét kéo dài liên miên. Sự khủng bố điên cuồng của Mỹ - Diệm đã làm cho tình hình miền Nam luôn luôn căng thẳng, nhiều cơ sở đảng bị phá vỡ, hàng vạn quần chúng, đảng viên bị giết hại, bị bắt giam. Cách mạng miền Nam chịu tổn thất nặng nề. Tình hình trên cho thấy rằng, khả năng thực hiện điều khoản chính trị của Hiệp định Giơnevơ không còn tồn tại nữa. Nhân dân miền Nam không thể chỉ sử dụng đấu tranh chính trị trong khi Mỹ - Diệm đã dùng bạo lực phản cách mạng để đàn áp phong trào cách mạng. Nhân dân miền Nam phải vũ trang đứng lên chống lại kẻ thù. Trước tình hình đó, tháng 6 -1956, Bộ Chính trị ra Nghị quyết xác định tính chất và nhiệm vụ cách mạng miền Nam: “Tính chất cuộc vận động cách mạng của ta ở miền Nam là dân tộc và dân chủ. Nhiệm vụ cách mạng của ta ở miền Nam là phản đế và phản phong kiến” 13 . Nghị quyết cũng chỉ rõ rằng, tuy hình thức đấu tranh của chúng ta trong cả nước hiện nay là đấu tranh chính trị, 13 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 17, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 224. . ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC 1. Bối cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối Sau Chiến tranh thế giới thứ hai,. Xô, Trung Quốc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, gây ra không ít khó khăn cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta.

Ngày đăng: 04/11/2013, 10:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w